Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

NGHIÊN cứu KHỚP cắn ở TRẺ EM NGƯỜI THÁI 12 TUỔI tại TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ QUANG LƯỢNG

NGHIÊN CỨU KHỚP CẮN Ở TRẺ EM
NGƯỜI THÁI 12 TUỔI TẠI TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ QUANG LƯỢNG

NGHIÊN CỨU KHỚP CẮN Ở TRẺ EM
NGƯỜI THÁI 12 TUỔI TẠI TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: CK62.72.28.15

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trương Mạnh Dũng
2. PGS.TS. Vũ Mạnh Tuấn

HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng – PGS.TS. Vũ
Mạnh Tuấn - Hai người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới: TS. Hoàng Kim Loan và tập thể phòng
đào tạo, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh - chị - em - bạn đồng nghiệp
trong tập thể lớp chuyên khoa II Răng Hàm Mặt khóa 30 đã giúp đỡ tôi trong
suốt 2 năm học tập.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người
thân trong gia đình đã thông cảm, động viên tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Học viên

Vũ Quang Lượng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Vũ Quang Lượng, học viên lớp Bác sĩ chuyên khoa II khoá 30
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trương Mạnh Dũng – PGS.TS. Vũ Mạnh Tuấn
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Học viên

Vũ Quang Lượng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A

: Độ cắn chùm

B

: Độ cắn chìa


C*

: Khớp cắn hỗn hợp

C0

: Khớp cắn bình thường

CI

: Khớp cắn loại I

CII

: Khớp cắn loại II

CIII

: Khớp cắn loại III

CR

: Cung răng

D31

: Chiều dài phía trước cung răng

D61


: Chiều dài phía sau cung răng

HD

: Hàm dưới

HT

: Hàm trên

KC

: Khớp cắn

R33

: Chiều rộng phía trước cung răng

R66

: Chiều rộng phía sau cung răng

RHL

: Răng hàm lớn

RHN

: Răng hàm nhỏ


RHS

: Răng hàm sữa


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đặc điểm hình thái phát triển cung răng 3
1.2. Khái niệm về khớp cắn
9
1.2.1. Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới...........................9
1.2.2. Quan niệm khớp cắn bình thường của Andrew.............................10
1.2.3. Phân loại lệch lạc khớp cắn...........................................................12
1.3. Hình dạng và kích thước cung răng
14
1.3.1. Hình dạng cung răng.....................................................................14
1.3.2. Kích thước cung răng....................................................................15
1.4. Phân tích khoảng
18
1.5. Các phương pháp đo đạc và phân tích cung răng và khớp cắn
20

1.5.1. Đo trên mẫu hàm số hóa................................................................21
1.5.2. Đo bằng máy chụp cắt lớp điện toán.............................................22
1.5.3. Đo bằng thước trượt trên mẫu hàm thạch cao...............................23
1.6. Một số những nghiên cứu về đặc điểm đầu mặt và cung răng ở người Việt
Nam và trên thế giới24
1.6.1. Trên thế giới..................................................................................24
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................28
1.7. Đặc điểm dân số người Thái và sự phân bố dân cư tại Sơn La
29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............30
2.1. Đối tượng nghiên cứu
30


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30
2.2.1. Thời gian.......................................................................................30
2.2.2. Địa điểm........................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................31
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.............................................................31
2.3.3. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu.............................................32
2.4. Các bước nghiên cứu33
2.4.1. Lập danh sách trẻ em 12 tuổi.........................................................33
2.4.2. Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu................33
2.4.3. Các bước tiến hành lấy dấu, đổ mẫu.............................................34
2.4.4. Đo đạc và ghi nhận các chỉ số.......................................................35
2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 41
2.5.1. Biến số, chỉ số về thông tin chung của đối tượng.........................41
2.5.2. Các biến số cần xác định cho mục tiêu 1......................................41
2.5.3. Các biến số cần xác định cho mục tiêu 2......................................42

2.6. Xử lý số liệu 42
2.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số
43
2.7.1. Sai số.............................................................................................43
2.7.2. Biện pháp khống chế.....................................................................43
2.8. Đạo đức nghiên cứu 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................44
3.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu
44
3.2. Thực trạng khớp cắn ở trẻ em dân tộc Thái 12 tuổi tại tỉnh Sơn La năm
2016- 2017 44
3.2.1.Tỷ lệ các loại khớp cắn...................................................................44
3.2.2. Độ cắn chùm và độ cắn chìa..........................................................45
3.2.3. Khoảng chênh lệch........................................................................47
3.3. Một số kích thước cung răng hai hàm theo tình trạng lệch lạc khớp cắn
của đối tượng trên 49
3.3.1. Hình dạng cung răng.....................................................................49


3.3.2. Kích thước cung răng....................................................................52
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................56
4.1. Đặc điểm chung
56
4.1.1. Về đối tượng nghiên cứu...............................................................56
4.1.2. Về phương pháp đo.......................................................................56
4.2. Thực trạng khớp cắn ở trẻ em dân tộc Thái 12 tuổi tại tỉnh Sơn La năm
2016- 2017 57
4.2.1. Tỉ lệ các loại khớp cắn...................................................................57
4.2.2. Độ cắn chùm và độ cắn chìa..........................................................59
4.2.3. Khoảng chênh lệch........................................................................60

4.3. Một số kích thước cung răng hai hàm theo tình trạng lệch lạc khớp cắn
của đối tượng trên 61
4.3.1. Hình dạng cung răng.....................................................................61
4.3.2. Kích thước cung răng....................................................................65
KẾT LUẬN....................................................................................................72
KIẾN NGHỊ...................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 1.....................................................41
Bảng 2.2. Biến số, chỉ số cho mục tiêu 2.....................................................42
Bảng 3.1. Phân bố tình trạng khớp cắn giữa nam và nữ.........................44
Bảng 3.2. Độ cắn chùm ở các loại khớp cắn..............................................45
Bảng 3.3. Phân loại độ cắn chùm ở các loại khớp cắn ....................................45
Bảng 3.4. Độ cắn chìa ở các loại khớp cắn................................................46
Bảng 3.5. Phân loại độ cắn chìa ở các loại khớp cắn.....................................46
Bảng 3.6. Khoảng chênh lệch hàm trên ở các loại khớp cắn...................47
Bảng 3.7. Phân loại chênh lệch khoảng hàm trên ở các loại khớp cắn...47
Bảng 3.8. Khoảng chênh lệch hàm dưới ở các loại khớp cắn..................48
Bảng 3.9. Phân loại chênh lệch khoảng hàm dưới ở các loại khớp cắn. .48
Bảng 3.10. ...............................Tỷ lệ các dạng cung răng hàm trên theo giới
......................................................................................................49
Bảng 3.11. Tỷ lệ các dạng cung răng hàm dưới theo giới..........................50
Bảng 3.12. .....Khoảng chênh lệch hàm trên ở các loại cung răng hàm trên
......................................................................................................50
Bảng 3.13. ...Khoảng chênh lệch hàm dưới ở các loại cung răng hàm dưới
......................................................................................................51
Bảng 3.14. ........Tỷ lệ các dạng cung răng hàm trên theo các loại khớp cắn

......................................................................................................51
Bảng 3.15. Tỷ lệ các dạng cung răng hàm dưới theo các loại khớp cắn...........52
Bảng 3.16. ....................................Kích thước cung răng hàm trên theo giới
......................................................................................................52
Bảng 3.17. ....................................Kích thước cung răng hàm dưới theo giới
......................................................................................................53
Bảng 3.18. Kích thước cung răng hàm trên của các dạng cung răng hàm trên......53
Bảng 3.19. Kích thước cung răng hàm dưới của các dạng cung răng...........54
Bảng 3.20. ..............Kích thước cung răng hàm trên của các loại khớp cắn
......................................................................................................54
Bảng 3.21. .............Kích thước cung răng hàm dưới của các loại khớp cắn
......................................................................................................55


Bảng 4.1. So sánh kết quả hình dạng cung răng người trưởng thành của
một số tác giả trong nước...........................................................62
Bảng 4.2. So sánh kích thước cung răng hàm trên với các nghiên cứu. .66
Bảng 4.3. So sánh kích thước cung răng hàm dưới với các nghiên cứu. 66
Bảng 4.4. So sánh với kích thước cung răng trẻ Mỹ da đen 12 tuổi trong
nghiên cứu của Ross-Powell.......................................................67
Bảng 4.4. So sánh các kích thước cung răng lứa tuổi 12 với kích thước cung
răng lứa tuổi 15 và trưởng thành...................................................69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính

44


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các hình dạng cung răng hàm trên và hàm dưới

49

Biểu đồ 4.1. So sánh tỉ lệ hình dạng cung răng hàm trên với các tác giả
63
Biểu đồ 4.2. So sánh tỉ lệ hình dạng cung răng hàm dưới với các tác giả....64


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Đường cắn....................................................................................9

Hình 1.2.

Khớp cắn bình thường..............................................................12

Hình 1.3.

Sai khớp cắn loại I.....................................................................12

Hình 1.4.

Sai khớp cắn loại II...................................................................13

Hình 1.5.

Sai khớp cắn loại III .................................................................13


Hình 1.6.

Cách đo chu vi cung hàm bằng phương pháp chia đoạn ......20

Hình 1.7.

Mẫu hàm số hóa OrthoCAD....................................................22

Hình 1.8.

Tình hình phân bố dân cư tại tỉnh Sơn La..............................29

Hình 2.1.

Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc........................................32

Hình 2.2.

Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX.................................33

Hình 2.3.

Mẫu hàm tiêu chuẩn.................................................................34

Hình 2.4.

Thước OrthoForm ....................................................................35

Hình 2.5.


Xác định hình dáng cung răng.................................................36

Hình 2.6.

Đo độ cắn chìa ...........................................................................36

Hình 2.7.

Cách đo khoảng có....................................................................37

Hình 2.8.

Cách đo khoảngcần ..................................................................37

Hình 2.9.

............................................Đo chiều rộng phía trước cung răng
.....................................................................................................39

Hình 2.10. Đo chiều rộng phía sau cung răng...........................................39
Hình 2.11. Đo chiều dài phía trước cung răng..........................................39
Hình 2.12. Đo chiều dài phía sau cung răng.................................................40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khớp cắn là nền tảng và là xương sống của ngành Răng Hàm Mặt nói

chung và chuyên ngành chỉnh hình răng mặt nói riêng. Khái niệm khớp cắn
là khái niệm chung dùng để mô tả một vị trí hay một trạng thái tĩnh có tiếp
xúc răng giữa hai hàm, trong đó các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất,
hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao
nhất. Nó là kết quả của sự tiếp xúc giữa bề mặt nhai của các răng hàm trên
và hàm dưới [1].
Khớp cắn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của
con người, đây là một trong ba thành phần cấu tạo nên bộ máy nhai. Khớp cắn
là sự tiếp xúc của các răng ở cung răng hai hàm. Vì các răng tiếp xúc với nhau
trong các hoạt động chức năng nên cung răng đóng vai trò rất lớn trong hoạt
động của bộ máy nhai, bao gồm nhai, nói, nuốt... Vấn đề tiếp xúc giữa các
răng của hai cung hàm, hay nói khác đi là chức năng của cung hàm là chìa
khóa đảm bảo cho sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai [2]. Ngoài ra
cung răng còn góp phần tạo nên thẩm mỹ cho khuôn mặt của con người. Một
cung răng đẹp kết hợp hài hòa với các yếu tố phần mềm góp phần mang lại nụ
cười đẹp và tự tin cho con người. Chính bởi tầm quan trọng của nó mà đã có
rất nhiều các nghiên cứu về cung răng cũng như đặc điểm khớp cắn, sự chen
chúc răng hay tiêu chuẩn của một khớp căn lý tưởng là gì.
Từ năm 1920, Williams J.L. đã nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân
loại cung răng thành 3 loại hình dạng khác nhau bao gồm cung răng hình
vuông, cung răng ovan và cung răng thuôn dài [3]. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra
rằng tỷ lệ các loại cung răng ở nam và nữ có sự khác nhau. Ở mỗi chủng tộc,
dân tộc khác nhau cũng có sự khác nhau về tỷ lệ, đặc điểm của mỗi dạng cung
răng. Hàm răng con người trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau bao


2

gồm giai đoạn hàm răng sữa, giai đoạn hàm răng hỗn hợp và giai đoạn hàm
răng vĩnh viễn. Mỗi giai đoạn ứng với một lứa tuổi khác nhau và mang những

đặc thù về hình thái và kích thước. Lứa tuổi 12 là thời điểm bộ răng vĩnh viễn
vừa được hoàn thiện, cũng là thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì, là đỉnh tăng
trưởng trong sự phát triển của xương hàm. Do vậy lứa tuổi này có vai trò quan
trọng đặc biệt trong sự hình thành cung răng và bộ máy nhai. Đã có rất nhiều
các nghiên cứu ở lứa tuổi này trên thế giới để từ đó đưa ra được các chỉ số về
hình thái và kích thước cung răng [4],[5],[6]… Ở Việt Nam cũng đã có nhiều
tác giả làm về đề tài này, song nhìn chung đó là những nghiên cứu nhỏ lẻ, cỡ
mẫu chưa lớn, chưa thể mang tính khái quát đặc trưng cho người Việt Nam.
Chính vì thế việc có một bộ số liệu đầy đủ và chính xác, phù hợp với đặc
điểm của từng dân tộc là một yêu cầu bức thiết được đặt ra.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, dân số có 1.195.107
người với đa dạng các dân tộc (12 dân tộc) trong đó chủ yếu là dân tộc Thái
(53,2%). Người Thái tại đây có tiếng nói và chữ viết riêng với hơn 500 bản
chữ Thái cổ, những đồng điệu dân ca, trường ca…do vậy có thể nói dân tộc
Thái ở Sơn La mang đặc trưng của người Thái ở khắp cả nước.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, nhóm tiến hành nghiên cứu quy
mô lớn, nằm trong đề tài cấp nhà nước, để có thể đưa ra được một bộ số liệu
chính xác, hoàn thiện và mang tính đặc trưng cao cho người Việt Nam. Do đó
chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu khớp cắn ở trẻ em người Thái 12 tuổi
tại tỉnh Sơn La” nhằm hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng khớp cắn ở trẻ em dân tộc Thái 12 tuổi tại tỉnh Sơn
La năm 2016- 2017.
2. Xác định một số kích thước cung răng hai hàm theo tình trạng lệch
lạc khớp cắn của đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm hình thái phát triển cung răng
Những thay đổi theo tuổi của cung răng được nghiên cứu rộng rãi,
vìnhững hiểu biết về sự tăng trưởng của cung răng rõ ràng có vai trò quan
trọng trong lập kế hoạch điều trị chỉnh nha và tạo hình. Trong những nghiên
cứu đầu tiên các tác giả chủ yếu quan sát tương quan giữa các điểm mốc trên
miệng và đánh giá những thay đổi của vị trí của các điểm mốc đó [5]. Tiếp
theo, cung răng được đo đạc và đánh giá những thay đổi trên mẫu hàm thông
qua qui trình lấy dấu, đổ mẫu. Theo dõi những thay đổi về chiều dài, chiều
rộng và chu vi cung răng giúp đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển của
cung răng trong quá trình phát triển của hệ thống sọ - mặt - răng.
Từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành, bộ răng người trải qua bốn giai
đoạn hình thành, phát triển và biến đổi như sau [5]:
- Giai đoạn 1, giai đoạn thành lập bộ răng sữa: Từ khi sinh ra cho đến
khi mọc đầy đủ các răng sữa, thường diễn ra từ lúc sinh đến 2,5 tuổi.
- Giai đoạn 2, giai đoạn cung răng sữa ổn định: Từ khi mọc đầy đủ hàm
răng sữa đến khi mọc RHL vĩnh viễn thứ nhất, thường từ 2,5 tuổi đến 6 tuổi.
- Giai đoạn 3, giai đoạn bộ răng hỗn hợp: từ khi mọc RHL vĩnh viễn
thứ nhất đến khi thay chiếc răng sữa cuối cùng, thường từ 6 tuổi đến 12 tuổi.
Giai đoạn này có thể chia ra chia ra làm hai giai đoạn: 6-10 tuổi là giai
đoạn hàm răng hỗn hợp sớm; 10-12 tuổi là giai đoạn hàm răng hỗn hợp muộn
dựa theo sự mọc của nhóm răng cửa và nhóm răng sau. Trong giai đoạn này,
một yếu tố rất đáng được lưu tâm là tổng kích thước theo chiều gần xa của các
răng nanh sữa, RHS thứ nhất, RHS thứ hai lớn hơn tổng kích thước gần xa


4

của răng nanh vĩnh viễn, RHN thứ nhất, thứ hai khoảng 1,7 mm ở HD, 0,9
mm ở HT mỗi bên. Khoảng chênh lệch này được Nance H.N. gọi là khoảng
“leeway” [7],[8]. Khi răng sữa phía sau được thay thế bởi các răng nanh và

RHN, khoảng leeway được khép lại. Sự khép lại của khoảng leeway phụ
thuộc vào khớp cắn RHL thứ nhất và thứ tự mọc răng HT và HD. Thay đổi
thứ tự mọc răng bình thường có thể làm cản trở các răng mọc đúng vị trí.
- Giai đoạn 4, giai đoạn bộ răng vĩnh viễn: từ khi mọc răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ hai và sau đó, thường diễn ra sau 12 tuổi.
Năm 1929, Lewis S.J và Lehman A. [5] đã nghiên cứu về những thay
đổi tăng trưởng của răng và cung răng, và những thay đổi khớp cắn ở bộ răng
sữa sang răng hỗn hợp với mẫu gồm 170 trẻ từ 1,5 đến 9,5 tuổi. Ngoài những
phát hiện về khớp cắn, Lewis quan tâm đến sự thay đổi kích thước, chiều
rộng cung răng (vùng răng nanh và vùng răng hàm sữa 1 (RHS1) và răng
hàm sữa 2 (RHS2).
Kết quả nghiên cứu được trình bày với số trung bình, độ lệch chuẩn và
số đối tượng chung cho nam và nữ từ 2,5 đến 8 tuổi. Tác giả kết luận khớp
cắn chịu ảnh hưởng của những thay đổi do tăng trưởng, cung răng sữa rộng ra
để phù hợp với kích thước lớn hơn của các răng cửa vĩnh viễn.
Sillman J.H. (1938) [6] thực hiện nghiên cứu dọc về sự thay đổi kích
thước cung răng từ lúc mới sinh đến 25 tuổi trên 113 trẻ em sinh ở bệnh viện
Bellevue tại NewYork, 750 mẫu thạch cao được sử dụng cho nghiên cứu này.
Đến năm 1964 ông công bố kết quả và nhận xét:
- Về chiều rộng cung răng hàm trên và dưới vùng răng nanh tăng nhanh
lúc mới sinh đến 2 tuổi, khoảng 5 mm/năm ở hàm trên và 3,5 mm/năm ở hàm
dưới, tiếp tục tăng đến 13 tuổi ở hàm trên, 12 tuổi ở hàm dưới. Sau đó không
có sự tăng trưởng đáng kể từ 16 tuổi đến 25 tuổi.
- Chiều rộng vùng răng hàm lớn thứ nhất có sự giảm kích thước cả hai


5

hàm từ 16 tuổi, nhưng đặc biệt chiều rộng và chiều dài toàn bộ chỉ gia tăng
và ổn định mà không giảm là do sự phát triển sau sinh xảy ra ở phía sau của

cung hàm.
- Về chiều dài của cung răng như sau: Chiều dài cung răng hàm trên và
dưới vùng răng nanh có sự gia tăng nhanh từ khi mới sinh đến 2 tuổi khoảng
2mm mỗi năm. Từ 3 tới 6 tuổi thay đổi ít. Tới 9 tuổi sự thay đổi không có ý
nghĩa. Hàm trên ổn định vào khoảng 9 tuổi, hàm dưới ổn định sau 10 tuổi.
Sau tuổi dậy thì, kích thước này tăng khoảng 0,4 mm/năm ở hàm trên và 0,3
mm/ năm ở hàm dưới và đến tuổi 20-22 thì không tăng.
BarrowG.V. và White J.D. (1952) [9] với mẫu nghiên cứu gồm 528 bộ
mẫu hàm của 51 trẻ em trường tiểu học Michigan và trường trung học Ann
Ambor.Đối tượng nghiên cứu được khám và lấy dấu mỗi năm một lần. Mục
tiêu của nghiên cứu này ngoài việc nghiên cứu khớp cắn, kẽ hở giữa các răng
của bộ răng sữa và bộ răng hỗn hợp còn đánh giá về sự thay đổi kích thước
cung răng theo chiều rộng và chiều dài của bộ răng vĩnh viễn.
* Về chiều rộng cung răng ông đưa ra kết luận:
- Chiều rộng cung răng ở vị trí đỉnh múi giữa hai răng nanh trên cung
hàm ít thay đổi từ 3 tới 5 tuổi, tăng nhanh từ 5 tới 8 tuổi và giảm dần từ 0,5
tới 1,5mm sau 14 tuổi.
- Chiều rộng cung răng ở vị trí đỉnh múi ngoài gần giữa hai răng hàm lớn
thứ nhất có mức độ tăng nhanh từ 7 đến 11 tuổi (tăng 1,8 mm ở hàm trên; 1,2
mm ở hàm dưới). Từ 11 đến 15 tuổi có sự giảm chiều rộng cung răng (0,4 mm
ở hàm trên; 0,9 mm ở hàm dưới).
Theo ông, sở dĩ có sự giảm chiều rộng cung răng vùng răng hàm lớn thứ
nhất sau 11 tuổi là do sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất và hướng hội tụ của
hàm dưới nhiều hơn. Chiều rộng cung răng hàm dưới giảm nhiều hơn hàm
trên có thể do sự di gần răng 6 và hướng hội tụ của hàm dưới nhiều hơn. Từ
15 tới 17 tuổi còn khoảng 50% trường hợp có sự giảm tiếp tục chiều rộng
cung răng vùng răng cối.


6


* Về chiều dài cung răng là khoảng cách từ điểm giữa của hai răng cửa
giữa vuông góc với đường nối đỉnh múi ngoài gần răng 6. Ông đưa ra một số
kết luận:
- Từ 6 tới 12 tuổi: Chiều dài cung răng hàm trên tăng 1 mm. Nhưng
chiều dài cung răng dưới giảm 1,12 mm.
- Từ 12 đến 13,5 tuổi: Chiều dài cung răng trên tăng nhẹ khoảng 0,2mm
sau đó chiều dài giảm đến 17-18 tuổi.
Ông cho rằng có 3 nguyên nhân chính làm giảm chiều dài cung răng:
Việc đóng kín các khe hở tiếp cận của các răng sau, khuynh hướng nghiêng
sau của các răng, đặc biệt ở hàm trên; và sự mòn sinh lý theo tuổi ở mặt nhai
của tất cả các răng.
Từ năm 1959, Morrees C.F.A. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dọc
trên trẻ em từ 3 đến 18 tuổi ở Mỹ [10]; đây là một công trình nghiên cứu có
qui mô lớn. Từ nghiên cứu này, tác giả đã cho ra đời một cuốn sách dày 245
trang gồm các phần chính sau đây: Kích thước chiều rộng, chiều dài của cung
răng, đánh giá mức thay đổi tăng trưởng của cung răng và nêu lên một số ứng
dụng lâm sàng, tiên lượng và lập kế hoạch điều trị.
- Về chiều rộng cung răng (mốc đo nằm trên đỉnh răng nanh, đỉnh núm
gần ngoài răng cối lớn thứ nhất): Các kích thước này gia tăng từ 3 đến 18
tuổi, đỉnh cao tăng trưởng vào giai đoạn đầu dậy thì, đến 17-18 tuổi có sự
giảm nhẹ rồi đi đến ổn định ở người trưởng thành. Ở hàm trên, chiều rộng
vùng răng nanh của nam lúc 3 tuổi là 28,6 mm, đến 18 tuổi là 33,7 mm; của
nữ lúc 3 tuổi là 27,7mm, lúc 18 tuổi là 32,0 mm. Chiều rộng vùng răng hàm
lớn I của nam lúc 6 tuổi là 36,7 mm, lúc 18 tuổi là 41,7mm. Ở hàm dưới của
nam, chiều rộng vùng răng nanh lúc 3 tuổi là 22,2 mm, lúc 18 tuổi là 25,6
mm; vùng răng hàm lớn I lúc 6 tuổi là 33,06 mm, lúc 18 tuổi là 35,4 mm. Như
vậy có sự gia tăng kích thước chiều rộng cung răng cho đến 17-18 tuổi.
Hàm trên của nữ cũng có sự gia tăng về kích thước tương tự như trên.



7

Đặc biệt có sự liên quan giữa gia tăng về kích thước với sự mọc răng vĩnh
viễn ở lứa tuổi trước và trong giai đoạn đầu dậy thì.
- Về chiều dài (chiều trước sau) cung răng (mốc đo từ điểm giữa hai răng
cửa giữa đến đường nối các mốc đo ở răng nanh, răng hàm lớn I): Chiều dài
cung răng hàm trên và hàm dưới chủ yếu giảm vào hai đợt, đợt 1 từ 4 đến 6
tuổi, đợt 2 từ 10 đến 14 tuổi.
Năm 1996, Bishara [4] thực hiện nghiên cứu trên nhóm đối tượng thuộc
đại học Iowa để đánh giá những thay đổi của chiều dài cung răng từ tuần 6
đến 45 tuổi. một nghiên cứu gồm 2 nhóm, nhóm thứ nhất gồm 15 nữ và 15
nam đã được lấy dấu vào lúc 3 tuổi, 8 tuổi, 13 tuổi, 25 tuổi, 45 tuổi; nhóm thứ
2 gồm 33 nam và 28 nữ sơ sinh được lấy dấu lúc 6 tuần tuổi, 1 tuổi và 2 tuổi.
Tác giả kết luận mức độ tăng chiều dài cung hàm trên và dưới mạnh nhất vào
hai năm đầu tiên, chiều dài cung răng tiếp tục tăng cho đến khoảng 8 đến 13
tuổi, sau đó giảm dần và tương đối ổn định sau tuổi dậy thì.
Carter G.A. và Mc Namara J.A. (1997) [11] nghiên cứu dọc về sự thay
đổi chiều dài và chiều rộng cung răng ở người trưởng thành. Trong nhóm
chuẩn (không điều trị chỉnh hình) gồm 27 nam và 26 nữ lứa tuổi 14, 16 và 47
ở Michigan. Nhóm 14 tuổi gồm có 22 nữ, 24 nam; Nhóm 16 tuổi và nhóm 47
tuổi có cùng số đối tượng, gồm có 26 nữ, 27 nam cho mỗi nhóm. Những đối
tượng này đều chưa được can thiệp về điều trị chỉnh hình. Mục tiêu của
nghiên cứu là xác định tính ổn định của kích thước cung răng ở bệnh nhân có
điều trị chỉnh hình, ông đã kết luận việc chỉnh nha phải được điều trị duy trì
sau tuổi thanh niên (18 tuổi) vì sau thời gian này kích thước cung răng ổn
định trong suốt thời gian trưởng thành (kết luận này rút ra từ so sánh kết quả
với nghiên cứu trên mẫu không chỉnh hình). Sự bất thường của răng và cung
răng xảy ra ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên, có sự thay đổi kích thước sau
tuổi trưởng thành của hàm dưới nhiều hơn hàm trên, khác nhau giữa nam và



8

nữ. Ông đã thống kê những nhận xét của các bác sỹ chỉnh hình răng mặt: Đa
số bệnh nhân than phiền các răng không đều ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên,
nhưng tác giả không nêu nguyên nhân gây ra tình trạng đó mà chỉ giải thích là
bất kỳ sự giảm kích thước nào của hàm cũng nhỏ hơn 3 mm, và đó là một
trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng không đều của cung răng.
Qua phân tích so sánh bằng t-test và Anova, ông đã kết luận kích thước chiều
rộng, chiều dài và chu vi cung răng đều giảm ít hơn 3 mm từ 14 đến 47 tuổi.
Giai đoạn từ 18 đến 50 tuổi các kích thước cung răng giảm nhiều hơn và giảm
có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn từ 14 đến 18 tuổi. Tác giả đưa ra lý do
giảm kích thước cung răng là do răng xoay, răng di gần và mòn răng.
Như vậy, nhiều nghiên cứu dọc và cắt ngang của các tác giả Carter,
Sillman, Moorrees, Barrow, Bishara… đều có nhận xét:
- Kích thước chiều rộng cung răng đo trên mốc răng nanh, răng hàm nhỏ
thứ hai, răng hàm lớn thứ nhất có sự tăng trưởng nhiều trước tuổi dậy thì; tăng
trưởng chậm ở tuổi dậy thì và ổn định ở 16 - 18 tuổi đối với nữ, 18 - 20 tuổi
đối với nam.
Kích thước chiều dài cung răng theo chiều trước sau được đo theo mốc
các răng trên cho thấy có sự giảm dần từ khi xuất hiện răng vĩnh viễn trên
cung hàm và ổn định ở tuổi 17 đến 18 đối với nữ và 19 đến 20 đối với nam.
Giảm chiều dài cung răng chủ yếu là do răng có xu hướng di gần, xoay răng,
răng bị mòn… Hàm trên giảm khoảng 1,3 mm và hàm dưới khoảng 1,6 mm.
1.2. Khái niệm về khớp cắn
1.2.1. Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới
1.2.1.1. Đường cắn



9

Hàm trên

Hàm dưới

Hình 1.1. Đường cắn [12]
Hàm trên: Đường cắn là một đường cong liên tục đi qua hố trung tâm
của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
Hàm dưới: Đường cắn là một đường cong liên tục qua núm ngoài và rìa
cắn của răng cửa hàm dưới.
Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục và đều đặn. Khi
hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng hàm lớn
thứ ba hàm trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.


10

1.2.1.2. Độ cắn chìa
Độ cắn chìa là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và răng cửa dưới
theo chiều trước sau khi hai hàm cắn khớp. Bình thường độ cắn chìa có giới
hạn trong khoảng 2-4 mm.
1.2.1.3. Độ cắn chùm
Độ cắn chùm là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Bình thường độ cắn chùm có giới hạn trong

khoảng 2-4 mm.
1.2.2. Quan niệm khớp cắn bình thường của Andrew
Nghiên cứu của Andrews L. [13] từ 1960-1964 dựa trên việc quan sát
120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được lựa chọntheo
tiêu chuẩn:
- Chưa qua điều trị chỉnh nha.
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
- Khớp cắn có vẻ đúng.
- Có thể không cần đến điều trị chỉnh nha sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn
* Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng hàm
- Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
- Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
trũng giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.


11

* Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
- Độ nghiêng gần xa của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông
góc với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần nướu của trục
răng ở về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai, ngược lại là góc độ (-).
- Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thay đổi theo từng răng.
* Đặc tính III: Độ nghiêng trong ngoài của thân răng
- Độ nghiêng trong ngoài của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông

góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài thân
răng. Góc độ (+) khi phần phía nướu của đường tiếp tuyến (hay của thân răng)
ở về phía trong so với phần bờ cắn hay mặt nhai, ngược lại là góc độ (-).
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan nhau
và ảnhhưởngđángkể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau. Các răng
sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần bờ cắn hay mặt
nhai ở về phía trong so với phần nướu của thân răng. Ở hàm trên, góc độ (-)
không thay đổi từ răng nanh đến răng cốinhỏ thứ hai và tăngnhẹ ở răng hàm
lớn thứ nhất và thứ hai. Đối với răng hàm dưới, góc độ (-) tăng dần từ răng
nanh đến răng hàm lớn thứ hai.
* Đặc tính IV: Không có răng xoay
Không có răng xoay hiện diện trên cung răng. Nếu có, răng xoay sẽ
chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.
* Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với nhau ở phìa gần và xa ở mỗi răng,
trừ các răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần.
Khe hở trên cung răng thường do bất hài hòa kích thước răng-hàm.
* Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
- Khớp cắn bình thường có đường cong Spee không sâu quá 1,5mm.
Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ cho răng hàm trên.


12

1.2.3. Phân loại lệch lạc khớp cắn
Vào thậpniên 1900, Angle E.H. (1855-1930) đã đưa ra phân loại khớp cắn
[14]. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất hữu dụng quan trọng cho đến
ngày nay. Ông dựa vào răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) và sự sắp
xếp của các răng theo đường cắn để phân loại khớp cắn thành 4 loại.
+ Phân loại theo Angle: Có 4 nhóm

- Khớp cắn bình thường

Hình 1.2. Khớp cắn bình thường [12]
Quan hệ trung tính giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên:
Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất trên khớp với rãnh giữa ngoài của
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp theo đường cắn.
- Sai khớp cắn loại I

Hình 1.3. Sai khớp cắn loại I [12]
Núm ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh
ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn khớp
không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do những nguyên
nhân khác.
- Sai khớp cắn loại II


13

Hình 1.4. Sai khớp cắn loại II [12]
Múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiến về phía gần
so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới (một bên
hoặc 2 bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Loại này có 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng
cửa trên nghiêng về phía môi (hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
- Sai khớp cắn loại III


Hình 1.5. Sai khớp cắn loại III [12]
Múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với
rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, cắn ngược vùng răng cửa
(một bên hoặc hai bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Ưu nhược điểm của cách phân loại này:
Ưu điểm:


×