Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP sông đà thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.13 KB, 9 trang )

Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Sông Đà
Thăng Long

I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long (SĐTL)
1. Tổng quan về Công ty CP Sông Đà Thăng Long (SĐTL)
- Tên tiếng Việt: Công ty CP Sông Đà – Thăng Long
- Tên giao dịch quốc tế: Song Da – Thang Long JSC
- Địa chỉ: Khu đô thị mới Văn Khê - Phường La Khê - Hà Đông - Hà
Nội
Kể từ thời điểm thành lập tháng 12/2006, Công ty CP Sông Đà Thăng
Long (SĐTL) đã nhanh chóng ghi dấu trên thị trường bất động sản và thi
công, xây lắp tại Việt Nam với Dự án KĐT Văn Khê, đặc biệt là tổ hợp
chung cư đẳng cấp Usilk City.
Đến nay, các dự án bất động sản của SĐTL đã rất đa dạng, bao gồm
các khu đô thị, khu nhà ở; khách sạn; khu thương mại văn phòng và khu
công nghiệp tại hầu khắp các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Hòa
Bình, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh…
Công ty đã được lựa chọn là nhà thầu thi công nhiều công trình dân
dụng, công nghiệp và giao thông quan trọng như: Trụ sở mới bộ ngoại giao,
Tòa nhà Phong Phú Plaza-Huế, Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Cầu
Trần Thị Lý - Nguyễn Văn Trỗi - Đà Nẵng; Nhà máy Xi măng tại Tỉnh Thừa
Thiên Huế….
Cùng với các công trình xây dựng, nhà máy thép, nhà máy sản xuất
cửa nhựa, nhà máy sản xuất đồ nội thất…hay các công ty quản lý dịch vụ
mang thương hiệu của Sông Đà Thăng Long cũng đã xuất hiện như một
minh chứng cho sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của SĐTL, dần


khẳng định vị thế vững mạnh của Công ty tại Việt Nam và vươn tới tầm khu
vực
Các lĩnh vực hoạt động chính:


- Đầu tư kinh doanh bất động sản
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp
- Dịch vụ quản lý
- Thi công, xây lắp, tư vấn giám sát
2. Sơ đồ tổ chức

II. Quy trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại SĐTL


SĐTL là một doanh nghiệp với nghành nghề kinh doanh chính là Bất
động sản vì vậy việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực là một vấn đề được
coi trọng của Công ty.
1. Mô tả quy trình này theo các bước công việc đang được thực hiện hiện nay.

Bước 1

Lập kế hoạch báo cáo

Bước 2

Triển khai kế hoạch đào tạo.

Bước 3

Tổng kết, thanh quyết toán kinh phí đào tạo

1.1. Bước 1: Lập kế hoạch báo cáo.
Các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại SĐTL được Công ty hỗ
trợ đến 50% kinh phí đào tạo khi có nhu cầu học tập nâng cao trình độ
chuyên môn

Hàng năm, vào cuối năm trước, các đơn vị cấp dưới gửi đăng ký nhu
cầu đào tạo cho Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty rà soát, bổ sung và tổng hợp
thành kế hoạch đào tạo của Công ty.
Kế hoạch đào tạo của toàn Công ty được lập theo năm, có chia ra từng
quý, tháng, bao gồm 3 loại hình đào tạo chính: đào tạo bổ sung, đào tạo nâng
cao và đào tạo lại.
Trong kế hoạch đào tạo có đề cập đến nội dung: đào tạo ai? (đào tạo
đối tượng nào?), đào tạo cái gì? (nội dung cơ bản của khoá đào tạo?), dự trù
tổng quát kinh phí đào tạo, liên kết với đối tác nào để thực hiện chương trình
đào tạo.
1.2. Bước 2: Triển khai kế hoạch đào tạo.
Theo kế hoạch đã được lập, hàng quý, Công ty triển khai các khoá đào
tạo: Quản lý dự án, giám đốc dự án, tư vấn giám sát,….


Tại thời điểm này, sẽ tổng hợp, rà soát, phê duyệt một cách cụ thể, chi
tiết các vấn đề đã đề cập tổng quát tại kế hoạch đào tạo, như: danh sách học
viên, nội dung chi tiết của khoá đào tạo được phân bổ theo thời khoá biểu cụ
thể, làm việc với đối tác cụ thể về giảng viên và kinh phí đào tạo.
Sau khi thống nhất với các đối tác đào tạo, sẽ ký hợp đồng đào tạo và
thông báo đến các đơn vị cấp dưới để bố trí cử học viên đi học.
1.3. Bước 3: Tổng kết, thanh quyết toán kinh phí đào tạo.
Sau khi mỗi khoá đào tạo kết thúc, Công ty tổ chức tổng kết khoá đào
tạo. Tuỳ từng tính chất của khoá học, có thể cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng
nhận của khoá đào tạo.
Sau đó tổ chức thanh quyết toán kinh phí đào tạo của khoá học.

2. Quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho công tác quản
lý. Vì sao?
2.1. Kế hoạch đào tạo

Là cơ quan quản lý cấp trên, quyết định các nội dung cần phải đào tạo
và là đơn vị đứng ra tổ chức các khoá đào tạo nhưng Công ty vẫn thụ động
trong các khoá đào tạo, công tác đào tạo chưa theo kịp và chưa đáp ứng
được yêu cầu của công tác SXKD. Cụ thể, không biết hiện nay các đơn vị
cấp dưới đang bị “yếu” về lĩnh vực gì để phải đào tạo vì mục đích phục vụ
ngay cho SXKD, phải “trông chờ” vào cấp dưới đề nghị, mà việc cấp dưới
đề nghị thường là không chính xác, bởi lẽ, bản tính của con người thường là
“hay dấu dốt”. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của cấp trên chưa
có được “tầm nhìn” dài hạn, mà thường bị các vấn đề ngắn hạn chi phối.
2.2. Đối tượng đào tạo


Có thể nói, vì chưa có tầm nhìn dài hạn nên dẫn đến chưa chính xác
trong việc lựa chọn đối tượng đối tượng đào tạo. Thay vì, đào tạo những đối
tượng trẻ có trình độ, có năng lực để tiếp thu những kiến thức mới thì ngược
lại thường tập trung vào những đối tượng là cán bộ quản lý (những người vì
rất nhiều lý do lịch sử để lại) không đủ trình độ để tiếp thu những kiến thức
mới, tri thức mới. Hơn nữa, những đối tượng này, do vị trí quản lý, rất bận
rộn với công việc nên thời gian tham gia khoá học thường không đều, dẫn
đến kiến thức thu được không đầy đủ, không có hệ thống.
2.3. Kỷ luật trong khoá đào tạo
Vì lý do, đối tượng tham gia khoá đào tạo đa phần là cán bộ quản lý
nên rất khó trong việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật khoá học.
2.4. Đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo
Chưa thiết lập được một quy trình kèm theo các chỉ tiêu được định
lượng để đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo.
Chính vì vậy, kết quả trong quá trình đạo tạo thường không chính xác và
hiệu quả sau đào tạo thường không có, dẫn đến việc lãng phí thời gian và tài
chính cho khoá đào tạo.


3. Quy trình này cần cải thiện như thế nào để việc thực hiện trở nên tốt
hơn.
3.1. Kế hoạch đào tạo
Kế hoạch đào tạo không nên được lập cho toàn Công ty; Nên phân
quyền và cung cấp nguồn tài chính cho các đơn vị cấp dưới để các đơn vị


cấp dưới chủ động lập kế hoạch đào tạo của đơn vị mình cho phù hợp với
đặc thù của đơn vị. Cấp trên phải có tầm nhìn dài hạn và chỉ tổ chức một số
khoá đào tạo vì lợi ích lâu dài, vì lợi ích tương lai của tổ chức.
3.2. Đối tượng đào tạo
Do để cấp dưới chủ động trong vấn đề đào tạo; vì vậy, họ sẽ có quyết
định chính xác về lựa chọn đối tượng đào tạo vì lợi ích cụ thể của đơn vị họ.
3.3. Kỷ luật trong khoá đào tạo
Nên thiết lập quy trình để kiểm soát việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật
khoá học.
3.4. Đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo
Phải xây dựng một quy trình kèm theo các chỉ tiêu được định lượng để
đánh giá kết quả trong quá trình đào tạo và hiệu quả sau đào tạo. Đặc biệt là
quy trình đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

III. Những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác nghiệp này là có
thể áp dụng hiện nay? Dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào
những hoạt động gì và sẽ áp dụng như thế nào?
Quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt
động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị
khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu
quản trị kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
1. Những nội dung nào trong môn học Quản trị Tác nghiệp này là có thể
áp dụng hiện nay.



Vấn đề loại bỏ 7 loại lãng phí theo quan điểm Ohno (sản xuất thừa,
đợi chờ, vận chuyển, lưu kho, thao tác, gia công thừa và sản phẩm hỏng)
Sản xuất Lean, hướng đến khách hàng (bắt đầu với việc hiểu khách
hàng muốn gì và tối ưu hoá quá trình sản xuất để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng).

2. Dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào những hoạt động gì và sẽ
áp dụng như thế nào?
Đề xuất với cấp trên cho xây dựng và triển khai Đề án trong việc loại
bỏ các lãng phí trong quá trình SXKD mà theo đang xảy ra.
Vì SĐTL là doanh nghiệp đầu tư bất động sản, đối tượng khách hàng
là trung và cao cấp. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các tập đoàn và các
Tổng công ty khác kinh doanh bất động sản có tiềm lực rất lớn: Hud,
Vinaconex, …Vì vậy, nếu ngay từ bây giờ, không có chiến lược khách hàng
hợp lý, không chú ý đến khách hàng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì
chắc chắn trong tương lai, khi thị trường cạnh tranh, SĐTL sẽ mất nhiều
khách hàng vào các doanh nghiệp khác. Áp dụng phương pháp sản xuất
Lean trong việc tìm hiểu và thoả mãn nhua cầu của khách hàng để có dược
mọt sự phát triển bền vững cho SĐTL
Với đặc thù ngành xây dựng, sản phẩm thường là đầu tư dự án, thời
gian thi công công trình dài, giá trị công trình lớn. Mục tiêu đặt ra đối với
SĐTL đó là tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý
sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên, việc vận dụng
các mô hình quản lý khác nhau để đạt được các mục tiêu này thường chưa


cho kết quả như mong đợi. Trong nhiều trường hợp, tiết kiệm chi phí và sử
dụng nguồn lực hiệu quả có thể đạt được, nhưng chất lượng công trình lại

chưa đáp ứng được mong đợi từ khách hàng. Nếu SĐTL áp dụng mô hình
Lean sẽ đáp ứng được cùng lúc các mục tiêu như vậy sẽ giúp doanh nghiệp
vừa giảm chi phí sản xuất, vừa làm hài lòng khách hàng.
Chi phí và chất lượng công trình là các vấn đề sống còn đối với doanh
nghiệp. Làm sao cùng đáp ứng được cả hai yêu cầu này đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả theo đặc thù, hiện trạng và
năng lực của chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cắt
giảm chi phí và đảm bảo chất lượng cũng chính là nền tảng để phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Nếu nhà sản xuất muốn đạt được lợi nhuận cao
nhất, chỉ còn cách giảm được càng nhiều chi phí càng tốt. Chính vì thế, các
mô hình quản lý sản xuất hướng tới việc giảm tối đa chi phí trong sản xuất.
Mô hình sản xuất tinh gọn (LEAN) ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu này.
Tiết kiệm chi phí có hiệu quả mang tính cách mạng đối với ngành xây
dựng, các phương pháp tiết kiệm chi phí trong xây dựng phải kể đến như:
- Cải tiến chất lượng và giảm phế thải mọi nơi. Thay vì tăng chi phí,
các công trình cố gắng giảm các sai sót và phế thải để cải thiện chất lượng và
giảm chi phí.
- Giao cho cán bộ kỹ thuật và người công nhân trách nhiệm làm thỏa
mãn nhu cầu của Chủ đầu tư, ví dụ như người thợ phải chắc chắn rằng công
việc của anh ta đáp ứng đúng ý đồ thiết kế.
- Không ngừng cải tiến các quá trình tham gia vào toàn bộ nguồn nhân
lực.


- Giao vật tư đúng thời gian là cách thông thường để tránh lãng phí
tồn kho quá nhiều.




×