Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quy trình mua sắm tài sản tại công ty cổ phần sông đà 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 5 trang )

Quy trình mua sắm tài sản tại công ty cổ phần Sông Đà 25
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, khi quá trình toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ trên khắp các lĩnh vực kinh tế đã buộc các doanh
nghiệp phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện môi trường
kinh doanh khó khăn như vậy, doanh nghiệp một mặt vừa phải đối mặt với
những thách thức bên ngoài, một mặt vừa phải quản trị tốt các yếu tố nội bộ của
doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong việc quản
trị các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố như quản lý
nhân sự, quản trị vốn,... Trong đó quản lý tài sản doanh nghiệp đóng một vai trò
mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong giới hạn của bài viết kết thúc môn học quản trị hoạt động
này, tôi xin trình bày về qui trình quản lý tài sản, cụ thể là qui trình mua sắm và
thanh lý tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà 25 nơi mà tôi đang công tác. Bản
thân tôi cũng đang tham gia vào quá trình mua sắm tài sản này tại Công ty cổ
phần Sông Đà 25.
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Sông Đà 25
Giới thiệu chung
Tên Công ty

: Công ty cổ phần Sông Đà 25

Tên giao dịch : Sông Đà Joint Stock Company
Tên viết tắt tếng Anh: Song Đa 25 JSC
Trụ sở chính Công ty: Số 100 Đường Trường Thi - phường Trường Thi - TP.
Thanh Hoá
Vốn điều lệ: 18.384.000.000 đồng (Mười tám tỷ ba trăm tám tư triệu đồng chẵn)
Công ty có một Công ty con tại nước Cộng Hà Dân chủ nhân dân Lào,
Chi nhánh tại Hà Nội, 9 xí nghiệp, 2 nhà máy, 1 trung tâm tư vấn thiết kế
Công ty có lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình năng lực và kinh nghiệm
trong quản lý, điều hành dự án, thi công xây lắp, tư vấn xây dựng các công
trình. Đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của công ty được đào tạo chính quy,




thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua
các chương trình đào tạo và quan hệ hợp tác của Công ty.
Lĩnh vực kinh doanh :
-

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; Hạ

tầng kỹ thuật, đường dây tải điện và trạm biến thế;
-

Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng;

-

Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành khai thác kinh doanh điện của các nhà

máy thuỷ điện;
-

Đầu tư kinh doanh phát triển nhà;

-

Khai thác đất, đá, cát, sỏi; Sản xuất vật liệu xây dựng từ đá; Khoan phá

nổ mìn công nghiệp;
-


Lập dự án và quản lý dự án các công trình xây dựng;

-

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu xây dựng.

2. Mô tả quy trình mua sắm và thanh lý tài sản tại Công ty cổ phần Sông
Đà 25:


Lập kế hoạch mua sắm tài sản

Phê duyệt mua sắm tài sản

Thực hiện mua sắm và lập hợp đồng
giao nhận
Thanh quyết toán mua sắm

Sử dụng và quản lý tài sản

Sửa chữa, nhượng bán và thanh lý tài
sản
Các bước cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch mua sắm: Cuối mỗi năm, căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài
sản các đơn vị trực thuộc công ty lập danh sách các tài sản có nhu cầu mua sắm
cho năm tài chính mới.
- Phê duyệt mua sắm tài sản: Tổng giám đốc căn cứ vào nhu cầu của các
đơn vị, căn cứ định mức trình hội đồng quản trị trong kế hoạch kinh doanh của
toàn công ty thực hiện phê duyệt kế hoạch mua sắm.
- Thực hiện mua sắm tài sản theo kế hoạch: Việc mua sắm được thực

hiện theo trình tự mua sắm theo các qui định của Nhà nước về các hình thức lựa
chọn nhà cung ứng, giám sát chặt chẽ giá cả, nghiệm thu và bàn giao.
- Sử dụng và quản lý tài sản: Tài sản được quản lý theo nguyên tắc kiểm
kê định kỳ. Hàng tháng các đơn vị thực hiện lập báo cáo kiểm kê tài sản báo cáo
về tình hình quản lý tài sản, khẩu hao,...


- Thanh lý tài sản: Các đơn vị thành lập hội đồng định giá tài sản để xác
định thanh lý hoặc sửa chữa tài sản. Căn cứ kế hoạch nhượng bán và thanh lý tài
sản được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện nhượng bán và thanh lý tài
sản trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn và đúng quy định.
Những hạn chế trong qui trình mua sắm và quản lý tài sản:
- Chưa thành lập được Tổ mua sắm để đảm bảo tính minh bạch trong quá
trình thực hiện mua sắm.
- Kế hoạch mua sắm được thực hiện 1 năm 1 lần là chưa hợp lý. Trong quá
trình hoạt động tại các đơn vị có thể phát sinh nhu cầu mua sắm tức thời để
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Việc đánh giá tài sản theo báo cáo kiểm kê định kỳ chưa đánh giá được
đúng tình trạng hiện tại của tài sản cố định.
Các biện pháp khắc phục những hạn chế:
- Thành lập các tổ mua sắm đối với từng mục tài sản cố định cần thực hiện
thuê mua, thực hiện chào giá công khai, lập hồ sơ chào hàng và lựa chọn trên
nguyên tắc công khai và đúng quy định
- Thực hiện việc báo cáo thường xuyên về hiện trạng sử dụng của tài sản
cố định. Biện pháp tốt nhất là nên sử dụng phần mềm theo dõi và quản lý tài sản
của doanh nghiệp.
- Thực hiện phân cấp hạn mức mua sắm tài sản cho từng cấp thẩm quyền,
tránh việc mua sắm bất kỳ tài sản nào cũng chuyển lên tổng công ty và tổng
giám đốc, Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.
3. Những nội dung từ môn học quản trị sản xuất và tác nghiệp có thể áp

dụng cho công ty cổ phần Sông Đà 25:
- Mô hình LEAN để xác định các lãng phí mà doanh nghiệp có thể gặp phải
và phương hướng khắc phục những lãng phí này. Nguyên tắc chủ đạo của
Lean là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí
trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Hiện tại có thể thấy các lãng
phí mà công ty đang gặp phải đó là lãng phí về năng suất lao động. Trình độ lao


động chưa được chuyên môn hoá cao, kỹ năng làm việc nhóm kém hiệu quả,
tinh thần làm việc chưa hiệu quả là những nguyên nhân dẫn đến kết quả năng
suất lao động thấp trong khi chi phí nhân công cao dẫn đến hoạt động kinh
doanh chưa đạt hiệu quả mong muốn.
- Mô hình JIT cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí của doanh
nghiệp.
- TPS nhấn mạnh việc liên tục cải tiến, tôn trọng con người và thực hành công
việc được tiêu chuẩn hoá.



×