Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về động từ trong tiếng việt ở TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 28 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu

MỤC LỤC

A- MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng ở nhà trường tiểu học. Nó là môn
học chính, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc
học về sau. Ở tiểu học,học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ,từ loại,câu ,
… qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu của những kiến thức mới.
Trong đó, phần từ loại nói chung và động từ nói riêng được trải đều trong nội dung
bài học từ lớp 2 cho đến lớp 5.
Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp các từ trong vốn từ vựng của một ngôn
ngữ. Trong chương trình tiếng Việt ở tểu học, từ loại được phân chia thành : danh
từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ. Các kiến thức về từ loại giúp cho học sinh
ở bậc tiểu học phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận
dụng trong viết chính tả, làm bài tập tiếng Việt ,… Không những thế, những kiến
thức về từ loại sẽ giúp học sinh phát triển được vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng
thành thạo trong viết văn, … Nhưng thực tế cho thấy, những kiến thức về từ loại là
rất phong phú và đa dạng và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận
diện từ loại, phân loại từ loại, vận dụng từ loại trong dùng từ, đặt câu, .... Nếu
1

1


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học sinh hay dễ nhầm
lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Và nếu không được củng cố kiến thức ngay từ
đầu thì học sinh tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ viết
của mình. Vì thế, đối với giáo viên, việc dạy về từ loại nói chung và động từ nói


riêng cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng, đang được nhiều người quan
tâm đến. Giáo viên nắm vững những kiến thức và truyền đạt một cách dễ hiểu cho
học sinh, kích thích tính nhanh nhạy của học sinh, phát triển sự sáng tạo, giúp học
sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp
những kiến thức 1 cách toàn diện cho học sinh . Mỗi môn học đều góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết
để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt không nằm ngoài mục tiêu giáo
dục đó.
Nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp giáo viên, học sinh có cái nhìn
tổng quát về hệ thống từ loại nói chung và động từ nói riêng trong tiếng Việt, giúp
cho việc dạy và học về động từ ở nhà trường Tiểu học được tốt hơn.
2.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
* Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của động từ trong môn Tiếng
Việt ở Tiểu học.
* Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức
về động từ.
2.2.Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận : Nghiên cứu vấn đề này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu hơn
những kiến thức về từ loại nói chung và động từ nói riêng. Đồng thời giúp cho tôi
có những kiến thức cơ bản, chính xác cho việc học hiện tại và việc dạy sau này.
2

2


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Ý nghĩa thực tiễn : Nghiên cứu vấn đề này giúp cho giáo viên và học sinh hệ
thống được những kiến thức cơ bản về động từ, giúp cho các em phát triển về vốn

từ của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là động từ trong chương trình
sách tiếng Việt ở tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp:
- Đọc và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến động từ.
- Phân tích, tổng hợp những kiến thức đã đọc về động từ và tìm hiểu.
- Khảo sát, đánh giá kiến thức về động từ trong chương trình tiếng Việt tiểu
học.
- Hệ thống những bài tập cơ bản về động từ.
6. Cấu trúc bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1 : Một số lí thuyết về động từ trong tiếng Việt.
Chương 2 : Hệ thống động từ trong chương trình tiếng Việt tiểu học.
Chương 3: Một số bài giảng minh họa.

3

3


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu

B – NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ THUYẾT VỀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT.
1. Khái niệm động từ:
Động từ ( ĐT) là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D : Đi, chạy

,nhảy, … (ĐT chỉ hoạt động); Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái)
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động
(chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là
nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (VD: Anh ấy
chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá).
Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không
biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình
thái theo ngôi, thì ... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là
động từ nguyên mẫu.
2. Phân chia động từ và khả năng kết hợp:
2.1. Động từ độc lập
4

4


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Động từ độc lập là động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương
chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu. Ví dụ: đi, làm, chạy, nhảy, múa.
Động từ độc lập có thể được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như: động
từ biểu thị hành động/hoạt động, động từ biểu thị trạng thái, động từ biểu thị tư thế,
động từ biểu thị quá trình…
Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa
và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần
phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:
- Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt,
kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.
- Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu,
cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.
Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng.

Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của
hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt
động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể
kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói: Tôi ăn xong rồi,
nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi
mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)
Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động
từ.
+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác
động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.
5

5


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động
trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm,
bắt, xây, viết, mua, sản xuất.
Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ
đang đào đường → Đường đang bị họ đào.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, một số động từ có thể vừa mang tính chất nội
động vừa mang tính chất ngoại động. Ví dụ: Động từ đi, chạy về nguyên tắc không
phải là ngoại động từ nhưng người Việt vẫn sử dụng như là một ngoại động từ (ví
dụ: “Nó đi quân mã để ra xe cho nhanh.”, hoặc: “Hai vợ chồng đang bận chạy
trường tốt cho con.“
2.2. Động từ không độc lập:
Động từ không độc lập là động từ không biểu thị một nội dung ý nghĩa hoàn
chỉnh (ý nghĩa hành động, hoạt động hay trạng thái) do đó, về nguyên tắc, không
thể đứng một mình để đảm đương một chức năng ngữ pháp mà đòi hỏi phải có một

từ khác (ví dụ: danh từ, động từ …) đi theo sau để bổ sung ý nghĩa.
Có thể nêu những động từ không độc lập sau đây:
- Động từ tình thái: Là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự
đánh giá, ý muốn, ý chí…) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với
hiện thực khách quan. Có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây:
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: nên, cần, phải, cần phải.
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: có thể, không thể/chưa thể.
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về may rủi: bị (tai nạn), được (nhà), mắc,
phải (ví

dụ: mắc

căn

bệnh

nhà

giàu, phải

một

trận

đòn).

+ Động từ biểu thị thái độ mong mỏi: trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn.
6

6



Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
+ Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: dám, định, nỡ, buồn (thường
dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.
- Động từ biểu thị sự tồn tại: Là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực
tế của sự vật hay hiện tượng. Thuộc nhóm này có 3 động từ, đó là:
+ Động từ biểu thị sự tồn tại bổ sung hoặc hoặc tiếp tục tồn tại của sự vật,
hiện tượng: còn. Ví dụ:
- Trong nhà còn hai người nữa.
- Trong túi tôi còn tiền.
+ Động từ biểu thị sự tồn tại: có. Ví dụ:
- Trên đỉnh núi có một ngôi chùa.
- Trong nhà có tiếng khóc.
+ Động từ biểu thị sự kết thúc tồn tại của sự vật, hiện tượng: hết. Ví dụ:
- Trong nhà hết sạch tiền rồi.
- Động từ quan hệ: Là những động từ dùng để biểu thị quan hệ giữa sự vật và
bản chất hay chức năng của sự vật: là, làm. Ví dụ:
- Im lặng là vàng.
- Hồi làm giám đốc, ông ấy đã từng mắc tội tham nhũng.
Cần nói thêm rằng, sự phân biệt trên đây nhiều khi chỉ mang tính chất tương
đối, vì trong thực tế một số động từ tiếng Việt có thể vừa là động từ độc lập vừa là
động từ không độc lập, ví dụ như động từ có hay động từ làm.
2.3. Cấu tạo động từ mới:
Để tạo ra các động từ mới, tiếng Việt chủ yếu ghép các động từ với nhau
hoặc ghép động từ với một danh từ, tính từ hay một hình vị trống nghĩa theo những
loại quan hệ nhất định. Ví dụ:
7

7



Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
- Ghép động từ với động từ: học tập, buôn bán, chạy nhảy, mua sắm, gào
thét, vay mượn, ăn uống, thay đổi, ăn chơi.
- Ghép động từ với danh từ: ra lệnh, trả lời, đánh gió, ăn giá ,ăn sương, làm
dáng, làm khách, nói chuyện, đánh thuế.
- Ghép động từ với tính từ: làm cao, làm giàu, nói cứng, nói khó, đánh ghen,
nghỉ mát, đổi mới.
- Ghép động từ với một hình vị trống nghĩa (hoặc được coi là trống
nghĩa): viết lách, chạy chọt, rửa ráy, nói năng, sửa sang.
Ngoài ra, còn có thể ghép danh từ hoặc tính từ với động từ để tạo ra động
từ, ví dụ: công nghiệp hóa, bình thường hóa, chính trị hóa, mưu toan, mưu sát, buồn
ngủ, nóng chảy, nóng ăn.
2.4. Khả năng kết hợp:
ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước ) và một số từ
ngữ khác để tạo thành cụm ĐT .Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ
phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành
cụm ĐT mới trọn nghĩa.
Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa:
quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành
động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động, ... Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung
cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên
nhân, phương tiện và cách thức hành động.
Chúng có khả năng kết hợp với các phó từ, đặc biệt là, khác với các tính từ
chúng có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy đừng, chớ). Nói khác

8

8



Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
đi. động từ có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố
phụ tiêu biểu của nó là các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Ở trong câu, động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu,
thành phần phụ cũng như thành phần chính. Riêng chức năng vị ngữ, động từ có
thể đảm nhiệm được một cách trực tiếp. Đôi khi , động từ có thể đảm nhiệm chức
vụ chủ ngữ , hoặc làm vị ngữ mà vẫn cần có từ là ( khi câu thể hiện một điều suy
luận ). Chức năng tiêu biểu nhất của động từ trong câu là vị ngữ. Nhưng động từ có
thể hoàn thành nhiệm vụ của thành phần bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và cả chủ
ngữ.
Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt
động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì
ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết
xong , kính trọng xong, ...).

Một số nội động từ mang đặc điểm ngữ pháp của

TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ ). Có một số ĐT chỉ hành động dược sử
dụng như một ĐT chỉ trạng thái. ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ
pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai
thế nào ?
ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan
hệ từ.
V.D : Bố mẹ rất lo lắng
ĐT nội động

cho


tôi

Q.H.T

Bổ ngữ

ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
V.D : Bố mẹ rất

9

thương yêu

tôi.

ĐT ngoại động

Bổ ngữ

9


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐỘNG TỪ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG
VIỆT TIỂU HỌC.
Trong chương trình và sách tiếng Việt tiểu học hiện hành động từ được đưa
vào nội dung dạy học ngữ pháp cho học sinh. Chương trình và sách giáo khoa sắp
sếp các bài học về từ loại động từ ngay từ lớp 2 dưới hình thức của kiểu bài lý
thuyết (là các khái niệm,cách phân loại...học câu,đoạn,thực hành vận dụng).Ở các

lớp 2,lớp 3 các kiến thức từ loại nói riêng và ngữ pháp nói chung được dạy học
thông qua các bài tập thực hành.Đến lớp 4,lớp 5 kiểu bài lý thuyết mới xuất hiện
nhưng ít hơn so với thực hành.Các dạng bài tập được phân loại để giúp học sinh dễ
dàng trong việc làm bài.Bài tập về từ loại trong chương trình tiểu học,có các dạng
bài tập như:bài tập nhận diện,bài tập phân loại,bài tập vận dụng.
1. Các nội dung lý thuyết về động từ:
1.1. Khảo sát
Trong chương trình tiếng Việt tiểu học,hệ thống động từ bao gồm động từ
(động từ nội động, động từ ngoại động) và cụm động từ.
2.1.2.Động từ
10

10


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
a)Khái niệm
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động,trạng thái,hoặc chỉ
tình thái hay quan hệ...nói chung là những dạng thức vận động của sự vật về mặt lí
luận ,tâm lí hay sinh lý...
b) Đặc điểm ngữ pháp
- Khả năng kết hợp
+ Trước động từ
Các thành tố phụ chỉ thời gian (đã,đang,sẽ,sắp,...);chỉ mệnh lệnh (hãy );chỉ
sự phủ định (không,chẳng,chưa..)
*Ví dụ :
* Chỉ vài hôm,lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng.Dáng
mọc của lộc rất lạ,thẳng đứng trên cành,như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp
lá nhỏ xíu từ trên trời,xanh biếc chi chít đầy cành...
(Bàng thay lá - Hoàng Phủ Ngọc Tường )

* Ai dậy sớm
Bước ra vườn
Hoa ngát hương
Đang chờ đón
(Ai dậy sớm - Võ Quãng )
* Ai hãy làm thing chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
(Hàn Mặc Tử )
Ngoài ra còn có các tính từ đứng trước động từ
11

11


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
*Ví dụ :
Những cánh hoa đỏ đang rung nhè nhẹ trước gió
TT

ĐT

+ Sau động từ :
Là các danh từ,các phụ từ chỉ sự tiếp diễn,kết thúc (xong,rồi,mãi,...),tính từ
*Ví dụ :
*Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
ĐT DT

ĐT

* Đằng đông,phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt

ĐT TT
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp
Động từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu :
làm vị ngữ, chủ ngữ, định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Trong đó chức năng làm vị ngữ
của động từ là phổ biến và tiêu biểu nhất.
*Ví dụ :
* Học tập là nhiệm vụ của học sinh.(ĐT làm chủ ngữ)
* Chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.( ĐT làm
vị ngữ)
* Chúng em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập. ( ĐT làm định ngữ )
* Bạn Lan rất thích xem phim. ( ĐT làm bổ ngữ )
* Nhớ lời cha mẹ dặn, chúng em không đi chơi xa.( ĐT làm trạng ngữ )
- Phân loại động từ
Động từ được phân chia thành động từ nội động và động từ ngoại động.
12

12


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu

Động từ ngoại động

Động từ nội động

+ Khái niệm: Là những động từ biểu thị + Khái niệm: Là những động từ biểu thị
các hoạt động,trạng thái nhằm hướng tới các hoạt động trạng thái không nhằm
đối tượng nào đó.

hướng tới một đối tượng nào đó.


+ Động từ ngoại động khi sử dụng đòi + Động từ nội động khi dùng không đòi
hỏi bắt buộc phải có bổ ngữ chỉ đối hỏi phải có bổ ngữ chỉ đối tượng đi kèm.
tượng.

Ví dụ : Bố mẹ rất thương yêu

*Ví dụ : Bố mẹ rất lo lắng
tôi

cho

ĐTngoại động

tôi
Bổ ngữ

ĐT nội động QHT

Bổ ngữ
Động

từ

ngoại Ví dụ

Động từ nội Ví dụ

động
Chỉ sự tác động.


động
Xây, phá, viết, ...

Chỉ

tư Ngồi, đứng, ngủ ...

thế,trạng thái Đỗ, vỡ, chảy, …
vật lí của vật.
Chỉ trạng thái tâm Thích, yêu, kính Chỉ trạng thái Mừng, phấn
lí hoặc nhận thức.

trọng, ghét, …

tâm lí, tình khởi, yên tâm, …
cảm.

Chỉ hoạt động cho Cho, biếu, tặng,
– nhận.

bán, …
Nhận, mượn,
mua …

Chỉ hoạt động sai Sai, bảo, bắt, rủ,…
13

13



Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
khiến.

Khuyên, yêu cầu,


Chỉ hoạt động đánh Coi, bầu, khen,
giá,nhận xét.

chê,…

Chỉ hoạt động pha Trộn, hòa, pha,…
trộn.
Chỉ hoạt động suy Nghĩ, tưởng,
nghĩ, nói năng, cảm thấy, nói,…
nhận,…

- Một số động từ đặc biệt:


Động từ bị,được.

Động từ bị

Động từ được

+ Biểu thị hành động,trạng thái nêu ở + Biểu thị hành động,trạng thái nêu ở
bổ ngữ diễn ra không chủ động,ngẫu bổ ngữ được phép diễn ra.
nhiên xảy ra hoặc do đối tượng khác * Ví dụ :

đem lại, không may mắn.
Chúng em được đi chơi.
* Ví dụ :
Cuối năm nay em được về quê thăm
Em bé bị ngã
ông ngoại.
+ Dùng bị khi đánh giá hiện tượng nêu + Dùng khi đánh giá hiện tượng nêu ở
ở bổ ngữ là không tốt, không có lợi.

bổ ngữ là tốt, là có lợi.

* Ví dụ :

* Ví dụ :

14

14


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Bạn Nam bị cô giáo phê bình trước lớp Em được thầy giáo khen vì đã có
vì không học bài cũ.



nhiều cố gắng trong học tập.

Động từ có, là:


Động từ có

Động từ là

+ Biểu thị sự tồn tại (có mặt/không + Dùng để giới thiệu sự vật.
có mặt) của sự vật.
* Ví dụ : Ngoài sân có mấy con gà

* Ví dụ : Tôi là con của má Năm nè!

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi.
+ Biểu thị sự sở hữ (có/không có).

+ Dùng để nêu định nghĩa.

*Ví dụ : An có hai cái bút.

*Ví dụ : Danh từ là những từ chỉ sự vật

Hà Tĩnh có đặc sản là kẹo cu - đơ.

nói chung.
+ Dùng để nêu nhận xét, đánh giá về sự
vật, hành động.
* Ví dụ : Nam là người bạn tốt.

2. Đánh giá
Động từ trong chương trình tiểu học được phân bố đều trong nội dung học từ
lớp 2 đến lớp 5. Động từ được đem vào nội dung học cho học sinh từ mức độ đơn
giản đến phức tạp hơn, nội dung được trải đều trong chương trình, không quá chú

trọng quá cụ thể vào một lớp học nào, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức
dễ dàng hơn.
Ở lớp 2, lớp 3 học về từ loại động từ thông qua các bài tập tìm “từ chỉ hoạt
động,trạng thái’’; sử dụng câu theo mô hình : Ai làm gì? Ai thế nào?
15

15


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Lên lớp 4 khái niệm động từ và luyện tập sử dụng động từ. Để bổ sung ý
nghĩa về thời gian cho động từ, ta có thể dùng các từ : đã, đang, sẽ, vừa, mới; để bổ
sung ý nghĩa về sự sai khiến cho động từ ta có thể dùng các từ : hãy, đừng, chớ, đi,
thôi.

3. Các dạng bài tập về động từ.
3.1. Bài tập phân loại và nhận diện
a) Khái niệm:
Bài tập nhận diện và phân loại động từ là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải
nhận diện ( tìm ra động từ ) trong các bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn, bài văn, … sau
đó vận dụng những kiến thức về động từ để phân loại chúng hoặc phân loại các
động từ trong các từ đã cho sẵn .
b) Bài tập:
Bài tập 1
Xác định động từ trong hai câu thơ sau và phân loại chúng:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh )
* Hướng dẫn thực hiện
Ở bài tập này học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và

các khả năng kết hợp của từ rồi phân loại chúng.
* Động từ : hót, kêu là động từ chỉ hành động.
Bài tập 2
16

16


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Tìm động từ trong đoạn trích dưới đây và phân loại chúng
… Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này
chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển bao nhiêu nước,
trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
*Hướng dẫn thực hiện:
Cách làm tương tự bài tập 1.
* Động từ: Qua, tới, hút, đổ, hết, tưởng.
+ Động từ chỉ hành động: Qua, hút, đổ, tới.
+ Động từ chỉ suy nghĩ, nói năng, cảm nhận : tưởng
Bài tập 3:
Xác định động từ trong các từ sau : vui , buồn, đau khổ, đẹp, niềm vui, nỗi
buồn, cái đẹp, sự đau khổ, yêu thương, đáng yêu, vui tươi.
*Hướng dẫn thực hiện :
Để xác định được từ loại của các từ này, ta xét ý nghĩa ( chỉ đối tượng, chỉ
hành động hay chỉ trạng thái hay chỉ tính chất...) cũng như khả năng kết hợp của
chúng.
Ta thấy, vui, buồn, đau khổ là động từ chỉ trạng thái ; đẹp là tính từ .
Từ : sự, cuộc ,nỗi niềm đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một
danh từ, đó là các danh từ trừu tượng : niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, cái đẹp
Ta có các động từ sau : yêu thương ,vui, buồn, đau khổ.
3.2.Bài tập vận dụng

a) Khái niệm:
Bài tập vận dụng là dạng bài tập sử dụng các động từ đã học để đặt câu, viết
thành câu văn, đoạn văn, bài thơ, đoạn thơ, …
17

17


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
b) Bài tập:
Bài tập 1
Đặt câu với các từ sau: ăn, gặp, đi.
*Hướng dẫn thực hiện:
Hướng dẫn học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, phù hợp với ngữ cảnh, các vế
câu logic với nhau. Có thể đặt như những câu sau:
* Con trâu đang ăn cỏ ở ngoài đồng.
* Hôm qua, tôi đã gặp nó ở ngoài công viên, nó đi cùng với mấy đứa bạn
nữa.
* Hùng đã đi học từ sớm rồi.
Bài tâp 2:
Sử dụng các từ sau để viết thành một đoạn văn : nảy lộc, đến, xếp, ôm, vui chơi,
ngồi, ngắm.
Hướng dẫn thực hiện :
Đối với bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn ra một đề tài đơn
giản, thích hợp có sử dụng các từ loại đã cho để viết thành đoạn văn.
Đoạn văn :
Không biết cây được trồng từ lúc nào mà giờ đây cây đã cao đến gác hai của
trường em. Gốc phượng sù sì, chỉ vừa vòng tay của em mà sao cành và lá nhiều đến
thế. Cứ đến đầu tháng hai phượng bắt đầu nảy lộc, lúc đầu lá chỉ là những chồi non
bé tí tẹo, ba, bốn hôm sau đã xanh ngắt một màu. Khoảng tháng ba, tháng tư khi

ánh nắng chan hòa rực rỡ, báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng lác đác, rồi bỗng
đỏ rực từng chùm, như những chùm pháo Tết. Những bông phượng đỏ thắm có

18

18


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
năm cánh, mỏng manh như những cánh bướm xếp khít vào nhau, ôm lấy như tơ nhị
vàng trông thật lộng lẫy, hương phượng dìu dịu, phảng phất khắp trường.
Em thích cây phượng lắm, phượng chẳng những cho chúng em bóng mát vui
chơi mà còn làm quang cảnh trường em thêm đẹp. Những giờ ra chơi mà được ngồi
dưới gốc phượng hóng mát, ngắm hoa và chơi chọi gà thì thật là thú vị.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA.
3.1.

Luyện từ và câu – Lớp 2 - Tuần: 8

Bài: Từ chỉ hoạt động, trang thái. Dấu phẩy.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm vụ
trong câu.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được từ chỉ hoạt động và trạng thái.
- Biết chọn lựa từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong bài
ca dao.

- Dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm vụ trong
câu
3. Thái độ:
- Tích cực học tập, có ý thức trau dồi khả năng sử dụng Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, SGV, bài giảng điện tử.
19

19


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
2. Học sinh: SGK, vở
C. Các hoạt động dạy - học:
Khởi động : Hát
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Kiểm tra bài cũ:
- Chiếu slide, yêu cầu HS cả lớp làm

- HS làm bài theo yêu cầu

bài tập sau vào giấy kiểm tra.

Đáp án:

Điền từ chỉ hoạt động còn thiếu trong


a, nghe

các câu sau:

b, dạy

a) Chúng em….… cô giáo giảng bài

c, học

b) Thầy Minh . …. Môn Toán

d, đi

c) Bạn Ngọc …… giỏi nhất lớp em

e, lau

d) Mẹ ….. chợ mua cá về nấu canh.
e) Hà đang … bàn ghế.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài

- HS ghi tên bài vào vở.

2.Thực hành, luyện tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.


- HS đọc.

- Chiếu slide, yêu cầu HS đọc câu a.
- Từ nào là từ chỉ loài vật trong câu:

- HS trả lời: Con trâu.

“ Con trâu ăn cỏ”?
- Con Trâu đang làm gì?

- Ăn cỏ.

- Nêu: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của
con trâu.
20

20


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm tiếp

- HS làm bài.

câu b, c.
- Nhắc HS chú ý, tìm đúng từ chỉ hoạt
động của loài vật và từ chỉ trạng thái của
sự vật.
- Gọi HS đọc bài làm, giải thích và cho


- HS đọc bài làm , lớp theo dõi, nhận

lớp nhận xét.

xét.

- Các từ chỉ hoạt động là : ăn, uống, toả.
- GV nhận xét và yêu cầu HS chữa bài
vào vở.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài

- HS đọc.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự điền các từ

- HS trả lời: học tập, lao động

chỉ hoạt động thích hợp vào các chỗ
trống.
- Gọi một số HS đọc bài làm.

- 5 HS đọc bài làm của mình.

- Cho HS nhận xét sau đó giáo viên kết

- HS nhận xét.

luận.

Bài 3:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu.

- HS thực hiện.

- Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt

- Làm bài vào vở bài tập, một em làm

động của người trong câu: Lớp em

trên bảng lớp.

học tập tốt lao động tốt.
- Muốn tách rõ hai từ cùng chỉ hoạt

- HS trả lời: Vào giữa học tập và

động trong câu người ta dùng dấu

lao động.

phẩy. Suy nghĩ và cho biết ta nên đặt
dấu phẩy vào đâu?
- Gọi 1 HS lên bảng viết dấu phẩy.
21

- 1 HS lên bảng.
21



Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và làm các câu - HS tự làm bài.
còn lại.
- Cho Hs nhận xét, GV kết luận.

- HS nhận xét.

- Cho HS đọc lại các câu sau khi đã đặt - HS đọc.
dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng sau dấu
phẩy.
3.Củng cố, dặn dò.
Trò chơi : Nhanh tay, nhanh mắt.

- HS chơi.

Luật chơi : HS nhìn hình ảnh GV chuẩn
bị trong 2 phút, ghi lại những từ chỉ hoạt
động, trạng thái của người, loài vật và sự
vật qua bức tranh.Ai viết được nhiều từ
chính xác nhất sẽ thắng.
- Nhận xét tiết học.

- HS lắng nghe.

- Dặn dò chuẩn bị bài mới.

- HS thực hiện ở nhà.

********************************

3.2. Luyện từ và câu – Lớp 3 – Tuần 12
ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI – SO SÁNH
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1) . Biết
thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2 ). Chọn được
những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện về các từ chỉ hoạt động, trạng thái; kĩ năng so sánh.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, máy chiếu.
- HS: Vở viết, vở bài tập TV.
22

22


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

A. HĐ 1: Khởi động :
- Trò chơi: Bắn tên - KT bài tập về nhà
của HS.
- GV giới thiệu bài.
B. HĐ 2: Thực hành kĩ năng.

- Yêu cầu HS làm Bài 1( V – CN), 2( V
– CĐ), 3 ( V – HĐN)
- Quan sát giúp đỡ HS các nhóm
- Kiểm tra hoạt động các nhóm
Bài 1.
- Hoạt động chạy của chú gà con được
miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể
miêu tả như thế?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- HS để vở lên bàn.
- HS ghi đầu bài vào vở.
* Hoạt động nhóm .
- HS làm bài
- Chia sẻ trong nhóm
- Báo cáo cô giáo.

- Hoạt động chạy của những chú gà con
được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn
của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng
cách so sánh. Có thể miêu tả (so sánh) như
vậy vì những chú gà con lông thường vàng
óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các
chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Em có cảm nhận gì về hoạt động của - Những chú gà con chạy thật ngộ nghĩnh,
những chú gà con?
đáng yêu, dễ thương.Từ chỉ hoạt động:
chạy, lăn tròn.
- Nhận xét .

- HS nghe.
- GV chốt : Đây là cách so sánh hoạt
động với hoạt động.
Bài 2.
- HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn có
hoạt động được so sánh với nhau.
a) Chân đi như đập đất
b) Tàu (cau) vươn như tay vẫy.
c) đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh
bụng mẹ.
Húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú tí.
- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu - Vì trâu đen rất to khoẻ, đi rất mạnh, đi đến
đen đi như đập đất?
đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như
- Nhận xét.
đập đất.
Bài 3.
Những ruộng lúa cấy sớm – đã trổ bông.
23

23


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
Những chú voi thắng cuộc – huơ vòi chào
khán giả.
Cây cầu làm bằng thân dừa – bắc ngang
dòng kênh.
Con thuyền cắm cờ đỏ – lao băng băng trên
sông.


- GV chốt bài làm đúng.
C.HĐ 3: ứng dụng, dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu các nội dung đã
luyện tập trong tiết học.
- HS nghe và thực hiện.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn
bị bài Mở rộng vốn từ: Từ địa phương;
dấu chấm hỏi, chấm than.

24

24


Đề tài nghiên cứu khoa học môn Luyện từ và câu
3.3. Luyện từ và câu – Lớp 4 – Tuần 9
ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU.

- Hiểu thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật,
hiện tượng). Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục
III).
- Rèn kĩ năng dùng động từ khi nói, viết cho chính xác.
- HS có ý thức dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết.
- Góp phần giúp HS phát triển năng lực tư duy , năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp
tác và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ .


- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở bài tập tiếng việt.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

A. Hoạt động 1. Khởi động .
- Trị chơi: Cây chổi thần.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài.
B. HĐ 2. Tìm hiểu phần nhận xét .
- Yêu cầu HS hòan thành các bài tập
trong phần nhận xt (SGK/93) vào vở
BTTV.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm .
- GV đi kiểm tra các nhĩm .
* Câu hỏi:
Bài 2:
+ Tìm từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ
hoặc của thiếu nhi?
+ Tìm từ chỉ trạng thi của sự vật ?
+ Các từ nêu trên chỉ hoạt động , trạng
thái của ai?
- GV nhận xt, KL.
* Ghi nhớ:
+ Thế nào là động từ?

HOẠT DỘNG CỦA HS

- Quản trò cho các bạn chơi.
- HS ghi tên bi vào vở.

- HS làm việc cá nhân .

- HS làm việc nhóm đôi .
- HS chia sẻ trong nhóm .
- Báo cáo cô giáo.
* ĐA:
- Nhìn, nghĩ, thấy.
- Của dòng thác đổ : đổ, đổ xuống.
- Của lá cờ: bay.
- Của người, của vật.
- Động từ là từ chỉ hoạt động trạng
thái của sự vật.
- HS đọc.

- Gọi HS đọc Ghi nhớ (HSM3,4 có thể
thuộc ngay tại lớp):
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ + Từ chỉ hoạt động:ăn cơm, xem ti vi,
hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
kể chuyện, múa hát, đi chơi, thăm ông
25

25


×