Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2008
TẬP ĐỌC
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
2. Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma,
Na-ga-da-ki.
3. Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ
miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-
cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
4. Hiểu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát
vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ đoạn hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch “Lòng dân”, trả lời câu hỏi về nội dung, ý
nghĩa của vở kịch.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- GV giới thiệu tranh minh họa chủ điểm: Cánh chim hòa bình và nội dung các
bài học trong chủ điểm: Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Bài đọc: Những con sếu bằng giấy: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân
của chiến tranh và bom nguyên tử.
2. Hướng dẫn H luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- H: 1 em toàn bài, T: chia đoạn bài đọc: 4 đoạn.
- H: tiếp nối nhau đọc bài: lặp lại nhiều lần, T kết hợp hướng dẫn:
+ Luyện đọc từ khó: Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Chú giải các từ ngữ: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.
+
- H: Tìm hiểu giọng đọc toàn bài.
- H: luyện đọc nhóm 2.
- T đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- H đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi 1.
+ Xa-xa-ki. Cô bé bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? (Từ khi Mĩ ném hai
quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. )
- T: Giải thích thêm về vụ Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm
1945.
- H: Rút ra ý đoạn 1,2: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Hậu quả mà 2
quả bom đã gây ra.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- H: đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 2.
- Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?(...bằng cách ngày
ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng: Nếu gấp đủ một nghìn con
sếu bằng giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh).
- H: Rút ý đoạn 3: Khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô.
- H: đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi 3, 4.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? (Các bạn nhỏ trên
thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô)
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? (Khi Xa-da-cô
chết, các bạn đã quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom
nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của
các bạn, mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình)
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? (Chúng tôi căm
ghét chiến tranh...)
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,
nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới)
- H: Rút ý đoạn 4: Ước vọng hoà bình của H thành phố Hi-rô-si-ma.
c. Luyện đọc diễn cảm:
- H: 4 em nối tiếp đọc 4 đoạn của bài.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- T cùng H tìm hiểu và luyện đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
- T đọc mẫu, H đọc diễn cảm theo nhóm 2.
- Lớp thi đọc diễn cảm trước lớp, cùng T bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- T tuyên dương, ghi điểm.
3. Củng cố- Dặn dò:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (T chốt nội dung bài).
- Gv nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
-------- ---------
TOÁN
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN.
I. MỤC TIÊU:
Giúp H qua ví dụ cụ thể, làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ, và biết cách giải
bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
Tìm 2 số, biết tổng của chúng bằng 450 và
2
1
số thứ I bằng
3
1
số thứ II.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu ví dụ trong SGK, HS tự tìm quảng đường đi được trong 1 giờ, 3 giờ,
rồi ghi kết quả vào bảng.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
+ HS: 1 giờ người đó đi được 4km.
` + 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?( 2 giờ người đó đi được 8km).
+ 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?( 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần).
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
+ 8km gấp mấy lần 4 km? (8km gấp 4km 2 lần.)
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy
lần?( Khi thời gian đi gấp 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần).
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu kết luận: Khi thời gian gấp lên bao
nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải bài toán.
2. Giới thiệu bài toán và cách giải:
- HS đọc đề bài toán.
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
*Cách 1: Tóm tắt 2giờ: 90 km
4 giờ: ? km
- Phân tích: Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài giải
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km
* Cách giải bài toán bằng cách “Rút về đơn vị”
- GV gợi ý dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? 4 : 2 = 2 (lần)
+ Như vậy quảng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần? (2 lần)
Từ đó ta đi tìm quảng đường đi được trong 4 giờ? 90 x 2 = 180 (km)
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Trình bày bài giải: Cách 2 SGK T19
3. Luyện tập – Thực hành
* Bài 1:
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi: Bài toán cho em biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như
thế nào (tăng lên hay giảm đi)?
- Số tiền mua vải giảm thì số vải mua được sẽ như thế nào?
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- Mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được như thế nào? (Khi số tiền gấp
lên bao nhiêu lần thì số vải mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần).
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
- HS làm bài theo cách “Rút về đơn vị”. 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp
làm bài vào vở.
Tóm tắt
5m : 80000 đồng
7m : ... đồng ?
Bài giải
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Mua 1m vải hết số tiền là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7m vải đó hết số tiền là:
6000 x 7 = 112000 (đồng)
Đáp số: 112000 đồng.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm
HS.
- HS theo dõi bài chữa của bạn, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
* Bài 2:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm vào vở.
- GV chấm chữa chung cả lớp.
Tóm tắt
3 ngày : 1200 cây
12 ngày: ... cây ?
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Bài giải
* Cách 1:
Trong 1 ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4800 (cây)
Đáp số: 4800 cây
* Cách 2:
Số lần 12 ngày gấp 3 ngày là:
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
1200 x 4 = 4800 (cây)
Đáp số: 4800 cây
* Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm - chữa chung.
Tóm tắt
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
1000 người : 21 người
4000 người : ... người ?
Bài giải
Số lần 4000 người gấp 1000 người là:
4000 : 1000 = 4 (lần)
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
21 x 4 = 88 (người)
Đáp số: 88 người
Trường Tiểu học Vĩnh Kim Giáo án lớp 5
Tóm tắt
1000 người : 15 người
4000 người : ... người ?
Bài giải
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
15 x 4 = 60 (người)
Đáp số: 60 người
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.