Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

HIỆU QUẢ tư vấn NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO BỆNH NHÂN vảy nến THỂ MẢNG đến KHÁM tại BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNGNĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.89 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN PHƯƠNG THÚY

HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ MẢNG ĐẾN
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2017 - 2019


HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

NGUYỄN PHƯƠNG THÚY

HIỆU QUẢ TƯ VẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO BỆNH NHÂN VẢY NẾN THỂ MẢNG ĐẾN
KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
NĂM 2019


Ngành đào tạo: Cử nhân Điều dưỡng
Mã ngành:

7720301

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2017 - 2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. VŨ HUY LƯỢNG


HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Đại cương về bệnh vảy nến......................................................................3
1.1.1. Dịch tễ.............................................................................................3
1.1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh.....................................................3
1.2. Chẩn đoán bệnh vảy nến...........................................................................6
1.2.1. Lâm sàng.........................................................................................6
1.2.2. Cận lâm sàng...................................................................................7
1.2.3. Chẩn đoán phân biệt........................................................................7
1.2.4. Tiến triển và biến chứng..................................................................8
1.3. Điều trị.....................................................................................................8
1.3.1. Điều trị tại chỗ.................................................................................8
1.3.2. Điều trị toàn thân...........................................................................10

1.3.3. Khống chế và điều trị các yếu tố khởi phát bệnh..........................10
1.4. Tình hình vảy nến ở Việt Nam và vấn đề nhận thức của bệnh nhân :........11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................13
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư.........................................................................13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...........................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................14
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................14


2.3.3. Các bước tiến hành........................................................................14
2.4. Xử lý số liệu...........................................................................................15
2.5. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu.................................................16
2.6. Các chỉ số trong nghiên cứu....................................................................16
2.6.1. Nhóm chỉ số thông tin chung........................................................16
2.6.2. Nhóm chỉ số về sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh
nhân sau khi tư vấn.......................................................................16
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................17
2.8. Hạn chế của đề tài..................................................................................17
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................18
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...................................................18
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.........................................................18
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính..................................................18
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo trình độ văn hóa.....................................19
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở.......................................................19
3.1.5. Phương tiện tìm kiếm thông tin về bệnh vảy nến của BN trước khi
tư vấn tại bệnh viện Da liễu Trung ương......................................19
3.1.6. Biện pháp bệnh nhân đã điều trị trước khi điều trị tại bệnh viện Da

liễu Trung ương.............................................................................20
3.2. Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân sau khi tư vấn....20
3.2.1. Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh.......20
3.2.2. Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về dịch tễ của bệnh.................21
3.2.3. Thay đổi kiến thức về yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng lên..21
3.2.4. Thay đổi kiến thức của BN về đặc điểm của bệnh........................22
3.2.5. Thay đổi kiến thức của BN về vị trí biểu hiện của bệnh...............22
3.2.6. Thay đổi kiến thức của BN về cách dùng thuốc duy trì................23
3.2.7. Thay đổi thái độ của BN khi mắc bệnh.........................................23


3.2.8. Thay đổi thực hành của BN trong ăn uống, sinh hoạt...................24
3.2.9. Thay đổi thực hành của BN trong việc khám bệnh khi có triệu
chứng của bệnh.............................................................................24
3.2.10. Thay đổi thực hành của BN trong chăm sóc da..........................25
3.2.11. Thay đổi thực hành của bệnh nhân khi tiếp xúc với người khác.25
3.2.12. Thay đổi thực hành của BN với các yếu tố khởi phát, làm bệnh
nặng lên hoặc tái phát....................................................................26
3.2.13. Thay đổi thực hành của bệnh nhân khi bị ngứa hoặc đau khớp. .26
3.2.14. Thay đổi thực hành của BN trong quá trình điều trị bệnh...........27
3.2.15. Thay đổi thực hành của BN về việc tái khám.............................27
3.2.16. Thay đổi mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của BN sau tư vấn. .28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

BN
HE
TV

Bảo hiểm y tế
Bệnh nhân
Sinh thiết – nhuộm Hematoxylin eosin
Tư vấn

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................18

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................18

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo trình độ văn hóa...................................19

Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo nơi ở ....................................................19

Bảng 3.5.


Phương tiện tìm kiếm thông tin về bệnh vảy nến của BN trước
khi tư vấn tại bệnh viện Da liễu Trung ương..............................19

Bảng 3.6.

Biện pháp bệnh nhân đã điều trị trước khi điều trị tại bệnh viện
Da liễu Trung ương.....................................................................20

Bảng 3.7.

Thay đổi kiến thức của BN về nguyên nhân gây bệnh vảy nến..20

Bảng 3.8.

Thay đổi kiến thức của BN về mức độ phổ biến bệnh................21

Bảng 3.9.

Thay đổi kiến thức của BN về yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh
nặng lên.......................................................................................21

Bảng 3.10. Thay đổi kiến thức của BN về đặc điểm của bệnh......................22
Bảng 3.11. Thay đổi kiến thức của BN về vị trí biểu hiện của bệnh.............22
Bảng 3.12. Thay đổi kiến thức của BN về cách dùng thuốcđiều trị duy trì. .23
Bảng 3.13. Thay đổi thái độ của BN khi mắc bệnh ......................................23
Bảng 3.14. Thay đổi thực hành của BN trong chế độ ăn uống,sinh hoạt......24
Bảng 3.15. Thay đổi thực hành của BN trong việc đi khám bệnh khi có triệu
chứng của bệnh...........................................................................24
Bảng 3.16. Thay đổi thực hành của BN trong chăm sóc da..........................25
Bảng 3.17. Thay đổi thực hành của BN khi tiếp xúc với người khác...........25

Bảng 3.18. Thay đổi thực hành của BN với các yếu tố khởi phát, làm bệnh
nặng lên hoặc tái phát bệnh ........................................................26


Bảng 3.19. Thay đổi thực hành của BN khi bị ngứa hoặc đau khớp.............26
Bảng 3.20. Thay đổi thực hành của BN trong quá trình điều trị bệnh..........27
Bảng 3.21. Thay đổi thực hành của BN về việc tái khám.............................27
Bảng 3.22. Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của BN sau tư vấn.........28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là một bệnh da mạn tính, gây nên do sự rối loạn biệt hóa lành tính
của tế bào thượng bì. Bệnh được biết đến tư thời thượng cổ và là một trong
những bệnh da hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới [1].
Về dịch tễ, bệnh gặp ở cả hai giới và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy
nhiên, tỷ lệ bệnh khác nhau tùy tưng khu vực, dao động trong khoảng 1-3%
dân số [1].
Mặc dù đã được nghiên cứu tư lâu, song cho đến nay nguyên nhân và
sinh bệnh học của vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, nhiều tác
giả cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài
ra một số yếu tố góp phần gây nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng thêm như
căng thẳng tâm lý, bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn
chuyển hóa, một số thuốc, khí hậu, môi trường…[1].
Trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị
tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương ngày càng tăng.
Bệnh thường không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng
đến thẩm mỹ, tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người
bệnh [2].

Người mắc bệnh vảy nến thường mặc cảm về tình trạng bệnh của mình.
Nhiều người bị ảnh hưởng tới tâm lý, thay đổi tính tình, thay đổi hành vi, ngại
giao tiếp, tự ti, mặc cảm. Người bệnh thường hoang mang, mong muốn tìm
cách chữa trị triệt để. Vì vậy họ thường tìm đến với những thông tin không
đáng tin cậy, làm cho bệnh có nguy cơ trầm trọng hơn, thậm chí phải nhập
viện điều trị.
Bệnh có tính chất mạn tính nên người bệnh cần tái khám nhiều lần, đồng
nghĩa với việc cần phải có sự theo dõi, tư vấn thường xuyên.


2

Để đáp ứng nhu cầu đó, vào đầu tháng 9 năm 2014, Ban lãnh đạo Bệnh
viện phối hợp với Khoa khám bệnh thành lập Phòng khám chuyên đề các
bệnh tự miễn và vảy nến để giúp cho việc điều trị và theo dõi bệnh nhân ngày
càng tốt hơn. Trong đó việc tư vấn, tuyên truyền đóng góp một phần không
nhỏ vào sự cải thiện chất lượng điều trị bệnh vảy nến tại bệnh viện Da liễu
Trung ương. Để làm sáng tỏ hơn vai trò của công tác tư vấn, tuyên truyền,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả tư vấn nâng cao nhận thức cho
bệnh nhân vảy nến thể mảng đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương
năm 2019” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh vảy nến
thể mảng tại bệnh viện Da liễu Trung ương.
2. Đánh giá hiệu quả của việc tư vấn đối với sự thay đổi kiến thức, thái
độ, thực hành của bệnh nhân vảy nến thể mảng đến khám tại Bệnh
viện Da liễu Trung ương từ 01/07/2019 đến 31/10/2019.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh da mạn tính, biểu hiện lâm sàng với nhiều hình thái khác
nhau, đặc trưng là các tổn thương đỏ da, bong vảy, ngoài rabệnh còn biểu hiện
các triệu chứng tại niêm mạc, móng, khớp và liên quan tới hội chứng chuyển
hóa. Bệnh tiến triển và nặng lên tưng đợt, xen kẽ với những đợt bệnh thuyên
giảm. Cho tới thời điểm hiện tại, căn nguyên của bệnh chưa hoàn toàn sáng tỏ và
chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh[1].
1.1.1. Dịch tễ
- Đây là một trong những bệnh da thường gặp nhất trên thế giới, chiếm
tỷ lệ 1-3% dân số thế giới [1].
- Bệnh xuất hiện ở cả hai giới và có thể ở mọi lứa tuổi
- Tại Việt Nam, năm 2010, theo thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung
ương có 2,2% tổng số bệnh nhân (BN) trên tổng số BN khám bệnh [2].
1.1.2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh
Đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho nguyên nhân gây bệnh,
các nghiên cứu mới thưa nhận rằng bệnh có liên quan tới cơ địa di truyền, rối
loạn miễn dịch, tăng sinh thượng bì và một số yếu tố khởi phát bệnh[3], [4].
- Di truyền và bệnh vảy nến:
 Mối liên quan giữa HLA và bệnh vảy nến đã được nhiều tác giả quan
tâm trong hơn 70 năm gần đây. Gen di truyền nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có
liên quan tới một số kháng nguyên bạch cầungười(HLA) thường gặp như
DR7, B13, B17, BW57, CW6. Một nghiên cứu tiến hành trên 91 bệnh nhân
vảy nến thông thường, cho thấy có liên quan đến các HLA lớp I (HLA-CW6)
và lớp II (HLA-DR7). Hầu hết bệnh nhân, chiếm 91,9% có tính đặc thù CW6,
đều có KN DR7, trong khi nhóm chứng là 50,3% [1].


4


 Tiền sử gia đình trong bệnh vảy nến đã được nhiều nhà khoa học quan
tâm và coi như là một yếu tố rủi ro. Tính chất gia đình của bệnh vảy nến đã được
biết tư lâu và tiền sử gia đình được biết khoảng 30% các trường hợp [1].
- Rối loạn miễn dịch: vảy nến là bệnh có cơ chế miễn dịch với sự tham
gia của lympho T hoạt hóa, các cytokines, IL-1, IL-6,IL-8, nhóm trung gian
hóa học eicosanoides, prostaglandin, plasminogen mà kết quả cuối cùng là
tăng sinh tế bào biểu bì, tăng gián phân gây nên bệnh vảy nến[2].
- Tăng sinh quá mức tế bào thượng bì trong vảy nến: trong vảy nến, sự
phân chia của tế bào thượng bì hoạt động rất mạnh [3]. Một tế bào bình thường
phát triển và rời khỏi bề mặt da cần 28 đến 30 ngày, tế bào da của BN vảy nến
chỉ cần 3-4 ngày là trưởng thành và di chuyển lên bề mặt da, thay vì bong ra,
chúng lại dính với nhau tạo nên thương tổn vảy da trong bệnh vảy nến.
- Yếu tố khởi phát bệnh: một số yếu tố có thể khởi phát bệnh hoặc đợt
cấp, làm bệnh nặng hơn đã được ghi nhận:
 Chấn thương tâm lý: chấn thương tâm lý đóng vai trò quan trọng
trong bệnh vảy nến và hầu hết bệnh nhân đều bị tác động ở các mức độ khác
nhau. Finlay cho rằng, chấn thương tâm lý tác động sâu sắc đến các mặt đời
sống của bệnh nhân vảy nến và việc đánh giá tác động xấu của chấn thương
tâm lý trên tưng bệnh nhân vảy nến cụ thể đóng góp tích cực vào chiến lược
điều trị-dự phòng phù hợp cho tưng bệnh nhân cụ thể [1].
 Nhiễm khuẩn: đa số các tác giả đều công nhận các nhiễm khuẩn khu
trú (tai mũi họng…), nguyên nhân chủ yếu là liên cầu tan huyết β nhóm A gây
khởi phát (chủ yếu vảy nến thể giọt) hoặc làm nặng và duy trì bệnh vảy nến
có sẵn thông qua kích thích tăng sinh tế bào lympho T[1], [4].
 Chấn thương da gây tổn thương vảy nến (hiện tượng Koebner): hiện
tượng Koebner trong bệnh vảy nến có thể xuất hiện trên các vết xước da do
gãi, vết mổ, vết bỏng, vết tiêm chủng, đôi khi bị cháy nắng (sunburn)….


5


 Vai trò của một số thuốc: một số loại thuốc gồm ức chế β, lithium,
corticoid đường toàn thân, interferon, chống viêm giảm đau nhóm nonsteroid,
ức chế enzyme angiotensin, thuốc chống sốt rét (chloroquin, quinacrin…). Dùng
corticoid đường toàn thân là nguyên nhân hay gặp nhất gây khởi phát bệnh vảy
nến thể mủ. Hơn nữa, trong các trường hợp vảy nến thông thường do dùng
corticoid toàn thân gây ra vảy nến thể mủ thì các lần tái phát sau thường cũng có
xuất hiện vảy nến mụn mủ ở các mức độ khác nhau [1], [5], [6].
 Chế độ ăn uống, rượu và thuốc lá:
 Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều dầu cá, các chất tương tự vitamin A có lợi
trong bệnh vảy nến[7]. Một chế độ ăn nhiều rau, hoa quả có tác dụng
tăng khả năng bảo vệ đối với bệnh. Các yếu tố trong chế độ ăn như acid
béo không bão hòa, gluten được cho là ảnh hưởng đến tiến triển của
bệnh.Tuy nhiên vấn đề này cũng còn có những bàn cãi, tranh luận [1]
 Thuốc lá: Nghiên cứu tại Ecolse trên 216 bệnh nhân vảy nến và 626
chứng đã cho thấy rủi ro cao hơn ở những người nghiện thuốc lá so
với nhóm không nghiện[6].
 Rượu: Bệnh nhân vảy nến nam thường là những người uống rượu
quá mức, uống rượu nhiều gây ảnh hưởng đến điều trị cũng như rối loạn tâm
lý bệnh nhân. Mặt khác, uống rượu có thể làm nặng lên vùng da có tổn
thương, làm giảm đáp ứng điều trị [1], [8].
 Khí hậu, thời tiết:
Ánh nắng mặt trời và dùng nước ấm là tốt cho bệnh nhân, trong khi dùng
nước lạnh làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên có một nhóm nhỏ bệnh nhân xuất
hiện bệnh nặng hơn vào mùa hè, nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng. Thể này
hay gặp ở phụ nữ cao tuổi, tăng nhạy cảm với ánh sáng [9].
+ Bệnh kết hợp:
Vảy nến thường kết hợp với rối loạn chuyển hóa lipid, chuyển hóa đạm,
đặc biệt là đột quỵ về tim mạch. Ngoài ra, vảy nến còn kết hợp với các bệnh
viêm khác, bệnh tự miễn khác như bạch biến, viêm đa khớp dạng thấp.



6

1.2. Chẩn đoán bệnh vảy nến
1.2.1. Lâm sàng
a. Vảy nến thể thông thường:
Vảy nến hiện nay được cho là một bệnh lý toàn thân, với biểu hiện lâm
sàng xuất hiện ở nhiều cơ quan và được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau.
- Thương tổn da: trong vảy nến thông thường, điển hình là các dát, mảng
đỏ, giới hạn rõ, hơi gồ cao lên bề mặt da, kích thước to nhỏ khác nhau (0,5 -1cm
trong vảy nến thể giọt, 1 - 3cm trong vảy nến đồng tiền, > 3cm trong vảy nến thể
mảng), bề mặt tổn thương phủ nhiều vảy trắng sắp xếp thành nhiều lớp, dễ bong
khi cạo. Thương tổn thường xuất hiện ở da những vùng tì đè, dễ sang chấn (rìa
trán, khuỷu tay, đầu gối, xương cùng…), ở mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp.
- Thương tổn móng: hay gặp nhất là rỗ móng, tách móng, móng dày và
mủn, có thể bị cả móng tay, móng chân.
- Thương tổn khớp: với biểu hiện viêm khớp mạn tính, nhiều hình thái,
thường xuất hiện ở các khớp nhỏ, nhỡ, khớp cột sống, trường hợp bệnh nặng,
diễn biến lâu dài có thể dẫn tới biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp…
- Tổn thương móng: 80% bệnh nhân có tổn thương móng tay, 35% có tổn
thương móng chân. Móng có nhiều tổn thương như rỗ móng, dày sưng dưới
móng, xuất huyết móng... Tổn thương khớp gây viêm khớp vảy nến.
- Tổn thương cơ quan nội tạng: Có thể kèm theo các bệnh đái tháo
đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...
- Bệnh diễn biến thất thường, tiến triển tưng đợt tái phát xen lẫn những
thời kỳ ổn định bệnh.
- Các rối loạn khác: BN vảy nến có thể kèm theo các bệnh lý khác tăng
huyết áp, rối loạn lipid, đái tháo đường…
- Triệu chứng cơ năng: có thể ngứa ít hoặc nhiều, tùy tưng thể và giai

đoạn bệnh.


7

- Dựa vào kích thước của tổn thương, có thể chia vảy nến thể thông
thường thành các thể sau:
+) Thể giọt: Tổn thương dưới 1cm, thường gặp ở vảy nến mới phát
bệnh, trẻ em, thiếu niên.
+) Thể đồng tiền: Kích thước vài cm, trung tâm nhạt màu, bờ ngoài đỏ thẫm.
+) Thể mảng: Kích thước 2 cm hoặc lớn hơn. Các mảng có thể liên kết
nhau thành mảng lớn.
b. Vảy nến thể đặc biệt khác
- Thể mụn mủ lan toả: Mụn mủ, hồ mủ nông trên nền dát đỏ lan tỏa toàn
thân tưng đợt cộng với sốt cao [10]. Mụn mủ khu trú: vảy nến thể mủ lòng
bàn tay bàn chân Barber, viêm da đầu chi liên tục Hallopeau.
- Thể đỏ da toàn thân: Đỏ da ≥90% diện tích cơ thể.
1.2.2. Cận lâm sàng
- Sinh thiết – nhuộm Hematoxylin eosin (HE):là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán bệnh vảy nến, rất có giá trị trong những trường hợp nghi ngờ chẩn
đoán và giúp chẩn đoán phân biệt. Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng trong
bệnh vảy nến là lớp sưng dày có hiện tượng á sưng, lớp hột biến mất, lớp gai
mỏng, mầm liên nhú dài ra và có vi apxe Munro trong lớp gai. Trung bì thâm
nhiễm bạch cầu lympho và giãn mạch nhú bì.
- Xét nghiệm máu: có thể phát hiện các rối loạn chuyển hoá lipid máu,
đường máu.
1.2.3. Chẩn đoán phân biệt
Vảy nến cần phân biệt với các trường hợp bệnh da có tổn thương đỏ da
bong vảy. Bệnh vảy nến cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý sau:
- Á vảy nến: tổn thương thương là các sẩn, mảng màu hồng, có vảy

trắng, cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”.


8

- Vảy phấn hồng Gibert: tổn thương là các dát đỏ hình tròn hoặc bầu dục,
ngoại vi có tổn thương viền vảy, trung tâm có xu hướng lành, tổn thương chủ
yếu vùng thân mình, gốc chi. Bệnh có thể tự khỏi sau 4-8 tuần.
- Giang mai thời kỳ II: sẩn hồng, thâm nhiễm, ngoại vi có viền vảy. Xét
nghiệm huyết thanh giang mai dương tính.
- Lupus ban đỏ dạng đĩa: thương tổn là các dát đỏ, có teo da, vảy da dính
khó bong.
- Vảy phấn đỏ nang lông: tiến triển nhanh, lan tư trên mặt, cổ, xuống
thân mình và tay chân. Có các sẩn đỏ nang lông ở thương tổn. Có dấu hiệu “
đảo da lành”.
1.2.4. Tiến triển và biến chứng
- Tiến triển: bệnh tiến triển tưng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời
kỳ bệnh thuyên giảm. Khi sạch thương tổn da cũng không thể coi là bệnh đã
khỏi hoàn toàn.
- Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá,
bội nhiễm; đỏ da toàn thân. Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp,
cứng khớp, nhất là khớp cột sống.
1.3. Điều trị
Cho đến nay chưa có phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hoàn
toàn bệnh vảy nến. Chiến lược điều trị baogồm: giai đoạn tấn công để làm
sạch tổn thương và giai đoạn duy trì để giữ cho sự ổn định lâu dài. Tư vấn cho
bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vảy nến, phối hợp với thầy thuốc trong điều trị
cũng như dự phòng bệnh bùng phát[11].
1.3.1. Điều trị tại chỗ
Chỉ định:

- Là đơn trị liệu đối với vảy nến thể mảng mức độ nhẹ.
- Phối hợp với các thuốc đường toàn thân hoặc điều trị ánh sáng đối với
vảy nến thể vưa và nặng hoặc cá thể vảy nến đặc biệt khác.


9

a. Thuốc bôi tại chỗ
- Dithranol, anthralin: điều trị tấn công hoặc điều trị củng cố,rất có hiệu
quả đối với bệnh vảy nến thể mảng. Chống chỉ định với những trường hợp
đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ. Tác dụng không mong muốn ít gặp, chủ yếu
là gây kích ứng da.
- Acid salicylic: Thuốc có tác dụng bạt sưng, bong vảy. Không bôi thuốc
toàn thân vì có nguy cơ gây độc toàn thân, tăng men gan.
- Calcipotriol: là một dẫn xuất của vitamin D3, điều trị bệnh vảy nến thể
thông thường, lượng thuốc bôi bôi dưới 30% diện tích da cơ thể (không quá
15g/ngày hoặc 100g/tuần). Calcipotriol có thể kết hợp với corticoid, dùng
điều trị tấn công. Chế phẩm dạng gel dùng điều trị vảy nến da đầu, dạng mỡ
dùng điều trị vảy nến ở thân mình.
- Vitamin A acid dùng tại chỗ: có thể có các tác dụng phụ như kích ứng,
đỏ da, bong vảy da.
- Kẽm oxyd: tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng, sử dụng kết hợp với
các thuốc bạt sưng bong vảy mạnh.
- Corticoid tại chỗ: thuốc dùng điều trị tấn công, tác dụng điều trị nhanh
nhưng dễ tái phát sau ngưng thuốc, dùng kéo dài có thể gặp các tác dụng
không mong muốn, cần phải giảm dần liều khi đã kiểm soát được triệu chứng.
b. Quang trị liệu (phototherapy)
Chỉ định:
- Điều trị đơn trị liệu đối với vảy nến thể mảng mức độ vưa.
- Có thể kết hợp với thuốc bôi hoặc một số thuốc toàn thân khác.

Các phương pháp điều trị bằng ánh sáng được áp dụng:
- UVA (320-400nm), PUVA (Psoralen phối hợp UVA)
- UVB (290-320nm) ngày nay ít sử dụng, được thay thế dần bằng UVB
dải hẹp (UVB-311 nm, Narrow Band-UVB).


10

1.3.2. Điều trị toàn thân
- Chỉ định: điều trị vảy nến thể mảng mức độ vưa và nặng và một số thể
vảy nến khác.
- Một số thuốc thường được sử dụng:
+ Methotrexat: điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mủ toàn
thân, vảy nến thể mảng lan rộng. Cần theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc
kéo dài.
+ Acitretin: điều trị các thể vảy nến nặng, đặc biệt có hiệu quả tốt với
vảy nến thể mủ.
+ Cyclosporin: điều trị những thể vảy nến nặng, khi dùng thuốc cần
theo dõi chức năng thận và huyết áp thường xuyên.
+ Các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai, rối loạn chức
năng gan, thận, giảm bạch cầu... Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải
theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
+ Corticoid: Sử dụng khi thật sự cần thiết và phải cân nhắc lợi, hại vì có
thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây đỏ da toàn thân vảy nến
hoặc vảy nến thể mủ toàn thân.
+ Các thuốc sinh học (biotherapy): đây là một phương pháp điều trị
mới, là lựa chọn cuối cùng khi không đáp ứng với các phương pháp khác.
Thuốc cho hiệu quả cao nhưng giá thành còn đắt.
1.3.3. Khống chế và điều trị các yếu tố khởi phát bệnh
Một số yếu tố có thể gây khởi phát bệnh hoặc đợt cấp và làm bệnh nặng

hơn. Do đó cần có sự phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân để tìm ra các yếu tố
này để có chiến lược phòng và giúp điều trị bệnh một các hiệu quả nhất.
- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu.
- Chăm sóc da đúng cách: bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn
thương da như tránh va chạm, nhiễm bẩn, côn trùng cắn, vệ sinh thân thể hàng


11

ngày, không cần cố gắng loại bỏ tất cả vảy trên tổn thương, tránh nước quá
nóng hoặc quá lạnh, dùng nhiều xà bông làm da thêm khô ngứa. Thoa kem
làm ẩm da theo đơn của bác sĩ, tránh gãi gây tổn thương da nặng hơn.
- Chế độ ăn và thói quen lành mạnh: ăn uống điều độ, một số thực phẩm
giàu β-carotene, thức ăn có chứa vitamin D và ăn dầu cá có ích lợi trong bệnh
vảy nến, khônguống rượu bia, không hút thuốc lá. Tập luyện để tránh tăng
béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, có nguy cơ khởi phát hay làm nặng lên
bệnh vảy nến[1].
- Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc: thuốc chẹn β, kháng sinh nhóm
β-lactam, thuốc điều trị sốt rét, đặc biệt cấm dùng tất cả các corticoid đường
toàn thân
- Vấn đề sử dụng thuốc nam, tắm nước lá trong điều trị bệnh: hiện nay đã
có một số công trình nghiên cứu sử dụng cây lô hội và dùng nước khoáng
trong việc hỗ trợ điều trị vảy nến đạt hiệu quả tốt hơn [12]. Tuy chưa có công
trình nghiên cứu sử dụng thuốc nam trong điều trị vảy nến nhưng nghiên cứu
của Trần Văn Tiến (2004)chỉ ra một số bệnh nhân vảy nến sau khi dùng thuốc
nam thì thương tổn nặng hơn, một số trường hợp tiến triển thành vảy nến vảy
nến thể mủ hoặc vảy nến đỏ da toàn thân [13].
- Đặc biệt cần giải thích cho bệnh nhân rõ ràng để bệnh nhân tuân thủ điều
trị, tái khám đúng hẹn, khi tự nhận thấy bệnh thuyên giảm, hết tổn thương,
không được chủ quan, tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý mua thuốc theo đơn cũ để dùng.

1.4. Tình hình vảy nến ở Việt Nam và vấn đề nhận thức của bệnh nhân :
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Xuân Hiền và cộng sự, vảy nến chiếm 6,44%
bệnh nhân Da liễu ở Viện Quân y 108 [2]. Nghiên cứu của Trần Văn Tiến tại
Viện Da liễu Trung ương có 134 bệnh nhân vảy nến điều trị trong thời gian tư
3/1999 – 8/2000, chiếm tỷ lệ 12,04% số bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại viện
[7]. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, tỷ lệ
bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh


12

Các tài liệu cho thấy rằng có đến 40-70% số bệnh nhân không sử dụng
thuốc theo quy định của bác sĩ. Giáo dục bệnh nhân, mối quan hệ bác sĩ-bệnh
nhân, hiệu quả điều trị, thời gian tiêu thụ, sự phiền phức khi sử dụng thuốc
bôi và sợ tác dụng phụ được báo cáo là những lý do tại sao bệnh nhân không
sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tại bệnh viện Da liễu Trung ương đã xây dựng riêng phòng khám
Chuyên đề các bệnh tự miễn và vảy nến với các bác sĩ có chuyên môn cao để
góp phần khám, điều trị, tư vấn cho bệnh nhân vảy nến ngoại trú. Trung bình
hàng ngày các bác sĩ tại đây tiếp nhận hàng chục bệnh nhân, tuy chưa có
thống kê cụ thể nhưng khá nhiều bác sĩ không có nhiều thời gian để tư vấn
bệnh cho bệnh nhân.
Mặc dù hiện nay y học đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều
trị bệnh vảy nến, tuy nhiên có nhiều bệnh nhân chẳng những không tuân thủ
điều trị mà còn tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm như
thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích, stress khiến cho bệnh dễ tái phát, dẫn đến
phải nhập viện điều trị, kéo theo những gánh nặng về chi phí cho bệnh nhân.
Nhận thức của bệnh nhân về bệnh và về các phương pháp điều trị là khác
nhau, tùy thuộc vào tuổi, trình độ văn hóa .... Kiểm soát để bệnh ổn định,
không tái phát là nhiệm vụ vô cùng quan trọng giúp điều trị bệnh tốt hơn.

Giáo dục sức khỏe về vảy nến cho bệnh nhân là cần thiết và đã nâng cao được
đáng kể kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân, qua đó hiệu quả điều trị
được tốt hơn và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân vảy nến thể mảng đến khám
và điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung ương tư 01/07/2019 đến 31/10/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân tư 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thể mảng tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương tư 01/07/2019 đến 31/10/2019.
- Lâm sàng: Mảng đỏ ranh giới rõ, màu đỏ tươi, trên có vảy da trắng dày dễ
bong thường gặp ở vùng tì đè. Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính.
- Mô bệnh học: Thượng bì dày sưng, á sưng. Lớp hạt phía trên đỉnh
nhú bì gần như mất hết. Có thể thấy những đám 3 - 4 bạch cầu đa nhân trung
tính ở thượng bì (gọi là vi abcess Munro). Trung bì có nhiều nhú bì cao,
mỏng, nhiều mao mạch. Thâm nhiễm nhiều lympho, đại thực bào, bạch cầu
trung tính.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mắc các thể vảy nến khác: vảy nến thể mủ toàn thân, vảy
nến thể đỏ da toàn thân, vảy nến thể khớp, vảy nến thể giọt.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tư 01/07/2019 đến

31/10/2019.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Da liễu Trung ương.


14

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu thuận tiện(n=40)
2.3.3. Các bước tiến hành
- Lập phiếu nghiên cứu
- Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
- Giải thích, tư vấn cho bệnh nhân nhóm nghiên cứu.
- Đánh giá lại sau 1 tháng.
- Nội dung tư vấn:
+ Căn nguyên: Bệnh vảy nến chưa hoàn toàn sáng tỏ nhưng đa số tác
giả cho là có liên quan tới các vấn đề: cơ địa di truyền, yếu tố khởi động, thay
đổi miễn dịch và tăng sinh thượng bì.
+ Dịch tễ : Đây là một trong các bệnh da phổ biến. Tỷ lệ mắc giữa nam
và nữ bằng nhau.
+ Các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng lên là: chấn thương tâm lý,
yếu tố nhiễm khuẩn, một số thuốc như nhóm thuốc chẹn β giao cảm, lithium,
corticosteroide đường toàn thân, thuốc chống viêm không steroide, thuốc
chống sốt rét tổng hợp, kháng sinh tetracyclines…Hút thuốc lá, uống nhiều
rượu bia, khi vùng da của bệnh nhân tiếp xúc với những chất có tính bazo cao:
xà phòng, vôi.
+ Vảy nến là bệnh da mạn tính, có tính tái phát, chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu, không gây ảnh hưởng tới môi trường, xã hội và nguy hiểm cho

người khác, không lây truyền
+ Bệnh biểu hiện tại da, khớp và các cơ quan khác


15

+ BN cần phải dùng thuốc duy trì theo đơn, không lo lắng nhiều vì
bệnh không nguy hiểm.
+ Trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cần hạn chế các loại thức ăn là
yếu tố khởi phát, không uống rượu bia và dùng các chất kích thích, tránh căng
thẳng nhiễm khuẩn, hạn chế chấn thương, tổn thương da, hạn chế ăn nhiều
đường, muối rượu.
+ Khi có triệu chứng của bệnh, ngứa hoặc đau khớp cần đi khám bác sĩ ngay
+ Khi da có bong vảy nên tắm nhẹ nhàng, tránh tổn thương da, thoa
kem làm ẩm thường xuyên, không cần cách ly với người khác.
+ Nên khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Người thu thập dữ liệu trực tiếp hỏi BN theo bộ câu hỏi có sẵn để thu
thập thông tin về đối tượng, ghi chép đầy đủ các thông tin vào bệnh án nghiên
cứu theo mẫu thống nhất.
- Phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi và đánh giá kiến thức, thái độ, thực
hành của bệnh nhân bị bệnh vảy nến trước và sau khi được nhân viên y tế tư vấn
- Hỏi BN trước khi được khám, sau 1 tháng gọi điện thoại hỏi lại BN
theo bộ câu hỏi đã xây dựng.
- Trong bộ câu hỏi có 15 câu, mỗi câu gồm tư 3-6 ý nhỏ, mỗi một ý trả
lời đúng được 1 điểm, tối đa là 34 điểm, tối thiểu là 0 điểm.
Dựa vào tổng điểm bệnh nhân có được để đánh giá mức độ kiến thức,
thái độ, hành vi quy định như sau:
- Kiến thức, thái độ, hành vi Đạt: > 17 điểm
- Kiến thức, thái độ, hành vi Không đạt: ≤ 17 điểm
2.4. Xử lý số liệu

- Theo chương trình Excel 5.0
- Các số liệu định lượng được biểu hiện dưới dạng trung bình ± độ lệch.
- Các số liệu định tính được biểu hiện dưới dạng tỉ lệ phần trăm.


16

2.5. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu
- Các công cụ thu thập thông tin được thiết kế thích hợp theo mục tiêu
nghiên cứu để dễ dàng thu thập và đảm bảo đầy đủ thông tin.
- Người thu thập thông tin được đào tạo kỹ trước khi nghiên cứu, đảm
bảo tính khách quan của số liệu nghiên cứu.
2.6. Các chỉ số trong nghiên cứu
2.6.1. Nhóm chỉ số thông tin chung
- Tuổi
- Giới
- Trình độ văn hóa
- Nơi ở
- Phương tiện tìm kiếm thông tin về bệnh vảy nến của BN trước khi tư vấn
- Biện pháp bệnh nhân đã điều trị trước khi điều trị tại bệnh viện
2.6.2. Nhóm chỉ số về sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh
nhân sau khi tư vấn
- Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh
- Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về dịch tễ của bệnh
- Thay đổi kiến thức về yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng lên
- Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về đặc điểm của bệnh
- Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về vị trí biểu hiện của bệnh
- Thay đổi kiến thức của bệnh nhân về cách dùng thuốc duy trì
- Thay đổi thái độ của bệnh nhân khi mắc bệnh
- Thay đổi thực hành của bệnh nhân trong ăn uống, sinh hoạt

- Thay đổi thực hành của bệnh nhân trong việc khám bệnh khi có triệu
chứng của bệnh
- Thay đổi thực hành của bệnh nhân trong chăm sóc da
- Thay đổi thực hành của bệnh nhân khi tiếp xúc với người khác


×