Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tại tỉnh ninh bình năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.
Thực hiện tốt việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là yếu tố
quan trọng làm giảm tỷ lệ phát triển dân số trong chiến lược dân số sức khoẻ
sinh sản, thực hiện chính sách dân số trong tình hình mới và lồng ghép các
vấn đề Dân số và phát triển vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; đó cũng chính là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai chung thay đổi tùy theo từng quốc
gia, vùng lănh thổ. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về tt́nh ht́nh sử dụng các
biện pháp tránh thai trên thế giới (số liệu năm 2011) cho thấy tỷ lệ sử dụng
bất kỳ một biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, thấp
nhất là ở Châu Phi (31%) và ít hơn 25% là ở Trung Phi và Tây Phi, và cao
nhất là 70% hoặc cao hơn là ở Châu Âu (70%), Châu Mỹ La Tinh (73%) và
vùng Caribbean (73%) và Bắc Mỹ (75%) [1].
Ở Việt Nam, trong những năm qua, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
ngày càng tăng lên góp phần quan trọng làm giảm mức sinh. Điều tra biến
động Dân số - Kế hoạch hoá gia đình thời điểm 01/4/2016 cho thấy tỷ lệ sử
dụng biện pháp tránh thai bất kỳ của Việt Nam hiện đang ở mức cao 77,6%.
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại thời điểm này đạt mức
66,5% tăng 1,5 điểm phần trăm so với kết quả điều tra biến động dân số 2015
[2], [3].


2

Trong những năm qua, Ninh Bình là một trong những tỉnh được đánh giá


là có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp tránh thai
trong chiến lược Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại như: triệt sản nam bằng
phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh, triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và
cắt vòi tử cung, vòng tránh thai, bao cao su, viên thuốc tránh thai, thuốc tiêm
tránh thai, thuốc cấy tránh thai đã được quan tâm hưởng ứng của các cấp
chính quyền, tổ chức quần chúng và cộng đồng. Tuy vậy, trong quá trình tổ
chức thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình ở Ninh Bình
không phải bao giờ cũng thuận lợi. Cho đến nay, những tư tưởng nho giáo,
phong kiến, lỗi thời, sợ sử dụng các biện pháp tránh thai làm ảnh hưởng đến
sức khỏe; đồng thời kiến thức, sự chuyển đổi hành vi về việc sử dụng các biện
pháp tránh thai vẫn chưa bền vững. Đó vẫn là những yếu tố cản trở đến việc
chấp thuận và sử dụng các biện pháp tránh thai.
Để tìm hiểu rõ về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
các biện pháp tránh thai hiện đại tại Ninh Bình, chúng tôi thực hiện đề tài
“Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tại tỉnh Ninh Bình năm
2018 và một số yếu tố liên quan”, với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) tại tỉnh Ninh Bình năm 2018.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại của đối tượng nghiên cứu.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Kế hoạch hóa gia đình
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)
bao gồm những hoạt động giúp các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được
những mục tiêu:
- Tránh những trường hợp sinh không mong muốn;
- Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn;
- Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh;
- Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với lứa tuổi.
Như vậy, Kế hoạch hoá gia đình là sự lựa chọn có ý thức của các cặp vợ
chồng nhằm điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các
lần sinh con. Kế hoạch hoá gia đình không chỉ là các biện pháp tránh thai mà
còn giúp đỡ các cặp vợ chồng để có thai và sinh con [37].
Việt Nam xác định: “Kế hoạch hoá gia đình là sự nỗ lực của nhà nước,
xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con,
thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe,
nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống
của gia đình” [19].
1.1.2. Biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh thai là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân làm
ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ [17].
Theo WHO: Là những thực hành giúp cho cá nhân hoặc các cặp vợ
chồng thực hiện mục đích: Tránh được những trường hợp có thai không mong
muốn, đạt được những trường hợp có thai như ý muốn và chủ động điều hòa


4


khoảng cách giữa các lần sinh, chủ động thời điểm sinh con và số con mong
muốn phù hợp với bản thân.
Các biện pháp tránh thai được chia làm hai nhóm: biện pháp tránh thai
hiện đại và biện pháp tránh thai truyền thống.
1.1.2.1. Biện pháp tránh thai hiện đại:
Biện pháp tránh thai hiện đại được chia làm hai nhóm: Lâm sàng và phi
lâm sàng.
* Biện pháp tránh thai lâm sàng
- Triệt sản: Là một biện pháp tránh thai áp dụng cho cả nam và nữ.
Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh: Là một biện
pháp tránh thai phổ biến ở nam giới, biện pháp này rất an toàn mà không ảnh
hưởng gì đến sức khỏe cũng như khoái cảm của nam giới trong quan hệ vợ
chồng. Thắt và cắt ống dẩn tinh có tác dụng ngăn tinh trùng di chuyển ra khỏi
túi tinh và tránh thụ thai. Thủ thuật không đụng chạm gì đến tinh hoàn nên
không thể biến những người đàn ông cường tráng thành “hoạn quan” như
nhiều người lo ngại.
Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là biện pháp làm
nghẽn ống dẫn trứng để ngăn tinh trùng và trứng gặp nhau bằng cách cột và
cắt rời vòi trứng; là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn, có tính an toàn. Với
những quốc gia có dân số đông, triệt sản thể hiện trách nhiệm để giảm gánh
nặng cho đất nước. Chỉ định cho phụ nữ trên 30 tuổi với đủ số con khỏe
mạnh. Con nhỏ nhất phải trên 3 tuổi. Cặp vợ chồng không muốn có con thêm.
Quan hệ vợ chồng bền vững.
- Dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC): Vòng tránh thai là một dụng
cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung tạo nên hiệu quả
tránh thai kéo dài nhiều năm. Vòng tránh thai có thể được quấn đồng hay
không để làm tăng hiệu quả ngừa thai. Hiện tại dụng cụ tử cung (DCTC) hiện
đại nhất là loại vòng có chứa nội tiết progestin (vòng Mirena) được phóng



5

thích dần dần tạo hiệu quả tránh thai rất cao. Cơ chế tác dụng chính của dụng
cụ tử cung là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về
sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh làm
tổ. Là một trong những biện pháp tránh thai phổ biến được các chị, em tin
tưởng áp dụng. Phương pháp này không gây đau nhiều, không ảnh hưởng sức
khỏe cũng như đời sống tình dục của chị, em.
- Thuốc tiêm tránh thai: Thuốc tránh thai dạng tiêm là một dạng khác của
thuốc viên tránh thai hormone. Thuốc tiêm có tác dụng kéo dài trong nhiều
tuần hơn so với thuốc viên uống. Những thuốc dạng tiêm này được tạo thành
từ một loại hormone tương tự như progesterone. Depo-Provera và Noristerat
là đại diện cho dòng thuốc tiêm tránh thai này.
Hai thuốc trên sẽ được tiêm vào cơ sâu thường là cơ mông, trong khi
thuốc Sayana Press dùng đường tiêm dưới da, thường là vùng bụng hay mặt
trước đùi.
Depo-Provera và Sayana Press có tác dụng tránh thai trong 13 tuần,
Noristerat có thể tránh thai trong 8 tuần. Thuốc tiêm cần được tiếp tục chích
đúng thời gian để duy trì tác dụng tránh thai.
- Que cấy tránh thai: Trong que ngừa thai chứa các chất làm ức chế khả
năng trứng rụng cao, khiến cho tinh trùng không thể bơi vào trong âm đạo,
giúp chị em không có thai ngoài ý muốn, tỷ lệ tránh thai lên đến 99,9%. Hiện
nay, cấy que tránh thai được coi là phương pháp hiện đại và hiệu quả giúp các
chị em an tâm và thoải mái trong những cuộc yêu mà không lo có em bé.
* Biện pháp tránh thai phi lâm sàng
- Bao cao su: Là một biện pháp tránh thai dùng cho nam giới, hiện nay
đã có bao cao su cho nữ giới. Đây là một biện pháp tránh thai phổ biến nhất
để không phải mang thai ngoài ý muốn, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS. Sử dụng bao cao su vừa
tiện lợi lại vừa có tính an toàn cao đối với cả nam và nữ giới. Bạn có thể hoàn

toàn yên tâm chủ động sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.


6

- Viên thuốc tránh thai: Có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng
và trứng, là biện pháp tránh thai khá phổ biến và được nhiều chị em tin dùng.
Viên thuốc tránh thai có rất nhiều dạng nhưng theo lời khuyên của các chuyên
gia, bạn nên sử dụng hàng ngày để không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Điều
quan trọng khi sử dụng viên thuốc tránh thai là bạn phải nhớ uống hàng ngày
và một giờ nhất định.
- Viên thuốc tránh thai khẩn cấp: Đây là biện pháp tránh thai không được
khuyến khích sử dụng rộng rãi trong việc ngừa thai. Chỉ được sử dụng trong
trường hợp cần thiết nhất. Nếu đã quan hệ tình dục mà không được bảo vệ bởi
một biện pháp tránh thai nào thì bạn hãy dùng loại thuốc tránh thai khẩn cấp
này sau khi quan hệ tình dục trong vòng 75 giờ.
1.1.2.2. Biện pháp tránh thai truyền thống (hay còn gọi là tránh thai tự nhiên)
Là biện pháp không cần dụng cụ, không dùng thuốc men hay thủ thuật
nào để ngăn cản sự thụ tinh. Tránh thai truyền thống là các phương pháp được
áp dụng rộng rãi thích hợp cho các đối tượng đặc biệt các trường hợp chống
chỉ định dùng các phương pháp tránh thai có sử dụng thuốc hay sử dụng dụng
cụ. Cần tuân thủ đúng phương pháp và có sự đồng thuận cả vợ chồng.
- Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo: Phương pháp này còn gọi là giao
hợp gián đoạn, đòi hỏi sự chủ động của nam giới trong lúc giao hợp. Dương
vật được rút nhanh chóng ra khỏi âm đạo trước khi phóng tinh và phóng tinh
ra ngoài âm đạo. Không để tinh dịch rỉ ra khi dương vật còn trong âm đạo và
không để tinh dịch đã phóng ra ngoài rơi trở lại âm đạo.
- Phương pháp tránh ngày phóng noãn: Phương pháp này có tên gọi khác
là phương pháp nhận biết thời điểm rụng trứng để tránh thai. Là phương pháp
sinh lý tránh thụ thai, cụ thể là tránh giao hợp vào những ngày có nhiều khả

năng thụ thai nhất trong chu kỳ kinh. Có 2 cách:
+ Tránh ngày phóng noãn bằng cách đo thân nhiệt cơ bản: có thể tránh
giao hợp vào 3 ngày trước ngày dự kiến có phóng noãn và 2 ngày sau khi


7

nhiệt độ đã lên cao, thời kỳ đầu sau kinh là thời kỳ an toàn tương đối, thời kỳ
sau khi nhiệt độ lên cao là thời kỳ an toàn tuyệt đối. Muốn xác định ngày
phóng noãn đúng qua đường biểu diễn thân nhiệt, cần thiết phải đo thân nhiệt
3 - 6 chu kỳ liên tiếp. Đây là phương pháp dễ làm, không tốn kém và rất chính
xác để chọn ngày phóng noãn, chỉ cần thực hiện đúng quy tắc đo thân nhiệt.
+ Tránh ngày phóng noãn bằng cách dựa trên tính chất của chất nhầy
cổ tử cung.
1.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai
1.2.1. Trên Thế giới
Tỷ lệ sử dụng các biện phỏp trỏnh thai chung thay đổi tùy theo từng
quốc gia, vùng lănh thổ. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về tt́nh ht́nh sử dụng
các biện pháp tránh thai trên thế giới (số liệu năm 2011) cho thấy tỷ lệ sử
dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng
hoặc chung sống như vợ chồng, thấp nhất là ở Châu Phi (31%) và ít hơn 25%
là ở Trung Phi và Tây Phi, và cao nhất là 70% hoặc cao hơn là ở Châu Âu
(70%), Châu Mỹ La Tinh (73%) và vùng Caribbean (73%) và Bắc Mỹ (75%).
Trong đó biện pháp tránh thai hiện đại vẫn là chủ yếu, trong năm 2011, chín
trên mười sử dụng biện phỏp trỏnh thai trên thế giới là sử dụng biện phỏp
trỏnh thai hiện đại. Tỷ lệ này cũng khác biệt về cơ cấu từng phương tiện tránh
thai trong đó, trên thế giới triệt sản nữ là phổ biến nhất, ở Châu Mỹ La Tinh
và vùng Caribbean là 26%, cao nhất là ở cộng ḥa Dominica với 47%, Ở
Colombia, Costa Rica, El Salvador, và Puerto Rico, mức độ dao động từ 30%
và 40%, hơn 25% ở Brazil và một số nước trong khu vực khác, bao gồm cả

Trung Quốc (29%) và Ấn Độ (36%). Ṿng tránh thai, được sử dụng bởi 14%
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đă kết hôn hoặc sống như vợ chồng là sử dụng
rộng răi phương pháp tránh thai thứ hai trên thế giới. Ṿng tránh thai thường
được sử dụng ở châu Á (18%) và tỷ lệ của nó là cao nhất hơn 40% ở Trung
Quốc, Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Uzbekistan. Ngoài ra, mức
độ sử dụng dụng cụ tử cung khoảng từ 30% và 40% ở Israel, Kazakhstan,


8

Kyrgyzstan, Turkmenistan và Việt Nam. Thuốc uống tránh thai là BPTT sử
dụng phổ biến thứ 3 trên thế giới với 9%, sử dụng viên thuốc ngừa thai có sự
phân bố địa lư đồ họa lớn nhất trong tất cả các phương pháp bất kỳ. Phổ biến
của thuốc là tương đối cao, 30 % trở lên trong bốn quốc gia ở châu Phi, một
nước Châu Á, chín ở châu Âu, một ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean và
một ở Châu Đại Dương. Các quốc gia có tỷ lệ cao nhất của thuốc tránh thai sử
dụng 40% bao gồm Algeria, Cộng ḥa Séc, Pháp, Ma-rốc, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Reunion và Zimbabwe. Về phần thuốc sử dụng biện pháp tránh thai nói
chung, có nhiều quốc gia mà ở ít nhất 30% số người sử dụng biện pháp tránh
thai dựa vào thuốc hơn ở các nước có tỷ lệ tương tự là chiếm được một trong
hai thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung. Ở nhiều nước, uống thuốc là phổ
biến hơn những người sử dụng biện pháp tránh thai so với triệt sản nữ hoặc
dụng cụ tử cung ngay cả khi tính phổ biến của thuốc là thấp hơn so với triệt
sản nữ hoặc dụng cụ tử cung [43].
Ở các nước phát triển, phương pháp phổ biến nhất là thuốc tránh thai
(18%) và bao cao su nam (18%), ngược lại ở các nước đang phát triển phương
pháp có tỷ lệ cao nhất là triệt sản nữ với 21% và dụng cụ tử cung với 15%.
Bao cao su nam sếp thứ tư trong số các biện phỏp trỏnh thai hiện đại được
phổ biến trên toàn cầu với 8% ở phụ nữ 15-49, tỷ lệ sử dụng bao cao su là cao
nhất tại Hồng Kông đặc khu hành chính của Trung Quốc (50%) và 30% hoặc

cao hơn ở Argentina, Botswana, Hy Lạp, Nhật Bản, Liên bang Nga và
Uruguay. Biện pháp tránh thai hiện đại khác cũng rất phổ biến trong một số
khu vực. Ở Đông Phi và Nam Phi, thuốc cấy tránh thai là phương pháp phổ
biến nhất, chiếm hơn 40% sử dụng BPTT. Phương pháp truyền thống, mặc dù
có hiệu quả thấp hơn hơn so với phương pháp hiện đại, vẫn thường được sử
dụng ở Trung Phi, Tây Phi và Tây Á tương ứng là 57% , 29% và 33% phụ nữ
15-49 đă kết hôn hoặc sống như vợ chồng hiện đang sử dụng một phương
pháp biện pháp tránh thai dựa vào một phương pháp truyền thống. Các quốc
gia có tỷ lệ cao 30% trở lên là Albania, Azerbaijan, Malta và Serbia [43].


9

Ở châu Á, triệt sản nữ và dụng cụ tử cung là lựa chọn phổ biến nhất, đặc biệt
là khu vực Đông Á. Trong khi đó, các quốc gia khu vực Nam Á có xu hướng sử
dụng triệt sản nữ và viên uống tránh thai nhiều hơn. Các quốc gia Đông Nam Á
có tỷ lệ sử dụng viên uống tránh thai và thuốc tiêm tránh thai là lớn nhất [29].
Năm 2013, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đă xuất bản Chương tŕnh hành
động khu vực Tây Thái Bt́nh Dương, tài liệu này cho thấy, từ năm 2005-2010,
hầu hết các nước khu vực và đảo Thái Bt́nh Dương có tỷ lệ sử dụng các biện
phỏp trỏnh thai (CPR) dưới mức 45%. CPRs thấp ở Papua New Guinea (36%)
và Lào (38%), những nước có tỷ lệ chết mẹ (MMRs) cao. Từ 2001-2010, báo
cáo cho thấy nhu cầu Kế hoạch hoá gia đỡnh không được đáp ứng cao nhất tại
Lào (27%), Philippines (22%) và một số nước khu vực đảo Thái Bt́nh Dương, tỷ
lệ này thấp nhất ở Việt Nam (4,8), Mông cổ (4,6%) và Trung Quốc (2,3%) [45].
1.2.2. Tại Việt Nam
Chương tŕnh Kế hoạch hoá gia đỡnh bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam
từ những năm 1960 và được UNFPA tài trợ từ năm 1978. UNFPA đă cung cấp
hầu hết các nhu cầu về dụng cụ tử cung và viên uống tránh thai cho các nước,
đồng thời hỗ trợ toàn diện cho bẩy vùng trọng điểm. Từ năm 1993, chúng ta

đă triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép với Kế hoạch hoá gia đỡnh tại
chỗ cho người dân. Hầu hết các biện pháp tránh thai hiện đại đều được nhà
nước cung cấp miễn phí (90,2%), chủ yếu ở các trạm y tế (42,79%). Số cc̣n lại
được cung cấp bởi các khu vực y tế tư nhân như các hiệu thuốc, các thầy
thuốc tư và các thành phần khác [9]. Với nỗ lực của chính phủ kết hợp với sự
giúp đỡ của UNFPA và các tổ chức phi chính phủ khác, Việt Nam đă đào tạo
được cán bộ chuyên trách về dân số, mở rộng mạng lưới cộng tác viên dân số
đến tận thôn, bản. Đồng thời đưa các chương tŕnh giáo dục dân số vào trong
các trường phổ thông. Tất cả các hoạt động này đă góp phần làm tăng nhanh
số người thực hiện các biện pháp Kế hoạch hoá gia đỡnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng các
biện phỏp trỏnh thai hiện đại ngày càng cao. Năm 2001 là 61,1%, năm 2004


10

là 64,6%, tới năm 2008 tỷ lệ sử dụng các biện phỏp trỏnh thai hiện đại của cả
nước là 68,8% [18], [20]. Số liệu của các cuộc điều tra của Việt Nam trong
nhiều năm qua cũng cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa giảm sinh và tăng
tỷ lệ sử dụng các biện phỏp trỏnh thai, đặc biệt là các biện phỏp trỏnh thai hiện
đạI [21], [22]. Tổng tỷ suất sinh (TFR) liên tục giảm qua các năm, tỷ lệ với việc
tăng cường sử dụng các biện phỏp trỏnh thai. Năm 2001, TFR của Việt Nam là
2,25 đến năm 2004 giảm xuống là 2,23 và năm 2009 TFR chỉ cc̣n 2,09 [22].
Tại Việt Nam cũng tương tự như các quốc gia khác trong khu vực và trên
thế giới, cơ cấu sử dụng các biện phỏp trỏnh thai cũng có sự thay đổi. Điều tra
biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đỡnh hàng năm từ năm 1997 cho đến
năm 2004 cho thấy, từ trước năm 1993, biện phỏp trỏnh thai chủ yếu được sử
dụng vẫn là dụng cụ tử cung chiếm 33,1% vào năm 1988 và tăng lên đến
42,9% vào năm 1995, đến năm 2008 tỷ lệ sử dụng dụng cụ tử cung chiếm tới
55,8% trong tổng số các biện phỏp trỏnh thai hiện đại được sử dụng [9], [16].

Kết quả trên là do sự nhận thức cc̣n phiến diện về công tác Dõn số - Kế hoạch
hoá gia đỡnh. Trước hội nghị Cairo 1994, Dụng cụ tử cung được coi là
phương pháp tránh thai tốt nhất và được khuyến khích sử dụng tại Việt Nam,
vt́ vậy chúng ta cứ tuyên truyền về dụng cụ tử cung [9]. Kể từ sau hội nghị
này, Việt Nam đă chủ trương đa dạng hóa các biện phỏp trỏnh thai trong
chương tŕnh Kế hoạch hoỏ gia đỡnh vt́ vậy cơ cấu sử dụng các biện phỏp trỏnh
thai cũng đă bắt đầu có sự thay đổi, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được như
mong đợi. Tỷ trọng sử dụng dụng cụ tử cung vẫn rất lớn, các biện pháp khác
cũng được tuyên truyền rộng răi tuy nhiên tỷ lệ sử dụng chưa cao. Tỷ lệ sử
dụng bao cao su (BCS) từ 9,3% năm đă tăng lên 10,8% vào năm 2008 và tỷ lệ
sử dụng viên uống tránh thai cũng tăng từ 7,9% lên 13,2% trong khoảng thời
gian này [18]. Các biện phỏp trỏnh thai như triệt sản nam, triệt sản nữ có xu
hướng ít được sử dụng (giảm từ 6,3% vào năm 2001 cc̣n 5,3% năm 2008 [20])
do sự e ngại trong tiềm thức của người Việt Nam khi coi triệt sản là mất đi
bản lĩnh đàn ông, ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng.


11

Kết quả cuộc Điều tra biến động Dõn số - Kế hoạch hoá gia đỡnh
1/4/2012 cho thấy, tỷ lệ sử dụng các biện phỏp trỏnh thai bất kỳ đạt 76,2%. Số
liệu của các cuộc điều tra mẫu biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đỡnh
hàng năm cho thấy tỷ lệ sử dụng biện phỏp trỏnh thai bất kỳ ở Việt Nam hiện
đang ở mức cao. Tỷ lệ sử dụng các biện phỏp trỏnh thai hiện đại tại thời điểm
1/4/2012 đạt mức 66,6%. Trong đó, tỷ lệ sử dụng biện phỏp trỏnh thai hiện
đại ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị 5,2% (68,2% so với 63,0%), xu
hướng này diễn ra trong suốt thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ sử dụng các biện phỏp
trỏnh thai hiện đại khá cao ở các vùng cc̣n khó khăn và lạc hậu về kinh tế - xă
hội như Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (68,3%), Trung du và miền
núi phía Bắc (65,8%) và đối với các nhóm phụ nữ có tŕnh độ học vấn thấp

hơn như chưa đi học (70,3%), chưa tốt nghiệp tiểu học (70,0%), và tốt nghiệp
tiểu học (69,2%). Những con số này, một lần nữa chứng minh các chương
tŕnh Kế hoạch hoá gia đỡnh đă được nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện
có trọng điểm thập kỷ vừa qua, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Kết quả điều tra
1/4/2012 cho thấy tỷ lệ sử dụng biện phỏp trỏnh thai hiện đại theo nhóm tuổi
khá cao và cao nhất ở nhóm 35-39 (đạt mức 77,2%). Đối với cơ cấu biện phỏp
trỏnh thai, tỷ lệ sử dụng ṿng tránh thai từ 2004-2012 có dao động nhưng vẫn
luôn duy tŕ ở mức cao, trên 50%. Năm 2012, nếu chỉ tính số người đang sử
dụng biện phỏp trỏnh thai hiện đại tht́ tỷ trọng sử dụng ṿng tránh thai chiếm
59,3%. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp có hiệu quả tránh thai cao hơn như thuốc
tránh thai, bao cao su có xu hướng tăng [12].
Tổng cục Dõn số - Kế hoạch hoá gia đỡnh, Bộ Y tế đă tổ chức thực hiện
dự báo nhu cầu phương tiện trỏnh thai đến 2020 và tầm nht́n 2030. Nghiên cứu
phục vụ xây dựng chiến lược quốc gia về an ninh hàng hóa phương tiện trỏnh
thai giai đoạn 2007-2015 do Học viện Quân y thực hiện vào tháng 12/2006.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và


12

định tính nhằm đánh giá tt́nh ht́nh an ninh hàng hóa phương tiện trỏnh thai và
các vấn đề liên quan ở Việt Nam, cung cấp thông tin và đưa ra các khuyến
nghị để xây dựng Chiến lược Quốc gia về an ninh hàng hóa phương tiện trỏnh
thai. Báo cáo cho thấy, trong cơ cấu sử dụng biện phỏp trỏnh thai, tỷ lệ sử
dụng dụng cụ tử cung sẽ giảm từ 54,2% năm 2006 cc̣n 40% năm 2015; thuốc
viên tăng từ 9,4% lên 17,4%. Hai biện pháp tránh thai thuốc tiêm và thuốc cấy
tăng nhẹ từ 1,5% lên 3,9% năm 2015. Trong cùng giai đoạn này, bốn biện
phỏp trỏnh thai có xu hướng tăng là: bao cao su, thuốc tiêm, thuốc viên và
thuốc cấy [12].
Kết quả Điều tra biến động dõn số 2016 cho thấy, tỷ lệ sử dụng cỏc biện

phỏp trỏnh thai bất kỳ đạt 77,6%, tăng 1,9 điểm phần trăm so với kết quả
Điều tra biến động dõn số 2015. Số liệu của cỏc cuộc Điều tra biến động dõn
số hàng năm cho thấy tỷ lệ sử dụng biện phỏp trỏnh thai bất kỳ của Việt Nam
hiện đang ở mức cao [14].
Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, giai đoạn 2002-2016

Nguồn: Tổng cục thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia
đình 1/4/2016 [14]


13

Hình 1.1. Tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai theo vùng (2017)
Nguồn: Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) và Bộ Y tế [8]
Nghiên cứu của UNFPA 2017 cho thấy tỷ lệ phụ nữ đang sử dụng các
biện pháp kế hoạch hóa gia đình (còn được gọi là tỷ lệ sử dụng các biện pháp
tránh thai-CPR) là tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn cho biết họ hoặc chồng/bạn đời
hiện đang sử dụng một biện pháp Kế hoạch hoá gia đình nào đó tại thời điểm
thực hiện điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 80,5% phụ nữ hiện
đang có gia đình trong độ tuổi 15-49 đang sử dụng một biện pháp tránh thai
tại thời điểm khảo sát kkhoảng hai phần ba (64,4%) số phụ nữ đang sống
cùng chồng/bạn đời đang sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và một phần
năm (16,1%) hiện đang sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống. Phương
pháp tránh thai được sử dụng phổ biến nhất là dụng cụ tử cung (25,2%), tiếp
theo là thuốc uống tránh thai (19,3%) và bao cao su (13,3%). Tỷ lệ sử dụng
các biện pháp tránh thai nói chung và sử dụng các biện pháp tránh thai hiện
đại ở thành thị cao hơn nông thôn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p> 0,1). So với các biện pháp Kế hoạch hoá gia đình hiện đại, các biện
pháp Kế hoạch hoá gia đình truyền thống có tỷ lệ rủi ro thất bại cao hơn.
Chính vì vậy, nếu những người đang sử dụng các biện pháp truyền thống hiểu



14

biết hiệu quả của các biện pháp Kế hoạch hoá gia đình hiện đại, thì họ có thể
sẽ chuyển sang sử dụng một biện pháp tránh thai hiện đại [8].
Biện pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là
vòng tránh thai. Tỷ lệ sử dụng vòng tránh thai từ năm 2005 đến 2016 tuy có
xu hướng giảm dần nhưng vẫn luôn duy trì ở mức khá cao. Năm 2013, lần đầu
tiên trong hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ sử dụng biện pháp này rơi xuống thấp
hơn 50% trong số các biện pháp tránh thai được sử dụng. Đến năm 2016, tỷ lệ
này tiếp tục giảm xuống còn 47,1% (giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm
2013). Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai như uống thuốc tránh thai, tiêm
và cấy có xu hướng tăng chậm. Năm 2016, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
truyền thống (tính vòng kinh/xuất tinh ngoài) đạt 14,1%, cao hơn các năm từ
2005 đến năm 2013, tăng so với năm 2013 là 1,1 điểm phần trăm.
Bảng 1.2. Tỷ trọng phụ nữ 15-49 tuổi có chồng đang sử dụng biện pháp
tránh thai chia theo biện pháp đang sử dụng, giai đoạn 2005-2016

1.2.3. Tại tỉnh Ninh Bình


15

Trong những năm qua công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. của tỉnh
đã đạt được những kết quả rất phấn khởi. Các chỉ tiêu về tỷ lệ sinh và mức
sinh liên tục giảm. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận và
sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng nhanh. Cơ cấu sử dụng các
biện pháp tránh thai đang có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá, thuận tiện
cho người có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản, áp dụng các biện pháp

tránh thai nhằm thực hiện Kế hoạch hoá gia đình. Phong trào Chăm sóc sức
khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình phát triển rộng khắp, nhiều mô hình,
câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; các nhóm
giúp nhau chăm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình và tăng
thu nhập… phát huy hiệu quả và đang được nhiều người hưởng ứng tích cực.
Trước năm 2012, hầu hết các phương tiện tránh thai được cung cấp miễn
phí do nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư thông qua Chương trình Mục tiêu
quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.. Hiện nay, Việt Nam đã bước ra
khỏi ngưỡng của nước nghèo, nên các nhà tài trợ đã ngừng viện trợ không
hoàn lại các phương tiện tránh thai. Nhiều người dân vẫn chưa có thói quen
mua phương tiện tránh thai để sử dụng mà vẫn trông chờ vào sự cung cấp
miễn phí của Nhà nước. Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch
vụ Sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình là một hướng đi tất yếu, không
chỉ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn từng bước thay
đổi cách nghĩ của người dân trong việc chủ động sử dụng các phương tiện
tránh thai để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển
nền kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện nay tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của tỉnh là 74,6%, tương
ứng hằng năm có khoảng 30.000 cặp vợ chồng có nhu cầu sử dụng các biện
pháp tránh thai hiện đại.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại


16

Nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan với việc sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại của phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 15-49 tại Ethiopia năm
2011 trên 10.204 đối tượng cho thấy tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại là 27,3%. Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm giàu nhất, học vấn cao hơn,
nhóm đang sử dụng biện pháp tránh thai, số lượng trẻ sinh sống, đang trong

mối quan hệ 1 vợ 1 chồng, tham dự các cuộc đối thoại cộng đồng, được viếng
thăm tại các cơ sở y tế tại nhà thì sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
cao hơn. Trong khi đó phụ nữ sống ở vùng nông thôn, nhóm tuổi lớn hơn,
trong mối quan hệ đa thê và chứng kiến 1 cái chết của đứa trẻ của mình
(p<0,001) đã được tìm thấy là ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại [44].
Nghiên cứu tại Lào cho thấy, thời gian di chuyển từ nhà của đối tượng
nghiên cứu đến địa điểm tiếp nhận các biện pháp tránh thai có liên quan đến
việc sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Những
phụ nữ sống gần các cơ sở cung cấp dịch vụ trong khoảng cách ít hơn 1 giờ đi
xe sử dụng biện pháp tránh thai nhiều hơn 1,4 lần so với những phụ nữ sống
xa hơn [28].
Nghiên cứu tại Thái Lan cũng cho thấy, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh
thai cao nhất ở những phụ nữ sống gần nguồn cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá
gia đình. Tuy nhiên, mối liên quan giữa yếu tố khoảng cách và việc sử dụng
biện pháp tránh thai lại không có ý nghĩa thống kê [34].
Theo nghiên cứu của National institute for reproductive Health thì tiếp
cận các biện pháp tránh thai là rất quan trọng để ngăn ngừa việc mang thai
ngoài ý muốn, chiếm một nửa số ca mang thai ở Mỹ. Trong năm 2006, hơn
một nửa số phụ nữ tuổi từ 13-44 cần các biện pháp tránh thai vì họ không
muốn mang thai; con số này đã tăng 7% kể từ năm 2000. Trong số 36,2 triệu
phụ nữ cần tránh thai, gần một nửa cần tài trợ dịch vụ để có được dịch vụ


17

tránh thai. Nhiều phụ nữ phải đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc
tiếp cận biện pháp tránh thai. Các rào cản bao gồm thiếu bảo hiểm, chi phí
cao, và từ chối thuốc. Phụ nữ có thu nhập thấp đối mặt với những rào cản
trong việc tiếp cận biện pháp tránh thai. Họ có bốn lần khả năng có thai ngoài

ý muốn và hơn bốn lần khả năng phá thai so với các đối tác có thu nhập cao
hơn họ. Thách thức đối với tiếp cận và sử dụng biện pháp tránh thai, 62%
trong số 62 triệu phụ nữ trong độ tuổi 15-44 sử dụng biện pháp tránh thai, và
31% phụ nữ từ độ tuổi này không cần tránh thai bởi vì họ đang vô sinh, mang
thai, sau khi sinh, cố gắng để có thai, hoặc không quan hệ tình dục. Do đó, 7%
phụ nữ (15-44 tuổi) không sử dụng biện pháp tránh thai và có nguy cơ mang
thai ngoài ý muốn. Ngay cả với một đa số phụ nữ báo cáo sử dụng biện pháp
Năm 2007, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp để tăng cường tỷ lệ sử dụng
các biện pháp tránh thai lâm sàng cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ
tại một số tỉnh/thành phố”. Có nhiều lý do cũng như yếu tố tác động đến việc
sử dụng các biện pháp tránh thai. Những yếu tố xuất phát từ chính bản thân
các biện pháp tránh thai đưa lại như hiệu quả tránh thai cao, tác dụng tránh
thai lâu dài, an toàn khi sử dụng đã được đánh giá và lựa chọn với tỷ lệ cao.
Hay những lý do từ phía nhà cung cấp như: dịch vụ cung cấp thuận lợi, không
phải trả tiền, nhiều người sử dụng, được bồi dưỡng thêm. Trong các yếu tố tác
động thì cán bộ y tế cũng là người được khách hàng tin tưởng và đã có vai trò
đáng kể được công nhận để giúp khách hàng chấp nhận sử dụng các biện pháp
tránh thai lâm sàng. Người quyết định trong việc sử dụng các biện pháp tránh
thai là người vợ (chiếm đến 95,1% và cao hơn nhiều so với các nghiên cứu
trước đó). Đây là điểm vô cùng thuận lợi để các cặp vợ chồng sử dụng các
biện pháp tránh thai [6].


18

Qua nghiên cứu cắt ngang trên 768 phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi được
thực hiện vào tháng 3/2008 đến tháng 6/2008 tại địa bàn huyện Ninh HòaTỉnh Khánh Hòa ghi nhận tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 58,3%
với KTC 95% [54,8-59,8], thuốc uống tránh thai được chọn nhiều nhất
(23,3%), tiếp đến bao cao su (14,7%), vòng, thuốc tiêm tránh thai, triệt sản lần

luợt là 8,5%, 6,4%, 5,2%. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tăng sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại: nhóm tuổi 15-24, 25-29, 35- 39, kinh tế nghèo,
không sinh trẻ, biết nhiều nguổn cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Nơi
ở thị trấn giảm sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại [15].
Nghiên cứu của Châu Thị Anh (2012) cho thấy tỉ lệ thực hành đúng đối
với người sử dụng dụng cụ tử cung là 52,70% ; đối với người sử dụng thuốc
viên tránh thai là 92,30% ; đối với người sử dụng bao cao su là 82,30%. Đối
với dụng cụ tránh thai: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa học vấn,
nhóm nghề lao động trí óc của vợ, nhóm nghề lao động trí óc của chồng, điều
kiện nhà ở, có kiến thức đúng và thực hành đúng. Đối với thuốc viên tránh
thai: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lứa tuổi từ 35 trở lên so với
lứa tuổi dưới 25 về thực hành đúng. Không có mối liên quan giữa thực hành
đúng và có được tư vấn trước khi sử dụng thuốc viên tránh thai nhưng nếu
người tư vấn là người thân hoặc nhận thuốc từ cộng tác viên dân số thì có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành đúng. Đối với bao cao su: Có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa có tôn giáo là Thiên chúa giáo của vợ và
chồng, có được tư vấn trước khi sử dụng, người tư vấn là cộng tác viên dân
số, có kiến thức đúng với thực hành đúng [5].
Quỹ Dân số liên hiệp quốc thực hiện Dự báo Chiến lược 2011-2020 về
Dân số và Phát triển ở Việt Nam, một trong số các nội dung báo cáo đã có một
phát hiện thú vị liên quan đến tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai: nhóm phụ
nữ có trình độ chưa tốt nghiệp phổ thông trung học có tỷ lệ sử dụng biện pháp
tránh thai cao hơn nhóm phụ nữ đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên [32].


19

1.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía nam đồng bằng Bắc bộ với diện tích tự nhiên
khoảng 1.400km2, có 06 huyện, 02 thành phố với 145 xã/phường, trong đó có

58 xã miền núi. Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng
đồi núi và bán sơn địa và vùng ven biển. Dân số trung bình của tỉnh năm 2012
là 916.000 người, mật độ dân số 654người/km 2, cao gấp 2 lần so với mật độ
dân số cả nước. Ninh Bình có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc
Mường. Ninh Bình có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Thiên Chúa giáo;
Đạo Thiên chúa giáo chiếm trên 15% dân số toàn tỉnh, nằm rải rác ở tất cả các
huyện trong tỉnh.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Bản đồ hành chính các tỉnh thành phố [2]


20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi), có hộ khẩu thường
trú > 3 năm, thường xuyên sống, sinh hoạt tại các địa bàn nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn: có hộ khẩu thường trú > 3 năm, thường xuyên sống,
sinh hoạt tại các địa bàn nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bao gồm những người không bình thường về tâm
thần, sức khoẻ (câm, điếc, mù, liệt) và những người không thường xuyên cư
trú tại các địa bàn nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại 08 huyện/TP của tỉnh Ninh Bình.
2.1.3.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2018 đến hết tháng 10/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả:
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu.
- : hệ số giới hạn tin cậy, ứng với khoảng tin cậy 95% (α = 0.05), ta có
= 1,96


21

- p: tỷ lệ phụ nữ đã kết hôn cho biết họ hoặc chồng/bạn đời hiện đang sử
dụng một biện pháp kế hoạch hoá gia đình p=0,81 [8]
- d: sai số tuyệt đối so với p, chọn d = 0,043
Ta được cỡ mẫu là n = 319. Lấy tròn 320
Trên thực thế nghiên cứu đã chọn cỡ mẫu là 320 cặp vợ chồng trong độ
tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi.
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu tầng theo tỷ lệ
Ở mỗi huyện, thành phố chọn ngẫu nhiên 2 xã/thị trấn/phường
Bảng 2.1. Chọn mẫu
TT

Huyện

Xã được chọn

Số cặp

vợ chồng

Mẫu
được chọn

1

Hoa Lư

Xã Ninh Mỹ,
Xã Ninh Vân

11152

23

2

Gia Viễn

Xã Gia Sinh,
Xã Gia Hòa

19456

40

3

Kim Sơn


Thị trấn Phát Diệm,
Xã Văn Hải

27792

57

4

Yên Khánh

Xã Khánh Lợi,
Xã Khánh Thành

22651

47

5

Yên Mô

Xã Yên Mạc,
Xã Khánh Dương

18954

39


6

Nho Quan

Xã Kỳ Phú,
Xã Phú Lộc

25338

52

7

TP. Ninh Bình

Phường Đông Thành,
Xã Ninh Phúc

20072

41

8

TP. Tam Điệp

Phường Tân Bình,
Xã Đông Sơn

10054


21

155469

320

Chung


22

Trong danh sách tổng hợp, tiến hành chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số
lượng mẫu nghiên cứu. Tại mỗi hộ gia đình, điều tra những cá nhân đúng tiêu
chuẩn chọn mẫu có trong hộ gia đình này, nếu không có đối tượng phù hợp thì
người phỏng vấn sẽ chuyển sang hộ gia đình kế tiếp có đối tượng để phỏng vấn.
2.3. Biến và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.2. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Chỉ số

Phương
pháp
TTSL

Tuổi

Tỷ lệ đối tượng theo nhóm tuổi (<24; 25-29;
30-34; 35-39; 40-44; 45-49)

Phỏng

vấn

Tôn giáo

Tỷ lệ đối tượng theo tôn giáogiáo

Trình độ học vấn của vợ

Tỷ lệ trình độ học vấn của vợ (dưới THPT;
THPT trở lên)

Trình độ học vấn của chồng

Tỷ lệ trình độ học vấn của chồng (dưới THPT;
THPT trở lên)

Nghề nghiệp của vợ

Tỷ lệ nghề nghiệp của vợ (làm ruộng, khác)

Nghề nghiệp của chồng

Tỷ lệ nghề nghiệp của chồng (làm ruộng, khác)

Dân tộc

Tỷ lệ đối tượng dân tộc (kinh, khác)

Kinh tế hộ gia đình


Tỷ lệ đối tượng theo kinh tế hộ gia đình (nghèo,
cận nghèo, trung bình trở lên)

Số con hiện có

Tỷ lệ đối tượng theo số con của đối tượng (0-2
con; >=3 con)

Giới tính của con

Tỷ lệ đối tượng theo giới tính của con (có cả
con trai và gái; con 1 bề)

Quy mô gia đình mong muốn

Tỷ lệ đối tượng theo quy mô gia đình mong
muốn (1-2 conl >=3 con)

Tiền sử sảy thai

Tỷ lệ đối tượng có tiền sử sảy thai

Tiền sử nạo thai

Tỷ lệ đối tượng có tiền sử nạo thai

Biến số
Thông tin chung của ĐTNC:



23

Biến số
Tiền sử thai chết lưu

Chỉ số

Phương
pháp
TTSL

Tỷ lệ đối tượng có tiền sử thai chết lưu

Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của các cặp vợ
chồng 15-49 tuổi tại Ninh Bình năm 2018
Sử dụng biện pháp tránh thai Tỷ lệ đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai
Sử dụng biện pháp tránh thai Tỷ lệ đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại
hiện đại
Biện pháp tránh thai đã sử
dụng

Tỷ lệ biện pháp tránh thai đã/đang sử dụng (bao
cao su, dụng cụ tránh thai trong tử cung, viêm
thuốc tránh thai, thuốc cấy tránh thai, thuốc
tiêm, triệt sản)

Lý do chính quyết định sử
dụng biện pháp tránh thai
hiện đại


Tỷ lệ lý do chính quyết định sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại (tác dụng phụ, thuận tiện, dễ
kiếm, chồng ưa chuộng, lời khuyên cán bộ y tế)
Tỷ lệ đối tượng gặp phải vấn đề khi sử dụng
biện pháp tránh thai

Gặp phải vấn đề khi sử dụng Tỷ lệ các vấn đề gặp phải vấn đề khi sử dụng
biện pháp tránh thai
biện pháp tránh thai (chồng không đồng ý,
muốn có con, không thuận tiện, tác dụng phụ,
ảnh hưởng sức khoẻ, đắt)

Nguồn cung cấp các biện
pháp tránh thai hiện đại

Tỷ lệ các nguồn cung cấp các biện pháp tránh
thai (Cán bộ Dân số/y tế; Trạm Y tế, Hiệu
thuốc, Trung tâm Y tế, bệnh viện, bạn bè người
thân, trung tâm Dân số - KHHG, bác sỹ tư
nhân)

Các nguồn thông tin về biện
pháp tránh thai và kế hoạch
hóa gia đình

Tỷ lệ các nguồn thông tin được nhận (cán bộ
dân số, cán bộ y tế, đài phát thanh, truyền hình,
panno, bạn bè, mít tinh, báo chí, chồng)


Nội dung được đề cập trong
các buổi truyền thông

Tỷ lệ các nội dung được đề cập trong các buổi
truyền thông (biện pháp tránh thai lâm sàng, phi
lâm sàng, địa điểm cung cấp phương tiện tránh
thai, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường
tình dục, chi trả phí dịch vụ, tiếp thị xã hội)

Được hướng dẫn sử dụng ít
nhất 1 biện pháp tránh thai
hiện đại

Tỷ lệ đối tượng được hướng dẫn sử dụng ít nhất
1 biện pháp tránh thai hiện đại

Phỏng
vấn


24

Biến số

Đánh giá về nội dung trong
các buổi truyền thông

Chỉ số

Phương

pháp
TTSL

Tỷ lệ thái độ đánh giá về nội dung trong các
buổi truyền thông (bổ ích, bình thường, không
cần thiết)

Thái độ về việc người sử
Tỷ lệ đối tượng đồng ý với việc người sử dụng
dụng các BPTT hiện đại phải các biện pháp tránh thai hiện đại phải chi trả
chi trả kinh phí theo quy định kinh phí theo quy định của Nhà nước
của Nhà nước
Mục tiêu 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại của đối tượng nghiên cứu
Một số yếu tố liên quan đến
thực trạng sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại



Mối liên quan giữa dân tộc, tôn giáo
với thực trạng sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại (OR, 95%CI)



Mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình
độ học vấn với việc sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại (OR, 95%CI)




Mối liên quan giữa kinh tế hộ gia đình
với thực trạng sử dụng biện pháp tránh
thai hiện đại (OR, 95%CI)



Mối liên quan yếu tố tuổi và thời gian
kết hôn và sử dụng biện pháp tránh thai
hiện đại (OR, 95%CI)



Mối liên quan giữa giữa số con hiện có,
mong muốn, giới tính của con và sử
dụng biện pháp tránh thai hiện đại (OR,
95%CI)



Mối liên quan giữa tiền sử thai sản và
việc sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại (OR, 95%CI)



Mối liên quan giữa việc được hướng
dẫn sử dụng ít nhất 1 biện pháp tránh
thai hiện đại với việc sử dụng biện pháp

tránh thai hiện đại (OR, 95%CI)



Mối liên quan giữa thái độ đánh giá về
nội dung các buổi truyền thông với việc
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
(OR, 95%CI)



Mối liên quan giữa các yếu tố tiếp cận


25

Biến số

Chỉ số
biện pháp tránh thái của đối tượng và
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
(OR, 95%CI)

Phương
pháp
TTSL


×