Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hỗ TRỢ điều TRỊ của VIÊN NANG ‘’đại TRÀNG KHANG NINH HV’’ TRÊN BỆNH NHÂN có hội CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ LỎNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 101 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦA
VIÊN NANG ‘’ĐẠI TRÀNG KHANG NINH HV’’
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH
THÍCH THỂ LỎNG

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

HÀ NỘI – 2018


SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CỦA
VIÊN NANG ‘’ĐẠI TRÀNG KHANG NINH HV’’
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH
THÍCH THỂ LỎNG
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã sô

:

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm đề tài: Bs CKII. Lê Xuân Tiến
Cộng sự:

Bs CKI. Trịnh Thị Hòa Thanh
Bs. Phạm Duy Cương


Bs CKI. Vũ Quang Đăng

HÀ NỘI – 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

: Alanine Aminotransferase

AST

: Aspartate Aminotransferase

IBS

: Irritable bowel syndrome

BN

: Bệnh nhân

BSS

: IBS Severity Score

YHCTHĐ : Y học cổ truyền Hà Đông
ĐTKNHV : Đại tràng khang ninh Hoàng Việt
CLS


: Cận lâm sàng

ĐT

: Điều trị

HCRKT

: Hội chứng ruột kích thích

KQĐT

: Kết quả điều trị

N0

: Thời gian bắt đầu điều trị

N15

: Sau 15 ngày điều trị

N30

: Sau 30 ngày điều trị

NC

: Nhóm chứng


NNC

: Nhóm nghiên cứu

TCLS

: Triệu chứng lâm sàng

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..............................................................................3
1.1. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại.......................................3
1.1.1. Những đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng............................3
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu HCRKT trên thế giới......................5
1.1.3. Triệu chứng......................................................................................9
1.1.4.Chẩn đoán HCRKT........................................................................10
1.1.5. Điều trị...........................................................................................12
1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền...................................17
1.2.1. Khái niệm về chứng tiết tả, táo kết và mối quan hệ giữa chứng tiết
tả, táo kết với hội chứng ruột kích thích.......................................17
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của HCRKT theo YHCT..................................18

1.2.3. Các thể lâm sàng của HCRKT theo YHCT...................................19
1.2.4. Sơ lược về một số nghiên cứu điều trị HCRKT theo YHCT........21
1.2.5. Tổng quan về thuốc nghiên cứu:..................................................24
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...35
2.1. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................35
2.1.1.Chất liệu nghiên cứu.......................................................................35
2.1.2 Thuốc YHHĐ dùng kết hợp: Debridat...........................................36
2.2. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu......................................................36
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................36
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................36
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................38
2.3.2.Cỡ mẫu:..........................................................................................38


2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................38
2.3.4.Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................38
2.3.5. Xử lý số liệu..................................................................................41
2.3.6. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................44
3.1. Đặc điểmchung của các bệnh nhân nghiên cứu...................................44
3.1.1. Giới................................................................................................45
3.1.2. Nghề nghiệp..................................................................................45
3.2. Tác dụng điều trị của thuốc trên lâm sàng............................................48
3.2.1. Kết quả điều trị của nhóm NNC:...................................................48
3.2.2. Kết quả điều trị của nhóm NC:.....................................................52
3.2.3. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm NC và NNC.........................56
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của Đại tràng khang ninh HV trên LS. .59
3.2.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Đại tràng khang ninh HV
trên CLS........................................................................................60

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................61
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu..........................................................61
4.1.1. Giới tính........................................................................................61
4.1.2. Tuổi mắc bệnh...............................................................................62
4.1.3. Nghề nghịêp..................................................................................62
4.1.4. Thời gian mắc bệnh.......................................................................64
4.1.5. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp trong HCRKT:........................65
4.1.6. Mức độ HCRKT trước điều trị:.....................................................66
4.1.7. Tính tương đồng của hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu.................66
4.2. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng............................................................67
4.2.1. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng của nhóm chứng dùng thuốc
Debridatđơn thuần:........................................................................67


4.2.2. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng của nhóm nghiên cứu dùng thuốc
Debridat kết hợp Đại tràng khang ninh HV:.................................68
4.2.3. So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm:........................................69
4.2.4. Hiệu quả điều trị trên từng triệu chứng lâm sàng:.........................69
4.2.5. Kết quả điều tri chung:..................................................................73
4.3. Các tác dụng không mong muốn của Debridat kết hợp với bài thuốc
nghiên cứu...........................................................................................76
4.3.1. Trên lâm sàng................................................................................76
4.3.2. Trên cận lâm sàng..........................................................................76
4.4. Đánh giá tác dụng duy trì của Debridat kết hợp Đại tràng khang ninh
HV sau ngừng thuốc 30 ngày..............................................................79
KẾT LUẬN .....................................................................................................80
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................
.....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.................................................44
Bảng 3.2: Sự phân bố giới ở 2 nhóm..............................................................45
Bảng 3.3: Sự phân bố nghề ở hai nhóm...........................................................45
Bảng 3.4: Các triệu chứng chính trên lâm sàng của hai nhóm trước nghiên cứu............47
Bảng 3.5 Thay đổi các triệu chứng lâm sàng của HCRKT sau 15 ngày, 30
ngày điều trị.................................................................................48
Bảng 3.6. Kết quả điều trị của nhóm NNC theo thời gian...............................49
Bảng 3.7 Kết quả điều trị của nhóm NNC theo mức độ bệnh sau 15 ngày.....50
Bảng 3.8. Kết quả điều trị của nhóm NCC theo mức độ bệnh sau 30 ngày....50
Bảng 3.9 Thay đổi các triệu chứng lâm sàng của HCRKT sau 15 ngày, 30
ngày điều trị.................................................................................52
Bảng 3.10. Kết quả điều trị của nhóm NC thời gian.......................................53
Bảng 3.11. Kết quả điều trị nhóm NC theo mức độ bệnh sau 15 ngày..........54
Bảng 3.12. Kết quả điều trị của nhóm NC theo mức độ bệnh sau 30 ngày.....54
Bảng 3.13. So sánh điểm trung bình BSS trước và sau điều trị của hai nhóm 56
Bảng 3.14. So sánh kết quả điều trị chung giữa hai nhóm sau 30 ngày điều trị.........58
Bảng 3.15. Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng không mong muốn đại tràng khang
ninh HV trên lâm sàng.................................................................59
Bảng 3.16. Sự thay đổi các triệu chứng cận lâm sàng trước và sau điều trị của
nhóm nghiên cứu dùng Đại tràng khang ninh HV.......................60
Bảng 4.1. So sánh kết quả điều trị chung các thuốc khác theo các tác giả......75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh..............................46
Biểu đồ 3.2 Mức độ bị HCRKT của hai nhóm trước nghiên cứu...................46
Biểu đồ 3.3 Phân loại kết quả chung sau 15 và 30 ngày điều trị NNC...........51

Biểu đồ 3.4. Phân loại kết quả chung sau 15 và 30 ngày điều trị NC.............55
Biểu đồ 3.5 Thay đổi điểm trung bình BSS theo thời gian của nhóm NC......55
Biểu đồ 3.6 So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm ở mức độ bệnh TB.........57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một hội chứng thường gặp của
đường tiêu hóa với các rối loạn chức năng ruột, bao gồm một nhóm các triệu
chứng như: đau bụng, trướng bụng, rối loạn đại tiện,… Các triệu chứng này
tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu bệnh hoặc
có rối loạn về hóa sinh. Trước đây, hội chứng này có nhiều tên gọi khác nhau
như: Viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng nhầy, rối loạn chức năng đại tràng,
bệnh chức năng đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích. Hiện nay, thuật ngữ
HCRKT được thống nhất để gọi tình trạng bệnh lý này.
HCRKT đã được mô tả lần đầu năm 1673, Guyon.L. đã nói tới chứng
đau bụng sình hơi (Colique Venteuse). Năm 1830 Howslip J. đã viết về những
nhận xét thực tế để phân biệt và điều trị có kết quả chứng co thắt đại tràng.
Sau đó tùy triệu chứng nổi bật mà người ta gọi hội chứng này bằng nhiều tên
khác nhau, như: Viêm đại tràng co thắt, Viêm đại tràng tiết nhầy, Chứng đi
lỏng xúc động, Chứng đại tràng không ổn định, Đại tràng kích thích (hoặc rối
loạn thần kinh đại tràng)… Năm 1962, Chaudray và Truelove đầu tiên đi sâu
vào nghiên cứu lâm sàng của HCRKT, cùng nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy
không phải chỉ có đại tràng bị kích thích mà cả ruột non cũng có vai trò quan
trọng trong việc làm phát sinh các rối loạn, vì vậy gọi là hội chứng ruột kích
thích. Như vậy bản chất của HCRKT chính là rối loạn thần kinh đại tràng và
ruột kích thích.
Tần suất của HCRKT thay đổi tùy theo từng quốc gia, trung bình bệnh
gặp ở 15 – 20% dân số. Tuy nhiên số bệnh nhân thật sự còn lớn hơn nhiều vì

chỉ có khoảng 30% trường hợp bệnh nhân đi khám. Ở Việt nam, theo Hà Văn
Mạo thống kê tại bệnh viện 108, tỷ lệ bệnh nhân bị HCRKT là 24,1%, theo
Lại Ngọc Thi tỷ lệ này là 17,3% .


2

Do đặc thù phát triển xã hội,sinh hoạt không điều độ,áp lực công
việc,cuộc sống ,stress,v.v.. nên số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý ống tiêu
hóa nói chung và HCRKT nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng. Riêng
tại bệnh viện YHCT Hà Đông một năm tiếp nhận khám và điều trị hơn 200
bệnh nhân được chẩn đoán HCRKT.
YHHĐ đã có nhiều phương pháp điều trị HCRKT nhưng chủ yếu là điều
trị triệu chứng. Tuy nhiên việc điều trị cũng còn gặp nhiều khó khăn và đòi
hỏi chi phí khá lớn.
Theo YHCT, HCRKT thuộc phạm vi của chứng “Tiết tả”,”Cửu tiết”,
“Táo kết” đã được nhắc đến trong y văn cổ của Trung Quốc, Việt Nam. Bệnh
được chia làm nhiều thể: tỳ vị khí hư, can tỳ bất hòa, tỳ thận dương hư, khí trệ
Cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc để điều trị HCRKT
như: “Bình vị tán”, “Viên nang hế mọ”, “Tứ thần hoàn”, và “Thống tả yếu
phương”, song mỗi bài thuốc thường có hiệu quả tốt với một thể nhất định. ..
Sản phẩm “ Đại Tràng Khang Ninh HV” được sản xuất dựa trên bài
thuốc kinh nghiệm với tác dụng giảm cơn đau bụng do viêm đại tràng cấp và
mãn, điều trị rối loạn tiêu hóa.
Do vậy, nhằm mục đích nghiên cứu sử dụng dược liệu sẵn có trong nước
và cung cấp những bằng chứng khoa học cho phác đồ kết hợp thuốc YHHĐ
với YHCT trong điều trị hội chứng ruột kích thích nên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của viên nang “Đại
tràng khang ninh HV” trên bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích thể
lỏng” với 2 mục tiêu:

1.

Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị của viên nang Đại tràng khang ninh

2.

HV trên bệnh nhân HCRKT thể lỏng điều trị tại BV YHCT Hà Đông.
Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Hội chứng ruột kích thích theo y học hiện đại
1.1.1. Những đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đại tràng.

1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
+ Hình thể:
Đại tràng: bắt đầu từ phần tận cùng của ruột cuối đến hậu môn. Đại tràng
gồm nhiều đoạn khác nhau:
- Manh tràng là một túi cùng, phình to, nằm ở hố chậu phải; ở đây có ruột
thừa, lỗ của ruột cuối đổ vào đó là van Bauhin.
- Đại tràng lên: đi dọc mạng mỡ phải lên sát tận mặt dưới gan.
- Đại tràng ngang: đi ngang từ phía sau gan sang phía lách; ở đây có
một mảng mỡ rộng dính vào gọi là mạc nối lớn.


4


- Đại tràng xuống: đi dọc theo mạng mỡ trái từ cực dưới lách xuống. Đại
tràng ngang và đại tràng xuống hợp với nhau thành một góc gọi là góc lách.
- Đại tràng sigma: di động không đi thẳng mà tạo thành cuộn vòng.
- Trực tràng và hậu môn: trực tràng nằm trong tiểu khung, đó là một
ống phình ra nên còn gọi là bóng trực tràng. Đoạn cuối trực tràng là một ống
hẹp, ngắn khoảng 3-4cm, nhẵn gọi là ống trực tràng.Ở đoạn này có các cơ
vòng và cơ hậu môn, là nơi tiếp giáp phần da của mông với niêm mạc ống
trực tràng.
+ Cấu trúc giải phẫu:
Về đại cương cũng giống như ruột non, nhưng có một số điểm khác:
- Thành đại tràng cũng có 4 lớp nhưng lớp cơ dọc không phân chia đều
mà tập trung thành 3 dải dọc nhìn bên ngoài cũng thấy.
- Niêm mạc đại tràng không có nhung mao mà nhường chỗ cho tuyến
Lieberkuhn, số lượng tuyến Lieberkuhn nhiều hơn, đáy tuyến không có
tế bào Paneth, tế bào hình đài hoa ngược lại rất nhiều, tế bào ruột cũng có
viền bàn chải ở phía đỉnh nhưng cấu tạo màng không đầy đủ để bài tiết
enzym. Do đó vai trò tiêu hoá và hấp thu của đại tràng bị hạn chế nhiều so với
ruột non.
1.1.1.2. Một số đặc điểm sinh lý học của đại tràng
+ Chức năng vận động:
Van Bauhin là nếp gấp cấu tạo bởi một lớp cơ vòng nổi ghồ lên, lồi vào
trong ruột để ngăn chặn dòng chảy từ manh tràng vào ruột non. Thức ăn đọng
lại ở ruột cuối, van đóng rồi một sóng nhu động mạnh làm van mở ra và đẩy
thức ăn vào manh tràng. Do đó trong bệnh lý sóng nhu động có thể đẩy ruột
cuối vào đại tràng tạo nên lồng ruột cuối vào đại tràng. Ở đại tràng phải có
những sóng nhu động ngược đi từ góc gan xuống manh tràng với tần số 5-6
lần/ phút.Mỗi loạt sóng co bóp kéo dài 4-5 phút.Ở đại tràng ngang trái các


5


sóng nhu động rất chậm 2-3 lần/24h.Manh tràng rất ít có sóng nhu động. Sóng
nhu động toàn bộ chỉ xảy ra 2h sau khi ăn, trước khi thức ăn đến được manh
tràng. Ban đêm nhu động đại tràng gần như biến mất hoàn toàn và tái xuất
hiện khi thức dậy. Trên toàn bộ chiều dài của đại tràng có rất nhiều cơ vòng,
tạo điều kiện cho việc ứ đọng phân lâu trong đại tràng.
+ Chức năng hấp thu của đại tràng:
Mỗi ngày đại tràng nhận được khoảng 1,5 lít nước, 90% được hấp thu ở
đại tràng phải và ngang. Na cũng được hấp thu gần hết theo cơ chế chủ động.
Khả năng tái hấp thu nước, điện giải của đại tràng rất lớn: tới 4-5 lít nước, 816
mmol Na, 44mmol K. Vai trò của muối mật, một số nội tiết tố dạ dày, ruột,
một vài axid rất quan trọng trong việc tái hấp thu nước và điện giải của tế bào
ruột.
+ Chức năng tiêu hoá:
Do vi khuẩn đảm nhiệm là chính, chúng tạo nên hai hiện tượng lên men
và lên men thối để phân hủy nốt thức ăn chưa tiêu hoá ở ruột non, kết quả là
tạo thành hơi và phân.
1.1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu HCRKT trên thế giới
Theo y văn thế giới HCRKT đã được biết đến từ rất lâu.Năm 1673
Guyon L đã nói đến chứng đau bụng đầy hơi. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 chứng
bệnh này còn được gọi theo nhiều tên như viêm đại tràng mạn tính, viêm đại
tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, viêm đại tràng nhẹ... vì cho rằng
nguyên nhân là do viêm ở đại tràng
Năm 1922, Hurst cho rằng gọi viêm đại tràng là không xác đáng vì
không thấy tổn thương viêm thực thể .
Năm 1944, Almy và Tulin đề nghị gọi là đại tràng kích thích hay rối loạn
thần kinh đại tràng .


6


Năm 1962, ChaudrayN.A và Truelove S.C, lần đầu tiên đã đi sâu tìm
hiều, nghiên cứu lâm sàng của hội chứng ruột kích thích và nhận thấy rằng
không những có rối loạn chức năng ở đại tràng mà còn có rối loạn chức năng
ở khu vực ruột nói chung nên gọi chứng bệnh này là HCRKT. Thuật ngữ này
được dùng cho đến nay .
Năm 1978, Manning AP và cộng sự đã đề xuất tiêu chuẩn Manning với
sáu triệu chứng lâm sàng chính để chẩn đoán HCRKT
Năm 1988, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá lần thứ 13 tại Rome, đã đưa ra
tiêu chuẩn Rome (còn gọi là tiêu chuẩn Rome I) để chẩn đoán HCRKT .
Năm 1999, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome II cho chẩn đoán HCRKT. Các tiêu chuẩn này quy định chặt chẽ hơn về
thời gian mắc bệnh và tấn số xuất hiện các triệu chứng đặc trưng .
Năm 2005, tại hội nghị quốc tế về tiêu hoá ở Rome đã đưa ra tiêu chuẩn
Rome III cho chẩn đoán HCRKT với các tiêu chuẩn ngắn gọn hơn nhẳm mục
đích tiện sử dụng cho các bác sỹ lâm sàng .
Năm 2016,tiêu chuẩn Rome IV được cập nhật ,ngắn gọn hơn và được
ứng dụng rộng rãi đến bây giờ.
1.1.2.1 Định nghĩa
Năm 1990, Thompson. W.D đã định nghĩa HCRKT như sau: Các rối
loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương
về giải phẫu, tổ chức học, sinh hoá gọi là hội chứng ruột kích thích.
1.1.2.2 Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của HCRKT rất phức tạp, chưa hoàn toàn sáng tỏ, các
triệu chứng thường do nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau gây nên.
Gần đây nhờ các kỹ thuật thăm dò trên thực nghiệm và lâm sàng đã làm sáng
tỏ các chơ chế điều chỉnh ống tiêu hoá, chủ yếu là tác động qua lại giữa hệ thống
thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột (trục não – ruột) .



7

Hiện nay người ta cho rằng HCRKT có liên quan tới ba cơ chế sau:
a. Sự cảm thụ bất thường chức năng ống tiêu hoá, tăng nhạy cảm
hoặc nội tạng dễ kích thích.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những bất thường của cảm giác
nội tạng và cho đó là yếu tố nền tảng gây ra các triệu chứng của HCRKT.
Cảm thụ nội tạng được thực hiện thông qua sự hoạt hoá của đường thần kinh
hướng tâm gây ra do những kích thích tác động vào những thụ cảm thể hoá
học trên niêm mạc, vào thụ cảm thể cơ học của cơ trơn và vào thụ cảm thể
cảm giác của mạc treo ruột. Khi tiến hành đo đạc độ nhạy của các thụ cảm
thể, thấy rằng ở bệnh nhân HCRKT độ nhạy của các thụ cảm thể hoá học, cơ
học và cảm giác đều tăng hơn so với độ nhạy của người bình thường. Ví dụ,
khi đưa một bóng vào trực tràng và bơm lên thì bệnh nhân cảm nhận rất rõ
(căng, tức, mót đại tiện...) khi áp lực còn rất thấp (so với chứng), hoặc khi đặt
bóng ở ruột non đã gây cảm giác đau lan toả ngay khi áp lức thấp (bằng ¼ ở
nhóm chứng). Trong nhiều trường hợp, còn thấy phản ứng quá nhạy của ruột
trước các stress được giải thích là do sự nhạy cảm hoá của thần kinh hướng
tâm, do đó những kích thích tâm lý mà người bình thường không cảm nhận
được lại gây cảm giác đau ở bệnh nhân HCRKT .
b. Rối loạn vận động của ruột, tăng nhu động ruột gây ỉa chảy, giảm
nhu động ruột gây táo bón
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng kết quả không
đồng nhất.
Cơ trơn của ống tiêu hóa bắt đầu từ 2/3 dưới thực quản kéo dài đến cơ
thắt trong của hậu môn. Sự co cơ trơn nhịp nhàng ở thành ruột tạo ra chênh
lệch áp lực giữa từng đoạn ruột, có tác dụng đẩy các chất trong lòng ruột đi từ


8


trên xuống dưới với một tốc độ thích hợp (nhu động đẩy). Sự co bóp nhịp
nhàng của cơ trơn được kiểm soát bởi các peptide lưu hành trong máu do các
tổ chức giải phóng ra và bởi hoạt động tại chỗ của các dẫn truyền thần kinh.
Tốc độ vận chuyển các chất chứa trong ống tiêu hóa phản ánh nhu động
ruột. Vận chuyển nhanh ở ruột non làm giảm sự hấp thu ở niêm mạc và gây ỉa
lỏng. Ngược lại, vận chuyển chậm làm tăng hấp thu nước gây táo bón do đó
tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và lại gây ỉa chảy. Tốc
độ của nhu động đẩy trong lòng ruột không tỷ lệ thuận với sự co cơ tại
chỗ (co thắt đoạn). Ở những bệnh nhân bị táo bón, co thắt đoạn quá nhiều
trong khi đó nhu động đẩy kém nên giảm khả năng đẩy phân xuống dưới
và ra ngoài. Trong trường hợp ỉa lỏng thì ngược lại, giảm co thắt đoạn và
tăng nhu động đẩy.
Ở bệnh nhân bị HCRKT sự đáp ứng của đại tràng với thức ăn thay đổi
tuỳ theo thể bệnh nhưng thường là đáp ứng thái quá và kéo dài. Ở người bình
thường sau khi ăn nhu động đại tràng diễn ra theo hai pha: Pha tăng nhu động
trong 60 phút đầu và phút thứ 120 -150, trong khi ở bệnh nhân có HCRKT
nhu động tăng liên tục trong 3 giờ. Ghi điện cơ hoạt động của ruột non ở bệnh
nhân có HCRKT thì thấy nhịp điệu cơ sở của thành ruột bị rối loạn, các hoạt
động của sóng chậm tăng lên và vận động của đại tràng xích ma giảm đi .
c. Thay đổi sự chịu đựng của ruột, một số đoạn ruột giảm khả năng
chịu áp lực của khối thức ăn
Ngoài ra, sự gia tăng quá mức phản ứng ống tiêu hóa với các stress tâm
lý (lo, buồn bực, trầm cảm, căng thẳng...), không dung nạp bẩm sinh với một
số thức ăn, những viêm nhiễm tiêu hoá trong tiền sử cũng đóng một vai trò
nhất định trong cơ chế bệnh sinh .


9


1.1.3. Triệu chứng
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
*Triệu chứng cơ năng:
Các triệu chứng của HCRKT rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh
và có thể diễn biến theo thời gian.
Theo các tác giả Manning A.P. (1978), Thompson W.D (1990) [26]
HCRKT có nhiều triệu chứng nhưng trong đó có 3 triệu chứng hay gặp là:
- Rối loạn đại tiện: có ba hình thái
 Thay đổi số lần đại tiện: bệnh nhân đi ỉa lỏng nhiều lần trong ngày
(>3 lần/ngày), phân có nhầy trong, đi ỉa lỏng thường xảy ra từng đợt 5-7
ngày. Đi ỉa lỏng tăng lên khi thay đổi thức ăn, căng thẳng thần kinh.
 Táo bón: số lần đi đại tiện giảm (<3 lần/tuần ), phân khô, cứng, có
khi có bọc ít nhầy hoặc như phân dê.
 Táo bón xen lẫn đi lỏng: Bệnh nhân bị từng đợt táo bón, ỉa lỏng xen
kẽ nhau, giữa hai đợt có thể phân bình thường.
- Đau bụng: Đau có tính chất lan toả hay khu trú dọc theo khung đại
tràng. Đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình
thường. Cảm giác đau có thể giảm đi sau khi trung, đại tiện, tăng lên khi bị
táo bón.
- Chướng bụng, đầy hơi: bệnh nhân luôn có cảm giác có nhiều hơi trong
bụng, bụng ậm ạch khó chịu. Chướng bụng thường xảy sau khi ăn làm cho
bệnh nhân không muốn ăn, ăn ít.
*Triệu chứng thực thể:
Không có một triệu chứng thực thể nào đặc trưng cho HCRKT. Bệnh
thường diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khoẻ toàn thân không
thay đổi.


10


1.1.3.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu trong giới hạn bình thường.
- Chụp X – quang đại tràng: Không tìm thấy hình ảnh tổn thương hoặc
cấu trúc bất thường ở đại tràng.
- Soi đại trực tràng: Niêm mạc hồng bóng, có thể có xung huyết nhẹ,
tăng tiết nhầy, tăng co thắt hoặc giảm nhu động.
- Sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường.
1.1.4.Chẩn đoán HCRKT
Trước đây để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thường phải chẩn
đoán loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương tại niêm mạc trực tràng như:
Viêm loét, bệnh crohn, polyp, ung thư...
Đã có nhiều nghiên cứu về tiêu chuẩn chẩn đoán của HCRKT đã được
công nhận và áp dụng thực tế trên lâm sàng: Tiêu chuẩn Manning (1978), Tiêu
chuẩn Rome I (1988), Tiêu chuẩn Rome II (1999),Tiêu chuẩn Rome III (2005).
Hiện nay tiêu chuẩn Rome II (1999), Rome III (2005) và mới nhất là
Rome IV(2016) đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước để chẩn đoán
HCRKT:
Tiêu chuẩn Rome II:
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu xảy ra trong 12 tháng qua và ít nhất
trong 12 tuần (không nhất thiết phải liên tiếp). Có ít nhất hai trong ba đặc
điểm sau:
+ Giảm bớt sau khi đi đại tiện.
+ Kết hợp thay đổi hình dạng phân.
+ Kết hợp với thay đổi số lần đi ngoài.
- Các triệu chứng có thể giúp chẩn đoán:
+ Số lần đại tiện không bình thường (trên 3lần/ngày hoặc dưới 3
lần/tuần).
+ Thay đổi hình dạng khối phân (nhão, lỏng, cứng).



11

+ Thay đổi khi tống phân (phải rặn, đại tiện gấp, cảm giác đại tiện
không hết).
+ Phân có nhầy mũi.
+ Bụng chướng hơi hoặc có cảm giác nặng bụng.
Trong 5 triệu chứng nói trên, nếu có một hoặc nhiều triệu chứng thường
xuyên xảy ra trong đợt đau bụng, chiếm đến ¼ thời gian của đợt gợi ý đến đau
bụng có nguồn gốc từ ruột.
Theo tiêu chuẩn Rome II biểu hiện đau, khó chịu ở bụng là những điểm
cốt yếu để chẩn đoán HCRKT và phải liên quan đến rối loạn đại tiện.
Mặt khác tiêu chuẩn Rome II cũng bao gồm một tiêu chuẩn về tần số (tái
đi tái lại) và thời gian của các triệu chứng (12 tuần trong 12 tháng). Do đó tiêu
chuẩn này có thể áp dụng cho các bệnh nhân có triệu chứng tái diễn thành
từng đợt .
Tiêu chuẩn Rome III:
Đau bụng tái diễn hoặc khó chịu ở bụng ít nhất 3 lần/tháng trong 3 tháng
gần nhất và có ít nhất 2 trong 3 đặc điểm sau:
- Dễ chịu khi đại tiện.
- Thay đổi số lần đại tiện.
- Thay đổi độ đặc của phân.
Các triệu chứng trên xuất hiện đầy đủ trong 3 tháng gần đây cùng với
những triệu chứng đầu tiện khởi phát 6 tháng trước khi chẩn đoán bệnh.
Tiêu chuẩn Rome IV:
Triệu chứng đau bụng tái phát ít nhất 1 lần mỗi tuần.Triệu chứng này
được phát hiện trong 3 tháng gần đây với khởi phát triệu chứng ít nhất 6 tháng
trước khi được chẩn đoán kèm theo hai hay nhiều hơn những triệu chứng sau:
- Có liên quan đến đi đại tiện.
- Thay đổi số lần đi đại tiện.
- Thay đổi hình dạng.



12

1.1.5. Điều trị
1.1.5.1.Nguyên tắc điều trị
* Chủ yếu là điều trị triệu chứng vì: trong hầu hết các trường hợp,
không điều trị khỏi bệnh do chưa có loại thuốc nào đem lại lợi ích nổi bật
cho HCRKT và chưa có một phương thức điều trị cụ thể nào là có hiệu
quả cho tất cả bệnh nhân HCRKT
1.1.5.2.Mục tiêu điều trị
* Giảm các triệu chứng đặc trưng nổi trội.
* Cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.
Sau khi đã chẩn đoán xác định là HCRKT, cần cho BN biết bệnh của
họ, giúp họ hiểu được thực chất căn bệnh tuy kéo dài, hay tái phát nhưng
không nguy hiểm, không đe doạ đến tính mạng để giúp người bệnh yên
lòng. Cùng BN xác định các yếu tố liên quan tới căn bệnh để phòng
tránh, giúp họ dần dần có được cuộc sống dễ chịu hơn.
1.1.5.3. Các liệu pháp không dùng thuốc (liệu pháp cổ điển):
* Không dùng thuốc kháng sinh trừ trường hợp bội nhiễm.
* Coi trọng các liệu pháp không dùng thuốc
- Chế độ ăn uống: quan trọng nhất, đặc biệt trong đợt đang có triệu
chứng đau bụng. Cần chú ý hướng dẫn người bệnh tìm những thức ăn không
thích hợp với mình. Bên cạnh đó, khuyên người bệnh nên tránh ăn quá nhiều
cùng một lúc; những thức ăn làm tăng triệu chứng co thắt, đau quặn, đầy
bụng, tiêu chảy; những thức ăn có tính kích thích mạnh (hạt tiêu, ớt, hành, cà
phê, rượu); thực phẩm có nhiều chất béo; sữa; thực phẩm để lâu bảo quản
không tốt gây khó tiêu; thức ăn sinh hơi nhiều (Đậu, hạt, bắp cải, sầu riêng,
nước uống có ga, nước hoa quả). Chú ý ăn chậm, nhai kỹ có tác dụng hạn chế
khí nuốt vào dạ dày nên giảm triệu chứng trướng hơi, đồng thời cũng làm

giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích thích co bóp của


13

đại tràng nên giảm số lân đi ngoài và giảm đau. Tuy nhiên, thầy thuốc cũng
phải chú ý hướng dẫn BN tránh tình trạng ăn kiêng quá khắt khe không cần
thiết vì có thể có hại do gây thiếu dinh dưỡng cho người bệnh.
- Chế độ luyện tập: Đòi hỏi người bệnh phải rất kiên trì công phu; luyện
đại tiện ngày một lần vào giờ nhất định, thường vào buổi sáng; massage bụng
buổi sáng để gây cảm giác đi ngoài và giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Có thể kết
hợp với tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga…hợp lý nhằm tăng
cường sức khoẻ và thư giãn thần kinh nói chung và đặc biệt là sẽ rẩt có hiệu
quả đối với trường hợp HCRKT ở BN tâm thể nói riêng.
- Liệu pháp tâm lý: HCRKT không phải là một bệnh tâm lý hay tâm
thần mà chỉ có liên quan đến các yếu tố tâm lý. Các thầy thuốc có kinh
nghiệm đều có lời khuyên là: việc điều trị tâm lý cho BN HCRKT phải kết
hợp ngay từ lúc tiếp xúc BN, trong cả quá trình khám bệnh, cả sau khi uống
thuốc, vì BN rất cần được sự chia sẻ nhằm làm dịu đi căng thẳng của họ trong
quá trình chữa bệnh. Nhiều BN thấy dễ chịu ngay sau khi họ được giải thích
rõ bệnh HCRKT. Một số chuyên gia nhận thấy, ở những trường hợp nặng,
HCRKT sẽ tiến triển tốt nếu BN được điều trị tâm lý .
1.1.5.4. Điều trị bằng thuốc
* Đau bụng: là triệu chứng khó kiểm soát nhất trong HCRKT, thường
dùng các thuốc sau:
- Thuốc chống co thắt:
+ Kháng Cholinergic: là thuốc có tác dụng đối kháng với
acetylcholine (Atropin, Scopolamin) .
+ Chống co thắt hướng cơ trơn.
Drotaverin Là dẫn chất isoquinolein tổng hợp, bột kết tinh màu trắng

vàng, không mùi, tan trong nước và ethanol.Drotaverin chống co thắt cơ trơn
tương tự như Papaverin nhưng mạnh hơn. xuất hiện sớm hơn và độc tính cũng


14

thấp hơn. Chỉ định :Thuốc drotaverin để phòng hoặc làm mất các rối loạn
chức năng và cơn đan do co thắt cơ trơn như : cơn đau do sỏi mật hay sỏi
thận; cơn co thắt đường dẫn mật; viêm bể thận. bàng quang; cơn co thắt ở dạ
dày, ruột, loét dạ dày. ruột; tá tràng; đau do co thắt vùng thượng vị hoặc hạ vị;
cơn đau thắt ngực, cơn tăng huyết áp (phối hợp với thuốc hạ huyết áp). Cách
dùng, liều dùng :Uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch.Liều dùng: Uống: 1 – 2
viên/1ần; 3 lần trong ngày.Tiêm dưới da: 1 – 2 ống/1ần; 1 – 3 lần trong
ngày.Tiêm tĩnh mạch chậm 1 – 2 ống (nếu đau do sỏi mật, sỏi thận).Dạng
thuốc: Viên nén drotaverin 40mg; ống tiêm drotaverin 2ml có chứa 40mg.
Bảo quản :Để nơi khô ráo. chống ẩm.
- Thuốc điều hoà chức năng vận động đường tiêu hoá: Trimebutin
(Debridat):
Đây là thuốc tác dụng trên hệ enkephalinergic bằng cách kích thích các
thể cảm thụ thể enkephalinergic ở ruột khi có rối loạn nhu động ruột, các thụ
cảm thể này có tác dụng điều hoà nhu động ruột .
- Thuốc chống trầm cảm (như amitriptyline, imipramine, desipramin…):
Những thuốc này được sử dụng cho BN bị HCRKT đặc biệt là những người
có triệu chứng nặng hoặc kéo dài, thường lo lắng và trầm cảm. Những thuốc
chống trầm cảm do có tác dụng huỷ phó giao cảm làm giảm nhu động ruột
nên có tác dụng giảm đau, điều hoà thần kinh và tính chất này độc lập với tác
dụng trên tâm thần của thuốc. Những thuốc chống trầm cảm phải được sử
dụng thường xuyên chứ không phải khi nào cần mới dùng, chúng được sử
dụng cho những BN có triệu chứng hay tái đi tái lại. Hiện nay, trên lâm sàng
thường dùng amitriptyline 10-50mg/ngày, chủ yếu điều trị BN có triệu chứng

trung bình hoặc nặng với đau là triệu chứng chiếm ưu thế hoặc khi tiến hành
các trị liệu khác không đạt kết quả. Thận trọng khi sử dụng cho các BN có
bệnh tim mạch, đái tháo đường .


15

- Thuốc kháng thụ thể 5-HT3 có tác dụng làm giảm trương lực cơ ruột
sau khi ăn nên có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng và khó chịu ở bụng.
Kháng 5-HT3 được dùng điều trị HCRKT có đau và tiêu chảy chiếm ưu thế ở
nữ giới mà đại diện là Alosetron
* Tiêu chảy :Thường dùng các thuốc giảm nhu động ruột, tăng tái hấp
thu nước và chất điện giải trong lòng ruột vào máu. Đây là các thuốc tổng
hợp, tác dụng theo kiểu morphine do có cấu trúc tương tự morphine. Thuốc có
tác dụng nhanh, kéo dài và không có tác dụng theo kiểu trung ương. Đại diện
là các thuốc sau:
- Smecta(Diosmectite 3g) có tác dụng điều trị tiêu chảy nhưng không có
tác dụng giảm đau. Smecta đã được chứng minh là có hiệu quả với những BN
tiêu chảy là chủ yếu vì có tác dụng làm giảm nhu động ruột, tăng tái hấp thu
nước và chất điện giải trong lòng ruột. Điều trị các chứng trong tiêu chảy cấp ở
trẻ em và người lớn; Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy mãn tính; Điều trị
các triệu chứng liên quan tới thực quản, dạ dày, tá tràng và ruột.
- Thuốc kháng thụ thể 5-HT3: thường dùng Alosetron, là một chất kháng
5-HT3 tương đối chọn lọc và mạnh, làm chậm vận chuyển của ruột do làm
giảm tính kích thích của ruột ở BN HCRKT, thuốc phù hợp với phụ nữ bị
HCRKT có tiêu chảy. Tác dụng phụ: dễ gây táo bón. Trước đây Hoa Kỳ cấm
dùng do lo ngại khi dùng thuốc tỷ lệ BN bị tắc ruột và viêm đại tràng tăng lên.
Gần đây đã khuyến cáo có thể dùng cho BN HCRKT có tiêu chảy nặng, đã
dùng các thuốc khác không đỡ .
* Táo bón: dùng chất xơ, thuốc nhuận tràng, thuốc điều chỉnh vận động

ống tiêu hoá.
- Bổ xung chất xơ: được chỉ định dùng ít nhất 12g/ngày, chất xơ với nhiều
tác dụng như khả năng giữ nước, làm tăng khối lượng phân và tăng quá trình lên
men nên có hiệu quả chống táo bón tốt. Nên dùng chất xơ kéo dài cho BN
HCRKT có táo bón nhưng phải giảm liều khi có đau hoặc chướng bụng


16

- Thuốc nhuận tràng: là thuốc làm tăng nhu động, chủ yếu ở đại tràng,
thường phải dùng nhiều ngày. Thuốc có thể kích ứng trực tiếp lên niêm mạc
ruột hoặc tác dụng gián tiếp do làm tăng khối lượng phân, hoặc do tác dụng
giữ nước, nên làm mềm phân.
+ Lactulose (Duphalac): là một disaccharid tổng hợp, không được hấp
thu, đến đại tràng bị các vi khuẩn chuyển hoá, cắt thành các acid hữu cơ, có
trọng lượng phân tử thấp, kích thích niêm mạc và gây mềm phân
+ Macrogol (Movicol): Là polymer mạch dài có trọng lượng phân tử cao
nên giữ nước theo đường nối hydro, làm tăng thể tích và nhão phân do trọng
lượng phân tử cao nên không bị hấp thu và chuyển hoá tại ống tiêu hoá
+ Anthraquinon: Các glycosid của anthraquinon có nhiều trong cây lô
hội, trong đại hoàng. Các anthraquinon bị thuỷ phân chủ yếu ở đại tràng, giải
phóng ra hoạt chất có tác dụng phong toả cation qua thành ruột, làm giữ lại
nước trong lòng ruột. Mặt khác, hoạt chất còn kích thích các nhánh thần kinh
cảm giác ở niêm mạc đại tràng, làm tăng nhu động ruột .
Nói chung các thuốc trên không nên dùng lâu dài, thuốc nhuận tràng trị
táo bón nhưng có thể làm tăng đau bụng và trướng bụng.
- Thuốc đồng vận 5-HT4: Tegaserod (thuốc đồng vận 5-HT4 mới) có
hiệu quả trong điều trị HCRKT với triệu chứng táo bón chiếm ưu thế.
Tegaserod sau khi gắn vào thụ thể 5-HT4 sẽ “bắt chước” tác dụng của
Serotonin :

+ Kích thích phản xạ nhu động ruột làm tăng vận chuyển ruột.
+ Kích thích bài tiết Cl- và nước làm giảm táo bón.
+ Ức chế dẫn truyền thần kinh hướng tâm ở ruột làm giảm cảm giác
đau bụng.


17

+ Kết hợp với thụ thể 5-HT4 tại các tận cùng thần kinh ở ruột, do đó tạo
xung truyền đến những nơron nằm sâu trong lớp cơ, điều hoà nhu động ruột
làm giảm trướng bụng.
Tác dụng phụ: tiêu chảy, đau đầu, choáng váng.
Để kiểm soát quá trình bệnh lý của HCRKT, thầy thuốc cần tập trung
vào điều trị triệu chứng với mục tiêu của điều trị là giảm cường độ các triệu
chứng chính nên thành công của việc điều trị là BN cảm thấy thoải mái, dễ
chịu, vì bệnh không có di chứng hoặc biến chứng lâu dài. Đa số BN, do bệnh
tái đi tái lại, đã chữa nhiều nơi mà bệnh vẫn chuyển biến chậm nên lo lắng và
bi quan. Thầy thuốc cần giải thích cho BN hiểu được thực chất của bệnh, diễn
biến và hướng điều trị mỗi khi có đợt đau để hai bên hợp tác với nhau cùng
giải quyết vấn đề. Tóm lại, để điều trị tốt HCRKT thầy thuốc cần phải biết kết
hợp tác động tâm lý người bệnh làm họ tin tưởng và yên tâm, kiên nhẫn hợp
tác với thầy thuốc, vừa biết sử dụng thuốc tinh tế, có cân nhắc tuỳ trường hợp.
Thăm khám kỹ, hỏi bệnh tỷ mỉ, theo dõi định kỳ nhưng tránh những kỹ thuật
phức tạp, những xét nghiệm rắc rối có thể làm cho BN quá lo lắng, ảnh hưởng
đến tâm lý chữa bệnh của người bệnh.
1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm về chứng tiết tả, táo kết và mối quan hệ giữa chứng tiết tả,
táo kết với hội chứng ruột kích thích.
Trong y văn của YHCT không có bệnh danh HCRKT, nhưng căn cứ vào
những biểu hiện lâm sàng có thể thấy HCRKT thuộc phạm vi của chứng Tiết

tả, Táo kết, Cửu tiết.
Tiết tả còn gọi là “phú tả” tức đi ỉa nhiều lần, phân lỏng nát, thậm chí đi
ra nước không. Nội kinh cho là bệnh “Tiết” gồm có: “Nhu tiết”, “Đông tiết”,
“Trúc tiết”, các thầy thuốc đời Đường gọi là bệnh “Hạ lợi”, thời Tống tổng
quát là bệnh “Tiết tả” .


×