Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Đánh giá kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước lớn bằng phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo tại bệnh viện đk nông nghiệp giai đoạn 2015 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.45 KB, 44 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) là sự tăng sản thành
phần tế bào biểu mô và mô đệm của tuyến tiền liệt [1]. Nguyên nhân của
UPĐLTTTL chưa được biết chắc chắn nhưng các nội tiết tố nam và estrogen
có liên quan đến quá trình sinh bệnh [2].
Tỷ lệ mắc UPĐLTTTL có xu hướng ngày một gia tăng trên toàn thế giới và
trở thành một gánh nặng cho cá nhân và xã hội. Theo Trần Đức Hòe nam giới ở
tuổi 50 có 50% mắc UPĐLTTTL, đến tuổi 80 tỉ lệ này tăng lên trên 95% [3].
Hiện nay, việc điều trị bằng phẫu thuật UPĐLTTTL đã đạt được tiến bộ,
khi mới ra đời phẫu thuật này chỉ áp dụng cho những u nhỏ dưới 50g, sau đó
nhờ những cải tiến về phương tiện mà chỉ định mổ nội soi đã mở rộng cho
những u lớn. Theo nhiều tác giả thì u phì đại tuyến tiền liệt có trọng lượng từ
60g trở lên được coi là u có kích thước lớn [4], [5], [6].
Tại Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp việc chỉ định mổ nội soi cho những u
lớn có trọng lượng từ 60g trở lên cũng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật cắt nội soi u phì đại TLT
lành tính có kích thước lớn được báo cáo. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích
thước lớn bằng phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo tại Bệnh viện ĐK
Nông Nghiệp giai đoạn 2015-2018” nhằm 2 mục tiêu sau:
1.

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u phì đại
lành tính tuyến tiền liệt có kích thước lớn được phẫu thuật nội soi qua
đường niệu đạo.

2.

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị u phì


đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước lớn.


2


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược giải phẫu tuyến tiền liệt [7].
Tuyến tiền liệt (TTL) là một tổ chức tuyến xơ cơ có dạng hình tháp đảo
ngược có 4 mặt, 1 nền và 1 đỉnh. Đỉnh ở dưới, nền ở trên dính với nền của bàng
quang. Ở người trưởng thành, TTL nặng khoảng 15 – 20g, cao khoảng 3cm, đáy
rộng 3,5cm dầy 2,5cm. TTL tạo với phương thẳng đứng một góc 250.

Hình 1.1. Giải phẫu tuyến tiền liệt
(Nguồn Frank H. Neter MD – ATLAS giải phẫu người, Tr 373)
Mặt trước
Phẳng, dựng đứng, có các thớ cơ của cơ thắt vân niệu đạo dàn mỏng và
tỏa ra ở 2/3 dưới của mặt trước tuyến. Giữa xương mu và mặt trước TTL có
đám rối tĩnh mạch Santorini.
Mặt sau
Nghiêng, được chia làm 2 thùy bởi một rãnh giữa thẳng đứng, có thể sờ
thấy qua thăm khám trực tràng. Mặt sau liên quan tới trực tràng qua cân
Denonvillier.


4


Hai mặt bên
Lồi, liên quan với ngách trước của hố ngồi trực tràng.
Nền
Được chia làm 2 phần:
- Phần hướng ra trước: gọi là phần niệu đạo bàng quang (BQ), liên quan
chặt chẽ với BQ và có các thớ cơ dọc của BQ tỏa xuống.
- Phần sau: là phần sinh dục liên quan với túi tinh.
Đỉnh
Hình tròn, mật độ của tuyến chắc đều, ở người già thì cứng hơn, có thể
đánh giá được dễ dàng qua thăm trực tràng.
Tuyến tiền liệt được xuyên qua từ nền tới đỉnh bởi một đoạn niệu đạo
tuyến tiền liệt. Mỗi đầu niệu đạo TTL được bao quanh bởi một cơ thắt:

Hình 1.2. Cơ thắt niệu đạo ở đỉnh và đáy TTL
(Nguồn Prostate ultrasound current practice and future directions, 2015)
-Tại cổ BQ là cơ thắt trơn có tác dụng ngăn cản việc phóng tinh ngược.
-Tại đỉnh TTL, chỗ nối niệu đạo TTL với niệu đạo màng là cơ thắt vân,
đảm bảo cho hoạt động tiểu tiện tự chủ. Các sợi của nó đan xen với các sợi cơ
nâng hậu môn và tỏa lên tới tận ụ núi. Ụ núi là giới hạn giải phẫu rất quan
trọng trong phẫu thuật nội soi UPĐLTTTL, việc tôn trọng ụ núi và ống niệu
đạo phía trước cho phép đảm bảo một cách hoàn hảo việc đi đái tự chủ sau
mổ [8], [9], [10].


5

1.2. Chẩn đoán UPĐLTTTL
1.2.1. Lâm sàng
1.2.1.1. Triệu chứng đường tiểu dưới (lower urinary tract symtoms: LUTS)
Gồm 2 hội chứng

- Hội chứng kích thích:
Đái nhiều lần cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là về ban đêm, đái ngắt
quãng, có cảm giác muốn đi tiểu.
- Hội chứng tắc nghẽn:
Tiểu khó phải dặn, tia tiểu yếu, tiểu nhỏ giọt, ứ đọng nước tiểu trong BQ.
Theo Roehrborn C (2007), tỷ lệ mắc triệu chứng đường tiểu dưới ở
đàn ông là rất cao, khoảng 61% trong toàn bộ dân số có ít nhất một triệu
chứng [11].
Dựa vào triệu chứng đường tiểu dưới, có nhiều tác giả đã khái quát thành
các thang điểm để tiện cho chẩn đoán và tiên lượng cũng như dễ sử dụng cho
bệnh nhân. Triệu chứng đường tiểu dưới không hoàn toàn đặc trưng cho
UPĐLTTTL.

 Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt
Điểm triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS – International Prostate Symtom
Score) do Barry và cộng sự đề xuất và được Hiệp hội Tiết niệu Quốc tế chuẩn
hóa vào năm 1991 [12]. Thang điểm gồm 7 câu hỏi với tổng số điểm là 35
điểm (Phụ lục 1). Mức độ của bệnh dựa vào thang điểm này được phân loại
như sau: Nhẹ (0-7 điểm); Trung bình (8-19 điểm); Nặng (20-35 điểm).

 Điểm chất lượng cuộc sống
Điểm chất lượng cuộc sống (QoL – Quality of Life), được coi là câu
hỏi thứ 8 của điểm IPSS [13]. Tổng điểm QoL là 6 điểm, được phân loại
như sau: ≤ 2 điểm được coi là nhẹ; 3-4 điểm là trung bình; 5-6 điểm là
nặng (Phụ lục 1).


6

Việc đánh giá kết quả dựa trên điểm QoL dễ dàng hơn nhưng tính đặc

hiệu không cao do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài bệnh cảnh của
UPĐLTTTL. Điểm IPSS phản ánh trung thực hơn so với điểm QoL về mức
độ bệnh. Cùng chỉ số điểm IPSS như nhau nhưng điểm QoL có thể khác
nhau [13].
1.2.1.2. Bí đái cấp
Một triệu chứng quan trọng thường gặp trong quá trình phát triển của
UPĐLTTTL là bí đái cấp tính (AUR-acute urinary retention).
1.2.1.3. Thăm khám trực tràng
Thăm trực tràng là quan trọng vì: giúp ước lượng khối lượng tuyến tiền liệt
và có thể phát hiện được ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó giúp cho việc tiên lượng
và lựa chọn phương pháp điều trị đúng. Tuy nhiên phương pháp này mang tính
chủ quan, cho nên đòi hỏi người khám phải có kinh nghiệm [14].
1.2.2. Cận lâm sàng
1.2.2.1. Siêu âm tuyến tiền liệt
Siêu âm tuyến tiền liệt có thể thực hiện qua đường bụng hoặc qua đường
trực tràng. Qua siêu âm có thể xác định được:

 Trọng lượng của tuyến:
Dựa vào công thức
V(cm3) =

HxLxE

(1cm3 tương đương 1g TLT)
2
(Trong đó: V: thể tích; H: chiều cao; L: chiều rộng; E: chiều dày)

 Thể tích nước tiểu tồn dư:
Theo Francois Desgrandchamps và cộng sự (2006), những bệnh nhân
UPĐLTTTL lượng nước tiểu tồn dư trên 39ml được xếp vào nhóm nguy cơ

cao và nên được can thiệp Y tế. Lượng nước tiểu tồn dư lớn (> 200-300ml) có
nghĩa là BQ kém chức năng và dự báo kết quả điều trị kém thuận lợi hơn và
phải được can thiệp ngoại khoa [15].


7

Sinh thiết làm giải phẫu bệnh qua siêu âm trực tràng để chẩn đoán
xác định trước mổ.
1.2.2.2. Một số xét nghiệm khác
- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm máu đo nồng độ PSA, công thức máu, chức năng thận.
1.3. Điều trị UPĐLTTTL
1.3.1. Nội khoa
Điều trị nội khoa khi điểm triệu chứng ở mức độ nhẹ bằng:
- Thuốc Alpha blockers.
- Thuốc ức chế 5-alpha-reductase.
- Phối hợp 2 thuốc trên.
- Kháng thể kháng cholinergic.
- Thuốc ức chế phosphodiesterase.
1.3.2. Điều trị xâm nhập tối thiểu
- Đốt bằng kim phóng xạ qua niệu đạo.
- Liệu pháp nhiệt bằng sóng ngắn qua niệu đạo.
- Nút mạch TLT.
1.3.3. Phẫu thuật
- Phẫu thuật mở.
- Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc.
- Phẫu thuật nội soi qua niệu đạo: cắt UPĐLTTTL bằng dao điện (đơn
cực hoặc lưỡng cực) hay năng lượng laser.

1.4. Phương pháp cắt nội soi qua niệu đạo điều trị UPĐLTTTL
1.4.1. Chỉ định và chống chỉ định nội soi qua niệu đạo cắt UPĐTTL [16]
1.4.1.1. Chỉ định
Chỉ định nội soi qua niệu đạo cắt UPĐLTTTL cũng như chỉ định can
thiệp phẫu thuật khác điều trị UPĐLTTTL đó là khi bệnh nhân có điểm triệu


8

chứng và điểm chất lượng cuộc sống vừa và nặng không đáp ứng với điều trị
nội khoa, bệnh nhân không muốn tiếp tục điều trị nội khoa, hoặc bệnh nhân
UPĐLTTTL có biến chứng (bí đái tái diễn, đái máu tái diễn, nhiễm trùng tiết niệu
tái diễn, sỏi bàng quang, ảnh hưởng chức năng thận, bàng quang chống đối).
1.4.1.2. Chống chỉ định
- Nhiễm khuẩn niệu, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, suy thận cấp, suy
thận mạn do ngược dòng.
- Hẹp niệu đạo trước và sau (tương đối).
- Túi thừa BQ lớn, sỏi lớn BQ.
- Cao huyết áp chưa kiểm soát được bằng thuốc.
- Suy tim mất bù, nhồi máu cơ tim cấp, hoặc cũ chưa ổn định, đái đường
chưa kiểm soát được bằng thuốc.
- Lao phổi chưa điều trị ổn định, bệnh phổi mạn, chức năng hô hấp kém.
- Rối loạn đông máu chưa kiểm soát được.
- Nhiều bệnh phối hợp có nguy cơ phẫu thuật cao.
- Bệnh khớp hông không dạng được chân.
1.4.2. Tai biến và biến chứng
1.4.2.1. Hội chứng nội soi qua niệu đạo
Hội chứng hấp thu dịch, hay hội chứng nội soi, được nói tới nhiều nhất
trong các biến chứng của phẫu thuật TURP. Hội chứng này thể hiện qua các
triệu chứng về thần kinh và tim mạch như : lú lẫn, buồn nôn và nôn, tăng

huyết áp, nhịp tim chậm, nhìn mờ kèm theo nồng độ Na +< 125 mmol/l.Theo
GS Nguyễn Bửu Triều và cộng sự (2002), hội chứng này gặp khoảng 0,2%
[17]. Theo Rosette J và cộng sự (2009), nguy cơ hội chứng nội soi vào
khoảng 2%. Các yếu tố liên quan đến hội chứng này là chảy máu quá nhiều,
tổn thương xoang tĩnh mạch, thời gian phẫu thuật kéo dài (trong đó có yếu tố
kích thước TTL lớn), có tiền sử trước đây hút thuốc lá. Nguy cơ phải truyền
máu là 2-5% [18].


9

1.4.2.2. Chảy máu
Theo Nguyễn Phú Việt (2005), biến chứng chảy máu chiếm tỷ lệ 2,4%.
Nguyên nhân chảy máu nặng trong mổ ảnh hưởng tới huyết động do: thủng vỏ
bao tuyến, khối lượng TTL quá lớn, thời gian mổ kéo dài, viêm xung huyết
mạnh tại TTL do đặt thông tiểu dài ngày [19]. Theo Queensland Goverment
(2006), chảy máu muộn có thể xảy ra sau mổ trong khoảng 6 tuần [20].
Chảy máu sau mổ ít nghiêm trọng hơn trong mổ, nhưng cũng là biến
chứng nặng, làm kéo dài ngày nằm điều trị và tạo điều kiện để nhiễm khuẩn
niệu sau mổ. Chảy máu sau mổ có thể xuất hiện ngay trong 3 giờ đầu, nhưng
cũng có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào sau đó, thậm chí có trường hợp chảy
máu muộn sau mổ hàng năm.
1.4.2.3. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn niệu là một biến chứng hay gặp sau CNS UPĐLTTTL.
Một số tác giả đã báo cáo tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu sớm sau phẫu
thuật, với tỷ lệ này khá cao 13% đến 32% [21].
1.4.2.4. Hẹp niệu đạo
Là một biến chứng muộn, xuất hiện muộn. Thường do những nguyên
nhân gây nên do thầy thuốc trong quá trình đặt máy soi bị lạc đường, kích cỡ
máy soi to hơn niệu đạo, không hoặc ít tra dầu parafin vào thân máy, đặt ống

sonde niệu đạo lâu ngày, gây tổn thương niệu đạo, nhất là niệu đạo hành, niệu
đạo tiền liệt tuyến trong quá trình thao tác máy.
Tỷ lệ hẹp niệu đạo theo y văn khoảng 1-2% [22], [23].
1.4.2.5. Xơ cứng cổ bàng quang
Tỷ lệ xơ cứng cổ bàng quang cao trong giai đoạn đầu phát triển phẫu thuật
nội soi cắt UPĐLTTTL do phẫu thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm, tỷ lệ
gặp khoảng 2-5% [24].


10

1.4.2.6. Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương được định nghĩa là tình trạng thường xuyên
không đạt được hoặc duy trì được sự cương cứng của dương vật để có trạng
thái quan hệ tình dục thỏa mãn .
Khi can thiệp phẫu thuật NSC UPĐLTTTL vào cơ thắt trơn ảnh hưởng
việc đóng cổ BQ khi phóng tinh gây ra phóng tinh ngược vào bàng quang.
Ngoài việc cắt đốt ảnh hưởng tới ụ núi, cơ thắt vân, chức năng của TTL có
thể gây rối loạn cương dương [9], [10].
1.4.2.7. Đái rỉ
Đái rỉ là một biến chứng rất khó chịu cho người bệnh xảy ra sau cắt nội soi
UPĐLTTTL. Ảnh hưởng trực tiếp tới BN, gián tiếp tới gia đình và xã hội. Tỷ lệ
đái rỉ theo y văn khoảng 1-2% [25]. Đái rỉ được phân làm 2 mức độ:
- Đái rỉ tạm thời: Do cắt u không gọn, chạm thương vào cơ thắt, kéo dài
2 tháng và hồi phục.
- Đái rỉ vĩnh viễn: Do đứt cơ thắt vân. Biến chứng này rất nặng, BN đái
hoàn toàn không tự chủ, nước tiểu rỉ ra suốt ngày. Việc điều trị khó khăn phức
tạp, nhiều khi phải phẫu thuật tạo hình cổ BQ.
1.4.2.8. Sỏi BQ
Trên cơ sở xơ cứng cổ BQ, hẹp niệu đạo và gây ứ đọng nước tiểu tạo

điều kiện cho hình thành sỏi trong BQ [8]. Tỷ lệ mắc phải sỏi BQ sau cắt nội
soi UPĐLTTTL của Bệnh viện Việt Đức năm 2006 là 5,6% trong số BN đến
điều trị sỏi BQ tại viện [26].
1.4.2.9. UPĐLTTTL tái phát, cắt sót u
Sự tái phát triệu chứng đường tiểu dưới là của hội chứng kích thích: Đái
tăng dần, cơn mót tiểu, nhỏ giọt nước tiểu sau bãi đái. Mức độ nặng, nhẹ của
triệu chứng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của cơ chóp BQ trước mổ,
mức độ sót u khi cắt nội soi. Trong nhiều nghiên cứu, thậm chí có những


11

trường hợp số điểm triệu chứng học sau cắt nội soi cao hơn trước mổ.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm những BN được chẩn đoán, điều trị cắt nội
soi UPĐLTTTL có khối lượng ≥ 60g tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện ĐK
Nông Nghiệp từ 01/2015 đến 06/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán, điều trị CNS UPĐLTTTL có khối lượng ≥
60g, tất cả các bệnh nhân đều được khẳng định bằng giải phẫu bệnh lý sau mổ
là u phì đại lành tính TTL.
- BN có hồ sơ ghi chép đầy đủ, lưu tại phòng hồ sơ của Bệnh viện.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- BN không có hồ sơ rõ ràng, đầy đủ.
- Bệnh nhân có trọng lượng u dưới 60g.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng nghiên cứu mô tả theo dõi dọc bao gồm hồi cứu và tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu
Chọn cỡ mẫu thuận tiện: Dựa vào mục đích nghiên cứu, không có các
yêu cầu của chọn mẫu và tính cỡ mẫu.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn một nhóm bệnh nhân với đầy đủ
các tiêu chuẩn trên, n ≥ 30.
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu hồi cứu từ tháng 01 /2015 đến tháng 01/2018. Tiến
cứu từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2018.
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện ĐK


12

Nông Nghiệp.
2.2.4. Nội dung và các kĩ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm chung
* Tuổi
Chia thành các nhóm tuổi: < 60
60 – 69
70 – 79
≥ 80.
* Lý do vào viện
- Rối loạn tiểu tiện
- Đái buốt, đái rắt, đái máu.
- Bí đái
- Có nguyên nhân khác.
2.2.4.2. Đặc điểm lâm sàng
- Hội chứng kích thích
- Hội chứng bít tắc

2.2.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu cơ bản
- Siêu âm:
+ Khối lượng TTL: Chia thành các nhóm
60 - 90g
> 90g.
+ Tổn thương phối hợp: Thùy giữa lồi vào lòng BQ
Sỏi BQ


13

Dầy thành, túi thừa BQ
2.2.4.4. Diễn biến trong quá trình phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc đặt máy nội soi đến lúc đặt sonde
Foley truyền rửa BQ. Chia thành các nhóm: ≤ 60 phút.
60 – 90 phút.
> 90 phút.
2.2.4.5. Diễn biến hậu phẫu
- Thời gian lưu sonde Foley:

≤ 5 ngày
> 5 ngày.

- Thời gian hậu phẫu: tính từ khi kết thúc phẫu thuật đến lúc ra viện.
Chia làm 3 nhóm: ≤ 7 ngày
7 -14 ngày
≥ 14 ngày.
2.2.4.6. Kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ
Kết quả giải phẫu bệnh của mảnh cắt sau khi mổ cắt nội soi UPĐTTL

2.2.4.7. Kiểm tra lại sau phẫu thuật
BN được kiểm tra sau mổ từ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng bằng cách gọi điện
thoại cho BN, khám lại và kết quả được tính cho đến lần cuối cùng được khám.
* Đánh giá biến chứng.
- Tình trạng toàn thân và tiểu tiện có biểu hiện nhiễm khuẩn niệu không
- Đái rỉ: mức độ đái rỉ từng đợt, từng lúc hay liên tục.
- Đái khó: tia nhỏ, đái lâu, phải dặn đái, có hẹp niệu đạo không, có phải
nong niệu đạo không, có phải đặt sonde niệu đạo – BQ không? Soi niệu đạo
BQ có xơ cổ BQ không, có UPĐLTTTL tái phát không? Siêu âm có sỏi BQ,
túi thừa BQ không?
* Đánh giá kết quả sau CNS
Theo tiêu chuẩn của Nguyễn Bửu Triều (1996) [17]


14

- Kết quả tốt: Bệnh nhân đái dễ, chủ động. Không còn nước tiểu tồn
đọng sau đi tiểu.
- Kết quả trung: Bệnh nhân đái dễ, đái rỉ khi gắng sức hoặc thay đổi tư thế.
- Kết quả kém: Bệnh nhân đái khó, đái rỉ liên tục.
2.2.5. Xử lý số liệu
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Kết quả được kiểm định và phân tích sẽ so sánh và bàn luận với kết quả
của các tác giả khác.


15

Chương 3
KẾT QUẢ

Trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2018 chúng tôi thu thập được
36 BN đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả thu được thể hiện ở các chỉ số sau:
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.1. Tuổi
45
38.78

40
33.67

35
30
25
20

17.35

15

10.2

10
5
0

< 60

60 - 69

70 - 79


≥ 80 tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhận xét:
- Nhóm tuổi hay gặp nhất là 70 – 79 tuổi 14 BN (38,9%).
- Tuổi trung bình là 69,86 ± 8,72, cao nhất là 86, thấp nhất là 57.
3.1.2. Lý do vào viện
Bảng 3.1. Lý do vào viện
Lý do vào viện

n

Tỷ lệ

Rối loạn tiểu tiện

20

55,6

Đái buốt, đái dắt, đái máu

5

13,9

Bí đái

11


30,5


16

Tổng số

36

100

Nhận xét:
- Tất cả các BN đều đến vì có triệu chứng của đường tiểu dưới.
- Rối loạn tiểu tiện là lý do thường gặp nhất với 20 BN (55,6%). Có 11
(30,5 %) BN bí đái phải đặt sonde niệu đạo trước mổ.
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Hội chứng kích thích và hội chứng bít tắc .

Triệu chứng lâm sàng
19%

Hội chứng kích thích
Hội chứng bít tắc

81%

Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng.
Nhận xét:
Số BN có hội chứng bít tắc là 22 BN (61,1%), hội chứng kích thích là 14

BN (38,9%). Trong số BN có hội chứng bít tắc thì có 11 BN (30,5%) phải đặt
ống thông niệu đạo trước khi phẫu thuật.
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng
3.1.4.1. Siêu âm tuyến tiền liệt
A. Tỷ lệ trọng lượng UPĐLTTTL được phát hiện qua siêu âm theo nhóm tuổi:
Bảng 3.2. Trọng lượng UPĐLTTTL qua siêu âm theo tuổi
Khối lượng TTL (g)
Nhóm tuổi
≤ 69

60 – 90

Tổng số

> 90

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

17


94,4

1

5,6

18

100%


17

70 – 79

11

78,6

3

21,4

14

100%

≥ 80

1


25

3

75

4

100%

Tổng số

29

80,6%

7

19,4%

36

100%

Nhận xét:
- Trọng lượng TLT trung bình 76,86 ± 16,74g, cao nhất là 115g, thấp
nhất 60g.
- Trọng lượng TTL dưới 90g gặp nhiều (80,6%) và có tỷ lệ gặp giảm dần
theo tuổi.

- Trọng lượng TTL trên 90g có tỷ lệ tăng dần theo tuổi, chiếm 5,6% ở
nhóm tuổi ≤ 69 và 75% ở nhóm tuổi ≥ 80.
B. Hình ảnh tổn thương phối hợp (Thùy giữa lồi vào lòng bàng quang, sỏi
bàng quang, viêm dày thành bàng quang và túi thừa BQ) trên siêu âm:
(Vẽ lại biểu đồ hình tròn theo tỷ lệ)

45.92%
54.08%

Có tổn thương
Không có tổn thương

Biểu đồ 3.3. Tổn thương tiết niệu phối hợp trên siêu âm (N=36)
Nhận xét:
Đa số BN có tổn thương phối hợp trên siêu âm 28 BN (77,8%).


18

%
69.39
60.2

70
60
50
40
30
20
10

0

7.55

Thùy giữa lồi vào lòng BQ

Sỏi BQ

Viêm dày thành BQ

Biểu đồ 3.4. Phân loại tổn thương tiết niệu phối hợp trên siêu âm trong
nhóm có tổn thương (N = 36).(Vẽ lại biểu đồ hình cột theo tỷ lệ)
Nhận xét:
Đa số tổn thương là thùy giữa lồi vào lòng bàng quang 20 BN(55,6%)
và viêm dày thành bàng quang, túi thừa bàng quang 23 BN (63,9%). Có 2BN
(5,6%) có sỏi nhỏ bàng quang.
3.1.4.2. Xét nghiệm máu
a. Huyết sắc tố, hematorit và điện giải đồ
Bảng 3.3. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm
Huyết sắc tố (g/l)
Hematocrit (%)
Na+ (μmol / L)
K+ (μmol / L)

Thấp nhất
100
0,29
124
2,8


Cao nhất
178
0,51
145
4,6

±SD
143,33±15,28
0,42±0,04
136,52±3,48
3,75±0,32

Nhận xét:
- Các chỉ số xét nghiệm đều cho phép phẫu thuật.
- Huyết sắc tố trung bình là 143,33±15,28 g/1, Hematocrit trung bình là
0,42±0,04. Điện giải Na+ trung bình là 136,52±3,48 μmol /l, K+ trung bình là
3,75±0,32 μmol /l.


19

b. Nồng độ kháng nguyên chỉ điểm u TTL PSA(Prostatic specific antigen)
Bảng 3.4. Chỉ số PSA máu
PSA

n

Tỷ lệ


≤ 4ng/ml

10

27,8%

4 – 10ng/ml

8

22,2%

> 10ng/ml

18

50%

X±SD = 11,69±1,32

Min = 2,2

Max = 42,6

Nhận xét:
Nồng độ PSA trung bình 11,69±1,32 ng/ml, thấp nhất là 2,2ng/ml và
cao nhất là 42,6ng/ml
Hay gặp nhất là nồng độ PSA trên 10ng/ml 18BN (50%).
3.2. DIỄN BIẾN TRONG QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT VÀ HẬU PHẪU


3.2.1. Thời gian phẫu thuật
Bảng 3.5. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật
< 60 phút
60 – 90 phút
≥ 90 phút
Tổng số
± SD = 86,15 ± 15,52

n
5
21
10
36
Min = 45 phút

Tỷ lệ
13,9%
58,3%
27,8%
100%
Max = 160 phút

Nhận xét:
- Thời gian phẫu thuật đa số là 60 - 90 phút 21BN ( 58,3%)
- Thời gian phẫu thuật trung bình là 86,15 ± 15,52 phút, cao nhất là 160
phút và thấp nhất là 45 phút.


20


3.2.2. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Bảng 3.6. Biến chứng sau phẫu phẫu thuật (N=36)
Biến chứng

Hội chứng nội soi

Chảy máu

n

1

3

Tỷ lệ

2,8 %

8,3 %

Nhận xét:
Có 1 BN (2,8%) bị hội chứng nội soi, có 3 BN(8,3%) bị chảy máu
trong đó có 2 BN phải truyền máu, không có BN nào bị thủng vỏ TTL hoặc
thủng bàng quang.
3.2.3. Thời gian lưu ống thông niệu đạo và thời gian hậu phẫu sau mổ
Bảng 3.7. Thời gian lưu ống thông niệu đạo và thời gian hậu phẫu
Thời gian lưu ống
thông niệu đạo
Thời gian hậu phẫu


≤ 5 ngày
> 5 ngày
≤ 7 ngày
7 - 14 ngày
≥14 ngày

n
25
11
4
22
10

Tỷ lệ
69,4%
30,6%
11,1%
61,1%
27,8%

Nhận xét
- Thời gian lưu ống thông niệu đạo sau mổ chủ yếu là ≤ 5 ngày 25BN
(69,4%), trung bình là 4,8 ± 1,32 ngày, cao nhất là 12 ngày, thấp nhất là 4 ngày.
- Thời gian nằm hậu phẫu đa phần là 7-14 ngày 22BN (61,1%). Trung
bình là 12,18 ± 2,38 ngày, cao nhất là 21 ngày và thấp nhất là 5 ngày.
3.2.4. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
Tất cả các BN (100%) đều có kết quả giải phẫu bệnh mảnh cắt sau mổ là
u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn BN
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ



21

Các BN được đánh giá sau mổ từ 03 đến 12 tháng (lấy kết quả lần khám
cuối cùng) cho các kết quả:
3.3.1. Kết quả sớm khi ra viện (Biểu đồ hình tròn)
Bảng 3.5. Kết quả sớm khi ra viện (N=36)
20 BNTốt 55,6%, 13BN trung bình 36,1%, 3kém 8,3%
Nhận xét: Có 20 BN (55,6%) kết quả tốt, 13 BN (36,1%) kết quả trung
bình, 3 BN(8,3%) kết quả kém.
3.3.2. Kết quả xa khi ra viện (Biểu đồ hình tròn)
Bảng 3.6. Kết quả xa khi ra viện (N=22)
18 BNTốt 81,8%, 3 BN trung bình 13,6%, 1kém 4,6%
Nhận xét: Có 18 BN (81,8%) kết quả tốt, 3 BN (13,6%) kết quả trung
bình, 1BN(4,6%) kết quả kém.


22

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

4.1.1. Tuổi
Độ tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 69,86 ± 8,72, cao nhất là
86 thấp nhất là 57. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất
là 70 – 79 (38,9%), nhóm tuổi gặp ít nhất là dưới 60 (16,7%). Theo Trần Đức
Hòe cho thấy nam giới ở độ tuổi 50 có 50% mắc bệnh và đến tuổi 80 thì tỷ lệ
này tăng lên tới 95% [3].

Taị địa phương, điều kiện kinh tế và sự hiểu biết về bệnh tật của người dân
còn hạn chế so với các nước phát triển vì vậy mà BN thường đến khám ở độ tuổi đã
cao, độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu cũng tương tự như các tác giả trong
nước và cao hơn so với các nghiên cứu trên thế giới.
Bảng 4.1. Tuổi trung bình trong các nghiên cứu
Tác giả
Chúng tôi
Lại Xuân Nam [27]
Vũ Sơn [28]
Frias Al-Hammouri [29]
Yucel M [30]

Năm nghiên cứu
2018
2008
2011
2011
2013

Tuổi trung bình
69,86 ± 8,72
70,4
71,1 ± 7,9
67 ± 3,7
66,88 ±7,18


23

4.1.2. Lý do vào viện

Rối loạn tiểu tiện là lý do thường gặp nhất với 20 BN (55,6%), hầu hết
BN trước mổ đều đã được điều trị nội khoa bằng Đông y hoặc Tây Y. Những
BN đến muộn gồm 11 BN (30,5%) có bí đái phải đặt ống thông niệu đạo
trước khi phẫu thuật.
UPĐTTL gây biến chứng thường gặp nhất là bí tiểu cấp, theo nghiên cứu
của Cao Xuân Thành và cộng sự (2012) thì tỷ lệ này đã giảm khá nhiều còn
45,25% [31], nghiên cứu của Nguyễn Công Bình (2012) tỷ lệ bệnh nhân có bí
tiểu cấp tính là 33,92% [32]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bí tiểu
cấp 30,5% thấp hơn so với các tác giả trên, điều này có thể giải thích là do
các BN trong nghiên cứu hầu hết được điều trị nội khoa trước đó, điều kiện
kinh tế cũng khá hơn trước nên BN sẽ tới cơ sở y tế từ khi các triệu chứng rối
loạn tiểu tiện ở mức nhẹ hơn, do vậy tỷ lệ bí tiểu cấp giảm đi.
4.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng của đường tiểu dưới hầu như luôn là triệu chứng nổi bật của
UPĐTTL, triệu chứng này tăng lên theo tuổi tác một cách rõ rệt. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy tất cả các BN mắc UPĐTTL đều đến khám với triệu
chứng của đường tiểu dưới trong đó 61,1% BN có hội chứng bít tắc, cao
hơn so với 38,9% BN có hội chứng kích thích. Kết quả này trái ngược với
nghiên cứu của tác giả Lại Xuân Nam với tỷ lệ tương ứng là 37,17% và
62,8% [27]. Theo chúng tôi nguyên nhân là do hầu hết bệnh nhân của
chúng tôi đều cố gắng điều trị nội khoa trước đến khi bít tắc gây ảnh hưởng
lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân mới đồng ý phẫu thuật.
4.1.4. Cận lâm sàng


24

4.1.4.1. Siêu âm
* Trọng lượng TTL
Trọng lượng của TTL được cho là tăng lên theo độ tuổi do các yếu tố hóc

môn và yếu tố tăng trưởng mô sợi. Từ khi mới sinh cho tới tuổi dậy thì, trọng
lượng TTL không thay đổi đáng kể. Từ lúc dạy thì đến 30 tuổi, TTL tăng
trọng lượng lên mỗi năm khoảng 1,6g và từ 31 tuổi đến 90 tuổi thì mỗi năm
TTL tăng khoảng 0,4g [33]. Theo tác giả Vũ Sơn (2011), trung bình trọng
lượng TTL tăng 1,73g mỗi năm, trong đó trung bình trọng lượng TTL của
nhóm trên 31g tăng nhanh hơn nhóm có trọng lượng dưới 31g [28]. Tuy nhiên
trọng lượng TTL tăng sinh không phải là yếu tố quyết định bệnh nhân có phải
can thiệp phẫu thuật hay không, mà chỉ góp phần vào hỗ trợ chỉ định và tiên
lượng điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng đường tiểu dưới vừa và nặng mà
không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc UPĐTTL đã có biến chứng.
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đối với BN UPĐTTL có trọng lượng
u lớn hơn 60g, Nghiên cứu của tác giả Al-Hammouri F và cộng sự (2011),
trọng lượng TTL trung bình trước mổ cắt nội soi là 88 ± 8,22g, cao nhất là
120g và thấp nhất là 80g [29]. Theo Nghiên cứu của Yucel M và cộng sự
(2016) trọng lượng TTL trước mổ là 90,93 ±13,95g [30].
Tại Việt Nam, trọng lượng trung bình của UPĐTTL trước mổ có xu
hướng mở rộng lên theo thời gian.
Trọng lượng UPĐTTL
Tác giả
trung bình
Nguyễn Bửu Triều (1996) [17]

33g


25

Nguyễn Hoàng Đức (2003) [34]

52 ± 24g


Nguyễn Công Bình (2012) [32]

54,01 ± 6,89g

Chúng tôi

76,86 ± 16,74g

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trọng lượng TTL trung bình trước khi
cắt nội soi là 76,86 ± 16,74g, trọng lượng nhỏ nhất là 60g, lớn nhất là 115g.
Trong đó các BN UPĐTTL có trong lượng u nhỏ hơn 90g chiếm tỷ lệ là
80,6%. Trọng lượng TTL tăng lên theo tuổi của BN và ở nhóm tuổi càng cao
thì tỷ lệ gặp UPĐTTL có trọng lượng ≥ 90g càng nhiều, chiếm 5,6% ở nhóm
tuổi ≤ 69 tuổi và 75% ở nhóm tuổi ≥ 80 tuổi.
* Tổn thương phối hợp
Trên hình ảnh siêu âm, đa số BN có tổn thương phối hợp trên siêu âm 28
BN (77,8%), phát hiện 20 BN(55,6%) có thùy giữa lồi vào trong lòng bàng
quang, đây là tác nhân chính gây ra triệu chứng đường tiểu dưới, lâu dần BN
có viêm dày thành bàng quang và có túi thừa bang quang 23 BN (63,9%), và
2BN (5,6%) có sỏi nhỏ bàng quang. Nghiên cứu của tác giả Lại Xuân Nam
(2008) [27] cho thấy thùy giữa lồi vào lòng bàng quang gặp ở 42,84% BN
UPĐTTL, viêm dày thành bàng quang chiếm 40,25% BN và 10,25% BN có sỏi
bàng quang. Điều này cho thấy UPĐTTL có thùy giữa lồi vào lòng bàng quang
thường hay gây triệu chứng đường tiểu dưới nhất, lâu dần do phải tăng áp lực để
chống lại sự tắc nghẽn do UPĐTTL gây ra viêm dày thành bàng quang và túi
thừa bang quang. Lưu lượng dòng tiểu thấp tạo điều kiện cho ứ đọng nước tiểu,
nhiễm trùng đường tiết niệu và hình thành sỏi bàng quang. Khi UPĐTTL đã gây
ra các tổn thương này thì chỉ định can thiệp phẫu thuật tuyệt đối.



×