Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân bị ung thư ruột non được điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện bạch mai từ năm 2012 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.75 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư ruột non là khối u xuất phát từ thành ruột non.
Ung thư ruột non (UTRN) hiếm gặp trong các khối u đường tiêu hóa,
UTRN gồm các u ác tính ở ruột non xuất phát từ thành của hỗng tràng, hồi
tràng. Ruột non chiếm 75% chiều dài ống tiêu hóa và hơn 90% bề mặt ống
tiêu hóa [1] nhưng nó chỉ chiếm 3,6% ung thư đường tiêu hóa. Một số giả
thuyết giải thích nguyên nhân hiếm gặp của u ruột non như [2]:
Tốc độ sinh sản nhanh của tế bào niêm mạc ruột non nhưng ít có u tân
sinh do một số nguyên nhân: Tốc độ di chuyển nhanh của dịch và thức ăn
trong lòng ruột non làm hạn chế sự tiếp xúc của những tác nhân gây ung thư
với niêm mạc ruột, tính kiềm trong lòng ruột.
Hình thái lâm sàng của các UTRN thường không đặc hiệu như: Chảy
máu đường tiêu hóa nặng, viêm phúc mạc, tắc ruột, lồng ruột, khối u ở bụng,
thiếu máu, đau bụng, thay đổi toàn trạng không rõ nguyên nhân…
Chính vì triệu chứng lâm sàng phong phú, không đặc hiệu, sự ít gặp của
UTRN, sự chủ quan và ít nghĩ đến UTRN nên hầu hết các UTRN không chẩn
đoán được trước mổ. Thường UTRN được chẩn đoán và mổ ở giai đoạn
muộn, khi có biến chứng [3].
Mặc dù các phương tiện chẩn đoán ngày càng hiện đại và hoàn thiện
như siêu âm, chụp lưu thông ruột, chụp khung đại tràng có đối quang kép,
chụp động mạch chọn lọc, nội soi, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ,
chụp hình qua kháng thể đơn dòng, chụp cắt lớp đồng vị phát xạ Positron
(PET)… tỷ lệ chẩn đoán được URN trước mổ vẫn còn thấp.
Trong vòng 8 năm, Văn Tần đã thu thập 56 trường hợp URN đã nêu lên
đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị [4]. Từ năm 1999 đến tháng 6 năm
2007, Văn Tần, Hoàng Danh Tân và cộng sự đã thu thập 101 trường hợp URN


2



tại bệnh viện Bình Dân qua đó nêu lên đặc điểm lâm sàng, phân tích các đặc
điểm bệnh lý và phân tích kết quả điều trị trên cơ sở từng nhóm bệnh lý đặc
thù [5].
Tại bệnh viện Việt Đức có một số công trình nghiên cứu tổng kết về
u ruột non trên các phương diện: hình ảnh giải phẫu bệnh [ 6], những đặc
điểm lâm sàng [7] và một số các thông báo lâm sàng rải rác về URN [ 8],
[9], [10], [11].
Như vậy, các nghiên cứu đã nghiên cứu tổng thể chung về URN, để
nghiên cứu tổng hợp một cách hệ thống các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
nhất là hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (Một phương pháp chẩn đoán có giá trị),
các thể giải phẫu bệnh và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật UTRN nên
nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân bị ung
thư ruột non được điều trị phẫu thuật tại Khoa ngoại Bệnh viện Bạch
Mai từ năm 2012-2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật các bệnh nhân bị ung thư ruột non.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ RUỘT NON
1.1.1. Giải phẫu
1.1.1.1. Đại thể
Ở người trưởng thành, ruột non dài từ 5-6m, đi từ dây chằng Treitz tới
van hồi – manh tràng (Bauhin). 2/5 đoạn đầu tiên, tiếp nối với tá tràng ở phía
trên gọi là hỗng tràng. 3/5 còn lại tiếp theo ở phía dưới được gọi là hồi tràng.
Không có đường ranh giới rõ ràng giữa 2 đoạn ruột này. Tuy nhiên, có thể

nhận thấy rõ một điều là ruột non càng đi xa xuống dưới thì lòng ruột càng
hẹp lại, các cung mạch mạc treo ruột càng trở nên phức tạp, các nếp niêm mạc
vòng tròn càng thấp và thưa dần. Nói chung hỗng tràng nằm phía bên trái
khoang bụng, hồi tràng nằm ở tiểu khung và hố chậu phải. Ruột ron được cố
định vào thành bụng sau bởi mạc treo, đó chính là nếp gấp quặt ngược của lá
phúc mạc thành sau. Nếp phúc mạc xuất phát từ một đường nằm chếch từ trên
xuống dưới và từ trái qua phải, nghĩa là một đường chéo đi từ bên trái đường
giữa tới hố chậu phải. Mạc treo tiếp cận với ruột non ở một bờ, sau đó ôm
vòng ốp sát lấy toàn bộ chu vi ruột và được gọi là lá phúc mạc thành hay
thanh mạc ruột non.
Mạc treo có chứa mỡ, mạch máu, bạch mạch, hạch bạch huyết và thần
kinh. Động mạch mạc treo tràng trên cung cấp máu cho hỗng tràng và hồi
tràng. Các mạch máu khi đến gần bờ ruột non thì tiếp nối với nhau tạo thành
rất nhiều các cung mạch, cuối cùng mới tách ra thành các mạch thẳng ngắn đi
vào bờ ruột (bờ mạc treo). Bờ tự do của ruột non (đối chiếu với bờ mạc treo)
được cấp máu động mạch ít hơn phía bờ mạc treo, vì thế khi máu không đủ
cấp thì phía bờ tự do bị thiếu máu trước tiên. Máu tĩnh mạch từ ruột non được
dẫn về tĩnh mạch mạc treo tràng trên và sau đó đổ về gan qua tĩnh mạch cửa.


4

Các mảng bạch huyết dưới niêm mạc (mảng peyer) thấy nhiều ở hồi
tràng hơn là ở hỗng tràng. Các ông bạch huyết thu gom bạch huyết từ ruột non,
đi qua các trạm hạch bạch huyết cuối cùng đổ về các hồ chứa dưỡng chất. Thần
kinh phó giao cảm của ruột non xuất phát từ dây thần kinh phế vị (dây thần kinh
X) bên phải và thần kinh giao cảm xuất phát từ thần kinh tạng của bờ cong nhỏ
và bờ cong lớn dạ dầy. Cả 2 loại dây thần kinh “tự động” đều có các sợi li tâm và
hướng tâm, nhưng hiện tượng “đau” của ruột non thì chỉ do sợi hướng tâm của
thần kinh giao cảm mà thôi.

1.1.1.2 Vi thể
Thành ruột non bao gồm 4 lớp: Niêm mạc, dưới niêm mạch, cơ và
thanh mạc.
* Niêm mạc: Bề mặt hấp thụ của niêm mạc ruột được nhân lên gấp
nhiều lần nhờ các cuốn niêm mạc hình vòng tròn. Các cuốn này cao và nhiều
ở phần trên ruột non (hỗng tràng) hơn là phần hồi tràng. Trên bề mặt của các
cuốn niêm mạc ấy có các nhú niêm mạc (cao không quá 1mm), Mỗi nhú có
một lỗ tiết, động mạch và tĩnh mạch, lại có các sợi cơ từ lớp cơ niêm đi tới
làm cho các nhú này có thể co bóp được. Các nhú này lại được phủ trên bề
mặt bởi các tế bào biểu mô trụ với rất nhiều các nhung mao (có chiều cao 1
nanomet). Chính nhờ các nhú mà khả năng hấp thụ của niêm mạc ruột được
tăng lên gấp 8 lần, và các nhung mao tăng thêm gấp 14-24 lần. Toàn bộ vùng
hấp thụ của ruột non như vậy tính ra là vào khoảng từ 200-500 m 2. Lớp biểu
mô phủ của ruột non gồm nhiều loại tế bào: tế bào trụ, tế bào chế nhầy, tế bào
paneth, tế bào nội tiết, và tế bào M. Tế bào trụ có chức năng hấp thụ; chúng
khởi phát từ các tế bào không biệt hóa tăng trưởng không ngừng tại các hốc
tuyến Lieberkuhn và di chuyển tới đỉnh của các nhung mao. Tất cả quá trình
đó diễn ra trong vòng từ 3-7 ngày. Thời gian tồn tại của tế bào trụ ở người là
5-6 ngày. Các tế bào chế nhầy cũng xuất phát từ các hốc tuyến và cũng di


5

chuyển về phía đỉnh của các nhung mao; các tế bào chế nhầy trưởng thành
được gọi là các tế bào hình đài (Goblet cells). Các tế bào paneth chỉ thấy ở
các hốc tuyến; chức năng không được rõ, có thể là tham gia vào nhiệm vụ chế
tiết. Các tế bào nội tiết có rất nhiều hạt bào tương trong có chứa 5hydroxtryptamin và nhiều peptides khác. Nhiều nhất là các tế bào ruột ưa sắc
(enterochromafin); cũng thấy có sự hiện diện của các tế bào N (chứa
Neurotensin), tế bào N (glucagon), các tế bào khác chứa motilin và
cholecystokinin. Tế bào M là những tế bào dạng màng rất mỏng bao phủ các

mảng payer. Chúng có khả năng thu gom các kháng nguyên trong lòng ruột
như protein và các vi sinh vật.
* Các lớp khác: Lớp dưới niêm mạc là một lớp xơ chun chứa mạch
máu và thần kinh. Lớp dưới niêm mạc là thành phần cấu trúc khỏe nhất của
thành ruột và bắt buộc phải lấy nó khi khâu nối ruột. Lớp cơ bao gồm 2 lớp
áo: bên trong là lớp áo sợi hình vòng và bên ngoài là các sợi cơ dọc. Thanh
mạc là lớp bao phủ ngoài cùng của thành ruột.
1.1.2. Sinh lý
1.1.2.1. Vận động
Hoạt động cơ học của ruột non có nhiều hình thức:
- Co thắt: Chủ yếu do cơ vòng, khi cơ vòng co thắt, từng đoạn ruột non thu nhỏ
thiết diện, dịch tiêu hóa nhờ đó ngấm sâu vào khối thức ăn trong ruột.
- Cử động quả lắc: Do lớp cơ dọc ở hai bên của ruột thay nhau co giãn làm cho
các đoạn ruột lật bên này rồi bên kia, khiến dịch têu hóa nhào trộn kỹ vào
khối thức ăn, tăng cường tốc độ tiêu hóa thức ăn.
- Nhu động: Là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng, theo chiều từ dạ
dày xuống ruột già với tốc độ 3m/s.
- Phản nhu động: Cũng là những co thắt lan truyền theo kiểu làn sóng, nhưng
theo chiều ngược lại với nhu động.


6

Tất cả các hình thức hoạt động cơ học của ruột non đều thực hiện tự
động dưới sự điều khiển của đám rối thần kinh Auerbach. Kích thích dây X và
motilin (một hóc môn của ống tiêu hóa) sẽ làm tăng nhu động ruột non.
Ngược lại, kích thích thần kinh giao cảm làm giảm hoạt động cơ học của ruột
non. Những kích thích tại chỗ do giun, do viêm ruột… cũng làm tăng hoạt
động nhu động của ruột non [12].
1.1.2.2. Tiêu hóa, bài tiết và hấp thụ

Ruột non có 2 chức năng tiêu hóa chính: hoàn tất quá trình tiêu hóa các
thức ăn, hấp thụ nước và các chất điện giải: Mỗi ngày có khoảng từ 5-9 lít
nước tiếp xúc với bề mặt hấp thụ của ruột non, bao gồm các dịch vào qua
đường miệng (ăn và uống), nước bọt, dịch dạ dày, nước mật, dịch tụy và dịch
tiết của ruột non. Trong số đó chỉ có khoảng 1-2 lít nước được tống từ hồi
tràng xuống đại tràng. Việc hấp thu nước và điện giải được thực hiện chủ yếu
qua các nhung mao còn bài tiết thì ở các hốc tuyến.
Nói tóm lại, nước khuyếch tán thụ động theo các chất hòa tan, do đó
dịch chứa trong lòng ruột luôn luôn đẳng trương với máu. Nước cũng còn
được hấp thu bằng cơ chế tích cực, đặc biệt ở ruột già. Ngoài ra nó còn tham
gia hấp thu các chất vô cơ dưới dạng các ion.
- Carbohydrates: Một nửa lượng calo cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là từ các
tinh bột dưới dạng polysaccharides và glycogene; các đường dạng
disaccharides (sucrose và lactose). Tiêu hóa tinh bột bắt đầu bởi amylase của
nước bọt và được hoàn tất bởi amylase của tụy trong tá tràng và phần đầu
hỗng tràng.
- Proteine: Được phân giải và tiêu hóa một phần trong dạ dày nhưng đấy không
phải là chủ yếu. Hơn 80% hấp thu protein xẩy ra ở 100cm đầu tiên của hỗng
tràng.
- Vitamines: Tất cả các vitamins đều được hấp thu dưới dạng tự do nhưng
không bị phân giải. Đa số vitamins được hấp thu nhờ các cơ chế vận chuyển
tích cực [13].


7

1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI GIẢI PHẪU BỆNH HỌC UNG THƯ
RUỘT NON.
Các khối u ác tính ruột non chiếm tỷ lệ nhiều hơn các khối u lành tính,
được chia thành các loại: Ung thư biểu mô tuyến, Saccom cơ trơn, u thần kinh

ác tính, u lympho ác tính và u carcinoid.
1.2.1. Ung thư biểu mô tuyến (UTBMT)
- Được mô tả đầu tiên bởi Hamburger, một tác giả người Đức, ông ghi
lại một trường hợp UTBMT tá tràng năm 1746.
- Năm 1924 một trường hợp ung thư biểu mô tá tràng được mô tả lần
đầu tiên bởi Sorlin.
- Năm 1876, Leichtenstein đưa ra thông báo tập hợp bệnh án đầu tiên
về URN [14].
* Đại thể: Vị trí ở tá tràng (40%), hỗng tràng (36%), hồi tràng (22%).
Chia làm 3 thể:
+ Thể loét: Lan từ niêm mạc ra phía thanh mạc.
+ Thể sùi: U sùi vào trong lòng ruột trên bề mặt có thể loét, gây tắc ruột.
+ Thể thâm nhiễm: Hay gặp nhất phát triển kiểu hình nhẫn gây hẹp và
tắc ruột.
*Vi thể:
+ UTBMT biệt hóa cao: Phổ biến nhất là các tế bào hình trụ phần lớn
ưa kiềm, thường hướng vào trong lòng ruột, sếp thành hình ống tuyến chứa
chất nhầy, đôi khi trong các dạng biệt hóa này người ta thấy dạng nhú.
+ UTBMT ít biệt hóa: Hiếm hơn, các tế bào u sắp xếp hỗn độn với
nhiều nhân không điển hình và giãn phân bất thường. Các tế bào u tách biệt
hoặc tập trung thành dây hay đám với những hình dạng tuyến sắp xếp hỗn
độn. Sự tiết nhầy không hằng định.
+ UTBMT dạng keo nhầy: Rất hiếm, có những đám nhầy, trong có
những lớp tế bào u, phản ứng đệm đa dạng. Chất đệm thường rất nhiều, đôi
khi thâm nhiễm vào các tế bào viền.


8

* Tiến triển:

+ Tiên lượng thường xấu vì phát hiện muộn và thường gây nhiều khó
khăn trong phẫu thuật.
+ Xâm lẫn tại chỗ: Thành ruột non, hạch vùng.
+ Di căn xa: Hạch xa và di căn gan, tụy, phúc mạc, phổi.
* Phân chia giai đoạn: Ung thư biểu mô tuyến ruột non được AJCC
(The American Joint Committee on Cancer – Hiệp hội chống ung thư của Mỹ)
phân chia giai đoạn theo TNM năm 1997 [15] như sau:
+ TNM:
• T Khối u nguyên phát (Primary tumor):
• Tx: Không xác định được khối u nguyên phát.
• T0: Không có bằng chứng của khối u nguyên phát.
• Tis: Ung thư tại chỗ.
• T1: Khối u xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc.
• T2: Khối u xâm lấn tới lớp cơ thành ruột.
• T3: Khối u xâm lấn qua lớp cơ vào lớp thanh mạc. Hoặc xâm lấn tới lớp phúc
mạc xung quanh (Mạc treo phúc mạc thành sau) < 2cm.
• T4: Khối u xâm lấn vào các tạng lân cận. (các quai ruột non bên cạnh, mạc
treo hoặc phúc mạc thành sau > 2cm).
• N hạch vùng (lympho node):
• Nx: Không xác định được sự xâm lấn hạch vùng.
• N0: Không có di căn hạch vùng.
• N1: có di căn hạch vùng.
• M di căn (metastase):
• Mx: Không đánh giá được là có di căn hay không.
• M0: Không di căn.


9

• M1: Có di căn.

+ Phân loại giai đoạn AJCC
• Giai đoạn 0: Tis, N0.
• Giai đoạn 1: T1, N0, M0.
T2, N0, M0.
• Giai đoạn 2: T3, N0, M0.
T4, N0, M0.
• Giai đoạn 3: Bất kỳ T nào, N1, M0.
• Giai đoạn 4: Bất kỳ T, bất kỳ N, M1.
+ Phân loại theo độ biệt hóa tế bào:
• Độ 1: Rất biệt hóa.
• Độ 2: Biệt hóa vừa.
• Độ 3: Ít biệt hóa.
1.2.2. U lympho ác tính tiên phát ngoài hạch không Hodgkin ruột non.
Chiếm 12% các u ác tính của ruột non. Thường khu trú ở hồi tràng, hay
gặp ở nam hơn ở nữ, tỷ lệ nam/nữ là 3/1 [16].
* Đại thể: Diện cắt u có màu trắng, xám nhạt, tương đối đồng nhất như
thịt cá, mềm với bờ có nhiều vòng. Có di căn hạch vệ tinh.
+ Dạng u đơn độc: 70% số trường hợp, các tổn thương thường ngăn
cách bởi những đoạn niêm mạc bình thường.
+ Dạng thâm nhiễm: Thường thâm nhiễm một đoạn ống tiêu hóa theo
hình ống, sự thiếu sóng nhu động cùng với sự căng của vùng u tạo ra dạng giả
phình mạch. Thường gây biến chứng thủng ruột, hiếm hơn gây biến chứng
hẹp ruột, nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tắc ruột.
+ Dạng loét: Một vùng u bị lõm xuống nông hoặc sâu, có thể tạo nên ở
chu vi một bờ không đều, thường gây biến chứng thủng ruột.
+ Dạng sùi: Có hình dạng chồi, nhú lồi vào trong lòng ruột, thường có


10


loét ở bề mặt. Xâm lấn sâu vào thành đến tận thanh mạc và có thể gây lồng ruột.
* Vi thể: U thường xâm lấn thành ruột theo nhiều bình diện rồi đến hạch
vùng. Thời gian sống phụ thuộc vào độ ác tính của mô, của giai đoạn u.
+ Các u lympho B: Độ ác tính cao (70-90% ca) thường là typ tế bào
miễn dịch, typ Burkitt hoặc tế bào lớn giảm biệt hóa.
+ Các u lympho T: Nhiều dạng, nhỏ, trung bình hay các tế bào lớn.
Tuy nhiên về vi thể rất dễ nhầm với thể UTBMT ít biệt hóa - chẩn đoán
phân biệt cần tới hóa mô miễn dịch.
* Phân loại mô bệnh học của u lympho:
+ Phân loại của Rappaport 1966.
+ Phân loại của Lukes và Colins 1974.
+ Phân loại của Kiel 1975.
+ Công thức thực hành 1982.
+ Phân loại của Real 1994.
+ Phân loại giai đoạn bệnh theo Ann Arbor có sửa đổi của Musshoff.
1.2.3. U cơ trơn ác tính (Saccôm cơ trơn)
Đường tiêu hóa là nơi có nhiều cơ trơn nhất trong cơ thể vì thế saccôm
cơ trơn hay gặp nhất. U phát triển từ lớp cơ, có thể đạt được thể tích rất lớn,
chủ yếu phát triển về phía tanh mạc, hiếm khi gây hẹp ruột, ít gây tắc ruột hơn
là loại UTBMT [17]. Tính chất u giàu mạch máu nên rất dễ chảy máu.
1.2.4. Saccôm thần kinh
* Lemonnier và Peycelon là những người đã trình bày trường hợp đầu
tiên về u thần kinh ở ruột non tại Paris năm 1933.
* Tới năm 1956, 40 trường hợp u thần kinh ở ruột non đã được Gradin
tập hợp trong y văn thế giới.
* Đây là loại u rất hiếm gặp.
* U thần kinh đường tiêu hóa được Monchet và Samin chia làm 3 loại
khác nhau: U thần kinh đơn độc, nguyên phát; u thần kinh nhiều nơi trên ống
tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng); u thần kinh nhiều nơi của hội



11

chứng Vonrecklinghausen bao gồm ở cả ruột non.
1.2.5. Các u cácxinôit (Carcinoid)
- Đại thể: U nổi gồ dưới niêm mạc, màu vàng sang, chắc, phủ bởi một
lớp niêm mạc bình thường.
- Vi thể: U được tập hợp bởi những tế bào nhỏ, đồng đều, xếp thành
hàng, tập hợp như một đảo tế bào kiểu bè tuyến. Bằng phương pháp nhuộm
đặc biệt và xem dưới kính hiển vi thấy phản ứng ưa bạc rõ. U gồm có 5 typ
mô bệnh học được mô tả [18]. Xác định u Carcinoid lành tính hay ác tính trên
vi thể rất khó, mà phải căn cứ vào tính chất u di căn xa hay xâm lấn tạng lân
cận, tính chất ác tính và tỷ lệ di căn phụ thuộc vào một vài yếu tố: Kích thước
u nguyên thủy, nhiều hay ít ổ tổn thương, mức độ xâm lấn thành ruột [19].
1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ RUỘT NON.
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các khối UTRN
1.3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
* Các dấu hiệu cơ năng:
- Triệu chứng của các khối u nguyên phát thường âm thầm, không đặc
hiệu ở giai đoạn khởi đầu. Bao gồm [20]:
+ Rối loạn tiêu hóa: Ỉa lỏng, táo bón hoặc ỉa lỏng xen kẽ với những đợt
táo bón. Nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, gày sút, khó tiêu.
+ Đau tức nhẹ vùng trên rốn.
+ Trong một vài trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng gì cho đến
khi có biến chứng của khối u gây nên.
- Vì có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như vậy nên các thầy
thuốc thường nghĩ tới các bệnh loét hành tá tràng, viêm đại tràng, bệnh lý
đường mật hoặc các bệnh lý khác của đường tiêu hóa, cho tới khi có các biến
chứng trầm trọng xẩy ra cần phải can thiệp phẫu thuật thì các khối u thường ở



12

giai đoạn muộn.
- Hai biến chứng hay gặp nhất của u ruột non là xuất huyết tiêu hóa và
tắc ruột (hoặc bán tắc). Về triệu chứng lâm sàng tắc ruột do u ruột non cũng
giống như tắc ruột do các nguyên nhân khác gây nên.
- Tắc ruột do u ruột non gây nên bởi: Khối u phát triển lớn làm bít tắc
lòng ruột, u phát triển từ thành ruột chèn ép gây tắc, xoắn ruột hoặc lồng ruột.
- Biểu hiện lâm sàng của tắc ruột do u ruột non: Bệnh nhân đau bụng cơn
đột ngột, bụng chướng, nôn hoặc buồn nôn, bí trung đại tiện. Tình trạng này
có thể qua khỏi nhưng tái diễn lại rất nhanh trong vòng một vài tuần.
- Bệnh cảnh của tắc ruột hay bán tắc ruột ở một bệnh nhân có tiền sử của
đau bụng hoặc đầy bụng sau khi ăn, thỉnh thoảng có nôn cần phải nghĩ tới u ruột
non [21].
- Chảy máu tiêu hóa từ các khối u ruột non thường không liên tục, chảy
máu vi thể, khó phát hiện. Biểu hiện đi ngoài ra phân đen khá phổ biến. Vì
vậy ở những bệnh nhân có thiếu máu nhược sắc không rõ lý do phải nghĩ tới u
ruột non [22], [23], [24] nếu thăm khám lâm sàng không phát hiện được tổn
thương ở đại tràng và dạ dày, cần làm thêm các xét nghiệm như: Chụp lưu
thông ruột non, tìm hồng cầu trong phân, chụp động mạch mạc treo tràng trên
chọn lọc… để chẩn đoán bệnh.
- Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt cũng có khi xẩy ra đặc biệt ở các thể lâm sàng
như u mạch, u cơ trơn, u thần kinh khi đó cần được mổ cấp cứu kịp thời.
- Các biến chứng khác: Viêm phúc mạc gây nên bởi khối u ăn thủng
thành ruột, suy kiệt do khối u ở giai đoạn muộn di căn, ho ra máu do u di căn
lên phổi…
* Khám thực thể:
- Kết quả khám lâm sàng tùy thuộc vào giai đoạn và biến chứng của khối
u gây nên.

- Dấu hiệu lâm sàng của tắc ruột: Bụng chướng, tăng nhu động ruột, dấu


13

hiệu quai ruột nổi, rắn bò trong cơn đau, các dấu hiệu kích thích phúc mạc.
- Dấu hiệu lâm sàng sờ thấy khối u bụng thường do các khối u ác tính
hoặc ở giai đoạn muộn gây nên. Khi sờ thấy u bụng thì ít có khả năng phẫu
thuật triệt để khối u. Trường hợp ngoại lệ đó là u lympho mà thường biểu hiện
là một khối u bụng vẫn còn khả năng cắt bỏ vì khối u thường khu trú ở một
đoạn ruột, có tính chất di động, trừ các trường hợp u ở giai đoạn muộn đã xâm
lấn ra xung quanh.
- Dấu hiệu của thủng ruột: Bệnh nhân ở trong bệnh cảnh của viêm phúc
mạc: Bụng chướng, cảm ứng phúc mạc khắp bụng thường gặp nhất do
UTBMT và u lympho ác tính gây nên.
- Theo Dai và cộng sự [25]:
+ Hoàn cảnh 1: cấp cứu (34%) với các bệnh cảnh như tắc ruột, viêm
phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa cấp tính, hội chứng viêm ruột thừa.
+ Hoàn cảnh 2: Mạn tính (62%), hội chứng koenig, đau bụng không
điển hình, thay đổi tình trạng toàn thân, sờ thấy u bụng.
+ Hoàn cảnh 3: Tình cờ phát hiện được khi mổ bụng.
Như vậy các triệu chứng lâm sàng của u ruột non không đặc hiệu,
thường lẫn trong bệnh cảnh của các bệnh lý khác như xuất huyết tiêu hóa, tắc
ruột, viêm phúc mạc…
1.3.1.2. Các thăm khám cận lâm sàng
Các thăm khám cận lâm sàng đều được thực hiện dựa vào các bệnh
cảnh lâm sàng. Đối với các u ruột non do tính chất hiếm gặp, do biểu hiện
lâm sàng phong phú, cho nên các thầy thuốc lâm sàng không nghĩ tới. Tuy
vậy các thăm khám cận lâm sàng cũng có một số giá trị để chẩn đoán các
khối u ruột non.

* Chụp XQ:
- Chụp bụng không chuẩn bị: Hình ảnh quai ruột giãn, hình mức


14

nước mức hơi.
- Chụp lưu thông ruột non: Hình cắt cụt, hình ảnh lồng ruột non, hình
khuyết, hình thâm nhiễm cứng.
* Chụp cắt lớp vi tính ruột non: Đây là một phương pháp có thể đánh
giá chi tiết tình trạng ruột, trong lòng ruột, từ ngoài thành ruột, mạc treo ruột,
các tổn thương thứ phát… Phương pháp này thực hiện các lớp cắt mỏng, độ
phân giải cao, tạo sự tương phản giữa thành ruột, lòng ruột và các cấu trúc lân
cận. Cho phép đánh giá rõ ràng đặc điểm, kích thước, tính chất, vị trí chính
xác, tổ chức xung quanh khối u [9].
* Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Nội soi ống mềm,
Chụp cắt lớp vi tính, Siêu âm ổ bụng, Nội soi viên nang, Chụp động mach
mạc treo tràng trên chon lọc, Chụp cộng hưởng từ.
1.3.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư ruột non theo giải phẫu bệnh
1.3.2.1. Ung thư biểu mô tuyến.
- Người đầu tiên thông báo về ung thư biểu mô tuyến ruột non là
Hamberger năm 1746 [26].
- các khối u này phát triển từ lớp niêm mạc của ruột non chiếm 50% các
u ruột non, tuổi thường gặp là 70 và nam giới, hay nằm ở tá tràng và hỗng
tràng, triệu chứng lâm sàng thường là: Tắc ruột hoặc thủng ruột, ít khi gây
nên xuất huyết tiêu hóa, ngoài ra còn đau bụng và sút cân, một số trường hợp
bị viêm phúc mạc do thủng ruột. U ác tuyến phát triển từ bệnh Crohn thì ở
người bệnh trẻ hơn và thường ở hồi tràng. Tắc ruột và xuất huyết cũng có thể
xẩy ra nhưng thủng ruột rất hiếm.
1.3.2.2. U lym pho ác tính.

- U lympho ác tinhskhoong Hodgkin tiên phát chỉ chiếm 7-25% các
khối ung thư ở ruột non.
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp là: Nôn, mửa, rối loạn tiêu hóa,


15

giảm cân, lồng ruột, thủng ruột và tình trạng suy kiệt.
1.3.2.3. U cơ trơn ác tính.
- Là một trong 4 thể ác tính hay gặp nhất, nhwnhx u này thường hình
tròn hoặc hình bầu dục.
- Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: Dấu hiệu thực thể là sờ thấy u ổ
bụng, tắc ruột hay lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, sút cân.
- U phát triển chậm, di căn theo đường máu.
1.3.2.4. U cácxinoit(carcinoid).
- Triệu chứng thường gặp là gây hội chứng bán tắc ruột, do sự xoắn vặn
của thành ruột gây ra, sự thâm nhiễm của khối u vào mạc treo.
- Có thể gặp hội chứng carcinoid bao gồm: Rối loạn vận mạch, các triệu
chứng về tim phổi, các triệu chứng về dạ dày ruột.
1.4. ĐIỀU TRỊ
Những phương pháp điều trị chính các khối u đường tiêu hóa là:
Phẫu thuật, hóa chất, tia xạ và miễn dịch. Đối với u ruột non phẫu thuật
vẫn là phương pháp chủ yếu, hóa chất và tia xạ chỉ đặt ra trong một số
trường hợp.
1.4.1. Điều trị phẫu thuật
* Phẫu thuật cắt bỏ triệt để: Tức là phẫu thuật lấy bỏ hết tổn thương.
* Phẫu thuật không triệt để: Thăm dò sinh thiết, chỉ cắt bỏ u vẫn còn để
lại tổ chức xâm lẫn, nối tắt ruột ở trên và dưới khối u.
1.4.2. Cắt polyp qua nội soi
- Phẫu thuật cắt bỏ polyp ruột non qua nội soi ống mềm được thông báo

bởi Sweeney và Anderson bao gồm: Những polyp ở tá tràng, hỗng tràng và
đoạn cuối của hồi tràng, những bệnh nhân có polyp đơn độc ở tá tràng, những
polyp kết hợp với hội chứng Garner, hội chứng Peutz-Jeghers.
1.4.3. Điều trị hóa chất và tia xạ
- Điều trị hóa chất đối với u lympho ác tính ruột non tương tự điều trị u


16

lympho ác tính ở dạ dày. Hiện nay phác đồ điều trị hóa chất cho u lympho ác
tính của đường tiêu hóa thường dung công thức Vepa [27], [28].
1.4.4. U Carcinoid
- Tất cả các u carcinoid thấy ở ruột non, mạc treo, khoang phúc mạc đều
“nên cắt bỏ”.
1.4.5. Tiên lượng.
- Với các khối u ác tính thì tiên lượng rất xấu vì thường phát hiện muộn.
- Tỉ lệ sống 5 năm sau mổ với tất cả các bệnh nhân có ung thư ruột non
khoảng 30-35%. Với các khối u ở tá tràng thay đổi từ 0-30% [29]. Ngược lại
với các u ở hồi tràng từ 29-35%.
- Theo đa số các tác giả [30], [31], [20] tỷ lệ sống sót 5 năm sau mổ đối
với các loại ung thư ruột non như sau:
• UTMBT: 5-25%
• U cơ trơn ác tính

: 30-35%

• U lympho ác tính

: 27-67%


• U Carcinoid

: 55%

1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ URN
1.5.1. Trên Thế giới
Năm 2008, Mirna H. Farhat cộng sự tiến hành nghiên cứu “Các khối u
ruột non: đặc điểm lâm sàng, tiên lượng và kết quả điều trị của 33 bệnh nhân
tại Trung tâm chăm sóc Tertiary”. Đây là một nghiên cứu hồi cứu về hồ sơ y
tế trong số 33 bệnh nhân bị ung thư ruột non được điều trị tại Đại học Y khoa
Beirut của Mỹ trong thời gian 20 năm. Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu bao
gồm 25 nam (76%) và 8 nữ (24%). Độ tuổi trung bình tại thời điểm bệnh nhân
được chẩn đoán là 56 tuổi. Các triệu chứng của bệnh hay gặp nhất là đau bụng
(66,7%) và giảm cân (57,6%); có 13 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp
cứu (39,3%); khối u lympho ác tính gặp với tỷ lệ cao nhất (36,4%), tiếp theo


17

là ung thư tuyến giáp (33,3%), leiomyosarcoma (15,2%), khối u đường tiêu
hóa (12,1%) và khối u thần kinh nội tiết (3,0%). Khối u nằm ở tá tràng gặp ở
30% bệnh nhân, hỗng tràng 33% và hồi tràng gặp ở 36% bệnh nhân. Tác gải
đã kết luận rằng ung thư ruột non rất khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc
hiệu. Hầu hết bệnh nhân có bệnh tiến triển và có tiên lượng xấu [32].
Năm 2009, tác giả Yunxia Lu đã công bố nghiên cứu “Tỷ lệ mắc bệnh
ung thư ruột non tong một nghiên cứu trên quần thể người dân Thụy Điển”.
Từ năm 1960 đến năm 2009, những bệnh nhân có khối u ruột non ác tính đầu
tiên được chẩn đoán và quản lý ban đầu từ Đơn vị Tầm soát Ung Thư của
Thụy Điển. Trong giai đoạn nghiên cứu có tổng cộng 6604 bệnh nhân bị u
ruột non ác tính đã được xác định. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất của tất cả các khối

u ruột non ác tính tăng từ 14,2 lên 19,7 trên 1.000.000 người/năm trong thời
gian nghiên cứu [33].
Cũng trong năm 2009, Karl Y. Bilimoria và cộng sự đã thực hiện nghiên
cứu “Ung thư ruột non ở Hoa Kỳ: Những thay đổi trong dịch tễ học, điều trị
và sự sống còn trong 20 năm”. Kết quả nghiên cứu: 67.843 bệnh nhân được
xác định có khối u ác tính ruột non: 37,4% carcinoid, 36,9% UTBMT, 8,4% u
u mô đệm và 17,3% u lympho. Từ 1973 đến 2004, tỷ lệ mắc các khối u
carcinoid tăng hơn 4 lần (2,1 đến 9,3/1.000.000), trong khi những thay đổi về
ung thư biểu mô tuyến, u mô đệm và u lympho ít rõ rệt hơn. Từ 1985 đến
2005, việc sử dụng phẫu thuật tăng đáng kể khi điều trị các khối u carcinoid
(từ 78,8% lên 87,4%; p<0,0001). Sử dụng hóa trị liệu bổ trợ cho ung thư biểu
mô tuyến tăng từ 8,1% năm 1985 lên 23,8% năm 2005 (p<0,0001). Tỷ lệ 5
năm sống sót sau khi cắt bỏ vẫn không thay đổi theo thời gian cho tất cả các
phân nhóm mô bệnh học. Tác giả đã kết luận: tỷ lệ ung thư ruột non ác tính
nói chung có tăng đáng kể, chủ yếu là do các khối u carcinoid. Tác giả cũng


18

lưu ý rằng với phương pháp điều trị hiện tại, tỷ lệ sống còn của bệnh nhân
không có sự thay đổi nhiều trong 20 năm qua [34].
Năm 2011, Sai Yi Pan và Howard Morrison đã tiến hành nghiên cứu
“Dịch tễ học của ung thư ruột non”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Ung
thư ruột non rất hiếm gặp. Ung thư ruột non có 4 loại mô bệnh học chính: ung
thư tuyến, khối u carcinoid, ung thư hạch và sarcoma. Các tỷ lệ mắc bệnh ung
thư ruột non đã tăng lên trong vài thập kỷ qua với mức tăng gấp bốn lần khối
u carcinoid, tăng ít hơn đối với ung thư tuyến mô và ung thư hạch và tỷ lệ
sarcoma ổn định. Nguy cơ gia tăng việc mắc bệnh đã được ghi nhận cho
những người mắc bệnh Crohn, bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten), u
tuyến và Hội chứng Peutz-Jeghers. Một số yếu tố hành vi nguy cơ gây nên

bệnh UTRN bao gồm ăn thịt đỏ hoặc hun khói, các chất bão hòa béo phì, tình
trạng béo phì và hút thuốc. Tác giả cũng cho thấy không có sự thay đổi đáng
kể nào trong tỷ lệ sống lâu hơn hay thấp hơn đối với bất kỳ 4 loại mô bệnh
học nào [35].
Năm 2014, tác giả Ian Reynolds và các cộng sự đã công bố nghiên cứu
“Các khối u ác tính của ruột non” cho thấy: Ung thư biểu mô tuyến, khối u
thần kinh nội tiết, sarcomas và u lympho là bốn các khối u ác tính phổ biến
hay gặp trong ruột non. Tác giả cũng cho biết những trường hợp này chỉ
chiếm 2% tổng số bệnh ung thư thuộc hệ tiêu hóa. Đặc điểm lâm sàng, triệu
chứng của bệnh không cụ thể, khó khăn trong việc xác định những các khối u
với các kỹ thuật nội soi bình thường thường dẫn đến chẩn đoán muộn. Tác giả
cũng đã nêu nhấn mạnh rằng số lượng tài liệu về chủ đề này đã gây khó khăn
trong việc chuẩn hóa quản lý, chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tác giả
cũng đã nêu ra trong những năm vừa qua đã có sự cải thiện đáng kể trong các
phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh do vậy việc chẩn đoán sớm trong
nhiều trường hợp được ghi nhận. Về công tác điều trị, tác giả đã kết luận rằng


19

việc điều trị bổ trợ mang lại lợi ích lớn cho người bệnh, đặc biệt là cho các
khối u đường tiêu hóa, đã cải thiện tỷ lệ sống 5 năm một cách đáng kể [36].
Năm 2015, tác giả Hélder Cardoso đã thực hiện nghiên cứu “U ung thư
ruột non ác tính: chẩn đoán, quản lý và tiên lượng”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trong số 28 bệnh nhân được chẩn đoán có 54% là nữ. Độ tuổi trung bình
lúc chẩn đoán là 61 tuổi. Ung thư biểu mô tuyến là khối u gặp nhiều nhất (n=
11), tiếp theo là sarcoma (n=6), u lympho (n=6) và khối u thần kinh nội tiết
(n=3). Đặc điểm lâm sàng của bệnh có liên quan đến xuất huyết hoặc tắc ruột.
Tại thời điểm chẩn đoán, 46% bệnh nhân có di căn xa/ung thư không thể cắt
bỏ. Hầu hết các khối u được chẩn đoán bằng nội soi (41%) hoặc kỹ thuật hình

ảnh (35%). Trong năm thứ hai sau chẩn đoán, 29% bệnh nhân tử vong. Trong
phân tích đa biến, ung thư biểu mô tuyến vẫn là một yếu tố độc lập cho sự
sống còn kém hơn. Qua nghiên cứu, tác giả đã cũng cho thấy bệnh nhân ung
thư biểu mô tuyến được phát hiện ở giai đoạn muộn và với khối u không thể
cắt bỏ đã góp phần vào kết quả sống còn của bệnh nhân kém hơn [37]
1.5.2. Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Văn Tần [4]. Thông qua 56 trường hợp URN (77%
ác tính, 23% lành tính) được mổ tại bệnh viện Bình Dân trong vòng 8 năm
(1990-1998), tác giả đã thống kê đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu
của u ruột non. Công trình chưa nêu bật lên được đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng đặc biệt là giải phẫu bệnh cũng như kết quả điều trị của từng loại u ruột non.
Từ năm 1955 đến năm 1974, tác giả Nguyễn Thuyên đã thống kê 20 u
ruột non (7 lành tính, 13 ác tính) được mổ, qua đó nêu lên sự hiếm gặp, khó
chẩn đoán trước mổ và tiên lượng xấu của u này [38].
Từ năm 1974 đến năm 1983: Nguyễn Phúc Cương [6] đã nêu lên hình
ảnh giải phẫu bệnh của các thể u ruột non và đối chiếu với y văn thế giới
thông qua 39 trường hợp u ruột non được mổ. Cũng trong giai đoạn này và số
liệu này. Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Ninh, Nguyễn Mão cũng đã bàn về chẩn
đoán và điều trị u ruột non [7].


20

Trịnh Hồng Sơn và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Các hình thái lâm
sàng của u ruột non”. Qua nghiên cứu, tác giả đã thu thập 42 u ruột non được
mổ. Qua đó tác giả đã phân tích về các hình thái lâm sàng để làm sáng tỏ tại
sao ít chẩn đoán được u ruột non trước mổ và đưa ra kết quả điều trị phẫu
thuật bước đầu [39].
Ngoài ra còn một số các nghiên cứu có tính chất riêng lẻ:
Năm 1975, Nguyễn Thuyên nêu lên lên một trường hợp xuất huyết tiêu

hóa nặng do u ruột non [38].
Năm 1976, Nguyễn Thuyên thông báo 3 trường hợp u carcinoid ở ruột
non qua đó nêu lên sự hiếm gặp, khó chẩn đoán và phương pháp điều trị đối
với loại u này [40].
Năm 1995, Đỗ Đức Vân bàn về chẩn đoán và điều trị u ruột non nhân 2
trường hợp UTBMT tá tràng [41].
Năm 1995, Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Duy Huề nêu lên giá trị chẩn
đoán lồng ruột bằng siêu âm nhân 2 trường hợp lồng ruột ở người lớn do u
ruột non [10].
Tháng 6 năm 1996, Trịnh Hồng Sơn và Cao Độc Lập tiến hành nghiên
cứu “Viêm phúc mạc kết hợp với chảy máu đường tiêu hóa nặng do khối thần
kinh ở ruột non: Một bệnh cảnh lâm sàng hiếm gặp”. Qua nghiên cứu, hai tác
giả đã thông báo 1 trường hợp u thần kinh ác tính ở hỗng tràng gây viêm phúc
mạc kết hợp với xuất huyết nặng, qua đó nói lên đặc điểm lâm sàng và sự
hiếm gặp của loại u này [11].
Đến tháng 12/ năm 999, Trịnh Hồng Sơn, Mai Thị Hội cũng đã thực
hiện nghiên cứu “U nhung mao tá tràng: chẩn đoán và điều trị”. Tác giả đã
báo cáo về chẩn đoán và điều trị các khối u lành tính ruột non nhân 1 trường
hợp u nhung mao tá tràng [42].
Tháng 2 năm 2000, Trịnh Hồng Sơn, Phạm Duy Hiền nghiên cứu “U cơ
trơn ác tính ruột non chuẩn đoán và điều trị”. Qua đây, tác giả đã mô tả 12
trường hợp u cơ trơn ác tính ruột non bàn luận về chẩn đoán và điều trị [8]. Cũng


21

trong năm 2000, tháng 4, tác giả Trịnh Hồng Sơn, Phạm Duy Hiền đã bàn về
chẩn đoán và điều trị u lympho ác tính ruột non nhân 13 trường hợp [43].



22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa ngoại – Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2012 đến 2016.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Tiêu chuẩn lựa chọn: là tất cả các trường hợp UTRN, từ 1/1/2012 đến
31/12/2016 được phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai, có đầy đủ hồ sơ bệnh án,
có đầy đủ các thông tin cần thiết và có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu
mô tuyến ruột non, saccom cơ trơn = (saccom cơ trơn và GIST ruột non), u
lympho ác tính ruột non, u ác tính thần kinh ruột non, carcinoid ruột non. Các
khối u từ góc treitz đến góc hồi manh tràng.
- Các tiêu chuẩn loại trừ:
+ Những u ruột non không phải ung thư ruột non.
+ Những hồ sơ không có kết quả giải phẫu bệnh.
+ Những hồ sơ không có đầy đủ thông tin nghiên cứu.
+ Các khối u ở mạc treo ruột non.
+ Các khối u ở tá tràng.
+ Các khối u thứ phát do các ung thư nơi khác xâm lẫn vào ruột non.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thiết kế nghiên cứu là phương pháp mô tả hồi cứu.
- Thu thập thông tin là hồ sơ nghiên cứu được thu thập tại bệnh viện
Bạch Mai, kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả giải phẫu bệnh…
- Lập danh sách bệnh nhân, mẫu hồ sơ thu thập số liệu căn cứ theo các
chỉ tiêu về giải phẫu bệnh, lâm sàng và cận lâm sàng…



23

- Ghi lại các thông tin vào hồ sơ lập sẵn.
- Kết quả khám lại bệnh nhân và kết quả trả lời qua điên thoại, qua thư,
qua mail.
2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
2.4.1. Các chỉ tiêu GPB
Phân chia theo AJCC của hiệp hội chống ung thư quốc tế (2002), dựa
vào kết quả giải phẫu bệnh được xếp thành các nhóm sau:
- Nhóm ung thư biểu mô tuyến.
- Nhóm u cơ trơn ác tính (saccom cơ trơn + GIST).
- Nhóm u lympho ác tính.
- Nhóm u tế bào Schwann ác tính (u thần kinh ác tính).
- Nhóm u carcinoid.
Trong mỗi nhóm chúng tôi xem xét chi tiết từng chỉ tiêu lâm sàng, để
tổng hợp những đặc điểm chung nhất, và những đặc điểm riêng đặc thù của
từng nhóm.
2.4.2. Các chỉ tiêu về lâm sàng
- Đánh giá tuổi trong nhóm nghiên cứu:
+ tất cả mọi lứa tuổi.
+ sắp xếp nhóm tuổi:
≤ 20 tuổi
21-30 tuổi
31-40 tuổi
41-50 tuổi
51-60 tuổi
61-70 tuổi
>70 tuổi
- Đánh giá giới trong nhóm nghiên cứu: Nghiên cứu trên 2 nhóm nam

và nữ để tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới


24

- Xét mối liên quan giữa hình thái lâm sàng và các thể GPB: Chia làm 4
hình thái lâm sàng:
+ Cấp tính: Với các hội chứng như tắc ruột, thủng ruột gây viêm phúc
mạc, xuất huyết tiêu hóa nặng (hồng cầu < 2,5T/l).
+ Bán cấp: Các trường hợp lồng ruột mà chưa gây tắc ruột hoặc viêm
phúc mạc.
+ Mạn tính: Đau bụng kiểu bán tắc ruột, đau bụng âm ỉ không có thay đổi
toàn trạng, chảy máu tiêu hóa vừa hoặc nhẹ (hồng cầu 2,5-3T/l), sờ thấy u bụng.
+ Tình cờ: Những trường hợp được phát hiện nhờ mổ bụng vì các bệnh
lý khác.
- Xét từng triệu chứng lâm sàng liên quan với các thể GPB.
+ XHTH: Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, chia làm ba mức độ,
XHTH nặng, XHTH vừa, XHTH nhẹ.
+ Khối u: Số lượng u, vị trí u, kích thước u, màu sắc u.
+ Đau bụng: Tính chất đau, vị trí đau, thời gian đau.
+ Nôn, sút cân, RLTH, chán ăn, cổ chướng, hạch ngoại biên, lồng ruột.
- Thời gian biểu hiện triêu chứng được tính từ khi có biểu hiện triệu chứng (đau
bụng, gầy sút…) cho tới khi được phẫu thuật.
- Thống kê các chẩn đoán trước mổ và sau mổ.
- Xét mổ cấp cứu, mổ phiên liên quan với từng thể GPB.
2.4.3. Các chỉ tiêu cận lâm sàng
Thống kê toàn bộ các cận lâm sàng đã thực hiện trên các bệnh nhân.
 Các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm công thức máu và đông máu:
- Đánh giá số lượng hồng cầu (triệu/mm3).

- Đánh giá số lượng huyết sắc tố (g/l).
- Đánh giá số lượng số lượng bạch cầu (nghìn/mm3).


25

- Đánh giá số lượng số lượng tiểu cầu (trăm nghìn/mm3).
- Đánh giá tỷ lệ prothrombine (%).
+ Xét nghiệm sinh hóa máu:
- Đánh giá chỉ số về Glucoge máu (mmol/l).
- Đánh giá chỉ số về Ure (mmol/l).
- Đánh giá chỉ số về Creatinin (Mmol/l).
- Đánh giá chỉ số về men gan GOT, GPT (UI/l).
- Đánh giá chỉ số về Bilirubin (Mmol/l).
- Đánh giá chỉ số về Protein và Albumin máu (g/l).
- Đánh giá chỉ số về Amilase (UI/l).
+ Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 19-9, AFP
 Các thăm dò chuẩn đoán hình ảnh:
+ Chụp XQuang:
- Chụp bụng không chuẩn bị: Lâm sàng chẩn đoán là hội chứng tắc ruột thì có
hình ảnh quai ruột giãn, hình mức nước mức hơi.
- Chụp lưu thông ruột non: Theo Good có các hình ảnh sau đây nghĩ tới u ruột
non.
• Hình cắt cụt (hình ảnh tắc ruột non hoàn toàn): Không đặc hiệu nhưng có tính
chất gợi ý.
• Hình ảnh lồng ruột non: Biểu hiện bằng hình ảnh cản quang của nhiều vòng
tròn đồng tâm – dấu hiệu “hoa hồng”.
• Hình khuyết: Thường biểu hiện cho u ruột non dạng loét, sùi.
• Hình thâm nhiễm cứng: Cả một đoạn ruột non hẹp chit, cứng, mất tính chất
nhu động.

+ Chụp cắt lớp vi tính ruột non: Đánh giá rõ ràng đặc điểm, kích thước,
tính chất, vị trí chính xác và tổ chức xung quanh khối u.
+Nội soi ống mềm: Đánh giá được bên trong lòng ống tiêu hóa, niêm
mạc và sinh thiết, làm một số thủ thuật kết hợp.


×