Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ĐẶC điểm KHỐI TIỂU cầu gạn TÁCH từ một NGƯỜI CHO và HIỆU QUẢ điều TRỊ TRÊN một số BỆNH có GIẢM TIỂU cầu tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT TIỆP năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.76 KB, 83 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH THU HIN

ĐặC ĐIểM KHốI TIểU CầU GạN TáCH Từ MộT
NGƯờI CHO
Và HIệU QUả ĐIềU TRị TRÊN MộT Số BệNH Có
GIảM TIểU CầU
TạI BệNH VIệN HữU NGHị VIệT TIệP NĂM 2018
Chuyờn ngnh : Huyt hc-Truyn mỏu
Mó s
: CK 62722501
LUN VN CHUYấN KHOA CP II
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS Nguyn Quang Tựng


HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
Bộ môn Huyết học - Truyền máu Trường Đại học Y Hà Nội
Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.


Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Quang Vinh –
chủ nhiệm Bộ môn Huyết Học Truyền Máu, Trường Đại học Y Hà Nội, người đã
luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
bộ môn, thầy cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Quang Tùng – bộ môn Huyết học Truyền máu Trường Đại học Y Hà Nội, TS Hoàng Văn Phóng – Giám đốc Trung tâm
Huyết học – Truyền máu, bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp đã hết lòng dìu dắt, hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học, giúp tôi được bổ sung những
kiến thức về cả chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác sỹ, kỹ thuật viên và nhân viên Trung tâm
Huyết học – Truyền máu, khoa Sinh hóa; bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên các khoa
Hồi sức tích cực ngoại, Hồi sức tích cực nội, Hồi sức Yêu cầu, Huyết học Miễn dịch
lâm sàng bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu của chúng tôi, góp
phần giúp đỡ tôi có thể tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em,
những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã luôn khuyến khích, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Thị Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thu Hiền, học viên chuyên khoa II khóa 30 – Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Quang Tùng và TS. Hoàng Văn Phóng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được

công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2018

Nguyễn Thị Thu Hiền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AABB

American association of Blood Bank
(Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ)
ACD
Acide Citric Dextrose
ADP
Adenosine Diphosphate
ATP
Adenosine Triphosphate
BMI
Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
BSA
Body Surface Area (Diện tích da cơ thể)
CCI
Correct Count Increment (Chỉ số tăng chính xác)
CFU-GEMM Conony Forming Unit – Granulocyte Erythrocyte Monocyte
Megacaryocyte

CFU-S
Conony Forming Unit – Stem cell (Tế bào gốc vạn năng)
CPD
Citrat Phosphate Dextrose
ELP set
Extended Life Platelet set (Bộ dây gạn tiểu cầu)
FDA
Food and Drug Administration
(Tổ chức quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ)
GL
Glycoprotein
HLA
Human Leucocyte Antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)
HPA
Human Platelet Antigen (Kháng nguyên tiểu cầu người)
HSR
Hypotonic Shock Response (Đáp ứng sốc nhược trương)
KTC
Khối tiểu cầu
LDH
Lactate Dehydrogenase
MTC
Mẫu tiểu cầu
MCH
Mean Corpuscular Hemoglobin
(Lượng Huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
MCHC
Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration
(Nồng độ Huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
MCV

Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu)
NHM
Người hiến máu
PVC
Polyvinyl Chloride
SCF
Stem cell Factor (Yếu tố tế bào gốc)
TC
Tiểu cầu
vWF
Von Willerbrand Factor (Yếu tố von Willerbrand)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu..................................................3
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu....................................................3
1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu.............................................................................4
1.1.3. Hóa sinh tiểu cầu...........................................................................6
1.1.4. Các yếu tố tiểu cầu .......................................................................7
1.1.5. Chức năng của tiểu cầu.................................................................8
1.1.6. Mối liên quan giữa tiểu cầu và hệ thống đông máu......................9
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách............................................................................9
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu....................................................9
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động.........................11
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy
tách tự động.................................................................................12
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản:...........13
1.3. Sử dụng khối tiểu cầu trong lâm sàng..................................................17

1.3.1. Chỉ định.......................................................................................17
1.3.2. Đánh giá hiệu quả sau khi truyền khối tiểu cầu:.........................17
1.4. Tình hình nghiên cứu khối tiểu cầu bảo quản và hiệu quả sử dụng tiểu
cầu gạn tách ở Việt Nam.....................................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................19
2.1.1. Đơn vị tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động.....19
2.1.2. Người bệnh được truyền khối tiểu cầu gạn tách.........................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................20
2.2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................20
2.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................22


2.4. Mô hình nghiên cứu.............................................................................23
2.5. Xử lý số liệu.........................................................................................23
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................24
3.1. Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học - hóa sinh
qua thời gian bảo quản........................................................................24
3.1.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách.......................................24
3.1.2. Thay đổi chỉ số huyết học của khối tiểu cầu gạn tách:................29
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................43
4.1. Đặc điểm khối tiểu cầu gạn tách, thay đổi chỉ số huyết học - hóa sinh
qua thời gian bảo quản........................................................................43
4.1.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách.......................................43
4.1.2. Thay đổi chỉ số huyết học của các đơn vị khối tiểu cầu gạn tách.......48
4.1.3. Thay đổi một số chỉ số hóa sinh qua thời gian bảo quản khối tiểu cầu......50
4.2. Hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu gạn tách trên một số bệnh giảm tiểu cầu..55
KẾT LUẬN....................................................................................................62

KIẾN NGHỊ...................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm người hiến tiểu cầu gạn tách.......................................24
Bảng 3.2. Mối liên quan của cân nặng người hiến với số lượng tiểu cầu
gạn tách được.................................................................................28
Bảng 3.3. Mối liên quan của số lượng tiểu cầu của người hiến với số
lượng tiểu cầu gạn tách được.......................................................28
Bảng 3.4. Các chỉ số huyết học của đơn vị tiểu cầu ngay sau gạn tách....29
Bảng 3.5. Thay đổi số lượng hồng cầu qua thời gian bảo quản................30
Bảng 3.6. Thay đổi số lượng bạch cầu qua thời gian bảo quản................30
Bảng 3.7. Thay đổi số lượng tiểu cầu qua thời gian bảo quản..................31
Bảng 3.8 : Chỉ số hóa sinh của đơn vị khối tiểu cầu ngay sau gạn tách...31
Bảng 3.9. Thay đổi pH của khối tiểu cầu qua thời gian bảo quản............32
Bảng 3.10. Thay đổi nồng độ Glucose của KTC qua thời gian bảo quản 33
Bảng 3.11. Thay đổi nồng độ Protein của KTC qua thời gian bảo quản..34
Bảng 3.12. Thay đổi nồng độ ion Na+ của KTC qua thời gian bảo quản. 34
Bảng 3.13. Thay đổi nồng độ ion K+ của KTC qua thời gian bảo quản...35
Bảng 3.14. Thay đổi nồng độ ion Ca+ của KTC qua thời gian bảo quản. 35
Bảng 3.15. Phân bố nhóm bệnh nghiên cứu................................................36
Bảng 3.16. Số lượng tiểu cầu được truyền cho người bệnh.......................37
Bảng 3.17. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm xuất huyết giảm tiểu cầu
trước và sau truyền tiểu cầu.........................................................38
Bảng 3.18. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Lơ xe mi cấp trước và
sau truyền tiểu cầu........................................................................39
Bảng 3.19. So sánh số lượng tiểu cầu nhóm Suy tủy xương trước và sau
truyền tiểu cầu...............................................................................40

Bảng 3.20. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm Đa chấn thương trước và
sau truyền tiểu cầu........................................................................41
Bảng 3.21. So sánh số lượng tiểu cầu của nhóm sốc nhiễm khuẩn trước và sau
truyền tiểu cầu.................................................................................42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm máu người hiến tiểu cầu gạn tách.................25
Biểu đồ 3.2. Phân bố quê quán của người hiến tiểu cầu............................25
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố độ tuổi của người hiến tiểu cầu..................26
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu người hiến tiểu cầu gạn tách 26
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố số lượng tiểu cầu thu nhận được................27
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa nồng độ Glucose và độ pH trong khối
tiểu cầu bảo quản ngày thứ 5...................................................33
Biểu đồ 3.7. Phân bố nhóm bệnh lý giảm tiểu cầu nghiên cứu.......................36

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ sinh tiểu cầu............................................................................3


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm đầu thế kỷ 20, khi Karl Lansteiner và Decastello tìm ra hệ
nhóm máu ABO và Rh đã mở ra một kỷ nguyên truyền máu cho nhân loại.
Trải qua hơn một thế kỷ, nhờ phát hiện thêm nhiều nhóm máu khác của hệ
hồng cầu ngoài nhóm máu ABO, ngành truyền máu đã phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt là nguyên tắc “Truyền máu hiện đại” là chỉ định đúng, hợp lý, truyền
đúng, truyền đủ, cần gì truyền nấy, không cần không truyền đã mang lại hiệu
quả cao nhất trong điều trị cho người bệnh.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu được sinh ra từ các mẫu tiểu
cầu ở tuỷ xương. Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống
chảy máu nhờ các tính chất đặc thù như: tập trung thành từng đám dính chặt
vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu
tố hoạt hóa đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu
và bảo vệ thành mạch. Thiếu tiểu cầu gây nên những bệnh cảnh chảy máu rất
đa dạng.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, khối tiểu cầu đã được tách ra từ
những đơn vị máu toàn phần. Đến thập niên 80, việc điều chế ra chế phẩm
khối tiểu cầu càng được phát triển hơn, bắt đầu có những khối tiểu cầu được
gạn tách từ một người cho. Đến nay, truyền khối tiểu cầu từ một người cho
bằng máy tách tự động là một phương pháp điều trị rất có hiệu quả đối với
những người bệnh bị giảm tiểu cầu [37],[44].
Kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tự động là một
kỹ thuật mới, được các hãng như Hemonetics, Fresenius, Cobe Technology,
Amicus phát triển với những đặc tính riêng của mỗi loại máy nhưng đã mang
lại hiệu quả cao trong chiết tách khối tiểu cầu.


2
Chỉ định truyền máu và các chế phẩm máu cần đảm bào hòa hợp về mặt
miễn dịch cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Giảm số
lượng tiểu cầu gặp ở nhiều nhóm bệnh khác nhau như: xuất huyết giảm tiểu
cầu vô căn, suy tủy xương, lơ xê mi cấp, đa chấn thương, rối loạn đông máu...
Truyền khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế bào tự động đã được
chỉ định cho người bệnh có giảm tiểu cầu một cách thường xuyên hơn trong
những năm gần đây.
Ở Việt Nam, kỹ thuật tách tiểu cầu từ máy tách tế bào tự động đã được
thực hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21 tại các trung tâm Truyền máu lớn
như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến những lợi ích lớn

cho người bệnh, cải thiện đáng kể trong điều trị các bệnh lý giảm tiểu cầu.
Tại Hải Phòng, Trung tâm Huyết học-Truyền máu bệnh viện Hữu nghị
Việt Tiệp đã thực hiện kỹ thuật tách tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách
tế bào máu tự động (sau đây gọi là khối tiểu cầu gạn tách) từ năm 2010, đảm
bảo cung cấp chế phẩm khối tiểu cầu có chất lượng cho người bệnh, giúp cho
công tác cấp cứu và điều trị người bệnh đạt hiệu quả cao hơn, kéo dài thời
gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, đặc biệt giảm tối đa các
biến chứng do giảm tiểu cầu gây ra.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu trong
quá trình bảo quản, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu máy
khi điều trị cho người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm khối tiểu
cầu gạn tách từ một người cho và hiệu quả điều trị trên một số bệnh có
giảm tiểu cầu tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, năm 2018” nhằm những
mục tiêu sau đây:
1.

Nghiên cứu đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số huyết học và hóa
sinh trong bảo quản khối tiểu cầu từ một người cho bằng máy tách tế
bào tự động Amicus.

2.

Nhận xét hiệu quả sử dụng khối tiểu cầu từ một người cho trên một số
bệnh có giảm tiểu cầu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2018.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của tiểu cầu

Tiểu cầu là một loại tế bào có kích thước nhỏ, không nhân, lưu hành
trong máu, có hoạt động chuyển hóa mạnh và đóng vai trò quan trọng trong
quá trình cầm máu và đông máu.
1.1.1. Đặc điểm sinh sản của tiểu cầu
Quá trình sinh tiểu cầu là quá trình sinh sản và biệt hóa từ tế bào gốc vạn
năng theo sơ đồ sau:

( HSC: hemopoietic stem cells, MTC: mẫu tiểu cầu, TC: tiểu cầu)
Hình 1.1: Sơ đồ sinh tiểu cầu [11]
Mẫu tiểu cầu trưởng thành ở tuổi sinh tiểu cầu là tế bào máu lớn nhất
trong các tế bào máu ở tủy xương, với nhân rất to, nhiều múi, nguyên sinh
chất rộng, chứa nhiều hạt. Tủy xương có thể tái tạo 108 mẫu tiểu cầu (MTC) mỗi
ngày [42],[60]. Mỗi MTC có thể sinh được 2.000 đến 5.000 tiểu cầu (TC) [42].
Số lượng tiểu cầu bình thường ở máu ngoại vi là từ 150 đến 450 G/l. Đời
sống trung bình của tiểu cầu là 10 ngày. Sau khi được sinh ra tại các xoang
tủy xương, tiểu cầu ra máu ngoại vi, 2/3 lưu hành ở máu ngoại vi, 1/3 giữ lại
ở lách [22],[34],[47]. Hầu hết tiểu cầu được loại bỏ ở lách và gan sau quá
trình lão hóa, nhưng một phần nhỏ liên tục bị loại bỏ tham gia duy trì tính
toàn vẹn của mạch máu.


4
1.1.2 Cấu trúc tiểu cầu
Tiểu cầu là những mảnh nguyên sinh chất hình đĩa mỏng có đường kính
từ 2 đến 4 µm, thể tích khoảng 5 đến 19 µm 3, lưu hành trong máu với số
lượng khoảng 150-450 G/L [48]. Tiểu cầu có một cấu trúc khá phức tạp bao
gồm: màng, hệ thống ống ngoại vi, hệ ống dày đặc, hệ thống hạt và các kênh
mở lưu thông với bên ngoài.
1.1.2.1. Cấu trúc màng
Có cấu trúc gần giống màng các tế bào máu khác, dày khoảng 50-80 Å,

có hai lớp bao quanh tiểu cầu:
+ Lớp màng ngoài: với thành phần chính là glycoprotein, glycolipid,
mucopolysaccarit và các protein của huyết tương dính bám.
+ Lớp màng bào tương: gồm 3 lá, hai lá ngoài là phospholipid, lá giữa
chứa cholesterol, glycolipid và glycoprotein. Màng này còn chứa bơm ion
Na+/K+ giữ vai trò kiểm soát môi trường ion bên trong tiểu cầu [48].
Màng tiểu cầu có một số glycoprotein quan trọng đóng vai trò như các
receptor bề mặt, đồng thời là nơi diễn ra một số hoạt động đông máu của tiểu cầu:
+ Glycoprotein Ib: là protein xuyên màng chính của tiểu cầu, trọng
lượng phân tử khoảng 140 kDa, Protein này gắn với yếu tố von Willebrand
cần thiết cho hiện tượng dính, bước đầu tiên cho hàng loạt hoạt động của tiểu cầu.
+ Glycoprotein IIb-IIIa: là phức hợp protein màng phụ thuộc chặt chẽ
vào ion Ca++, hoạt động như một receptor với Fibrinogen. Việc gắn với
Fibrinogen cần thiết để tiểu cầu ngưng tập [23].
1.1.2.2. Hệ thống ống và vi sợi:
 Các vi ống: nằm ngang cạnh màng tiểu cầu, tạo nên khung đỡ tiểu cầu
và tham gia vào hoạt động co rút khi tiểu cầu bị kích thích.
 Các vi sợi: liên hệ chặt chẽ với các vi ống, tham gia vào hoạt động giả
túc của tiểu cầu.


5
1.1.2.3. Hệ thống ống dày đặc
Là một khối vật chất vô định hình, là kho dự trữ Canxi của tiểu cầu (rất
quan trọng cho hoạt động của tiểu cầu). Đây cũng là nơi tổng hợp enzym
Cyclooxygenase và prostaglandine của tiểu cầu.
1.1.2.4. Các hạt
Tiểu cầu có rất nhiều hạt, chứa nhiều chất sẽ được tiết ra khi tiểu cầu
ngưng tập và tham gia vào quá trình ngưng tập. Người ta chia các hạt thành 3
nhóm với các thành phần chứa bên trong như sau [18]:

+ Các hạt sẫm: nhiều nhất, hình bầu dục, kích thước 120-130 µm


ADP, ATP, GDP, GTP



Serotonin



Histamin



Calci



Magie

− Pyrophotphat
+ Các chất này được phóng thích khi tiểu cầu bị kích thích và tăng
cường độ ngưng tập tiểu cầu.
+ Hạt alpha:
 Các protein dính:



Fibrin




Fibronectin



Yếu tố von-Willabrand



Thrombospondin



Vitronectin

 Các chất điều biến phát triển (Growth modulators)





Yếu tố phát triển nguồn gốc từ tiểu cầu;
Peptid hoạt hóa tổ chức liên kết;
Yếu tố 4 tiểu cầu;
Thrombospondin.


6

 Các yếu tố đông máu:





Yếu tố V
Chất ức chế C1
Fibrinogen
Protein S

Kininogen trọng lượng phân tử cao
− Chất ức chế hoạt hóa plasminogen
− Yếu tố XI
Túi lysosome: các túi này có chứa các enzym




1.1.2.5. Các kênh nhỏ

Galactosidase
Fucosidase;
Hexosaminidase;
Glucuronodase

Trong tiểu cầu ở máu ngoại vi có một hệ thống vi quản (gồm nhiều bó,
mỗi bó thường gồm 12 vi quản), lấn vào trong màng, làm tăng đáng kể diện
tích của màng, giữ cho tiểu cầu có hình đĩa. Các hạt tiểu cầu sẽ phóng thích
các chất bên trong qua hệ thống này [23].

1.1.3. Hóa sinh tiểu cầu
Tiểu cầu có hoạt động hô hấp mạnh với thương số hô hấp gần bằng 1,
lớn hơn thương số hô hấp của hồng cầu (0.02), nhưng thường nhỏ hơn rất
nhiều so với các tế bào có nhân (10-30). Nước chiếm khoảng 86% trọng
lượng tiểu cầu, gluxit chiếm 8,5 trọng lượng khô của tiểu cầu. Tất cả các
enzym cần cho quá trình phân giải glucose (bằng đường kỵ khí và ái khí đều
có trong tiểu cầu).
Quá trình dị hóa gluxit chủ yếu theo đường kỵ khí, tạo thành ATP và
NADPH, trong đó ATP là nguồn năng lượng chính của tiểu cầu (được sử dụng
cho các hoạt động chức năng như dính bám, ngưng tập và co cục) và NADPH
được dùng cho các phản ứng tổng hợp [19] [47].
1.1.4. Các yếu tố tiểu cầu [18]
− Yếu tố 1:

Là yếu tố có thể thay thế AC-globulin huyết tương để
hoạt hóa Prothrombin thành Thrombin, được Ware và


7

cộng sự phát hiện năm 1948.
− Yếu tố 2:

Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của
Fibrinogen dưới tác dụng của Thrombin.

− Yếu tố 3:

Rất cần để hình thành Thromboplastin nội sinh bằng
cách tương tác với các yếu tố chống Hemophilia, và xúc

tác cho quá trình chuyển Prothrombin thành Thrombin.

− Yếu tố 4:

Còn gọi là yếu tố chống Heparin, là một Glycoprotein
có tác dụng trung hòa hoạt tính chống đông của
Heparin.

− Yếu tố 5:

Là yếu tố có khả năng làm đông máu, có tác dụng như
Fibrinogen.

− Yếu tố 6:

Là yếu tố chống tiêu sợi huyết.

− Yếu tố 7:

Là đồng yếu tố với Thromboplastin, có khả năng chuyển
Thromboplastin thành Thrombin.

− Yếu tố 8:

Là yếu tố chống Thromboplastin của tiểu cầu.

− Yếu tố 9:

Là yếu tố co rút, tạo điều kiện cho sự co cục máu được
tốt hơn.


− Yếu tố 10: Là Serotonin do tiểu cầu hấp thu được, có tác dụng gây
co mạch do kích thích cơ trơn, đồng thời còn có khả
năng hoạt hóa hệ thống tiêu Fibrin, do đó có khả năng
tiêu cục huyết khối.
− Yếu tố 11: Là Thromboplastin của tiểu cầu.
− Yếu tố 12: Chính là yếu tố XIII của huyết tương, do tiểu cầu hấp
phụ lên bề mặt của nó.
− Yếu tố 13: Là ADP.
1.1.5. Chức năng của tiểu cầu
Chức năng chủ yếu của tiểu cầu là sự hình thành các nút cầm máu ban
đầu tại các vị trí tổn thương của thành mạch nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy
máu. Tiểu cầu thực hiện được chức năng này nhờ:
1.1.5.1. Khả năng hấp phụ và vận chuyển các chất
Tiểu cầu có khả năng hấp phụ các chất trong huyết tương và của các tế
bào nội mô (serotonin, adrenalin, các yếu tố đông máu huyết tương…), nhờ


8
đó các chất cần thiết cho quá trình đông cầm máu được vận chuyển đến
những nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ [18] [22] [47].
1.1.5.2. Khả năng kết dính
Bình thường, với thành mạch không bị tổn thương, tế bào nội mô sẽ tiết
ra Prostacyclin (Prostaglandin I2) có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu. Khi
thành mạch bị tổn thương, lớp tế bào nội mô sẽ bộc lộ lớp dưới nội mô, tiểu
cầu sẽ tập trung rất nhanh và dính bám vào các sợi collagen của tổ chức liên kết
ngay tại miệng vết thương. Sự dính bám này không hồi phục và có sự tham gia
của các yếu tố huyết tương, GPIb, GPIIb/IIIa, yếu tố vWF, fibonectin,
thrombospondin… không cần sự có mặt của Canxi, Magie [18] [22] [47].
1.1.5.3. Khả năng ngưng tập

Tiểu cầu sau khi dính vào lớp dưới nội mô sẽ bị hoạt hóa, biến đổi hình
thái từ hình đĩa sang hình cầu gai, giải phóng một loạt các chất chứa trong các
hạt trong bào tương như serotonin, adrelanin, histamin, yếu tố 3 tiểu cầu…
Quá trình này được thực hiện nhờ năng lượng do thoái hóa ATP thành ADP.
Khi tiểu cầu bị hoạt hóa và biến đổi hình thái, lớp màng bị dịch chuyển sẽ làm
bộc lộ các yếu tố GPIb, GPIIb/IIIa, các yếu tố này sẽ gắn với các protein
huyết tương như fibrinogen, von Willebrand, fibronectin, mà chủ yếu là
fibrinogen (do fibrinogen có nồng độ cao nhất trong huyết tương, và GPIb,
GPIIb/IIIa có ái lực mạnh nhất với fibrinogen). Như vậy, fibrinogen đóng vai
trò một cầu nối, qua liên kết giữa fibrinogen với GPIb, GPIIb/IIIa của các tiểu
cầu tạo nên sự ngưng tập. Đồng thời ADP được giải phóng sẽ lại kích thích
quá trình ngưng tập. Quá trình hoạt hóa và ngưng tập diễn ra liên tục đến khi
hình thành được nút tiểu cầu [18] [22] [47].
1.1.5.4. Khả năng biến dạng và phóng thích các chất
Với sự tham gia của Thrombin, collagen (cần có năng lượng của tiểu
cầu), khả năng này đóng vai trò quan trọng để tạo thành đinh cầm máu tại chỗ
mạch máu bị tổn thương [18] [22] [47].


9
1.1.6. Mối liên quan giữa tiểu cầu và hệ thống đông máu
+ Các yếu tố đông máu có chứa trong tiểu cầu gồm: fibrinogen, vWF,
yếu tố V và yếu tố XIII. Các yếu tố này được phóng thích trong giai đoạn chế
tiết sẽ tương tác với tiểu cầu và cả hệ thống đông máu nội sinh.
+ Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu: tiểu cầu cung cấp bề mặt
điện tích âm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt hóa yếu tố XIII, là bước đầu
tiên trong dòng thác đông máu. Tiểu cầu còn gắn với yếu tố Xa làm tăng tốc
độ hoạt hóa Prothrombin (người ta thấy là receptor của yếu tố Xa trên màng
tiểu cầu thực ra là yếu tố Va). Bên cạnh đó, yếu tố vWF ngoài vai trò trong
hiện tượng dính của tiểu cầu còn liên quan đáng kể đến đông máu qua phức

hệ yếu tố VIII, làm ổn định hoạt tính đông máu của yếu tố này [18] [22] [47].
1.2. Khối tiểu cầu gạn tách
1.2.1. Tuyển chọn người hiến tiểu cầu [24]
Người hiến tiểu cầu bằng phương pháp gạn tách tế bào tự động (sau đây
gọi là người hiến tiểu cầu máy - NHTCM) đóng vai trò quan trọng trong điều
chế và sử dụng chế phẩm tiểu cầu máy an toàn, hiệu quả.
Người hiến tiểu cầu máy cũng là những người hiến máu, tuy nhiên họ
tham gia hiến thành phần máu. Chính vì vậy, việc khám tuyển chọn họ cũng
phải tuân theo quy định về khám tuyển chọn người hiến máu theo thông tư
26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động
truyền máu.
Tiêu chuẩn người hiến máu:
Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều
kiện khác, cụ thể như sau:
1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
2. Sức khỏe:
a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam
giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45


10
kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân
nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân
nặng và không quá 500ml mỗi lần.
b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần
máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần
máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến
không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng
thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần,

hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo
máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai
vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến,
ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có
khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người
khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các
bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
d) Lâm sàng:
- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
- Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và
tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
- Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
- Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân
nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng
mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu
chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
đ) Xét nghiệm:
- Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng


11
gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu
toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
- Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết
thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời
gian không quá 01 tháng;
- Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số
lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150109/l.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định nêu trên, việc được hiến máu do bác sỹ

khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
1.2.2. Gạn tách tiểu cầu bằng máy tách tế bào tự động:
- Nguyên lý kỹ thuật của máy gạn tách thành phần tế bào máu:
Do các thành phần của máu có tỷ trọng, kích thước và độ nhớt khác nhau
nên ly tâm sẽ phân tách thành các lớp khác nhau. Máy gạn tách thành phần
máu sẽ lấy máu ra khỏi cơ thể, trộn với chất chống đông và đưa vào hệ thống
ly tâm, phân tách ra các lớp và gạn tách thành phần theo yêu cầu và trả lại cơ
thể các thành phần còn lại một cách tự động dựa trên phần mềm của máy đã
lập trình.
- Phân loại máy
Căn cứ vào kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục hay không, người ta phân
thành hai loại máy:
+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy không liên tục, máy sử dụng
kỹ thuật này xử lý máu theo nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ hoạt động bao gồm: lấy
ra một thể tích máu nhất định, ly tâm phân tách máu ra các thành phần khác
nhau (hồng cầu, bạch cầu, huyết tương …), lấy một thành phần rồi sau đó trả
các thành phần còn lại về cho người hiến máu. Các chu kỳ lặp lại cho đến khi
đạt được lượng thành phần gạn tách theo yêu cầu.
+ Máy sử dụng kỹ thuật ly tâm dòng chảy liên tục, máy sử dụng kỹ thuật


12
này thực hiện đồng thời, liên tục các hoạt động gồm: lấy máu ra từ một vị trí
tĩnh mạch, ly tâm phân tách các thành phần khác nhau, gạn tách một thành
phần theo yêu cầu và trả lại các thành phần còn lại về một tĩnh mạch khác nhờ
hệ thống bơm cho từng đường đi của các thành phần máu.
Một số thiết bị gạn tách được sử dụng chủ yếu hiện nay:
− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy không liên tục: hệ thống phổ biến là
Heamonetic, các thành phần có thể thu được là tiểu cầu, bạch cầu hạt trung
tính, bạch cầu đơn nhân, có thể cả hồng cầu và huyết tương [43].

− Loại sử dụng kỹ thuật dòng chảy liên tục:
Có nhiều loại thiết bị sử dụng nguyên lý này như:
+ CaridianBCT: COBE Spectra, Trima, Trima Accel, Spectra Optia
+ Fenwal: Amicus, Alyx.
+ Fresenius: AS 104, Comtec
Máy có thể gạn tách được nhiều loại khác nhau như: huyết tương, gạn
bạch cầu, gạn tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi, khối tiểu cầu... Máy được
đánh giá là một thiết bị tốt đặc biệt trong việc gạn tách tế bào gốc tạo máu [43].
1.2.3. Tiêu chuẩn khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho bằng máy tách
tự động
Được quy định tại thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y
tế về việc hướng dẫn hoạt động truyền máu [24].
1. Khối tiểu cầu gạn tách là khối tiểu cầu lấy trực tiếp từ người hiến máu
bằng máy tách tế bào tự động.
2. Tiêu chuẩn và kiểm tra chất lượng:
Thực hiện kiểm tra chất lượng (với số lượng mẫu lấy ngẫu nhiên theo tỷ
lệ 10% tổng số đơn vị được gạn tách) về các tiêu chuẩn sau:
a) Thể tích mỗi đơn vị không dao động quá 15% thể tích ghi trên nhãn;
b) Mỗi đơn vị khối tiểu cầu gạn tách (250 ml) có số lượng tiểu cầu tối


13
thiểu 300×109 ; trong trường hợp khối tiểu cầu gạn tách có thể tích 120 ml
đến dưới 250 ml có số lượng tiểu cầu tối thiểu 150×109 ;
c) Nồng độ tiểu cầu phải thấp hơn 1500 G/L;
d) Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 và nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải âm
tính vào cuối thời gian bảo quản.
3. Điều kiện bảo quản và hạn sử dụng: theo khuyến nghị của nhà sản
xuất túi lấy tiểu cầu, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày gạn tách tiểu cầu khi
bảo quản ở nhiệt độ từ 200C đến 240C, kèm lắc liên tục.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiểu cầu bảo quản:
1.2.4.1. Người hiến tiểu cầu
+ Số lượng tiểu cầu trong đơn vị khối tiểu cầu được truyền ảnh hưởng
đến tiểu cầu phục hồi trong người bệnh và cho phép kéo dài khoảng cách giữa
các lần truyền tiểu cầu. Xác định các yếu tố của người hiến tiểu cầu ảnh
hưởng đến sản lượng tiểu cầu thu hoạch được giúp cho việc lựa chọn người
hiến tiểu cầu đạt yêu cầu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: phụ nữ cho năng
suất tiểu cầu cao hơn nam giới [30], [40], [50], số lượng tiểu cầu thu được có
tương quan thuận với số lượng tiểu cầu của người hiến, tuổi của người hiến,
tương quan nghịch với lượng huyết sắc tố, cân nặng của người hiến.
+ Chaudhay RK (2006), nghiên cứu các yếu tố từ người hiến tiểu cầu
ảnh hưởng tới sản lượng khối tiểu cầu gạn tách trên hai hệ thống dòng chảy
liên tục và không liên tục kết luận: có một mối quan hệ trực tiếp giữa số
lượng tiểu cầu người hiến và số lượng tiểu cầu thu được, không có sự tương
quan như vậy với huyết sắc tố, giới tính, tuổi và cân nặng của người hiến.
1.2.4.2. Nhiệt độ bảo quản
 Điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ làm cho các tiểu cầu ở trạng thái nghỉ,
không hoạt hóa vì vậy chúng có thể duy trì các chức năng và sự sống cho đến


14
khi được sử dụng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho bảo quản tiểu cầu là 20 0C 240C [52],[53],[58].
 Theo nghiên cứu của Gottschall JL (1986), có khác biệt rõ về khả
năng tồn tại trong cơ thể của tiểu cầu được truyền vào khi bảo quản ở 21 0C và
180C, giảm khả năng tồn tại khi tiểu cầu được bảo quản ở nhiệt độ thấp, tương
quan với việc giảm số lượng tiểu cầu dạng đĩa [58].
 Chức năng tiểu cầu được duy trì mức bình thường khi bảo quản ở
220C trong 7 ngày, nhưng không duy trì được khi bảo quản tại nhiệt độ 16 0C ở
ngày thứ 7 [53] [58].
 Nhiệt độ bảo quản cũng ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng ngưng tập

tiểu cầu. Nhiệt độ bảo quản 220C, tiểu cầu ngưng tập tốt hơn bảo quản ở nhiệt
độ 370C. Tiểu cầu ngưng tập tốt hơn khi được bảo quản trong điều kiện lạnh.
Bảo quản tiểu cầu ở nhiệt độ 40C khả năng tồn tại rất kém trong cơ thể, một
cơ chế tiêu hủy các tiểu cầu bảo quản lạnh là thụ thể αMβ2 trên tế bào đại
thực bào gan nhận ra nhóm βGIcNAc trên các thụ thể GPIbα của các tiểu cầu
được làm lạnh.
1.2.4.3. Ảnh hưởng của chế độ lắc liên tục
 Để duy trì chất lượng của khối tiểu cầu, tiểu cầu phải được bảo quản ở
nhiệt độ 20-240C và lắc liên tục. Lắc liên tục là cần thiết, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự khuếch tán của các chất khí qua thành của các túi bảo quản [58].
 Hiện tượng này có liên quan đến việc duy trì độ pH đạt yêu cầu.
 Khối tiểu cầu bảo quản không được lắc liên tục, sản xuất lactate và
yếu tố 4 tiểu cầu (PF-4) tăng, trong khi mức độ ATP và độ pH giảm nhanh,
quá trình trao đổi chất kỵ khí tăng lên mặc dù oxy khuếch tán qua thành túi là
đủ [58]. Khả năng phục hồi trong cơ thể của tiểu cầu không được lắc liên tục
là thấp hơn đáng kể so với tiểu cầu được lắc liên tục [58].
 Các chế độ lắc cũng ảnh hưởng đến chất lượng của tiểu cầu, lắc vòng
tròn hoặc ngang trên một mặt phẳng cho kết quả tốt nhất, lắc hình elip gây


15
hoạt hóa tiểu cầu không phù hợp để bảo quản khối tiểu cầu [58].
1.2.4.4. Nhiễm khuẩn của khối tiểu cầu
 Nhiễm khuẩn các sản phẩm máu làm lây truyền vi khuẩn khi truyền
máu là một tai biến truyền máu đe dọa tính mạng người bệnh, do điều kiện
bảo quản thuận lợi cho phát triển của vi khuẩn.
 Tai biến nhiễm khuẩn thường thấy trong truyền tiểu cầu, điều này có
thể được lý giải do KTC được bảo quản ở nhiệt độ 22 oC, điều kiện nhiệt độ
thích hợp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn, thậm chí với một số lượng vi
khuẩn rất nhỏ.

 Khả năng KTC bị nhiễm khuẩn phụ thuộc vào loại và thời hạn sử
dụng của các sản phẩm tiểu cầu. Nghiên cứu của Ness P. và cộng sự (2001)
báo cáo một tỷ lệ nhiễm khuẩn của KTC điều chế từ máu toàn phần gấp 5 lần
so với tiểu cầu gạn tách bằng máy từ một người hiến. Tỷ lệ tăng của các bệnh
nhiễm trùng liên quan đến truyền tiểu cầu, liên quan trực tiếp với thời gian
bảo quản của các đơn vị được truyền, chính vì vậy FDA đã yêu cầu giảm thời
gian bảo quản tiểu cầu từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Năm 2004 AABB đề xuất
các tiêu chuẩn mới để giảm thiểu truyền các đơn vị tiểu cầu bị nhiễm khuẩn,
các ngân hàng máu hoặc dịch vụ truyền máu phải có phương pháp để hạn chế
và phát hiện nhiễm vi khuẩn trong tất cả các khối tiểu cầu [35],[58].
 Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn khối tiểu cầu, thường là kết quả của
nhiễm vi khuẩn từ da người hiến máu tại thời điểm lấy máu tĩnh mạch và ít
hơn từ người hiến máu bị nhiễm trùng không triệu chứng hoặc trong quá trình
điều chế. Một loạt các vi khuẩn có thể phát triển trong các sản phẩm tiểu cầu
và đạt đến mức độ nguy hiểm trong suốt thời gian bảo quản. Những vi khuẩn
này phần lớn gram dương là tác nhân gây bệnh của hệ vi sinh vật da, ví dụ tụ
cầu (staphylococci), corynebacteria, và các loài bacillus. Trong khi đó nhiễm


16
các vi khuẩn gram âm ít gặp hơn, kết quả hầu như gây tử vong.
1.2.4.5. Thay đổi một số yếu tố trong thời gian bảo quản:
− Thay đổi độ pH trong thời gian bảo quản:
+ Độ pH là một thông số quan trọng và có giá trị đánh giá chất lượng
khối tiểu cầu. Độ pH của khối tiểu cầu dưới 6,4 và trên 7,4 là không được
truyền cho người bệnh.
+ Trong túi chứa tiểu cầu, sự chuyển hóa glucose sẽ tạo thành lactac là
nguyên nhân chính gây ra độ pH giảm [45] , [57]. Độ pH của tiểu cầu còn bị
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản như chất lượng túi
bảo quản tiểu cầu, túi tiểu cầu bị nhiễm khuẩn.... [46], [64].

− Thay đổi nồng độ glucose và lactac:
+ Tiêu thụ glucose là chuyển hóa chính của tiểu cầu, 85% nhu cầu năng
lượng của chúng có được nhờ chuyển hóa hiếu khí, 15% nhu cầu năng lượng
còn lại được đáp ứng bởi đường phân kỵ khí, trong đó glucose được chuyển
đổi thành lactac. Larry J.Dumont và cộng sự (2003) cũng như Tulika Chandra
(2011), trong nghiên cứu của mình đã đề cập việc suy giảm nồng độ glucose
trong thời gian bảo quản, sự tiêu thụ glucose có mối tương quan thuận với sự
tạo thành lactac, dẫn tới suy giảm chất lượng khối tiểu cầu [54], [63].
− Vai trò của bạch cầu trong bảo quản và truyền khối tiểu cầu:
+ Bạch cầu có mặt trong tất cả các chế phẩm máu, mặc dù chúng được
điều chế bằng các kỹ thuật tiêu chuẩn, số lượng bạch cầu còn lại trong chế
phẩm hồng cầu, tiểu cầu có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ sau khi
truyền các chế phẩm này.
1.3. Sử dụng khối tiểu cầu trong lâm sàng
1.3.1. Chỉ định
- Điều trị chảy máu do giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, thường


×