Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

ĐáNH GIá kết QUả điều TRị CHấN THƯƠNG TINH HOàN tại BệNH VIệN hữu NGHị VIệT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 91 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

BI VN QUANG

ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị CHấN THƯƠNG
TINH HOàN
TạI BệNH VIệN HữU NGHị VIệT ĐứC
Chuyờn ngnh : Ngoi khoa
Mó s

: 60720123

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:

PGS.TS. Hong Long


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nh ất
tới PGS. TS Hoàng Long- Phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật tiết niệu, Bệnh
Viện Hữu Nghị Việt Đức – giảng viên bộ môn Ngoại , Đại học Y Hà Nội,
người thầy đã hết lòng chỉ dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luạn văn tốt nghiệp thạc sỹ y
học.


Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Quang đã tận tình giúp đỡ và
đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy trong hội đồng chấm
luận văn đã cho những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn một cách
tốt nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Ngoại - Trường
Đại Học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc các khoa phòng: Trung tâm Nam Học, Khoa Phẫu
thuật tiết niệu, Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Phòng kế hoạch tổng hợp,
Phòng lưu trữ hồ sơ, cùng tập thể bác sĩ, điều dưỡng Trung tâm Nam Học.
- Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
- Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, bạn bè đã luôn ủng
hộ và là động lực cho tôi trong công việc, học tập và trong cuộc sống.
Hà N ội, ngày tháng Năm 2017
Tác giả


Bùi Văn Quang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu thu thập được trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một luận văn nào khác.

Tác giả luận văn


Bùi Văn Quang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAST OIS:

FSH
GH
GnRH
HCG
LH
MRI
NSAID
TDF
TNLĐ:
TNSH:
TNTT:
TNGT:

American Association for the Surgery of Trauma Organ
Injury Scale (phân độ chấn thương tạng theo Hiệp hội
phẫu thuật chấn thương Mỹ)
Follicle- Stimulating hormone (Hormone kích thích nang
trứng)
Growth hormone (hormone tăng trưởng)
Gonadotropin-releasing hormone (horomone kích thích
tuyến yên bài tiết FSH, LH)
Human chorionic gonadotropin (hormone kích thích rau

thai)
Luteinizing Hormone (Hocmon hướng hoàng thể)
Magnetic resonance imaging (cộng hưởng từ)
Non-steroidal anti-inflammatory drug (thuốc kháng viêm
giảm đau không Steroid)
Testis Determining Factor (Yếu tố xác định tinh hoàn)
Tai nạn lao động
Tai nạn sinh hoạt
Tai nạn thể thao
Tai nạn giao thông


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................3
1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn...................................................3
1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn..............................................................3
1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh........................................................3
1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ...............................................................4
1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn.............................................................4
1.1.5. Mô học tinh hoàn.............................................................................6
1.2. Giải phẫu, sinh lý của tinh hoàn.............................................................6
1.2.1. Hình thể, kích thước của tinh hoàn.................................................6
1.2.2. Liên quan giải phẫu của tinh hoàn với các lớp của bìu, phương tiện
cố định tinh hoàn ..............................................................................8
1.2.3. Mạch máu của tinh hoàn ................................................................9
1.2.4. Sinh lý, chức năng của tinh hoàn..................................................12
1.3. Chấn thương tinh hoàn.........................................................................13
1.3.1. Nguyên nhân, cơ chế chấn thương................................................13
1.3.2. Giải phẫu bệnh về các dạng tổn thương trong chấn thương tinh hoàn....14

1.3.3. Triệu chứng lâm sàng của chấn thương tinh hoàn.........................14
1.3.4. Triệu chứng cận lâm sàng của chấn thương tinh hoàn..................16
1.3.5. Điều trị chấn thương tinh hoàn......................................................24
1.3.6. Tiên lượng trong chấn thương tinh hoàn:......................................25
1.4. Tình hình nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị chấn thương tinh hoàn
trong nước và ngoài nước....................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................28


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................28
2.1.2. Tiêu chẩn loại trừ...........................................................................28
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................28
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................29
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................29
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................29
2.2.3. Công cụ nghiên cứu.......................................................................32
2.2.4. Cỡ mẫu..........................................................................................32
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................32
2.2.6. Biến số nghiên cứu........................................................................32
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu..............................................................34
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu......................................................................35
2.2.9. Sai số và các biện pháp khắc phục................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................36
3.1.1. Phân bố độ tuổi đối tượng.............................................................36
3.1.2. Thời gian đến khám bệnh..............................................................37
3.1.3. Nguyên nhân gây chấn thương tinh hoàn......................................38
3.1.4. Vị trí tinh hoàn tổn thương............................................................38

3.2. Đặc điểm lâm sàng...............................................................................39
3.2.1.Các triệu chứng cơ năng.................................................................39
3.2.2. Triệu chứng toàn thân....................................................................40
3.2.3. Tổn thương cơ quan sinh dục ngoài khác......................................40
3.2.4. Các tổn thương cơ quan phối hợp khác kèm theo.........................40
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................40
3.3.1. Kết quả của siêu âm bẹn bìu trong chấn thương tinh hoàn...........40


3.3.2. Phân độ chấn thương tinh hoàn theo AAST dựa trên siêu âm bẹn bìu.....41
3.3.3. Siêu âm Doppler mạch trong chấn thương tinh hoàn....................42
3.3.4. MRI trong chấn thương tinh hoàn.................................................42
3.4. Phương pháp điều trị chấn thương tinh hoàn.......................................43
3.4.1. Các phương pháp điều trị chấn thương tinh hoàn.........................43
3.4.2. Các phương pháp xử trí trong điều trị ngoại khoa........................43
3.4.3. Mối liên quan giữa mức độ chấn thương tinh hoàn và phương pháp
điều trị.............................................................................................44
3.5. Kết quả điều trị.....................................................................................45
3.5.1. Thời gian nằm viện điều trị...........................................................45
3.5.2. Tai biến và biến chứng sau điều trị................................................45
3.5.3. Thời gian theo dõi sau điều trị.......................................................46
3.5.4. Kích thước tinh hoàn.....................................................................46
3.5.5. Nồng độ hormone testosterone sau điều trị...................................47
3.5.6. Tinh dịch đồ sau điều trị................................................................48
Chương 4: BÀN LUẬN.......................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................50
4.1.1. Tuổi................................................................................................50
4.1.2. Thời gian điều trị...........................................................................51
4.1.3. Nguyên nhân gây chấn thương tinh hoàn......................................51
4.1.4. Vị trí tinh hoàn bị tổn thương........................................................52

4.2. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................53
4.2.1. Triệu chứng cơ năng......................................................................53
4.2.2. Các tổn thương phối hợp khác kèm theo.......................................54
4.3. Triệu chứng cận lâm sàng.....................................................................55
4.3.1. Giá trị của siêu âm bẹn bìu trong chẩn đoán chấn thương tinh hoàn....55
4.3.2. Giá trị của MRI trong chẩn đoán chấn thương tinh hoàn..............58


4.4. Kết quả điều trị phẫu thuật...................................................................59
4.4.1.Kết quả điều trị chung....................................................................59
4.4.2. Kết quả theo dõi sau điều trị..........................................................60
4.5. Kết quả theo dõi xa sau điều trị............................................................61
4.5.1. Giảm kích thước tinh hoàn sau điều trị.........................................61
4.5.2. Nồng độ testosterone sau điều trị..................................................62
4.5.3. Tinh dịch đồ sau điều trị................................................................63
KẾT LUẬN..........................................................................................64
KIẾN NGHỊ.........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Biến số nghiên cứu......................................................................32

Bảng 3.1.

Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu..................................36


Bảng 3.2:

Phân loại vị trí tổn thương trong chấn thương tinh hoàn............38

Bảng 3.3.

Kết quả siêu âm vùng bẹn bìu trong chấn thương tinh hoàn.......40

Bảng 3.4.

Kết quả siêu âm Doppler mạch trong chấn thương tinh hoàn.....42

Bảng 3.5.

Mối liên quan giữa mức độ chấn thương tinh hoàn và phương
pháp điều trị................................................................................44

Bảng 3.6.

Thời gian nằm viện điều trị.........................................................45

Bảng 3.7.

Tỉ lệ tai biến và biến chứng sau điều trị......................................45

Bảng 3.8.

Thời gian theo dõi bệnh nhân sau điều trị chấn thương tinh hoàn....46

Bảng 3.9.


Đánh giá kích thước tinh hoàn theo phương pháp điều trị..........47

Bảng 3.10. Đánh giá testosterone theo phương pháp điều trị ngoại khoa.....48
Bảng 3.11. Đánh giá tinh dịch đồ theo phương pháp điều trị ngoại khoa.....49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân nhóm thời gian được điều trị từ khi chấn thương tinh hoàn.. .37

Biểu đồ 3.2.

Phân loại nguyên nhân gây chấn thương tinh hoàn................38

Biểu đồ 3.3.

Triệu chứng cơ năng trong chấn thương tinh hoàn.................39

Biểu đồ 3.4.

Phân loại mức độ tổn thương AAST dựa trên siêu âm bẹn bìu
của chấn thương tinh hoàn......................................................41

Biểu đồ 3.5.

Tỉ lệ chụp MRI trong chấn thương tinh hoàn..........................42

Biểu đồ 3.6.


Các phương pháp điều trị chấn thương tinh hoàn...................43

Biểu đồ 3.7. Các phương pháp xử trí trong điều trị ngoại khoa..................43
Biểu đồ 3.8.

Kích thước tinh hoàn sau điều trị............................................46

Biểu đồ 3.9.

Hormone testosterone sau điều trị...........................................47

Biểu đồ 3.10. Tinh dịch đồ sau điều trị..........................................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai....................5

Hình 1.2.

Cấu trúc tinh hoàn và ống dẫn tinh ...................................................7

Hình 1.3.

Các lớp bìu..................................................................................................... 9

Hình 1.4.


Mạch máu và vòng nối nuôi tinh hoàn...........................................11

Hình 1.5.

Hình ảnh bầm tím vùng bìu bên trái trong chấn thương tinh
hoàn............................................................................................................... 15

Hình 1.6.

Hình ảnh rách bao trắng tinh hoàn.................................................17

Hình 1.7.

Hình ảnh tụ máu trong tinh hoàn.....................................................17

Hình 1.8.

Hình ảnh vỡ tinh hoàn...........................................................................18

Hình 1.9.

Hình ảnh giảm tưới máu phần dưới tinh hoàn bị tổn thương
......................................................................................................................... 18

Hình 1.10. Hình ảnh mất tưới máu trên siêu âm Doppler màu tinh
hoàn tổn thương..................................................................................... 19
Hình 1.11. Xoắn tinh hoàn sau chấn thương. Hình ảnh mất tín hiệu
mạch hoàn toàn ở tinh hoàn trái sau chấn thương...................19
Hình 1.12. Chấn thương tinh hoàn độ I theo AAST.........................................20
Hình 1.13. Chấn thương tinh hoàn độ II theo AAST........................................21

Hình 1.14. Chấn thương tinh hoàn độ III theo AAST......................................21
Hình 1.15. Chấn thương tinh hoàn độ IV theo AAST......................................21
Hình 1.16. Chấn thương tinh hoàn độ V theo AAST........................................22
Hình 1.17. Hình ảnh vỡ tinh hoàn biểu hiện bằng đường mất liên tục
của bao trắng trên tín hiệu T2...........................................................22
Hình 1.18. Hình ảnh mất liên tục của bao trắng và tụ máu ở mào tinh
hoàn trên T2............................................................................................... 23
Hình 2.1.

Chấn thương vỡ bao trắng tinh hoàn.............................................30


Hình 2.2.

Hình ảnh chấn thương vỡ bao trắng tinh hoàn.........................30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương cơ quan sinh dục đề cập đến những tổn thương giải
phẫu của cơ quan sinh dục, được ghi nhận ở cả hai giới và trong tất cả
các nhóm tuổi. Trong các chấn thương hệ sinh dục - tiết niệu, có đến
1/3 đển 2/3 trường hợp liên quan đến cơ quan sinh dục ngoài. Ch ấn
thương cơ quan sinh dục ngoài là phổ biến hơn ở nam gi ới h ơn ở ph ụ
nữ. Trong đó, chấn thương tinh hoàn là tổn thương hay gặp nh ất.
Chấn thương tinh hoàn tương đối hiếm bởi tính di động của bìu và
vị trí giải phẫu nằm giữa 2 đùi nên được bảo vệ trong nh ững ch ấn
thương đơn thuần. Chấn thương tinh hoàn chiếm t ỷ lệ dưới 1% trong
các chấn thương nói chung và hay gặp nhất trong độ tuổi từ 10 tuổi đến

30 tuổi [1]. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của việc bảo tôn khả năng
sinh sản, chấn thương tinh hoàn ngày càng được chú ý và dành s ự quan
tâm nhiều hơn.
Trong thời chiến, chấn thương cơ quan sinh dục ngoài nói chung
hay chấn thương tinh hoàn nói riêng do hỏa khí là hiếm gặp. Nhưng trong
thời bình, chấn thương tinh hoàn thường hay gặp hơn do các tai nạn
trong sinh hoạt, tai nạn giao thông và tai nạn trong các hoạt động thể dục
thể thao. Nguy cơ vỡ tinh hoàn sau chấn thương mạnh ở bìu là 50%, đa số
chấn thương ở một tinh hoàn, 1,5% bị cả 2 tinh hoàn [2]. Trong 3 năm
1998 - 2000, Bệnh Viện Chợ Rẫy có 13 trường hợp chấn thương tinh
hoàn trong đó 5 trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn, đây là những trường
hợp tinh hoàn bị vỡ nát hoàn toàn không thể khâu lại được, các trường
hợp khác được điều trị bảo tôn tinh hoàn [3].


2

Trong loạt nghiên cứu trên 67 bệnh nhân bị chấn th ương tinh
hoàn trong vòng 9 năm tại Bệnh viện đa khoa Ben Taub (Texas, Hoa Kỳ),
Lin WW nhận xét: Những bệnh nhân được bảo tôn tinh hoàn không có
sự thay đổi về sinh tinh và về nội tiết, ngược lại nhóm bệnh nhân bị c ắt
một tinh hoàn có sự giảm sút đáng kể về số lượng tinh trùng và tăng rõ
rệt FSH và LH [4].
Việc phát hiện sớm và đánh giá toàn diện thương tổn và xử trí kịp
thời trong chấn thương tinh hoàn đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh
nhân nhanh chóng hôi phục trở lại cuộc sống bình thường và bảo tôn
được chức năng sinh dục.
Chấn thương tinh hoàn được chẩn đoán xác định cần hỏi bệnh và
thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng tránh bỏ sót tổn thương ph ối h ợp đặc
biệt trong bệnh cảnh đa chấn thương, kết hợp với cận lâm sàng đ ể

khẳng định chẩn đoán và mức độ của chấn thương tinh hoàn. Tuy nhiên
việc điều trị từ tuyến đầu sơ cứu đến điều trị triệt để tại các trung tâm
phẫu thuật là một vấn đề cần hết sức chú ý để tránh đ ể lại di ch ứng cho
bệnh nhân.
Chấn thương tinh hoàn có thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại
khoa, phụ thuộc vào tình huống lâm sàng phẫu thuật sớm thì tỷ lệ bảo
tôn cao (94% so với 79%).
Hiện nay, trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành đánh
giá kết quả của các phương pháp điều trị chấn thương tinh hoàn khác nhau
ở nam giới.
Ở Việt Nam đã có một số báo cáo khoa học về chấn th ương tinh
hoàn và chấn thương cơ quan sinh dục ngoài, nhưng chưa có nghiên cứu
nào về các hình thái chấn thương và phương pháp điều trị ch ấn th ương
tinh hoàn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá kết


3

quả điều trị chấn thương tinh hoàn tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt
Đức” với mục tiêu là:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chấn thương tinh hoàn
tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
2.

Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tinh hoàn tại Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Đức.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phôi thai học và mô học của tinh hoàn
1.1.1. Sự phát triển của tinh hoàn
Bắt đầu từ tháng 7 của quá trình phát triển phôi, ở phôi có gi ới
tính di truyền nam, tuyến sinh dục trung tính bắt đầu biệt hóa thành
tinh hoàn. Nhờ tác động của một protein do tế bào m ầm tiết ra đ ược
điều hòa của gen TDF- Gen biệt hóa tinh hoàn n ằm trên nhiễm sắc th ể Y,
dây sinh dục nguyên phát sẽ tiến sâu vào trung tâm của tuy ến sinh d ục.
Những dây đó gọi là dây tinh hoàn tách rời kh ỏi bi ểu mô khoang c ơ th ể
phủ đầy tuyến sinh dục. Ngay dưới biểu mô này, trung mô tạo ra 1 màng
liên kết gọi là màng trắng, màng này ngăn cách biểu mô ph ủ tuy ến sinh
dục với các dây tinh hoàn, sau đó biểu mô ph ủ tuy ến sinh d ục m ỏng đi
và biến mất. Màng trắng bọc gần như toàn bộ tuy ến sinh dục. T ừ màng
trắng phát sinh những vách xơ tiến vào trung mô dưới tuyến để giới h ạn
những tiểu thùy (khoảng 1500 tiểu thùy). Vào khoảng tháng th ứ 4 trong
bào thai tinh hoàn trở thành hình thoi và sau đó tr ở thành hình tr ứng [56].
1.1.2. Sự phát triển của ống sinh tinh
Trong thời kỳ bào thai, mỗi dây tinh hoàn chia thành 3-4 dây nh ỏ
hơn nằm trong mỗi tiểu thùy, mỗi dây nhỏ hơn sẽ thành m ột ống sinh
tinh. Vào tháng thứ 6 của thời kỳ bào thai ống vẫn đặc, trong ống sinh
tinh có một số tế bào sinh dục nguyên thủy thoái hóa, số còn lại sẽ bi ệt
hóa tạo thành tinh nguyên bào. Những tế bào biểu mô n ằm trong ống
sinh tinh có nguôn gốc trung mô, vây quanh tinh nguyên bào sẽ bi ệt hóa


5

thành tế bào Sertoli. Đến tuổi dậy thì lòng ống sinh tinh xuất hi ện có s ự
biệt hóa các tế bào dòng tinh để tạo ra tinh trùng [6].

1.1.3. Sự phát triển của tuyến kẽ
Từ trung mô xen vào giữa những ống sinh tinh là những tế bào kẽ.
Những tế bào này phát triển mạnh từ tháng thứ 3 đến tháng th ứ 5 c ủa
thai kỳ, sau đó thì số lượng giảm đi về sau tái xu ất hi ện cùng v ới m ạch
máu nằm trong mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh [6-7].
1.1.4. Sự di chuyển của tinh hoàn
Cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển của phôi, tinh hoàn ngày
càng biệt hóa, tách dần khỏi trung thận. Mạc treo sinh dục sẽ treo tinh
hoàn và trung thận vào thành sau của khoang cơ thể tách d ần ra thành
mạc treo sinh dục và mạc treo trung thận. Sau khi phần l ớn trung th ận
đã thoái hóa đi, đường gắn mạc treo sinh dục vào thành sau của khoang
cơ thể bị hẹp lại và mạc treo sinh dục trở thành mạc treo tinh hoàn.
Đoạn dưới của nó tôn tại dưới dạng một dây liên kết gọi là dây kéo tinh
hoàn, dây này nối cực dưới tinh hoàn với gờ mô bìu. Thân phôi và h ố
chậu càng lớn lên nhưng dây kéo tinh hoàn không dài ra m ột cách t ương
ứng nên nó giữ tinh hoàn ở vị trí ở gần bìu hơn. Vào tháng th ứ 5 c ủa thai
kỳ, tinh hoàn nằm gần bẹn, sau màng bụng, sau đó khoang màng b ụng
lôi xuống tạo thành một ống gọi là ống màng bụng. Các ống này tiến vào
trung mô vùng bìu, kéo tinh hoàn đi theo nó. Tháng th ứ 6 c ủa bao thai,
tinh hoàn nằm ở lỗ bẹn sâu, qua ống bẹn vào tháng th ứ 7, nằm vĩnh viễn
trong bìu vào tháng thứ 8, sau đó đầu ống màng bụng b ịt kín l ại và ống
bẹn khép kín lại [7].


6

Hình 1.1. Sự di chuyển của tinh hoàn trong thời kỳ phôi thai [8].
Trong chấn thương tinh hoàn, đối với những tr ường h ợp bệnh
nhân có ẩn tinh hoàn khi đó triệu chứng lâm sàng sẽ không đi ển hình, có



7

thể đau vùng bẹn bên tổn thương, có thể dễ nhầm v ới tổn th ương các
tạng trong ổ bụng.
1.1.5. Mô học tinh hoàn
Tinh hoàn được bọc trong một lớp màng trắng, một lớp vỏ xơ dày
cấu tạo bởi mô liên kết giàu sợi keo. Ở mặt sau trên vỏ liên kết dày lên
tạo thành một khối gọi là thể Highmore.
Tinh hoàn được chia làm nhiều tiểu thùy (khoảng 250 đến 300 tiểu
thùy) ngăn cách nhau bằng các vách từ thể Highmore tới vỏ trắng. Mỗi
tiểu thùy có từ 1-4 ống sinh tinh, mỗi ống sinh tinh dài rất ngoằn nghèo
từ 80 đến 150 cm.
Ống sinh tinh có cấu trúc biểu mô tầng chứa tế bào sinh dục, gôm
2 loại tế bào: Steroli và tế bào mầm sinh tinh. Gi ữa các ống sinh tinh có
các tế bào kẽ Leydig bài tiết Testosterone.
Ống dẫn tinh bắt đầu từ ống sinh tinh đến niệu đạo gôm có ống
thẳng, lưới Haller, nón xuất (nằm trong tinh hoàn) và đoạn ống tinh,
thừng tinh đi từ mào tinh hoàn quặt ngược lên trên ra trước chạy vào
thừng tinh qua ống bẹn vào chậu hông để đến ống phóng tinh k ết h ợp
với túi tinh ở sau bàng quang đổ vào niệu đạo tiền liệt tuy ến [6].
1.2. Giải phẫu, sinh lý của tinh hoàn
1.2.1. Hình thể, kích thước của tinh hoàn
Tinh hoàn là một cơ quan hình trứng nằm trong bìu, m ặt nh ẵn
trắng. Có hai tinh hoàn, tinh hoàn trái th ường th ấp h ơn tinh hoàn ph ải
khoảng 1 cm. Cực trên của tinh hoàn được phủ bởi một ph ần c ủa mào
tinh hoàn, lan xuống phía dưới theo bờ sau bên của tinh hoàn đ ể t ạo ra
thân và đuôi của mào tinh hoàn, mào tinh hoàn sẽ ti ếp n ối v ới ống d ẫn
tinh. Cực dưới của tinh hoàn có dây kéo tinh hoàn c ột tinh hoàn vào mô



8

bìu [9]. Ống dẫn tinh dài khoảng 30cm, trên đường đi chia làm 6 đo ạn:
Mào tinh, thừng tinh, đoạn ống bẹn, đoạn chậu hông, đoạn sau bàng
quang, đoạn tiền liệt tuyến.

Hình 1.2. Cấu trúc tinh hoàn và ống dẫn tinh [8].


9

Kích thước của tinh hoàn ở người trưởng thành có đường kính: 2,5
x 4,5 cm, nặng chừng 20g. Thể tích trong giới hạn 18.6 ± 4.8ml [10]. Kích
thước tinh hoàn của trẻ có sự thay đổi theo tuổi [11]. Kích thước tinh hoàn
được đo bằng thước, hoặc trên siêu âm. Trong chấn thương tinh hoàn, kích
thước tinh hoàn được xác định giảm khi thể tích tinh hoàn giảm trên 20%
so với kích thước tinh hoàn trước điều trị hoặc so sánh với tinh hoàn bên
đối diện.
1.2.2. Liên quan giải phẫu của tinh hoàn với các l ớp c ủa bìu, ph ương
tiện cố định tinh hoàn [9]
- Bìu là một túi do thành bụng trĩu xuống để ch ứa tinh hoàn, mào
tinh và thừng tinh. Cấu tạo của bìu từ ngoài vào trong gôm có 7 lớp:
 Da bìu: Mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có th ể căng r ộng
hay co lại được và có một đường dọc ngăn cách hai bìu.
 Lớp cơ bám da (tunica dartos): Được tạo bởi các sợi cơ tr ơn, s ợi
đàn hôi và sợi tương tự như một cơ bám da, da bìu co bóp lại đ ược nh ờ
sự co bóp của lớp cơ này.
 Lớp tế bào dưới da: Là lớp mỡ và tế bào nhăn dưới da.
 Lớp mạc nông: Liên tục với phía trên với mạc tinh ngoài của thừng

tinh.

 Lớp cơ bìu: Do cơ chéo bụng trong chĩu xuống trong quá trình di

chuyển của tinh hoàn, lớp cơ này có tác dụng nâng tinh hoàn lên trên.
 Lớp mạc sâu: Là một phần của mạc ngang, qua lỗ bẹn sâu của
ống bẹn xuống bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn.
 Lớp bao tinh hoàn hay còn gọi là tinh mạc (tunica vaginalis
testis): Được tạo lên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá trình di
chuyển của tinh hoàn gôm có 2 lá: lá thành và lá tạng.


10

Hình 1.3. Các lớp bìu [8].
Lớp bao trắng của tinh hoàn (tunica albuginea) có th ể ch ịu đ ược
lực chấn thương tới 50kg. Tuy nhiên, với một lực ch ấn th ương trung
bình phần nhu mô tinh hoàn có thể bị xuất huy ết t ạo ra t ụ máu
(hematoma) trong tinh hoàn. Với lực chấn th ương mạnh h ơn lớp bao
trắng bị vỡ tạo ra tụ máu trong lớp tinh mạc (hematocele). Nếu lớp tinh
mạc cũng bị vỡ máu có thể lan sang 2 bẹn và tầng sinh môn. Máu th ấm
vào ở giữa lớp dartos và da tạo ra hình ảnh bầm máu đặc trưng cho chấn
thương vùng bìu [2].
Trong chấn thương tinh hoàn, nếu có bằng chứng của rách bao
trắng tinh hoàn trên siêu âm bẹn bìu thì đó là dấu hiệu rất có giá tr ị đ ể
có chỉ định phẫu thuật sớm, thăm dò và khâu kín bao trắng tinh hoàn b ị
tổn thương [12].
1.2.3. Mạch máu của tinh hoàn [9]
Động mạch tinh hoàn tách ra từ động mạch chủ bụng ngang m ức
đốt sống thắt lưng II- III, chạy ở thành bụng bên tới lỗ bẹn sâu chui vào



11

thừng tinh cùng các thành phần khác của thừng tinh qua ống bẹn xu ống
bìu tới tinh hoàn chia làm hai nhánh:
- Nhánh tinh hoàn chui qua vỏ trắng đi vào tinh hoàn.
- Nhánh mào tinh đi từ đầu đến đuôi mào tinh hoàn tiếp n ối v ới
động mạch ống tinh (nhánh của động mạch rốn thuộc động mạch ch ậu
trong) và động mạch cơ bìu (một nhánh của động mạch thượng vị dưới
nhánh của động mạch chậu ngoài).
Đặc điểm phân bố và cấp máu của động mạch cho nhu mô tinh
hoàn: Động mạch cấp máu cho tinh hoàn là nhánh tận, không có vòng
nối do đó nếu có xoắn thừng tinh do bệnh lý hoặc do chấn th ương sẽ gây
thiếu máu cho nhu mô tinh hoàn sớm và không hôi phục.
Tĩnh mạch đi kèm với động mạch, tĩnh mạch ở tinh hoàn và đầu
mào tinh hoàn đổ vào đám rối tĩnh mạch trước. Tĩnh mạch ở thân và đuôi
của mào tinh hoàn đổ vào đám rối tĩnh mạch sau và tĩnh mạch trên vị.
Tĩnh mạch ống dẫn tinh chạy vào tĩnh mạch thừng tinh hoặc đám rối tĩnh
mạch bàng quang, tiền liệt tuyến. Trong thừng tinh, tĩnh mạch tạo thành
đám rối như hình dây leo.


12

Hình 1.4. Mạch máu và vòng nối nuôi tinh hoàn [8].


×