Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện thanh nhàn năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.41 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân mắc và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5tuổi. Theo
báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chứcY tế Thế giới (WHO),
khoảng 2 triệu trẻ em tử vong vì viêm phổi mỗi năm trên toàn thế giới và tập trung chủ
yếu ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, viêm phổi vẫn là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở trẻ em.
Căn nguyên của viêm phổi trẻ em thường do vi rút, vi khuẩn và các sinh vật khác
[1]. Trong đó, tác nhân gây viêm phổi không điển hình chiếm một vai trò quan trọng
[2],[3],[4]. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam còn chưa được
nghiên cứu nhiều [5],[6]. Viêm phổi điển hình do Streptococus pneumoniae,
Hemophilusinfluenzae, Moracella catarhalis… nhạy cảm với một số dòng kháng sinh
cephalosporin, β lactam… trong khi viêm phổi không điển hình do Mycoplasma
pneumoniae (M.pneumoniae), Chlamydia pneumoniae (C. pneumoniae) và Legionella
pneumophila (L. pneumophila) chủ yếu nhạy cảm với dòng kháng sinh nhóm
macrolide, quinolone và tetracycline [5],[6],[7].
Chẩn đoán nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình khó khăn do
phải nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, phương pháp huyết thanh học thì cho kết quả
muộn (sau 10-14 ngày), tỷ lệ dương tính thấp [8],[9].
Sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật khuếch đại gen (PCR) đã giúp chẩn đoán
chính xác, nhanh chóng nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh [10],[11],[ 12]. Tại Việt Nam,
kỹ thuật chẩn đoán PCR chỉ làm được ở một số bệnh viện tuyến trung ương và các
trung tâm y tế lớn.Viêm phổi không điển hình đa số phải điều trị theo kinh nghiệm.
Điều này làm gia tăng chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, kéo dài thời gian điều trị [7],
[13].
Ở Việt Nam, viêm phổi không điển hình ở trẻ em có xu hướng tăng lên.Tại khoa
Nhi Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiến hành một số nghiên cứu về viêm phổi trẻ em, tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào về viêm phổi không điển hình ở trẻ em.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện
1



Thanh Nhàn năm 2017 ”nhằm hai mục tiêu nghiên cứu sau đây:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình ở
trẻ em tại khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc của bệnh viêm phổi không
điển hình do vi khuẩn ở trẻ em.

TỔNG QUAN
2


1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Viêm phổi không điển hình
Viêm phổi do M. pneumoniae đã được công nhận từ nhiều năm trước khi nhận
dạng bản chất của tác nhân gây bệnh. Sự thất bại trong việc sử dụng Sulfonamides hoặc
Penicillin để điều trị viêm phổi đã phân biệt được tác nhân gây viêm phổi do M.
pneumoniae hay viêm phổi điển hình do phế cầu (pneumococci). Việc không đáp ứng
với trị liệu kháng khuẩn đã được cho là “không điển hình” (atypical). Thuật ngữ này
được sử dụng rộng rãi để nói tới bệnh viêm đường hô hấp do M. pneumoniae đối với
con người [14]. Sau đó, các tác nhân khác gây bệnh cảnh lâm sàng tương tự đã được
đưa vào nhóm viêm phổi không điển hình như C. pneumoniae, L. pneumophila... [15].
1.1.2. Đồng nhiễm
Thông thường một bệnh nhiễm trùng chỉ do một mầm bệnh gây ra. Khi
đồng thời cùng một lúc có hai hay nhiều mầm bệnh cùng phối hợp tác động
gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm [8].
1.1.3. Bội nhiễm
Trong khi bệnh đang tiến triển, chưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện
thuận lợi đó mà xâm nhập cùng gây bệnh thì gọi là nhiễm trùng thứ phát hay bội nhiễm
[8].
1.1.4. Viêm phổi không điển hình đơn thuần

Bệnh nhân mắc viêm phổi chỉ do một tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi
không điển hình gây nên.
1.2. Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi không điển hình do Mycoplasma pneumoniae,
Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi do Mycoplasma pneumonia
1.2.1.1.Nguồn truyền nhiễm Mycoplasma pneumoniae
M. pneumoniaecó ở khắp nơi trong tự nhiên, gây ra nhiều loại bệnh ở động vật.
Ở người vi khuẩn này sống trong họng và dịch tiết hô hấp nhiều ngày trước khi khởi
bệnh và tồn tại nhiều tuần sau đó.
Ở giai đoạn lui bệnh chúng còn hiện diện trong dịch tiết hô hấp 6 – 8 tuần nữa.
Nếu bệnh nhân ho thì đây là nguồn lan truyền mầm bệnh ra cộng đồng
3


1.2.1.2. Phương thức lây truyền Mycoplasma pneumoniae
Nhiễm khuẩn M. pneumoniae lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp
từ các dịch tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi. Trẻ em tuổi đến trường là vật chủ trung
gian quan trọng nhất lây lan trong và ngoài gia đình [15],
- Giai đoạn ủ bệnh: thời gian ủ bệnh có xu hướng âm ỉ trung bình khoảng 3 tuần
- Tính miễn dịch: miễn dịch đối với M. pneumoniae thường tạm thời và tái phát
thường xuyên [9]. Miễn dịch kéo dài khoảng bốn năm [10]. Những người có
kháng thể sẽ được bảo vệ sau khi bị tái nhiễm M. pneumoniae [15].
- Phân bố theo tuổi: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở tuổi đi học 5-14 tuổi.
- Phân bố theo mùa: bệnh xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng có xu
hướng bùng phát vào cuối hè và mùa thu. Ở các nước ôn đới bệnh xảy ra vào đầu
mùa thu và đỉnh cao vào mùa đông [13],[15].
1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi do Chlamydia pneumonia
- Nguồn bệnh Chlamydia pneumoniae: con người là nguồn chứa C.pneumoniae.
Bệnh lây từ người sang người hoặc từ động vật bị bệnh sang người không qua vector
truyền bệnh [15].

- Phương thức lây truyền: C. pneumoniae lây truyền từ người này sang người khác
qua dịch tiết đường hô hấp. Nhiễm trùng có thể đạt được qua đường truyền bệnh
từ những người mang trùng không triệu chứng [12]. Vi khuẩn không lây truyền
qua đường tình dục [15].
- Giai đoạn ủ bệnh của Chlamydia pneumoniae: giai đoạn ủ bệnh của C.
pneumoniae là một vài tuần. Khoảng thời gian 3 tuần được chứng minh giữa
phơi nhiễm và bệnh trong đợt bùng phát C. pneumoniae.
- Tính miễn dịch: sau khi nhiễm bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với vi khuẩn
nhưng thời gian miễn dịch không bền, hầu hết người bị nhiễm và tái nhiễm trong
suốt cuộc đời [5],[12]. Kháng thể từ nhiễm trùng đầu tiên thường bị mất trong
vòng khoảng 5 năm và tái nhiễm với C. Pneumoniae đã được chứng minh dựa
trên theo dõi huyết thanh thu thập được trong suốt nhiều năm.
- Phân bố theo tuổi
Nhiễm trùng xuất hiện chủ yếu ở tuổi học đường. Tỷ lệ mắc dưới 5 tuổi là 1-3%;
5-9 tuổi là 10-40%; 10 đến 15 tuổi là 19-35%.
Ở châu Á, tỷ lệ mắc C. pneumoniae là 4,6% tại một nghiên cứu đa trung tâm, trong
4


đó trẻ em chiếm 4,1% trong các nguyên nhân gây viêm phổi mắc phải cộng đồng.
1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học viêm phổi do Legionella pneumophila
- Nguồn bệnh Legionella pneumophila: Legionella sống ở khắp mọi nơi, đặc biệt
hay cư trú trong môi trường nước [15]. Legionella có thể sống sót và phát triển
trong môi trường tế bào amip, như vậy vi khuẩn có khả năng sống dai dẳng trong
tự nhiên.
- Phương thức lây truyền Legionella pneumophila: vi khuẩn Legionella có thể
được phát tán thông qua những hạt nước nhỏ li ti. Một nguồn nước ô nhiễm (ví
dụ như một đài phun nước) có các giọt nước có chứa Legionella thường được gọi
là các sol khí [13].
- Thời kỳ ủ bệnh Legionella pneumophila là 2-10 ngày.

- Phân bố theo địa lý: bệnh Legionella xảy ra trên toàn thế giới. Đa số các trường
hợp bệnh Legionella đã được xác định ở các nước nhiệt đới.
- Phân bố theo mùa: tỷ lệ bệnh Legionella thay đổi theo mùa, cao nhất trong tháng
mùa hè và mùa thu. Trường hợp nhiễm trùng bệnh viện xảy ra quanh năm, không
có mô hình theo mùa.
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi do Mycoplasma
pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Legionella pneumophila
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia
pneumoniae và Legionella pneumophila
Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng 2-3 tuần, bệnh khởi phát từ từ và nhẹ, sau đó tăng
dần và rầm rộ với các triệu chứng: ớn lạnh, sốt. Nhiễm trùng do M. pneumoniae thường
sốt cao, rét run, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu. Trẻ lớn hay gặp đau họng, ngứa họng, ho,
khàn tiếng, đau cơ, đau ngực. Nghe phổi có thể thấy ran ẩm, ran phế quản. Gõ đục khu
trú ở một vùng của phổi [12].
Ho khan và đau đầu xuất hiện sớm ở giai đoạn khởi bệnh. Ho nhiều, khàn tiếng,
ho đờm trắng sau vài ngày rồi kéo dài một tháng hoặc hơn. Đau họng hay gặp. Các
triệu chứng cơ năng thường rầm rộ, trội hơn các triệu chứng thực thể, thường nghèo
nàn, xuất hiện muộn [9].
Khám phổi có thể không phát hiện gì trong khi đã có tổn thương rộng rãi trên
5


phim xquang phổi. Đôi khi có thể giảm thông khí khu trú do đông đặc phổi. Tràn dịch
màng phổi hoặc xẹp phổi là những biểu hiện hiếm gặp [9].
Đa số trẻ bị bệnh thường nhẹ, có khả năng tự hồi phục. Ít bệnh nhân tiến triển
nặng lên, suy hô hấp cấp và tử vong. Các biểu hiện ngoài phổi hay gặp là: viêm tai,
viêm màng nhĩ, phát ban, mề đay, giảm tiểu cầu, viêm màng não, thiếu máu nhẹ.
1.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia
pneumoniae và Legionella pneumophila
1.3.2.1. Huyết học

- Công thức máu: đa số các nghiên cứu cho thấy số lượng bạch cầu bình thường
hoặc tăng nhẹ 10.000-20.000/mm3. Một số trường hợp, tăng nhẹ bạch cầu ưa axit.
- Tốc độ lắng máu: thường tăng nhẹ.
1.3.2.2. Sinh hóa máu
- CRP có thể tăng nhẹ nhưng không phải là dấu hiệu đặc hiệu trong nhiễm vi khuẩn
M. pneumoniae, C. pneumoniae và L. pneumophila.
- Thay đổi về sinh hóa máu: phosphataza kiềm tăng, hạ natri máu, tăng men gan,
tăng creatinin và phosphokinase, hạ phosphat máu, hồng cầu niệu, protein niệu có thể
gặp trong nhiễm khuẩn do Legionella.
1.3.2.3. Xquang (XQ) phổi
Những hình ảnh Xquang hay gặp trong viêm phổi không điển hình:
- Thâm nhiễm phổi thường một phía, đơn độc thuỳ dưới
- Đông đặc thuỳ phổi, xẹp phổi thường được thấy ở một bên phổi
- Tổn thương lưới hoặc xâm nhập tổ chức kẽ chủ yếu ở thuỳ dưới có thể giống
bệnh u hạt trong lao, nấm, bệnh sacoid.
- Hạch to đôi khi nhầm với bệnh ác tính, ít gặp.
- Tràn dịch màng phổi biểu hiện trong khoảng 20-25% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn
nội bào có viêm phổi. Vách hóa màng phổi hoặc ổ cặn mủ màng phổi hiếm gặp, ở
những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Cải thiện hình ảnh Xquang thường chậm hơn cải thiện về lâm sàng từ 5-7 ngày. Sự
bất thường trên phim xquang có thể kéo dài 3-4 tháng mới trở về bình thường.
6


1.3.2.4. Xét nghiệm vi khuẩn học
- Cấy máu: cấy máu có thể phân lập được vi khuẩnL. pneumophila từ máu nhưng
độ nhạy thấp.
- Nhuộm Gram: L. pneumophila là sinh vật nhỏ, bắt màu gram âm nhạt màu. Đối
với M. pneumoniae nhuộm không kết quả vì vi khuẩn không có vách tế bào nên chúng
không bắt màu khi nhuộm.

1.3.2.5. Phương pháp huyết thanh học
Chẩn đoán huyết thanh học nhiễm trùng đường hô hấp do nhiễm M. pneumoniae,
C. pneumoniae và L. pneumophila có giá trị trong việc chẩn đoán và nghiên cứu dịch tễ
học. Các phương pháp đó là: kỹ thuật cố định bổ thể (Complement Fixation–CF), kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang (ImmunoFluorescence Assay – IFA), kỹ thuật miễn dịch
gắn men (Enzyme ImmunoAssay – EIA), kỹ thuật ngưng kết hạt (Partical Agglutination
– PA).
1.3.2.6. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)
Phương pháp PCR cho phép khuếch đại, tạo một số lượng rất lớn bản sao của
gen (hay một đoạn DNA) trong một thời gian ngắn. Nguyên tắc PCR dựa trên cơ sở
tính chất biến tính, hồi tính của DNA và nguyên lý tổng hợp DNA. PCR là một chuỗi
phản ứng liên tục, gồm nhiều chu kỳ kế tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn.
Bởi PCR dựa trên nguyên lí khuếch đại một đoạn gen đặc trưng cho vi khuẩn nên
PCR có độ đặc hiệu rất cao. Mặc dù độ nhạy của phản ứng chỉ đạt từ 75-85% nhưng
đây vẫn được coi là một xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bởi độ đặc hiệu và
giá trị của phản ứng dương tính là 100% [14]. Ưu điểm của phương pháp PCR là có thể
phát hiện được DNA của vi khuẩn, cho kết quả dương tính sớm, không đòi hỏi vi khuẩn
phải còn sống.
Thử nghiệm PCR đa mồi để phát hiện các tác nhân gây bệnh không điển hình khác
như C. pneumoniae, M. pneumoniae, L. pneumophila có ý nghĩa thực tế [14]. Kết quả
cho thấy các xét nghiệm multiplex -PCR là nhạy cảm, hữu ích, giá rẻ và giúp chẩn đoán
nhanh chóng bệnh nhân viêm phổi.
1.4. Điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và
7


Legionella pneumophila
M. pneumoniae là loại vi khuẩn không có vách, C. pneumoniae, L. pneumophila
là vi khuẩn nội bào nên tất cả các loại kháng sinh họ betalactam, cephalosporin...đều
không có tác dụng. Chúng chỉ nhạy cảm với các kháng sinh họ macrolide như:

erythromycin, clarythromycin, azithromicin, họ tetracycline và họ quinolone. Tuy
nhiên, tetracycline không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi và quinolone chỉ định cân nhắc cho
trẻ dưới 15 tuổi.
Mặc dù viêm phổi do Legionella có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ, hầu hết bệnh
nhân đòi hỏi phải nhập viện với liệu pháp kháng sinh tiêm. Các kháng sinh như
doxycyclin, azithromycin, quinolone, telithromycin có hiệu quả điều trị nhờ sinh khả
dụng tốt, sự xâm nhập vào tế bào đại thực bào tốt, thời gian bán hủy dài.
Fluoroquinolon được cân nhắc trong những trường hợp nặng. Liệu trình kháng sinh từ
14-21 ngày phụ thuộc vào mức độ nặng và tiến triển lâm sàng của bệnh [12].
1.5. Tình hình nghiên cứu viêm phổi không điển hình ở trẻ e m
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới, ban đầu những nghiên cứu nhiễm trùng M. pneumoniae, C.
pneumoniae, L. pneumophila tập trung trên đối tượng người lớn [12], [13]. Các tác giả
thấy rằng nhiễm trùng do M. pneumoniae, C.pneumoniae có thể xuất hiện ở cả đường
hô hấp trên và đường hô hấp dưới, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em với mức độ bệnh địa
phương (endemic) hoặc bệnh dịch (epidemic). L. pneumophila hay gây bệnh nặng ở
người lớn, hiếm gặp ở trẻ dưới 4 tuổi [13].
Tới năm 1978, Steven đã nghiên cứu trên 45 trẻ viêm phổi do M.pneumoniae, năm
1990 Graystone đã nghiên cứu viêm phổi do C.pneumoniae giúp giải thích rất nhiều
trường hợp viêm phổi do “căn nguyên bí ẩn” ở trẻ em.
1.5.2. Tại Việt Nam
Việt Nam có số trường hợp viêm phổi trẻ em nhiều thứ 9 trên thế giới và khoảng
4000 trẻ em Việt Nam chết vì viêm phổi, chiếm 12% tử vong chung ở trẻ dưới 5 tuổi
[6].
Về mặt chẩn đoán căn nguyên viêm đường hô hấp dưới cấp tính hay viêm phổi cộng
8


đồng do M. pneumonia, C. pneumoniae và L. Pneumophila chưa được tiến hành rộng
rãi. Một số nghiên cứu đề cậptới việc sử dụng kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh học để

phát hiện viêm phổi do M. pneumonia, C.pneumoniae. Từ năm 1991, Lê Quốc Thịnh
lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật ELISA trong chẩn đoán M. pneumoniae tại Việt Nam [4].
Sau đó các tác giả Lê Đình Nhân (2005), Nguyễn Thị Thoa (2004- 2005) đã ứng dụng
kỹ thuật ELISA để chẩn đoán tác nhân M. pneumoniae, C.pneumoniae gây viêm phổi
không điển hình ở trẻ em khu vực Miền Nam, Miền trung Việt Nam [5],[6]. Phương
pháp này đòi hỏi hai lần lấy máu nên khó thực thi và cũng chỉ có tác dụng nghiên cứu
hồi cứu và có tính chất đánh giá dịch tễ nhiều hơn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân viêm phổi dưới 15 tuổi, điều trị tại khoa Nhi-ĐNSS Bệnh viện

Thanh Nhàn, từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi
- Gia đình bệnh nhi đồng ý tham gia nghiên cứu.
9


 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi [3]:
- Ho
- Sốt: thân nhiệt ≥37,5oC
- Nhịp thở nhanh (theo tuổi)
- Các dấu hiệu bất thường khi nghe phổi: ral ẩm, rì rào phế nang thay đổi..
- X-quang phổi có hình ảnh thâm nhiễm nhu mô phổi: rải rác hai bên, tập trung
từng thùy, phân thùy, thâm nhiễm mô kẽ hoặc hình ảnh hỗn hợp.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi không điển hình [1] :
- Bệnh nhân được xác định là viêm phổi.

- Trong bệnh phẩm dịch hô hấp có phát hiện ít nhất dấu ấn của một trong ba loài
vi khuẩn sau: M. pneumoniae, C. pneumoniae và L. pneumophila.
- Hoặc bệnh nhân viêm phổi không đáp ứng với điều trị kháng sinh hướng dẫn
theo phác đồ (nhóm cephalosporin, penicillin) có xét nghiệm M. Pneumoniae, C.
Pneumoniae, L. pneumophila âm tính.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các trường hợp viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, coi như một nhiễm khuẩn bệnh
viện (vào bệnh viện điều trị bệnh khác, sau 48 giờ mắc viêm phổi).
- Gia đình bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Nhi - ĐNSS Bệnh viện Thanh Nhàn
- Nghiên cứu cận lâm sàng được thực hiện tại khoa Sinh hóa, Huyết học và khoa Vi
sinh Bệnh viện Thanh Nhàn.
2.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc, có kết hợp phân tích nhằm xác định
một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc VPKĐH.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, lấy tất cả những bệnh nhân từ dưới 15 tuổi đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.
10


2.4.3. Cách thức thu thập số liệu mô tả lâm sàng
Mô tả lâm sàng bệnh viêm phổi thông qua phỏng vấn bệnh nhân hoặc cha mẹ trẻ.
Khám tổng quát phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu toàn thân, cơ năng, thực thể.
- Các dấu hiệu toàn thân: đánh giá tình trạng ý thức, cân nặng, chiều cao, nhịpthở,
mạch, nhiệt độ, SpO2.
- Các dấu hiệu cơ năng bao gồm:

+ Ho (thời gian xuất hiện, mức độ, tính chất của ho có đờm hay không đờm, diễn
biến trong quá trình điều trị).
- Ho khan: tiếng ho trong, không có đờm
- Ho đờm: ho thường xuyên có đờm, có thể khạc ra đờm có màu trong hoặc trắng
đục, vàng, xanh.
+ Sốt (thời gian xuất hiện, mức độ) được định nghĩa là khi thân nhiệt của trẻ ≥
37,5oC khi cặp nhiệt độ ở nách.
- Sốt nhẹ: từ 37,5oC đến dưới 38,5oC
- Sốt vừa: từ 38,5oCđến dưới 39oC
- Sốt cao: từ 39oC trở lên
+ Khàn tiếng
-

Các dấu hiệu thực thể

+ Đánh giá dinh dưỡng
Phân độ suy dinh dưỡng theo phân loại của WHO 2007 [8]. Chia theo thang điểm
Z score.
- Bình thường: - 2SD đến + 2SD
- Thừa cân >+ 2SD
- Suy dinh dưỡng (cân nặng <-2SD)
Đánh giá theo hướng dẫn của WHO 2006 về đánh giá triệu chứng lâm sàng được
xác định như sau:
- Thở nhanh, khó thở.
+ Thở nhanh: đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên để xác định thở nhanh
khi tần số thở tăng lớn hơn tần số thở sinh lý.
+ Khó thở: thở nhanh, có tiếng thở khác thường, ngực hay bụng di động khác
11



thường.
- Thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực.
- Ngừng thở: cơn ngừng thở ngắn hoặc không thở.
+ Tiếng ran ở phổi (phổi có ran hay ran ẩm, nổ, rít, ngáy). Ran ở phổi được đánh
giá ở tất cả trường phổi (phía trước, sau, trên dưới, rốn phổi cũng như vùng rìa phổi hai
bên).
- Phát ban.
- Hạch to, thiếu máu.
- Rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng, vàng da).
- Ỉa chảy: số lần ỉa lỏng trên 3 lần/ ngày.
- Rối loạn tim mạch (tim to, tràn dịch màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim trên lâm
sàng, suy tim cấp do viêm cơ tim).
Tim to được đánh giá trên phim chụp tim phổi thẳng, chỉ số tim/ngực trên 50%.
Tràn dịch màng tim: diện tim to trên phim Xquang tim phổi thẳng và siêu âm tim
có dịch màng tim.
Nhịp tim nhanh: nhịp tim nhanh tính theo lứa tuổi:
+ <2 tháng: trên 160 nhịp/phút
+ 2 - 12 tháng: trên 140 nhịp/phút
+ >12 tháng : trên 120 nhịp/ phút
- Rối loạn về thần kinh (kích thích, co giật, hôn mê, liệt)
- Rối loạn về huyết học (thiếu máu tan máu, giảm hoặc tăng tiểu cầu)
2.4.4. Cách thức thu thập số liệu cận lâm sàng
- Công thức máu:
Các thông số bao gồm: số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, huyết sắc tố, tiểu
cầu.
+ Số lượng bạch cầu:
- Bình thường: 4,0-10,0 G/L
- Tăng: ≥10,0 G/L.
+ Thiếu máu: dựa vào nồng độ huyết sắc tố (Hemoglobin – Hb):
- Thiếu máu nhẹ:

12


Trẻ dưới 6 tuổi: Hb: 90-110 g/L.
Trẻ từ 6 tới 15 tuổi: Hb: 90-120 g/L.
- Thiếu máu trung bình: Hb: 60-90 g/L.
- Thiếu máu nặng: Hb dưới 60 g/L.
- CRP: giá trị bình thường từ 0-8 mg/l, gọi là tăng khi CRP ≥ 8 mg/l.
- X-quang tim phổi
Được chụp theo phương pháp kĩ thuật số thực hiện trên máy X-quang.
- PCR: bệnh phẩm đường hô hấp được lấy bằng tăm bông (đối với trẻ trên 5 tuổi).
Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dùng dịch tỵ hầu (phương pháp hút chân không). Bộ dụng
cụ của mỗi trẻ bao gồm: một sonde hút vô khuẩn, một bơm tiêm 5 ml, một đôi găng vô
khuẩn. Nghiên cứu viên tiến hành đưa sonde qua đường mũi của bệnh nhân, dùng ống
thông plastic nhỏ mềm đưa sâu qua lỗ mũi một khoảng cách bằng 1/2 khoảng cách từ
đỉnh mũi đến ống tai ngoài của bệnh nhân để hút dịch. Sau đó, bệnh phẩm được bảo
quản trong môi trường chuyển về phòng xét nghiệm.
- Nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tỵ hầu bằng phương pháp cấy đếm.
2.5. Phương tiện nghiên cứu
Sử dụng mẫu thu thập số liệu có sẵn
2.6. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý theo chương trình SPSS 23
So sánh sự khác biệt về biến giữa các nhóm được thực hiện bằng kiểm định chi –
square hoặc Fisher’s exact (với cỡ mẫu nhỏ) cho biến phân loại và kiểm định Student’s
t – test cho biến liên tục. Giá trị p<0.05 được cho là có ý nghĩa thống kê
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được thông tin và giải thích rõ ràng về mục đích, quyền
lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào nghiên cứu.
- Nghiên cứu dựa trên các biện pháp chẩn đoán và điều trị truyền thống đúng quy
định của Bộ Y tế, không gây nguy hiểm thêm cho bệnh nhân.

- Chỉ nghiên cứu những đối tượng tự nguyện tham gia.
- Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và bệnh nhân, ngoài ra
13


không nhằm mục đích nào khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017 có tất cả 60 bệnh nhân viêm phổi đáp
ứng tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu.
3.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi
Nhóm tuổi
số bệnh nhân (n)
Tỷ lệ %
p
Dưới 2 tuổi
16
26,6
2 tuổi – dưới 5 tuổi
8
13,3
5 tuổi – dưới 10 tuổi
22
36,7
>0,05
10 tuổi – 15 tuổi
14
23,4

Tổng cộng
60
100,0
Nhận xét: bệnh nhân viêm phổi gặp ở mọi nhóm tuổi, không có khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhóm tuổi.
14


3.1.2. Phân bố đối tượng theo giới tính
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng theo giới tính

nữ; 45.00%
nam; 55.00%

Nhận xét: tỉ lệ nam/nữ là 1,2/1, không có sự khác biệt về giới tính trong nhóm nghiên
cứu

3.1.3. Phân loại viêm phổi
Bảng 3.2. Phân loại viêm phổi chung
Loại viêm phổi
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Viêm phổi điển hình
38
63,4
Viêm phổi không điển hình
22
36,6
Tổng cộng
60

100
Nhận xét: trong 60 bệnh nhân viêm phổi, 22 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn VPKĐH,
chiếm 36,6%.
3.2. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của viêm
phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em
3.2.1. Phân bố viêm phổi không điển hình theo tuổi
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi không điển hình phân bố theo tuổi.
Nhóm tuổi
Dưới 2 tuổi
2 tuổi – dưới 5 tuổi
5 tuổi – dưới 10 tuổi
10 tuổi – dưới 15 tuổi

Số bệnh nhân (n)
1
3
13
5
15

Tỷ lệ (%)
4,5
13,6
59,1
22,8


Nhận xét: Trong số 22 bệnh nhân VPKĐH chỉ có 1 bệnh nhân dưới 2 tuổi, nhóm tuổi
hay gặp nhất là lứa tuổi 5-10 tuổi, chiếm 59,1%.
3.2.2. Phân bố theo giới tính

Biểu đồ 3.2.Phân bố VPKĐH theo giới
Nam

Nữ

46.70%
53.30%

Nhận xét: tỉ lệ nam/nữ là 1,1, không có sự khác biệt về giới tính trong nhóm VPKĐH
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm phổi không điển hình
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của viêm phổi không điển hình
VPKĐH

Viêm phổi điển hình
p

Đặc điểm lâm sàng

n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
Sốt
21
95,5
14
36,8
<0,05
Ho
20

90,9
35
92,1
>0,05
Khò khè
8
36,3
16
42,1
>0,05
Đau ngực
1
4,5
0
0
>0,05
Nhận xét: sốt và ho là các triệu chứng cơ năng hay gặp nhất ở nhóm viêm phổi không
điển hình (95,5% và 90,9%), triệu chứng đau ngực chỉ gặp ở 1 bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh
nhân sốt trong nhóm VPKĐH cao hơn nhóm viêm phổi điển hình, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của VPKĐH
Đặc điểm lâm sàng
Thở nhanh
Rút lõm lồng ngực
Tím (SpO2 <92%)
Ral ở phổi

n
8
8

4
12

VPKĐH
Tỷ lệ (%)
36,3
36,3
18,2
54,5
16

Viêm phổi điển hình
n
Tỷ lệ (%)
12
31,5
10
26,3
9
23,6
28
73,6

p

>0,05


Hội chứng tràn dịch
0

0
1
2,6
Hội chứng tràn khí
0
0,0
0
0
Nhận xét: 54,5% bệnh nhân VPKĐH có rale ở phổi khi khám, 18,2% bệnh nhân có
biểu hiện suy hô hấp, không có bệnh nhân tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng
phổi. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm VPKĐH và viêm phổi điển hình về các triệu
chứng thực thể.
Bảng 3.6. Triệu chứng thực thể ngoài phổi của VPKĐH
VPKĐH
Viêm phổi điển hình
p
Triệu chứng ngoài phổi
n
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ (%)
(%)
Tiêu chảy
3
13,6
5
13,1
>0,05
Nổi ban
4

18,1
5
13,1
>0,05
Hạch to
2
9,1
3
7,8
>0,05
Gan to
2
9,1
2
5,8
>0,05
Co giật
3
13,6
4
10,5
>0,05
Nhận xét: các triệu chứng thực thể ngoài phổi như: tiêu chảy, phát ban ít gặp ở bệnh
nhân VPKĐH, 3 bệnh nhân có biểu hiện co giật do sốt. Không có sự khác biệt giữa 2
nhóm VPKĐH và viêm phổi điển hình về các triệu chứng ngoài phổi.
3.2.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình
Bảng 3.7. Đặc điểm xét nghiệm căn nguyên viêm phổi không điển hình
Căn nguyên
Sổ lượng
Tỷ lệ (%)

M. pnemoniae
5
22,7
C. Pneumoniae
0
0,0
L. Pneumophila
0
0,0
Không rõ căn nguyên
17
77,3
Nhận xét: Trong số 22 bệnh nhân VPKĐH được làm xét nghiệm chẩn đoán căn
nguyên, có 5 bệnh nhân dương tính với M. Pneumoniae (22,7%), không có bệnh nhân
dương tính với C. Pneumoniae hoặc L. pneumophila.
Bảng 3.8. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm phổi không điển hình
Đặc điểm cận lâm
sàng
Xquang phổi
Viêm phổi kẽ

VPKĐH

Viêm phổi điển hình
p

n

Tỷ lệ (%)


n

Tỷ lệ (%)

5

22,8

17

44,8

17

>0,05


Nốt mờ
17
77,2
15
39,5
<0,05
Khối đông đặc
0
0,0
6
15,7
<0,05
Viêm màng phổi

0
0
0
0
>0,05
CRP
≤8 mg/l
6
27,3
23
60,5
<0,05
>8 mg/l
16
72,7
15
39,5
x ± SD
25,5 ± 8,5
13 ± 6,7
Thiếu máu
Không thiếu
19
86,4
32
84,3
máu
>0,05
Thiếu máu
3

13,6
6
15,7
Bạch cầu
Dưới 10 G/L
15
68,1
23
60,5
>0,05
Trên 10 G/L
7
31,9
15
39,5
Nhận xét: Tổn thương trên Xquang của VPKĐH chủ yếu là dạng nốt mờ, chiếm
77,2%, không có bệnh nhân có biệu hiện tổn thương đông đặc, viêm màng phổi. 16
(72,2%) bệnh nhân VPKĐH có CRP tăng, trong khi chỉ 31,9% có bạch cầu tăng trên 10
G/L. Ngược lại, nhóm viêm phổi điển hình có 15,7% bệnh nhân có biểu hiện đông đặc
trên Xquang, tỷ lệ tăng CRP trong nhóm viêm phổi điền hình thấp hơn đáng kể so với
VPKĐH.
3.2.5. Kết quả điều trị VPKĐH
Bảng 3.9. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị

VPKĐH
n = 22
Tỷ lệ (%)
Khỏi
21

95,5
Thời gian nằm viện (x±SD) (ngày)
6,5 ± 3,5
Nhận xét: 95,5% bệnh nhân VPKĐH sau điều trị khỏi với thời gian nằm viện trung
bình là 6,5 ngày.
3.3. Các yếu tố liên quan đến viêm phổi không điển hình
3.3.1. Liên quan giữa yếu tố tuổi, giới với viêm phổikhông điển hình
Bảng 3.10.Liên quan giữa yếu tố tuổi, giới với viêm phổi không điển hình
VPKĐH
Nhóm tuổi

n

Dưới 2 tuổi

1

Tỷ lệ
(%)
4,5
18

Viêm phổi điển
hình
n
Tỷ lệ
(%)
15
39,5


p

<0,05


2 tuổi – dưới 5 tuổi
5 tuổi – dưới 10 tuổi
10 tuổi – dưới 15 tuổi
Giới tính nam

3
13
5
12

13,6
59,1
22,8
54,5

5
9
9
21

13,2
23,7
23,7
55,0


>0,05
<0,05
>0,05
>0,05

Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân dưới 2 tuổi mắc VPKĐH thấp hơn trong nhóm viêm phổi
điển hình, ngược lại nhóm 5-10 tuổi có tỷ lệ mắc VPKĐH cao hơn đáng kể nhóm viêm
phổi điển hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có sự khác biệt về
giới tính giữa 2 nhóm viêm phổi.

3.3.2. Liên quan giữa tiền sử bệnh với VPKĐH
Bảng 3.11. Liên quan giữa tiền sử bệnh với VPKĐH
Yếu tố lâm sàng
Suy dinh dưỡng
Tiền sử đẻ non
Tiền sử bệnh hen

VPKĐH
n
2
3
9

Viêm phổi điển hình
n
%
6
15,8
8
21,1

4
10,5

%
9,1
13,6
40,9

p
>0,05
>0,05
<0,05

Nhận xét: tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử hen phế quản cao hơn ở nhóm viêm phổi không
điển hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

19


BÀN LUẬN
4.1.

Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017 có tất cả 60 bệnh

nhân viêm phổi đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu.
Theo bảng 3.2, viêm phổi gặp ở mọi nhóm tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm
5-10 tuổi với 36,7%, nhóm tuổi ít gặp nhất là 2-5 tuổi với tỷ lệ 13,3%. Tuy nhiên không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc viêm phổi giữa các nhóm tuổi
(p>0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Thu

Hiền, Lê Đình Nhân, Hassan và cộng sự [1],[6],[12].
Tỉ lệ trẻ nam/nữ là 1,2/1, cho thấy không có sự khác biệt về giới tính, kết quả này
tương tự một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về viêm phổi. Nghiên cứu của
Phạm Thu Hiền có tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1 [1], Lê Đình Nhân và cộng sự có tỷ lệ nam/nữ
là 1,2/1 [6]. Tuy nhiên một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài như Hassan và
Kicinsky có tỷ lệ nam cao hơn nữ (1,4/1 và 1,35/1) [12],[13].
Theo bảng 3.3, trong 60 bệnh nhân viêm phổi, VPKĐH chiếm 36,6% (22 bệnh
nhân), còn lại 38 bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi điển hình. Các bệnh nhân viêm
phổi không điển hình trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm những bệnh nhân có xét
20


nghiệm dương tính với một trong ba vi khuẩn M. Pneumoniae, C. Pneumoniae, L.
Pneumophila hoặc xét nghiệm âm tính nhưng có biểu hiện lâm sàng viêm phổi không
đáp ứng với điều trị liệu pháp kháng sinh thông thường theo phác đồ đối vớiviêm phổi
cộng đồng.
4.2.

Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của viêm

phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em
4.2.1. Đặc điểm dịch tễ học VPKĐH
VPKĐH có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong nghiên cứu của chúng tôi phổ biến nhất
ở nhóm trẻ 5-10 tuổi, chiếm 59,1 % số trường hợp, ngoài ra rất ít gặp bệnh nhân
VPKĐH dưới 2 tuổi với chỉ 4,5%. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu. Foy và
cộng sự cho thấy tỷ lệ VPKĐH ở nhóm trẻ 2-4 tuổi cao gấp 3 lần nhóm dưới 2 tuổi, rất
ít gặp bệnh nhân dưới 6 tháng [14]. Nghiên cứu của Phạm Thu Hiền có tỷ lệ VPKĐH ở
nhóm trên 2 tuổi chiếm 72% [1].
Tỷ lệ nam/nữ của VPKĐH theo biểu đồ 3.2 là 1,1/1, không có sự khác biệt về
giới tính với p>0,05. Trong hầu hết các nghiên cứu về VPKĐH ở trẻ em, các tác giả

cũng không thấy được sự khác biệt về giới tính [1],[6],[12],[13].
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng của VPKĐH
Trên thế giới nhiều nghiên cứu đã khẳng định các căn nguyên gây VPKĐH là
một nguyên nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp tính từ viêm họng, viêmphế
quản đến viêm phổi ở trẻ em và người lớn mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc từ 10 - 30%. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ mắc viêm phổi không điển hình là 36,6%, tỉ lệ cao hơn
nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Hiền với tỉ lệ mắc là 29,8% [1], sự khác biệt có thể
do cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau; mặt khác nghiên cứu của Phạm Thu Hiền chỉ lấy các
bệnh nhân có kết quả PCR dương tính, trong khi nghiên cứu của chúng tôi ngoài những
bệnh nhân có kết quả PCR dương tính còn có các bệnh nhân biểu hiện viêm phổi không
điển hình trên lâm sàng.
Trong nghiên cứu, khi vào viện sốt và ho là hai triệu chứng thường gặp
nhất ở nhóm VPKĐH với tỷ lệ 95,5% và 90,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện sốt trong
nhóm VPKĐH cao hơn đáng kể so với nhóm viêm phổi điển hình (36,8%), sự khác biệt
21


có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các triệu chứng khác ít gặp hơn gồm khò khè và đau
ngực. Kết quả này tương tự kết quả của các tác giả: Hsieh và Pulijz nghiên cứu thấy
100% bệnh nhân VPKĐH có biểu hiện sốt [10], Phạm Thu Hiền và cộng sự cho thấy
94,5% bệnh nhân VPKĐH có sốt lúc vào viện [1]. Nghiên cứu ghi nhận dấu hiệu ít gặp
nhất ở cả hai nhóm là đau ngực. Chúng tôi cho rằng việc khai thác dấu hiệu đau ngực ở
trẻ dưới 5 tuổi rất khó khăn, không phản ánh đúng thực trạng.
Các triệu chứng ngoài phổi của VPKĐH trong nghiên cứu của chúng tôi gồm
tiêu chảy (13,6%)và phát ban (18,1%). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của
Phạm Thu Hiền với tỷ lệ tiêu chảy (16,3%), phát ban 22,5% [1]. Các triệu chứng khác
như gan to, lách to, hạch to cũng ít gặp ở nhóm VPKĐH. So sánh giữa 2 nhóm VPKĐH
và viêm phổi điển hình không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kế với các triệu chứng
ngoài phổi.
4.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng VPKĐH

Trong số 22 bệnh nhân VPKĐH được làm xét nghiệm PCR chẩn đoán căn
nguyên, chỉ 5 bệnh nhân có kết quả dương tính với Mycoplasma Pneumonia chiếm
22,7%, còn lại không có trường hợp nào dương tính với Chlamydia Pneumonia hoặc
Legionella Pneumophila. Kết quả này tương tự kết quả của Phạm Thu Hiền và cộng sự
với tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,6% [1], Deraz và cộng sự với 25,6%[9].
X- quang tim phổi luôn được coi là một xét nghiệm thường quy để chẩn
đoán viêm phổi. Không những giúp ích rất nhiều cho những trường hợp lâm sàng
không rõ ràng, mà X- quang còn giúp định khu được tổn thương và theodõi điều trị. Vì
vậy, tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được chụp X-quang ngay sau khi vào
viện. Các tổn thương trên Xquang của VPKĐH trong nghiên cứu chủ yếu là tổn thương
dạng nốt mờ (77,2%). Tỉ lệ tổn thương dạng đông đặc ở nhóm viêm phổi điển hình cao
hơn đáng kể so với nhóm VPKĐH, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,05.
Nghiên cứu của Phạm Thu Hiền có tỷ lệ tổn thương dạng nốt của VPKĐH chiếm
60,5% [1], tỷ lệ tổn thương đông đặc ở nhóm VPKĐH cũng thấp hơn đáng kể nhóm
viêm phổi điển hình. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào
có biểu hiện tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi trên Xquang.
22


Nồng độ CRP là một protein phản ứng thường tăng trong phản ứng viêm của cơ thể.
Nó được bài tiết ở gan, vào máu vài giờ sau khi quá trình viêm bắt đầu và tăng lên cùng
với quá trình này. Vì vậy, trên thực hành lâm sàng, CRP đã trở thành một xét nghiệm
thường qui trong các trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng. Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng CRP >8 mg/L chiếm 72,7%, với nồng độ trung bình là
25,5 ± 8,5 mg/L, tỷ lệ tăng CRP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm viêm phổi
điển hình (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thu Hiền với 79%
bệnh nhân tăng CRP >8 mg/L, nồng độ trung bình là 29,27± 30,05 mg/L [1]. Tuy nhiên
thấp hơn trong nghiên cứu của Lê Đình Nhân, với tỷ lệ tăng CRP chỉ chiếm 25%, kết
quả này có thể do tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước vào viện cao (80%) làm thay đổi hình
ảnh lâm sàng của bệnh [6].

Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 13,6%, tỷ lệ
tăng bạch cầu >10G/L chiếm 31,9%. Tỷ lệ thiếu máu tương tự nghiên cứu của Phạm
Thu Hiền với 12%, tuy nhiên tỷ lệ tăng bạch cầu cao hơn [1]. So sánh với nhóm viêm
phổi điển hình không thấy sự khác biệt giữa các tỷ lệ này.
4.2.4. Kết quả điều trị VPKĐH
M. pneumoniae đề kháng với tất cả kháng sinh can thiệp vào quá trình tổng hợp
vách tế bào như nhóm beta -lactam. C. pneumoniae, L. pneumophila là vi khuẩn nội
bào, chúng nhạy cảm với kháng sinh họ macrolides, quinolonevà tetracycline. Trong đó
azithromycin được lựa chọn điều trị do có nồng độ ức chế tối thiểu như nhau nhưng lợi
ích ghi nhận được đối với các macrolides mới là có ít tác dụng ngoại ý hơn và thời gian
điều trị ngắn hơn giúp nhânviên y tế dễ dàng theo dõi sự tuân thủ điều trị.Trong nghiên
cứu của chúng tôi, 95,5% bệnh nhân VPKĐH được điều trị khỏi, với thời gian nằm
viện trung bình là 6,5 ngày. Tương tự, trong nghiên cứu của Phạm Thu Hiền, thời gian
nằm viện trung bình là 7 ngày [1], Lê Đình Nhân cho thấy thời gian nằm viện trung
bình là 8 ngày [6].
4.3. Các yếu tố liên quan đến viêm phổi không điển hình
Tuổi được xem là yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong của viêm phổi ở trẻ nhỏ
23


đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tử vong do viêm phổi chiếm 19% tổng số tử vong ở trẻ em
dưới 5 tuổi. Nhưng riêng với viêm phổi không điển hình, Principi cho rằng viêm phổi
nặng có thể xảy ra ở trẻ em khỏe mạnh và người lớn [15]. Kết quả nghiên cứu thấy, tuổi
mắc viêm phổi liên quan có ý nghĩathống kê với tình trạng mắc VPKĐH, trong đó
nhóm tuổi 5-10 tuổi là đối tượng mắc VPKĐH chủ yếu trong nghiên cứu với 59,1%.
Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các nghiên cứu khác, không thấy sự tương quan
giữa giới tính với tình trạng mắc VPKĐH [1],[6],[12].
Khi đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với VPKĐH, chúng tôi
nhận thấy không có mối liên quan giữa tiền sử đẻ non, tình trạng suy dinh dưỡng với
VPKĐH. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ có tiền sử hen phế quản trong nhóm VPKĐH cao hơn có ý

nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thu Hiền và
một số tác giả trên thế giới [1],[13],[15].Tìm hiểu mối liên quan của bệnh hen với mức
độ nặng của viêm phổi không điển hình ở trẻ em, Youssef M. M. đã kết luận mức độ
nghiêm trọng của bệnh hen liên quan đến tình trạng huyết thanh dương tính với M.
Pneumoniae hoặc C. pneumoniae kéo dài dai dẳng hơn so với nhóm hen nhẹ.
4.4. Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Thanh Nhàn, các chủng vi khuẩn được
sàng lọc nhờ kỹ thuật Multiplex –PCR là kỹ thuật hiện đại, phức tạp, mới chỉ thực hiện
được ở các trung tâm y tế lớn mà chưa được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Trẻ vào viện hầu hết đều đã được điều trị và dùng kháng sinh ở tuyến dưới, vì
vậy tỷ lệ đồng nhiễm không còn phản ánh đúng thực tế.
Cỡ mẫu bệnh nhân còn ít, do vậy chưa phản ánh chính xác được tình hình bệnh
thực tế. Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện, vì vậy kết quả nghiên cứu chỉ kết
luận được cho quần thể trẻ mắc viêm phổi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, không
ngoại suy được cho cộng đồng.

24


KẾT LUẬN
Nghiên cứu 60 trường hợp viêm phổi được chẩn đoán ở lứa tuổi sơ sinh đến
15 tuổi điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 03/ 2017 đến 09/
2017 thấy:
- Tỉ lệ mắc VPKĐH chiếm 36,6% (22 bệnh nhân), trong đó 5 trường hợp (22,7%)
viêm phổi do Mycoplasma Pneumonia.
- Tỉ lệ nam/nữ: 1,1/1, không thấy sự khác biệt về giới ở bệnh nhi VPKĐH.
- Biểu hiện lâm sàng đa dạng, trong đó ho, sốt là các triệu chứng chủ yếu
- Hầu hết bệnh nhân VPKĐH có tăng CRP trong máu, với tỷ lệ tăng CRP>8 mg/L
là 72,7%.
- Nhóm tuổi 5-10 tuổi và tiền sử mắc hen phế quản là các yếu tố liên quan với tình

trạng mắc viêm phổi không điển hình.

25


×