Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

LO âu và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ điều TRỊ tại TRUNG tâm UNG BƯỚUVÀ PHẪU THUẬT đầu cổ BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.59 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN PHƯƠNG HOA

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU CỔ
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
=========

NGUYỄN PHƯƠNG HOA – Mã HV C00476

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ
TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU CỔ
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số :60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ KHÁNH VÂN

HÀ NỘI – 2017

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Y Tế Công Cộng
Trường Đại Học Thăng Long.
Với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS. Nguyễn Thị Khánh Vân, người thầy mẫu mực đã hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Các Thầy, Cô Bộ môn Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện, dạy bảo,
truyền đạt kiến thức cũng như góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Các khoa phòng Bệnh viện Tai mũi Họng Trung ương, các Bác sỹ,
điều dưỡng khoa Tai Mũi Họng, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung Ương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành
luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn
Các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Và tôi xin dành tất cả tình cảm yêu quý và biết ơn sâu sắc tới
Gia đình thân yêu luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành tốt công việc
của mình
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017

Nguyễn Phương Hoa

LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Nguyễn Phương Hoa, học viên cao học khóa IV – Trường Đại học
Thăng Long, chuyên nghành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Khánh Vân
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan
Nguyễn Phương Hoa

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN
RLLA

Bệnh nhân
Rối loạn lo âu


UICC
UT

UTVTMH
WHO

Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế
Ung thư
Ung thư vùng tai mũi họng
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................3

1.1. Ung thư tai – mũi – họng......................................................................3
1.1.1. Khái niệm cơ bản về ung thư.........................................................3
1.1.2. Ung thư tai – mũi – họng...............................................................3
1.1.3. Dịch tễ học ung thư vùng tai – mũi – họng....................................8
1.2. Rối loạn lo âu........................................................................................9
1.2.1. Một số khái niệm về lo âu..............................................................9
1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu..........................................................11
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu..........................................12
1.3. Rối loạn lo âu trên bệnh nhân ung thư................................................12
1.3.1. Tâm lý của bệnh nhân ung thư.....................................................12
1.3.2. Một số nghiên cứu về lo âu ở bệnh nhân ung thư........................13
1.3.3. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư......16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................19

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................19

2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................19
2.2.2. Cách chọn mẫu:............................................................................19
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................20
2.2.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin........................................23
2.2.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu..............................................24
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu............................................................24
2.2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu..........................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................26

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu........................................26
3.2. Tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu.........................................31


3.2.1. Điểm lo âu của đối tượng nghiên cứu..........................................31
3.2.2. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu.........................................31
3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh..................37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................................................43

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................43
4.2. Tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...........................................47
4.2.1. Tỉ lệ lo âu chung............................................................................47
4.2.2 Tỉ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học 48
4.2.3. Tỉ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm bệnh......50
4.2.4. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm môi trường bệnh viện. .50
4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu...51
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu......................................52
4.3.2 Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu.......................................55
4.4. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................57
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................58

KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢN
Biểu đồ 1.1.Mô hình bệnh ung thư ở Việt Nam theo Globocan 2012...............8
Y
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................26
Bảng 3.2. Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu......28
Bảng 3.3. Thông tin chung về môi trường bệnh viện......................................30
Bảng 3.4.Tỉ lệ các mức độ lo âu của bệnh nhân theo thang HADS................31
Bảng 3.5. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm thông tin cá nhân.......31
Bảng 3.6. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm bệnh.......34
Bảng 3.7.Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm môi trường bệnh viện..36
Bảng 3.8.Mối liên quan giữa các yếu tố về nhân khẩu học đến tình trạng lo âu
của bệnh nhân ...............................................................................37
Bảng 3.9.Mối liên quan giữa các yếu tố về kinh tế đến tình trạng lo âu của. .39
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các loại ung thư và quá trình điều trị đến tình
trạng lo âu của bệnh nhân. (phân tích đơn biến)...........................40
Bảng 3.11.Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện đến tình
trạng lo âu của bệnh nhân.............................................................42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư (UT) là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu trong số các
bệnh không lây nhiễm[1]. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội

phòng chống ung thư quốc tế (UICC), năm 2000 đã có 22,4 triệu người đang
sống với UT trong đó có 10,1 triệu ca mới mắc. Căn bệnh này cũng đã lấy đi
mạng sống của 6,2 triệu người chiếm 12,6% nguyên nhân của tất cả các
trường hợp tử vong và con số này thậm chí còn nhiều hơn so với tỷ lệ tử vong
gây ra bởi HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại[2]. Đến năm 2002, số người chết
vì UT đã tăng lên là 6,7 triệu người và sau hai năm số bệnh nhân tử vong do
UT đã là 7,4 triệu chiếm hơn 13% nguyên nhân gây ra tất cả các trường hợp
tử vong[3],[4].
Ung thư vùng tai mũi họng (UTVTMH) là một nhóm bệnh UT xuất
phát từ những vị trí khác nhau ở đường hô hấp và tiêu hóa trên, bao gồm
nhiều loại UT khác nhau nhưng có chung đặc tính xâm lấn mạnh và thường
được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Bệnh chiếm 10% trong tổng số các loại
UT. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 41.000 trường hợp bệnh mới mắc và 12.000
ca chết vì bệnh. Các loại UTVTMH xếp theo thứ tự phổ biến ở Mỹ là UT
lưỡi, môi, niêm mạc má; khoang miệng, họng miệng, sàn miệng, vòm họng và
tuyến nước bọt[5].
Tại Việt Nam, theo ghi nhận UT ở Hà Nội năm 1999, loại UTVTMH
phổ biến nhất là UT vòm họng với tỉ lệ mắc là 7,2/100.000 dân, tiếp đến là
UT lưỡi, hạ họng thanh quản, khoang miệng,…Theo báo cáo tổng quan ngành
Y tế 2014 của Bộ Y tế và nhóm đối tác, mỗi năm ước tính có 125.000 trường
hợp mới mắc và hơn 80.000 người chết vì UT. Cũng theo báo cáo trên, tại
Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh UT tăng nhanh cùng với việc hơn 70% số bệnh nhân
đến khám và chữa trị đều đã ở giai đoạn III hoặc IV dẫn đến những tổn thất
rất nặng nề đối với toàn xã hội[6].


2
Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại đã mang lại
những niềm hi vọng cho bệnh nhân UT, song những tổn thất mà họ phải chịu
đựng vẫn còn rất lớn[7]. Cùng với việc đối mặt với các vấn đề tốn kém về

kinh tế, người bệnh UT còn phải chịu đựng đau đớn về thể xác, suy giảm sức
khỏe, tinh thần, lo lắng, căng thẳng. Trong nghiên cứu của A Malekian và
cộng sự (2008) nhận thấy trạng thái lo âu, trầm cảm có thể mang đến những
tác động tiêu cực sâu sắc với người bệnh UT về cả tình trạng chức năng, chất
lượng cuộc sống, thời gian nằm viện và hiệu quả điều trị do đó việc đánh giá
đúng mức và điều trị những rối loạn này là rất quan trọng[8].
Việc điều trị cho bệnh nhân UT đòi hỏi phải toàn diện về thể chất cũng
như tinh thần. Những cảm xúc lo âu, buồn phiền, tiêu cực mà bệnh nhân UT
đang phải gánh chịu hàng ngày cần phải được chú ý phát hiện và có những
biện pháp chăm sóc thích hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở Việt Nam, những vấn đề
này chưa được quan tâm đúng mức. Tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương hiện nay đang phát hiện và điều trị các khối u vùng tai
mũi họng và đầu cổ bao gồm khối u lành tính và ác tính; chưa có nghiên cứu
nào về vấn đề lo âu của bệnh nhân UT được điều trị tại đây, do đó chúng tôi
thực hiện đề tài “Lo âu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư
điều trị tại Trung tâm Ung bướu và Phẫu thuật đầu cổ– Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương năm 2017” với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả tình trạng lo âu của bệnh nhân ung thư điều trị tại Trung tâm
Ung bướu và Phẫu thuật đầu cổ – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
ương năm 2017.

2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng
nghiên cứu.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ung thư tai – mũi – họng
1.1.1. Khái niệm cơ bản về ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân
sinh UT, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các
cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể[9].
Đa số bệnh UT hình thành các khối u. Khác với khối u lành tính chỉ
phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, khối u ác tính
giống như hình “con cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ
thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả
năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u
mới và cuối cùng dẫn tới tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất của bệnh UT
hay tái phát đã làm cho điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên
lượng bệnh[9].
Hiện nay, người ta biết có đến hơn 200 loại UT trên cơ thể người,
những loại UT này có đặc điểm giống nhau về bản chất nhưng có nhiều điểm
khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, tiến triển của bệnh, về phương pháp
điều trị và về tiên lượng bệnh[9].
1.1.2. Ung thư tai – mũi – họng
1.1.2.1. Giải phẫu vùng tai – mũi – họng[10]

 Giải phẫu tai
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài


4

 Vành tai: có khung sụn, trừ phần dưới chỉ có lớp mỡ và da gọi là dái
tai. Khung sụn có các nếp lồi lõm tạo thành các gờ, hõm.
 Ống tai ngoài: đi từ cửa ống tai ngoài đến hòm nhĩ, phía vành tai
ngoài là ống sụn, trong là ống xương. Đoạn sụn và xương tạo thành khuỷu
hướng ra trước và xuống dưới. Lớp da có nhiều tuyến tiết nhầy.
- Tai giữa gồm hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xoang chũm.
 Hòm nhĩ: giống như một hình trống dẹt. Bộ phận chủ yếu trong
hòm nhĩ là tiểu cốt. Hòm nhĩ được chia thành hai tầng. Tầng trên gọi là tầng
thượng nhĩ chứa tiểu cốt, tầng dưới gọi là trung nhĩ là một hốc rỗng chứa
không khí, thông trực tiếp với vòi nhĩ.
 Vòi nhĩ (Eustachi): là một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên
vòm mũi họng, được lát bằng lớp niêm mạc, phía trên liên tiếp với niêm mạc
hòm nhĩ, phía dưới với niêm mạc vòm mũi họng.
 Xương chũm: là một xương nhỏ ở phía dưới bên của hệ xương thái
dương, phía sau ống tai ngoài.
- Tai trong: Nằm trong xương đá, đi từ hòm nhĩ tới lỗ ống tai trong. Gồm
hai phần là mê nhĩ xương bao bọc bên ngoài và mê nhĩ màng ở trong.
 Mê nhĩ xương: gồm tiền đình và ốc tai.
Tiền đình thông với tai giữa bởi cửa sổ bầu dục ở phía trước, có ống bán
khuyên nằm theo ba bình diện không gian.
Ốc tai giống như hình con ốc có hai vòng xoắn rưỡi, được chia thành hai
vịn: là vịn tiền đình thông với tiền đình và vịn nhĩ thông với hòm nhĩ bởi cửa
sổ tròn, nó đựơc bịt kín bởi màng nhĩ phụ.
 Mê nhĩ màng: ốc tai màng và hai túi cầu nang, soan nang, ống nội
dịch và ba ống bán khuyên màng.
 Giải phẫu mũi, xoang


5
 Mũi gồm hai phần: tháp mũi và hốc mũi.

- Tháp mũi: Như một mái che kín hốc mũi, có khung là xương chính
mũi, ngành lên xương hàm trên, sụn cánh mũi và sụn uốn quanh lỗ mũi.
- Hốc mũi: Vách ngăn chia hốc mũi thành hốc mũi phải và hốc mũi trái,
là hai khoảng thông từ trước ra sau. Phía trước có hai lỗ mũi, phía sau có hai
cửa mũi sau.
Mỗi hốc mũi có bốn thành:
Thành trên: là trần của hốc mũi, ngăn cách hốc mũi với sọ não.
Thành dưới: là sàn mũi, ngăn cách mũi với miệng.
Thành trong: hay là vách ngăn mũi là một vách thẳng đi từ trần mũi xuống
sàn mũi và chạy dọc từ trước ra sau ngăn mũi thành hai hốc mũi phải và trái.
Thành ngoài: là thành quan trọng hơn cả. Thành ngoài có ba xương uốn
cong còn gọi xương xoăn theo thứ tự trên, giữa, dưới. Ba xương xoăn được
lớp niêm mạc bao phủ bên ngoài mang tên: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và
cuốn mũi dưới. Mỗi một cuốn mũi hợp với thành ngoài của hốc mũi tạo thành
một khe mũi hay là ngách mũi.
 Xoang là những những hốc nằm trong xương sọ và được mang tên cùng
với tên của xương đó.
Các xoang mặt được chia thành hai nhóm:
Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang sàng trước, xoang trán vây
quanh hốc mắt. Nhóm xoang này đều đổ ra ngách mũi giữa, sau đó niêm dịch
vượt qua mặt trong cuốn mũi giữa ở phần sau để đổ vào họng mũi. Qua nội
soi mũi đã chứng minh được rằng các dịch tiết từ xoang trán, xoang hàm,
xoang sàng trước đều được vận chuyển về phía sau để được đổ vào vùng họng
mũi. Vùng này mở thông ra ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây ra biến chứng
mắt. Khi mới sinh xoang sàng đã thông bào, xoang hàm còn nhỏ, xoang trán


6
thì khoảng 4-7 tuổi mới bắt đầu phát triển. Xoang trước có lỗ thông với hốc
mũi rộng, lại liên quan nhiều đến các răng hàm trên nên các xoang trước

thường bị viêm cấp tính thể nhiễm khuẩn, mủ và các triệu chứng biểu hiện ở
phía trước (như đau ở mặt, chảy mủ ra ở cửa mũi trước, xì mũi ra mủ...
Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm ở sâu dưới nền sọ,
liên quan tới phần sau ổ mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang,
tuyến yên. Xoang sàng sau đổ ra ngách mũi trên, xoang bướm đổ ra vùng
khứu giác của hố mũi. Vùng này kín hơn, ít bị xâm nhập bởi nhưng nguyên
nhân bệnh lý bên ngoài. Do xoang sau có lỗ thông với mũi ở phía sau ngách
mũi trên nên dịch xuất tiết thường chảy xuống họng.
 Giải phẫu vòm họng
Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ, đi từ mỏm nền đến
ngang tầm cột sống cổ VI, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền với
mũi ở phía trên, với miệng ở phía trước, với thanh quản và thực quản ở phía
dưới. Họng chia làm ba phần: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản.
- Họng mũi (hay vòm mũi họng): ở cao nhất, lấp sau màn hầu, ở sau
dưới của hai lỗ mũi sau. Thành sau họng mũi hợp với thành trên và hai thành
bên làm thành hình vòm, trên nóc vòm có tổ chức sùi gọi là V.A. Hai thành
bên có loa vòi Eustachi thông lên hòm tai. Phía dưới của họng – mũi được thở
thông với họng – miệng.
- Họng miệng: phía trên thông với họng – mũi, phía dưới thông với họng
– thanh quản, phía trước thông với khoang miệng và được màn hầu phân
cách. Thành sau họng miệng liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các
lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng. Hai thành bên có amidan họng hay
amidan khẩu cái nằm trong hốc amidan. Hốc này được tao bởi trụ trước và trụ
sau, đó là các màng niêm mạc và cơ mỏng. bao amidan phân cách với thành
bên họng bởi lớp vỏ xốp dễ bóc tách. Bao để hở mặt trong và dưới gọi là mặt
tự do của amidan, mặt này nằm phía trong họng.


7
- Họng thanh quản (hay hạ họng): đi từ ngang tầm xương móng xuống

đến miệng thực quản, có hình như một cái phễu, miệng to mở thông với họng
miệng, đáy phễu là miệng thực quản.Thành sau liên tiếp với thành sau họng
miệng. Thành trước phía trên là đáy lưỡi, dưới là sụn thanh thiệt và hai sụn
phễu của thanh quản. Thành bên như một máng hẹp dần từ trên xuống dưới.
Nếp phễu – thanh thiệt của thanh quản hợp với thành bên họng tạo nên máng
họng – thanh quản hay xoang lê.
1.1.2.2. Các bệnh ung thư vùng tai – mũi – họng[11]

Có rất nhiều loại bệnh UT ở vùng tai – mũi – họng, tiêu biểu như:
- Ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong các bệnh UTVTMH, đứng
hàng thứ 5 trong các bệnh UT nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không
điển hình hầu hết là các triệu chứng "mượn" của các cơ quan lân cận như: tai,
mũi, thần kinh, hạch…do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.
- Ung thư hạ họng là UT xuất hiện theo ba vùng: xoang lê, vùng sau
nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng, hay gặp hơn UT thanh quản nhưng kết
quả điều trị lại kém hơn do các triệu chứng lâm sàng ban đầu tương đối kín
đáo, phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.
- Ung thư mũi xoang là UT ở khoang mũi hoặc các khối u ở xoang. Các
khối u mũi và xoang là các khối u có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư) xảy
ra trong mũi xoang.
- Ung thư thanh quản là loại UT hay gặp ở Việt Nam, đứng vào hàng thứ
4 sau UT vòm họng, UT mũi xoang và UT hạ họng.
- Ung thư Amiđan khẩu cái là một trong những loại UTVTMH thường
gặp ở Việt Nam. Bao gồm các khối u thành hố amiđan, cũng như trụ trước, trụ
sau. Trong nhiều trường hợp rất khó xác định điểm xuất phát, không rõ là từ
amiđan hay là từ các thành hố amiđan vì chúng liên quan mật thiết với nhau.


8
- Ung thư tai là một loại u ác tính hiếm gặp trong UTVTMH, theo thống

kê của Mỹ tỷ lệ này là 0,01%. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ từ cấu trúc
nào của tai.

1.1.3. Dịch tễ học ung thư vùng tai – mũi – họng
UTVTMH đứng hàng thứ sáu về tỷ lệ mắc bệnh, chiếm khoảng 10%
tổng số các loại UT. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 650.000
trường hợp mới mắc và 350.000 trường hợp tử vong do bệnh[5]. Theo thống
kê tại Hoa Kỳ năm 2006, UTVTMH có 40.500 trường hợp mới mắc, chiếm
2,9% tổng số các loại UT[12]. Bệnh thường được chẩn đoán sau độ tuổi 50
ngoại trừ UT tuyến nước bọt và UT vòm mũi họng có xu hướng mắc ở người
trẻ. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên cùng với tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là khoảng 2,5/1.
Theo thống kê tại Việt Nam giai đoạn 2001-2004, UT vòm mũi họng là một
trong mười UT thường gặp ở nữ tại các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Nguyên, UT miệng đứng hàng thứ bảy tại Huế với tỷ lệ 4,7%
trong tổng số các loại UT. Còn đối với nam, UT vòm cũng là một trong số
mười UT thường gặp ở hầu hết các thành phố được thống kê, riêng UT lưỡi
có tỷ lệ cao ở hai thành phố là Hải Phòng và Huế[11]. Theo Globocan 2012,
tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của UT khoang miệng, họng miệng - hạ họng, thanh
quản tương ứng là 3,3/100000; 2,7/100000; 2,7/100000[13].


9

Biểu đồ 1.1.Mô hình bệnh ung thư ở Việt Nam theo Globocan 2012[13]
1.2. Rối loạn lo âu
1.2.1. Một số khái niệm về lo âu
1.2.1.1. Lo âu bình thường
Lo âu là một phần của cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta ai cũng có lo
âu, khởi đầu lo âu là tự nhiên, bình thường và thậm chí còn có lợi. Lo âu là
một hiện tượng cảm xúc tất yếu của con người trước những khó khăn, thử

thách của tự nhiên và xã hội. Lo âu là tín hiệu cảnh báo của cơ thể trước
những mối đe dọa đột ngột, trực tiếp. Lo âu cần thiết cho mỗi cá thể để tồn tại
và thích nghi[14].
Lo âu bình thường có chủ đề rõ ràng trong cuộc sống như công việc,
học tập… và mang tính chất nhất thời. Khi những sự kiện trong đời sống ảnh
hưởng đến tâm lý chủ thể hết tác động thì lo âu cũng không còn hoặc còn lại
rất ít triệu chứng cơ thể[15].
Theo U Baumann: Lo âu là một hiện tượng phản ứng cảm xúc tự nhiên
tất yếu của con người trước những khó khăn, thử thách, đe dọa của tự nhiên,


10
xã hội mà con người phải tìm ra các giải pháp (cách) để vượt qua, vươn tới,
tồn tại[16].
1.2.1.2. Lo âu bệnh lý
Khác với lo âu bình thường, lo âu bệnh lý có thể xuất hiện không có
liên quan tới một mối đe dọa rõ ràng nào hoặc các sự kiện tác động đã chấm
dứt nhưng vẫn còn lo âu, mức độ lo âu cũng không tương xứng với bất kì một
đe dọa nào để có thể tồn tại hoặc kéo dài. Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt
các hoạt động, lúc đó được gọi là lo âu bệnh lý[17].
Lo âu bệnh lý có 2 mức độ: Lo âu tính cách (nhân cách lo âu) và rối
loạn lo âu (RLLA).
Tính cách lo âu: Một số người có nhân cách lo âu, thường được mô tả
như lo âu “bẩm sinh”. Họ lo buồn vì những nguyên cớ nhỏ, căng thẳng bởi
những sức ép thậm chí nhỏ nhất và thấy sợ hãi vì năng lực của họ. Họ được
nhận ra như: thường dễ xúc động, dễ sợ hãi, cẩn thận quá mức và trải nghiệm
lo âu nhiều hơn người cùng tuổi trong các tình huống tương ứng.
Lo âu bệnh lý thường kéo dài và lặp đi lặp lại với các triệu chứng như:
mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run
rẩy, bất an. Lo âu bệnh lý cũng là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không

có chủ đề rõ ràng, mang tính chất mơ hồ, vô lý[18],[19].
Theo Andrew R. Getzfeld (2006), sự phân biệt giữa lo âu bình thường
và lo âu bệnh lý là ở mức độ khó khăn trong kiểm soát hoặc loại bỏ lo âu[20].
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý
Lo âu bình thường
- Lo âu không làm ảnh hưởng đến
công việc, hoạt động hàng ngày.
- Lo âu có thể kiểm soát được.
- Lo âu gây khó chịu đôi chút,

Lo âu bệnh lý
- Lo âu gây mất ổn định các hoạt
động, ảnh hưởng đến nghề
nghiệp, cuộc sống xã hội.
- Lo âu không thể kiểm soát được.
- Lo âu hết sức khó chịu, bồn chồn,


11

không nặng nề.
- Lo âu giới hạn trong một số tình
huống có thật, hoàn cảnh đặc
trưng, cụ thể.
- Lo âu chỉ tồn tại trong một thời
điểm nhất định

căng thẳng.
- Lo âu trong mọi tình huống bất
kỳ, luôn có xu hướng chờ đợi

những kết cục xấu.
- Lo âu kéo dài ngày này qua ngày
khác trong khoảng thời gian ít
nhất 6 tháng

1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu
Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống phân loại các rối loạn tâm thần
được sử dụng phổ biến. Đó là Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 của Tổ
chức Y tế Thế giới (ICD-10, 1992)[21], hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các
rối loạn tâm thần lần thứ IV - TR của Hội Tâm thần học Mỹ (DSM-IV - TR,
2000)[22], dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tể học,
cũng như di truyền, sinh học, tâm lý – xã hội và người ta chia RLLA thành
nhiều loại khác nhau.

 Phân loại theo ICD-10
- Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ gồm: lo âu ám ảnh sợ khoảng trống, lo âu
ám ảnh sợ xã hội, lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác,
lo âu ám ảnh sợ không biệt định.
- Các rối loạn lo âu khác gồm: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa,
rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, các rối loạn lo âu hỗn hợp khác, các rối
loạn lo âu không biệt định khác, rối loạn lo âu không biệt định.

 Phân loại theo DSM – IV


12
- Rối loạn lo âu không biệt định bao gồm rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
- Rối loạn hoảng sợ không bao gồm ám ảnh sợ đám đông.
- Rối loạn lo âu lan tỏa.
- Rối loạn hoảng sợ bao gồm ám ảnh sợ đám đông.

- Ám ảnh sợ đám đông không có tiền sử rối loạn hoảng sợ.
- Ám ảnh sợ xã hội.
- Ám ảnh sợ đặc hiệu.
- Rối loạn ám ảnh nghi thức.
- Rối loạn stress cấp.
- Rối loạn stress sau sang chấn.
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu
Những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy rất sợ hãi, không chắc
chắn cùng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Họ thường xuyên lo lắng
và không thể kiểm soát sự lo lắng, không thể thư giãn, khó tập trung, khó ngủ
và duy trì giấc ngủ, hay bất chợt giật mình, bồn chồn và cáu gắt. Ngoài ra các
triệu chứng cơ thể thường gặp là: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng,
đau nhức cơ bắp, run rẩy, co giật, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, khó thở, cảm giác
như hết hơi, buồn nôn…[23],[24].
1.3. Rối loạn lo âu trên bệnh nhân ung thư
1.3.1. Tâm lý của bệnh nhân ung thư
Ngày nay, với những tiến bộ không ngừng trong y học đã giúp phát
hiện sớm và kéo dài số năm sống cho bệnh nhân UT. Nhưng khi đối mặt với
căn bệnh này, người bệnh không chỉ lo lắng về sự sống và cái chết mà còn rất
nhiều những vấn đề khác bao gồm sự đau đớn trong cơ thể, những tác dụng
phụ gây ra bởi các phương pháp điều trị, những thương tật vĩnh viễn hoặc suy


13
giảm chức năng các cơ quan, quan hệ xã hội, khả năng chi trả… tác động đến
tâm lý của họ[25],[26].
Những tâm lý chung thường gặp ở người bệnh khi biết tin mình mắc
ung thư là lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, thậm chí có thể rơi vào trầm cảm, hay
cáu giận phát hiện mình bị ung thư có thể khiến bệnh nhân đau đớn và tuyệt
vọng. Thời gian này người nhà nên thường xuyên trò chuyện và khích lệ để

bệnh nhân giải tỏa những lo lắng và có thái độ lạc quan, tích cực và quyết tâm
chữa bệnh.
Trong khi điều trị, thời gian đầu bệnh nhân thường hoang mang trong
việc lựa chọn nơi điều trị. Người nhà bệnh nhân cần tìm hiểu những địa chỉ
điều trị ung thư uy tín và hiệu quả để phân tích và giảm bớt lo lắng cho người
bệnh. Điều trị ung thư là quá trình lâu dài, tốn kém đòi hỏi sự kiên trì. Bởi vậy
bệnh nhân thường mang tâm lý lo lắng về chi phí điều trị và những ảnh hưởng
đến gia đình. Nhiều trường hợp bệnh nhân không muốn chữa trị vì lo tốn kém.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ
trị, hóa trị. Tùy từng hoàn cảnh và tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư
vấn hình thức điều trị phù hợp. Thêm vào đó, người nhà cũng nên làm các
công tác tư tưởng để làm dịu tâm lý bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, tâm
lý chán nản cũng như lo sợ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến bệnh nhân
không ăn được nhiều và rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Trong trường
hợp này, người nhà cần tìm hiểu và chuẩn bị thực đơn thích hợp cho bệnh
nhân để đảm bảo họ nhận được lượng dinh dưỡng đầy đủ kết hợp lối sống
lành mạnh để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Những sự căng thẳng tâm lý này diễn ra hàng ngày không chỉ với bệnh
nhân UT mà còn ảnh hưởng đến gia đình bệnh nhân và những người chăm sóc
khác. Những tổn thương về cả thể chất và tâm thần này có thể gây ra tình
trạng mất khả năng lao động hoặc thực hiện các vai trò xã hội của người
bệnh[27]. Bên cạnh đó, những rối loạn tâm lý tiến triển hàng ngày mà không


14
được chú ý đến có thể ảnh hưởng lớn đến việc điều trị UT và gây tử vong
sớm. Do đó cần có những can thiệp để cải thiện đời sống tinh thần sẽ có thể
mang đến những hiệu quả điều trị tốt hơn cho người bệnh UT[26].
1.3.2. Một số nghiên cứu về lo âu ở bệnh nhân ung thư
1.3.2.1. Trên thế giới

Năm 2001, Zabora J và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác
định tỷ lệ căng thẳng tâm lý của các bệnh nhân UT với cỡ mẫu rất lớn gần
4500 người (n = 4496). Kết quả cho thấy tỷ lệ lo âu, căng thẳng và đau khổ về
tâm lý trung bình là 35,1% và số điểm trung bình cao nhất đối với các triệu
chứng lo âu, trầm cảm thuộc về nhóm bệnh nhân UT tuyến tụy[28].
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của lo âu, trầm cảm đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân UT, Smith EM, Gomm SA và Dickens CM (2003) đã sử
dụng công cụ Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS) tiến hành
nghiên cứu trên 68 bệnh nhân gồm 33 nam và 35 nữ. Kết quả cho thấy có
25% bệnh nhân lo âu (điểm số lo âu ≥ 11), 22% bệnh nhân trầm cảm và
những rối loạn này có liên quan đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống [29].
Cùng cho kết luận rối loạn lo âu làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân UT là nghiên cứu của Stark D, Kiely M và Smith A (2002) với cỡ mẫu
n=178 cho kết quả 48% bệnh nhân có triệu chứng lo âu và 18% lo âu thực
sự. Nghiên cứu này sử dụng thang đo HADS và S-TAI (State-Trait Anxiety
Inventory)[30, P20, tr3137-3148.]. Một nghiên cứu của Teunissen SC và
cộng sự năm 2007 cũng sử dụng thang đo HADS cho thấy tỉ lệ lo âu trên
bệnh nhân UT là 34% (n=79)[31].
Như vậy có thể thấy, những biểu hiện rối loạn lo âu là thường gặp trên
bệnh nhân UT[32], và để đánh giá tình trạng lo âu ở những bệnh nhân UT giai
đoạn cuối, một nghiên cứu của Elissa Kolva và cộng sự (2011) với 194 bệnh
nhân cho kết quả 18,6% có các triệu chứng lo âu và 12,4% lo âu thực sự[33].
Một nghiên cứu khác của Stark D và cộng sự (2004) lại xem xét tình trạng lo


15
âu của bệnh nhân UT khi đã được điều trị thuyên giảm. Nghiên cứu này sử
dụng bảng câu hỏi đo sự lo lắng với 95 bệnh nhân UT đã được điều trị thuyên
giảm và kết quả là hơn 1/3 trường hợp có các triệu chứng lo âu, sau đó các
bác sĩ sử dụng các liệu pháp trấn an tinh thần nhưng sự lo âu không vì thế mà

giảm đi, như vậy lo âu vẫn có thể là một vấn đề kể cả sau khi bệnh nhân UT
đã được điều trị[34].
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến
tình trạng lo âu trên bệnh nhân UT. Năm 1997, N. AassS.D. Fosså, A.A. Dahl
và T.J. Aloe đã tiến hành với 716 bệnh nhân UT đo được tỉ lệ lo âu là 13%
theo thang HADS. Những bệnh nhân nội trú có nguy cơ bị các rối loạn tâm
thần cao gấp hai lần những bệnh nhân ở phòng khám ngoại trú. Nghiên cứu
cũng cho thấy các triệu chứng lo âu xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam, sự suy
giảm chức năng cơ thể, mệt mỏi, đau đớn cùng với việc hạn chế khả năng lao
động có ảnh hưởng đến sự lo âu của người bệnh[35].
Một nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi Patricia A, ParkerWalter, F.
Baile, Carl de Moor và Lorenzo Cohen (2002) với mục tiêu xác định những
triệu chứng rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân UT. Nghiên cứu được tiến hành với 351 bệnh nhân và các kết quả phân
tích chỉ ra rằng những người bệnh lớn tuổi có sự hỗ trợ xã hội tốt hơn sẽ bớt
lo âu hơn (p <0,001), nam giới có UT không tái phát và những người không
phải điều trị tích cực cũng cho báo cáo chất lượng cuộc sống tốt hơn về sức
khỏe thể chất (p <0,05). Những người bệnh lớn tuổi, có gia đình, có học vấn,
có hỗ trợ xã hội tốt cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn về sức khỏe tâm
thần (p <0,05). Những bệnh nhân có sự hỗ trợ nhiều hơn sẽ bớt lo lắng và có
kết quả chất lượng cuộc sống tốt hơn, do đó việc đánh giá tình trạng hỗ trợ xã
hội đối với bệnh nhân UT có thể giúp xác định những nguy cơ rối loạn tâm
lý[36].


16
Ryan Spencer và cộng sự năm 2010 đã tiến hành nghiên cứu trên 635
người cho thấy có 7,6% bị rối loạn lo âu, phụ nữ, những bệnh nhân bị suy
giảm thể chất nặng và bệnh nhân trẻ tuổi xuất hiện nhiều dấu hiệu lo âu hơn.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị rối loạn lo âu có biểu hiện ít tin tưởng vào

bác sĩ hơn, họ cảm thấy không thoải mái khi đặt câu hỏi về sức khỏe của mình
và thường ít có khả năng hiểu được các thông tin lâm sàng mà bác sĩ nói. Họ
cũng có nhiều biểu hiện nghi ngờ những phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa
ra cũng như nghĩ rằng sự điều trị đó không thể kiểm soát đầy đủ những triệu
chứng của họ[37].
1.3.2.2. Tại Việt Nam
Như vậy có thể thấy trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về lo âu, tình
trạng này thường gặp trên bệnh nhân UT, tuy nhiên việc ước tính tỉ lệ lo âu
của người bệnh UT lại rất khác nhau, có báo cáo đã cho thấy tỉ lệ này dao
động trong khoảng từ 1,5% đến gần 50%[38]. Tại Việt Nam, những nghiên
cứu về lo âu trên bệnh nhân UT là rất hạn chế. Năm 2012, Cao Tiến Đức và
cộng sự đã nghiên cứu tình trạng trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân UT dạ dày điều
trị nội trú tại bệnh viện Quân y 103 cho thấy rối loạn trầm cảm gặp ở 65%,
mệt mỏi 65%, cảm giác buồn chán 60%, khí sắc trầm 55%, giảm hoạt động
45%, rối loạn lo âu chiếm 81,67%. Biểu hiện: lo sợ 81,67%, buồn chán đứng
ngồi không yên 65%, đau căng đầu 51%, hồi hộp đánh trống ngực 48%. Rối
loạn trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu chiếm 46,67%[39]. Năm 2014,
Trương Thị Phương cũng đã nghiên cứu về tỉ lệ lo âu trầm cảm trên bệnh nhân
UT tại bệnh viện K (n=290) sử dụng thang đo HADS cho kết quả 27,2% có triệu
chứng lo âu trong đó tỉ lệ lo âu thực sự là 11,4%. Điểm lo âu trung bình là 5,7±
3,8 (min=0, max=19), tỉ lệ lo âu nữ (19,7%) cao hơn so với nam (4,4%). Loại
UT vú và cổ tử cung cho tỷ lệ lo âu cao nhất 26,3% và 19,6%[40].
1.3.3. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư


17
Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm
lý ở bệnh nhân, trong đó có thang đo lo âu Zung, thang tự đánh giá mức độ lo
âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory), thang đánh giá lo âu Hamilton
(Hamilton anxiety rating scale – HARS), thang đánh giá lo âu và trầm cảm

trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS)…
- Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale):do
W.W. Zung (1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở
những bệnh nhân có các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối
loạn phổ biến nhất, những vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng[41]. Test
này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng
thái lo âu bao gồm 20 câu hỏi trong đó 15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5
câu giảm. Có hai dạng đánh giá là tự đánh giá và đánh giá lâm sàng. Các câu
hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất hiện triệu chứng:
+ 1 điểm: không có hoặc ít thời gian.
+ 2 điểm: đôi khi.
+ 3 điểm: phần lớn thời gian.
+ 4 điểm: hầu hết hoặc tất cả thời gian.
Kết quả được đánh giá:
T < 50%: Không có lo âu bệnh lý.
T > 50%: Có lo âu bệnh lý[42],[43].
- Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety
Inventory): Để đo lường sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu
chứng lo âu hiện tại. Có hai loại phiên bản cho cả người lớn và trẻ em. Công
cụ này là hai bảng tự đánh giá gồm tổng số 40 câu hỏi, mỗi bảng là 20 câu,
người bệnh sẽ tự đánh giá theo các mức độ và được quy ra điểm: 1 điểm, 2
điểm, 3 điểm và 4 điểm. Ở mỗi bảng, số điểm nằm trong khoảng 20-80 điểm,
điểm càng cao thì càng cho thấy sự lo lắng nhiều hơn. Với người lớn, thời


×