Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thông điệp quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 18 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA MARKETING





BÀI TẬP TUẦN 3
MÔN HỌC QUẢNG CÁO – CT3

NHÓM 6:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Đặng Thị Ái Hân
Nguyễn Thị Thủy Anh Tâm
Lê Thị Phụng
Nguyễn Thị Bích Hiền
Nguyễn Thị Thu Hiền
Lê Thị Tường Vi

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018



Phần lý thuyết:


Giải thích các phương pháp trình bày thông điệp quảng cáo.
1. Thông điệp quảng cáo là gì?
Thông điệp quảng cáo là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách
hàng mục tiêu.
2. Phân loại thông điệp quảng cáo: Gồm 4 loại
+ Thông điệp quảng cáo truyền tải khách hàng thông qua hình ảnh.
+ Thông điệp quảng cáo truyền tải khách hàng thông qua âm thanh.
+ Thông điệp quảng cáo truyền tải khách hàng thông qua ngôn ngữ.
+ Thông điệp quảng cáo truyền tải khách hàng thông qua chữ viết, văn bản.
3. Các phương pháp truyền tải thông điệp quảng cáo.
Bất kì một thông điệp quảng cáo nào cũng có thể trình bày theo nhiều phong
cách khác nhau. Theo Julian Simon, có 7 phương pháp trình bày thông điệp, bao
gồm:
 Phương pháp thông tin
 Phương pháp lý lẽ
 Phương pháp khẳng định lặp lại
 Phương pháp mệnh lệnh
 Phương pháp liên tưởng biển tượng
 Phương pháo nêu gương
Một số phương pháp khác:
 Phương pháp hình ảnh hoặc tâm trạng
 Phương pháp trí tưởng tượng
 Phương pháp một mẫu đời thường
 Phương pháp âm nhạc
 Phương pháp chuyên môn kĩ thuật
 Phương pháp bằng chứng khoa học
 Phương pháp thông tin
Theo phương pháp thông tin thì khi truyền tải thông điệp chỉ đưa ra những
thông tin giới thiệu đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ mà không cần một lời đánh giá
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc không đưa ra những lời phê bình nhằm

cạnh tranh.
Phương pháp này nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng muốn tìm kiếm
thông tin để ra quyết định mua hàng.
Phương pháp này đơn giản, thường áp dụng để thông tin giá cả thị trường. Trong
các siêu thị, thông tin được niêm yết hoặc đọc để thông báo giá cả các mặt hàng
trong siêu thị…


Phương pháp này nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng muốn tìm kiếm
thông tin để ra quyết định mua hàng.
Phương pháp này đơn giản, thường áp dụng để thông tin giá cả thị trường.
Trong các siêu thị, thông tin được niêm yết hoặc đọc để thông báo giá cả các mặt
hàng trong siêu thị….
Ngoài ra phương pháp thông tin còn áp dụng cho những sản phẩm, dịch vụ mới
tung ra thị trường (giai đoạn giới thiệu của chu kỳ đời sống sản phẩm) nhằm giới
thiệu đến khách hàng tiềm năng về sự hiện diện của sản phẩm.
Ví dụ: Các mẫu quảng cáo trong siêu thị, trung tâm giáo dục và dạy nghề,
quảng cáo cho các chương trình công ích,…

Ví dụ: Mẫu quảng cáo mới nhất của Omachi được Masan khéo léo thông tin
đến người xem rằng đây là sản phẩm mì làm từ khoai tây nay lại có thêm cây thịt
thật, ăn không sợ nóng và nổi mụn.
+ Phương pháp lý lẽ
Theo phương pháp lý luận, khi truyền tải thông điệp quảng cáo, ngoài các
thuộc tính của sản phẩm, phải kèm theo ý kiến đánh giá các thuộc tính của sản
phẩm.
Phương pháp này áp dụng cho những sản phẩm có tính năng đặc biệt mà nếu
chỉ thông tin thôi thì khách hàng khó mà nhận ra đặc tính lợi ích này.



Ví dụ: Samsung QLED TV, ngoài việc giới thiệu sản phẩm mới, thông điệp còn
lý luận, giải thích về lợi ích của sản phẩm mà chưa có dòng TV nào trên thị trường
đáp ứng được. Cụ thể là nó là sự tích hợp của 1 tỷ sắc màu thật như cuộc sống, sắc
nét từng chi tiết nhỏ nhất nhờ công nghệ HDR 1500 tối ưu làm lay động cảm xúc
của người xem TV nhờ những hình ảnh sống động bật nhất.
+ Phương pháp lôi cuốn tâm lý
Lôi cuốn tâm lý là nói đến xúc cảm, được phân biệt ở sự ít nhấn mạnh về các
thuộc tính sản phẩm thay vào đó là sự nhấn mạnh chủ yếu ở trạng thái, ở bối cảnh
của quảng cáo. Sử dụng cách lôi cuốn tâm lý dựa vào cơ sở cho rằng ảnh hưởng của
quảng cáo đến đối tượng rất có thể thông qua sự lôi cuốn mang tính xúc cảm hơn là
thông qua việc nhấn mạnh và làm nổi bật một cách hợp lý và khách quan các đặc
tính sản phẩm.
Phương pháp này có thể thích hợp cho những sản phẩm ít được quan tâm.
Phương pháp truyền tải thông điệp quảng cáo dựa vào yếu tố tâm lý thường
được áp dụng để quảng cáo khi sử dụng những hình ảnh, âm thanh, màu sắc gây tác
động tâm lý đến người xem, làm cho người xem có cảm giác sợ hải hay vui cười.


Ví dụ: Cảnh gia đình sum vầy hạnh phúc trong quảng cáo Tết Bính Thân của
Neptune thật sự đã chạm đến trái tim của người dân Việt Nam.
Ví dụ: Bảo hiểm Prudential với thông điệp: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn
thấu hiểu”, quảng cáo bột nêm Knorr với thông điệp: “Ngon từ thịt, ngọt từ xương”.
Ví dụ: Hình ảnh trên được cắt từ đoạn phim “Hãy đội mũ bảo hiểm – Đừng
ngụy biện” có độ dài 60 giây do Quỹ Phòng chống Thương vong châu Á kết hợp
cùng Ủy ban ATGT Quốc gia và Nhóm khuyến khích đội mũ bảo hiểm, ngay từ lần
đầu phát sóng (ngày 28/6/2007) đã làm cho khán giả cả nước thực sự phải suy nghĩ
nghiêm túc về hậu quả của việc không sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông.
+ Phương pháp khẳng định lặp đi lặp lại
Phương pháp khẳng định lặp đi, lặp lại là phương pháp truyền tải thông điệp

quảng cáo sản phẩm làm nhập tâm người nghe, người nhìn bằng một giọng điệu,
hình ảnh hay âm thanh cứ lặp đi, lặp lại trong một bản thông điệp quảng cáo, hoặc
phát sóng nhiều lần trong ngày, trong tuần... giúp người xem dễ nhớ về sản phẩm.
Ví dụ: TVC xúc xích SoYumm chỉ dài chưa tới 15 giây mà từ "càng ăn càng
mê" lại được lặp 7 lần nhằm nhấm mạnh đến mức độ thơm ngon của sản phẩm,
khiến người tiêu dùng nhớ rõ thông điệp này.


“Bạn muốn mua ti vi/máy lạnh/tủ lạnh/máy giặt ….đến Điện Máy Xanh… U
wơ U wơ U wơ…” chính là câu hát được lặp đi lặp lại liên tục trong hàng loạt các
TVC cùng campaign của Điện Máy Xanh. Câu hát gây ám ảnh khiến người tiêu
dùng rất dễ ghi nhớ và hoàn toàn tự nhiên khi tiếp nhận thông điệp này.
+ Phương pháp mệnh lệnh:
Phương pháp mệnh lệnh tuyên bố thẳng chuổi hành động hợp lý của đối tượng
được cho là chỉ có hành động và không thắc mắc gì hết. Phương pháp này dùng để
áp dụng trong các chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm hay dịch vụ quen
thuộc để truyền tải thông điệp quảng cáo.
Nói nôm na, phương pháp mệnh lệnh là thông điệp quảng cáo truyền tải mệnh
lệnh đến người tiêu dùng rằng :”Đừng chần chừ, đắn đo gì nữa, hãy mua ngay sản
phẩm”.
Ví dụ: Quảng cáo thuốc trị cảm cúm Tiffy với thông điệp: “Lạnh cảm cúm đã
có Tiffy”, quảng cáo sữa tăng cân: “Bạn muốn tăng cân ư? Hãy dùng Apentant
Weight gain”,....


+ Phương pháp liên tưởng biểu tượng:
Ý nghĩa của thông điệp quảng cáo từ sự liên tưởng với một biểu tượng.
Mục tiêu của phương pháp liên tưởng biểu tượng là làm cho người tiêu dùng
phát sinh các ý tưởng thông qua việc sự dụng biểu tượng. Khi khách hàng bắt gặp
biểu tượng (có thể là một hình ảnh, một con người, một đoạn nhạc…hay bất cứ thứ

gì có thể nhận thức được) sản phẩm hay một số đặc tính liên quan đến sản phẩm sẽ
ăn sâu vào tâm trí của khách hàng (người tiêu dùng).


Ví dụ: chữ M hình cánh cổng màu vàng của Mc Donald’s.


Hoặc như khi nhắc tới hình ảnh con bò vui nhộn người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay
tới quảng cáo của nhãn hàng sữa Vinamilk với 100% làm từ sữa bò tươi nguyên
chất.
+ Phương pháp nêu gương
Phương pháp nêu gương thường được sử dụng để truyền tải thông điệp quảng
cáo. Phương pháp này quảng cáo rất hiệu quả bằng cách đưa ra những nhân vật nổi
tiếng, được công chúng ái mộ để sử dụng sản phẩm đó.
Khách hàng khi sử dụng sản phẩm đó không nhất thiết là vì chất lượng của sản
phẩm đó mà phần lớn “bắt chước” người mình ái mộ đã sử dụng.
Ví dụ: mẫu quảng cáo dao cạo râu Gillette với hình ảnh David Beckham,
C.Ronaldo trong mẫu quảng cáo Nike, Messi trong quảng cáo Adidas.


Như sau khi TVC của Sunsilk được trình chiếu, nhiều người đã mua sản phẩm
này bởi vì họ thích và muốn có mái tóc óng mượt mềm mại và đen nhánh của Hồ
Ngọc Hà.
- Ngoài bảy phương pháp trên, thông điệp quảng cáo có thể trình bày theo
những phương pháp khác, chẳng hạn :
 Hình ảnh hoặc tâm trạng:
Xây dựng một hình ảnh hoặc một tâm trạng khơi gợi quanh sản phẩm chẳng
hạn sự duyên dáng, tình yêu, thanh thản…(không cấn lời nói, không cần giải
thích…).
 Một mẫu đời thường :

Theo phương pháp trình bày này có thể chọn một hoặc hai người đang sử dụng
sản phẩm trong một bối cảnh bình thường. Ví dụ, quảng cáo bia Bến Thành với
nhiều người đang cụng ly chúc mừng chiến thắng.
 Âm nhạc:
Phương pháp trình bày âm nhạc, thơ hoặc vè… thường áp dụng cho một người
hoặc nhiều người cùng hát, vui nhộn liên quan đến một sản phẩm.
 Chuyên môn kỹ thuật:
Mô tả trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhóm thợ hoặc quy trình công nghệ tối
tân của doanh nghiệp.
 Bằng chứng khoa học:
Trình bày bằng chứng khảo sát hoặc bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm
chất lượng cao. Ví dụ, giấy chứng nhận ISO 9000, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn
vệ sinh, an toàn thực phẩm…


II. Phần thực hành
Phân tích tình hình thực tiễn mà các doanh nghiệp sử dụng các phương
pháp trình bày thông điệp quảng cáo gần đây nhất tại thị trường thành phố
HCM và rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, quảng cáo Việt Nam phát triển
mạnh mẽ, với thông điệp truyền thông đầy lôi cuốn, nhiều quảng cáo của các doanh
nghiệp đã đạt được thành tích nổi bật cũng như tạo được hiệu ứng mạnh mẽ từ cộng
đồng. Dưới đây là Top 10 doanh nghiệp có chiến dịch truyền thông hiệu quả nhất
vào tháng 7/2018 theo thống kê của Buzzmetrics:


Có đến 4 chiến dịch đã xuất hiện trong bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns
tháng 06/2018 vẫn còn tiếp tục đạt được chỉ số BSI cao trong tháng 07 như CocaCola – Hứng khởi cùng FIFA World Cup, Biti’s Hunter 2K18 – Chuyến đi của thanh
xuân, Vlive – V Heatbeat và Oppo Find X. Bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns
tháng 07/2018 lần đầu xuất hiện chiến dịch đạt được chỉ số BSI cao nhất từ trước

đến giờ – chuỗi sự kiện “29 tháng 7 Liên Quân Mobile”. Mặt khác, hoạt động quảng
bá cho tòa nhà Landmark81 cũng giúp Vincom thuộc nhóm các thương hiệu có các


hoạt chiến dịch nổi bật trên social media trong 2 tháng liên tiếp. Hai chiến nổi bật
còn lại trong bảng xếp hạng tháng này là Fami – Nhà là nơi thứ tha nhau suốt đời và
viral clip của thương hiệu Dr Care. Cùng điểm qua 4 chiến dịch quảng cáo thành
công nhất vào tháng 7 năm nay:
1.

Garena – 29 tháng 7 Liên Quân Mobile:
 Phương pháp truyền tải thông điệp: thông tin, mệnh lệnh, lặp đi lặp lại
 Thành công của Garena: Chuỗi sự kiện tặng quà 29 tháng 7 “Chơi 1 tí,
tặng quà 1 tỷ” của Liên Quân Mobile nhận được lượng lượng thảo luận
khổng lồ trên social media. Các thảo luận tích cực đến từ việc người dùng
chia sẻ và thể hiện sự thích thú khi tham gia sự kiện; bên cạnh việc có cơ hội
nhận được các giải thưởng và vật phẩm có giá trị; viral clip với sự xuất hiện
của các streamers đình đám như ViruSs, Pew Pew, Misthy… cũng là nội
dung thu hút nhiều sự quan tâm, thảo luận của người dùng trên social media.
Đây không những là chiến dịch đứng đầu bảng xếp hạng BSI Top10
Campaigns tháng 07/2018 mà còn là chiến dịch đạt được chỉ số BSI cao nhất
từ trước đến giờ. Chiến dịch không chỉ đạt được sự tổng hòa mà các yếu tố
tác động đến chỉ số BSI đều đứng đầu so với các chiến dịch khác trong tháng
07/2018.

2. Vingroup – Landmark 81:
 Phương pháp truyền tải thông điệp: thông tin, lý luận, liên tưởng biểu
tượng, nêu gương
 Thành công của Vingroup: Các hoạt động quảng bá, giới thiệu cho “Tòa
nhà cao nhất Việt Nam” Landmark 81 của tập đoàn Vingroup đã thu hút sự

chú ý lớn của cộng đồng mạng và tạo nên lượng thảo luận khổng lồ trên


social media. Ngoài ra, hoạt động quảng bá Landmark 81 còn có lượng
người tham gia thảo luận (Audience Scale) và lượng nội dung tạo ra bởi
người dùng (UGC) cao thứ 2 bảng xếp hạng BSI Top10 Campaigns tháng
07/2018. Bên cạnh các thảo luận tích cực khen tòa nhà đẹp, rủ bạn bè cùng
đến đó vui chơi, mua sắm thì phim ngắn “Giấc mơ của chúng ta” truyền cảm
hứng sống cho người trẻ cũng nhận được đánh giá cao về nội dung hay, cảm
động.


3. Doctor Care – Doctor Care: Bạn đã ngán ngẩm với những quảng cáo “làm
con gái thật tuyệt", vậy thì đoạn quảng cáo trên đã thu hút bạn ngay từ cái
nhìn đầu tiên bởi lối ăn mặc của diễn viên rất hài. Đang câu cá bỗng dưng cả
cô gái và cậu trai lăn đùng ra đất với lý do “mãi không câu được cá để ăn,
con đói quá, ngất” Người xem giật mình hơn khi ông bố lấy ra một miếng
băng vệ sinh ném xuống nước, ngay lập tức nước bị hút sạch, chỉ còn mỗi
con cá ngoi ngóp trên đất. Với câu nói “Đã thấm phải thấm như Doctor
Care” và cách ví von bằng tình huống đầy ấn tượng như vậy chắc chắn đủ để
làm chúng ta bật cười và nhớ mãi tính năng này.

 Phương pháp truyền tải thông điệp: lý luận, lặp đi lặp lại, mệnh lệnh,
tâm lý
 Thành công của Doctor Care: Chiến dịch quảng bá của Doctor Care thông
qua đoạn clip được đăng tải trên các trang fanpage giải trí nổi tiếng, đã giúp
thương hiệu đạt được lượng thảo luận khổng lồ trên social media trong tháng
07/2018; trong đó, lượng người tham gia thảo luận (Audience Scale) cao thứ
3 và lượng UGC cao thứ 4 bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, thương hiệu còn
nhận được các thảo luận tích cực khen đoạn clip quảng cáo và đánh giá cao

chất lượng sản phẩm.
4. Biti’s Hunter – Chuyến đi của thanh xuân: Thương hiệu Biti’s Hunter tiếp
tục xây dựng các chiến dịch xoay quanh ý tưởng “Đi” và trong lần quảng bá
cho dòng sản phẩm Biti’s Hunter 2K18 là “Chuyến đi của thanh xuân”. Phim
ngắn cùng tên được tung ra vào khoảng thời gian cuối tháng 07/2018.



 Phương pháp truyền tải thông điệp: lý luận, biểu tượng nhân cách, nêu
gương.
 Thành công của Biti’s Hunter và bài học kinh nghiệm: Phim ngắn đã thu
hút lượng lớn sự chú ý và quan tâm của cộng đồng mạng; các thảo luận tích
cực xoay quanh việc mong chờ phim được tung ra cùng các thảo luận tích
cực về chất lượng, thiết kế cũng như mong muốn sở hữu những mẫu giày
Biti’s Hunter 2K18. Tuy nhiên, chiến dịch vấp phải những ý kiến tiêu cực –
từ phía người dùng trên social media – không thích cách thương hiệu dùng
hình ảnh những vết sơn trong phim ngắn để truyền tải thông điệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×