Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và theo dõi kết quả điều trị của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi tại bệnh viện tai mũi họng trung ương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 52 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân loại tuổi
Bảng 3.2 Phân loại giới
Bảng 3.3 Phân bố theo thời gian mang bệnh
Bảng 3.4 Lý do bệnh nhân đi khám:
Bảng 3.5 Vị trí của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.6 Hình dạng của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.7 Kích thước của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi:
Bảng 3.8 Mật độ của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi:
Bảng 3.9 Màu sắc của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.10 Tình trạng viêm của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.11 Đặc điểm phim MRI của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.12: Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng
Bảng 3.13 Tính chất dịch trong lòng nang
Bảng 3.14 Kết quả nuôi cấy dịch từ nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.15 Giải phẫu bệnh sau mổ
Bảng 3.16 Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi
Bảng 3.17 Theo dõi kết quả điều trị sau mổ
Bảng 3.18 Tình trạng nang ở vùng đáy lưỡi khi ra viện
Bảng 3.19 Tình trạng sau ra viện 1 tháng
Bảng 3.20 Diễn biến các triệu chứng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs
WHO
gl


HA

Cộng sự
World Health Organization
Giáp – Lưỡi
Huyết áp


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật ống rò giáp lưỡi là một trong những dị tật bẩm sinh vùng cổ phổ biến
trong chuyên ngành tai mũi họng với tỷ lệ lưu hành là 7% dân số [1] [2]. Bệnh
thường gặp ở đối tượng là trẻ em và thường liên quan mật thiết đến quá trình di
chuyển của tuyến giáp thời kỳ bào thai, từ vị trí lỗ tịt ở đỉnh V của lưỡi đến vị trí
bình thường của nó là trước sụn khí quản thứ 2 và thứ 3.
Theo vị trí giải phẫu, u nang rò giáp – lưỡi có thể chia làm 3 thể là thể trên
xương móng, dưới xương móng và nằm trong lưỡi. Trong đó thể lưỡi là một thể
bệnh hiếm gặp và chiếm khoảng 0,6 – 3% [3] trong các dị tật về ống rò giáp lưỡi.
Khi so sánh với các thể khác của dị tật ống rò giáp lưỡi, nang rò giáp lưỡi thể
lưỡi thường không có triệu chứng gì, đặc biệt ở những bệnh nhân là trẻ em. Và
điều này thường dẫn đến bỏ qua chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm với các tổn
thương dạng nang khác ở vùng đáy lưỡi trong quá trình thực hành lâm sàng.
Do tần suất hiếm gặp và sự khó khăn, dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán với các
tổn thương dạng nang khác ở vùng đáy lưỡi như U nang hố lưỡi thanh thiệt, các
nang da – biểu bì, các rò cằm ức, … Cho nên viện điều trị nang rò giáp - lưỡi thể
lưỡi dễ dẫn đến những sai lầm và khiến cho tỷ lệ tái phát sau điều trị còn cao.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về nang và
rò giáp - lưỡi nhưng chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu liên quan
đến các thể hiếm gặp như thể lưỡi. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá những kết quả

điều trị và tỷ lệ tái phát trong u nang và rò giáp lưỡi cũng chỉ mới được nghiên
cứu bước đầu.


5

Do đó chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng và
theo dõi kết quả điều trị của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung Ương năm 2017” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi.
2. Đánh giá kết quả điều trị của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi.


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Thế giới
Năm 1893, lần đầu tiên đã mô tả việc cắt bỏ thân xương móng được đề cập
đến trong phẫu thuật rò giáp – lưỡi bởi Schlange H. và tỷ lệ tái phát lúc này là
20% [4].
Năm 1920, nhờ có những nghiên cứu về phôi thai học cũng như sự di
chuyển và hình thành ống giáp lưỡi của Wenglowski, Sistrunk đã khuyến cáo cắt
bỏ thân xương móng và lấy bỏ đoạn đường rò trên xương móng bằng cách bóc
tách lên trên về phía khối cơ đáy lưỡi [5] [6]. Phương pháp này đã cho hiệu quả
hơn hẳn và trở thành một trong những phẫu thuật được áp dụng rộng rãi trên thế
giới với các dị tật ống giáp lữoi
Năm 1925, Ashurst phát hiện ra có một tỷ lệ nhỏ những đường rò giáp lưỡi
có nguy cơ thoái triển ác tính trở thành ung thư.

Năm 1963 đến năm 1967, Sade và Rose nghiên cứu chi tiết về mổ bệnh học
của u nang và rò giáp lưỡi và đã chứng minh trong khối cơ đáy lưỡi được lấy bỏ
trong phẫu thuật u nang và rò giáp lưỡi thường có từ 1 đến 3 nhánh nhỏ của
đường rò giáp - lưỡi [7].
Năm 1982, AlLard đã tổng kết có 1747 trường hợp u nang và rò giáp - lưỡi
được báo cáo trong y văn thế giới [6].
Năm 2004, theo tạp chí Nhi khoa Quốc tế, các tác giả Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng
minh rằng việc chẩn đoán sai từ đó đưa ra cách thức phẫu thuật không phù hợp là
nguyên nhân hàng đầu và chung nhất dẫn tới sự tái phát. Trong đó u nang giáp


7

lưỡi thể lưỡi rất dễ nhầm với các tổn thương dạng nang khác ở vùng đáy lưỡi và
là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện lại do sự tái
phát.
Năm 2006, Cardesa A và Slootweg P cũng cho rằng có thể gặp tổn thương u
xuất phát từ ống giáp lưỡi (u tuyến tế bào Hurthle hoặc ung thư biểu mô nhú
tuyến giáp) nhưng với tỷ lệ dưới 1% [1].
Như vậy trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về
những bất thường liên quan đến đường rò giáp lưỡi. Tuy nhiên chưa có những
công trình đi sâu vào nghiên cứu một thể lâm sàng cụ thể nào trong đó có thể
lưỡi của nang rò giáp lưỡi – một thể lâm sàng có nhiều sự nhầm lẫn với các tổn
thương dạng nang khác ở vùng đáy lưỡi.
1.1.2 Việt Nam
Năm1981, Giáo sư Nguyễn Vượng có xếp u nang giáp - lưỡi vào nhóm u
nang thật trong phân loại u tuyến giáp. Ông cũng khẳng định phương pháp điều
trị hiệu quả nhất với nhóm tổn thương dạng nang này là phẫu thuật [8]
Năm 2001, tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên đã có những đóng góp quan trọng
trong nghiên cứu đặc điểm bệnh học và điều trị u nang và rò giáp lưỡi trong luận

văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú [9].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Thái cũng đã nghiên cứu về đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u nang giáp lưỡi bằng phẫu thuật
[10].
Năm 2016, tác giả Tạ Phương Thúy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự
tái phát của nang và rò giáp lưỡi có liên quan đến tuổi phẫu thuật dưới 5 tuổi


8

(chiếm 50%) , tình trạng viêm nhiễm trước và sau phẫu thuật cũng như phương
pháp phẫu thuật không cắt thân xương móng (69,4%) [11].
1.2. Mô phôi học tuyến giáp và đường rò giáp lưỡi
1.2.1. Sự phát sinh và hình thành các cung mang
Khoảng tuần thứ 3 của đời sống phôi thai, phôi người hình thành ba lá phôi
là: Ngoại bì (lá phôi ngoài), trung bì (lá phôi giữa) và nội bì (lá phôi trong). Ba lá
phôi này sẽ biệt hóa và tạo ra mầm các cơ quan:
- Ngoại bì: Tạo ra ngoại bì che phủ cơ thể (da và các phần phụ của da); ống
thần kinh, mào thần kinh và các tấm giác quan (tấm thị giác, tấm khứu giác và
tấm thính giác).
- Trung bì tạo ra: Trung mô (nguồn gốc của các mô liên kết, sụn, cơ, xương,
máu, bạch huyết…) và mầm các cơ quan niệu – sinh dục.
- Nội bì tạo ra: Ruột nguyên thủy (nguồn gốc biểu mô phủ các đoạn ống
tiêu hóa và biểu mô các tuyến tiêu hóa như gan, tụy và một số tuyến nước bọt) và
ống thanh khí quản.
Vào khoảng cuối tuần thứ tư, các tế bào mào thần kinh di cư tới thành bên
của ruột họng, đoạn đầu của ruột nguyên thủy và là họng phôi. Ở đó, chúng tạo
thành một mô gọi là ngoại trung mô (trung mô có nguồn gốc từ ngoại bì) rồi
cùng trung mô phát sinh từ trung bì tăng sinh để tạo ra những khối mô gọi là
cung mang, bộ phận này xuất hiện cùng với sự cong gập của gáy, mỗi bên gồm 6

khối mô hay 6 cung mang nằm song song với nhau theo hướng lưng bụng, lồi lên
mặt ngoài phôi và được phủ bởi ngoại bì, đồng thời lồi vào họng phôi được phủ
bởi nội bì)


9

Trung bì tạo nên các cung mang sau này tạo thành các cấu trúc quan trọng
của vùng đầu cổ như xương móng, sụn giáp, sụn nhẫn, … Về sau, cực bụng của
các cung mang đối xứng gắn với nhau và tạo nên vùng mang giữa [9],[12], [13],
[14] .
Vùng mang giữa là nguồn gốc hình thành của ruột - họng, là nơi phát sinh
ra lưỡi, sụn nắp thanh thiệt và đây cũng là nơi phát sinh ra tuyến giáp mà sự di
chuyển của nó tạo ra ống giáp lưỡi [5], [12], [15].

Hình 1.1: Sự phát sinh vùng mang
1.2.2. Mô phôi học và sự di chuyển của tuyến giáp thời kỳ bào thai.


10

Tuyến giáp là tuyến nội tiết xuất hiện sớm nhất trong cơ thể, vào khoảng
ngày thứ 24 sau khi thụ tinh. Sự xuất hiện của tuyến giáp xảy ra trước sự xuất
hiện của lưỡi vài ngày. Mầm tuyến giáp khởi phát từ sự dày lên của nội bì ở giữa
sàn của họng nguyên thuỷ, và ngay sau vị trí tương lai của nụ lưỡi giữa và ngay
trước cầu nối. Đồng thời với sự dày lên này, các tế bào nội bì tự lồng vào trong
về phía bụng của sàn họng để hình thành nên lỗ tịt. Lỗ tịt nằm ở đỉnh rãnh tận
hình chữ V của lưỡi, tức là ranh giới giữa 2/3 trước và 1/3 sau của lưỡi. Lỗ tịt
chính là nguồn gốc xuất hiện của túi tuyến giáp,ban đầu túi tuyến giáp chỉ là một
chỗ lõm nhưng ngay sau đó nó trở nên đặc và bắt đầu phân chia thành hai thuỳ

[16]. Cùng với sự kéo dài của phôi và sự phát triển của lưỡi, cùng với sự đi
xuống của tim và các mạch máu lớn, túi tuyến giáp này vừa tăng sinh vừa được
kéo dài về phía đuôi tới vị trí cuối cùng của nó ở trước sụn khí quản thứ 2 và thứ
3[16].
Trong quá trình di chuyển, tuyến giáp đi qua mô liên kết lỏng lẻo trước
họng và để lại trên đường đi của nó một cái ống gọi là ống giáp - lưỡi [5], [6],
[16]. Lúc đầu, ống giáp - lưỡi đi phía sau cung mang 1 rồi đi phía trước các cấu
trúc của những cung mang tiếp theo như xương móng, màng giáp móng, sụn
giáp.
Khi đi qua cung mang 2, ống giáp - lưỡi đi phía trước phần bụng của xương
móng đang phát triển. Trong quá trình phát triển tự nhiên, xương móng quay về
vị trí trưởng thành của nó và kéo theo cả đường giáp - lưỡi. Do vậy, sau khi từ
trên xuống đi qua mặt trước xương móng, đường giáp - lưỡi lại chạy vòng ra sau
bờ dưới xương móng để bám vào mặt sau của nó. Tại mặt sau xương móng,
đường giáp - lưỡi tạo thành một góc rồi tiếp tục chạy xuống dưới và đi ở phía
trước màng giáp - móng. Do mầm xương móng hợp nhất ở giữa nên đường giáp


11

- lưỡi có thể bị kẹt lại và kết quả là đường giáp - lưỡi có thể nằm trong màng
xương hay thậm chí có thể nằm trong chất xương của thân xương móng [5], [6].
Vào tuần thứ 7, tuyến giáp di chuyển tới vị trí cuối cùng của nó ở phía dưới
sụn giáp, lúc này hai thuỳ phải và trái của tuyến giáp nằm hai bên khí quản và
được nối với nhau bởi eo tuyến giáp nằm trước sụn khí quản thứ 2 và thứ 3.
Cũng trong thời gian này, ống giáp - lưỡi bắt đầu thoái hoá và biến mất [6], [16],
[17].
Đầu dưới cùng của ống giáp - lưỡi có thể tận cùng bằng thùy tháp của tuyến
giáp. Thuỳ tháp nằm ở phần trên của eo tuyến giáp, nó có thể có một hay nhiều
thuỳ và nó phổ biến tới mức người ta coi nó như là sự biến đổi bình thường của

tuyến giáp (theo Moore, thuỳ tháp tồn tại ở 50% người bình thường). Nơi bắt đầu
của ống giáp - lưỡi thì tồn tại như một cái hố tịt nhỏ, đó chính là lỗ tịt ở đỉnh
rãnh chữ V lưỡi [18].

1. Lưỡi

6. Thanh quản

2. Khẩu cái cứng

7. Tuyến giáp

3. Khẩu cái mềm

8. Thùy tháp

4. Lỗ tịt
5. Xương móng

Hình 1.2: Sự di chuyển của tuyến giáp thời kỳ phôi thai
Tóm lại, đặc điểm phôi thai học về sự hình thành và di chuyển của tuyến
giáp giúp ta hiểu được vị trí thông thường của nang rò giáp lưỡi thường nằm ở


12

đường giữa của cơ thể và có thể ở bất kỳ vị trí nào trên đường di chuyển của
tuyến giáp từ nơi bắt đầu là lỗ tịt ở lưỡi cho đến vị trí tận cùng ở thùy tháp của
tuyến giáp. Trong đó nang rò giáp lưỡi thể lưỡi có liên quan mật thiết đến vị trí
của lỗ tịt.

1.2.3. Những bất thường vùng cung mang giữa
1.2.3.1. U nang giáp lưỡi
Thông thường, ống giáp – lưỡi bị thiểu sản và biến mất vào tuần thứ 7 trong
thời kỳ bào thai [6], [18], nhưng đôi khi ống này bị sót lại và tồn tại cả sau khi ra
đời.
Người ta cho rằng sự viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần ở vùng mũi họng
làm cho các hạch bạch huyết kề cận ống giáp – lưỡi bị phản ứng lặp đi lặp lại. Sự
viêm nhiễm này có thể gây kích thích tế bào biểu mô của ống giáp – lưỡi còn sót
lại tăng cường chế tiết. Chất dịch này tích tụ lại và dần phát triển thành u nang
[6].
U nang giáp lưỡi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn là ở trẻ nhỏ.
Rò giáp lưỡi luôn là biểu hiện thứ phát của u nang giáp – lưỡi.
1.2.3.2. Tuyến giáp lạc chỗ
Tuyến giáp lạc chỗ là hậu quả của sự bất thường trong quá trình di chuyển
của mầm tuyến giáp ở thời kỳ bào thai. Theo Allard [6], có 65% đến 75% những
người có tuyến giáp lạc chỗ không có một mô tuyến giáp nào khác, điều đó
chứng tỏ sự di chuyển của tuyến giáp không hoàn thiện đã gây ra sự lạc chỗ này.
Tuyến giáp lạc chỗ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Về giới, trên lâm sàng, tuyến
giáp lạc chỗ thường gặp ở nữ hơn là nam với tỷ lệ 3:1[6]. Nhưng trong những
cuộc khám nghiệm tử thi hàng loạt với số lượng lớn đã cho thấy sự xuất hiện của
tuyến giáp lạc chỗ ở nam và nữ là như nhau. Có thể giải thích tính ưu thế của nữ


13

trên lâm sàng là do sự phình lên của tuyến giáp trong thời kỳ tăng nhu cầu hoóc
– môn như: Lúc dậy thì, có thai, mãn kinh [6].

Hình 1.3: Các vị trí lạc chỗ của tuyến giáp
Tuyến giáp lạc chỗ thường gặp ở lưỡi. Tỷ lệ tuyến giáp lạc chỗ ở lưỡi lớn

hơn tỷ lệ u nang giáp - lưỡi [6]. Rất hiếm khi gặp tuyến giáp lạc chỗ ở phần cao
của cổ (ngang mức trên hoặc dưới xương móng ) do sự đi xuống không hoàn
toàn của tuyến giáp [18].
Tuyến giáp lạc chỗ có thể có chức năng nhưng sự chế tiết của nó thường
không đủ và bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sang và cận lâm sàng của thiểu
năng giáp trạng.
1.2.3.3.

Mô tuyến giáp phụ
Mô tuyến giáp phụ có thể gặp ở lưỡi hoặc ở cổ (phía trên tuyến giáp bình
thường). Mô này có thể có các hoạt động chức năng của tuyến giáp nhưng
thường không đủ để duy trì chức năng bình thường của tuyến nếu tuyến giáp thật
sự bị lấy đi. Mô tuyến giáp phụ có nguồn gốc từ những tế bào tuyến giáp còn sót


14

lại ở đường giáp - lưỡi, nó có thể được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp
lưỡi từ lỗ tịt ở đáy lưỡi tới vị trí thông thường của tuyến giáp ở ngang tầm sụn
khí quản thứ 2 và thứ 3.
1.2.3.4. Các dị tật khác tương tự ở vùng giữa cổ (các dysraphies )
Các dị tật khác ở vùng cổ giữa gây ra do sự vùi vào trong của lá phôi ngoài
(ngoại bì) trong quá trình hàn gắn phía trước của bụng các cung mang 1, 2 và 3
để hình thành đường giữa của cổ.
1.2.3.5. Các nang da và biểu bì.
Trong u nang da có phần phụ của da như nang long, tuyến bã, mầm răng…
màu nang biểu bì không có. Các u nang da và u nang biểu bì thường nằm ở
đường giữa hoặc cạnh đường giữa và nó có thể nằm từ cằm tới hõm ức.
1.2.3.6. Các rò cằm ức:
- Rò cằm ức rất hiếm gặp, do sự sai sót trong việc hình thành dải cằm

móng-vết tích của phần tiếp xúc giữa cung mang 1 với vùng cạnh tim trước khi
đầu phôi ngửa ra sau. Các rò cằm ức thường được phát hiện ngay sau khi sinh.
Rò cằm ức này có thể kết hợp với dải cằm ức được tạo bởi một thừng sợi, dải
cằm ức này thường làm cản trở sự ngửa ra của cổ [19].
1.3.

Đường đi của ống giáp lưỡi.
Bệnh lý đường giáp - lưỡi là loại hay gặp nhất trong các loại sản u phôi

vùng cổ. Nó có hai đặc điểm là nằm ở vùng giữa cổ và gắn với xương móng. Có
hai thành phần cấu thành nên các bệnh lý này, đó là đường giáp - lưỡi và nang
giáp - lưỡi
1.3.1. Đường giáp lưỡi


15

1.Lỗ tịt.
2.Dây chằng trâm móng.
3.Xương móng.
4.Đường giáp lưỡi.
5.Sụn giáp.
6.Thùy giáp.
7.Tuyến giáp.
Hình 1.3: Sơ đồ đường đi của đường giáp lưỡi

1. Xương móng.
2. Đường giáp lưỡi.
3. Màng giáp móng.
4. Sụn giáp.


Hình 1.4: Sơ đồ sự liên quan của đường giáp lưỡi với xương móng và sụn giáp
Đường đi của đường giáp lưỡi bao gồm 2 phần khác nhau:
- Phần trên xương móng: Khởi nguồn từ đỉnh lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi, sau đó
chạy xuống dưới và ra phía trước xương móng, chạy ở mặt trước xương móng
rồi vòng qua bờ dưới để ra mặt sau xương móng, tại đây nó tạo thành một góc
nhọn rồi tiếp tục chạy xuống dưới, ở ngang mức mặt sau thân xương móng nó
gắn rất chặt với màng xương và thậm chí có thể nằm cả trong chất xương.


16

- Phần dưới xương móng: Đường giáp lưỡi tiếp tục chạy xuống dưới và
luôn đi trước màng giáp móng nhưng có thể đi trước, trong hoặc sau các cơ dưới
móng và kết thúc ở thùy tháp của tuyến giáp. Đường giáp lưỡi thường đi ở
đường giữa nhưng đôi khi lệch nhẹ về bên trái [6].
1.3.2. U nang giáp lưỡi

Hình 1.5. Đường giáp lưỡi với các vị trí hay gặp của u nang giáp lưỡi [4]
U nang giáp - lưỡi có thể tồn tại độc lập nhưng thường kết hợp với một cái
ống có lòng hay một thừng sợi.
U nang giáp - lưỡi có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường giáp-lưỡi.
Nó thường nằm sau lớp cân cổ nông và tuỳ vị trí cao hay thấp ở vùng cổ mà nó
luôn nằm trước màng giáp – móng, sụn giáp, màng giáp - nhẫn, sụn nhẫn và các
sụn khí quản.


17

Vỏ nang thường nhẵn, dễ phân biệt với các mô xung quanh. Trong lòng u

nang không có vách ngăn, thường chứa chất dịch nhầy trong nhưng cũng có thể
là dịch mũ hoặc chất bã đậu.
Rò giáp lưỡi là biểu hiện thứ phát của u nang giáp - lưỡi. Tất cả các trường
hợp rò giáp - lưỡi đều có một cái thừng chạy từ lỗ rò ngoài da tới bám vào xương
móng. Thừng có đường kính từ 3 đến 6mm, thừng thường có lòng nhưng đôi khi
lòng của nó đã bị bít lại.
1.4. Đặc điểm lâm sàng của U nang và rò Giáp – Lưỡi.
1.4.1. Dịch tễ học
- 90 % Các trường hợp u nang và rò giáp - lưỡi đều phát hiện ở nhóm trẻ em
dưới 10 tuổi [20].
- Dị tật nang rò giáp lưỡi chiếm đến 70% các tổn thương dạng khối phát
hiện ở vùng cổ [1].
- Bệnh nhân có thể hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng gì trong suốt
cuộc đời của họ cho đến khi các dấu hiệu bệnh lý hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày của họ.
- Những di tích còn sót lại của ống giáp lưỡi có thể gặp ở 7% dân số thế
giới [2].
- Tỷ lệ xuất hiện những tổn thương ác tính liên quan đến U nang và rò giáp
- lưỡi khoảng 1-2 % trong tổng số bệnh nhân có những bất thường liên quan đến
đường rò [21].
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng
1.4.2.1. U nang giáp lưỡi


18

- Cơ năng: triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn và bệnh nhân ít cảm thấy
khó chịu gì. Tuy nhiên khi u nang giáp lưỡi nằm ở vùng lưỡi thì có thể gây cảm
giác nuốt nghẹn, nuốt vướng, thay đổi giọng nói thậm chí khó thở.
- Hình dạng: Thường hình tròn hoặc hình bầu dục theo trục thẳng đứng. Da

ở bề mặt khối u nang không thay đổi màu sắc (trừ ngoại lệ viêm cấp).
- Số lượng: Thường chỉ có 1 khối u nang, rất hiếm trường hợp có từ 2 khối
dọc theo đường đi của đường giáp - lưỡi.
- Kích thước: Thường thay đổi từ 1 đến 5cm, và không bao giờ quá to.
- Mật độ: mềm hoặc căng. Sờ thấy như một bọng nước trượt dưới tay và có
dấu hiệu bập bềnh.
- Vị trí:
+Theo trục ngang: Đại đa số các khối u nang nằm ở đường giữa cổ, nhưng
theo Allard thì có tới 10 – 24% là nằm cạnh đường giữa và thường nằm về bên
trái [6].
+ Theo trục thẳng đứng: Hầu hết các tác giả đều chia thành 4 vị trí [9], [6] :
o Trong lưỡi.
o Trên xương móng (bao gồm cả dưới hàm ).
o Màng giáp móng.
o Thượng ức.
- Sự di động:
+Có thể dễ dàng di động khối u theo chiều ngang của cổ
+ Đặc điểm: U nang giáp - lưỡi có thể di động theo chiều thẳng đứng khi
nuốt hoặc khi thè lưỡi và lúc này thậm chí nó có thể biến mất dưới xương móng
[6], điều này cho thấy rằng u nang giáp lưỡi bám trực tiếp vào xương móng hoặc
thông qua 1 cái thừng dai và chắc mà đôi khi ta có thể sờ được.


19

Trong nang rò giáp lưỡi thể lưỡi, Tại đỉnh V của lưỡi có thể thấy tổn thương
dạng nang, nằm ở chính giữa của vùng hố lưỡi thanh thiệt. Bề mặt nhẵn như đội
niêm mạc lưỡi lên.
Tổn thương u nang giáp lưỡi thường có những đặc điểm khác với u nang hố
lưỡi thanh thiệt khác bởi các đặc điểm:

U nang giáp lưỡi
- Thường nằm ở vị trí đường giữa và
liên quan đến lỗ tịt của lưỡi
- Màu sắc thường hồng nhạt, cùng màu
với niêm mạc của đáy lưỡi
- Mật độ căng chắc của dịch nhầy, di
động hạn chế hơn
- Bên trong thường chứa chất nhày
trong hoặc vàng ánh

U nang hố lưỡi thanh thiệt
- Thường nằm lệch về một bên của lưỡi
- Thường màu trắng dạng nang và có
những vân mạch trên bề mặt
- Mật độ mềm của dịch trong, di động
dễ dàng hơn.
- Bên trong thường chứa dịch loãng
dạng tổ chức bã đậu

Hình ảnh Nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi và U nang hố lưỡi thanh thiệt
1.4.2.2. Rò giáp lưỡi
- Là biểu hiện thứ phát của u nang giáp - lưỡi. Khối u nang thường mất đi sau khi
xuất hiện lỗ rò, hiếm khi cả u nang và rò cùng tồn tại.


20

Rò gồm 2 phần:
- Lỗ rò ngoài da:
+ Vị trí lỗ rò da cũng được xếp theo vị trí của u nang giáp lưỡi.

+ Lỗ rò thường được giới hạn bởi vùng da viêm nề hoặc nằm trên nền 1 sẹo rúm
cũ.
+ Miệng lỗ rò có thể nhìn thấy dễ dàng, nhưng đôi khi nó bị bít tắc bởi tổ chức
viêm nề xung quanh hoặc bởi vảy da.
+ Từ miệng lỗ rò có thể thường xuyên hoặc thinh thoảng rỉ ra vài giọt dịch nhày
trong. Nhiều trường hợp cho thấy có sự liên quan giữa việc tiết dịch và hoạt
động nhai nuốt của bệnh nhân
- Thừng đường rò: Có thể sờ thấy một thừng sợi chạy từ lỗ rò ngoài da tới bám
vào xương móng, chính điều này đã làm cho lỗ rò có thể di động theo nhịp nuốt.
1.4.2.3. Lỗ tịt
Ta có thể dùng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc dùng Optic 70◦ để quan sát
lỗ tịt ở đỉnh V lưỡi nhưng trên thực tế ta ít tìm thấy sự khác thường của nó.
1.4.3. Cận lâm sàng
1.4.3.1. Chọc hút tế bào
- Thường rút ra được chất dịch nhày trong, vô khuẩn. Làm xét nghiệm tế bào học
có thể thấy tế bào biểu mô trụ hô hấp hoặc tế bào vảy biệt hóa [7].
- Đây là 1 phương pháp đơn giản, tuy nhiên nó cũng có thể khởi đầu cho việc bội
nhiễm hoặc tạo lỗ rò thứ phát vì thế nó thường được thực hiện khi đã có ý định
phẫu thuật.
1.4.3.2. Chụp X.quang thường
U nang và rò giáp – lưỡi là tổ chức mềm nên chụp X.quang thường sẽ không
thấy được. Tuy vậy, những trường hợp bị tái phát sau phẫu thuật từ nơi khác đến


21

thì phim X.quang cổ nghiêng có thể giúp ta xác định xem lần trước đã cắt xương
móng hay chưa.
1.4.3.3. Chụp X.quang có cản quang
- Khối u nang và rò giáp – lưỡi có thể nhìn thấy sau khi tiêm chất cản quang,

nhưng việc tiêm này rất đau và khó, hơn nữa chính mũi tiêm này có thể là kích
thích đầu tiên gây viêm nhiễm hoặc tạo lỗ rò. Nếu việc tiêm được thực hiện ngay
trước phẫu thuật thì nó có thể gây khó khăn cho phẫu thuật vì không bảo toàn
được vỏ nang.


22

Hình 1.6 : Hình ảnh X quang có tiêm thuốc cản quang của nang rò giáp lưỡi
- Đối với rò giáp – lưỡi thì việc chụp đường rò dễ dàng hơn, chỉ hơi đau và
có cảm giác vướng nhẹ. Trên phim cổ nghiêng có bơm thuốc cản quang vào
đường rò sẽ ta xác định được sự liên quan của đường rò với xương móng, từ đó
giúp ta có định hướng đúng cho phẫu thuật. Tuy nhiên việc chụp đường rò đôi
khi cũng thất bại vì không xác định đúng lỗ rò, có thể do lỗ rò này lâu ngày
khôngchảy dịch và tạm thời bịt lại hoặc do tổ chức xung quanh bị viêm nề gây
che lấp.
1.4.3.4.

Siêu âm vùng cổ trước
Đây là phương pháp tương đối đơn giản,
nhanh, không gây đau đớn. Siêu âm cho
phép ta xác định vị trí khối u, sự liên của
nó với các cơ quan xung quanh. Hơn nữa,
siêu âm còn giúp đánh giá tuyến giáp với
các đặc điểm như là: Nằm ở phần thấp của

Tuyến giáp

Khí quản


cổ, cách biệt hẳn với khối u nang, có hai
thùy âm đồng nhất nằm ở hai bên khi quản,
được nối với nhau bởi eo nằm phía trước
sụn khi quản thứ 2 và thứ 3; xác định giải
phẫu của các cấu trúc lân cận bình thường.

Trước 1 bệnh nhân có u nang trước cổ mà không có biểu hiện thiểu năng giáp
trạng thì với kết quả siêu âm tuyến giáp bình thường ta có thể loại trừ sự nghi
ngờ về tuyến giáp lạc chỗ.
1.4.3.5. Xạ hình tuyến giáp


23

- Xạ hình tuyến giáp băng I131 ở người lớn và Technestium 99 ở trẻ em
giúp khẳng định hoạt động chức năng của tuyến giáp có bình thường hay không
và nó có nằm đúng vị trí hay không, điều này giúp ta loại trừ được tuyến giáp lạc
chỗ ở những bệnh nhân có u nang giáp – lưỡi.
- Xạ hình tuyến giáp là chỉ định bắt buộc với những bệnh nhân ta nghi ngờ
tuyến giáp lạc chỗ, những bệnh nhân này thường thể hiện tình trạng thiểu năng
giáp trạng trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khi siêu âm phát
hiện ra có sự bất thường trong cấu trúc và vị trí của tuyến giáp.

Hình 1.7 : Hình ảnh xạ hình tuyến giáp ở bệnh nhân có nang rò giáp lưỡi.
1.4.3.6. Chụp cắt lớp vi tính
- Cắt lớp vi tính là một xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán tổn
thương nang rò giáp lưỡi thể lưỡi. Thông thường các đặc điểm của nang rò giáp lưỡi thể lưỡi trên phim CLVT là các khối giảm tỷ trọng nằm trên đường giữa.
Các khối này có bờ nhẵn, rõ nét, và chất dich bên trong có tỷ trọng của dịch.



24

- Thông thường hiếm gặp tổn thương vôi hóa bên trong nang rò giáp - lưỡi
thể lưỡi. Tuy nhiên nếu có hình ảnh vôi hóa cần nghĩ đến các dấu hiệu của một
tổn thương ác tính.

Hình 1.8: Hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân có nang rò giáp lưỡi.
1.4.3.7. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán
xác định nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi.
Đặc điểm của nang rò giáp - lưỡi thể lưỡi trên phim cộng hưởng từ là
nang có bờ rõ, kích thướng thay đổi thường là hình tròn, hoặc hình bầu
dục. Nang có hình ảnh tăng tín hiệu trên xung T2 và giảm tín hiệu trên
xung T1. Sau tiêm đối quang từ, nang không ngấm thuốc.


25

Hình 1.9: Hình ảnh cộng hưởng từ ở bệnh nhân có nang rò giáp lưỡi.
1.4.4. Mô bệnh học
1.4.4.1. U nang giáp – lưỡi
- Nang ống giáp lưỡi thường có đường kính từ 0,5 – 4 cm. Chúng có thể chỉ
có 1 hoặc nhiều nang và thường chứa chất dịch nhầy ở trường hợp không bị
nhiễm khuẩn. Khi bội nhiễm, dịch nang trở thành dịch nhầy – mủ, màu vàng
hoặc nâu sẫm, đôi khi có chứa cholesterol.
- Biểu mô lót vách nang có thể rất khác nhau tùy thuộc từng ca bệnh, thậm
chí có thể trên cùng một mảnh cắt mô bệnh học. Thường gặp nhất là biểu mô trụ
hoặc chuyển tiếp thành biểu mô dạng khối xếp nhiều tầng có hoặc không có lông
chuyển. Ngoài ra lòng nang còn được lót bởi dạng biểu mô khác như biểu mô lát
đơn, biểu mô lát tầng hoặc dạng chuyển tiếp giữa biểu mô lát đơn và biểu mô lát

tầng, nhưng bên cạnh có những nang bị bội nhiễm với lớp biểu mô bị mài mòn
và thay vào đây là tổ chức hạt cùng đại thực bào. Ở những trường hợp này ta khó


×