Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG , cận lâm SÀNG của BỆNH VIÊM DA cơ địa ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG từ năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.36 KB, 57 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM TH LT

ĐặC ĐIểM LÂM SàNG , CậN LÂM SàNG CủA
BệNH VIÊM
DA CƠ ĐịA ở TRẻ EM TạI BệNH VIệN NHI TRUNG
ƯƠNG
Từ NĂM 2019-2020

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1.
2.

PGS.TS. Nguyn Th Diu Thỳy
TS. Lờ Th Thu Hng


H NI - 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM TH LT



ĐặC ĐIểM LÂM SàNG , CậN LÂM SàNG CủA
BệNH VIÊM
DA CƠ ĐịA ở TRẻ EM TạI BệNH VIệN NHI TRUNG
ƯƠNG
Từ NĂM 2019-2020
Chuyờn ngnh : Nhi khoa
Mó s

: 60720135

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
3.
4.

PGS.TS. Nguyn Th Diu Thỳy
TS. Lờ Th Thu Hng


HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VDCĐ

: Viêm da cơ địa

IgE

: Immunoglobulin E


BCAT

: Bạch cầu hạt ưa acid

Th2

: T-cell helper 2

IL-5

: Interleukin -5

NLR

: Neutrophil-lymphocyte ratio ( tỉ lệ bạch cầu trung

tính/lympho)
PLR

: Platelet-lymphocyte ratio (tỉ lệ tiểu cầu/bạch cầu lympho)

MPV

: Mean platelet volume ( thể tích trung bình tiểu cầu)

CTACK

: cutaneous T‐cell‐attracting cytokine

TARC


: thymus and activation regulated chemokine

VMDU

: Viêm mũi dị ứng

BCĐNTT

: Bạch cầu đa nhân trung tính

BCLP

: Bạch cầu lympho

TC

: Tiểu cầu

SD

: Độ lệch chuẩn ( Standard deviation)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm da cơ địa ( atopic dermatitis) hay chàm cơ địa (atopic eczema) là
một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường
khởi phát ở trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản,
viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, viêm da tiếp xúc....[1]
Viêm da cơ địa là bệnh da thường gặp.Trên thế giới, tại các nước phát
triển số bệnh nhân viêm da cơ địa chiếm khoảng 10-30% ở trẻ em và 5-10% ở
trẻ vị thành niên [1] và ngày càng có xu hướng gia tăng.Tại Việt Nam, một số
nghiên cứu tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ bệnh là 26,6% ở trẻ nhũ nhi và
14,19% -16% ở trẻ dưới 5 tuổi [1],[2]. Có tới 90% trẻ nhũ nhi bị viêm da cơ
địa khỏi sau 2 tuổi, nhưng bệnh có thể tiến tiển dai dẳng đến tuổi trưởng thành
gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân của VDCĐ chưa được làm rõ hoàn toàn, và nó được coi là
một bệnh đa yếu tố, với các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan. Cơ chế
bệnh sinh của VDCĐ liên quan đến sự tương tác giữa nhiều yếu tố bao gồm
gen nhạy cảm, yếu tố môi trường, khiếm khuyết hàng rào da và yếu tố miễn
dịch [3]. Trong yếu tố miễn dịch có vai trò của Immunoglobulin E (IgE) huyết
thanh, bạch cầu ái toan máu và một số chỉ số khác. Triệu chứng lâm sàng của
VDCĐ đã rõ và được dùng chủ yếu để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên ngoài những
triệu chứng đó còn rất nhiều đặc điểm lâm sàng ở người bệnh VDCĐ mà có liên
quan đến bệnh cần quan tâm và nghiên cứu, nhất là ở một bệnh lí mà yếu tố cơ
địa giữ vai trò quan trọng. Ngoài ra, mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng cũng là một chủ đề gợi mở cho các nghiên cứu.



8

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu nhằm mô tả các đặc điểm lâm
sang, cận lâm sàng của trẻ VDCĐ và đưa ra các kết quả cho nhóm đối tượng
thuộc khu vực quốc gia tương ứng [4],[5],[6],[10]. Còn về sự liên quan giữa
lâm sàng và cận lâm sàng, mới có các nghiên cứu sâu về một khía cạnh nào
đó như IgE và mức độ trầm trọng của bệnh, IgE và mức độ ngứa.v.v.. [7],[8],
[9],[11]. Tại Việt Nam, trên đối tượng trẻ em, vấn đề nêu trên đã được tìm
hiểu, một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của bệnh VDCĐ tại bệnh viện Da
liễu Hà Nội, một nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với IgE
toàn phần huyết thanh tại bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa.
Nhưng nhìn chung còn nhiều vấn đề chưa được đề cập và chưa có nghiên cứu
nào tại bệnh viện Nhi Trung ương.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung
ương từ năm 2019-2020” với 2 mục tiêu chính:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tại bệnh
viện Nhi Trung ương từ tháng 1/7/2019 đến 1/7/2020.

2.

Mô tả đặc điểm cận lâm sàng và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng
của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ
tháng 1/7/2019 đến 1/7/2020.


9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa
Viêm da cơ địa là tình trạng da bị viêm mạn tính, tái phát và ngứa. Bệnh
thường liên quan tới yếu tố cơ địa, các bệnh dị ứng như hen phế quản, mày
đay, viêm mũi dị ứng v.v… [1]
1.2. Tình hình bệnh viêm da cơ địa
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tình hình, dịch tễ, lâm sàng,
điều trị VDCĐ cũng như nghiên cứu cơ bản để tìm hiểu các yếu tố bệnh sinh
của bệnh VDCĐ. Tình hình VDCĐ trên thế giới cũng như ở Việt nam gần đây
có xu hướng gia tăng [12]. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở mỗi quốc gia, mỗi
vùng lãnh thổ, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường. VDCĐ chiếm tỷ lệ cao
ở các nước công nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế công nghiệp là chủ yếu.
Tỷ lệ viêm da cơ địa trên thế giới ở người lớn cao nhất tới 3% và trẻ em
khoảng 15% - 20% [13]. Năm 2012 trên tạp chí Allergy Asthma Proc,
Daveiga SP công bố tỷ lệ VDCĐ ở cả trẻ em và người lớn chiếm khoảng 120%. Đây là một nghiên cứu ở quy mô lớn gồm 3 giai đoạn với 1 triệu người
ở nhiều quốc gia là đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 3. Báo cáo chỉ ra
rằng tỷ lệ VDCĐ khác nhau ở từng quốc gia, trong đó cao nhất là ở Nigeria,
Anh và New Zealand. Tỷ lệ cao nhất dường như đạt đỉnh ở xung quanh tỷ lệ
khoảng 20% [14]. Một nghiên cứu lớn khác trên 56 nước, 256410 trẻ từ 6-7
tuổi và 458623 trẻ 13-14 tuổi được hoàn thành khảo sát. Kết quả cho thấy tỷ
lệ VDCĐ ở trẻ 6-7 tuổi thấp nhất ở Iran chiếm 2%; cao nhất ở Nhật và Thụy
điển chiếm 16%. Lứa tuổi 13-14 tỷ lệ VDCĐ cao nhất ở Nigeria là 17% còn
thấp nhất ở Albani là 1%. Trong khi đó, Năm 2004, Nnoruka EN nghiên cứu


10

tiến cứu trong 2 năm điều tra tỷ lệ VDCĐ chung ở Nigeria là 8.5%, cao hơn

nhiều so với 15 năm trước đó[15].
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người
lớn mắc VDCĐ. Năm 2007, Hanifin khảo sát 60000 hộ gia đình với 116202
người ở Mỹ bằng bảng câu hỏi cho được kết quả VDCĐ chiếm khoảng
6%[16]. Năm 2010, Spergel công bố nghiên cứu tỷ lệ VDCĐ ở trẻ em Mỹ là
17% trong đó có 65% khởi phát trước 18 tuổi, 30% sau này có biểu hiện bệnh
hen[17]. Eichenfild LF báo cáo tỷ lệ VDCĐ của trẻ em tại Mỹ tăng lên trong
vòng 5 thập kỷ gần đây chiếm từ 10-20% [18]. Trước đó, vào năm 2003, dựa
trên cuộc khảo sát toàn nước Mỹ cho 102353 trẻ em, Shaw TE báo cáo tỷ lệ
chàm/VDCĐ là 10.7%; tỷ lệ khác nhau ở các bang khác nhau khoảng từ 8.718.1%. Gần đây, trên tạp chí Allergy năm 2014, Flohr C cho rằng tỷ lệ VDCĐ
chiếm tới 20% ở trẻ em[19].Tại Đức, Illi Sabina nghiên cứu 1314 trẻ 0-7 tuổi
cho thấy tỷ lệ VDCĐ chiếm tới 21.5% trong số trẻ từ 2 tuổi trở xuống tức là
cứ khoảng 5 trẻ dưới 2 tuổi thì có 1 trẻ bị VDCĐ [20]. Tại Nhật bản tỷ lệ
VDCĐ trẻ em là 12-13% [21],còn một nghiên cứu khác trên trẻ em 3-6 tuổi ở
Thượng hải - Trung quốc cho tỷ lệ VDCĐ là 8.3%.VDCĐ thường khởi phát
trước 6 tháng tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi [22]. Tuy nhiên bệnh cũng có thể
khởi phát ở người trưởng thành. VDCĐ gặp ở cả 2 giới, nam và nữ tương
đương không có sự khác biệt [23][22]. Nghiên cứu cho kết quả ở một số quốc
gia, tỷ lệ VDCĐ ở trẻ em lên đến 20% nhưng cũng khác nhau ở lứa tuổi khác
nhau: lứa tuổi 6-7 tuổi ở Ấn độ tỷ lệ VDCĐ chỉ 0.9% trong khi ở Ecuador lên
đến 22.5%, VDCĐ lứa tuổi 13-14 tuổi ở Trung quốc là 0.2% trong khi ở
Columbia lên đến 24.6% [24].
1.3. Một số đặc điểm dịch tễ học
1.3.1. Về giới


11

VDCĐ gặp ở cả 2 giới nam và nữ. Tỷ lệ giữa nam và nữ khác nhau ở
mỗi nghiên cứu và ở các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu ở Ấn độ: 152 trẻ

dưới 15 tuổi bị viêm da cơ địa trong đó có Nam: 43,2%, Nữ 56,8%, tỷ lệ
nam: nữ là 1:1.3[25], nghiên cứu Ba lan của Adam J. Sybilsk: Nữ nhiều hơn
nam với tỷ lệ: 1: 0.66; [26], một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ
VDCĐ ở nữ nhiều hơn nam [27] nhưng cũng có nghiên cứu lại cho thấy
không có sự khác biệt giữa nam và nữ[28]. Nghiên cứu của AkcayA cũng
thấy nam và nữ tương đương: nam 47,9%, nữ 52,1% [29]Tỷ lệ này dường
như không đồng nhất trong các thiết kế nghiên cứu khác nhau, đối tượng
nghiên cứu, lứa tuổi, địa dư... khác nhau.Đối với các nghiên cứu mẫu lớn,
đại diện cho mọi lứa tuổi, ở nhiều vùng địa dư khác nhau thì tỷ lệ viêm da cơ
địa ở nam và nữ tương đương, không có sự khác biệt.
1.3.2. Về tuổi
Viêm da cơ địa gặp ở mọi lứa tuổi. Từ trẻ sơ sinh cho đến người già đều
có thể mắc bệnh. Lứa tuổi bắt đầu mắc bệnh thường ở trẻ < 6 tháng tuổi (bệnh
khởi phát trong năm đầu chiếm khoảng 60%); phát bệnh < 5 tuổi chiếm khoảng
30% và chỉ khoảng 2% phát bệnh sau 20 tuổi. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ em
khoảng 20% còn ở người lớn chiếm khoảng 1-3%. VDCĐ khác nhau về triệu
chứng lâm sàng, tỷ lệ mắc và thời gian khởi phát ở từng lứa tuổi.
1.3.3. Địa dư
Các nghiên cứu chỉ ra rằng VDCĐ gặp nhiều hơn ở vùng thành thị, vùng
công nghiệp phát triển với sự ảnh hưởng của môi trường, ô nhiễm không khí,
nguồn nước... Ô nhiễm không khí với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng làm cho ô nhiễm không khí thêm trầm trọng làm gia tăng các bệnh dị
ứng trong đó có VDCĐ [30]. Nghiên cứu của Xu F tại Trung Quốc cho tỷ lệ
VDCĐ ở trẻ 3-6 tuổi là 8.3% trong đó nam 8.5% còn nữ 8.2% nhưng tỷ lệ ở
vùng thành phố cao hơn ở nông thôn với tỷ lệ cao nhất ở thành phố là 10.2 %


12

còn nông thôn là 4.6%[31].Trong nghiên cứu tại Ethiopia, Yemaneberhan

H báo cáo tỷ lệ VDCĐ chung tương đối thấp: 1.2% tuy nhiên có sự khác biệt
lớn giữa nông thôn: 0.3% và thành thị: 1.3%.Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ
VDCĐ ở thành thị cao hơn ở nông thôn (1.3% so với 0.3%), còn theo nghiên
cứu của sybilski AJ, tỷ lệ VDCĐ trẻ em nhóm tuổi 6-7 và 13-14 ở thành phố
chiếm 9,6% còn nông thôn chiếm 3,7% [32] tuy nhiên trong nghiên cứu học
sinh 6-7 tuổi ở postorico cho thấy tỷ lệ VDCĐ tới 24,8%, nhưng không có sự
khác biệt giữa các vùng địa lý [28]. Ấn độ: vùng nông thôn chiếm 62.1%,
thành thị chiếm 37,9% [25]. VDCĐ gặp tỷ lệ cao ở các nước công nhiệp phát
triển nhưng gần đây tại các nước đang phát triển, tỷ lệ VDCĐ cũng đang ngày
càng gia tăng.
1.3.4. Về tiền sử bản thân và gia đình
Bản thân trẻ VDCĐ khi còn nhỏ, sau này thường phát triển các triệu
chứng và bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Các triệu chứng
VDCĐ thường có liên quan với bệnh hen và viêm mũi dị ứng[33].Tỷ lệ
VDCĐ kết hợp với viêm mũi dị ứng là 26,17 % và kết hợp với hen là
14,6% [26] thậm chí tới 30% [17]. 47,7% có tiền sử bản thân bị bệnh dị ứng.
Dị ứng thức ăn cũng thường gặp trong VDCĐ, các loại thức ăn hay bị dị ứng
như các loại sữa, trứng, đậu... Trong số các thức ăn gây dị ứng thì trứng, sữa
bò, lạc (đậu phộng) chiếm tỉ lệ cao nhất. Trẻ càng nhỏ thì tỉ lệ dị ứng với thức
ăn càng nhiều hơn so với trẻ lớn.Dị ứng thức ăn chiếm khoảng 30% bệnh
nhân VDCĐ.
Tiền sử gia đình bệnh nhân VDCĐ cũng thường có người bị một trong
các bệnh như viêm mũi dị ứng, VDCĐ, dị ứng với thức ăn, và một số kháng
nguyên. Nghiên cứu ở Nigeria: 41,7% có tiền sử gia đình, trong đó có 16,7%
VDCĐ, 14,6% hen và 2,1% viêm kết mạc dị ứng [32]. Tình trạng dị ứng có
liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ VDCĐ, khoảng 12% trẻ VDCĐ có liên quan đến


13


dị ứng đường hô hấp. Tỷ lệ VDCĐ có dị ứng ở trẻ không có tiền sử gia đình
bị dị ứng hoặc viêm da cơ địa là khoảng 12%, nhưng tỷ lệ dị ứng lên tới 28%
ở trẻ bị VDCĐ mà không có tiền sử gia đình dị ứng, và lên tới 50 % ở trẻ có
VDCĐ đồng thời có tiền sử gia đình dị ứng. Tiền sử gia đình bị chàm, viêm
mũi dị ứng, hen dị ứng... có liên quan chặt chẽ tới bệnh VDCĐ. Trong các
nghiên cứu về tiền sử gia đình bệnh nhân VDCĐ thấy tỷ lệ con bị VDCĐ tới
60% nếu một trong 2 bố mẹ bị VDCĐ và tỷ lệ này lên tới 80% nếu cả hai bố
mẹ đều bị VDCĐ.
1.3.5. Môi trường
Môi trường xung quanh có tác động nhiều đến bệnh viêm da cơ địa. Các
yếu tố như thời tiết, độ ẩm không khí, ô nhiễm môi trường, các dị nguyên, các
vật dụng tiếp xúc xung quanh như quần áo, đồ dùng sinh hoạt có thể kích
thích và gây dị ứng da. Khí hậu khô, lạnh về mùa đông làm cho da bệnh nhân
viêm da cơ địa càng trở nên khô hơn, dễ nứt nẻ, và bội nhiễm. Tỷ lệ VDCĐ
gặp cao ở những nước có khí hậu khô, lạnh. Nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa
dị ứng với các dị nguyên ở môi trường xung quanh như bụi, phấn hoa. Bệnh
nhân cũng có thể dị ứng với thời tiết, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn...môi
trường khói thuốc lá cũng ảnh hưởng đến trẻ VDCĐ, tỷ lệ VDCĐ cao ở trẻ
em có bố mẹ hút thuốc hoặc mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai.
Các vật nuôi, thú nuôi trong nhà có thể ảnh hưởng đến bệnh VDCĐ. Các
dị nguyên có trong không khí thường gặp là phấn hoa, bụi mạt nhà, nấm mốc,
lông thú….Các dị nguyên này thường ảnh hưởng lên VDCĐ ở trẻ em hơn ở người
lớn.Các loại lông súc vật có thể kích ứng da hoặc gây phản ứng dị ứng, có thể kích
hoạt hoặc làm vượng bệnh VDCĐ. Mạt bụi nhà là loài hay gây dị ứng cho da và là
nguyên nhân hàng đầu kích hoạt hoặc làm vượng bệnh.
Khi trẻ mới sinh ra, pH trên bề mặt da gần như trung tính (pH 6,5). Khi
lớn lên, pH chuyển dần về hướng axit (pH từ 5,4-5,9). Tiếp xúc với xà bông


14


và các chất tẩy rửa sẽ làm tăng pH của bề mặt da từ 5,5 đến 7,5 hoặc cao hơn.
pH tăng sẽ kích thích hoạt động của proteases sẽ phá hủy men ức chế
proteases như Cystatin A làm phá hủy các cầu nối gian bào dẫn đến tổn
thương thêm hàng rào bảo vệ da, làm tăng sự mất nước qua da và tạo điều
kiện thuận lợi cho các dị nguyên xâm nhập vào da để gây kích hoạt phản ứng
viêm tạo thương tổn VDCĐ.
1.3.6. Yếu tố tâm lý, thần kinh
VDCĐ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress, mất ngủ...
Các yếu tố tâm lý có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh hoặc cũng có
thể là yếu tố kích hoạt bệnh VDCĐ.Cho đến nay, cơ chế chính xác về sự
tương tác giữa hệ thống thần kinh và hệ thống miễn dịch của da vẫn chưa
được sáng tỏ. Tuy nhiên, người ta thấy có sự liên quan giữa các peptid thần
kinh như calcitonin gene-related peptid (CGRP) đến ảnh hưởng của trình diện
kháng nguyên trên tế bào Langerhan, từ đó ảnh hưởng đến quá trình viêm trên
bệnh nhân VDCĐ.
1.4. Căn nguyên và sinh bệnh học
Căn sinh bệnh học của bệnh phức tạp, trong đó yếu tố gen và rối loạn
miễn dịch đóng vai trò quan trọng [1],[36].
-Sự thay đổi về gen làm thay đổi chức năng của hàng rào bảo vệ da,tạo
điều kiện cho các tác nhân gây bệnh ở môi trường dễ xâm nhập và gây bệnh.
- Rối loạn miễn dịch:
+ Phản ứng bất thường qua trung gian IgE ( type I).
+Phản ứng bất thường qua trung gian tế bào (type II).
- Một số yếu tố liên quan :
+ Dị nguyên trong không khí (mạt bụi nhà, lông chó và mèo, mốc, phấn hoa)
+ Thức ăn (đặc biệt sữa bò, trứng, lạc (đậu phộng), hạt điều...


15


+ Các tác nhân nhiễm trùng
+ Các dị nguyên gây dị ứng do tiếp xúc
+ Các bệnh mạn tính kèm theo
1.5. Triệu chứng của viêm da cơ địa
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa khác nhau tùy theo từng lứa tuổi.
Bệnh diễn biến mạn tính xen kẽ với những giai đoạn bùng phát.
- Triệu chứng thường gặp :
+ Đỏ da
+ Mụn nước
+ Sẩn, dày da
+ Vảy da
+ Vảy tiết
- Triệu chứng khác :
+ Dày sừng nang lông tập trung ở cánh tay, đùi và má
+ Da vảy cá, vảy phấn trắng allba
+Nếp dưới mi mắt Dennie-Morgan
+ Mặt nhợt hoặc đỏ
+ Dày chỉ lòng bàn tay, viêm da bàn tay, bàn chân không đặc hiệu
+ Bệnh eczema hình đồng xu
+ Chứng da vẽ nổi trắng
-Triệu chứng cơ năng : ngứa


16

Hình 1.1.Hình ảnh nếp gấp Dennie - Morgan
1.5.1.1. Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi
-Tổn thương thường cấp tính : đỏ da, ngứa, xuất hiện nhiều mụn nước

nông, tập trung thành từng đám, dập vỡ, rỉ nước.
-Vị trí thường gặp : hai má, trán, cằm, mặt duỗi các chi hoặc khi trẻ biết
bò có thể tổn thương ở đầu gối.
-Tiến triển : 90% khỏi sau 2 tuổi.
1.5.1.2. Viêm da cơ địa ở trẻ em
- Thường là viêm da bán cấp và mạn tính.
- Chuyển từ giai đoạn tuổi nhũ nhi sang giai đoạn từ 3 tuổi và kéo dài
đến tuổi dậy thì.
-Tổn thương là các sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày, thâm, lichen
hóa, ngứa.
-Các vị trí thường gặp nhất là các nếp gấp như khoeo, khuỷu tay, cổ tay,
cổ chân, cổ.
1.5.1.3. Viêm da cơ địa ở người lớn
- Tổn thương da mạn tính, triệu chứng lâm sàng giống với viêm da cơ
địa ở trẻ em.
-Vị trí tổn thương tương tự viêm da cơ địa ở trẻ em, chủ yếu ở vùng nếp
gấp, có thể lan ra toàn thân.
-Biểu hiện khô, dày da (lichen hóa).


17

Hình 1.2. Biểu hiện bệnh thay đổi theo tuổi
1.5.2. Cận lâm sàng trong VDCĐ.
Xét nghiệm cận lâm sàng không đặc hiệu trong bệnh VDCĐ.
- Định lượng IgE toàn phần: IgE tăng cao ở 80 % số bệnh nhân VDCĐ
và càng cao nếu VDCĐ càng nặng, mức IgE ở bệnh nhân VDCĐ cao hơn ở
hen và viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên ở 20 % số bệnh nhân VDCĐ vẫn có mức
IgE bình thường. IgE tăng cao không phải là yếu tố cơ bản trong sinh bệnh
học của AD.

- Số lượng tuyệt đối BC ái toan: thường tăng trong VDCĐ.
- Test áp da: xác định yếu tố gây dị ứng làm khởi phát bệnh.
- Xét nghiệm tìm dị ứng nguyên huyết thanh (Radioallergosorbent test
– RAST): phát hiện sự hiện diện của IgE đặc hiệu với kháng nguyên trong
ống nghiệm
- Mô bệnh học : lớp biểu bì (thượng bì) có xốp bào xen kẽ với hiện
tượng á sừng; trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng
bào, có thể có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trường hợp lichen hóa có
hiện tượng tăng sản lớp biểu bì.
1.5.2.1. IgE và viêm da cơ địa.


Cấu trúc phân tử của IgE


18

Globulin miễn dịch E (IgE) là một loại kháng thể chỉ có ở động vật có vú
và là một trong năm isotypes globulin miễn dịch của người là IgG, IgA, IgM,
IgD và IgE. Tất cả các globulin miễn dịch đều gồm hai chuỗi nhẹ và hai chuỗi
nặng gần giống nhau. Các chuỗi nặng khác biệt các isotypes globulin miễn
dịch khác nhau. Chuỗi nặng trong IgE là epsilon. IgE là một monomer và bao
gồm bốn khu vực liên tục trong tương phản với globulin miễn dịch khác mà
chỉ chứa ba vùng không đổi. Do khu vực này thêm, khối lượng phân tử của
IgE là 190 kDa so với 150 kDa của IgG.
C-epsilon-2 miền liên tục là duy nhất để IgE, trong khi khu vực Cepsilon-3 gắn với thu nhập thấp và có ái lực cao thụ thể IgE. Đáng chú ý, các
anti-IgE kháng thể đơn dòng omalizumab cũng liên kết với các khu vực Cepsilon-3, vì vậy các ràng buộc của omalizumab đến IgE giảm số lượng "miễn
phí" IgE có sẵn cho những tế bào thụ thể mang IgE, kể cả tế bào mast và
basophils (Hình 4) [34].


Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của IgE


Sự tổng hợp IgE
Kháng thể IgE được tổng hợp bởi các tương bào (còn gọi là tế bào
plasma). Những tế bào này được lập trình để tổng hợp ra immunoglobulin M
(IgM) theo mặc định, nhưng trải qua "sự chuyển đổi isotype" (isotypeswitching) để sản xuất ra immunoglobulin E (IgE) với các đặc tính kháng


19

nguyên theo những điều kiện cụ thể. Quá trình này đòi hỏi những tương tác bề
mặt tế bào giữa các tế bào lympho B và lympho T, cũng như các yếu tố hòa
tan từ các loại tế bào khác nhau [34]. Trong quá trình chuyển đổi isotype,
DNA của bộ gen của tương bào được cắt (spliced) và ghép (rejoined) trong
quá trình tái tổ hợp chuyển đổi lớp từ lớp IgM thành lớp IgE [34].


Chức năng của IgE
IgE có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ký
sinh trùng, đặc biệt là những bệnh gây ra bởi giun và một số động vật nguyên
sinh. Tuy nhiên, một phần do sự dư thừa của hệ thống miễn dịch, các mức độ
thấp hoặc vắng mặt của IgE làm cho những người này không dễ bị nhiễm các
bệnh ký sinh trùng nặng.
IgE đóng một vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các bệnh dị ứng,
đặc biệt là trong sự hoạt hóa các tế bào mast, tế bào basophil và trong sự trình
diện kháng nguyên.
Mặc dù nó chưa được hoàn toàn sáng tỏ, IgE có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc ghi nhận hệ thống miễn dịch của bệnh ung thư [35],
trong đó IgE có khả năng kích thích một phản ứng độc tế bào mạnh để chống

lại các tế bào thể hiện một lượng nhỏ các dấu ấn ung thư sớm.
IgE không đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống
lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vì nó không kích hoạt bổ thể hoặc tham gia
vào sự ẩm bào[34].



Gía trị tham chiếu của IgE
- Nồng độ IgE ở người khỏe mạnh, không bị dị ứng tăng dần theo tuổi, cao
nhất ở trẻ em lứa tuổi 10-15, rồi giảm dần ở tuổi trưởng thành [37]. Giá trị ngường
của IgE huyết tương đo theo phương pháp Miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA)
trên máy xét nghiệm miễn dịch Elecsys và Cobas e, được chỉ ra ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Giá trị tham chiếu của nồng độ IgE huyết tương
(Martins TB, 2014 )


20

Tuổi

IgE (IU/mL)

N

6-12 tháng

2-34

52


1-2 tuổi

2-97

147

3 tuổi

2-199

77

4-6 tuổi

2-307

247

7-8 tuổi

2-403

123

9-12 tuổi

2-696

276


13-15 tuổi

2-629

251

16-17 tuổi

2-537

144

≥ 18 tuổi
2-214
121
-Theo thử nghiệm Microwell, nồng độ IgE huyết thanh bình thường khác
nhau ở các nhóm tuổi khác nhau thể hiện trong bảng sau
Bảng 1.2. Nồng độ IgE toàn phần huyết thanh ở các
nhóm tuổi khác nhau



Gía trị cắt tối ưu của IgE trong một số nghiên cứu
Một nghiên cứu trên 1321 trẻ em châu Á tại Đài Loan trong độ tuổi 5-18
tuổi đã đánh giá về IgE toàn phần và cụ thể theo ImmunoCAP và Phadiatop
Infant. Kết quả cho thấy :Tổng IgE huyết thanh phân biệt trẻ em châu Á có và
không có dị ứng độc lập với các triệu chứng dị ứng, với mức cắt tối ưu là 77,7
kU / L. Nghiên cứu xác nhận không đủ độ chính xác chẩn đoán của toàn bộ
IgE để phát hiện các bệnh dị ứng, nhưng tổng mức IgE thấp có thể giúp loại
trừ các bệnh dị ứng [38].



21

Các nghiên cứu khác :
( Nếu lấy IgE theo giá trị cắt thì dựa vào đó sẽ chia thành hai nhóm : IgE
thấp và cao)
1.5.2.2. Bạch cầu ái toan và viêm da cơ địa
Các dữ kiện cho thấy bạch cầu hạt ưa acid (BCAT) và protein của nó
lắng đọng trong các tổn thương da của bệnh nhân VDCĐ. Điều này được giải
thích là do sự hoạt hóa tế bào T-cell helper 2 (Th2) gây giải phóng
interleukin-5 (IL-5), từ đó thu hút BCAT, gây tăng BCAT trong máu và đến vị
trí tổn thương [39],[41]
Tăng bạch cầu ái toan được định nghĩa là sự gia tăng số lượng bạch cầu
ái toan trong máu ngoại vi. Giới hạn trên bình thường khoảng 0.6 × 10⁹/L
(600/microlit), nhưng thấp hơn (khoảng 0.4 × 10⁹/L [400/microlit]) trừ những
người bị dị ứng nhẹ. Không có sự khác biệt sắc tộc trong trường hợp số lượng
bạch cầu ái toan bình thường và trường hợp tăng bạch cầu ái toan không do
sinh lý [40].
Không có bất kỳ định nghĩa chính xác nào cho các thuật ngữ
eosinophilia và hypereosinophilia. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu ái toan càng
cao, thì càng cần xác định nguyên nhân, đầu tiên là do bệnh tiềm ẩn có thể
cần điều trị đặc hiệu, và thứ hai là vì tăng bạch cầu ái toan có thể dẫn đến tổn
thương mô, có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu bạch cầu ái toan bị hoạt hóa
mạnh, có thể gây tổn thương mô do giải phóng các enzym, protein độc tế bào
và cytokine [40].
1.5.2.3. Một số chỉ số cận lâm sàng khác
VDCĐ với hiện tượng viêm cục bộ quan sát trên da, xảy ra do sự tương
tác phức tạp giữa khiếm khuyết hàng rào trên da, phản ứng miễn dịch bất



22

thường và các yếu tố kích hoạt, có vai trò chính trong sinh bệnh học của viêm
da dị ứng.
Mặc dù đáp ứng miễn dịch loại Th2 chiếm ưu thế trong viêm da dị ứng,
các nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của tình trạng viêm trong đó Th1,
Th17 / 23, Th22 và các tế bào bạch huyết bẩm sinh cũng là yếu tố gây bệnh.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong tài liệu đã báo cáo sự
hiện diện của viêm toàn thân trong viêm da dị ứng cùng với viêm cục bộ. Nó
đã được báo cáo rằng khiếm khuyết hàng rào da trong viêm da dị ứng có thể
gây ra dị ứng không đồng nhất. Tình trạng này, bắt đầu với khiếm khuyết rào
cản và tiến triển với viêm ở đường hô hấp, có thể là một bằng chứng cho viêm
hệ thống trong viêm da dị ứng. Mặc dù mối quan hệ nguyên nhân và hiệu quả
này là không thể tranh cãi, các bệnh đi kèm như rối loạn tim mạch và thần
kinh được báo cáo đi kèm với viêm da dị ứng đã được đề xuất là bằng chứng
của sự hiện diện của viêm hệ thống trong viêm da dị ứng cùng với viêm tại
chỗ. Ngoài ra, các khuyết tật hàng rào da ở da không liên quan có thể là thứ
phát sau viêm hệ thống.
Viêm da dị ứng được phân loại là ngoại sinh với sự gia tăng của IgE toàn
phần, IgE cụ thể và dị ứng gia đình, và nếu không có, thì nó được phân loại là
viêm da dị ứng nội tại. Trong số hai bệnh viêm da cơ địa này, nó đã được
chứng minh rằng có sự khác biệt giữa các tế bào viêm và cytokine. Phản ứng
viêm loại Th2 chiếm ưu thế ở cả nhóm viêm da dị ứng bên ngoài và bên
trong. Tuy nhiên, sự kích hoạt mạnh mẽ của Th17 và 22 chỉ được quan sát
thấy trong nhóm nội tại.
Viêm là một quá trình sinh học bảo vệ cơ thể và cả hai tế bào trong tuần
hoàn máu, như bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho và tiểu



23

cầu, và các tế bào nội mô và biểu mô trong các mô hoạt động hợp tác. Tỷ lệ
bạch cầu trung tính- lympho (NLR), tỷ lệ tiểu cầu- lympho (PLR) và thể tích
trung bình tiểu cầu (MPV) là các chỉ số của viêm hệ thống cận lâm sàng. So
với các thông số máu khác, NLR và PLR ổn định hơn vì chúng ít bị ảnh
hưởng bởi mất nước, quá nước và các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm.Viêm
cũng xuất hiện trong sinh bệnh học của một số bệnh được xác định là không
viêm. Có những nghiên cứu báo cáo về mối quan hệ giữa tăng giá trị NLR,
PLR và MPV trong các bệnh này và tiên lượng của chúng (ví dụ như các loại
ung thư khác nhau; các bệnh thần kinh như đa xơ cứng và bệnh Parkinson,
các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, hội chứng mạch vành cấp tính
và nhồi máu cơ tim; các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm
da dị ứng và đái tháo đường).
Một số nghiên cứu tiến hành trên trẻ em báo cáo rằng giá trị NLR, PLR
và MPV cao hơn ở trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng so
với trẻ bình thường. Nó đã được nhấn mạnh rằng điều này có thể chỉ ra sự
hiện diện của viêm hệ thống trong các bệnh này và mối liên quan của chúng
với mức độ nghiêm trọng của bệnh. [42].
1.6. Chẩn đoán
1.6.1. Chẩn đoán xác định
Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da cơ địa. Hiện nay, Hội Da liễu
Việt Nam khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika
(1980). Để chẩn đoán viêm da cơ địa cần có ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + ít
nhất 3 tiêu chuẩn phụ
-Bốn tiêu chuẩn chính:
1.Ngứa
2.Viêm da mạn tính và tái phát



24

3.Hình thái và vị trí tổn thương điển hình
-Trẻ em: chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi
-Trẻ lớn và người lớn: dày da, lichen vùng nếp gấp
4.Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng như hen phế quản,
viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa
-Các tiêu chuẩn phụ
1. Khô da
2. Viêm môi
3. Đục thủy tinh thể
4. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát
5. Mặt : đỏ, tái
6. Dị ứng thức ăn
7. Chàm ở bàn tay
8. IgE tăng
9. Phản ứng da tức thì type I dương tính
10.Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát
11. Ngứa khi ra mồ hôi
12. Vảy phấn trắng
13. Chứng vẽ nổi
14. Gíac mạc hình chóp
15.Các tổn thương khác giống dày sừng nang lông
16.Tuổi phát bệnh sớm
17.Chàm núm vú
18.Nếp dưới mắt Diennie- Morgan
19. Quầng thâm quanh mắt
20.Dày sừng quanh nang lông
21.Tiến triển bệnh có ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và tinh thần
22.Không chịu được len và chất hòa tan mỡ



25

23.Nếp lằn cổ trước
1.6.2. Chẩn đoán các giai đoạn của viêm da cơ địa
- Giai đoạn cấp tính : Có một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Ngứa nhiều
+ Đỏ nhiều
+ Phù nề nhiều
+ Rỉ dịch nhiều
- Giai đoạn bán cấp : Ngứa, đỏ da, chảy dịch ít hoặc không chảy dịch,
vảy tiết
- Giai đoạn mạn tính:
+ Ngứa
+ Dày da (lichen hóa chủ yếu ở nếp gấp)
+ Tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm
1.6.3. Chẩn đoán mức độ bệnh
Bảng 1.3. Phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa theo
Rajka và cộng sự năm 1989
1.
a.

Mức độ
Trẻ em và người lớn
-Dưới 9% diện tích cơ thể
- Nằm giữa điểm 1 và 3
- Trên 36% diện tích cơ thể
b. Trẻ nhũ nhi
-Dưới 18% diện tích cơ thể

-Nằm giữa điểm 1 và 3
-Trên 54% diện tích cơ thể

1
2
3
1
2
3


×