Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT nối THÔNG túi lệ mũi QUA ĐƯỜNG NGOÀI TRONG điều TRỊ tắc ỐNG lệ mũi SAU CHẤN THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.75 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THANH SƠN

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI QUA
ĐƯỜNG NGOÀI TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC ỐNG LỆ MŨI
SAU CHẤN THƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI THANH SƠN

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI QUA
ĐƯỜNG NGOÀI TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC ỐNG LỆ MŨI
SAU CHẤN THƯƠNG
Chuyên ngành: Nhãn khoa
Mã số: 62725601


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUỐC ANH

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Giải phẫu lệ đạo........................................................................................3
1.2. Tắc ống lệ mũi mắc phải..........................................................................3
1.2.1. Đại cương............................................................................................3
1.2.2. Phân loại..............................................................................................3
1.2.3. Lâm sàng.............................................................................................3
1.2.4. Các nghiệm pháp chẩn đoán................................................................3
1.3. Phẫu thuật điều trị tắc ống lệ mũi.............................................................3
1.3.1. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi..................................3
1.3.2. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài hay đường rạch da.3
1.3.3. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi với các trường hợp sau chấn thương.3
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................4
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................4
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu................................................................4
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................5
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................5
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................5
2.3.4. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu.........................................................5
2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu...........................................................6
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................................8

2.5. Xử lý và phân tích số liệu.........................................................................9


2.6. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................9
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................11
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu....................................................................11
3.2. Kết quả phẫu thuật..................................................................................14
3.2.1. Kết quả giải phẫu...............................................................................14
3.2.2. Kết quả chức năng.............................................................................14
3.2.3. Kết quả chung....................................................................................15
3.2.4. Biến chứng........................................................................................15
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật..........................................16
Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................17
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu..............................................................11
Bảng 3.2. Giới tính của nhóm nghiên cứu.......................................................11
Bảng 3.3. Mắt phẫu thuật................................................................................11
Bảng 3.4. Nguyên nhân chấn thương..............................................................12
Bảng 3.5. Thời gian bị bệnh............................................................................12
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng.......................................................................12
Bảng 3.7. Mức độ chảy nước mắt...................................................................13
Bảng 3.8. Số lần bơm thông lệ đạo trước phẫu thuật......................................13
Bảng 3.9. Tình trạng túi lệ...............................................................................13
Bảng 3.10. Tổn thương phối hợp.....................................................................14
Bảng 3.11. Kết quả giải phẫu..........................................................................14

Bảng 3.12. Kết quả chức năng........................................................................14
Bảng 3.13. Kết quả chung...............................................................................15
Bảng 3.14. Biến chứng trong phẫu thuật.........................................................15
Bảng 3.15. Biến chứng sau phẫu thuật............................................................15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc lệ đạo là một bệnh thường gặp trong nhãn khoa. Tắc lệ đạo có thể
xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ điểm lệ, lệ quản, túi lệ đến ống lệ mũi. Có thể chia
thành 2 nhóm chính là tắc lệ đạo bẩm sinh và mắc phải. Tỷ lệ mắc trung bình
hàng năm của nhóm tắc lệ đạo mắc phải là 30,47/100000 dân, trong đó tắc
ống lệ mũi chiếm đa số (62,7%) với tỷ lệ mắc là 20,24/100000 dân . Trên lâm
sàng, tắc ống lệ mũi mắc phải lại chia thành tắc ống lệ mũi nguyên phát và tắc
ống lệ mũi thứ phát do các nguyên nhân như cơ học, viêm, nhiễm trùng, u hay
chấn thương. Trong đó, tắc ống lệ mũi sau chấn thương đang ngày càng trở
nên phổ biến và được quan tâm hơn do tổn thương phức tạp và khó khăn
trong điều trị. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới (chiếm 68%-78,6%), lứa tuổi
thanh niên với độ tuổi trung bình từ 26,4-31,5. Nguyên nhân chủ yếu gây
chấn thương là tai nạn giao thông (chiếm từ 52,5%-71,4%) ,,. Ngoài ra phẫu
thuật giảm áp hốc mắt, các phẫu thuật vùng mũi xoang, đặc biệt là nội soi mũi
xoang cũng có thể gây tắc ống lệ mũi . Chẩn đoán bệnh dựa chủ yếu vào lâm
sàng với tiền sử chấn thương liên quan, triệu chứng chảy nước mắt kéo dài và
kết quả bơm lệ đạo có điểm chạm cứng và nước trào ngược qua điểm lệ đối
bên.
Về điều trị, phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài hay đường
rạch da vẫn được coi là chuẩn vàng trong điều trị tắc ống lệ mũi mắc phải.
Đây là một phương pháp có tỷ lệ thành công cao trên 90%, thời gian theo dõi
ngắn, tỷ lệ biến chứng và chi phí thấp cũng như mức độ hài lòng của bệnh

nhân cao . Phẫu thuật được thực hiện lần đầu tiên bởi Addeo Toti (1904) và
cho đến nay đã có nhiều biến đổi để nâng cao tỷ lệ thành công cũng như giảm
thiểu nguy cơ thất bại và biến chứng sau mổ . Trong tắc ống lệ mũi sau chấn
thương, do sự biến đổi về các mốc giải phẫu sau chấn thương cũng như các


2

phẫu thuật chỉnh hình xương trước đó, phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua
đường ngoài thường được ưu tiên thực hiện hơn so với các phẫu thuật qua
đường mũi. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt gây nên bởi chấn thương nên kỹ
thuật thực hiện có những điểm khác biệt so với phẫu thuật nối thông lệ mũi
thông thường ,. Tỷ lệ thành công được báo cáo theo các tác giả trên thế giới
như: Hurwitz và Rutherford (1986) 88,5% , Wallan và Rose (1994) 75% ,
Tarbet và Custer (1995) 91% , Kashkouli và cộng sự (2003) 92,8% ,
Mukherje (2013) 96% .
Ở Việt Nam, phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài vẫn là sự
lựa chọn hàng đầu trong điều trị tắc ống lệ mũi nói chung và tắc ống lệ mũi
sau chấn thương nói riêng. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Đông (1996) báo cáo
6 trường hợp tắc ống lệ mũi sau chấn thương với tỷ lệ thành công đạt được
sau phẫu thuật là 4/6 trường hợp (67%) . Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên
cứu riêng biệt nào đánh giá về phẫu thuật nối thông túi lệ mũi trên nhóm bệnh
lý này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật
nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài trong điều trị tắc ống lệ mũi sau
chấn thương” với mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài
trong điều trị tắc ống lệ mũi sau chấn thương tại bệnh viện Mắt Trung Ương
9/2017-9/2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu lệ đạo
1.1.1. Điểm lệ
1.1.2. Lệ quản
1.1.3. Túi lệ
1.1.4. Ống lệ mũi
1.1.5. Mạch máu và thần kinh
1.2. Tắc ống lệ mũi mắc phải
1.2.1. Đại cương
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1. Tắc ống lệ mũi mắc phải nguyên phát
1.2.2.2. Tắc ống lệ mũi mắc phải thứ phát
1.2.2.3. Tắc ống lệ mũi sau chấn thương
1.2.3. Lâm sàng
1.2.3.1. Triệu chứng cơ năng
1.2.3.2. Triệu chứng thực thể
1.2.4. Các nghiệm pháp chẩn đoán
1.2.4.1. Bơm lệ đạo
1.2.4.2. Test làm sạch thuốc nhuộm Fluorescein
1.2.4.3. Test nhuộm màu Jones
1.3. Phẫu thuật điều trị tắc ống lệ mũi
1.3.1. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi
1.3.2. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài hay đường rạch da
1.3.3. Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi với các trường hợp sau chấn thương



4

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán tắc ống lệ mũi sau chấn thương đến
khám và điều trị tại bệnh viện Mắt Trung ương từ 9/2017 – 9/2018.

2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Tiền sử chấn thương vùng hàm mặt liên quan, bao gồm cả các phẫu
thuật vùng mũi xoang.
- Chảy nước mắt liên tục, kéo dài có thể kèm theo chảy mủ nhầy.
- Bơm thông lệ đạo có điểm chạm cứng, bơm nước trào qua điểm lệ bên
đối diện, có thể kèm theo mủ nhầy.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán tắc ống lệ mũi sau chấn thương theo các
tiêu chuẩn chẩn đoán.
- Bệnh nhân đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nặng (tăng huyết áp, đái tháo đường
không kiểm soát…), các bệnh lý rối loạn về đông cầm máu.
- Bệnh lý gây ảnh hưởng chức năng nước mắt như viêm bờ mi, khô mắt,
các nguyên nhân gây chảy nước mắt do tăng tiết như viêm nhiễm bán phần
trước, các nguyên nhân gây suy giảm chức năng bơm nước mắt như tổn
thương cơ vòng ổ mắt.
- Tắc lệ quản nặng, không thể thông nong trước phẫu thuật.



5

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian dự kiến nghiên cứu: 9/2017 – 9/2018.
- Địa điểm dự kiến nghiên cứu: khoa Chấn thương, bệnh viện Mắt Trung
ương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu can thiệp, thử nghiệm lâm sàng không
có nhóm chứng.

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Trong đó:
n là cỡ mẫu nghiên cứu.
α là mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05.
Z1-α/2 : giá trị Z thu được từ bảng tương ứng với α. Z1-α/2 = 1,96.
p: tỷ lệ thành công của phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường ngoài
được lấy theo nghiên cứu của Mukherje (2013) với p = 0,96.
ε: khoảng sai lệch tương đối mong muốn. Chọn ε = 0,07.
Thay vào công thức trên ta có n ≈ 32,67, như vậy dự kiến lựa chọn tổi
thiểu 33 mắt trong nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Lấy mẫu thuận tiện. Lần lượt lựa chọn tất cả các bệnh nhân thỏa mãn
đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không thỏa mãn tiêu chuẩn loại trừ đến khi đủ
số lượng mẫu cần thiết.



6

2.3.4. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh án nghiên cứu (trong phần phụ lục).
- Phương tiện sử dụng trong thăm khám bệnh nhân bao gồm: bảng đo thị
lực Snellen, hộp kính, nhãn áp kế Maclakop, sinh hiển vi đèn khe, bộ dụng cụ
bơm thông lệ đạo.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nối thông túi lệ mũi, chỉ tự tiêu, chỉ nylon 6/0,
ống silicon.

2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu
 Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn
 Hỏi và khám bệnh theo mẫu bệnh án nghiên cứu
Hỏi bệnh bao gồm lý do vào viện, diễn biến các triệu chứng, các lần
khám xử trí trước đây, chú ý khai thác tiền sử chấn thương liên quan bao gồm
cả các phẫu thuật vùng mũi xoang.
Khám lâm sàng bao gồm phần khám chức năng (thị lực, nhãn áp),
khám hệ thống lệ đạo, kết quả bơm thông lệ đạo, khám đánh giá tình trạng
nhãn cầu.
 Tiến hành phẫu thuật
Quy trình phẫu thuật
Vô cảm
Gây tê tại điểm thần kinh trên hố điểm thần kinh dưới hốc mắt bằng
thuốc tê như lidocaine 2%.
Gây tê niêm mạc mũi bằng cách đặt gạc có thấm thuốc tê niêm mạc và
thuốc co mạch (adrenalin hoặc epinephrin).
Gây mê nếu người bệnh là trẻ nhỏ hoặc người bệnh kém hợp tác.
Kỹ thuật



7

Rạch da: đường rạch cách góc trong 5 - 8mm, dài 10 - 15mm. Đường
rạch đi hơi cong ra phía ngoài, theo hướng bờ cong của hốc mắt: 1/3 trên của
đường rạch ở phía trên góc trong mắt, 2/3 dưới ở phía dưới góc trong mắt (vị
trí dây chằng mi trong).
Tách tổ chức dưới da, cơ quanh hốc mắt để bộc lộ dây chằng mi trong.
Cắt dây chằng mi trong sát chỗ bám với mào lệ trước.
Rạch màng xương dọc theo mào lệ trước. Tách màng xương, về phía
sống mũi, tạo vạt màng xương. Tách túi lệ khỏi máng lệ.
Cắt phần xương lệ bằng kìm gặm xương hoặc khoan, tạo cửa sổ xương
sang mũi. Thì này cần lưu ý để tránh làm rách niêm mạc mũi. Đường kính cửa
sổ xương từ 8 -10mm.
Mở túi lệ theo chiều dọc (trên-dưới) để tạo nên 2 vạt trước và sau.
Rạch dọc niêm mạc mũi (ở diện cửa sổ xương), tạo nên 2 vạt trước sau.
Khâu nối vạt sau của niêm mạc mũi với niêm mạc túi lệ bằng chỉ tự
tiêu 5-0.
Đặt ống silicon qua 2 lệ quản, miệng nối xuống khoang mũi (nếu lệ
quản thông tốt thì có thể không cần dùng ống silicon).
Đặt gạc mũi (có mỡ kháng sinh) để đảm bảo cầm máu miệng nối.
Khâu nối vạt trước của túi lệ với vạt trước của niêm mạc mũi bằng chỉ
tự tiêu.
Khâu phục hồi dây chằng mi trong, phần mềm. Khâu vết rạch da bằng
chỉ 6-0.
Tra thuốc, băng mắt.
Chăm sóc sau phẫu thuật


8


Bệnh nhân được tra thuốc kháng sinh + chống viêm (dung dịch
Maxitrol), dung dịch dưỡng mắt (sanlein 0,1%) tại mắt và mỡ maxitrol tại vết
mổ. Kháng sinh uống trong 7-10 ngày. Chỉ cắt sau 1 tuần. Ống silicon được
rút sau 3 tháng.
 Đánh giá sau phẫu thuật
Bệnh nhân được hẹn khám lại và đánh giá theo mẫu bệnh án nghiên
cứu vào các thời điểm sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.

2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
 Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
- Tuổi của nhóm bệnh nhân tại thời điểm phẫu thuật.
- Giới: nam, nữ.
- Mắt phẫu thuật: phải, trái.
- Thời gian bị bệnh tính theo tháng.
- Triệu chứng cơ năng: chảy nước mắt, chảy mủ.
- Mức độ chảy nước mắt: 4 độ theo phân độ Munk.
- Nguyên nhân chấn thương: tai nạn giao thông, sinh hoạt, lao động,
phẫu thuật liên quan…
- Số lần bơm thông lệ đạo trước đây.
- Tình trạng túi lệ: giãn, không giãn.
- Tổn thương phối hợp: gãy xương, tắc hẹp lệ quản, chấn thương mi
mắt…
 Kết quả phẫu thuật
 Kết quả giải phẫu
- Thông tốt: bơm lệ đạo nước thoát tốt xuống miệng.


9

- Thông kém: bơm lệ đạo nước thoát ít, có thể kèm trào ngược.

- Không thông: bơm lệ đạo nước không thoát xuống miệng.

 Kết quả chức năng
- Cải thiện tốt: hết chảy nước mắt hoặc chảy nước mắt ít dưới 2 lần/ngày.
- Cải thiện một phần: giảm so với trước phẫu thuật nhưng còn chảy nước
mắt ≥ 2 lần/ngày.
- Không cải thiện: chảy nước mắt không giảm hoặc tăng lên.
 Kết quả phẫu thuật chung
- Tốt: lệ đạo thông tốt, cải thiện về mặt chức năng.
- Trung bình: lệ đạo thông tốt, cải thiện một phần chức năng.
- Kém: lệ đạo thông kém hoặc không thông, chức năng không cải thiện.
Kết quả tốt và trung bình được đánh giá là thành công, kết quả kém là
thất bại về mặt phẫu thuật.
 Biến chứng
- Biến chứng trong mổ: chảy máu mạch góc, chảy máu xương xốp, chảy
máu niêm mạc mũi, túi lệ, rách mủn niêm mạc mũi túi lệ.
- Biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng, sẹo xấu, biến chứng liên
quan đến ống silicon (rách điểm lệ, kích thích kết mạc, giác mạc, tăng sinh
hạt, viêm lệ đạo).

2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích theo chương trình SPSS phiên bản 16.0.
Các test thống kê được sử dụng là t-test cho các biến định lượng, khi bình
phương (χ2) cho các biến định tính. Kết quả có ý nghĩa thống kê khi giá trị
của p nhỏ hơn 0,05.


10

2.6. Đạo đức nghiên cứu

Trước khi tiến hành thu thập thông tin, phải có sự đồng ý của đối tượng
nghiên cứu, bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu một cách tự nguyện.
Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, được tư vấn
và điều trị như mọi bệnh nhân khác. Các thông tin cá nhân, riêng tư của bệnh
nhân được đảm bảo giữ kín bí mật.
Việc thực hiện nghiên cứu này đã được thông qua bởi Hội đồng đạo
đức, trường Đại học Y Hà Nội.


11

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu
Tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lê

(n)

(%)

Tuổi trung
bình

Tổng


3.1.2. Giới
Bảng 3.2. Giới tính của nhóm nghiên cứu
Giới

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)

Nam
Nữ
Tổng

3.1.3. Mắt phẫu thuật
Bảng 3.3. Mắt phẫu thuật
Mắt phẫu thuật

Số bệnh nhân (n)

Phải
Trái
Tổng

3.1.4. Nguyên nhân chấn thương
Bảng 3.4. Nguyên nhân chấn thương

Tỉ lệ (%)


12


Nguyên nhân chấn thương

Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Tổng

3.1.5. Thời gian bị bệnh
Bảng 3.5. Thời gian bị bệnh
Thời gian bị bệnh

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)

Tổng

3.1.6. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng
Chảy nước mắt
Chảy nước mắt + mủ
Tổng


Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)


13

3.1.7. Mức độ chảy nước mắt
Bảng 3.7. Mức độ chảy nước mắt
Mức độ chảy nước mắt

Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Tổng

3.1.8. Tình hình bơm thông lệ đạo
Bảng 3.8. Số lần bơm thông lệ đạo trước phẫu thuật
Số lần bơm thông lệ
đạo trước phẫu thuật


Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Tổng

3.1.9. Tình trạng túi lệ
Bảng 3.9. Tình trạng túi lệ
Tình trạng túi lệ

Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Giãn
Không giãn
Tổng

3.1.10. Tổn thương phối hợp
Bảng 3.10. Tổn thương phối hợp
Tổn thương phối hợp


Số bệnh nhân

Tỉ lệ


14

(n)

(%)

Tổng

3.2. Kết quả phẫu thuật
3.2.1. Kết quả giải phẫu
Bảng 3.11. Kết quả giải phẫu
Kết quả giải phẫu

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)

Thông tốt
Thông kém
Không thông
Tổng

3.2.2. Kết quả chức năng
Bảng 3.12. Kết quả chức năng
Kết quả chức năng


Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)

Cải thiện
Cải thiện một phần
Không cải thiện
Tổng

3.2.3. Kết quả chung
Bảng 3.13. Kết quả chung
Kết quả chung
Tốt
Trung bình
Kém

Số bệnh nhân (n)

Tỉ lệ (%)


15

Tổng

3.2.4. Biến chứng
3.2.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật
Bảng 3.14. Biến chứng trong phẫu thuật
Biến chứng trong phẫu

thuật

Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Tổng

3.2.4.2. Biến chứng sau phẫu thuật
Bảng 3.15. Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sau phẫu
thuật

Số bệnh nhân

Tỉ lệ

(n)

(%)

Tổng

3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
3.3.1. Tuổi
3.3.2. Nguyên nhân chấn thương

3.3.3. Thời gian bị bệnh
3.3.4. Mức độ chảy nước mắt trước phẫu thuật
3.3.5. Tình hình bơm thông lệ đạo trước phẫu thuật
3.3.6. Tình trạng túi lệ


16

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Dự kiến bàn luận theo mục tiêu và kết quả nghiên cứu.


17

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Dự kiến kết luận theo mục tiêu và kết quả nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Woog J.J (2007). The incidence of symptomatic acquired lacrimal
outflow obstruction among residents of Olmsted County, Minnesota,
1976–2000 (an American Ophthalmological Society thesis), Trans Am
Ophthalmol Soc, 105, 649-666.

2.

Ali M.J., Gupta H., Honavar S.G et al (2012). Acquired Nasolacrimal

Duct Obstructions Secondary to Naso-orbito-ethmoidal Fractures:
Patterns and Outcomes, Ophthal Plast Reconstr Surg, 28, 242-245.

3.

Mukherjee B. and Dhobekar M. (2013). Traumatic nasolacrimal duct
obstruction: clinical profile, management, and outcome, Eur J
Ophthalmol, 23(5), 615-622.

4.

Uzun F., Karaca E.E, Konuk O (2016). Surgical management of
traumatic nasolacrimal duct obstruction, Eur J Ophthalmol, 26(6), 517519.

5.

Bartley G.B (1993). Acquired lacrimal drainage obstruction: an etiologic
classification system, case reports and a review of the literature, Part 3.
Ophthal Plast Reconstr Surg, 9(1), 11-26.

6.

Tarbet K. and Custer P.L. (1995). External Dacryocystorhinostomy:
Surgical

Success,

Patient

Satisfaction,


and

Economic

Cost,

Ophthalmology, 102(7), 1065-1070.
7.

Yakopson

V.S,

Flanagan

J.C,

Ahn

D.

et

al

(2011).

Dacryocystorhinostomy: History, evolution and future directions, Saudi
Journal of Ophthalmology, 25, 37-49.

8.

Gruss J.S, Hurwitz J.J, Nik N.A et al (1985). The pattern and incidence
of nasolacrimal injury in naso-orbital-ethmoid fractures: the role of


delayed assessment and dacryocystorhinostomy, Br J Plast Surg, 38,
116-121.
9.

Becelli R, Renzi G., Mannino G. et al (2004). Posttraumatic obstruction
of lacrimal pathways: a retrospective analysis of 58 consecutive nasoorbitalethmoid fractures, J Craniofac Surg, 15, 29-33.

10. Hurwitz J.J and Rutherford S. (1984). Computerized survey of lacrimal
surgery patients, Ophthalmology, 93(1), 14-19.
11. Walland M.J and Rose G.E (1994). Factors affecting the success rate of
open lacrimal surgery, Br J Ophthalmol, 74, 888-891.
12. Kashkouli M.B, Parvaresh M.M, Modarreszadeh M. et al (2003). Factors
affecting the success of external dacryocystorhinostomy, Orbit, 22(4),
247-255.
13. Phạm Ngọc Đông (1996). Nghiên cứu phẫu thụât nối thông túi lệ mũi
cải tiến, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.


PHỤ LỤC: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Bộ y tế

Số bệnh án

Viện Mắt Trung Ương


Bệnh án nghiên cứu
A. Hành chính
Họ và tên: ……………………………………….Tuổi:……Giới: Nam □ Nữ □
Nghề nghiệp:…………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………………………………...
Khi cần báo tin:………………………………………………………………...
Vào viện: ngày…….tháng…….năm………
Ra viện: ngày…….tháng…….năm………
B. Chuyên môn
I. Lý do vào viện
MP: Chảy nước mắt □ Chảy mủ nhầy □
MT: Chảy nước mắt □ Chảy mủ nhầy □
II. Bệnh sử
Thời gian bị bệnh: …………………………….
Phân độ Munk: Độ 0 □

Độ 1 □ Độ 2 □

Độ 3□

Độ 4 □

Số lần bơm thông trước:……………………….
Tiền sử chấn thương: TNGT □ TNSH □ TNLĐ □ Khác □……………….
Triệu chứng khác: ……………………………………………………………...
III. Khám bệnh
Toàn thân:………………………………………………………………………



×