Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NHẬN xét tỷ lệ hội CHỨNG CHUYỂN hóa ở PHỤ nữ TIỀN mãn KINHVÀ một số yếu tố LIÊN QUAN tại KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO yêu cầu BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.81 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM THANH VN

NHậN XéT Tỷ Lệ HộI CHứNG CHUYểN HóA
ở PHụ Nữ TIềN MãN KINH Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN TạI KHOA KHáM CHữA BệNH THEO
YÊU CầU
BệNH VIệN BạCH MAI

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI - 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

PHM THANH VN

NHậN XéT Tỷ Lệ HộI CHứNG CHUYểN HóA
ở PHụ Nữ TIềN MãN KINH Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN TạI KHOA KHáM CHữA BệNH THEO
YÊU CầU


BệNH VIệN BạCH MAI
Chuyờn ngnh

: Ni khoa

Mó s

:

CNG LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC
PGS.TS TRUNG QUN

H NI 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACTH

: Adenocorticotrophic Hormon: Hormon hướng thượng thận

BMI

: (Body mass index) Chỉ số khối cơ thể

ĐTĐ

: Đái tháo đường

FSH


: Follicle Stimulating Hormon: Hormon kích thích buồng
trứng

HCCH

: Hội chứng chuyển hóa

IDF

: International Diabetes Federation: Liên đoàn đái tháo
đường thế giới

LH

: Luteinizing Hormon: Hormon hoàng thể

MK

: Mãn kinh

NCEP ATP III: National Cholesterol Educated Program Adult Treatment
Panel: Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol –
Hướng dẫn điều trị cho người trưởng thành
RLCN

: Rối loạn chức năng

TMK


: Tiền mãn kinh

WHO

: World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới

TNF-α

: Tumor Necrosis Factor α: Yếu tố gây hoại tử mô α

LDL-C

: Low Density Lipoprotein – Cholesterol: Cholesterol trọng
lượng phân tử thấp

HDL-C

: High Density Lipoprotein – Cholesterol: Cholesterol trọng
lượng phân tử thấp


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng chuyển hóa là nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm béo phì,
rối loạn chuyển hóa glucose, kháng insulin, tăng huyết áp và các rối loạn
chuyển hóa lipid máu, tương tác theo nhiều cơ chế phức tạp làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường typ2, ung thư, rối loạn nhận thức… gây
những tổn thất lớn về mặt kinh tế xã hội và được coi là đại dịch toàn cầu.
Mặc dù cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng nhưng tình trạng béo bụng và
kháng insulin được chứng minh là nguyên nhân chính. Ước khoảng 20-25%
người trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển hóa. [] Họ có nguy cơ
mắc đái tháo đường, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, nguy cơ đột quị, tử vong
tăng lên so với người không bị hội chứng chuyển hóa. Tỷ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa phụ thuộc vào tuổi, giới.
Mặt khác, tiền mãn kinh là giai đoạn phụ nữ chuyển từ thời kì sinh đẻ
sang thời kì mãn kinh, tuyệt kinh do sự thoái triển theo tuổi phần cao cấp của
hệ thần kinh trung ương, hypothalamus. Đây là tình trạng sinh lý bình
thường của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên các triệu chứng về tim mạch,
thần kinh, xương khớp ... phản ánh những nguy cơ sức khỏe nhất định đối
với không ít phụ nữ trải qua giai đoạn này, đặc biệt là các nguy cơ về hội
chứng chuyển hóa.
Tiếp cận điều trị hội chứng chuyển hóa là chúng ta can thiệp vào giai
đoạn sớm, nhằm hạn chế tỉ lệ mắc các bệnh đái tháo đường và tim mạch. Các
phương pháp điều trị gồm có việc thay đổi lối sống là nền tảng quan trọng và
điều trị bằng các phương pháp vật lý, điều trị bằng hormon. Muốn can thiệp
hiệu quả chúng ta cần nắm rõ các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở
phụ nữ tiền mãn kinh, tuy nhiên các nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa


6

chưa được tập trung nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nhận xét tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh và một số

yếu tố liên quan tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện
Bạch Mai” với mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh đến
khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ
tiền mãn kinh đến khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
bệnh viện Bạch Mai.


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.1.1. Lịch sử hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là hội chứng X hay hội chứng
rối loạn chuyển hóa do Reaven đề xuất lần đầu tiên vào năm 1988 bao gồm
kháng insulin, tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp. Hội chứng
này được công nhận và có mã số bệnh trong phân loại bệnh quốc tế (ICD-9)
là 277.7 với tên gọi hội chứng rối loạn chuyển hóa.[]
1.1.2. Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của Tổ chức y tế
thế giới (WHO)
Năm 1998 Tổ chức y tế thế giới (WHO) là tổ chức đầu tiên đưa ra
tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh
vai trò của kháng insulin. Chẩn đoán xác định khi có tiêu chí chính là một
trong các dấu hiệu của kháng insulin, kèm theo 2 trong số các yếu tố nguy cơ
(tiêu chí phụ).
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của WHO

Tiêu chí chính: có kháng Insulin


Đái tháo đường typ2



Tăng đường máu lúc đói ≥ 5.6 mmol/l (100 mg/dL)



Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nồng độ glucose 2h sau khi
uống 75g glucose là 7.6-11 mmol/l (140-199 mg/dL)


8



Ngưỡng thu nạp glucose nhỏ hơn tứ phân vị nhỏ nhất của quần
thể bình thường khi làm nghiệm pháp kẹp bình đường tăng
insulin máu (nếu nồng độ glucose máu lúc đói bình thường)

Các tiêu chí phụ


Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg




Hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg



Hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp



Nồng độ triglycerid máu lúc đói ≥ 1.7 mmol/l



Nồng độ HDL-C: Nam ≥ 0.9 mmol/l
Nữ ≥ 1.0 mmol/l



BMI ≥ 30 kg/m2



Và/hoặc Tỉ lệ bụng / hông ≥ 0.9 ở nam, hoặc ≥ 0.85 ở nữ



Microalbumin niệu ≥ 20 mcg/phút hoặc albumin/creatinin niệu
≥ 30 mg/g

Chẩn đoán HCCH khi có ít nhất 1 tiêu chí chính + 2 tiêu chí phụ
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa của NCEP/ATP III

HCCH được chẩn đoán khi có 3 tiêu chuẩn sau :


Béo bụng trung tâm , được xác định bằng vòng eo >102 cm
( > 40 inch) đối với nam, hoặc > 88cm ( > 35 inch ) đối với nữ.



Triglycerides máu 150 mg/dL > ( 1.70 mmol/L ) và / hoặc
HDL - cholesteron < 40 mg/dL ( < 1.04 mmol/L ) đối với nam,
hoặc < 50 mg/dL ( < 1.3 mmol/L ) đối với nữ.



Bất dung nạp Glucose : Đường huyết lúc đói > 110 mg/dL
( > 6.1 mmol/L ).


9

1.1.3. Sinh lý bệnh hội chứng chuyển hóa
Tần suất của HCCH đã và đang gia tăng song song với sự gia tăng số
lượng người thừa cân, béo phì và đái tháo đường. Theo Ford ES , Giles WH,
Dietz WH , tần suất của HCCH là 24 % trong cộng đồng (nếu định nghĩa theo
NCEP ATP III) và nó gia tăng theo tuổi với khoảng 40 % dân số trên 50 tuổi ở
Hoa Kỳ và gần 30 % dân số > 50 tuổi ở Châu Âu.[]
Ở Đông Nam Á , theo MetgS JB, mặc dù chỉ số BMI thường thấp hơn ở
phương Tây nhưng tần suất của HCCH cũng đang tăng đáng kể. Ngay từ 1986
báo cáo kỹ thuật số 841 của WHO đã khuyến cáo là không thể hoàn toàn giải
thích bệnh mạch vành tăng cao ở Đông Nam Á bằng những yếu tố

cũ mà phải xét đến yếu tố di truyền với đề kháng Insulin và

nguy cơ
môi

trường.
HCCH là do sự tác động qua lại giữa gen và lối sống và được biểu hiện
khi những người vốn đã có yếu tố di truyền bắt đầu mập lên; có khoảng
20 - 40 % hoặc hơn nữa dân chúng các nước đều có yếu tố di truyền tiềm ẩn.[]
Các bất thường về chuyển hoá khi kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy
tình trạng sinh xơ vữa rất mạnh dẫn đến hình thành và phát triển các mảng
vữa xơ trong lòng mạch từ đó gây nên những biến cố tim mạch. Đề kháng
Insulin / tăng Insulin và giảm chuyển hóa glucose có tương quan với sự xuất
hiện các thành phần của HCCH ngay cả khi không có đái tháo đường.
1.1.4. Hội chứng chuyển hóa và các bệnh liên quan
1.1.4.1. Bệnh tim mạch
Hội chứng chuyển hoá liên quan đến nguy cơ tim mạch, sự hiện diện
của HCCH thường kết hợp với sự gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành,
nhồi máu cơ tim và đột quỵ.


10

G.J L/Italien theo dõi 5 năm trên 6.447 nam giới thấy tỉ lệ các
tai biến tim mạch là 12.6 % ở đối tượng có HCCH (khi có từ 3 trong số các
tiêu chuẩn sau: BMI >30 kg/m2, Triglycerid >150mg/dL, HDL < 40mg/L,
HA >130/85 mmHg , đường huyết lúc > 110mg/dL) và 7.3 % ở đối tượng
không có HCCH ( p < 0.0001). Tác giả nhấn mạnh sự can thiệp vào yếu tố
nguy cơ nào của HCCH cũng đều mang lại lợi ích cho bệnh nhân.[]
Nghiên cứu quốc gia giai đoạn III về dinh dưỡng và sức khoẻ của

Hoa Kỳ (NHANES III) cũng kết luận bản thân HCCH và từng thành phần của
HCCH đều là yếu tố nguy cơ độc lập có ý nghĩa đối với nhồi máu cơ tim và
đột quỵ trừ béo phì, trong đó yếu tố béo phì có liên quan đến nhiều
thành phần khác của HCCH.[]
1.1.4.2. Bệnh đái tháo đường typ2
Thừa cân và béo phì thường liên quan đến kháng Insulin và HCCH.
Tuy nhiên béo phì thể bụng có tương quan cao với các yếu tố nguy cơ rối loạn
chuyển hoá hơn là sự gia tăng chỉ số BMI; vì thế chỉ số vòng eo được NCEP
ATP III sử dụng như là tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán HCCH. Mỡ
bụng không chỉ là nơi dự trữ Triglyceride mà còn là cơ quan nội tiết, vì ngày
càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng phóng thích một số Hormon như
TNF-α và Interleukin-6 có liên quan đến kháng Insulin.
Tăng Triglycerid thường gặp ở HCCH và nó liên quan đến các yếu tố
gây xơ vữa động mạch như tăng Lipoprotein giàu triglycerid, Tăng LDL-C
nhỏ đậm đặc gây xơ vữa và giảm HDL-C.
1.2. MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH
1.2.1. Định nghĩa, chẩn đoán
Mãn kinh là sự ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu
kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh bình thường xảy ra ở lứa tuổi từ 45-55.


11

Tiền mãn kinh xảy ra lúc trên /dưới 40 tuổi. Mãn kinh trước tuổi 40 là
mãn kinh sớm, sau tuổi 55 là mãn kinh muộn.
Chẩn đoán dựa trên cơ sở rối laonj chu kì kinh nguyệt dần dần đưa đến
hết kinh ở tuổi 45-55 sau khi đã loại trừ nguyên nhân khác làm rối loạn mất
kinh (u tử cung, u tuyến yên v.v…) và các triệu chứng lâm sàng.
1.2.2. Cơ chế sinh lý bệnh của mãn kinh và tiền mãn kinh
Mãn kinh xảy ra trước hết do những biến đổi theo tuồi ở các trung tâm

trong hypothalamus, đưa đến rối loạn có tính chất chu kì của cường độ tiết các
hormon hướng sinh dục của tuyến yên FSH và LH. Ở thời điểm bắt đầu mãn
kinh, các hormon hướng sinh dục thường xuyên tăng tiết và oestrogen thường
xuyên giảm tiết, trong đó nồng độ FSH được xác định thường tăng tiết đã 6
tháng trước khi ngừng kinh nguyệt. Cùng với tình trạng này, buồng trứng mất
chức năng khi nguồn nang trứng cạn dần và mất nhạy cảm với hormon hướng
sinh dục, hệ thống tuyến sinh dục cũng teo rõ.
1.2.3. Các giai đoạn phát triển của mãn kinh
Mãn kinh chia ra 3 giai đoạn:
-

Giai đoạn I: chuyển dần từ chu kì kinh có rụng trứng sang chu kì
kinh không rụng trứng. Thời kì này có giảm chức năng thể vàng nên
oestrogen tăng tương đối. Rối loạn kinh nguyệt thường biểu hiện đa
dạng như: vòng kinh không rụng trứng đều đặn, vòng kinh thưa.

-

Giai đoạn II: hết kinh, nhưng oestrogen vẫn còn tăng tương đối, dẫn
chuyển sang giai đoạn oestrogen.

-

Giai đoạn III: buồng trứng giảm tiết oestrogen dẫn đến teo hệ thống
sinh dục: tử cung, âm đạo, xơ các buồng trứng, teo cơ quan sinh dục
ngoài, tuyến vú . Do giảm tiết oestrogen nên tiền yên tăng tiết các
hormon hướng sinh dục.


12


1.2.4. Mãn kinh, tiền mãn kinh và một số triệu chứng, bệnh liên quan
1.2.4.1. Các triệu chứng rối loạn thần kinh chức năng
Chủ yếu do tăng phản ứng bệnh lý ở các trung tâm vùng
hypothalamus, dẫn đến hưng phấn hệ giao cảm – thượng thận.
Ngoài ra tình trạng giảm oestrogen cũng phụ trợ thêm vào.
Lâm sàng biểu hiện bằng những cơn “bốc hỏa” do rối loạn thần kinh
vận mạch, ra mồ hôi, tình trạng dễ cảm ứng, hay chảy nước mắt
v.v…
Triệu chứng đặc trưng nhất của cơn bốc hỏa: nóng mặt, ngực, phần
trên của cơ thể, đỏ da ra mồ hôi nhiều, hồi hộp đánh trống ngực,
chóng mặt, tối sầm mặt mũi, cảm giác ngạt thở, thiếu không khí.
Cơn xảy ra lúc làm việc cũng như lúc nghỉ, rối loạn giấc ngủ, giảm
khả năng lao động.
1.2.4.2. Đau vùng trước tim
Nhiều người bệnh có triệu chứng này với cường độ khác nhau, có
thể đau như dao đâm, kim đâm, có thể lan sang tay trái, vai trái
Điện tim thường là bình thường, nhưng một số trường hợp có thể
biến đổi sóng T tạm thời, rồi nhanh chóng trở lại bình thường. Bệnh
lý thực thể của cơ tim, thiếu máu cơ tim cũng có thể gặp.
Đau giảm đi khi dùng thuốc an thần.
Đau kết hợp với “cơn bốc hỏa”
1.2.4.3. Cơn gian não (hypothalamic crisis)
Có thể gặp, bao gồm: hồi hộp đánh trống ngực, đau vùng trước tim,
mệt lả, huyết áp cao v.v…
1.2.4.4. Thần kinh, tâm thần
Các triệu chứng suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình: chóng mặt,
buồn nôn, ù tai, rối loạn thăng bằng, đi loạng choạng



13

1.2.4.5. Cơ xương khớp
Do giảm oestrogen dẫn đến thưa xương, loãng xương, dính cột sống, gù
cột sống; đau trong khớp, hạn chế vận động khớp; tăng calci máu
1.2.4.6. Chuyển hóa
Phụ nữ thời kì này có xu hướng béo lên, phát sinh đái tháo đường; do
mất cân bằng giữa oestrogen và androgen nên mọc lông nhiều ở môi
trên, mặt, quanh núm vú
1.2.5. Điều trị
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, lao động, ăn uống thích hợp. Có thể
dùng các phương pháp vật lý chữa các triệu chứng. Điều trị bằng thuốc
an thần, chẹn α giao cảm, hormon tùy theo giai đoạn sinh lý.


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: 08/2019- 6/2020
- Địa điểm: khoa Khám chữa bệnh Theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai
-

2.2. Đối tượng nghiên cứu
-

Phụ nữ từ 35 tuổi đến 60 tuổi.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Phụ nữ tuổi từ 35 – 60 tuổi, không mắc bệnh


nặng nằm liệt giường, không mắc bệnh tâm thần kinh, không bị câm điếc và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Phụ nữ đã cắt bỏ 2 buồng trứng, tử cung; có
điều trị hormon glucocorticoid liều cao hoặc kéo dài, có bệnh lý ảnh hưởng
thành phần lipid máu như: suy giáp, hội chứng thận hư; phụ nữ đã phẫu thuật
hút mỡ bụng; phụ nữ bị cong, gù, vẹo cột sống.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
-

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Mẫu nghiên cứu
-

Cỡ mẫu: Tính theo công thức:
n = Z21-α/2

n: Số đối tượng cần nghiên cứu.
α: Mức ý nghĩa thống kê.
∆: Độ chính xác mong ước.
Zα/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với α được chọn. Với α=5% nên
Zα/2 tương ứng là 1,96(khoảng tin cậy 5%)
-

Cỡ mẫu xác định tỷ lệ HCCH

Tính ra n = 225


15


-

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện

2.5. Các chỉ số, biến số nghiên cứu:
Thu thập theo bảng số liệu, cân nặng, chiều cao,đo vòng eo, vòng
mông, đo huyết áp, lấy máu làm xét nghiệm lúc đói: đường máu,
cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C.
Phương pháp xét nghiệm: Máy xét nghiệm sinh hóa…, phương
pháp…
2.6. Xử lý số liệu
-

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 cho các phép kiểm, chọn p < 0.05 được xem là
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

-

Chúng tôi cam kết sẽ tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực,

áp dụng

các nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến các
-

kết quả nghiên cứu.
Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được đảm bảo bí mật.
Đề tài được sự đồng ý của Ban lãnh đạo khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu

bệnh viện Bạch Mai, sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Bệnh viện và Bộ môn
Nội, cùng tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu.


16

Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu
-

Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh chiếm đa số
trong các phụ nữ từ 45-60 tuổi, dao động tùy theo điều kiện sống và khí hậu,
địa dư.
3.2. Dự kiến kết quả mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ HCCH trong phụ
nữ TMK đến khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh
viện Bạch Mai

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ có HCCH và không có HCCH
(theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP/ATP III )
Nhận xét:

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ các thành tố cấu thành HCCH
Nhận xét:


17

Bảng 3.1: Giá trị trung bình các thành tố của HCCH
Đặc điểm

HATT
(mmHg)
HATTr
(mmHg)
Vòng eo
(cm)
Glucose
(mmol/l)
Triglycerid
(mmol/l)
HDL-C
(mmol/l)
LDL-C
(mmol/l)

Giá trị
trung bình

Độ lệch
chuẩn (SD)

Giá trị
nhỏ nhất

Giá trị
lớn nhất


18


3.3. Dự kiến kết quả mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc
HCCH trong phụ nữ TMK đến khám tại khoa Khám chữa bệnh
theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai
Bảng 3.2: Liên quan giữa nhóm tuổi, chỉ số BMI, béo bụng với HCCH
Nội dung

Mắc HCCH
Có n
Không n
(%)
(%)

Tổng cộng

OR

χ2
p

≥ 50 tuổi
< 50 tuổi
BMI ≥ 23
BMI < 23
Có béo bụng
Không béo bụng
Tổng cộng
Nhận xét:

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ có HCCH phân bố theo nhóm tuổi
Nhận xét:

p =…
Bảng 3.3: Liên quan giữa nhóm tuổi, chỉ số BMI, béo bụng với tăng
Glucose máu lúc đói
Nội dung
≥ 50 tuổi
< 50 tuổi
BMI ≥ 23
BMI < 23
Có béo bụng

Tăng Glucose máu đói
Có n
Không n
(%)
(%)

Tổng cộng

OR

χ2
p


19

Không béo bụng
Tổng cộng
Nhận xét:
Bảng 3.4: Liên quan giữa nhóm tuổi, chỉ số BMI, béo bụng với tăng

Triglycerid máu
Nội dung
≥ 50 tuổi
< 50 tuổi
BMI ≥ 23
BMI < 23
Có béo bụng
Không béo bụng
Tổng cộng
Nhận xét:

Tăng Triglycerid máu
Có n
Không n
(%)
(%)

Tổng cộng

OR

χ2
p


20

Bảng 3.5: Liên quan giữa nhóm tuổi, chỉ số BMI, béo bụng với giảm HDL-C
Nội dung
≥ 50 tuổi

< 50 tuổi
BMI ≥ 23
BMI < 23
Có béo bụng
Không béo bụng
Tổng cộng
Nhận xét:

Giảm HDL-C
Có n
Không n
(%)
(%)

Tổng cộng

OR

χ2
p


21

Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
-

Theo 2 mục tiêu và kết quả nghiên cứu.


-

So sánh với các nghiên cứu khác đã có: cùng đối tượng, cùng địa
phương, tình hình chung của cả nước,…

-

Hạn chế của nghiên cứu.


22

DỰ KIẾN KẾT LUẬN
1.

Tỉ lệ mắc HCCH ở phụ nữ TMK ở bệnh nhân đến khám tại khoa Khám
chữa bệnh theo yêu cầu.
Tỉ lệ các thành tố cấu thành HCCH.

2.

Các yếu tố liên quan đến tình hình HCCH ở phụ nữ TMK ở bệnh nhân
đến khám tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu:

-

Nhóm tuổi

-


Béo bụng, chỉ số BMI

-

Tăng Glucose máu lúc đói

-

Tăng Triglyceride máu

-

Giảm HDL-C máu

3.

Khuyến nghị (nếu có).


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Bình, Rong kinh tiền mãn kinh trong 10 năm (1973 - 1982) tại
Viện bảo vệ bà mẹ và sơ sinh; Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú

2.

Trần Lệ Hiền Dung, Đào Hùng Hạnh, (


), Nhận xét mật độ xương ở

phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa, Luận văn Thạc sỹ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
3.

Nguyễn Thị Thu Hằng (20 ), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở bệnh
nhân đến khám tại khoa Khám bệnh - bệnh viện Bạch Mai, Luận văn
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

4.

Lê Thị Thanh Hòa (20 ), Nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và một
số yếu tố liên quan ở người khám sức khỏe tại khoa khám chữa bệnh
theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa,
Trường Đại học Y Hà Nội.

5.

Hoàng Thị Thanh Huyền (2017), Nhận xét nồng độ testosterone máu ở
bệnh nhân nam giới có hội chứng chuyển hóa, Luận văn tốt nghiệp Bác
sỹ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.

6.

Đỗ Trung Quân (2015), Bệnh Nội tiết chuyển hóa (dùng cho bác sỹ và
học viên Sau đại học), NXB Giáo Dục, tr 465-469.

7.


Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội tiết học đại cương, NXB
Y học, tr 329-330, 503-507.

8.

Hồ Thị Kim Thanh (2010), Giá trị của Homa, Quicki trong chẩn đoán
kháng Insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi có hội chứng
chuyển hóa, Nghiên cứu y học, BV36, tập 69 (4).

9.

Hồ Thị Kim Thanh (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, tình
trạng kháng Insulin và hiệu quả can thiệp ở người cao tuổi mắc hội
chứng chuyển hóa, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.


10.

Lê Hữu Thành (2018), Nhận xét tỉ lệ hội chứng chuyển hóa và một số
yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám sức khỏe tại bệnh viện Bạch
Mai, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

11.

Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở
người cao tuổi đái tháo đường Type 2 có hội chứng chuyển hóa điều trị
tại bệnh viện Lão khoa trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại
học Y Hà Nội.

12.


Thái Thọ (

), Nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa theo các tiêu

chuẩn IDF, ATPIII ở nhóm người tiền đái tháo đường tại Ninh Bình,
Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
13.

Trần Đức Thọ, Vũ Đình Chính (1994), Bước đầu áp dụng điều trị thay
thế bằng Oestrogene và Progesterone ở phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh và
mãn kinh, Tổng hội Y Dược học Việt Nam

14.

Nguyễn Xuân Thủy (201 ), Một số yếu tố liên quan đến hội chứng
chuyển hóa ở cán bộ viên chức thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ năm 2012,
Tạp chí Y-Dược học Quân Sự, số 3, tháng 3 năm 2014


BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
I. HÀNH

CHÍNH

1. Họ

và tên bệnh nhân:
………………………………………………………...


2. Tuổi

: ………………… (tính theo năm dương lịch)

3. Giới

tính :…………..Nam/Nữ

4. Nghề

nghiệp:
………………………………………………………………...

5. Địa

chỉ:
……………………………………………………………………...

6. Số

điện thoại liên hệ:
………………………………………………………...

7. Mã

y tế ……………………………Số bệnh án:
……………………………

II. TIỀN


SỬ - BỆNH SỬ

1. Tiền

sử gia đình: có người thân (bố mẹ đẻ, anh chị em ruột, con) được
chẩn đoán: (nếu có ghi rõ quan hệ)

-

Đái tháo đường: ………….Có/Không

-

Tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch khác sớm (nam trước 55, nữ trước
65 tuổi) ………….Có/Không

2. Tiền
2.1 Tiền

sử cá nhân:

sử bệnh nội tiết:

-

Suy giáp………….Có/Không

-

Hội chứng thận hư………….Có/Không


-

Điều trị hormon glucocorticoid liều cao hoặc kéo dài……Có/Không

-

Bệnh khác: ……………………………………………………………..


×