Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng các phương pháp giảm đau và điều trị bí đái sau phẫu thuật trĩ tại một số bệnh viện ở hà nội trong năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.99 KB, 54 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ được mô tả rất sớm trong các y văn và có tỷ lệ mắc bệnh rất cao
trong cộng đồng. Đây là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, gây cảm giác khó
chịu vùng hậu môn trực tràng [1], [2]. Theo một thống kê tại Áo, cứ 5
người thì có 2 người mắc bệnh trĩ [3]. Tỷ lệ người Hàn Quốc gốc Mỹ và
người Hàn Quốc bản địa mắc bệnh trĩ lần lượt là 29,4% và 23,1% [4]. Theo
tác giả Nguyễn Mạnh Nhâm, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ tại Việt Nam là từ
30% đến 50% [5].
Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Hiện nay
có ba phương pháp điều trị bệnh trĩ là điều trị nội khoa, thủ thuật và phẫu
thuật, trong đó trĩ nội độ II, độ III, độ IV, trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại đều có chỉ định
phẫu thuật. Mặc dù đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng có thể gây
đau kèm theo tình trạng bí đái sau mổ [6].
Đau sau phẫu thuật là cảm giác đau liên quan tới tổn thương mô do can
thiệp ngoại khoa nên tình trạng này xuất hiện ngay sau phẫu thuật. Đau sau
mổ trĩ luôn là mối quan tâm chính của các phẫu thuật viên và là lý do bệnh
nhân (BN) từ chối phẫu thuật [7]. Y học hiện đại (YHHĐ) sử dụng các
phương pháp giảm đau theo 3 bậc của WHO: bậc I sử dụng paracetamol và
thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs); bậc II sử dụng các dẫn xuất
opioid yếu như codein, tramadol; bậc III sử dụng các opioid mạnh như
morphin, methadone, hyromorphone. Y học cổ truyền (YHCT) sử dụng các
phương pháp không dùng thuốc để giảm đau như điện châm, chiếu đèn hồng
ngoại, xoa bóp bấm huyệt [8], [9], [10].
Bí đái cơ năng (BĐCN) cũng là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật
trĩ. Theo Nguyễn Trung Học (2009), tỷ lệ bệnh nhân BĐCN sau mổ trĩ bằng


2



phương pháp Longo và Milligan - Morgan là 28,9% và 25,6% [6]. BĐCN sau
mổ trĩ thường diễn biến cấp tính với các triệu chứng: đau tức vùng hạ vị, có
cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được, khám có cầu bàng quang. YHHĐ
điều trị BĐCN bằng các phương pháp: chườm ấm, xoa bóp hạ vị và đặt sonde
tiểu. BĐCN sau mổ trĩ thuộc phạm vi chứng Long bế của YHCT, nguyên nhân
chính là do khí trệ huyết ứ, YHCT điều trị chứng bệnh này bằng các phương
pháp không dùng thuốc như châm cứu và xoa bóp bấm huyệt [11], [12].
Các phương pháp YHHĐ điều trị giảm đau và BĐCN có hiệu quả cao nhưng
thường để lại nhiều tác dụng phụ, còn các phương pháp YHCT (đặc biệt là các
phương pháp không dùng thuốc) được đánh giá là tác dụng tốt và an toàn, ít biến
chứng [9], [10], [13]. Về phẫu thuật trĩ, Bệnh viện YHCT Trung ương là cơ sở y
tế đầu ngành trong khối YHCT, Bệnh viện Việt Đức là cơ sở y tế đầu ngành trong
khối YHHĐ tại Hà Nội. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về tình hình sử dụng
các phương pháp giảm đau và điều trị bí đái được tiến hành đồng thời tại hai bệnh
viện trên, nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng các
phương pháp giảm đau và điều trị bí đái sau phẫu thuật trĩ tại một số Bệnh
viện ở Hà Nội trong năm 2016” với mục đích:
1.

Khảo sát tình hình sử dụng các phương pháp giảm đau sau phẫu
thuật trĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và Bệnh viện Việt

2.

Đức trong năm 2016 cùng một số yếu tố liên quan.
Khảo sát tình hình điều trị bí đái cơ năng sau phẫu thuật trĩ tại các
cơ sở y tế trên trong năm 2016 và một số yếu tố liên quan.



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu hậu môn - trực tràng
1.1.1. Đặc điểm cấu tạo vùng hậu môn - trực tràng

Hình 1.1 Giải phẫu vùng hậu môn - trực tràng [14]
Trực tràng bắt đầu bằng cách tiếp nối với đại tràng Sigma ở ngang mức
xương cùng 2-3, có dạng bóng, đầu trên hẹp, ở giữa phình rộng và đột ngột
hẹp lại ở đoạn cuối để liên tiếp với hậu môn. Hậu môn dài khoảng 2-3 cm ở
người trưởng thành, được bao bởi hệ thống cơ tròn, cơ hạ niêm mạc hậu môn
và các khoang tế bào. Trong đó khoang quanh hậu môn dưới da chứa bó cơ
dưới da và đám rối trĩ ngoài, khoang quanh hậu môn dưới niêm mạc chứa
đám rối trĩ trong [15].
1.1.2. Mạch máu hậu môn - trực tràng
Động mạch cấp máu hậu môn - trực tràng bao gồm: động mạch trực
tràng trên, động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới. Hệ thống


4

tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bao gồm: đám rối trĩ trong, đám rối trĩ ngoài,
tĩnh mạch trực tràng trên, tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng dưới.
Như vậy, máu tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn đổ vào hai hệ thống: hệ
thống tĩnh mạch cửa bởi tĩnh mạch trực tràng trên và hệ thống tĩnh mạch chủ
bởi tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng dưới [16].
1.1.3. Thần kinh hậu môn - trực tràng
Vùng hậu môn - trực tràng là vùng rất nhạy cảm, khi các thủ thuật tác
động vào vùng này, tùy thuộc vào mức độ tổn thương tổ chức mà gây đau ở

các mức độ khác nhau. Hậu môn trực tràng được chi phối bởi các dây thần
kinh tủy sống (chi phối vận động cho cơ thắt vùng hậu môn và cảm giác da
xung quanh hậu môn) và dây thần kinh thực vật (chi phối và vận động chỉ huy
việc tiết dịch ở hậu môn trực tràng và các tạng tiết niệu, sinh dục) [16].
1.2. Quan điểm của Y học hiện đại về bệnh trĩ
1.2.1. Định nghĩa và phân độ trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng sưng to, viêm nhiễm, tắc nghẽn hoặc sa xuống của
các cấu trúc xoang mạch xung quanh vùng ống hậu môn hoặc đoạn dưới của
trực tràng do nhiều nguyên nhân khác nhau [5].
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ bao gồm ngứa, sưng đau, có khối
sa hoặc chảy máu vùng hậu môn, mức độ của các triệu chứng này phụ thuộc
vào vị trí của búi trĩ [17], [18]. Các triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc
sống của người bệnh thường biến mất sau một vài ngày, thậm chí ở một số
người mắc bệnh trĩ nhưng không hề xuất hiện triệu chứng [19]. Nếu không
điều trị sớm và triệt để, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như: tắc mạch,
trĩ sa, loét, hoại tử chảy máu… làm BN đau đớn hoặc dẫn đến nhiễm trùng,
thiếu máu.
Theo Lohsiriwat và cộng sự, việc phân loại bệnh trĩ không chỉ hữu ích
trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau mà còn cho phép so
sánh hiệu quả của các phương pháp đó trên lâm sàng [19]. Dựa vào vào vị trí


5

nằm ở phía trên hay dưới đường lược, búi trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ


ngoại hay trĩ hỗn hợp:
Trĩ nội: xuất phát từ đám rối xoang tĩnh mạch phía trên đường lược và được




che phủ bởi lớp niêm mạc.
Trĩ ngoại: là tình trạng căng giãn đám rối xoang tĩnh mạch phía dưới đường



lược và được che phủ bởi lớp da.
Trĩ hỗn hợp: xuất phát hoặc bắc cầu qua cả trên và dưới đường lược.
Theo mục đích lâm sàng, trĩ nội và trĩ hỗn hợp được phân thành 4 độ đựa vào



sự xuất hiện và mức độ sa của búi trĩ, hay còn gọi là phân loại Goligher [19], [20]:
Độ I: có thể đại tiện ra máu, đôi khi có hiện tượng ngứa và sưng vùng hậu



môn, trĩ chưa sa.
Độ II: đại tiện ra máu, thường tái phát 2 đến 3 đợt trong năm, khi rặn búi trĩ sa



ra ngoài hậu môn, sau đó tự co lên được.
Độ III: khi rặn xuất hiện sa lồi các búi trĩ, nhưng sau đó các búi trĩ không tự



co lên mà phải dùng tay đẩy lên.
Độ IV: búi trĩ sa không tự co lên mà chủ yếu nằm ngoài hậu môn, người bệnh

phải dùng tay đẩy lên, chỉ một gắng sức nhẹ cũng làm cho búi trĩ sa lồi ra.
1.2.2. Tình hình mắc bệnh trĩ trên thế giới và ở Việt Nam
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp trên lâm sàng, ảnh
hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới và gây ra rất nhiều vấn đề về y
tế cũng như kinh tế xã hội. Ở cả hai giới, bệnh trĩ xuất hiện nhiều nhất ở độ
tuổi 45-65 và rất hiếm khi xuất hiện trước độ tuổi 20 [19].
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 976 tình nguyện viên tham gia nội
soi hậu môn trực tràng tại Áo, Stefan Riss và cộng sự nhận thấy tỷ lệ mắc
bệnh trĩ là 38,93%, với 44,74% số người phàn nàn về các triệu chứng có liên
quan [3]. Công ty bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc nhận định phẫu thuật trĩ
là phẫu thuật phổ biến đứng thứ 2 với 220.000 ca trong năm 2012. Theo Kim
HS, Baik SJ và cộng sự (2013) nghiên cứu tỷ lệ nguy cơ đối với các bệnh
đường tiêu hóa ở người Mỹ gốc Hàn và người Hàn, tỷ lệ bệnh trĩ ở hai nhóm
nghiên cứu này lần lượt là 29,4% và 21,3% [4].


6

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hối (2002), tỷ lệ mắc bệnh trĩ khoảng
trên 50% [5]. Theo Nguyễn Mạnh Nhâm tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam từ
tháng 3/2003 đến tháng 5/2003, trong 2651 trường hợp tham gia nghiên cứu
có 1446 trường hợp mắc bệnh (chiếm 54,5%) [21].
1.2.3. Các phương pháp điều trị trĩ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị trĩ tùy thuộc theo giai
đoạn và triệu chứng của bệnh nhân. Kiểm soát y tế bước đầu được khuyến cáo
cho tất cả các trường hợp trừ những ca nặng. Các thay đổi chế độ ăn uống và
sinh hoạt như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh rặn khi đi đại tiện, sử
dụng bồn tắm ngồi 2 - 4 lần/ngày đã được chứng minh làm giảm các triệu
chứng của bệnh.
Với những bệnh nhân không đáp ứng với kiểm soát y tế bước đầu, các

phương pháp thủ thuật được khuyến cáo tiếp theo là thắt búi trĩ bằng vòng cao
su, tiêm xơ chai, liệu pháp nhiệt bằng tia hồng ngoại, dòng điện, laser CO2 và
sóng siêu âm. Các phương pháp này cho thấy hiệu quả tốt ở các búi trĩ độ II và
một số trường hợp trĩ độ III, tuy nhiên ít có tác dụng với các búi trĩ to [19].
Phương pháp phẫu thuật được đánh giá là có hiệu quả cao và triệt căn
nhất đối với các trường hợp búi trĩ nội độ III, độ IV sa ra ngoài hậu môn nhiều
hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật thường
được sử dụng là phẫu thuật Longo, Milligan - Morgan hoặc khâu triệt mạch
dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler (Transanal Hemorrhoidal Dearterilization
- THD). Mỗi phương pháp đều có các ưu nhược điểm khác nhau, tuy nhiên
thường gây ra các biến chứng như đau và BĐCN sau phẫu thuật [8].
1.3. Quan điểm của YHCT về bệnh trĩ
Theo YHCT, bệnh trĩ có bệnh danh là hạ trĩ.
Trong Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi chép nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là
do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra hạ trĩ, không đơn giản là cục bộ mà
còn do trong cơ thể khí huyết không điều hòa. Ngoại nhân chủ yếu do phong,


7

táo, thấp, nhiệt kết hợp gây bệnh. Do ăn uống nhiều đồ cay nóng, béo, uống
nhiều rượu… làm cho thấp nhiệt uất kết ở đại trường gây chảy dịch, lở loét.
Do lao động nặng nhọc, ngồi nhiều, hay nín nhịn đại tiện lâu ngày sinh ra trĩ.
Hoặc do tổn thương các tạng phủ (can, tỳ, thận) làm cho khí trung tiêu bị suy



giảm không nâng đỡ được cân mạch ở hậu môn mà sinh hạ trĩ.
Phân loại hạ trĩ theo nguyên nhân gây bệnh có 3 thể:
Thể huyết ứ: tương ứng với trĩ tắc mạch. Vùng hậu môn có khối sưng tím,




chắc, đau nhức nhiều, mạch hoạt, lưỡi tím có điểm ứ huyết.
Thể thấp nhiệt: tương ứng với trĩ có biến chứng. Vùng hậu môn đau, tiết
nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài đau không thể đẩy vào được, có thể có các điểm



hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.
Thể khí huyết đều hư: trĩ ở người già, trĩ lâu ngày gây thiếu máu. Đại tiện ra
máu lâu ngày, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, người
mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.
Điều trị bệnh trĩ theo YHCT là kết hợp giữa điều trị nội khoa (thuốc
uống trong và dùng ngoài YHCT) đối với trĩ nội độ I, II và điều trị ngoại khoa
với trĩ nội độ III, IV và trĩ có biến chứng, trĩ chảy máu nhiều [1], [22].
1.4. Đau sau phẫu thuật trĩ
1.4.1. Định nghĩa đau
Đau là một trải nghiệm cảm giác và cảm xúc khó chịu kết hợp với sự tổn
thương mô thực sự hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả giống như tổn thương, là
sự trải nghiệm về cảm giác và cảm xúc được lượng giá bởi nhận thức chủ
quan của mỗi người.
Dựa theo nguyên nhân gây đau, cảm giác đau được phân loại thành 3
nhóm chính: (1) đau thụ cảm, (2) đau thần kinh và (3) đau do căn nguyên tâm
lý. Trong đó, đau thụ cảm là gây ra bởi sự kích thích quá mẫn các thụ cảm ở
vùng tổn thương rồi dẫn truyền hướng tâm về thần kinh trung ương, là cơ chế
thường gặp nhất trong phần lớn các chứng đau cấp tính. Cảm giác đau sau
phẫu thuật thuộc nhóm đau thụ cảm [23].
1.4.2. Tình hình đau sau phẫu thuật trĩ



8

Phần lớn các BN sau phẫu thuật đều trải qua cảm giác đau ở các mức độ
khác nhau, trong đó hơn một nửa số BN phản hồi lại về việc chưa được điều trị đủ
các phương pháp giảm đau sau mổ. Đau là nỗi ám ảnh của BN khi tiến hành các
can thiệp ngoại khoa và là mối quan tâm hàng đầu của các bác sĩ gây mê hồi sức
cũng như các bác sĩ ngoại khoa nói riêng. Cường độ đau phụ thuộc vào cách thức
phẫu thuật và độ nhạy cảm của cơ quan bị phẫu thuật hay còn gọi là ngưỡng đau
của BN. Đau sau phẫu thuật nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến tâm sinh lý của người bệnh cũng như làm chậm phục hồi chức năng sau mổ,
nguy cơ trở thành đau mạn tính dù vết thương đã lành. Hiện nay có rất nhiều
phương pháp giảm đau trước, trong và sau mổ để kiểm soát vấn đề đau trong phẫu
thuật [7], [24], [25].
Phẫu thuật cắt trĩ liên quan trực tiếp đến cảm giác đau sau mổ, gây ra bởi
các tổn thương vùng niêm mạc hậu môn trực tràng trong quá trình phẫu thuật.
Theo thống kê, có từ 20-40% BN trải qua cảm giác đau mức độ nặng sau phẫu
thuật cắt trĩ (có chỉ định sử dụng thuốc giảm đau loại opioid), tỷ lệ này thậm
chí nhiều hơn so với số BN sau phẫu thuật ổ bụng [26], [27]. Một nghiên cứu
khác trên 117 BN sau phẫu thuật cắt trĩ phương pháp Milligan - Morgan cũng
kết luận đau sau phẫu thuật trĩ là một trong những vấn đề chính của phẫu
thuật vùng hậu môn trực tràng, với 22,2% BN phải sử dụng thuốc giảm đau
bậc III trong vòng 3 ngày sau phẫu thuật [28].
1.4.3. Phương pháp giảm đau bằng Y học hiện đại


Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng các thuốc giảm đau theo bậc:
Bậc 1 (đau nhẹ): dùng thuốc giảm đau không phải opioid như paracetamol,




thuốc chống viêm không steroids (NSAIDs).
Bậc 2 (đau vừa): phối hợp thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodon) với



paracetamol, NSAIDs.
Bậc 3 (đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin,
hydromorphon, methadon... phối hợp với NSAIDs [29].


9

Sơ đồ 1.1. Thuốc giảm đau theo bậc của WHO [30]
Hiện nay phương pháp giảm đau BN tự kiểm soát ( Patient Control

Analgesia - PCA) cũng được áp dụng phổ biến tại nhiều bệnh viện, cho phép
BN tự điều chỉnh liều giảm đau dựa theo ngưỡng đau của mỗi người [31]. Các
thuốc giảm đau có tác dụng nhanh, mạnh, dễ kiểm soát thời gian nhưng có
nhiều tác dụng phụ và cần được giám sát chặt chẽ khi sử dụng [29]. Một số
tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau hay gặp bao gồm:
− Dị ứng: morphin, một số dạng thuốc paracetamol chứa sulfit, NSAIDs có
thể gây những phản ứng dị ứng gồm ban dát, sẩn ngứa và mày đay hoặc






những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch.

Nôn, buồn nôn: đây là tác dụng phụ trên thần kinh Trung ương (TW) hay
gặp khi dùng morphin hoặc một số thuốc giảm đau thường dùng.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: đây là tác dụng phụ của NSAIDs và corticoid.
Bí tiểu: đây là tác dụng phụ của morphin và các thuốc phong bế dẫn truyền.
Tổn thương gan: paracetamol có thể có hại cho gan do chất peroxide được
hình thành bởi chuyển hóa của paracetamol trong cơ thể, đặc biệt ở những
người hay sử dụng rượu hoặc có tổn thương gan từ trước [29], [32].

1.4.4. Phương pháp giảm đau bằng Y học cổ truyền


10

YHCT có nhiều phương pháp giảm đau không dùng thuốc đã được
chứng minh là có hiệu quả như châm cứu, điện xung, chiếu đèn hồng ngoại,
xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ. Nghiên cứu tại Đức trên 120 BN sau phẫu thuật
khớp gối đã cho thấy những BN được điều trị giảm đau sau mổ bằng phương
pháp châm cứu đã giảm được liều thuốc giảm đau NSAIDs so với nhóm
chứng [33]. Rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra tác dụng của châm cứu
trong giảm đau sau mổ, đặc biệt là sau mổ trĩ. Theo nghiên cứu của Tạ Đăng
Quang trên 60 BN sau phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp THD tại Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung ương, điện châm có hiệu quả giảm đau thể hiện
qua điểm VAS sau điều trị giảm so với trước điều trị [8]. Theo Bùi Tiến Hưng
(2010), điện châm nhóm huyệt AT1 cho hiệu quả giảm đau sau mổ trĩ tương
đương với sử dụng Feldene [9].
1.5. Bí đái cơ năng sau phẫu thuật trĩ
1.5.1. Định nghĩa bí đái
Bí đái là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu, BN có cảm giác
“mót” tiểu nhưng không đi tiểu được. Bí đái chia làm hai loại là BĐCN và bí
đái thực thể. Trong đó, BĐCN là tình trạng không đi tiểu được mặc dù chức

năng thận, bàng quang vẫn bình thường, còn bí đái thực thể là tình trạng
không đi tiểu được do có tổn thương thực thể tại thần kinh chi phối bàng
quang hay niệu đạo [34], [35].
1.5.2. Tình hình BĐCN sau mổ trĩ
BĐCN là một trong những biến chứng cấp tính thường gặp sau mổ trĩ,
với các triệu chứng chính là đau tức vùng hạ vị, có cảm giác buồn đi tiểu
nhưng không tiểu được, khám lâm sàng thấy có cầu bàng quang.
Trên thế giới, Theo Shrestha S, Pradhan GB (2014), tại bệnh viện giảng
dạy trường Cao đẳng Y tế Nepal, từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012
có 12/34 BN BĐCN sau mổ trĩ nội độ III, IV (chiếm 37,5%) [36].


11

Theo Zhang Y, Wang Zg, Zeng Xd (2015), tại bệnh viện Thẩm Dương từ
năm 2009 đến 2012, có 47/240 BN bị BĐCN sau mổ trĩ bằng phương pháp
Milligan Morgan (chiếm 19,6%) [37].
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Trung học (2009), tỷ lệ BN BĐCN sau mổ
trĩ bằng phương pháp Longo và Milligan - Morgan là 28,9% và 25,6% [6].
Theo Triệu Thiều Dương (2008), trong 224 BN mổ trĩ bằng phương pháp
Longo tại bệnh viện 108 có tới 178 trường hợp BĐCN sau mổ (chiếm 79,4%) [38].
Theo quan điểm của YHCT, bí đái cơ năng sau mổ trĩ nằm trong phạm vi
chứng Long bế [39], nguyên nhân là do tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ
làm cản trở sự hoạt động điều tiết nước trong cơ thể của 3 tạng tỳ, phế, thận:
phế mất chức năng túc giáng, tỳ mất chức năng vận hóa thủy thấp, thận mất
chức năng khí hóa bàng quang, khí cơ bàng quang không đủ cho việc đào thải
nước tiểu ra ngoài mà phát sinh bí đái [11], [12].


12


1.5.3. Các phương pháp điều trị BĐCN sau mổ trĩ
1.5.3.1. Xoa bóp hạ vị
Xoa bóp là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da, cơ và các cơ
quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội
tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân. Xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn
hồi, năng lực làm việc, sức bền của cơ, phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn
khi không xoa bóp, đồng thời giúp cho việc vận chuyển của bạch huyết, giảm
sự ngưng trệ, tiết dịch và có tác dụng tiêu nề, góp phần kích thích sự co bóp
của cơ bàng quang, giảm triệu chứng đau vùng hạ vị, giúp BN đi tiểu dễ hơn.
1.5.3.2. Điện châm
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa tác dụng của châm
cứu với tác dụng của dòng điện qua máy điện châm. Đây là phương pháp mới
có sự kết hợp của YHHĐ và YHCT, để tăng tác dụng đắc khí và dẫn khí khi
châm cứu [12]. Trong đó, kích thích của dòng điện có tác dụng làm dịu đau,
ức chế cơn đau, kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức, làm giảm viêm,
giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
Từ xưa đến nay có nhiều phương huyệt để điều trị BĐCN. Theo Hoàng
Bảo Châu trong “Châm cứu chữa một số bệnh thông thường” dùng huyệt:
Trung cực, Bàng quang du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Theo Nguyễn Tài
Thu trong “Châm cứu chữa bệnh” các huyệt được dùng là Trung cực, Tử
cung, Khúc cốt, Trật biên [12].
Theo nghiên cứu của Bùi Tiến Hưng trên 45 bệnh nhân bí đái sau mổ trĩ,
phương pháp điện châm nhóm huyệt “BĐ1” cho thấy hiệu quả đạt 81,8% [13].
Theo Tạ Đăng Quang, những BN được điều trị BĐCN sau mổ trĩ bằng điện
châm sử dụng miếng dán điện xung kết hợp tiêm Prostigmin cho thấy hiệu quả
điều trị tốt hơn tiêm Prostigmin đơn thuần [40].


13


1.5.3.3. Đặt sonde tiểu
Đặt sonde tiểu là phương pháp dùng một ống thông đặt từ niệu đạo vào
đến bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài. Có hai loại ống sonde được sử
dụng là sonde Foley và sonde Nelaton. Trong đó, sonde Foley dùng để thông
tiểu và lưu sonde trong 24h, thường được chỉ định cho các BN BĐCN có kèm
theo tăng huyết áp hay phì đại tiền liệt tuyến. Sonde Nelaton được dùng để
dẫn lưu nước tiểu ra ngoài, sau đó rút sonde, thường chỉ định cho các BN
BĐCN không có các bệnh lý như tăng huyết áp, phì đại tiền liệt tuyến, tim
mạch… đi kèm, hoặc có chỉ định lấy nước tiểu xét nghiệm [41].
Đặt sonde tiểu là phương pháp điều trị triệt để tình trạng bí đái, tuy nhiên
có thể gây ra một số biến chứng như nhiễm khuẩn ngược dòng, tổn thương
bàng quang, niệu đạo [42].


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các BN đã được chẩn đoán trĩ và tiến hành mổ cắt trĩ tại Khoa Ngoại
Bệnh viện YHCT Trung ương và Bệnh viện Việt Đức trong năm 2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

-

BN trên 18 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
Được chẩn đoán xác định mắc trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp độ II, III, IV.
Được phẫu thuật cắt trĩ tại Khoa Ngoại Bệnh viện YHCT Trung ương và Bệnh


-

viện Việt Đức trong năm 2016.
Sử dụng phương pháp vô cảm là gây tê tủy sống.

-

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

BN có các bệnh thực thể kèm theo ảnh hưởng đến tình trạng tiểu tiện:
Bệnh lý hệ tiết niệu (dị vật bàng quang, ung thư bàng quang, u bàng quang,
hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu).
Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
Tổn thương thần kinh trung ương (chấn thương tủy sống, bệnh ở tủy sống,
bệnh ở não, màng não).
Có khối u vùng tiểu khung chèn ép.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu




Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017.
Địa điểm: Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện YHCT Trung ương và Phòng
Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Việt Đức.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu





Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp hồi cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu: các BN được tiến hành mổ trĩ tại khoa Ngoại Bệnh viện
YHCT Trung ương và Bệnh viện Việt Đức năm 2016 thỏa mãn tiêu chuẩn lựa
chọn đối tượng nghiên cứu.
2.3. Quy trình nghiên cứu


15

2.3.1. Xây dựng bệnh án nghiên cứu
Mẫu bệnh án nghiên cứu được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu về đặc
điểm chung của đối tượng nghiên cứu, chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật,
tình trạng đau và tiểu tiện sau phẫu thuật, phương pháp điều trị giảm đau và bí
tiểu sau phẫu thuật.
2.3.2. Tuyển chọn bệnh nhân và thu thập số liệu


Danh sách bệnh nhân được thu thập tại phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện



YHCT TW và bệnh viện Việt Đức.
Các bệnh án đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được tập hợp và điền vào mẫu bệnh án
nghiên cứu dựa trên các thông tin thu thập được trong bệnh án:
+ Các dữ liệu về tuổi, giới tính, số ngày nằm viện được thu thập dựa
+

trên phần Hành chính của hồ sơ bệnh án.
Các dữ liệu về phân độ trĩ, số búi trĩ được thu thập dựa trên chẩn

đoán sau mổ, phương pháp mổ trĩ được thu thập dựa trên tờ cách

+

thức mổ.
Các dữ liệu về tình trạng đau và tình trạng tiểu tiện được thu thập
dựa trên nhận xét và hướng xử trí của bác sĩ điều trị, phân loại tình
trạng đau dựa trên bậc thang của WHO: Những BN sau mổ được
nhận xét đau nhiều và được xử trí giảm đau bằng các thuốc giảm đau
bậc III hoặc các phương pháp không dùng thuốc được ghi nhận là
đau mức độ nặng. Những BN không được nhận xét đau mức độ nặng
và được điều trị bằng các thuốc giảm đau bậc I, bậc II hoặc các
phương pháp không dùng thuốc được ghi nhận là đau mức độ nhẹ và
vừa, những BN không được điều trị thuốc giảm đau được ghi nhận là

+

không đau.
Các dữ liệu về phương pháp điều trị giảm đau và bí đái cơ năng được
thu thập trong tờ điều trị của hồ sơ bệnh án, bao gồm:
 Tỷ lệ sử dụng các thuốc giảm đau theo bậc và các phương pháp


giảm đau không dùng thuốc.
Tỷ lệ đặt sonde tiểu trước/trong khi phẫu thuật và các phương pháp
điều trị BĐCN.


16


2.3.3. Các biến số nghiên cứu
a.




b.


c.



Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi, giới tính.
Số ngày nằm viện.
Phân độ trĩ, số búi trĩ.
Phương pháp mổ trĩ.
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Mức độ đau sau mổ.
Tình trạng tiểu tiện sau mổ.
Các phương pháp điều trị giảm đau và BĐCN sau mổ trĩ
Các phương pháp điều trị giảm đau được sử dụng.
Các phương pháp điều trị BĐCN được sử dụng.
2.3.4. Phương pháp mô tả



Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, số ngày nằm viện,




số búi trĩ, phân độ trĩ, phương pháp mổ trĩ.
Mô tả các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên



cứu sau mổ trĩ: mức độ đau, tình trạng tiểu tiện.
Mô tả mối liên quan của một số yếu tố đến tình hình đau và bí đái cơ năng sau



mổ trĩ.
Mô tả phương pháp điều trị giảm đau và bí đái cơ năng tại hai bệnh viện.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương
pháp xác suất thống kê y học. Các số liệu được xử lý trên máy vi tính với






phần mềm R [43]. Các thuật toán sử dụng:
Tính tỷ lệ phần trăm (%).
So sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình bằng kiểm định T- test
Student hoặc Mann - Whitney test.
So sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ phần trăm (%) bằng kiểm định χ2 .
Với p < 0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

2.3.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài




Tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc bảo mật thông tin trong bệnh án.
Mọi thông tin thu được đều được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.


17




Phải được sự đồng ý của cơ sở đào tạo và bệnh viện.
Khách quan trong đánh giá, trung thực trong xử lý số liệu.


18

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi
18-29
30-39
40-49
50-59

≥ 60
Tổng

Số bệnh nhân
n
173
281
234
213
164
1065

Tỷ lệ
%
16,2
26,4
22,0
20,0
15,4
100

p
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi tại hai bệnh viện
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy những BN trong nhóm tuổi từ 30-39 chiếm
tỷ lệ cao nhất (26,4%), sự khác biệt so với các nhóm tuổi còn lại có ý nghĩa

thống kê (p < 0,05). Biểu đồ 3.1 cho thấy ở Bệnh viện YHCT Trung ương, số
BN 60 tuổi trở lên chiếm ít nhất (15,3%), ở Bệnh viện Việt Đức số BN từ 1829 tuổi chiếm ít nhất (11,8%).
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính tại hai bệnh viện
Giới tính

Bệnh viện YHCT TW

Bệnh viện Việt Đức

n

%

n

%

Nam

445

55,6

126

47,7

Nữ


356

44,4

138

52,3

Tổng
p

801

100

264
> 0,05

100

< 0,05


19

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy tại Bệnh viện YHCT Trung ương, tỷ lệ nam
giới được chẩn đoán và phẫu thuật cắt trĩ là 55,6%, nhiều hơn nữ giới
(44,4%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Còn ở Bệnh viện Việt
Đức, số lượng nữ giới chiếm 52,3%, nhiều hơn so với nam giới (47,7%), khác

biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Biểu đồ 3.2 cho thấy trong số các BN nghiên cứu, tỷ lệ nam giới phẫu
thuật cắt trĩ chiếm nhiều hơn nữ giới (lần lượt là 53,6% và 46,4%).
3.1.3. Số ngày nằm viện trung bình
Bảng 3.3. Số ngày nằm viện trung bình
Số bệnh nhân
n

Số ngày nằm viện trung bình

801

6,75 ± 2,35

Bệnh viện
YHCT TW
Bệnh viện
Việt Đức

X

± SD (ngày)

p

> 0,05
264

5,34 ± 3,13


Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT TW, trung bình các BN nằm viện trong
6,75 ± 2,35 ngày, còn ở Bệnh viện Việt Đức trung bình các BN nằm viện ít hơn,
trong 5,34 ± 3,13 ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo số búi trĩ
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo số búi trĩ
Số búi trĩ

Số bệnh nhân
n

Tỷ lệ
%

p

1-2
3-4
>4
Tổng

105
545
415
1065

9,9
51,2
39,0
100


< 0,05


20

Nhận xét: Tỷ lệ BN có từ 3 - 4 búi trĩ được phẫu thuật chiếm nhiều nhất
(51,2%), tiếp theo là tỷ lệ BN có trên 4 búi trĩ (chiếm 39,0%). Tỷ lệ BN có từ 1-2
búi trĩ chiếm ít nhất (9,9%). Có sự khác biệt về tỷ lệ số búi trĩ của các BN nghiên
cứu với p < 0,05.

3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo độ trĩ
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo độ trĩ
Độ trĩ

Số bệnh nhân
n

Tỷ lệ
%

p

Độ II
Độ III
Độ IV
Tổng

26
422
617

1065

2,4
39,6
57,9
100

< 0,05

Nhận xét: Tại cả hai bệnh viện, tỷ lệ các BN mắc trĩ độ IV chiếm nhiều
nhất (57,9%), tỷ lệ các BN mắc trĩ độ II chiếm ít nhất (2,4%), có sự khác biệt về
tỷ lệ phân độ trĩ tại các BN ở hai bệnh viện với p < 0,05.

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo độ trĩ tại hai bệnh viện
Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, tỷ lệ BN được chẩn đoán
trĩ độ IV chiếm 63,6%, tại Bệnh viện Việt Đức, tỷ lệ BN được chẩn đoán trĩ
độ IV chiếm 41,7%.
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp mổ trĩ
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp mổ trĩ tại hai bệnh viện
Phương pháp mổ

Bệnh viện YHCT TW
n

%

Bệnh viện Việt Đức
n

%



21

Milligan - Morgan
Longo
THD
Khác
Tổng
p

650
7
123
21
801

81,1
0,9
15,4
2,6
100

151
69
18
26
264

< 0,05


57,2
26,1
6,8
9,8
100
< 0,05

Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, phương pháp mổ trĩ Milligan
- Morgan chiếm tỷ lệ nhiều nhất (81,1%), phương pháp Longo chiếm tỷ lệ ít nhất
(0,9%). Tại Bệnh viện Việt Đức phương pháp mổ trĩ Milligan - Morgan chiếm tỷ
lệ nhiều nhất (57,2%), phương pháp THD chiếm tỷ lệ ít nhất (6,8%), có sự khác
biệt về tỷ lệ sử dụng các phương pháp mổ ở mỗi bệnh viện với p < 0,05.
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp mổ trĩ
Nhận xét: Tại cả hai bệnh viện phương pháp mổ trĩ Milligan - Morgan
chiếm 75,2%. Các phương pháp phẫu thuật khác (Ferguson, Whitehead, kết hợp
giữa phương pháp Milligan - Morgan với phương pháp THD hoặc Longo) chiếm
tỷ lệ thấp (4,4%).
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng tiểu tiện
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng tiểu tiện tại hai bệnh viện
Tình trạng tiểu tiện

Tự tiểu

BĐCN

Tổng

n


%

n

%

n

%

Bệnh viện YHCT TW

218

34,5

414

65,5

632

100

Bệnh viện Việt Đức

123

51,1


118

49,0

241

100

p

< 0,05

Nhận xét: Có 65,5% số BN tại Bệnh viện YHCT Trung ương gặp phải
tình trạng BĐCN sau mổ, cao hơn ở Bệnh viện Việt Đức (49,0%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


22

Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng tiểu tiện tại hai bệnh viện
Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, có 21,1% số BN được đặt
sonde tiểu trước/trong khi mổ, còn tại Bệnh viện Việt Đức tỷ lệ này là 8,7%.
3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau tại hai bệnh viện
Mức độ đau

Đau nhẹ & vừa

Đau nặng


Tổng

n

%

n

%

n

%

Bệnh viện YHCT TW

701

87,6

100

12,4

801

100

Bệnh viện Việt Đức


140

52,9

124

47,1

264

100

p

< 0,05

Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, có 12,4% số BN đau sau phẫu
thuật mức độ nặng, ít hơn Bệnh viện Việt Đức (47,1%), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau
Nhận xét: Trong số các BN nghiên cứu, có 34,2% bệnh nhân đau mức độ
nặng sau phẫu thuật, còn lại là đau ở mức độ nhẹ và vừa.


23

3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến tình trạng đau và tiểu tiện sau mổ
3.2.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến tình trạng đau sau mổ
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến tình trạng đau sau mổ
Bệnh viện YHCT TW

n = 801
Tuổi
18 - 29
30 - 39
40 - 49
50 - 59
≥ 60
Giới tính
Nam
Nữ
Phân độ trĩ
Độ II
Độ III
Độ IV
Số búi trĩ
1 - 2 búi
3 - 4 búi
> 4 búi
Phương pháp mổ
Milligan - Morgan
Longo
THD
Khác

Bệnh viện Việt Đức
n = 264
Nhẹ &
Nặng
vừa
p

n (%)
n (%)
13 (44,8) 16 (55,2)
47 (59,5) 32 (40,5)
31 (54,4) 26 (45,6) >0,05
27 (48,2) 29 (51,8)
21 (48,8) 22 (51,2)

Nhẹ & vừa
n (%)

Nặng
n (%)

p

120 (84,5)
174 (86,1)
151 (84,8)
145 (92,9)
111 (90,2)

22 (15,5)
28 (13,9)
27 (15,2)
11 (7,1)
12 (9,8)

>0,05


385 (86,5)
316 (88,8)

60 (13,5)
40 (11,2)

>0,05

66 (52,4)
73 (52,9)

60 (47,6)
65 (47,1)

>0,05

18 (94,7)
246 (90,7)
437 (86,2)

1 (5,3)
29 (9,3)
70 (13,8)

>0,05

2 (28,6)
75 (51,0)
62 (56,4)


5 (71,4)
72 (49,0)
48 (43,6)

>0,05

35 (97,7)
337 (88,9)
329 (85,2)

1 (2,3)
42 (11,1)
57 (14,8)

<0,05

45 (65,2)
79 (48,8)
15 (41,7)

21 (34,8)
83 (51,2)
21 (58,3)

<0,05

571 (87,8)
6 (85,7)
105 (85,4)
19 (90,5)


79 (12,2)
1 (14,3)
18 (14,6)
2 (9,5)

>0,05

66 (43,7)
48 (69,9)
10 (55,6)
15 (57,7)

85 (56,3)
21 (30,4)
8 (44,4)
11 (42,3)

<0,05

Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, những BN có trên 4 búi trĩ
có tỷ lệ đau mức độ nặng sau mổ nhiều nhất (14,8%), những BN có 1 - 2 búi
trĩ có tỷ lệ đau mức độ nặng ít nhất (2,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Tại Bệnh viện Việt Đức, những BN có trên 4 búi trĩ có tỷ lệ đau
mức độ nặng sau mổ nhiều nhất (58,3%), những BN có 1 - 2 búi trĩ có tỷ lệ đau
mức độ nặng ít nhất (34,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Về
phương pháp mổ, tại Bệnh viện Việt Đức, những BN được phẫu thuật bằng
phương pháp Longo có tỷ lệ đau mức độ nặng sau mổ thấp nhất (30,4%),



24

những bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp Milligan - Morgan có
tỷ lệ đau mức độ nặng sau mổ cao nhất (56,3%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Không có mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính và
phân độ trĩ đến mức độ đau sau mổ.
3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến tình trạng tiểu tiện sau mổ
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tố đến tình trạng tiểu tiện sau mổ

Tuổi
18 - 29
30 - 39
40 - 49
50 - 59
≥ 60
Giới tính
Nam
Nữ
Phân độ trĩ
Độ II
Độ III
Độ IV
Số búi trĩ
1 - 2 búi
3 - 4 búi
> 4 búi
Phương pháp mổ
Milligan - Morgan
Longo
THD

Khác

Bệnh viện YHCT TW
n=632
BĐCN
Tự tiểu
p
n (%)
n (%)
81 (61,8)
50 (38,2)
121 (67,6)
58 (32,4)
113 (72,0)
44 (28,0) >0,05
70 (59,8)
47 (40,2)
28(58,3)
20 (41,7)

Bệnh viện Việt Đức
n=241
BĐCN
Tự tiểu
p
n (%)
n (%)
10 (38,5)
16 (61,5)
37 (54,4)

31(45,6)
27 (50,0)
27 (50,0) >0,05
24 (46,2)
28 (53,8)
20 (48,8)
21 (51,2)

244 (67,4)
169 (62,6)

118 (32,6)
101 (37,4)

>0,05

56 (48,7)
62 (49,2)

59 (51,3)
64 (50,3)

>0,05

9 (56,2)
169 (68,7)
234 (63,7)

7 (43,8)
77 (31,3)

135 (36,3)

>0,05

3 (50,0)
65 (47,1)
50 (51,5)

3 (50,0)
73 (52,9)
47 (48,5)

>0,05

14 (46,7)
190 (64,2)
209 (68,3)

16 (53,3)
106 (35,8)
97 (31,7)

<0,05

27 (42,9)
73 (49,7)
18 (58,1)

36 (57,1)
74 (50,3)

13 (41,9)

>0,05

339 (65,1)
1 (33,3)
64 (69,6)
9 (56,2)

182 (34,9)
2 (66,7)
28 (30,4)
7 (43,8)

>0,05

78 (54,2)
23 (39,0)
9 (52,9)
8 (38,1)

66 (45,8)
36 (61,0)
8 (47,1)
13 (61,9)

>0,05

Nhận xét: Tại Bệnh viện YHCT Trung ương, những BN có 1 - 2 búi trĩ có
tỷ lệ BĐCN sau mổ thấp nhất (46,7%), những BN có trên 4 búi trĩ có tỷ lệ

BĐCN sau mổ cao nhất (68,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Không có mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, phân độ trĩ và phương pháp
mổ trĩ đến tình trạng tiểu tiện sau mổ.


25

3.2.3. Mối liên quan giữa mức độ đau đến tình trạng tiểu tiện sau mổ
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ đau đến tình trạng tiểu tiện sau mổ
Tình trạng tiểu tiện
Mức độ đau
Nhẹ & vừa
Nặng
p

BĐCN

Tự tiểu

Tổng

(n)

(%)

(n)

(%)

(n)


(%)

413
119

60,5
62,3

270 39,5
72
37,7
< 0,05

653
220

100
100

Nhận xét: Những BN đau sau mổ mức độ nặng có tỷ lệ BĐCN nhiều hơn
so với những BN đau sau mổ mức độ nhẹ và vừa (tương đương 62,3% và
60,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3. Tình hình điều trị giảm đau và BĐCN sau mổ
3.3.1. Tỷ lệ sử dụng các phương pháp giảm đau

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các phương pháp điều trị giảm đau
Nhận xét: Đa số các BN tại hai bệnh viện đều được sử dụng các thuốc
giảm đau bậc I. Có 17,4% BN ở Bệnh viện YHCT Trung ương được điều trị
giảm đau bằng các phương pháp không dùng thuốc, còn tại Bệnh viện Việt

Đức không có trường hợp nào điều trị giảm đau bằng phương pháp này.
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng phương pháp giảm đau bậc III
Phương pháp

Có sử dụng

Không sử dụng

Tổng


×