Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của CHẾ PHẨM xịt XOANG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM mũi XOANG mạn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.46 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ CñA CHÕ PHÈM
XÞT XOANG
TR£N BÖNH NH¢N VI£M MòI XOANG M¹N
TÝNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013-2019


HÀ NỘI - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ CñA CHÕ PHÈM
XÞT XOANG
TR£N BÖNH NH¢N VI£M MòI XOANG M¹N
TÝNH
Ngành đào tạo: Bác sỹ y học cổ truyền
Mã ngành: 52720201


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013-2019
Người hướng dẫn khoa học
ThS. Đào Thị Minh Châu


HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu và phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học
cổ truyền, Ban lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thạc sĩ - Bác sĩ Đào Thị Minh Châu - giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường
Đại học Y Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dạy dỗ, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Toàn thể các thầy cô Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội đã dạy dỗ
và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tập thể các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền
Hà Nội đã tạo điều kiện, hợp tác giúp đỡ trong thời gian tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng xin được dành tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè
tôi đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn
thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20, tháng 05, năm 2019

NGUYỄN THỊ HƯỜNG



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện tại bệnh
viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai,
tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.

Tác giả

Nguyễn Thị Hường


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................3
1.1. Quan điểm về Viêm mũi xoang mạn tính theo YHHĐ..................................3
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu mũi xoang.............................................................3
1.1.2. Sinh lý mũi xoang..................................................................................5
1.1.3. Bệnh học VMXMT................................................................................5
1.2. Quan điểm về Viêm mũi xoang mạn tính theo YHCT..................................8
1.2.1. Nguyên nhân..........................................................................................8
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh – nội trị......................................................................8
1.2.3. Phép trị ngoài.........................................................................................9
1.2.4. Châm cứu trị liệu..................................................................................10
1.2.5. Dự hậu..................................................................................................10
1.2.6. Một số nghiên cứu về YHCT điều trị viêm mũi xoang.........................10
1.3. Tổng quan về sản phẩm nghiên cứu...........................................................12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................15
2.1. Chất liệu, Phương tiện nghiên cứu...............................................................15

2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................16
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................17
2.5. Phân tích và xử lý số liệu.............................................................................19
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu...............................................................19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................20
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.........................................................20
3.1.1. Giới tính................................................................................................20
3.1.2. Tuổi.......................................................................................................21
3.1.3. Thời gian mắc bệnh...............................................................................21
3.1.4. Tiền sử điều trị......................................................................................22
3.1.5. Thể lâm sàng YHCT.............................................................................23
3.2. Tác dụng điều trị Viêm mũi xoang mạn tính của chế phẩm Xịt xoang.........24
3.2.1. Tác dụng cải thiện tần suất chảy mũi....................................................24


3.2.2. Tác dụng cải thiện tính chất dịch mũi...................................................25
3.2.3. Tác dụng cải thiện triệu chứng ngạt mũi...............................................26
3.2.4. Tác dụng quả cải thiện triệu chứng đau nhức mặt.................................27
3.2.5. Tác dụng cải thiện bệnh qua bộ câu hỏi trắc nghiệm mũi xoang SNOT - 20....28
3.2.6. Tác dụng cải thiện qua tổng điểm triệu chứng mũi TNSS.....................28
3.2.7. Tác dụng cải thiện bệnh qua nội soi theo Lund - Kennnedy..................29
3.2.8. Tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trên nội soi ....................... 27
3.3. Tác dụng không mong muốn của chế phẩm Xịt xoang trên lâm sàng và xét
nghiệm........................................................................................................30
Chương 4: BÀN LUẬN...........................................................................................32
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu........................................32
4.1.1. Đặc điểm về giới...................................................................................32
4.1.2. Đặc điểm về tuổi...................................................................................32
4.1.3. Thời gian mắc bệnh...............................................................................33

4.1.4. Tiền sử điều trị......................................................................................33
4.1.5. Phân thể lâm sàng YHCT......................................................................33
4.2. Tác dụng điều trị của chế phẩm....................................................................35
4.2.1. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng của bệnh........................................35
4.2.2. Đánh giá trên nội soi.............................................................................39
4.3. Tác dụng không mong muốn........................................................................40
4.3.1. Trên lâm sàng........................................................................................40
4.3.2. Trên xét nghiệm....................................................................................41
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAO
ALT
AST
BN
CRS
SNOT
TNSF
TCM
TNSS
VMX
VMXMT
YHCT
YHHĐ

American Academy of Ophthalmology
Alanin Amino Transferase

Aspartate Amino Tranferase
Bệnh nhân
Chronic Rhinosinusitis
Sino - Nasal Outcome Test
Rhino Sinusitis Task Force
Traditional Chinese Medicine
Total Nasal Symtom Score
Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang mạn tính
Y học cổ truyền
Y học hiện đại


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 . Tác dụng cải thiện bệnh qua điểm TNSS....................................................28
Bảng 3.2. Tác dụng cải thiện bệnh qua nội soi theo Lund – Kennnedy ..............29
Bảng 3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.................................................30
Bảng 3.4. Các thay đổi về sinh hóa máu trước và sau điều trị.................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính.....................................................................20
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi.................................................................21
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo thời gian mắc bệnh..............................................................21
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử điều trị...............................................22
Biểu đồ 3.5. Phân bố theo thể lâm sàng YHCT...............................................................23
Biểu đồ 3.6. Cải thiện tần suất chảy mũi theo thời gian...........................................24
Biểu đồ 3.7. Cải thiện tính chất dịch mũi theo thời gian...........................................25

Biểu đồ 3.8. Cải thiện triệu chứng ngạt mũi theo thời gian....................................26
Biểu đồ 3.9. Cải thiện triệu chứng đau nhức mặt theo th ời gian..........................27
Biểu đồ 3.10. Tác dụng cải thiện bệnh qua điểm SNOT - 20...................................28
Biểu đồ 3.11. Cải thiện triệu chứng trên nội soi..........................................................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là sự rối loạn quá trình viêm kéo dài
tại mũi và các xoang cạnh mũi. Ngày nay bệnh có xu hướng gia tăng do quá trình
đô thị hoá, công nghiệp hoá, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Do đặc điểm
bệnh kéo dài, dai dẳng và khó chữa nên VMXMT được xếp vào danh mục các bệnh
mạn tính như hen, tăng huyết áp,… VMXMT đứng hàng thứ hai trong các bệnh mạn
tính thường gặp nhất tại Mỹ, ước tính khoảng 15% dân số mắc bệnh. Bệnh là một gánh
nặng kinh tế cho xã hội và người bệnh. Bệnh làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh, đặc biệt gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ đêm. Theo
nghiên cứu năm 1994 của trung tâm phỏng vấn và điều tra sức khoẻ Hoa Kỳ NHIS
(National Health Interview Survey), hàng năm người lao động Mỹ mất 12,5 triệu ngày
nghỉ việc. Năm 2011, nước Mỹ tiêu tốn khoảng 8,6 tỷ đô la cho chi phí điều trị
VMXMT [1]. Ở Việt Nam, đây cũng là một trong số các bệnh lý thường gặp nhất trong
chuyên ngành Tai Mũi Họng, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3 - 5% [2].
VMXMT thuộc phạm vi chứng Tỵ uyên của Y học cổ truyền [3]. Bên cạnh các
bài thuốc cổ phương để điều trị theo các thể lâm sàng, YHCT cũng có rất nhiều các vị
thuốc được sử dụng để điều trị VMXMT có hiệu quả như: Hoa ngũ sắc, Thương nhĩ tử,
Tân di, Kim ngân hoa,… Rất nhiều vị thuốc đã được dược lý học hiện đại nghiên cứu và
chứng minh được tác dụng điều trị trong VMXMT. Đặc biệt, trong những năm gần đây
cùng với xu hướng tìm kiếm và phát triển nguồn dược liệu thuốc nam, sự phát triển của
công nghệ dược và bào chế, rất nhiều sản phẩm từ các bài thuốc, vị thuốc đã được sản
xuất thành dạng sử dụng tiện lợi mà vẫn giữ được tác dụng vốn có.

Chế phẩm Xịt xoang là sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc gia truyền của
dòng họ Phạm Gia, với thành phần chủ yếu là Hoa ngũ sắc được nghiên cứu và sản
xuất dưới dạng bình xịt định liều, phù hợp trong điều trị VMXMT. Bởi vậy, trong
nghiên cứu này với mục đích bước đầu đánh giá tác dụng cũng như tính an toàn của
chế phẩm trên bệnh nhân VMXMT, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
Đánh giá tác dụng điều trị của chế phẩm Xịt xoang trên bệnh nhân Viêm
mũi xoang mạn tính với các mục tiêu sau:


2

1. Đánh giá tác dụng của chế phẩm Xịt xoang trên bệnh nhân Viêm mũi
xoang mạn tính.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm Xịt xoang trên lâm
sàng và xét nghiệm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan điểm về Viêm mũi xoang mạn tính theo YHHĐ
Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, tổn thương do
nhiều nguyên nhân gây ra nên không thực hiện được chức năng của mình. Lâu ngày
gây ứ đọng các chất dịch nhầy bẩn, dần dần lấp đầy các hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ
thông xoang dẫn đến viêm nhiễm tạo mủ trong các hốc xoang.
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu mũi xoang
1.1.1.1

Giải phẫu mũi


a, Tháp mũi
Phần cứng: Có khung là xương chính giữa mũi, ngành lên xương hàm trên,
sụn tam giác và sụn cánh mũi uốn quanh lỗ mũi.
Phần mềm: Tháp mũi được bao phủ lớp da và cơ cánh mũi.
b, Hốc mũi
Là 2 ống dẹt nằm song song với nhau ngăn cách nhau bởi vách ngăn (thành
trong của hốc mũi). Thành ngoài hốc mũi (cánh mũi) cấu tạo phức tạp, gồm mặt
trong xương hàm trên, mảnh đứng xương khẩu cái, cánh trong chân bướm, về phía
trên còn có xương lệ và khối xương sàng.
Trên cánh mũi có ba cuốn, từ trên xuống có cuốn trên, cuốn giữa, cuốn dưới.
Các cuốn tạo với thành ngoài tháp mũi các khe trên, khe giữa và khe dưới.
1.1.1.2

Giải phẫu xoang mặt

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh
hốc mũi và thông với hốc mũi. Các hốc xương này được lót bởi lớp niêm mạc giống
như hốc mũi, đó là niêm mạc đường hô hấp.
Ở người trưởng thành có năm đôi xoang chia làm hai nhóm:
 Nhóm xoang trước: xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước
 Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm


4

 Xoang sàng
Gồm 7-9 tế bào nằm trong hai khối bên xương sàng. Các tế bào có kích thích
to nhỏ không đều, sắp xếp không theo quy định, nên đường dẫn lưu khi bị hạn chế
tạo điều kiện cho viêm xoang dễ tái phát.

Liên quan xoang sàng: mặt trên liên quan với nền sọ; mặt dưới liên quan với
hốc mũi và xoang hàm; mặt ngoài liên quan với ổ mắt; mặt trong rất phức tạp, tạo
nên 2/3 trên của thành ngoài hốc mũi; mặt trước liên quan với đáy xoang trán; mặt
sau liên quan với xoang buớm.
Như vậy xoang sàng rất phức tạp, có nhiều ngõ ngách, nó thường là ổ lưu trữ
vi trùng mỗi khi bị viêm.
 Xoang hàm
Là một hình tháp nằm trong xương hàm trên, gồm 3 mặt, 1 nền và đỉnh.
Xoang hàm ăn thông với hốc mũi qua khe giữa bởi một lỗ nhỏ gọi là lỗ
Ostium, lỗ này cách đáy xoang độ 15mm về phía trên và đổ ra khe giữa. Ở trẻ em,
lỗ này rộng và dẫn lưu tốt. Ở phía dưới xoang hàm ngăn cách với miệng qua vòm
khẩu cái xương và phần trước là cung răng số 3 đến số 8.
 Xoang trán
Có hình tháp tam giác, với 3 mặt: trước, sau và dưới.
Xoang trán thông với mũi qua ống mũi trên, đi từ phễu xuyên qua tế bào
sàng trước, đổ vào khe giữa ngay trước lỗ Ostium. Do ống dài, nhỏ ngoằn ngoèo
nên tuy xoang trán ở cao nhưng dẫn lưu lại kém dễ bị tắc ống mũi trán.
 Xoang bướm
Có 6 thành: thành trước giáp với xoang sàng sau; thành sau giáp với mảnh
nền của xương chẩm, thành trên giáp với tuyến yên, giao thoa thị giác, dải thị giác,
chéo thị giác; thành dưới giáp với các vòm; thành ngoài từ sau ra trước giao với
xoang tĩnh mạch hang, ống thị giác, phần của động mạch trong; thành trong là vách
ngăn của xoang bướm.
Lỗ thông của xoang này ở phía trước và cao hơn nên dẫn lưu kém [2], [4], [5].


5

1.1.2. Sinh lý mũi xoang.
Niêm mạc xoang liên tiếp với niêm mạc mũi, là niêm mạc đường hô hấp:

biểu mô trụ có lông chuyển và các tuyến chế tiết. Hệ thống lông nhầy này giữ vai
trò quan trọng trong sinh lý và đặc biệt trong bệnh lý mũi xoang.
Các chức năng của mũi xoang: Chức năng hô hấp, chức năng dẫn lưu, chức
năng thông khí, chức năng khứu giác, chức năng phát âm.
1.1.3. Bệnh học VMXMT
1.1.3.1. Nguyên nhân
a. Do viêm mũi xoang cấp: không được điều trị đúng mức
b. Do nhiễm trùng: Nhiễm khuẩn vùng mũi họng, do răng, các bệnh lý ở
răng, do VA (amidan vòm) quá phát, do nấm
c. Do dị ứng: là vấn đề phức tạp vì dị ứng mũi xoang rất hay gặp và xen kẽ
những đợt nhiễm trùng.
d. Các yếu tố thuận lợi
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Hít phải các chất kích thích (bụi, khói thuốc lá, hoá chất….)
- Bất thường về giải phẫu: vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, quá phát
mỏm móc, bóng sàng, VA quá phát, các khối u trong xoang và hốc mũi... [2]
1.1.3.2. Bệnh sinh
Lỗ thông mũi xoang đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
VMXMT, là lỗ duy nhất đảm bảo sự dẫn lưu từ xoang ra mũi. Khi lỗ thông mũi
xoang bị tắc, sự thông khí giữa mũi xoang bị mất đi, gây giảm oxy trong xoang, áp
lực trong xoang giảm gây phù nề niêm mạc, tăng xuất tiết, các chất tiết ứ đọng lại
trong xoang gây rối loạn chức năng của hệ thống lông nhầy, niêm mạc xoang càng
phù nề. Đồng thời áp lực âm trong xoang tạo điều kiện cho sự di chuyển ngược
chiều các chất từ mũi vào xoang mang theo cả vi khuẩn, chất bẩn…tạo điều kiện
thuận lợi cho vi trùng phát triển, làm cho viêm xoang có điều kiện tiếp diễn trở
thành vòng xoắn bệnh lý [2].
1.1.3.3. Triệu chứng
 Triệu chứng toàn thân: thường không biểu hiện rõ rệt, mệt mỏi, cơ thể suy
nhược.



6

 Triệu chứng cơ năng: Chảy nước mũi/ Ngạt tắc mũi/ Rối loạn về ngửi/ Nhức
đầu/Ù tai tiếng trầm. Ngoài ra, có thể có biểu hiện viêm đường hô hấp: ho
khan, ngứa họng, đắng họng, hoặc khạc nhổ liên tục.
 Triệu chứng thực thể
- Nhìn ngoài: thường không có biểu hiện sưng nề
- Ấn vùng xoang viêm: không có phản ứng đau, có thể đau trong các đợt hồi
viêm
- Soi mũi trước
 Niêm mạc hốc mũi nhạt màu, phù nề hoặc thoái hoá thành gờ Kaufmann
ở khe giữa, polyp khe giữa
 Khe giữa: mủ ứ đặc hoặc chảy từ khe giữa qua lưng cuốn dưới tới sàn mũi
 Cuốn mũi: cuốn dưới thường quá phát, nhạt màu, đặt thuốc co mạch co
hồi kém. Cuốn giữa thường thoái hoá, niêm mạc màu trắng mọng và
trông giống polyp
 Dị hình vách ngăn như mào, gai vách ngăn, vẹo vách ngăn…Hoặc ở khe
giữa như mỏm móc quá phát, đảo chiều, xoang hơi cuốn giữa…
- Soi mũi sau
 Mủ ứ đọng ở cửa mũi sau hoặc chảy từ khe trên xuống cửa mũi sau, họng
 Các đuôi cuốn thường quá phát và đổi màu niêm mạc, vách ngăn cũng dày lên
 X.quang: Trên phim Blondeau và Hirtz thấy các xoang mờ đều hoặc mờ đặc
do mủ ứ thành xoang có viền niêm mạc thoái hoá dày, có thể bóng mờ do có
polyp xoang.
 Nội soi mũi xoang: thấy rõ các cuốn mũi, các khe, các lỗ Ostium, xem có mủ
chảy ra hoặc có polyp, có thể lấy thẳng mủ của xoang để cấy vi khuẩn làm
kháng sinh đồ.
 CT scaner mũi xoang: được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, nhưng với
điều kiện ở nước ta hiện nay ít làm [2].

1.1.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán


7

- Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội nghị viêm mũi xoang dị ứng năm 1997 (RSTF): Có
từ 2 triệu chứng chính trở lên hoặc 1 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ, kéo
dài từ 12 tuần trở lên [6].
Các triệu chứng chính bao gồm: Đau/ nhức/ cảm giác đè ép vùng mặt, ngạt tắc mũi,
dịch mũi mủ, giảm/ mất khứu giác, hoặc phát hiện dịch mủ trong khoang mũi
Các triệu chứng phụ bao gồm: đau đầu, sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi, đau răng, ho
hoặc đau/ nhức/ cảm giác đè ép vùng tai
- Hwang và cộng sự thấy rằng độ nhạy của các tiêu chí năm 1997 là 89%, nhưng
độ đặc hiệu chỉ là 2% [7]. Họ kết luận rằng các tiêu chuẩn triệu chứng này có thể
không phù hợp để làm tiêu chuẩn chẩn đoán cho VMXMT. Nhiều nghiên cứu sau
này đã cung cấp bằng chứng ủng hộ cho kết luận này.
- Tiêu chuẩn này đã được cập nhật trong khuyến cáo của Viện hàn lâm Tai mũi
họng Hoa Kỳ (AAO) đưa ra năm 2007[8] , yêu cầu thêm 1 số biểu hiện trên nội soi tai
mũi họng hoặc trên chẩn đoán hình ảnh.
- Bhattacharyya và Lee phát hiện ra rằng việc bổ sung các xét nghiệm nội soi
mũi so với các triệu chứng CRS (2007) đã cải thiện độ đặc hiệu lên 84,1% [9]. Vì
thế đây là tiêu chuẩn hiện nay đang được sử dụng.
1.1.3.5. Điều trị
 Nguyên tắc điều trị: đảm bảo dẫn lưu, thông khí tốt [10]
 Điều trị cụ thể:
- Điều trị nội khoa:
+ Tại chỗ: xì, rửa mũi, hút dịch và mủ, nhỏ thuốc, khí dung mũi xoang
+ Toàn thân: kháng sinh 1 - 2 tuần trong đợt hồi viêm, chống viêm giảm phù
nề, kháng histamine trong trường hợp cơ địa dị ứng hay rối loạn vận mạch.
- Điều trị ngoại khoa

+ Chọc rửa xoang: thường áp dụng với viêm xoang hàm, xoang trán
+ Phương pháp Proetz: thường áp dụng với viêm xoang sau mạn tính
+ Phẫu thuật xoang: khi điều nội khoa thất bại hoặc có sự bít tắc đường dẫn
lưu tự nhiên của xoang.
1.1.3.6. Phòng bệnh
-

Đeo khẩu trang tiếp xúc với lạnh, bụi hoá chất độc hại

-

Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng


8

-

Điều trị tốt các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

-

Nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng, chống đỡ của niêm mạc mũi xoang

-

Tránh các tác nhân gây dị ứng

1.2. Quan điểm về Viêm mũi xoang mạn tính theo YHCT
Bệnh viêm mũi xoang thuộc chứng "Tỵ uyên", "Tỵ thất" theo YHCT. Tỵ uyên

được nhắc đến sớm nhất trong Nội kinh, Tố vấn, chương Khí Quyết Luận mô tả: nhiệt tà
từ đởm chạy lên lưu ở não hải, tất phải đau nhức ở sống mũi gây nên tỵ uyên. Tỵ uyên là
nước mũi đục, chảy xuống mũi không ngừng.
Bản bệnh chủ yếu tại thận, phế, tỳ: Phế chủ khí-thận nạp khí-tỳ hư sinh đàm.
Tiêu bệnh do phong tà thừa khi chính khí hư xâm nhập vào.
Biểu hiện: Bệnh xuất hiện đột ngột, đau nhức mặt xung quanh vùng xoang,
có thể đau đầu, chảy nước mũi vàng có mủ, phải thở bằng miệng, kèm có sốt, khứu
giác giảm, ho, rêu lưỡi vàng, mạch phù, người mệt mỏi. Tùy từng người bệnh cụ thể
có thêm các hội chứng bệnh tạng phủ đi kèm [11], [12].
1.2.1. Nguyên nhân
- Ngoại tà: Phần lớn do phong, kết hợp với hàn, nhiệt, táo, thấp, đặc biệt là
nhiệt: phong hàn, phong nhiệt, phong thấp, phong táo.
- Thất tình thái quá trở thành nguyên nhân gây bệnh.
- Ăn uống thất thường, lao động mệt nhọc cũng có thể gây tổn thương tỳ vị
trung tiêu mất kiện vận, dẫn đến thuỷ thấp nội sinh.
- Tạng phủ khí huyết hư tổn: bẩm sinh không đủ, bệnh lâu không khỏi, lao động
nặng, phòng dục quá độ dẫn đến tạng phủ khí huyết hư tổn sinh bệnh [12].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh – nội trị
- Phong hàn, phong nhiệt phạm phế (ngoại cảm) ảnh hưởng chức năng tuyên
giáng của phế làm thanh khiếu bế tắc gây ra bệnh. Pháp trị: sơ phong tán tà, tuyên
phế thông khiếu. Phương dược: Ngân kiều tán gia giảm.
- Tỳ vị thấp nhiệt. Thấp tà phạm vào tỳ vị, uất hóa hoả. Hoặc ăn uống thất
thường thương tổn tỳ vị, vận hoá thu nạp không điều hoà dẫn đến thấp trọc nội sinh,
thấp ngưng lâu ngày hoá nhiệt, thấp nhiệt kết hợp với đường khiếu lưu chuyển của
khí không thông. Hoặc tỳ thấp vị nhiệt uất lại với nhau mà thành. Kinh dương minh
vị khai khiếu ở mũi vì vậy người dương minh vị phục nhiệt cũng hay mắc bệnh này.


9


Pháp trị: thanh nhiệt lợi thấp, ích khí thông khiếu. Phương dược: Cam lộ tiêu độc
đan gia giảm.
- Can đởm hoả nhiệt: Can chủ sơ tiết, nếu rối loạn chức năng sơ tiết, can khí
uất lại mà hoá nhiệt. Kinh mạch của đởm tới cạnh mũi, đởm kinh có nhiệt cũng
phạm vào tỵ khiếu dẫn đến chứng bệnh. Hoặc ngoại tà xâm phạm vào can đởm
cũng dễ dẫn đến chứng hoả nhiệt. Hỏa của can đởm theo đường kinh đến mũi làm
khí huyết ngưng trệ. Pháp trị: thanh tả can đởm, lợi thấp thông khiếu. Phương dược:
Long đởm tả can thang gia giảm.
- Tạng phủ hư tổn
+ Tạng phế hư nhược: Phế khai khiếu ra mũi, phế khí thông với mũi, bệnh
mũi và phế có quan hệ mật thiết với nhau. Cơ thể hư nhược, bệnh lâu không khỏi
làm phế âm hao tổn, các khiếu mất nuôi dưỡng sinh công năng thất thường. Hoặc phế
khí hư không tuyên giáng được cũng gây bệnh. Hoặc phế khí hư làm vệ hư, làm sức
chống đỡ ngoại tà giảm, dễ bị tà khí thừa hư xâm phạm, tà chính giao tranh làm phế khí
không thông, bế uất, mất tuyên giáng làm tân dịch đình tụ dẫn đến tắc trở khiếu. Bệnh
còn do tỳ hư không vận hoá thuỷ cốc lên phế làm phế hư dần hoặc thận khí không đủ,
dương khí không thể ra vệ làm vệ khí hư nên dễ cảm ngoại tà. Pháp trị: ôn bổ phế tạng,
ích khí thông khiếu. Phương dược: Ôn phế chỉ lưu đan.
+ Tỳ vị khí hư: Tỳ vị là gốc hậu thiên, nguồn sinh hoá của khí huyết. Tỳ vị hư
làm nguồn sinh hoá khí huyết không đủ, khiếu không được nuôi dưỡng, thuỷ thấp
không được kiện vận đình ngưng bít khiếu sinh chứng bệnh mô cơ sưng nề (thoái
hoá cuốn mũi, polyp), khí đoản, ngại nói, chán ăn. Pháp trị: bổ ích tỳ vị, ích khí
thông khiếu. Phương dược: Sâm linh bạch truật tán gia giảm.
+ Tạng thận hư lao: Thận là gốc tiên thiên, chủ tàng tinh sinh tuỷ, làm nhiệm
vụ nuôi dưỡng quản lý khiếu. Thận tinh thiếu hụt dẫn đến thanh khiếu không được
nuôi dưỡng. Thận dương hư, mất chức năng khí hoá, thăng thanh giáng trọc làm thuỷ
dịch ở dưới tràn lên thanh khiếu làm chảy nước mũi không dứt. Thận khí yếu không
nạp được khí, khí nghịch lên đưa lên trên gây suyễn. Thận dương hư nên âm phong
hợp với trọc khí của thận xông lên khiếu làm ngạt mũi, đau đầu [3], [11], [12].
1.2.3. Phép trị ngoài



10

-Phép nhỏ mũi: dùng các thuốc có mùi thơm để làm thông mũi, có lợi cho việc
hút, dẫn dịch ra ngoài.
-Phép xông mũi: dùng thuốc thơm thông khiếu, hành khí hoạt huyết, có thể xông
khói của vị thuốc hoặc đun lên xông hơi nước.
1.2.4. Châm cứu trị liệu
- Thể châm: Nghinh hương, Toản trúc, Thượng tinh, Hoà liêu, Ấn đường,
Dương bạch, Hợp cốc, Liệt khuyết, Túc tam lý, tam âm giao…
- Nhĩ châm: dùng kim nhĩ châm hoặc hạt Vương bất lưu hành chôn dưới Phế
du, Can du, Đởm du, Tỳ du, Nội tỵ….
- Cứu: cứu 20 phút, hư chứng thì thường dùng cứu.
- Bấm huyệt: day bấm huyệt Nghinh hương, Hợp cốc, hoặc dùng vùng ngư tế
2 tay mát xa dọc 2 bên cánh mũi trên dưới huyệt Nghinh hương [12].
1.2.5. Dự hậu
Bệnh này thường dự hậu tốt nhưng lại thường kéo dài dễ tạo thành mạn tính,
khó trị dứt điểm. Chất dịch đặc chảy xuống hầu họng nhiều có thể lâu ngày dẫn đến
chứng Hầu tí hoặc Nhũ nga [3].
1.2.6. Một số nghiên cứu về YHCT điều trị viêm mũi xoang
Một số nghiên cứu về các liệu pháp YHCT điều trị bệnh lý mũi xoang
- Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Y học và
châm cứu Trung Quốc, Đại học Trung Y, Đài Loan, dữ liệu được lấy từ bộ dữ liệu
do Cơ sở Dữ liệu Nghiên cứu Y tế Quốc Gia cung cấp [13], có 4294/14,806 người
sử dụng TCM (Traditional Chinese Medicine). Nhóm TCM có tỷ lệ nữ giới cao hơn
đáng kể, trẻ hơn, tỷ lệ sống ở khu vực thành thị lớn hơn so với nhóm không thuộc
nhóm TCM (tất cả p <0.0001). 97% người sử dụng TCM đã nhận được thuốc chữa
bệnh bằng thảo dược. Công thức phổ biến nhất của Trung Quốc được sử dụng là
“Tân di thanh phế thang”, vị thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Bạch chỉ. Kết

luận của cuộc điều tra cho thấy 29% bệnh nhân VMXMT lựa chọn sử dụng các liệu
pháp Trung Y ngoài việc điều trị theo các thuốc Tây Y.
- Một nghiên cứu khác lựa chọn các bệnh nhân viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ
và trung bình để điều trị bằng châm cứu [14]. Chen S, Wang J và cộng sự đã báo
cáo kết quả châm cứu cho 34/66 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu. Với công thức
huyệt được lựa chọn là Đại chuỳ, Phế du, Gan du, Tỳ du, Thận du, Bách hội, Hợp


11

cốc, Thái xung, Ấn đường. Châm cứu được thực hiện 2 ngày 1 lần, 3 lần 1 tuần, liên
tục trong 8 tuần. Ở nhóm dùng thuốc tây, Cetirizine hydrochloride đường uống, mỗi
lần 10 mg, mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 8 tuần. Các chỉ tiêu nghiên cứu được đưa
ra là thang điểm triệu chứng mũi (TNSS), thang đánh giá cảm xúc (ERSG Emotion Rating Scale for Ganzangxiang of TCM) và bảng hỏi chất lượng cuộc sống
của viêm mũi và miệng (RQLQ - Rhinoconjunctivitis Quality of Life
Questionnaire). Các chỉ số đều giảm sau 1, 2 tháng điều trị. Nghiên cứu đưa ra
khuyến cáo châm cứu là phương pháp can thiệp an toàn và hiệu quả đối với viêm
mũi dị ứng dai dẳng nhẹ và trung bình.
 Một số công trình nghiên cứu của YHCT Việt Nam chữa bệnh viêm mũi
xoang:
- Bùi Văn Khôi (2008), điều trị viêm mũi dị ứng bằng cao “Kháng mẫn thông
tỵ”[15]. Nghiên cứu thực hiện trên 64 bệnh nhân chia làm 2 nhóm trong 15 ngày,
nhóm chứng uống Loratadin 10mg x 2 viên/ngày, nhóm nghiên cứu uống Cao
kháng mẫn thông tỵ 50ml/ngày, chia 2 lần. Các chỉ tiêu được theo dõi và đánh giá là
ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, thay đổi màu sắc niêm mạc. Kết quả nhóm dùng
Cao kháng mẫn thông tỵ đạt được sau 15 ngày tương đương với của nhóm dùng
Loratadin. Sử dụng Cao kháng mẫn thông tỵ thấy xuất hiện một số tác dụng không
mong muốn như đầy bụng, sôi bụng sau khi uống thuốc.
- Nguyễn Kim Toán (2012), điều trị VMXMT bằng chế phẩm Thông xoang
tán [5]. Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân VMXMT sử dụng thông xoang tán

uống 8 viên/ngày, chia 2 lần, trong 1 tháng. Hiệu quả đánh giá trên các chỉ tiêu về
triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu. Kết quả thu được cho thấy, hiệu quả
của thuốc đạt mức độ tốt và khá là 36,67%, trung bình và kém là 63,33%. Xuất hiện
một số TDKMM trong quá trình điều trị như: họng khô, háo khát, táo bón.
- Mai Thuỳ Linh (2016) [16], nghiên cứu tác dụng của thuốc xịt Thông xoang
Nam dược trong hỗ trợ điều trị VMX cấp. Thuốc xịt thông xoang Nam dược kết hợp
với phác đồ điều trị nền (kháng sinh, chống viêm giảm phù nề) có tác dụng cải thiện
các triệu chứng cơ năng và thực thể của VMX cấp, hiệu quả đạt được là tương
đương với nhóm chứng (dùng Otrivin).


12

1.3. Tổng quan về thuốc nghiên cứu
* Xuất xứ: Sản phẩm Xịt xoang có nguồn gốc là bài thuốc gia truyền dòng họ Phạm
tại Hà Nội.
* Tổng quan về các vị thuốc trong Xịt xoang
 Hoa ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.)
- Bộ phận dùng : toàn cây bỏ rễ.
-Tác dụng: theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng chữa VMX dị ứng.
-Tác dụng dược lý: chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng [17].
 Cây mật gấu (Isodon lophanthoides)
-Bộ phận dùng: toàn cây
-Tác dụng: vị đắng, tính mát; thanh nhiệt, lợi tiểu, tán ứ, tiêu viêm.
-Tác dụng dược lý: kháng viêm và chống oxy hoá, thải độc, bảo vệ thận, gan,
hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp
ổn định lipid máu [17].
-Ứng dụng: chữa viêm gan vàng da cấp tính, viêm túi mật cấp, viêm ruột, lỵ,
viêm mũi dị ứng.
 Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

-Bộ phận dùng: rễ
-Tính vị quy kinh: vị đắng hàn, quy kinh tâm, can, vị, đại tràng
-Thành phần: berberine, coptisine, worenine palamatine, columbamine,
obakunone, obakulactone...
-Tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, tả hoả, giải độc
-Công năng và chủ trị: chủ trị các chứng thấp nhiệt hạ lị, bĩ mãn, tiết tả, vị hoả,
ung nhọt sang độc, tai mắt sưng đau.
-Tác dụng dược lý: Phổ kháng khuẩn rộng, ức chế mạnh nhiều loại vi khuẩn
như lị, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn…Berberin có
tác dụng hạ nhiệt và hưng phấn trung khu hô hấp, an thần, giảm đau, làm giãn cơ.
Hoàng liên còn có tác dụng kháng viêm [18].
 Hy thiêm thảo (Herba Siegesbeckiae)
- Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất
- Tính vị quy kinh: đắng hàn, quy kinh can thận
- Tác dụng: trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc
- Công năng và chủ trị: trị phong tê thấp, đau mỏi xương khớp, trị mụn nhọt


13

- Tác dụng dược lý: kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp, ức chế miễn dịch [18].
 Hương nhu (Herba Elsholtziae splendentio)
- Bộ phận dùng: toàn cây bỏ rễ
- Tính vị quy kinh: vị cay tính ôn quy kinh phế vị
- Tác dụng: phát hãn giải biểu, hoà trung hoá thấp, lợi tiểu tiêu thũng
- Công năng và chủ trị: trị chứng cảm thử về mùa hè, trị phù do viêm cầu thận
cấp hoặc do dị ứng
- Tác dụng dược lý: Tinh dầu hương nhu có tác dụng hạ sốt làm ra mồ hôi,
kích thích tuyến tiêu hoá xuất và tăng nhu động ruột, long đờm và ức chế nấm ngoài
da [18].

 Tía tô (Folium Perilliae Fructescentis)
- Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất
- Tính vị quy kinh: cay ôn. Quy kinh phế tỳ
- Tác dụng: giải biểu tán hàn, kiện vị chỉ ẩu, giải độc cua cá
- Công năng và chủ trị: giải cảm phong hàn, tiêu đờn giảm ho, kiện vị cầm nôn,
giải độc cua cá
- Tác dụng dược lý: Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ
trơn phế quản. Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ
cầu, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng [18].
 Chanh (Citrus medica L.)
- Bộ phận dùng: lá
- Thành phần lá chanh: chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu, ngoài ra còn có chất
stachydrin, một dẫn xuất của prolin
- Công dụng: lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà, ốc, nấu nước để xông
chữa cảm cúm, lá và búp non giã nát đắp rốn trẻ con chữa bí đái, đầy bụng. Tinh
dầu pha thuốc gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuốc bột hay thuốc ngậm [17].
 Bưởi (Citrus grandis Osbeck)
- Bộ phận dùng: lá
- Thành phần:chủ yếu trong tinh dầu lá bưởi là dipenten, linalola, xitrala.
- Công dụng: lá bưởi tươi thường được dùng nấu với nhiều lá thơm khác để
xông chữa cảm cúm, nhức đầu [17].
 Sả (Cymbopogon nardus Rendl)
- Bộ phận dùng: củ
- Tác dụng: tinh dầu sả giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, củ sả có tác dụng thông tiểu
tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt [17].
* Tên thương mại của sản phẩm: chế phẩm Xịt xoang
* Dạng bào chế: lọ xịt 15ml, định liều mùi đặc trưng của sản phẩm.
*Các nghiên cứu về tính an toàn của chế phẩm Xịt xoang (Phụ lục 1)



14

Chế phẩm Xịt xoang đã được nghiên cứu trên thực nghiệm về tính an toàn.
Kết quả cho thấy:
- Về độc tính của chế phẩm Xịt xoang trên động vật thực nghiệm: tiến
hành nghiên cứu tại khoa Dược lý - Đại học Y khoa Hà Nội. Chế phẩm Xịt xoang
không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng khi cho uống liều dung nạp tối đa là
1875 g dược liệu thô/kg/ngày (gấp 2232 lần liều tương đương với liều dự kiến trên
lâm sàng), không có chuột nào chết hoặc có dấu hiệu bất thường. Như vậy, không
tính được LD50 của Chế phẩm Xịt xoang theo đường uống trên chuột nhắt trắng.
- Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Chế phẩm Xịt xoang khi
dùng đường uống 4 tuần liên tục với 2 mức liều 0,42g/kg/ngày (tương đương liều
điều trị dự kiến trên người) và 2,1g/kg/ngày (gấp 5 lần liều tương đương liều điều
trị dự kiến trên người) không ảnh hưởng đến tình trạng chung, thể trọng, chức năng
của hệ tạo máu, mức độ hủy hoại tế bào gan và chức năng gan, thận chuột cống.
Cấu trúc vi thể gan của cả 3 lô có thoái hóa tế bào gan mức độ từ nhẹ đến nặng,
được cho là không liên quan tới sản phẩm nghiên cứu. Cấu trúc vi thể thận của lô trị
2 (uống Chế phẩm Xịt xoang liều 2,1 g/kg/ngày) không khác biệt so với lô chứng
sinh học; tuy nhiên, ở lô trị 1 (uống chế phẩm Xịt xoang liều 0,42 g/kg/ngày), 1/3
tiêu bản có thoái hóa nhẹ tế bào ống lượn gần.
- Kết quả nghiên cứu kích ứng da và niêm mạc: Không thấy có hiện tượng
kích ứng da, niêm mạc.


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chất liệu, phương tiện nghiên cứu
 Sản phẩm nghiên cứu: Chế phẩm Xịt xoang

Hoa ngũ sắc

40%

Lá chanh

5%

Cây mật gấu

10%

Lá bưởi

5%

Hoàng liên

10%

Củ sả

5%

Hy thiêm thảo

10%

Hương nhu 10%


Tía tô

5%

Các vị thuốc trên được bào chế theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV
- Chế phẩm Xịt xoang: dạng dung dịch, nồng độ 2,5 % (lọ 15 mL) dạng xịt định
liều, mỗi nhát xịt khoảng 0,3 ml.
- Cách bào chế: 100 kg dược liệu nấu cao và cô được 2kg cao đặc. Pha cao đặc
với nước muối sinh lý (không có phụ gia) với tỷ lệ 500 g cao đặc pha vừa đủ 20 L
nước muối sinh lý (nồng độ 2,5%).
- Liều lượng và cách dùng:
Cầm lọ thuốc theo phương thẳng đứng, tháo chốt bảo vệ, ấn vào hai bên cánh
của đầu xịt, xịt 2 – 3 lần vào trong không khí để phá màng bảo vệ bên trong của đầu
xịt (đối với lần đầu tiên sử dụng lọ mới). Sau đó, xịt vào mỗi bên mũi 1 nhát, ngày
xịt 4 lần.
- Sản xuất: Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội phối hợp cùng Công ty
Trách nhiệm hữu hạn PHARCO, địa chỉ: Cụm Công nghiệp dịch vụ tập trung, xã
Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Ngày sản xuất: 15/08/2017.
- Hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất.
- Bảo quản: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.


16

 Máy móc, trạng thiết bị nghiên cứu
- Bộ dụng cụ khám tai mũi họng thông thường của phòng khám Tai Mũi
Họng Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
- Máy nội soi ánh sáng lạnh và các optic 0 0 và 300 của Karrl Storz kết nối với
máy vi tính để chụp và lưu giữ hình ảnh khám nội soi của phòng khám Tai Mũi

Họng Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
- Hệ thống lab phục vụ cho xét nghiệm của Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa
khoa YHCT Hà Nội.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định Viêm mũi xoang mạn tính (CRS) đến
khám và điều trị tại Khoa Ngũ quan Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội từ tháng
1/2018 đến tháng 9/2018.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán
 Theo YHHĐ: Chẩn đoán xác định VMXMT theo Tiêu chuẩn của Viện hàn
lâm Tai mũi họng Hoa Kỳ (AAO) 2007 [8]:
Có từ 2 trong số các triệu chứng dưới đây, kéo dài từ 12 tuần trở lên:
-

Đau nhức vùng mặt

-

Ngạt tắc mũi

-

Dịch mũi là dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc, hoặc cả hai

-

Mất hoặc giảm khứu giác
Và một trong số các biểu hiện dưới đây: Nội soi Tai mũi họng:

-


Dịch mủ nhầy mủ đặc ở ngách mũi giữa và/hoặc viêm/phù nề niêm mạc
hốc mũi

-

Polyp khoang mũi

 Theo YHCT:
-

Thể tỳ vị thấp nhiệt: Chảy nước mũi vàng, ngạt mũi, mất hoặc giảm khứu
giác, chất lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu vàng nhờn nhớt dính, mạch hoạt

-

Thể can đởm hoả nhiệt: Mũi ngạt nặng, nước mũi vàng, môi khô, họng khô,
đắng, đau đầu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền


×