Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG rối LOẠN GIẤC NGỦ ở BỆNH NHÂN VIÊM đa cơ và VIÊM DA cơ tự MIỄN BẰNG THANG điểm PITTSBURGH SLEEP QUALITY INDEX và các yếu tố ẢNH HƯỞNG tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI từ THÁNG 72019 đến 6202

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.13 KB, 82 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN MNH QUYT

ĐáNH GIá TìNH TRạNG RốI LOạN GIấC NGủ
ở BệNH NHÂN VIÊM ĐA CƠ Và VIÊM DA CƠ Tự
MIễN
BằNG THANG ĐIểM PITTSBURGH SLEEP QUALITY
INDEX
Và CáC YếU Tố ảNH HƯởNG Tại BệNH VIệN BạCH
MAI
Từ THáNG 7/2019 ĐếN 6/2020

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN MNH QUYT

ĐáNH GIá TìNH TRạNG RốI LOạN GIấC NGủ
ở BệNH NHÂN VIÊM ĐA CƠ Và VIÊM DA CƠ Tự


MIễN
BằNG THANG ĐIểM PITTSBURGH SLEEP QUALITY
INDEX
Và CáC YếU Tố ảNH HƯởNG Tại BệNH VIệN BạCH
MAI
Từ THáNG 7/2019 ĐếN 6/2020
Chuyờn ngnh : Ni Khoa
Mó s

:

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:


TS. Nguyễn Thị Phương Thủy
HÀ NỘI – 2019
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AST
ALT
BDI
CK
CRP
DSM
FEV1
FVC
ICD
ICSD
MDAAT
2005

MDI
MITAX
MMT8
MYOACT
NREM

Aspartate aminotransferase
Alanine aminotransferase
Beck Depression Inventory (bậc thang đánh giá trầm cảm)
Creatine kinase
Protein phản ứng C
Phân loại theo Hội Tâm thần học Mỹ
Thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên
Dung tích sống gắng sức
Phân loại bệnh Quốc tế
Phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ

Myositis Damage Index
Myositis intention to treat activity index
Manual Muscle Testing(Test đánh giá cơ lực và trương lực cơ)
Myositis disease activity asessement visual analogue scales
Non Rapid Eye Movement (trạng thái ngủ không có cử động
nhãn cầu nhanh)
PSQI
Bảng điểm Pittsburgh Sleep Quality Index
REM
Rapid Eye Movement (trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu
nhanh)
RLGN
Rối loạn giấc ngủ

TLC
Dung tích toàn phổi
VAS
Visual Analog Scale
VĐC - VDC Viêm đa cơ - viêm da cơ
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đại cương về bệnh viêm đa cơ, viêm da cơ............................................3
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu, dịch tễ..................................................3
1.1.2. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh VĐC - VDC...................................3
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng..............................................4
1.1.5. Tiến triển và tiên lượng cả bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ..............8
1.1.6. Điều trị bệnh......................................................................................9
1.2. Rối loạn giấc ngủ...................................................................................10
1.2.1. Giấc ngủ bình thường......................................................................10
1.2.2. Rối loạn giấc ngủ.............................................................................14
1.3. Tình hình nghiên cứu rối loạn giấc ngủ trên ở bệnh nhân viêm đa cơ và
viêm da cơ trên thế giới và ở việt nam.................................................26
1.3.1. Trên thế giới.....................................................................................26
1.3.2. Ở Việt Nam......................................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............27
2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu..........................................27
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................27

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...........................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................28
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu....................................................28
2.3.3. Quy trình nghiên cứu.......................................................................29


2.3.4. Công cụ thu thập số liệu..................................................................29
2.3.5. Nội dung nghiên cứu.......................................................................30
2.3.6. Biến số và chỉ số..............................................................................38
2.3.7. Các sai số và khống chế sai số.........................................................39
2.4. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................40
2.5. Xử lí số liệu...........................................................................................41
2.6. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................41
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................42
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.................................42
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................42
3.1.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu..................44
3.2. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ.....50
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ..50
3.2.2. So sánh các chỉ số PSQI ở nhóm bệnh VĐC và nhóm bệnh VDC..52
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ......................52
3.2.1. Một số yếu tố nhân trắc liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ
của đối tượng nghiên cứu................................................................52
3.2.2. So sánh tình trạng rối loạn giấc ngủ ở nhóm bệnh nhân có thời gian
mắc bệnh < 6 tháng và nhóm bệnh nhân mắc bệnh >= 6 tháng......53
3.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của triệu chứng toàn thân lên tình trạng
RLGN ở bệnh nhân Viêm đa cơ - viêm da cơ.................................54
3.2.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương cơ lên tình trạng RLGN của
bệnh nhân VĐC - VDC...................................................................54

3.2.5. So sánh chỉ số PSQI giữa các mức độ viêm cơ...............................55
3.2.6. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương khớp lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................55


3.2.7. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương tiêu hóa lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................56
3.2.8. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương tim mạch lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................56
3.2.9. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương hô hấp lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................57
3.2.10. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tiến triển và tổn thương mạn
tính với tình trạng rối loạn giấc ngủ................................................57
3.2.11. Đánh giá ảnh hưởng của sự tăng men cơ và bilan viêm đối với tình
tràng RLGN.....................................................................................58
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................59
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................59
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị bình thường của các xét nghiệm huyết học.........................32
Bảng 2.2. Giá trị bình thường của các xét nghiệm sinh hóa...........................32
Bảng 2.3. Bảng điểm PSQI.............................................................................34
Bảng 2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu..........................................38
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm NC......................................................42
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp................................................................43
Bảng 3.3. Đặc điểm về hôn nhân....................................................................43

Bảng 3.4. Đặc điểm thời gian bị bệnh của đối tượng nghiên cứu...................44
Bảng 3.5. Đặc điểm triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu............44
Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương da của đối tượng nghiên cứu........................45
Bảng 3.7. Đặc điểm tổn thương các nhóm cơ của đối tượng NC khi đánh giá
cơ lực và trương lực cơ bằng chỉ số MMT8....................................45
Bảng 3.8. Đặc điểm về tổn thương cơ của đối tượng nghiên cứu...................46
Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương khớp của đối tượng nghiên cứu....................46
Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương đường tiêu hóa của đối tượng nghiên cứu.......47
Bảng 3.11. Đặc điểm tổn thương tim mạch của đối tượng nghiên cứu...........47
Bảng 3.12. Đặc điểm tổn thương hô hấp của đối tượng nghiên cứu...............48
Bảng 3.13. Đặc điểm tổn thương huyết học của đối tượng nghiên cứu..........48
Bảng 3.14. Đặc điểm tiến triển của bệnh và tổn thương mạn tính..................49
Bảng 3.15. Đặc điểm biến đổi men cơ và chỉ số viêm của đối tượng nghiên cứu...49
Bảng 3.16. Đặc điểm giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu..............................50
Bảng 3.17. Điểm tổng và điểm thành phần của 7 lĩnh vực............................50
Bảng 3.18. Bảng so sánh các chỉ số PSQI ở nhóm bệnh VĐC và nhóm
bệnh VDC.......................................................................................52
Bảng 3.19. Một số yếu tố nhân trắc liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.....52


Bảng 3.20. Bảng so sánh tình trạng rối loạn giấc ngủ ở 2 nhóm bệnh nhân có
thời gian mắc bệnh < 6 tháng và >= 6 tháng...................................53
Bảng 3.21. Đánh giá sự ảnh hưởng của triệu chứng toàn thân lên tình trạng
RLGN ở bệnh nhân Viêm đa cơ - viêm da cơ.................................54
Bảng 3.22. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương cơ lên tình trạng RLGN
của bệnh nhân VĐC - VDC.............................................................54
Bảng 3.23. So sánh chỉ số PSQI giữa các mức độ viêm cơ............................55
Bảng 3.24. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương khớp lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................55
Bảng 3.25. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương tiêu hóa lên RLGN ở bệnh

nhân VĐC - VDC............................................................................56
Bảng 3.26. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương tim mạch lên RLGN ở
bệnh nhân VĐC - VDC...................................................................56
Bảng 3.27. Đánh giá sự ảnh hưởng của tổn thương hô h lên RLGN ở bệnh
nhân VĐC - VDC............................................................................57
Bảng 3.28. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tiến triển và tổn thương mạn
tính với tình trạng rối loạn giấc ngủ................................................57
Bảng 3.29. Đánh giá ảnh hưởng của sự tăng men cơ và bilan viêm đối với tình
tràng RLGN.....................................................................................58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố giới của đối tượng nghiên cứu.42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm đa cơ và viêm da cơ được sắp xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn
thương cơ bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ (viêm đa cơ) và có thể
có tổn thương da kèm theo (viêm da cơ) [1][2] . Trên lâm sàng, bệnh nhân
thường có triệu chứng yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên. Ngoài tổn thương
cơ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng ở khớp, phổi, tim mạch và tiêu hóa. Ở
người già, viêm đa cơ và viêm da cơ có thể kết hợp với ung thư [3]. Viêm đa
cơ, viêm da cơ ước tính ảnh hưởng đến 2-10 người/1 triệu người/ năm [4]. Tỉ
lệ mắc bệnh nói chung của nữ/nam là 2.5/1. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc
bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất lứa tuổi 40-45 tuổi [5].
RLGN trước đây được hiểu như là đồng nghĩa với mất ngủ nhưng ngày
nay RLGN là để chỉ những rối loạn về số lượng, chât lượng, về tính chu kỳ
của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ. Đó là những rối loạn liên quan
đến diễn biến của giấc ngủ: trước khi ngủ, trong khi ngủ và sau khi tỉnh dậy.

Hậu quả của những rối loạn này làm cho chủ thể có cảm giác không thỏa mãn
về giấc ngủ (mệt mỏi, lo lắng, khó chịu...) và có những ảnh hưởng đến hoạt
động lúc thức. RLGN ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã
hội hiện đại. Một số cuộc điều tra dịch tễ học được thực hiện ở Tây Âu báo
cáo tỷ lệ mặc các triệu chứng mất ngủ từ 20-40% dân số nói chung [6].Ở Việt
Nam, cho đến nay tuy chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về RLGN
nhưng trên thực tế chúng tôi thấy vấn đề này rất phổ biến. Năm 1995, theo
công trình nghiên cứu 1310 người tới khám tại phòng khám ngoại trú Viện
Sức khỏe Tâm thần Trung ương từ 30/06/1993 đến 10/8/1993 thì có tới 116
người mất ngủ, chiếm tỷ lệ 9% [7]. Theo Bùi Quang Huy (2016), trong 1 năm
có khoảng 30-45% người lớn bị mất ngủ [18]. Hiện nay, trên thế giới có nhiều
phương pháp đánh giá rối loạn giấc ngủ như đánh giá bằng lâm sàng, đánh giá


2

gián tiếp thông qua test Beck, test Zung, đánh giá bằng thang điểm Pittsburgh,
đánh giá bằng điện não đồ. Tuy nhiên thang điểm Pittsburgh là bộ câu hỏi đơn
giản, dễ áp dụng để đánh giá chát lượng giấc ngủ của người bệnh.
Bệnh lý cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới rối loạn giấc
ngủ ở Hoa Kỳ. 72% người lớn từ 55 tuổi trở lên bị viêm khớp bị rối loạn giấc
ngủ. Do vậy đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về rối loạn giấc ngủ liên quan
đến viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, hội chứng
Sjogren ,lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh behçet, các bệnh lý huyết
thanh âm tính, viêm xương khớp, sarcoidosis, và đau xơ cơ. Tuy nhiên trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chưa có nghiên cứu nào đánh giá
về tình trạng rối loại giấc ngủ ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ. Do vây,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh
nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tự miễn bằng thang điểm Pittsburgh Sleep
Quality Index tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020”

với hai mục tiêu:
1.

Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ tại
bệnh viện Bạch Mai từ 7/2019 đến 6/2020.

2.

Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở
bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh viêm đa cơ, viêm da cơ (VĐC - VDC)
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu, dịch tễ

Năm 1863, Wagner là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ viêm cơ tự miễn
khi miêu tả một bệnh nhân có tổn thương da điển hình của bệnh viêm da cơ.
Năm 1891, Unverricht lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ viêm da cơ khi miêu tả
một bệnh nhân có viêm cơ và kèm theo tổn thương da điển hình. Trong những
năm 1950 đến 1960, nhóm các nhà nghiên cứu gồm Eaton, Walton và Adam,
William... đưa ra định nghĩa khá rõ về bệnh viêm đa cơ [8].Năm 1975, Bohan
và Peter đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VĐC - VDC [9].
Tỷ lệ mới mắc bệnh của VĐC - VDC ước tỉnh từ 2-10 người/1 triệu
người/ năm [4]. Tỉ lệ mắc bệnh nói chung của nữ/nam là 2.5/1. Mọi lứa tuổi
đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên độ tuổi 41-60 hay gặp nhất chiếm 43,7% [8].
Tuổi mắc bệnh càng cao càng có nguy cơ đồng mắc ung thư.

1.1.2. Định nghĩa

VĐC - VDC được sắp xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tổn thương cơ
bản là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ (viêm đa cơ) và có thể có tổn
thương da kèm theo (viêm da cơ) [1][2]. Trên lâm sàng, bệnh nhân thường có
triệu chứng yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên. Ngoài tổn thương cơ và da,
thường có tổn thường có tổn thương các tạng như thực quản, phổi,tim,...Calci
hóa thường là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh niên [10]. Ở người
già, bệnh thường kết hợp với ung thư [3].
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh VĐC - VDC

- Hiện nay, nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định rõ
ràng. Tuy nhiên có sự thay đổi về miễn dịch trong bệnh VĐC - VDC, yếu tố


4

về gen cũng có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bênh. Các
nghiên cứu về VĐC - VDC chỉ ra một số yếu tố gây khởi phát bệnh như các
tác nhân gây nhiễm trung, thuốc, các yếu tố về gen và yếu tố môi trường.
+ Các tác nhân gây nhiễm trùng
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ và gây abces cơ với biểu hiện sưng
nóng đỏ đau, vi khuẩn thường gặp là tụ cầu vàng. Một số bệnh nhân có tiền sử
bị nhiễm trùng cấp tính do Toxoplasmosis gondii và Borelia.
Viêm cơ do virus như cúm, coxsackie và echo. Viêm cơ cấp tính kết hợp
với nhiễm Influenxa và coxsakie virus thường xảy ra ở trẻ em và tự khỏi.
+ Thuốc: Một số thuốc có thể gây triệu chứng giống viêm đa cơ tự miễn
như Colchicin, Corticoid, Lorvastatin, Ethanol, Cimetidin, Cloroquin,
Cimetidine...
+ Yếu tố về gen: Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy có sự kết hợp

giữa gen HLA và bệnh viêm đa cơ cũng như viêm da cơ.
+ Yếu tố môi trường: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh viêm đa cơ,
viêm da cơ thường tiến triển một số mùa trong năm. Các bệnh nhân có kháng
thể kháng Jo-1 dương tính thường tiến triển vào mùa xuân, còn những bệnh
nhân có kháng thể kháng SRP dương tính thường tiến triển vào mùa thu.
Những bênh nhân viêm đa cơ có mang các gen nguy cơ của bệnh khác nhau
sẽ có những thay đổi về đáp ứng miễn dịch và biểu hiện lâm sàng khi tiếp xúc
với các tác nhân gây khởi phát bệnh từ môi trường [8].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

- Toàn thân: Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi và sốt. Khi bệnh
VĐC - VDC kết hợp ung thư bệnh nhân có thể gầy sút cân.
- Cơ
+ Yếu có gốc chi, đối xứng hai bên. Các cơ ở vai, cánh tay, chậu, đùi
thường tổn thương nhất. Thường mỏi cơ, có dấu hiệu ghế đẩu dương tính. Các


5

cơ duỗi cánh tay tổn thương nhiều hơn các cơ gấp. Ở giai đoạn muộn, có thể
có yếu cơ ngọn chi; có thể tổn thương các nhóm cơ khác, kể cả cơ tim, cơ
vùng mặt, cơ vùng hầu họng.
+ Đau cơ: gặp ở khoảng 50 % các bệnh nhân viêm đa cơ tự miễn.
+ Xơ hóa cơ có thể làm cơ rắn chăc và gây co rút cơ, gây hạn chế vận
động khớp.
+ Các men cơ trong huyết thanh tăng : CK, SGOT, SGPT, LDH,
adolase, trong đó men CK có độ đặc hiệu cao nhất với bệnh nhân VĐC VDC. Trong đợt tiến triển của bệnh , men CK có thể tăng trước khi có dấu
hiệu yếu cơ khoảng vài tuần đến vài tháng. Trong một số trường hợp , men
CK có thể không tăng như bệnh ở giai đoạn muộn có teo cơ nhiều, bệnh ở giai
đoạn sớm đặc biệt trong viêm da cơ, bệnh kết hợp với ung thư [11].

+ Điện cơ: khoảng 90% các bệnh nhân VĐC - VDC có những thay đổi
khi lần đầu ghi điện cơ ở cơ vùng gốc chi và cơ cạnh cột sống, có hình ảnh dễ
bị kích thích của các sợi cơ khi nghỉ ngơi, khi co cơ thấy những điện thế phức
tạp, biên độ thấp.
+ Sinh thiết cơ: Thấy xâm nhập nhiều tế bào viêm mạn tính ở xung
quanh mạch máu và tổ chức mô kẽ xung quanh các sợi cơ, chủ yếu là những
tế bào lympho, tương bào, mô bào và bạch cầu đa nhân. Các sợi cơ bị thoái
hóa và hoại tử , có sự tái tạo của các sợi cơ, trong đó hình ảnh đặc hiệu nhất là
teo tổ chức kiên kết xung quanh các bó cơ. Trong quá trình tiến triển của
bệnh, tổ chức kiên kết xơ và/ hoặc mỡ sẽ thay thế những sợi cơ bị hoại tử và
chia tách các bó cơ.
- Da: tổn thương da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm da cơ và thường
là biểu hiện sớm của bệnh, triệu chứng về cơ cỏ thể có trước, song thường
xuất hiện sau triệu chứng về da khoảng vài tuần đến vài năm. Biểu hiện ở da
là ban ở các vùng da hơ, rất ngứa khiến bệnh nhân mất ngủ. Bao gồm:


6

+ Ban màu đỏ hoặc tím ở vùng mi mắt, có thể kèm theo phù ở vùng mi mắt.
+ Ban Gottron: ban màu đỏ tím ở mặt duỗi của các khớp ở ngón tay
(gồm khớp bàn ngón, khớp ngón gần) va mặt duỗi của khớp khuỷu, khớp gối,
khớp cổ chân.
+ Bàn tay của người thợ cơ khí: hay gặp nhất ở những bênh nhân viêm
da cơ có hội chứng kháng synthetase và các bệnh nhân có hội chứng hỗn hợp
(viêm da cơ kết hợp với xơ cứng bì).
+ Ở giai đoạn bệnh tiến triển, những vùng da tổn thương sẽ bị teo và
mất sắc tố, có các ban đỏ và giãn mao mạch ở xung quanh móng giống như
những bệnh tự miễn khác.
+ Calci hóa ở da: gặp ở 40% số trẻ hoặc thanh niên mắc viêm đa cơ và

viêm da cơ. Với tổn thương da cứng, chắc, màu thường ở trên nền xương.
+ Sinh thiết da ở giai đoạn bệnh tiến triển thấy: teo da, thoái hóa và hóa
lỏng lớp tế bào đáy, thâm nhiễm nhiều bạch cầu lympho và tương bào ở xung
quang các mao mạch trong lớp thượng bì. Trên miễn dịch huỳnh quanh,
không có lắng đọng các globulin miến dịch hay bổ thể ở giữa lớp thượng bì
và trung bì giống như bệnh lupus ban đỏ hệ thống [12].
- Tổn thương phổi: viêm phổi kẽ, viêm phổi do sặc, giảm quá trình thông
khí do rối loạn chức năng của cơ hoành. Viêm phổi kẽ là biến chứng nặng của
bệnh VĐC - VDC, là nguyên nhân dẫn đến tử vong vì suy hô hấp trong 3060% các trường hợp.
- Đau khớp, viêm khớp: Đau khớp hoặc viêm khớp giống như viêm khớp
dạng thấp, thường gặp nhất ở các khớp nhỏ của bàn tay, khớp cổ tay, khớp gối.
- Tổn thương tim mạch
+ Tỷ lệ bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da có có tổn thương tim mạch
dao động trong khoảng từ 9-72% tùy theo kết quả từng nghiên cứu [13]. Theo


7

nghiên cứu của Bohan, tổn thương tim mạch gặp nhiều ở bệnh nhân viêm đa
cơ và kháng thể kháng Ro là một yếu tố nguy cơ của tổn thương tim mạch ở
bệnh nhân VĐC - VDC. Bệnh lý tim mạch có thể xảy ra trong tất cả giai đoạn
của bệnh, ngay cả khi bệnh đã thuyên giảm [14].
+ Những bệnh lý tim mạch có thể gây tử vong ở bệnh nhân viêm da cơ
và viêm đa cơ bao gồm: suy tim, rối loạn nhịp tim và nhổi máu cơ tim. Theo
nghiên cứu của Danko, các biến chứng tim mạch chủ yếu dẫn đến tử vong sau
khi bệnh nhân mắc bệnh khoảng 5 năm. Tổn thương tim mạch là một biến
chứng thường gặp ở những bệnh nhân VĐC - VDC và có tiên lượng xấu.
+ Tổn thương mạch máu ngoại vi :Hội chứng Raynaud thường gặp ở
các bệnh nhân VĐC - VDC có có hội chứng kháng Synthetase và khi bệnh kết
hợp với lupus ban đỏ hệ thống hoặc xơ cứng bì toàn thể.

+ Tiêu hóa: Khó nuốt vùng hầu họng, có thể làm bệnh nhân bị sặc vào
khí phế quản khi ăn, giảm nhu động ruột non và tá tràng có thể dẫn đến đau
bụng, chướng bụng, ỉa chảy và sút cân. Viêm thực quản trào ngược mạn tính
do yếu cơ thắt thực quản.
- Thận: Bệnh nhân bị VĐC - VDC có thể có protein niêu, hội chứng thận
hư do viêm cầu thận tăng sinh gian mạch và viêm cầu thận ở. Nói chung tổn
thương thận ít gặp.
- Các bệnh ung thư kèm theo: Ở những bệnh nhân bị ung thư, viêm da cơ
gặp nhiều hơn viêm đa cơ.Các cơ quan bị ung thư thường phụ thuộc vào
tuổi.Bệnh nhân càng lớn tuổi thì nguy cơ bị ung thư kết hợp càng cao đặc biệt
là người trên 60 tuổi. Khoảng 15-20% bệnh nhân có ung thư kết hợp như ung
thư phế quản, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, dạ
dày, gan.Các biểu hiện lâm sàng không có sự khác biệt giữa những bệnh nhân
viêm đa cơ và viêm da cơ có hay không có ung thư kết hợp [15].


8

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm đa cơ và viêm da cơ
Cho đến nay, tiêu chuẩn chẩn đoán VĐC - VDC được sử dụng nhiều
nhất trong các nghiên cứu về VĐC - VDC trên thế giới là tiêu chuẩn chẩn
đoán của Bohan và Peter năm 1975
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VĐC - VDC cả Bohan và Peter năm 1975
gồm 5 yếu tố:
1. Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng 2 bên
2. Sinh thiết cơ có bằng chứng của viêm cơ
3. Men có trong huyết thanh tăng
4. Điện cơ có dấu hiêu của viêm cơ
5. Tổn thương da điển hình của viêm da cơ ( ban Gottron, ban màu đỏ
hoặc tím ở vùng mi mắt, ban đỏ ở ngực và cổ hình chữ V, ban đỏ và giãn

mạch ở quanh móng, bàn tay thợ cơ khí).
Chẩn đoán xác định
Viêm đa cơ
+ Chắc chắn: khi có tất cả 4 yếu tố đầu tiên
+ Phần lớn: khi có 3 trong 4 yếu tố đầu tiên
+ Có thể: kho có 2 trong 4 yếu tố đầu tiên
Viêm da cơ
+ Chắc chắn: khi có yếu tố 5 kết hợp với 3 trong 4 yếu tố đầu tiên
+ Phần lớn: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 2 trong 4 yếu tố đầu tiên
+ Có thể: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 1 trong 4 yếu tố đầu tiên.
1.1.5. Tiến triển và tiên lượng cả bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ

Trong những năm gần đây, tiên lượng của các bệnh nhân VĐC - VDC đã
được cải thiện rất nhiều do bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, chăm sóc y
tế tốt hơn và nhiều thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả trong điều trị bệnh.


9

Phần lớn các bệnh nhân VĐC - VDC có những đợt tiến triển nặng lên xen kẽ
ở những đợt bệnh thuyên giảm. Ở một số ít bênh nhân, bệnh có thể tiến triển
liên tục, đòi hỏi phải điều trị bằng corticois kéo dài, kết hợp với các thuốc ức
chế miễn dịch [16].
Tiến triển của bệnh phụ thuộc vào thể lâm sàng và sự xuất hiện của các
tự kháng thể trong huyết thanh. Các yếu tố tiên lượng xấu gồm: bệnh nhân lớn
tuổi, phát hiện muộn, kết hợp ung thư, khó nuốt vùng hầu họng dẫn đến viêm
phổi do sặc, bênh viêm phổi kẽ, tổn thương tim mạch, các biến chứng do dùng
thuốc corticoid và những thuốc ức chế miễn dịch.
1.1.6. Điều trị bệnh


Các thuốc thường dùng trong điều tri bênh VĐC - VDC gồm
- Corticoid: thuốc điều trị chính.
+ Đường uống: Liều khởi đầu 1-2 mg/kg/ ngày, dùng 1 lần / ngày hoặc
chia 3-4 lần/ ngày nếu dùng 1 lần/ ngày không kiểm soát được bệnh. Duy trì
liều cao đến khi các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm và nồng độ men CK
trong huyết thanh giảm trở về bình thường, trung bình khoảng 6-8 tuần. Sau
đó giảm liều dần, liều trung bình 5-10 mg/ngày.
+ Corticoid truyền tĩnh mạch liều cao, chỉ định khi bệnh nhân bị bệnh
nặng, tiến triển cấp tính, có tổn thương tim mạch hoặc viêm phế nang cấp tính
hoặc khó nuốt do yếu cơ vùng hầu họng.
- Methotrexat: Dùng đường uống, liều 7.5 -15 mg/ tuần, có thể tăng liều
lên đến 25 mg/ tuần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân , dùng kết hợp với
corticoid.
- Azathioprine: dùng đường uống với liều khởi đầu 1.2-2 mg/kg/ ngày,
liều trung bình 150-200mg/ngày, dùng kết hợp với corticoid.Dùng kéo dài,
đến khi các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm có thể giảm liều.


10

- Cyclophosphamide: Dùng đường uống với liều 1-2 mg/kg/ngày, liều tối
đa 150mg/ngày. Ở những bệnh nhân có tổn thương phổi, có thể truyền tĩnh
mạch với liều 500-1000mg/ tháng/lần trong 6 tháng liên tục.
- Cyclosporin: Liều trung bình 2-3.5 mg/kg/ngày – đường uống, dùng
kết hợp với corticoid.
- Thuốc chống sốt rét tổng hợp: Chloroquin có hiệu quả trong điều trị tổn
thương da ở các bệnh nhân viêm da cơ và có ít hiệu quả trong điều trị viêm cơ
ở bệnh nhân viêm đa cơ và viêm da cơ. Thuốc chống sốt rét tổng hợp thường
dùng duy trì kéo dài khi đã ngừng các thuốc khác, với liều thấp nhất
chloroquin 100mg, hydroxychloroquin 200mg 2 lần/tuần.

1.2. Rối loạn giấc ngủ (RLGN)
1.2.1. Giấc ngủ bình thường

1.2.1.1. Sinh lý giấc ngủ
Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, hoạt động của
não trong giấc ngủ là một hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo sự sống và phục
hồi sức khỏe của cơ thể sau một thời gian hoạt động. Ngay từ khi lọt lòng mẹ,
đứa trẻ ngủ 20 giờ một ngày. Càng lớn lên thời gian ngủ của trẻ càng giảm
dần, đến 6 tuổi trẻ vẫn còn ngủ 10-12 giờ mỗi ngày. Người trưởng thành ở lứa
tuổi hoạt động mạnh nhất (18-45 tuổi), nhu cầu giấc ngủ mỗi ngày 7-8 giờ.
Sau 60 tuổi có thể 6h là đủ, thậm chí những người già còn ngủ ít hơn. Nói
chung cả cuộc đời một người khỏe mạnh dành 1/3 thời gian cho ngủ và 2/3
thời gian thức [17][18].
Khi mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng vào nguy cơ tử vong
có thể xảy ra do sự giảm trầm trọng khả năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
Mất ngủ mạn tính là giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh mệt mỏi, giảm
tập trung chú ý, giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, ảnh hưởng nặng nề đến công
việc hằng ngày. Rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở, rối loạn nhịp tim và
tăng huyết áp. Một số rối loạn giấc ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ là


11

nhân tố khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm và bệnh tật khác [19][20]. Vì vậy,
việc nghiên cứu giấc ngủ có một ý nghĩa quan trọng trong Y học nói chung và
Tâm thần học nói riêng.
Nghiên cứu hoạt động của não bộ trong giấc ngủ chúng ta có thể rút ra
những nhận xét sau:
- Trong khi ngủ não không ngừng hoạt động.
- Chức năng của não trong khi ngủ hoàn toàn khác với chức năng não lúc thức.

- Giấc ngủ có tác động phục hồi các quá trình sinh lý và tâm thần, có vai
trò trong việc sửa chữa các mô, điều nhiệt, chức năng miễn dịch, điều hòa tính
nhạy cảm của thụ thể noradrenergic và duy trì trí nhớ. Khi giấc ngủ bị rối
loạn, như trong chứng mất ngủ, có thể gây ra nhiều triệu chứng trên cơ thể và
tâm thần, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của rối loạn
giấc ngủ [19].
1.2.1.2. Các giai đoạn của giấc ngủ
Giấc ngủ chia thành 2 trạng thái: trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu
nhanh (Rapid Eye Movement - REM) và trạng thái ngủ không có cử động
nhãn cầu nhanh (Non Rapid Eye Movement - NREM). Sự thay đổi hoạt động
điện của não thể hiện rõ nét trên điện não đồ [21][22][23][24].
1.2.1.3. Giấc ngủ NREM [21][23][24]
Giấc ngủ NREM đặc trưng bởi sự giảm các hoạt động sinh lý, giấc ngủ
trở nên sâu hơn, song điện não biểu hiện bằng các sóng chậm, biên độ cao
hơn, nhịp thở và nhịp tim chậm xuống, huyết áp giảm nhẹ. Giấc ngủ NREM
được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc trưng riêng biệt:
- Giai đoạn 1: Là khoảng thời gian thiu thiu ngủ, chuyển từ trạng thái
thức sang trạng thái ngủ, trên điện não biểu hiện giảm hoạt tính sóng Alpha và
ưu thế sóng Theta, nhãn cầu chuyển động châm lại, trương lực cơ giảm.


12

- Giai đoạn 2: Là giai đoạn ngủ nhẹ nhàng, ngủ chưa sâu, mắt ngừng
chuyển động, người ngủ yên tĩnh không cử động và xuất hiện hình thoi trên
điện não bắt đầu giấc ngủ.
- Giai đoạn 3 và 4: Được gọi chung là giai đoạn sóng châm, ngủ sâu. Đặc
trưng trên điện não đồ là các sóng chậm (sóng Delta) xuất hiện rải rác cùng
với các song nhỏ hơn và nhanh hơn, huyết áp giảm, nhịp thở chậm, thân nhiệt
giảm xuống thấp hơn, cơ thể bất động, giấc ngủ sâu hơn, không có chuyển động

mắt, giảm hoạt động cơ. Khi một người đang trong giấc ngủ sóng chậm họ rất
khó bị đánh thức. Khi đánh thức đột ngột người đang ngủ trong giai đoạn này
đôi khi họ rơi vào tình trạng lú lẫn với khả năng nhân thức bị biến đổi.
1.2.1.4. Giấc ngủ REM [21][23][24]
Giấc ngủ REM là giai đoạn được đánh dấu bởi hoạt động mạnh mẽ của
não, mức độ hoạt động có thể tương đương lúc thức. Khoảng 90 phút sau khi
bắt đầu giấc ngủ, người bình thường sẽ có giai đoạn ngủ REM đầu tiên trong
đêm. Sóng điện não nhanh và mất đồng bộ. Nhịp thở trở nên nhanh hơn,
không đều và nông, mắt chuyển động nhanh theo các hướng khác nhau, cơ
tay, chân biểu hiện liệt tạm thời, nhịp tim, huyết áp tăng. Ở nam giới thương
gặp cương dương vật, nhu cầu tiêu thụ oxy não tăng cao. Trong giấc ngủ
REM, xuất hiện giấc mơ, nếu bị đánh thức trong giai đoạn này người ngủ sẽ
cho biết là họ đang mơ. Giấc mơ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường và nếu
giấc mơ bị phá vỡ thì giấc ngủ đó sẽ bị rối loạn và chúng ta sẽ cảm thấy mệt.
Về điện sinh lý, đặc trưng với ba đặc điểm:
- Hoạt tính điện thế thấp với tần số lẫn lộn trên điện não.
- Giảm hoạt tính điện cơ.
- Trên điện sinh lý mắt, xuất hiện vận nhanh nhãn cầu.


13

1.2.1.5. Cấu tạo của giấc ngủ [23][24]
Giấc ngủ diễn ra có tính chất chu kỳ, bắt đầu bằng giấc ngủ NREM với 4
giai đoạn và kết thúc bằng giấc ngủ REM. Mỗi chu kỳ diễn ra trong khoảng
90-120 phút, có nghĩa là giấc ngủ mỗi đêm có khoảng 4-5 chu kỳ kế tiếp
nhau. Trong chu kỳ đầu của giấc ngủ, giấc ngủ REM kéo dài khoảng 10 phút,
càng về sau giấc ngủ REM càng kéo dài hơn và giấc ngủ NREM ngắn dần. Cụ
thể gần sáng giấc ngủ REM có thể kéo dài 90 phút. Như vậy phần lớn giấc
ngủ REM diễn ra vào 1/3 cuối giấc ngủ, trong khi phần lớn giấc ngủ REM

diễn ra vào 1/3 đầu giấc ngủ.
Ở người trưởng thành, phân bố các giai đoạn giấc ngủ như sau:
- NREM chiếm 70 - 80% toàn bộ thời gian ngủ:
+ giai đoạn 1: 5%
+ giai đoạn 2: 45%
+ giai đoạn 3: 12%
+ giai đoạn 4: 13%
- REM chiếm 20 - 25% toàn bộ thời gian ngủ.
1.2.1.7. Chức năng của giấc ngủ
Chức năng của giấc ngủ đã được kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau.
Các nhà nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giấc ngủ giúp hồi phục sức khỏe,
giúp làm cân bằng nội môi và có vai trò quyết định trong điều hòa thân nhiệt
và bảo tồn năng lượng. Giấc ngủ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử
lý, củng cố ký ức sửa chữa hệ miễn dịch, điều chỉnh khả năng học tâp và chức
năng tâm thần. Những người thiếu ngủ bộ não của họ sẽ phải làm việc nhiều
hơn những người có giấc ngủ tốt [25][26].
Giấc ngủ REM đã được chú ý và tiến hành nghiên cứu từ lâu, và có
nhiều kết quả được đưa ra. Một số vai trò của giấc ngủ REM đáng chú ý là:
- Lọc sạch các chất chuyển hóa tích trữ trong hệ thần kinh.
- Đảm bảo cho nguồn phát các xung động để kích thích vỏ não.


14

- Chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
- Đảm bảo cảm xúc diễn ra trong giấc mơ thích ứng được với môi trường
xung quanh khi thức - tỉnh.
- Tổ chức lại luồng xung dộng thần kinh bị rối loạn trong giấc ngủ NREM, là
giai đoạn chuyển tiếp sang thức - tỉnh, chuẩn bị tiếp nhận thông tin mới.
1.2.2. Rối loạn giấc ngủ (RLGN)


1.2.2.1 Khái niệm và phân loại RLGN
Trước đây thuật ngữ RLGN được hiểu như là đồng nghĩa với mất ngủ
nhưng ngày nay RLGN là để chỉ nhưng rối loạn về số lượng, chât lượng, về
tính chu kỳ của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ. Đó là những rối loạn
liên quan đến diễn biến của giấc ngủ: trước khi ngủ, trong khi ngủ và sau khi
tỉnh dậy. Hậu quả của những rối loạn này làm cho chủ thể có cảm giác không
thỏa mãn về giấc ngủ (mệt mỏi, lo lắng, khó chịu...) và có những ảnh hưởng
đến hoạt động lúc thức.
1.2.2.2. Phân loại RLGN
Trên thế giới, hiên nay có 3 hệ thống phân loại RLGN được sử dụng:
Phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICSD-3), Phân loại bệnh Quốc tế
(ICD10) và Phân loại theo Hội Tâm thần học Mỹ (DSM-V)
Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICSD) là hệ thống phân loại được
sử dụng rộng rãi nhất cho các RLGN. Phiên bản thứ ba của ICSD (ICSD-3)
bao gồm bảy loại RLGN chính:
- Mất ngủ
- Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ
- Rối loạn trung tâm của quá mẫn


15

- Rối loạn nhịp sinh học
- Ký sinh trùng
- Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ khác
Phân loại RLGN theo ICD-10:
Các RLGN không thức tổn, bao gồm [27]:
- RLGN không thực tổn (F51), bao gồm:

F 51.0: Mất ngủ không thực tổn.
F 51.1: Ngủ nhiều không thực tổn.
F 51.2: Rối loạn nhịp thức ngủ không thực tổn.
F 51.3: Chứng miên hành.
F 51.4: Hoảng sợ khi ngủ.
F 51.5: Ác mộng.
F 51.8: RLGN không thực tổn khác.
F 51.9: RLGN không thực tổn, không biệt định.
- G47: RLGN thực tổn, bao gồm:
G47.0: Rối loạn khởi đầu và duy trì giấc ngủ (mất ngủ)
G47.1: Ngủ quá nhiều
G47.2: Rối loạn chu kì thức ngủ.
Hội chứng giai đoạn ngủ muộn.
Kiểu ngủ thất thường.
G47.3: Ngừng thở khi ngủ (do trung ương và do tắc nghẽn).
G47.4: Chứng ngủ rũ và mất trương lực.
G47.5: RLGN khác (Hội chứng Kleine - Levin).


16

G47.6: RLGN không xác định.
Phân loại theo DSM - V về Rối loạn giấc ngủ [18]:
- RLGN tiên phát.
- RLGN liên quan đến một số bệnh tâm thần khác.
- Các RLGN khác (do bệnh cơ thế, do lạm dụng thuốc, ma túy).
Trên lâm sàng người ta chia thành 4 nhóm cơ bản: mất ngủ, ngủ nhiều,
cận giấc ngủ, các rối loạn nhịp thức ngủ [18]:
- Mất ngủ:
+ Theo DSM-V (2013) của Hội Tâm thần học Mỹ, mất ngủ là ngủ ít

hơn so với bình thường trên 2 giờ.
+ Phàn nàn chủ yếu là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc
không hồi phục sức khỏe sau khi ngủ dậy, kéo dài ít nhất 1 tháng. Mất ngủ là
nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu rõ rệt; ảnh hưởng xấu đến hoạt
động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
- Ngủ nhiều:
+ Theo DSM-V, nếu một người ngủ nhiều hơn 10 giờ mỗi ngày thì
được coi là ngủ nhiều.
+ Người bện than phiền ngủ suốt ngày, ngủ quá nhiều trong vòng 1
tháng (ít hơn nếu tái phát). Ngủ nhiều là bệnh ít gặp hơn (chiếm 5% người
lớn) so với mất ngủ, nhưng không phải là hiếm trên lâm sàng. Thật ra, ngủ
nhiều ít gây đảo lộn cuộc sống, ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn so với mất
ngủ nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến chức năng xã hội, nghề nghiệp và các
chức năng quan trọng khác.
- Cận giấc ngủ:
+ Lặp đi, lắp lại các lần thức giấc đột ngột khi ngủ buổi tối hoặc khi
chợp mắt, do người bệnh có những giấc mơ vô cùng hãi hùng khi mà họ vẫn
nhớ được chi tiết của giác mơ.


17

+ Ác mộng và những lần thức giấc là nguyên nhân gây ra các triệu
chứng trên lâm sàng, ảnh hưởng đến chức năng xã hôi, nghề nghiệp và các
chức năng quan trọng khác.
- Rối loạn nhịp thức ngủ:
+ Nhịp thức - ngủ là sự thay thế lẫn nhau giữa trạng thái thức và giấc
ngủ hành ngày. Rối loạn nhịp thức - ngủ là tình trạng người bệnh không thể
ngủ được khi họ muốn ngủ, ngược lại họ không thể thức khi họ muốn thức.
Tuy nhiên, thời lượng ngủ trong ngày của họ vẫn bình thường, vì thế rối loạn

này không phải mất ngủ hay ngủ nhiều, mặc dù ban đầu người bệnh có thể
than phiền là mất ngủ hay ngủ nhiều.
+ Rối loạn nhịp thức - ngủ gây đảo lộn cuộc sống của người bệnh, ảnh
hưởng đến các chức năng xác hội, nghề nghiệp và các chức năng khác.
1.2.2.3 Dịch tễ học RLGN
RLGN ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện
đại. Một số cuộc điều tra dịch tễ học được thực hiện ở Tây Âu báo cáo tỷ lệ
mặc các triệu chứng mất ngủ từ 20-40% dân số nói chung [28]. Năm 2005,
một cuộc khảo sát quốc tế điều tra về sự phổ biến và đặc điểm của chứng mất
ngủ trong dân số nói chung ở Pháp, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ cho kết quả
37,2% số người được hỏi ở Pháp, Ý, 6,6% ở Nhật Bản và 27,1% ở Mỹ bị
RLGN; số triệu chứng trung bình cho mỗi bệnh nhân là hai, trong đó mất ngủ
chiếm ưu thế nhất (73%), tiếp theo là khó ngủ (61%) và chất lượng giấc ngủ kém
(48%) [29]. Ở Anh, Morphy H và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 2363 cá nhân
thấy 37% bị mất ngủ và 63% người không bị mất ngủ; trong số những người
không bị mất ngủ ban đầu, tỷ lệ bị mất ngủ sau 12 tháng là 15% [30].
Ở Việt Nam, cho đến nay tuy chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ
về RLGN nhưng trên thực tế chúng tôi thấy vấn đề này rất phổ biến. Năm
1995, theo công trình nghiên cứu 1310 người tới khám tại phòng khám ngoại


×