Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Tỷ lệ và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 tuổi có khớp cắn loại 2 tại bình dương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 76 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khớp cắn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của
con người, đây là một trong ba thành phần cấu tạo nên bộ máy nhai. Khớp cắn
là sự tiếp xúc của các răng ở cung răng hai hàm. Vì các răng tiếp xúc với nhau
trong các hoạt động chức năng nên cung răng đóng vai trò rất lớn trong hoạt
động của bộ máy nhai, bao gồm nhai, nói, nuốt... Vấn đề tiếp xúc giữa các
răng của hai cung hàm, hay nói khác đi là chức năng của cung hàm là chìa
khóa đảm bảo cho sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai [1].Ngoài ra
cung răng còn góp phần tạo nên thẩm mỹ cho khuôn mặt của con người. Một
cung răng đẹp kết hợp hài hòa với các yếu tố phần mềm góp phần mang lại nụ
cười đẹp và tự tin của con người. Chính bởi tầm quan trọng của nó mà đã có
rất nhiều các nghiên cứu về cung răng cũng như đặc điểm khớp cắn, kích
thước cung răng hay tiêu chuẩn của một khớp căn lý tưởng là gì.
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu làm đẹp của người Việt Nam
ngày càng tăng, trong đó chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực được nhiều
người quan tâm chăm sóc. Ở Việt Nam tỷ lệ lệch lạc răng hàm ở mọi lứa tuổi
khá cao. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương năm 2000[2] tỷ lệ lệch
lạc răng hàm của học sinh lớp 6 tại một trường ở Hà Nội là 91%. Theo Đồng
Khắc Thẩm [3] tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt là 83.2%. Con số này trên
thế giới cũng khá cao: Tại Trung Quốc tỉ lệ sai khớp cắn ở tuổi 12-14 là
92.9%. Tại Canada có 61% sai khớp cắn ở tuổi 10-15[4].
Một hàm răng lệch lạc ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, chức năng làm
cho con người thiếu tự tin trong cuộc sống và là điều kiện cho các bệnh nha
chu và sâu răng phát triển. Ở lứa tuổi 12 hệ thống răng vĩnh viễn đã mọc gần
như đầy đủ. Tìm hiểu tình trạng lệch lạc răng-hàm góp phần vào công tác
phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng để có được khuôn mặt cân đối, hàm
răng khỏe mạnh là cần thiết .



2

Điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm lợi rất phổ biến ở nước
ta nhưng chỉnh hình răng mặt là một lĩnh vực mới đang cần được quan tâm
nhiều hơn trong cộng đồng xã hội. Vấn đề xác định lệch lạc răng hàm và nhu
cầu điều trị chỉnh hình răng mặt cần được nghiên cứu ở nhiều vùng và nhiều
độ tuổi. Điều tra về khớp cắn và nhu cầu điều trị CHRM đã được tiến hành ở
nhiều nước trên thế giới [5], [6] như: Thụy điển, Nauy, Malaysia, Anh, Hoa
Kỳ, Phần Lan, Hồng Kông, Jordany... Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả
làm về đề tài này, song nhìn chung đó là những nghiên cứu nhỏ lẻ, cỡ mẫu
chưa lớn, chưa thể mang tính khái quát đặc trưng cho người Việt Nam. Chính
vì thế việc có một bộ số liệu đầy đủ và chính xác, phù hợp với đặc điểm của
từng dân tộc là một yêu cầu bức thiết được đặt ra.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn nhóm tiến hành nghiên cứu quy
mô lớn, nằm trong đề tài cấp nhà nước, để có thể đưa ra được một bộ số liệu
chính xác, hoàn thiện và mang tính đặc trưng cao cho người Việt Nam. Chúng
tôi chọn đề tài: “Tỷ lệ và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12
tuổi có khớp cắn loại 2 tại Bình Dương năm 2017”
Với mục tiêu:
1.

Mô tả tỷ lệ khớp cắn loại II ở trẻ em lứa tuổi 12 tại Bình Dương

2.

năm 2017
Xác định nhu cầu điều trị ở trẻ em lứa tuổi 12 có khớp căn loại II tại
Bình Dương năm 2017 theo chỉ số IOTN



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về khớp cắn
1.1.1. Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới
1.1.1.1. Đường cắn

Hàm trên

Hàm dưới

Hình 1.1. Đường cắn[7]
Hàm trên: Đường cắn là một đường cong liên tục đi qua hốtrungtâm
của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
Hàm dưới: Đường cắn là một đường cong liên tục qua núm ngoài và rìa
cắn của răng cửa hàm dưới.
Đường cắn khớp là một đường cong đốixứng, liên tục và đều đặn. Khi
hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Ngoạitrừ răng cửa giữa hàm dưới và răng hàm lớn
thứ ba hàm trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.


4

1.1.1.2. Độ cắn chìa

Độ cắn chìa là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và răng cửa dưới
theo chiều trước sau khi hai hàm cắn khớp.
1.1.1.3. Độ cắn chùm
Độ cắn chùm là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều đứng khi hai hàm cắn khớp.
1.1.2. Khớp cắn lý tưởng
Khớp cắn lý tưởng là một giả thuyết hoặc một quan niệm mang tính lý
thuyết dựa trên giải phẫu của răng; rất hiếm gặp trong tự nhiên, đươc sử dụng
như là một tiêu chuẩn để đánh giá các tình trạng khớp cắn khác. Quan niệm
này được áp dụng khi nền XHT và XHD có kích thước tương đối chuẩn với
nhau và các răng trong vị trí đúng theo ba chiều không gian ở trạng thái nghỉ
[8]. Houston và cộng sự (1992) đã đưa ra những đánh giá sâu hơn về tình
trạng khớp cắn lý tưởng của bộ răng vĩnh viễn với những đặc trưng sau:
Khi hai cung răng ở khớp cắn trung tâm, quan hệ giữa các răng
theo ba chiều:
- Trước - sau:
+ Đỉnh núm ngoài gần RHL thứ nhất HT nằm ở rãnh ngoài RHL thứ nhất
HD.
+ Đỉnh răng nanh HT nằm ở đường giữa răng nanh và RHN thứ nhất HD.
+ Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc hay ở phía trước răng cửa dưới 1 - 2mm.

Hình 1.2. Khớp cắn lý tưởng [9]


5

- Chiều ngang:
+ Cung răng trên trùm ra ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng
trên trùm ra núm ngoài răng dưới.
+ Đỉnh núm ngoài RHL thứ nhất HD tiếp xúc với rãnh giữa hai núm

của răng hàm nhỏ và răng hàm lớn HT.
+ Hai phanh môi trên và dưới thẳng hàng và ở giữa mặt trước của
khớp cắn.
-

Chiều đứng:
+ Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở vùng RHN

và RHL.
+ Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới hoặc trùm sâu
1-2 mm [8],[10].
1.1.3. Quan niệm khớp cắn bình thường của Andrew
Nghiên cứu của LawrenceF. Andrews[11]từ 1960-1964 dựa trên việc
quan sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường. Các mẫu hàm được lựa
chọntheo tiêu chuẩn:
- Chưa qua điều trị chỉnh nha.
- Các răng mọc đều đặn và thẩm mỹ.
- Khớp cắn có vẻ đúng.
- Có thể không cần đến điều trị chỉnh nha sau này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu hàm này đều có chung sáu
đặc tính khớp cắn
* Đặc tính I: Tương quan ở vùng răng hàm
- Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ hai hàm dưới.
- Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.


6


- Múi trong gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
trũng giữa của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
* Đặc tính II: Độ nghiêng gần xa của thân răng
- Độ nghiêng gần xa của thân răng là góctạo bởi đường thẳngvuông góc
với mặt phẳng nhai và trục thân răng. Góc độ (+) khi phần nướu của trục răng
ở về phía xa so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
- Bình thường, các răng có góc độ (+) và độ nghiêng này thayđổi theo
từng răng.
* Đặc tính III: Độ nghiêng trong ngoài của thân răng
- Độ nghiêng trong ngoài của thân răng là góc tạo bởi đường thẳng
vuông góc với mặt phẳng nhai và đường tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài
thân răng. Góc độ (+) khi phần phía nướu của đường tiếp tuyến (hay của thân
răng) ở về phía trong so với phần bờ cắn hay mặt nhai. Ngược lại là góc độ (-).
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên và dưới tương quan
nhau và ảnhhưởngđángkể đến độ cắn phủ và khớp cắn của các răng sau. Các
răng sau hàm trên (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có phần bờ cắn hay
mặt nhai ở về phía trong so với phần nướu của thân răng. Ở hàm trên, góc độ
(-) không thay đổi từ răng nanh đến răng cốinhỏ thứ hai và tăngnhẹ ở răng
hàm lớn thứ nhất và thứ hai. Đối với răng hàm dưới, góc độ (-) tăng dần từ
răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai.
* Đặc tính IV: Không có răng xoay
Không có răng xoay hiện diện trên cung răng. Vì nếu có, chúng sẽ
chiếm chỗ nhiều hoặc ít hơn răng bình thường.
* Đặc tính V: Không có khe hở giữa các răng
Các răng phải tiếp xúc chặtchẽ với nhau ở phìa gần và xa ở mỗi răng,
trừ các răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc ở phía gần.
Khe hở trên cung răng thường do bấthàihòa kích thước răng-hàm.



7

* Đặc tính VI: Đường cong Spee phẳng hay cong ít
- Khớp cắn bình thường có đường cong Spee không sâu quá 1,5mm.
Đường cong Spee sâu quá sẽ gây thiếu chỗ cho răng hàm trên.
1.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn
1.2.1. Phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle

Vào thập niên 1900, Edward H. Angle (1855-1930) đã đưa ra phân loại
khớp cắn [12]. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất hữu dụng quan trọng
cho đến ngày nay. Ông dựa vào răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) và
sự sắp xếp của các răng theo đường cắn để phân loại khớp cắn thành 4 loại.
+ Phân loại theo Angle: Có 4 nhóm
- Khớp cắn bình thường (trung tính)

Hình 1.3. Khớp cắn trung tính [12]
Quan hệ trung tính giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên:
Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất trên khớp với rãnh giữa ngoài của
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp theo đường cắn.
- Sai khớp cắn loại I

Hình 1.4. Sai khớp cắn loại I [12]


8

Núm ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh
ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn khớp
không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do những nguyên
nhân khác.

- Sai khớp cắn loại II

Hình 1.5. Sai khớp cắn loại II [12]
Múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiến về phía gần
so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới (một bên
hoặc 2 bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Loại này có 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng
cửa trên nghiêng về phía môi (hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
- Sai khớp cắn loại III

Hình 1.6. Sai khớp cắn loại III [12]


9

Múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với
rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, cắn ngược vùng răng cửa
(một bên hoặc hai bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Ưu nhược điểm của cách phân loại này:
Ưu điểm:
- Phân loại của Angle là một bước tiến quan trọng. Ông không chỉ phân
loại một cách có trậttự các loại khớp cắn sai mà ông còn là người đầu tiên
định nghĩa một khớp cắn bình thường và bằng cách này đã phân biệt được
một khớp cắn bình thường với sai khớp cắn.
Nhược điểm:

- Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc sai vị trí, thiếu hay đã nhổ thì
không phân loại được.
- Cách phân loại này chỉ quan tâm quan hệ răng theo chiều trước sau.
1.2.2. Phân loại theo BSI
Bên cạnh phân loại lệch lạc khớp cắn kinh điển của Angle, năm 1983,
Bristish Standard Institude (Viện tiêu chuẩn Anh) đưa ra phân loại lệch lạc
khớp cắn dựa trên quan hệ răng cửa. Phân loại răng cửa dựa trên tương quan
của rìa cắn răng cửa HD và mặt lưỡi răng cửa HT, được chia thành các loại:
- Loại I: Rìa cắn răng cửa dưới tiếp xúc hoặc nằm ngay dưới gót răng
cửa trên.
- Loại II: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía sau so với gót răng cửa trên.
Loại này lại có hai tiểu loại:
+ Tiểu loại I: Độ cắn chìa tăng và răng cửa trên thường ngả ra trước.
+ Tiểu loại II: Độ cắn chìa thường nhỏ nhưng cũng có thể tăng, răng
cửa trên ngả sau (quặp).
- Loại III: Rìa cắn răng cửa dưới nằm về phía trước gót răng cửa trên. Độ
cắn chìa giảm hoặc ngược [13].


10

Hình 1.7. Phân loại khớp cắn theo tương quan răng cửa của BSI [13]
1.3. Hình dạng và kích thước cung răng
1.3.1.Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Vì cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc.
Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 cung răng:
cung răng trên và cung răng dưới. Do răng hàm lớn thứ 3 thường có hoặc
không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được sử

dụng trên lâm sàng.
Năm 1920, Williams [14] đã nêu lên sự đồng dạng giữa hình dạng của
răng cửa và hình dạng của cung răng. Nếu răng có hình dạng hình vuông sẽ
kèm theo mặt hình vuông và cung răng cũng có dạng hình vuông. Các tác giả
đã phân biệt ba dạng cung răng là hình vuông, hình ô van và hình tam giác.
Năm 1971, Brader [15] đưa ra một mẫu cung răng. Mẫu này dựa trên
một ê líp 3 tiêu điểm và đã làm thay đổi quan niệm về hình dạng cung răng.
Đường cong cung răng rất giống với đường cong của ê líp, các răng sắp xếp
chỉ một phần ở cực nhỏ của toàn bộ đường cong. Ông cho rằng cấu trúc của
cung răng có 4 đặc trưng chủ yếu:


11

- Hình dạng của cung răng.
- Kích thước của cung răng
- Sự đối xứng hai bên.
- Sự thay đổi của các cấu trúc xung quanh dẫn đến sự biến đổi hình thể
của cung răng.
Rickett đã tiến hành một loạt nghiên cứu về hình dạng cung răng và đã
đưa ra kết luận:
- Hình dạng cung răng hàm trên đồng dạng với hình dạng cung răng hàm dưới.
- Cung răng hàm trên ở phía trước hơn so với cung răng hàm dưới.
- Có 5 dạng cung răng: Dạng hình thuôn dài, dạng hình thuôn dài hẹp,
dạng hình trứng, dạng hình trứng hẹp, dạng hình vuông.
Nhưng trên thực tế, hiện nay sự phân loại hình dạng cung răng chủ yếu
được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị chỉnh hình răng mặt là phương pháp
phân loại của Chuck và Williams [14]là: Dạng hình vuông, dạng hình tam
giác (hình thuôn dài), hình ô van (hình trứng).
1.3.2. Kích thước cung răng

Zsigmundy (1980) là người đầu tiên đo kích thước cung răng sữa.Sau đó
có nhiều tác giả đã quan tâm đến vấn đề này như Moorrees [16],[17], Meredith
[18], chapman [19], Foster [20], Chang [21], Ngô Thị Quỳnh Lan [22]. Theo
dõi những thay đổi về chiều dài, chiều rộng và chu vi cung răng giúp các nhà
nghiên cúu đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển của cung răng trong
quá trình phát triển của hệ thống sọ-mặt-răng.
• Chiều rộng cung răng
Thường được xác định bằng khoảng cách hai điểm đối xứng trên cung
răng ở bên phải và bên trái. Tùy theo sự lựa chọn từng tác giả, các điểm mốc có
thể là các đỉnh múi [22], các hố hoặc các điểm lồi tối đa mặt ngoài hay mặt trong
của các răng [20]. Mặc dù cách chọn các điểm mốc đo khác nhau nhưng các


12

nghiên cứu về thay đổi tăng trưởng chiều rộng cung răng trong giai đoạn răng
sữa và giai đoạn đầu của bộ răng hỗn hợp đều cho kết quả giống nhau.Chiều
rộng cung răng của nam lớn hơn nữ [21],[16]. Chiều rộng cung răng của trẻ
Kenya (6-8 tuổi) qua đo răng nanh là 33,9mmvới hàm trên và 26,6 mm với hàm
dưới, đo qua răng 6 là 53,1mm với hàm trên và 47 với hàm dưới [22].
• Chiều dài cung răng
Tùy theo điểm mốc được chọn, có nhiều loại chiều dài cung răng. Sử
dụng phổ biến nhất là chiều dài cung răng đo từ điểm giữa hai răng cửa giữa
đến đường nối mặt xa hai RHS2, đỉnh múi ngoài gần RHS2 (răng hàm nhỏ
vĩnh viễn thứ hai), đỉnh hai răng nanh [21],[20] hai múi gần - ngoài răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất [23].
Các nghiên cứu đều cho thấy chiều dài cung răng HT luôn lớn hơn HD
ở mọi lứa tuổi. Mẫu thay đổi theo tuổi của chiều dài cung răng cho thấy
không khác nhau nhiều giữa HT và HD, tuy nhiên mức độ giảm của HD nhiều
hơn HT do sự di gần của các răng trong thời kỳ đầu bộ răng hỗn hợp [21].

Trên nhóm trẻ việt nam5,5 tuổi chiều dài cung răng qua RHS2 là 27,7mm28,4mmvới hàm trên và 25,17mm-25,75 với hàm dưới [21].
• Chu vi cung răng
Theo Moorrees (1959), chu vi cung răng sữa là chiều dài của đường
cong từ mặt xa của RHS2 (răng hàm nhỏ thứ hai với bộ răng vĩnh viễn), qua
đỉnh múi ngoài và bờ cắn của các răng, đến mặt xa RHS2 bên đối diện.
Chu vi cung răng là một thông số rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn bộ
răng hỗn hợp để đánh giá vấn đề khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc.
Moorrees nhận thấy chu vi cung răng tăng rất ít ở hàm trên (1,32 mm ở nam, 0,5
mm ở nữ), và giảm ở hàm dưới (3,39 mm ở nam, 4,48 mm ở nữ) khi nghiên cứu
trên nhóm trẻ từ 5 đến 18 tuổi (ở bộ răng vĩnh viễn, chu vi cung răng được đo
đến mặt xa răng hàm nhỏ thứ hai). Chu vi cung răng ở hàm trên luôn lớn hơn ở


13

hàm dưới mọi lứa tuổi.Chu vi cung răng ở trẻ Mỹ da trắng lúc 6-8 tuổi là 74mm76.9mm với hàm trên và 66,9mm-69,1mm với hàm dưới [24].

Hình 1.8. Đo chiều rộng và chiều dài cung răng [15]
1.3.3. Một số phương pháp đo kích thước cung răng trên mẫu
Khi xuất hiện hiện tượng chen chúc răng thì sự phân tích khoảng các
răng ở hàm trên và hàm dưới là cần thiết.Nguyên tắc cơ bản trong việc phân
tích là xác định chu vi cung răng(khoảng sẵn có trên cung răng)và cho dù kích
thước gần xa của các răng như thế nào chăng nữa thì cũng chỉ có một khoảng
cung hàm nhất định dành cho chúng
1.3.4. Đo chiều rộng và chiều dài cung răng
Theo ChangHP [20], Ngô Thị Quỳnh Lan [21] gồm các mốc đo như sau:
- Chiều rộng cung răng trước: là khoảng cách giữa hai đỉnh của hai răng nanh
(sữa hoặc vĩnh viễn), gồm rộng trước trên (RTT) và rộng trước dưới (RTD).
- Chiều rộng cung răng sau 1: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của hai
RHS2 hoặc đỉnh múi ngoài của răng số 5, gồm rộng sau trên 1 (RST1) và

rộng sau dưới 1 (RSD1).
- Chiều rộng cung răng sau 2: là khoảng cách hai đỉnh múi ngoài-gần của hai
răng hàm lớn 1, gồm rộng sau trên 2 (RST2) và rộng sau dưới 2 (RSD2).
- Chiều dài cung răng trước: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến


14

đường nối hai đỉnh răng nanh (sữa hoặc vĩnh viễn), gồm dài trước trên (DTT)
và dài trước dưới (DTD).
- Chiều dài cung răng sau 1: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa
giữa đến đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHS2 hoặc múi ngoài răng
số 5, gồm dài sau trên 1 (DST1) và dài sau dưới 1 (DSD1).
- Chiều dài cung răng sau 2: là khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến
đường nối hai đỉnh múi ngoài gần RHL1, gồm dài sau trên 2 (DSD1) và dài
sau dưới 2 (DSD2).

Hình 1.9. Sơ đồ điểm mốc và các kích thước cung răng [21]
Đo chu vi cung răng:
Bằng cách chia đoạn [25],[26],[27]: cách đo này có ưu điểm là dễ thực
hiện, ít sai số, hiện nay sử dụng phổ biến:
Chia cung răng thành các đoạn thẳng để có thể đo được như sau
- Đoạn 1: Từ điểm tiếp xúc phía gần RHL1 bên phải đến điểm tiếp xúc
phía gần răng 3 bên phải
- Đoạn 2: Từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên phải đến điểm tiếp xúc
giữa 2 răng cửa giữa
- Đoạn 3: Từ điểm tiếp xúc 2 răng cửa giữa đến điểm tiếp xúc phía gần
răng 3 bên trái
- Đoạn 4: Từ điểm tiếp xúc phía gần răng 3 bên trái đến điểm tiếp xúc



15

phía gần RHL1 bên trái.

Hình 1.10. Sơ đồ đo chu vi cung răng bằng cách chia đoạn để đo [28]
Với cách đo này, Brust [7] đã đưa ra tiêu chuẩn cho việc điều trị như sau:
- Chênh lệch giữa khoảng cần có và khoảng hiện có từ 3-4 mm thì điều
trị o cần nhổ răng
- Từ 4-6 mm thì điều trị phối hợp nhiều biện pháp không cần nhổ răng
- Chênh lệch trên 6 mm thì điều trị bắt buộc phải nhổ răng
+ Phương pháp đo truyền thống [27].
Để xác định chu vi cung rănglà dùng sợi dây thép uốn cong theo đỉnh
múi ngoài các răng sau và rìa cắn các răng trước, tính từ mặt xa răng hàm sữa
2 bên trái đến mặt xa răng đối diện .Đường này tương ứng với đường cắn.
1.4. Nguyên nhân gây lệch lạc răng
Nguyên nhân lệch lạc răng đã được chia thành 3 nhóm sau đây [29],
[30], [31], [32].
• Yếu tố môi trường
• Yếu tố di truyền
• Các nguyên nhân khác
1.4.1 Ảnh hưởng của môi trường
• Các ảnh hưởng của chức năng với sự phát triển của cấu trúc xương mặt.
Ảnh hưởng của sự cân bằng trên bộ răng được biểu rõ hơn khi quan sát
ảnh hưởng của những loại áp lực khác nhau. Do sự đáp ứng sinh học, thới
gian tác dụng của lực quan trọng hơn cường độ lực.
Khi đặt một lực nhai mạnh trên răng, dây chằng nha chu vốn thấm đầy


16


dịch sẽ hoạt đồng như một “lò xo” chống shock, giữ răng trong một chốc lát
trong khi xương ổ răng uốn cong và răng bị dịch chuyển một đoạn ngắn cùng
với xương. Nếu lực nhai mạnh kéo dài hơn vài giây, sẽ cảm thấy đau, và do
đó lực nhai sẽ ngừng lại nhanh chóng. Loại lực mạnh, ngắt quãng từng cơn sẽ
không có ảnh hưởng trên vị trí lâu dài của răng.
Những ảnh hưởng của sự cân bằng có thể xảy ra: cường độ và thời gian
của lực tác động trên răng [1]
Những ảnh hưởng của sự lực cân
bằng có thể xảy ra
Sự tiếp xúc của các răng

Cường độ của lực

Thời gian tác
động của lực

Khi nhai

Rất lớn

Rất ngắn

Khi nuốt

Nhẹ

Rất ngắn

lưỡi


Vừa phải

Ngắn

Khi nuốt

Nhẹ

Rất ngằn

Khi nói

Rất nhẹ

Kéo dài

Áp lực từ bên ngoài

Vừa phải

Thay đổi

Thói quen

Vừa phải

Thay đổi

Áp lực bên trong


Nhẹ

Kéo dài

Dây chằng nha chu

Thay đổi

Kéo dài

Áp lực của mô mềm từ môi, má, và

Ở tư thế nghỉ

Chỉnh hình

Các sợ nướu
Nghiên cứu năm 1907 của Angle [33] khẳng định phương pháp chế biến
thực phẩm hiện đại làm cho con người thay đổi chế độ ăn từ ăn cứng sang ăn
mềm có thể là nguyên nhân lệch lạc khớp cắn. Butler’s Field[32] nghiên cứu
về hình thái, đặc điểm mọc răng, số lượng răng của răng người cổ đại thấy: do
phải sử dụng răng để nhai nghiền các thực phẩm thô nhiều nên người cổ đại


17

thường mọc đủ răng khôn, kích thước của nhóm răng trước và răng sau lớn
hơn và ít gặp tình trạng mọc răng lệch lạc hơn so với răng của người hiện đại.
• Các thói quen xấu

- Thói quen mút ngón tay
Khi mút ngón tay trong thời gian dài, lực mút của các cơ môi má và lực
đẩy của ngón tay vào các răng cửa làm cho răng cửa hàm trên nghiêng ra
ngoài, răng cửa hàm dưới ngả vào lưỡi dẫn đến cắn hở vùng răng cửa, hẹp
cung hàm trên và khẩu cái sâu bất thường, cắn chéo các răng phía sau. Đây là
hậu quả của áp lực đặt trực tiếp lên răng kết hợp với sự biến đổi tư thế nghỉ
-

của má môi.
Đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi bao gồm đẩy lưỡi tiên phát (do trẻ không thay đổi phản xạ nuốt
sau khi đã mọc răng) và đẩy lưỡi thứ phát do các thói quen xấu như thở
miệng, mút ngón tay... Đẩy lưỡi có thể đơn giản (không phối hợp với các thói
quen xấu khác), hoặc phức hợp (khi phối hợp với các thói quen xấu khác).
Khi đẩy lưỡi, lực mà lưỡi tác động lên các răng khác nhau dẫn đến tình trạng
ít cắn khớp và cắn hở [29].
Theo quan điểm mới hiện nay, hiển tương đẩy lưỡi khi nuốt thường gặp
trong hai trường hợp: ở trẻ nhỏ có khớp cắn bình thường, đẩy lưỡi biểu hiện
chỉ như là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự trưởng thành sinh lý bình
thường; và ở cá nhân trong bất kỳ tuổi nào có răng cửa di chuyển, đẩy lưỡi là
sự thích ứng đối với khe hở giữa các răng. [1]
- Thói quen mút môi
Có thể là mút môi trên hoặc mút môi dưới. Mút môi dưới có thể gây
cắn hở như mút ngón tay nhưng mức độ nhẹ hơn. Mút môi trên có thể gây ra
cắn ngược vùng răng cửa.
Lực của môi, má, và lưỡi nhẹ hơn lực nhai rất nhiều, nhưng lại kéo dài
hơn. Thử nghiệm cho thấy ngay cả lực rất nhẹ cũng có thể làm răng di
chuyển. Nếu thời gian tác dụng của lực vừa đủ.



18

- Các thói quen khác
Klein [34] báo cáo thói quen chống tay vào cằm khi ngồi có thể dẫn đến
cắn sâu, một số nhạc cụ thổi bằng miệng gây đè nén vào răng hoặc mặt, hàm
nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài có thể gây lệch lạc khớp cắn.
1.4.2. Ảnh hưởng di truyền
Nguyên nhân của sai khớp cắn có thể do những được tính di truyền. Thứ
nhất, thừa hưởng sự không hài hòa giữa kích thước của răng và kích thước của
hàm, có thể dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc hoặc thưa kẽ., Thứ nhì, thừa
hưởng sự không cân xứng giữa kích thước và hình dạng của xương hàm trên và
xương hàm dưới, có thể đưa đến tương quan cắn khớp không đúng.
Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền thể hiện rất rõ trong nhô hàm dưới.
Một nghiên cứu ở nhóm trẻ có sai khớp cắn loại ba nặng cho thấy rằng 1/3
nhóm trẻ này có cha hoặc mẹ có sai khớp cắn loại ba , và 1/6 nhóm trẻ thì có
anh,chị hoặc em cũng có biểu hiện sai khớp cắn. Dị dạng mặt kiểu mặt dài
đứng loại thứ hai về những dị dạng di truyền trong gia đình. Nòi chung, anh,
chị, em trong gia đình thường cùng có lệch lạc khớp cắn nặng, có thể vì sự
thừa hưởng giống nhau về đặc tính và kiểu tăng trường đưa đến cùng có
những đáp ứng giống nhau đối với yếu tố môi trường. [1]
Harris và Kowalski [35] đã nghiên cứu đến cấu trúc của xương sọ và mặt
phát hiện sự di truyền đặc tính nhô hàm dưới ở gia đình hoàng tộc Austro
người Hungari với xương hàm dưới quá phát và nhô ra trước. Nghiên cứu của
Suzuki [36] ở 1362 người Nhật Bản bị nhô hàm dưới đến từ 243 gia đình thì
thấy tỷ lệ con bị nhô hàm dưới ra trước ở những gia đình có bố mẹ bị nhô
hàm dưới ra trước là 34.3%, trong khi ở những gia đình có bố mẹ bình
thường, tỷ lệ con bị nhô hàm dưới là 7.5%.
1.4.3. Nguyên nhân đặc biệt



19

• Sự phát triển răng bất thường
- Thiếu răng bẩm sinh, có thể là thiếu nhiều răng (thiếu nhiều hơn 6 răng,
không bao gồm răng hàm lớn thứ ba) hoặc thiếu ít răng (thiếu từ 6 răng trở
xuống, không bao gồm răng hàm lớn thứ ba). Nguyên nhân là do bất thường
trong quá trình tạo mầm răng của thai nhi. Ví dụ như trong hội chứng loạn sản
ngoại bì.
- Răng dị dạng và răng thừa: Bất thường về kích thước và hình dạng răng
là hâu quả của sự rối loạn xảy ra trong thời kỳ biệt hóa về phương diện mô
học hoặc hình thể của sự phát triển răng. Thường xảy ra nhất là sự thay đổi về
kích thước, đặc biệt là răng cửa bên và răng cối nhỏ thứ hai. Có khoảng 5%
dân số có sự bất hài hòa đáng kể về kích thước răng hàm trên và hàm dưới [1]
Ví dụ: chứng răng nhỏ, răng to , thiểu sản men , răng dính, răng sinh đôi,
răng thừa đường giữa hàm trên…
- Cản trở mọc răng : Để cho răng vĩnh viễn mọc, lớp xương phía trên
cũng như chân răng sữa phải tiêu ngót, và răng sẽ mọc xuyên qua nướu răng.
Răng dư, xương hoại tự, và lớp nướu sợi dày có thể cản trở sự mọc răng. Tất
cả những cản trở trên đều hiện diện trong hội chứng loạn sản đòn sọ. Do
không chỉ nhổ răng dư mà còn phải loại bỏ lớp xương phía trên, và bộc lộ
nướu. Ở những trường hợp nhẹ, một số răng vĩnh viễn mọc trễ có thể góp
phần tạo ra sai khớp cắn chi khi những răng còn lại di chuyển sai vị trí trên
cung răng. Do các răng mọc quá chen chúc, do niêm mạc hoặc xương xơ dày,
do nang, khối u hoặc u răng.
- Răng mọc sai vị trí, thay đổi vị trí: Thỉnh thoảng, mầm răng vĩnh viễn
nếu ở sai vị trí có thể đưa đến răng vĩnh viễn này mọc sai vị trí. Trường hợp
này thường xảy ra ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Nếu thường mọc của răng
cối lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần ngay từ đầu, thì răng vĩnh viễn này
không thể mọc được, và chân răng cối sữa thứ hai bị tổn thương . Vị trí phía



20

gần của răng cối vĩnh viễn sẽ dẫn đến răng mọc chen chúc nếu không được
điều trị chỉnh hình. Nhưng răng khác mọc sai vị trí hiếm xảy ra, những cũng
có thể đưa đến răng đổi chỗ hoặc mọc ở vị trí bất thường.[1]
• Mất răng
- Mất răng sữa sớm: Hiển tượng răng di gần khi có khoảng trống thường
xảy ra ở răng cối vĩnh viễn, do hướng mọc răng nghiêng về phía gần. Răng
cối lớn thứ nhất di gần khi răng cối sữa thứ hai mất sớm có thể dấn đến chen
chúc vùng răng cối nhỏ vĩnh viễn. Đo đó cần phỉ giữ khoảng khi răng cối sữa
thứ hai mất sớm. Khi răng cối sữa thứ nhất hoặc răng nanh sữa mất sớm, do
sự co rút chỉ đồng của những dây chằng ngang xương ổ ở nướu răng và áp lực
từ môi và má, các răng cửa vĩnh viễn thường có khuynh hướng di xa. Nếu mất
răng nanh và răng cối sữa thứ nhất sớm ở mặt bên phần hàm, thi những răng
vĩnh viễn bên đó sẽ đi xa đưa đến sự mất cân xứng của khớp cắn cũng như sẽ
có khuynh hướng răng mọc chen chúc.[1]
• Chấn thương vùng mặt, các rối loạn phát triển răng và xương
- Biến dạng xương mặt (thường là kém phát triển) do trong thời kỳ bào thai,
tay hoặc chân thai nhi ở tư thế bất thường ép vào vùng mặt đang phát triển.
- Chấn thương xương hàm dưới do dùng forceps để lấy thai: Trong
những trường hợp người mẹ sinh khó, sử dụng kềm forcep ở đau trẻ ở sọ sinh
có thể làm tổn thương một bệnh hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm. Có
một thời gian, người ta cho rằng đây là nguyên nhân đưa đến sự kém phát
triển của hàm dưới. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng mặc dủ tỷ lệ sử dụng
forcep đã giảm đáng kể trong suốt 50 năm qua, tỷ lệ sai khớp cắn loại hai với
hàm dưới kém phát triển vấn không giảm. Theo quan niệm hiện nay, sụn lồi
cầu không phải là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng đúng đắn của xương
hàm dưới, nên không dễ dàng cho rằng sự kém phát triển của xương hàm dưới
là do chấn thương khi sanh. Tóm lại chấn thương ở hàm dưới xảy ra khi sanh



21

có vẻ là nguyên nhân hiếm của lệch lạc mặt. Nếu trẻ sơ sinh có hàm dưới lệch
lạc thì thường là do bẩm sinh.[1]
- Gãy xương hàm ở trẻ em: trẻ nhỏ té và va chạm có thể làm gãy xương
hàm. Ở hàm dưới, thường xảy ra gãy cổ lồi cầu hàm dưới. Tuy nhiên, vùng lồi
cầu hàm dưới có khuynh hướng phục hồi nhanh ở trẻ nhỏ. Khoảng 75% trẻ
em bị gãy sớm lồi cầu hàm dưới có hàm dưới phát triển bình thương, và
không có sai khớp cắn sau nay. Nếu có biến chứng của gãy lồi cầu thì thường
là sự phát triển không cân xứng của hàm dưới, với bên tổn thương phát triển
chậm lại so với bên bình thường.
- Rối loạn chức năng cơ và sự co rút do sẹo xơ: Hệ cơ mặt có thể ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của xương hàm theo hai cách. Thứ nhất, sự thanh
lập xương ở điểm bám cơ tùy thuộc vào hoạt động của cơ, thứ nhì, hệ cơ là
một thành phần quan trọng của toàn bộ khuôn mô mềm mà sự tăng trưởng của
nó thương mang theo xương hàm dưới xuống phía dưới và ra trước. Mất một
phần của hệ cơ có thể xảy ra do những nguyên nhân không rõ trong bào thai
hoặc là hậu quả của tai biến khi sanh nhưng thường gặp nhất là do tổn thương
dây thần kinh vận động.
- Chấn thương răng: Chấn thương ở răng sữa có thể làm dịch chuyển
mầm răng vĩnh viễn bên dưới bằng hai cách. Thứ nhất, nếu chấn thương xảy
ra trong khi thân răng vĩnh viễn được thành lập, tạo men răng sẽ bị rối loạn và
có khiếm khuyết ở thân răng vĩnh viễn. Thứ hai, nếu chấn thương xảy ra sau
khi thân răng được hoàn tất, thân răng có thể bị dịch chuyển so với chân răng.
Sự thành lập chân răng ngưng lại, chân răng răng sau sau nay sẽ bị ngắn đi.
Trường hợp phổ biến là sự thành lập chân răng vẫn tiếp tục, nhưng phần còn
lại của chân răng sẽ tạo thành một góc so với thân răng đã bị dịch chuyển.[1]



Dinh dưỡng.
Thức ăn bổ dưỡng rất cần thiết cho trẻ. Ngoài các chất dinh dưỡng chính

như protid, glucid, lipid, calci cũng là chất khoáng không thể thiếu cho sự


22

phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu calci, do sự hấp thu của cơ thể
kém hay do dịnh dưỡng kém, có thể làm bệnh nhân có khớp cắn sai do xương
hàm phát triển không đầy đủ. Có nhiều thành phần dinh dưỡng tham gia và
tác động ảnh hưởng đến tế bào xương như protein, calci, phosphor, các
vitamin D,K,C và một số vi lượng như đồng, kẽm, mang, magnc.
Phụ nữ lúc mang thai thương xuyên uống rượu sẽ dẫn đến tổn thương hệ
miễn dịch thai nhi, chậm phát triển trí tuệ, xương tay chân và sọ mặt phát
triển không bình thường. Phụ nữ mang thai nghiện rượu nặng sẽ không hấp
thu đủ nhu cầu chất dinh dưỡng hàng ngày cho thai nhi, đặc biệt là protein. Sự
hấp thu các chất vi lượng, khoáng và vitamin bị giảm và hạn chế, dẫn đến
nhiều tai biến trầm trọng khi sinh[1].
• Các bệnh tại chỗ
Các bệnh đường hô hấp. Các bệnh vùng quanh răng. Bệnh sâu răng.
Chứng lưỡi to. Khối u, nang, các phanh bám bất thường, …
1.5. Chỉ số nhu cầu điều trị chỉnh nha: The Index Of Orthodontic
Treatment Need (IOTN)
Đánh giá nhu cầu điều trị CHRM cần thiết không chỉ với các chuyên gia
dịch tễ, mà còn cho các lãnh đạo ngành y tế trong việc lập kế hoạch ưu tiên
cho các chương trình sức khỏe cộng đồng. Vấn đề khó khăn là xác định đối
tượng có nhu cầu điều trị CHRM khi đánh giá nhu cầu điều tri của một nhóm
cộng đồng.

Tiêu chuẩn chính để điều trị CHRM là thẩm mỹ của bộ răng kém. Đây là
kết quả trực tiếp của khớp cắn không đúng. Thẩm mỹ chính là lý do thông
thường để bệnh nhân tìm kiếm điều trị chỉnh nha và cải thiện khớp cắn là kết
quả điều trị cần thiết [37]. Nếu chỉ dựa vào khuôn mặt và thẩm mỹ thì không
thể xác định nhu cầu điều trị CHRM, rất khó xác định ai cần điều trị và ai
không cần điều trị chính xác trong cộng đồng. Nếu vừa khám trên mẫu răng


23

và trên phim thì xác định tương quan sai khớp cắn chính xác để xác định nhu
cầu điều trị nhưng rất khó thực hiện trong cỡ mẫu lớn. Có nhiều chỉ số đã
được phát triển từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX và là công cụ tốt cho các
điều tra dịch tễ CHRM. Vào những năm 1970 chỉ số TPI của Grainer
(Grainer’s treatment Priority Index) [6] là đáng chú ý nhất vì nó dùng nhiều
trong điều tra tổng quát nhu cầu CHRM tại Mỹ. Tuy nhiên chỉ số này chỉ dựa
vào lâm sàng cổ điển không được sự chấp nhận rộng rãi. Không có chỉ số nào
tối ưu cho mọi điều tra. Đa số các chỉ số dùng cho bộ răng vĩnh viễn, nhưng
cho phép để điều chỉnh phù hợp khi dùng cho bộ răng hỗn hợp.
Năm 1989 Shaw và cộng sự đã sáng lập và phát triển một hệ thống ghi
nhận tình trạng sai khớp cắn còn gọi tắt là chỉ số IOTN dung để xác định nhu
cầu điều trị CHRM và chất lượng kết quả điều trị CHRM [38]. Sau đó chỉ số
được hiệu chỉnh, bổ sung năm 1990 bởi Richmond [39] cùng với sự tham gia
của chuyên gia nắn chỉnh về các mức độ điều trị chỉnh nha để đánh giá mức
độ cần thiết chăm sóc CHRM trong dịch vụ nha khoa công cộng, điều tra về
sai khớp cắn và cũng dùng để xác định về nhu cầu điều trị và chất lượng điều
trị CHRM. Đây là một công cụ có lợi dụng trong các nghiên cứu nha khoa
công cộng và dịch tễ khớp cắn. Chỉ số nhu cầu điều trị được chấp nhận và sử
dụng rộng rãi bởi chuyên gia nắn chỉnh răng trên thế giới.
Hiện nay IOTN của Shaw và Brook được dùng nhiều trong các điều tra

nhu cầu điều trị CHRM. Các nghiên cứu được thực hiện để khẳng định tiềm
năng của IOTN trong nha khoa cộng đồng và khuyến cáo dùng giảng dạy cho
sinh viên nha khoa. Các nhà thực hành nha khoa tổng quát nên biết và sử
dụng IOTN cho nhiều mục đích khác nhau.
IOTN gồm hai phần:
- Phần sức khỏe răng (DHC: The dental health component)
- Phần thẩm mỹ răng (AC: The Aesthetic component )


24

Để đánh giá sự hợp lý và tin cậy của IOTN theo một nghiên cứu tại Anh
của Br. Dent.J [40] nghiên cứu điều tra giá trị của IOTN như một công cụ
trong kế hoạch chỉnh nha phòng ngừa. Kết quả là trên 80% các nha sỹ sử
dụng IOTN như một phương tiện điều tra trong kế hoạch chỉnh nha phòng
ngừa.
Một số nghiên cứu so sánh IOTN với một chỉ số khác cũng đã được thực
hiện [41],[42]. Mỗi chỉ số có ưu điểm riêng, tuy nhiên IOTN có độ tin cậy cao
khi dùng để xác định nhu cầu điều trị CHRM vì IOTN có thể dùng khám trực
tiếp hoặc trên mẫu thạch cao.
Gần đây, Shaw và nhiều tác giả khác đã thực hiện nghiên cứu dọc để xác
định độ tin cậy của IOTN theo thời gian [38], với điều kiện khi tham gia các
mẫu nghiên cứu không được CHRM hoặc nhổ răng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy IOTN tin cậy được theo thời gian từ 11-19 tuổi, có nghĩa sức khỏe răng
theo IOTN lúc 11 tuổi dường như không thay đổi đến 19 tuổi mặc dù có sự
thay đổi theo theo gian của một số đặc điểm riêng biệt nào đó. Mức đo lường
về thẩm mỹ răng theo IOTN có khuynh hướng cải thiện theo thời gian.
Chỉ số IOTN đánh giá hai mặt sức khỏe răng và thẩm mỹ răng đưa ra
thông tin giá trị làm cơ sở để giải thích cho bệnh nhân về vấn đề sức khỏe
răng miệng của họ. Hai phần này bổ sung cho nhau, sức khỏe răng cần cho

chức năng nhai và được xem là quan trọng thì thẩm mỹ răng góp phần làm
đẹp khuôn mặt tạo sự tự tin cho bản thân khi giao tiếp giúp thành công trong
nghề nghiệp hay trong cuộc sống.
Điều tra nhu cầu CHRM của lứa tuổi 18 giúp đánh giá lệch lạc răng
miệng và đánh giá nhu cầu điều trị chỉnh nha ở lứa tuổi này.
1.5.1. Phần sức khỏe răng


25

Nhằm đánh giá về chức năng của răng dựa vào phân loại khớp cắn của
Angle, độ cắn chìa, cắn phủ, cắn ngược, cắn hở, thay đổi vị trí tiếp xúc và các đặc
điểm khác như là răng thừa, răng mọc kẹt, răng bị cản trở mọc, còn răng sữa…
Đánh giá sức khỏe răng của chỉ số nhu cầu điều trị có 5 mức độ. Từ 1 là
không cần điều trị đến 5 là cần phải điều trị ngay. Phần này có thể dùng trong
khám lâm sàng hay trên mẫu nghiên cứu của bệnh nhân.
Dựa trên các đặc tính khớp cắn để phân loại từng bệnh nhân cụ thể và
xếp vào mức điều trị nào. Bệnh nhân trong nhóm 5 là các bệnh nhân khe hở
môi hàm ếch, mất nhiều răng, khớp cắn bị phá hủy nhiều hay răng cửa bị sang
chấn nhiều… Phần sức khỏe răng được dùng như một thước đo đơn giản có
thể dễ dàng quan sát các đặc điểm của sai khớp cắn.
Sự phân chia cụ thể các mức độ điều trị dựa vào các yếu tố sau:
 Mức độ 1: Không có nhu cầu điều trị nắn chỉnh.
Lệch lạc khớp cắn rất ít, chen chúc chưa đến 1mm.
 Mức độ 2: ít có nhu cầu điều trị nắn chỉnh.
a. Độ cắn chìa 3,5-6mm, và hai môi chạm được nhau ở tư thế nghỉ.
b. Có khớp cắn chéo vùng răng trước dưới 1mm.
c. Sự khác biệt của cắn chéo răng trước hoặc sau dưới 1mm giữa vị trí tiếp xúc
lùi sau và lồng múi tối đa.
d. Có răng dịch chuyển sai vị trí từ trên 1 đến 2mm.

e. Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 1 đến 2mm.
f. Khớp cắn sâu lớn hơn hoặc bằng 3,5mm và răng cửa dưới không chạm lợi
hàm trên.
 Mức độ 3: có nhu cầu điều trị nắn chỉnh trung bình.
a. Độ cắn chìa từ trên 3,5-6mm, hai môi không chạm nhau.
b. Cắn khớp chéo răng trước từ trên 1 đến 3,5mm.
c. Khớp cắn chéo phía trước hoặc sau từ trên 1 đến 2mm giữa vị trí tiếp xúc lui
sau và vị trí lồng múi tối đa.
d. Các răng chen chúc từ trên 2 đến 4mm.
e. Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 2 đến 4mm.
f. Khớp cắn sâu hoàn toàn, răng cửa hàm dưới chạm vào lợi hàm trên hoặc vòm


×