Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Ung thư hắc tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 15 trang )

UNG THƯ HẮC TỐ
1. Dịch tễ học
Melanoma, hay còn gọi là melanoma ác tính, là ung thư phát triển từ các
thế bào chứa sắc tố - melanocytes. Melanoma điển hình thường xuất phát từ da
nhưng có thể xuất phát ở miệng, ruột non hoặc mắt. Tuổi trung bình được chẩn
đoán là 58 tuổi, tỉ lệ mắc đặt tối đa ở tuổi 90.
Trên thế giới, gần 85% ung thư hắc tố phát hiện ở các nước phát triển.
Tại Mỹ, năm 2014, khoảng 76.100 trường hợp mới mắc ung thư hắc tố
được chẩn đoán, trở thành ung thư phổ biến thứ 5 ở nam giới và thứ 7 ở nữ giới.
Ước tính có 2,9% nam giới da trắng ở Mỹ và 1,9% nữ giới da trắng ở Mỹ mắc
ung thư hắc tố. Tỷ lệ xuất hiện ung thư hắc tố trên da tăng 2,1% với nam và
2,3% với nữ mỗi năm tại Mỹ.
Tại Pháp, năm 2000, ước tính số lượng ca mắc mới là 7231 trong đó 58% ở
phụ nữ, melanoma chiếm 2,6% tổng số ung thư đã có. Melanoma là nguyên
nhân gây ra 1362 ca tử vong trong đó 52% là nam giới.
Tại châu Âu, đặc biệt các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch
cũng hay gặp melanoma.
Tỉ lệ mắc melanoma tăng ở nam và nữ trưởng thành trong 2 thập kỉ gần đây
do sự gia tăng các hoạt động giải trí ngoài trời, tỉ lệ mắc mới trung bình hằng
năm là gần 6% ở nam và hơn 4% ở nữ. Nam giới sinh năm 1950 có nguy cơ mắc
melanoma da ác tính cao gấp 10 lần nam giới sinh năm 1910, cũng như ở nữ
giới con số này là 6 lần.
Yếu tố nguy cơ của bệnh:
Tổn thương có thể xuất hiện trên da trước đó hoàn toàn bình thường, hay
đến từ những bất thường có trước đó như vết chàm loạn sản, bẩm sinh hay tất cả
những tổn thương lành tính.
Xác định những đối tượng nguy cơ cao bao gồm cháy nắng, hội chứng chàm da
loạn sản, vết bỏng nước cháy nắng, suy giảm miễn dịch, tiền sử điều trị bằng thuốc
1



chữa bạch biến với sự phơi nhiễm tia UV-A, phơi nhiễm với UV làm rám da, mức
kinh tế xã hội tăng, tiền sử gia đình với bố mẹ hay thế hệ 1 mặc melanoma.
Thể gia đình hiếm gặp của melanoma (4%) đã được xem xét thực sự nếu 2
bố mẹ cùng bị melanoma, nên cần thăm khám da cho tất cả những thành viên
trong gia đình hoặc những ai sống gần gũi thường xuyên.
Các yếu tố liên quan tới ngoại hình như mắt xanh biển hay xám, tóc vàng
hay đỏ, da trắng, những người nhạy cảm mạnh với ánh nắng mặt trời và/hoặc có
thể rám da, sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Ngoài ra, tiền sử cá nhân bị ung thư da,
xuất hiện số lượng lớn vết chàm melanin, chàm melanin ở thời thơ ấu hoặc bệnh
khô da nhiễm sắc cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Melanoma có thể phát triển trên bất cứ cá thể nào, song tỉ lệ mắc melanoma
lòng bàn chân ở người da đen và người da trắng là như nhau. Phân tích đa biến
kết luận 6 yếu tố ảnh hưởng độc đến nguy cơ melanoma:
 Tiền sử gia đình mắc melanoma ác tính
 Sản phẩm của biểu bì (lông, tóc...) có màu vàng hay đỏ
 Nhiều nốt màu hung (tàn nhan) ở một nửa bề mặt lưng
 Tiền sử ít nhất một đợt cháy nắng trước 20 tuổi
 Làm việc ngoài trời trong 3 năm hoặc nhiều hơn, trong thời thiếu niên.
 Xuất hiện dày dừng actine trên da
Những cá thể xuất hiện 1 hoặc 2 yếu tố trên có nguy cơ mắc melanoma cao
gấp 3,5 lần dân số bình thường và 20 lần nếu có 3 hoặc nhiều hơn các yếu tố đó.
Việc sống gần đường xích đạo, làm việc ngoài trời hay có những thú vui giải trí
ngoài trời làm tăng nguy cơ.
Bệnh nhân đã từng bị melanoma có nguy cơ phát triển tại một vị trí khác,
với tỉ lệ mắc trung bình khoảng 10-15%.
Dự phòng và bảo vệ khỏi ánh sáng: Trong các biện pháp dự phòng bảo vệ
khỏi ánh sáng là yếu tố dự phòng quan trọng. Tại Úc, tỉ lệ sử dụng kem chống nắng
của người dân tăng đã ghi nhân thấy tỉ lệ mắc melanoma bắt đầu sụt giảm. Các biện
2



pháp tránh nắng khác bao gồm: mặc quần áo bảo vệ, không phơi nắng hàng giờ vào
giữa ngày và sử dụng thường xuyên kem chống nắng có độ bảo vệ cao.
2. Sinh bệnh học
Trong ung thư hắc tố có sự thay đổi số lượng NST: mất 9p (81%) chứa
locus CDKN2A, mất 10q (63%) chứa locus PTEN. Mất locus CDKN2A tăng ức
chế phosphoryl hóa Rb làm cho tế bào tiếp tục giai đoạn G1 đến S. Trong khi
mất PTEN làm tăng ức chế trên PI3K. Các đột biến làm tăng hoạt động chức
năng liên quan tới thay thế BRAF V600E (40-50%) và kích hoạt đột biến NRAS
(15-20%). Cả đột biến BRAF và NRAS làm tăng tín hiệu qua con đường MAPK
(TERT). Gần đây, các đột biến ở promoter của telomerase liên quan đến mã hóa
ngược (TERT) dẫn tới tăng phiên mã TERT tạo điều kiện hình thành tế bào u
được phát hiện trong gần 71%.
3. Mô bệnh học
Melanoma được đặc trưng bởi sự tăng sản các tế bào sản sinh melanine.
Các tế bào này được tìm thấy trong lớp đáy của biểu bì da có vai trò sản sinh ra
melanin có vai trò trong việc hấp thụ tia UV làm giảm nguy cơ gây ung thư da.

Lớp sừng
Thượng bì

Lớp bóng

Trung bì

Lớp tế bào hạt

Hạ bì

Lớp tế bào gai

Tế bào đáy

Hình 1: Cấu trúc của da
Có 4 loại melanoma ác tính ung thư hắc tố phát triển trên bề mặt (SSM 1),
Ung thư hắc tố dạng nốt (NM2), dạng nốt ruồi ở ngọn chi (ALM3), và ung thư
hắc tố dạng Lentigo (LMM4).

3


 Mô bệnh học của SSM có hình ảnh các tế bào melanin phát triển rải rác
trong lớp biểu bì

Hình 2: Mô bệnh học thể SSM
 Mô bệnh học của NM: Phát triển theo chiều dọc sớm, biểu bì mỏng và có
thể loét, thành phần hạ bì bao gồm một nốt sần của các tế bào u với đường viền
đẩy lên.

Hình 3: Mô bệnh học thể NM
 Mô bệnh học của ALM: Đặc trưng bởi tế bào melanocyte không điển
hình, đơn lể nằm rải rác dọc theo lớp biểu bì.

4


Hình 4: Mô bệnh học melanocyte
 Mô bệnh học của LMM các tế bào melanin phát triển rải rác trên màng
đáy của biểu bì nên rất khó phân biệt tổn thương và vùng da lành

Hình 5: Mô bệnh học thể lentigo

Một số marker như S100, HMB45 hay Mel45 có thể giúp chẩn đoán
melanoma.
4. Tiến triển tự nhiên
 Xâm lấn tại chỗ
Ngoại trừ melanoma khởi đầu bằng sự lan sâu theo chiều dọc (VD: NM),
những thể khác đều bắt đầu phát triển theo chiều ngang trên bề mặt, ở biểu bì,
giữ cho u nằm xa đường dẫn lưu bạch mạch và tĩnh mạch trong thời gian dài,
tránh được nguy cơ di căn trong thời gian đó. Sau đó, xâm lấn lớp hạ bì rồi đến
lớp mỡ dưới da làm tăng nguy cơ chia cắt, giải thích rằng sự dày lên của u là
một tiên lượng xấu.
5


 Xâm lấn bạch huyết
Di căn hạch vùng xuất hiện ở khoảng 20% số melanoma. Nguy cơ tổn
thương đến bạch mạch có liên quan đến sự dày lên của u. Nó bắt đầu bởi những
khối u dày trên 1 mm và trở nên nghiêm trọng khi đạt 4mm. Những nốt đang
chuyển tiếp là những di căn da xung quanh u nguyên phát và nằm trên đường
bạch mạch. Chúng như những nốt được xen vào lớp hạ bì.
 Di căn: Di căn hay gặp ở phổi, não và gan.
5. Biểu hiện lâm sàng
SSM chiếm 65%, thường gặp ở các bệnh nhân tiếp xúc nhiều với ánh sáng
mặt trời và có nhiều nốt ruồi (melanocytic naevi). Thể này thường gặp sau một
chàm da có từ trước đó. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi song rất hiếm thấy ở trước
tuổi dậy thì. SSM phát triển kiểu vòng tròn lan trên bề mặt, rải rác các đốm màu
nâu, đen, đôi khi có vùng mất sắc tố, gọi là “vùng thoái triển”, sau đó các đốm
này phát triển sâu xuống, trở nên nốt hóa.

Hình 6: Melanoma phát triển trên bề mặt
Dạng NM chiếm 20%, có xu hướng phát triển mạnh hơn. Thường biểu hiện

tổn thương nổi gồ, màu đen hay nâu, đôi khi loét ở bề mặt và chảy máu, hoặc
được bao quanh bởi một quầng viêm. Phát triển nhanh về kích thước, lan dọc
sâu xuống ngay từ đầu, nguy cơ xâm lấn mạch máu, bạch huyết sớm. Thường
gặp nhất ở vùng da lành và vùng không tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt ở thân.
6


Hình 7: Melanoma thể nốt
Dạng ALM chiếm khoảng 10% và thường gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, và
dưới móng, chúng thường liên quan tới tuyến mồ hôi. Dấu hiệu Hutchinson là
dấu hiệu cảnh báo. Tia cực tím không gây nên ALM vì tỷ lệ gần giống nhau giữa
các sắc tộc khác nhau.

Hình 8: Melanoma biểu hiện ở móng chân

Hình 9: Melanoma ở ngọn chi
Dạng LMM chiếm 5% còn lại, chúng thường phát triển chủ yếu ở bề mặt,
tiến triển chậm ở người già (thường từ 5 – 15 năm trước khi hình thành
melanoma), thường gặp ở vùng mặt, má và thái dương. Đó là một mảng đa sắc,
màu be hay nâu, mảnh, lan tăng dần trên xương gò mà hay thái dương.
Melanoma xuất hiện là khi có sự dày lên hay chồi lên của một bất thường đã
xuất hiện từ trước, và không phát triển từ các tổn thương nốt ruồi trước đó.
7


Hình 10: Ung thư hắc tố dạng Lentigo
Trong số các type hiếm hơn thì desmoplastic melanoma chiếm 37-68%,
thường ở vùng đầu cổ. Chúng đặc trưng bởi phát triển dọc theo các dây TK và
có tỷ lệ tái phát cao.
Các dấu hiệu chẩn đoán sớm melanoma dựa vào quy tắc “ABCDE” sau:

 Asymmetry – bất đối xứng: phần lớn những tổn thương bắt đầu phát triển
không đối xứng
 Border is irregular – bờ không đều: sự tăng trưởng không đối xứng khiến
cho bờ u không đều
 Color is varied – màu sắc không thuần nhất: với cùng lí do như trên, màu
sắc tổn thương đa dạng với những sắc thái đen, nâu.
 Diameter – đường kính: tổn thương có tính chất của ABC vừa mô tả và có
đường kính lớn nhất dài hơn 6mm phải được xem xét nghi ngờ là melanoma
 Evoling – tổn thương thay đổi theo thời gian
Bất đối xứng

Bờ không đều

Màu sắc

Tiến triển theo thời gian

Hình 11: Melanoma
8

Đường kính >6mm


Tuy nhiên, không có bất kì dấu hiệu nào kể trên là đặc trưng của bệnh và
đôi khi khó chẩn đoán phân biệt với một chàm da không điển hình cũng có thể
có màu sắc không thuần nhất và bờ không đều. Trong trường hợp có các dấu
hiệu thay đổi gợi ý ác tính của chàm da như ngứa, chảy máu, loét, đổi màu sắc
hoặc kích thước cần tiến hành sinh thiết chẩn đoán.
Melanoma thường dưới dạng nốt hay loét. Triệu chứng rất đa dạng,
melanoma vô sắc có thể ở dạng u hạt sinh mủ hoặc carcinome tế bào đáy.

Melanoma cũng có thể giống với chứng dày sừng tiết bã nhờn, chàm da
melamin, nốt ruồi son hay những chấm tàn nhàn
6. Phương pháp chẩn đoán
Khi có tổn thương sắc tố nghi ngờ ung hắc tố thì cần thăm khám lâm sàng
bằng soi da hoặc kính hiển vi bởi bác sĩ có kinh nghiệm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn
chẩn đoán xác định phải dựa trên xét nghiệm mô bệnh học, có thể tiến hành
bằng phương pháp cạo bề mặt hoặc sinh thiết lỗ (shave and punch biopsy), song
có thể không lấy hết được chiều sâu của tổn thương. Vì vậy, hiệp hội Da liễu
Anh và Mỹ hướng dẫn nên cắt trọn tổn thương để chẩn đoán. Trước khi sinh
thiết cần chụp ảnh để ghi lại vị trí và đặc điểm của tổn thương để có kế hoạch
phẫu thuật cắt bỏ.
Với những bệnh nhân ung thư hắc tố không có triệu chứng thì xét nghiệm
máu và chẩn đoán hình ảnh là không cần thiết. X-quang ngực, cắt lớp vi tính,
PET/CT, siêu âm có tỷ lệ dương tính giả cao và độ nhạy thấp với di căn tiềm ẩn.
7. Chẩn đoán giai đoạn
Tỷ lệ sống 5 năm với T1N0M0 khoảng 97%, với T4N0M0 là 53%. Tỷ lệ
sống 5 năm dao động từ 70% với T1-4N1aM0 đến 39% với T1-4N3M0. Tỷ lệ
sống sau 1 năm là 62% với M1a, 53% vơi M1b và 33% với M1c.

9


Bảng 1: Phân loại theo AJCC 2010
T

Độ dày mm

Tis
T1


Loét/ phân chia

NA
≤1.00

NA
A. Không loét hoặc mật độ
<1/mm2

T2

1.1

T3

2.1

T4

– 2.00

B. Có loét hoặc mật độ <1/mm2
A. Không loét

– 4.00

B. Loét
A. Không loét
B. Loét
A. Không loét


> 4.00

B. Loét

N

Số lượng hạch di căn
Mức độ di căn
0
NA
1
A. Vi di căn (Micromestastasis)

N0
N1
N2

2

B. Macromestastasis
A. Vi di căn

–3

B. Macromestastasis
C. In transit metastases or satellites
N3

>4


M
M0
M1
M2
M3

without metastatic node
NA

Vị trí
Không di căn
Da, dưới da, hạch
Phổi
Tất cả các nội tạng khác

Giai đoạn lâm sàng
0
Tis
N0
IA
T1a
N0
IB
T1b
N0
T2a
N0
IIA
T2b

N0

Nồng độ LDH
NA
Bình thường
Bình thường
Cao

Giai đoạn theo bệnh học
0
Tis
N0
M0
IA
T1a
N0
M0
IB
T1b
N0
M0
T2a
N0
M0
IIA
T2b
N0
M0

M0

M0
M0
M0
M0
10


IIC

T3a
T3b
T4a
T4b

N0
N0
N0
N0

M0
M0
M0
M0

III

Bất kỳ T

>N0


M0

IIB

IIB
IIC
IIIA
IIIB

IIIC

IV

Bất kỳ T

Bất kỳ
N

M1

IV

T3a
T3b
T4a
T4b
T1-4a
T1-4a
T1-4b
T1-4b

T1-4a
T1-4a
T1-4a
T1-4b
T1-4b
T1-4b
Bất kỳ

N0
N0
N0
N0
N1a
N2a
N1a
N2a
N1b
N2b
N2c
N1b
N2b
N2c

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M0

N3

M0

T
Bất kỳ

Bất kỳ

T

N

M1

8. Chẩn đoán phân biệt
Melanoma cần chẩn đoán phân biệt với nhiều loại tổn thương sắc tố khác
của da, đặc biệt lưu ý trường hợp melanoma không sắc tố. Những trường hợp
khó phân biệt cần phải dựa vào mô bệnh học.
Những tổn thương sắc tố không do tế bào melanin như:
 Mụn cơm tăng tiết bã nhờn, dạng hạt, nâu hay vàng, không thâm nhiễm
 U xơ da, dạng nốt, tròn, bằng phẳng

 Adenome tuyến bán hủy, dạng nốt vòm, phơn phớt xanh, thường nằm ở
hốc mắt
Những tổn thương tế bào melanin chủ yếu là chàm da tồn tại dưới
nhiều dạng:
 Chàm da loạn sản (đối xứng, đều, thuần nhất)
 Chàm da Spitz (ở trẻ em, sần hồng hay đỏ, bằng phẳng)
 Chàm xanh ở người trẻ (sần xanh thẫm, đều và bằng phẳng)
9. Điều trị chung
11


Điều trị chuẩn cho u hắc tố da là phẫu thuật cắt bỏ. Hiệp hội Da liễu Mỹ
khuyến cáo diện cắt với u tại chỗ có đường kính 0,5-1 cm là 0,5-1 cm. Diện cắt
đáy 1cm với u sâu 1mm, 1-2cm với u sâu 1- 2mm, 2cm với u sâu > 2mm. Với
dạng LMM cần cắt bỏ rộng hơn. Nên cắt bỏ sâu hơn tới cân cơ nếu có thể. Tạo
hình lại vùng đã cắt bỏ khi xét nghiệm diện cắt âm tính. Đối với dạng LMM, xạ
trị được khuyến cáo để điều trị triệt căn.
Xạ trị bổ trợ được tiến hành cho u có nguy cơ cao gồm: độ sâu >4mm, loét,
có các u xung quanh, dạng desmoplastic melanoma có xâm lấn thần kinh và tỷ lệ
tái phát tại chỗ cao.
10. Sinh thiết hạch cửa
Ung thư hắc tố có thể di căn theo hạch bạch huyết sau đó theo đường máu.
Với các khối u có độ sâu trung bình thì có khả năng di căn hạch vùng và ít nguy
cơ di căn xa. Vì vậy, cần tiến hành sinh thiết hạch cửa sử dụng chất phóng xạ để
đánh giá tình trạng di căn hạch. Nhuộm hóa mô miễn dịch hạch cửa được áp
dụng khi có tình trạng vi di căn hạch mà trên mô bệnh học không phát hiện
được. Trong một thử nghiệm đa trung tâm về phẫu thuật vét hạch trong điều trị
ung thư hắc tố gồm 2 phần: cắt bỏ tổn thương và sinh thiết hạch cửa sau đó vét
hạch hệ thống khi hạch cửa dương tích, hoặc cắt bỏ rộng rãi và vét hạch khi xuất
hiện tái phát hạch. Sinh thiết hạch cửa cho thấy cải thiện đáng kể tỷ lệ sống thêm

sau 10 năm trên các bệnh nhân có độ dày u trung bình (1,2 – 3,5mm), u có độ
dày lớn (> 3,5mm), di căn hạch.
UICC bản 9 (2015) khuyến cáo với khối u có bề dầy xâm nhập >0,75 –
1mm hoặc có loét cần tiến hành sinh thiết hạch cửa
11. Điều trị hạch cổ
NCCN khuyến cáo các bệnh nhân có hạch dương tính cần được phẫu thuật
vét hạch toàn bộ. Trên lâm sàng bệnh nhân có hạch dương tính có thể tiếp hành
xạ trị bổ trợ dựa vào các yếu tố nguy cơ cao: vị trí, kích thước, số lượng hạch, sự
xâm lấn ngoài hạch.
12. Điều trị toàn thân

12


Sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư hắc tố, NCCN khuyến cáo cần tiến hành theo
dõi dựa trên đánh giá các yếu tố nguy cơ, di ăn hạch. Theo dõi cần tiến hành
khám sức khỏe. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong phát hiện di căn còn nhiều
tranh cãi nhưng thường được tiến hành trên các bệnh nhân có nguy cơ cao như
GĐ III. Cần điều trị toàn thân bằng interferon alpha- 2B hoặc peginterferon
alpha- 2B với bệnh nhân giai đoạn IIB, IIC, III. Interferon alpha-2B liều cao cho
thấy cải thiện thời gian sống không bệnh tuy nhiên thời gian sống toàn bộ còn
nhiều tranh luận. Khi điều trị interferon liều cao có thể có các tác dụng phụ mệt
mỏi, đau cơ, sốt, xét nghiệm bất thường (tế bào máu, transamin), thần kinh. Với
mỗi bệnh nhân cần cân nhắc lợi ích và rủi ro. Peginterferon alpha- 2B cải thiện
thời gian sống không bệnh nhưng không cải thiện thời gian sống toàn bộ. Với
những bệnh nhân di căn hạch sau phẫu thuật cắt bỏ, peg-interferon không được
khuyến cáo vì chưa có tác dụng rõ ràng.
Các bệnh nhân ung thư hắc tố di căn xa, liệu pháp điều trị miễn dịch và
điều trị đích có nhiều lợi ích đáng kể. Điều trị miễn dịch giúp tăng miễn dịch
bằng ức chế các chất điều hào miễn dịch như cytotoxic T lymphocyte anti- gen4 (CTLA-4) và thụ thể programmed cell death 1 (PD-1). Ipilimumab là một

kháng thể ức chế CTLA-4 cải thiện thời gian sống toàn bộ. Nivolumab ức chế
PD-1 cải thiện thời gian sống toàn bộ tỷ lệ đáng ứng cao khoảng 30%, tương tự
như pembrolizumab. Cytokine interleukin-2 (IL-2) là liệu pháp cũ hơn nhưng có
thể lựa chọn với bệnh nhân không có bệnh lý nặng kèm theo.
Bệnh nhân có đột biến BRAF, liệu pháp điều trị đích chống lại đột biến
BRAF hoặc phối hợp với MEK là một lựa chọn. Điều trị đột biến BRAF
(vemurafenib và dabrafenib) đã được chứng minh cải thiện thời gian sống toàn
bộ so với hóa trị. MEK cũng cải thiện thời gian sống toàn bộ so với hóa trị. Khi
điều trị phối hợp BRAF và MEK cho tỷ lệ đáp ứng điều trị và thời gian sống
toàn bộ cải thiện. Ung thư hắc tố di căn, việc lựa chọn điều trị đích BRAF hoặc
miễn dịch vẫn còn nhiều tranh luận. Thông thường với bệnh nhân có triệu chứng
lâm sàng hoặc di căn não có thể bắt đầu bằng điều trị đích BRAF.
13. Theo dõi
13.1. Kết quả điều trị
13


Tỉ lệ sống 5 năm không bệnh tiến triển trực tiếp liên quan đến giai đoạn
giải phẫu- lâm sàng khởi đầu của bệnh:
- Giai đoạn I : 95-100%
- Giai đoạn II : 70-80%
- Giai đoạn III : 30-40%
- Giai đoạn IV : dưới 5%
13.2. Mục đích theo dõi
 Chẩn đoán sớm tái phát u tại chỗ cho phép phẫu thuật nhằm chữa khỏi
hoàn toàn.
 Chẩn đoán sớm melanoma ác tính thứ phát
 Cung cấp thông tin và giáo dục những thành viên trong gia đình bệnh nhân
những lợi ích của việc bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời và việc tự kiểm tra da.
 Đánh giá và điều trị những tác dụng muộn của điều trị, đặc biệt là phù

bạch mạch chi dưới thường gặp sau nạo hạch bẹn.
 Sàng lọc sớm di căn không mang lại lợi ích lớn vì thiếu liệu pháp điều trị
hiệu quả.
14. Những điểm chính
 Melanoma chiếm 5-10% ung thư da. Tỉ lệ mới mắc tăng gấp 2 lần trong
20 năm gần đây. Chẩn đoán sớm bởi thông tin quần thể, sự nhạy cảm của bác sỹ
và dự phòng bằng bảo về khỏi ánh nắng mặt trời là những hành động chủ yếu
nhằm cải thiện tiên lượng.
 Có 4 type melanoma da:
+ Melanoma phát triển trên bề mặt
+ Melanoma dạng nốt
+ Melanoma dạng Lentigo
+ Melanoma dạng nốt ở đầu chi
 Chẩn đoán: dấu hiệu biểu hiện melanoma được tóm tắt trong ABCDE.
Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết và xét nghiệm bệnh học để khẳng định type
mô học và yếu tố tiên lượng.
 Bilan dánh giá xâm lấn : bao gồm sờ hạch vệ tinh, gan, siêu âm gan và
Xquang phổi.
14


 Điều trị:
+ Giai đoạn I và IIA: Phẫu thuật cắt bỏ với phạm vi được xác định tùy
theo độ dày của u. Sinh thiết hạch cửa được khuyến cáo khi bề dày xâm lấn 0,75
– 1mm
+ Giai đoạn IIB và III: Nạo vét hạch hoàn toàn và cắt bỏ u nguyên phát.
+ Giai đoạn IV: Điều trị tạm thời/giảm nhẹ (miễn dịch liệu pháp, hóa trị,
kết hợp)
 Theo dõi bệnh nhân: Theo dõi lâm sàng tại chỗ, hạch, và toàn bộ bề mặt
da. Xét nghiệm cận lâm sàng để theo dõi chỉ cần thiết khi có triệu chứng gợi ý.


15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×