Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của dị tật tai nhỏ bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.03 KB, 8 trang )

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA DỊ TẬT TAI
NHỎ BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Vũ Duy Dũng1, Nguyễn Roãn Tuất2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mặc dù dị tật tai nhỏ bẩm sinh đã được báo trong nhiều
nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên phân loại hình thái lâm sàng còn
chưa được chú trọng nghiên cứu ở Việt Nam. Mục đích của nghiên
cứu này là phân tích phân loại hình thái lâm sàng của dị tật tai nhỏ
gặp tại bệnh viện Nhi Trung Ương – Miền Bắc Việt Nam.
Phương pháp: Tiến cứu, thu thập dữ liệu của tất cả các bệnh nhân dị
tật tai nhỏ từ 01.01.2015 đến tháng 05 năm 2016. Gồm 80 tai dị tật
để phân tích đặc điểm hình thái lâm sàng và nhân xem thêm các yếu
tố: tuổi, giới…
Kết quả: Dị tật tai nhỏ thường gặp ở Nam hơn (56.5%) và chủ yếu gặp
dị tật một bên tai (84.1%), bên phải nhiều hơn (68.1%).
Kết luận: Đặc điểm hình thái lâm sàng của chung tôi thu được cho
kết quả khá tương đồng với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật tai nhỏ (Microtia) là một loại dị tật bẩm sinh, với các mức độ

khác nhau của tai ngoài và tai giữa. Tai dị tật bao gồm sụn vành tai còn
lại bị biến dạng, đính vào mô mềm, dái tai, không theo trật tự nào cả,
nên thường làm mất cân xứng so với vị trí tai bình thường.
Vị trí tai bị xô lệch phụ thuộc vào: độ thiểu sản của mặt kèm theo,
mức độ nặng của tai dị tật, mà cơ sở là cấu trúc ống tai ngoài. Dị tật tai
nhỏ thường bao gồm cả tai ngoài, tai giữa, vì thế sức nghe có thể bị ảnh
hưởng. Dị tật tai nhỏ có thể xuất hiện trong bối cảnh của dị dạng khe,
1 Nghiên cứu sinh Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Trưởng khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội,


Phó chủ nhiệm bộ môn Phẫu Thuật Tạo Hình Trường Đại Học Y Hà Nội.

1


cung mang (thiểu sản nửa mặt, thiểu sản sọ mặt) hoặc có thể biểu hiện
như một dị tật đơn thuần.
Dị tật này có các mức độ nặng nhẹ khác nhau từ bất thường những cấu
trúc nhỏ của vành đến không có vành tai (anotia) [1]
Tỷ lệ di tật tai nhỏ chiếm khoảng 0.83 đến 17.4 trên 10,000 trẻ sinh ra .
Dị tật tai nhỏ thường gặp ở Nam nhiều hơn Nữ, một bên hơn cả hai
bên tai, tai phải nhiều hơn trái

[2]

.

Dị tật tai nhỏ gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý bệnh nhân, gia đình
do kỳ thị, bị trêu chọc, phân biệt đối xử của người xung quanh làm
cho người bệnh mặc cảm về bản thân và gánh nặng trải qua nhiều lần
phẫu thuật.
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiêu tác giả qan tâm nghiên cứu về tổn
khuyết vành tai nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về đặc điểm
hình thái dị tật tai nhỏ.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả
đặc điểm lâm sàng tật tai nhỏ bẩm sinh ở trẻ em Việt nam.
II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phân tích tiến cứu dữ liệu thu thập được của 69 bệnh


nhân (80 tai dị tật) đến khám tại bệnh viện Nhi trung ương từ 1.1.2015
đến tháng 05.2016.
Bệnh nhân dị tật tai được xem là đơn thuần nếu không có bất kỳ một
dị tật khác hoặc chỉ kèm với một dị tật nhỏ khác như lỗ rò hoặc nụ thịt
thừa trước tai.
Những trường hợp dị tật tai nhỏ một bên và tai đối bên dị tật chọn lọc
nhỏ cũng được xếp vào dị tật một bên.
Tất cả bệnh nhân được tác giả thăm khám chi tiết, tỉ mỉ. Áp dụng
cách phân độ dị tật tai theo 4 độ của tác giả Marx . Dữ liệu thu được của
từng bệnh nhân được chụp ảnh, đo đạc, ghi chép lại vào bện án nghiên
cứu.
Phân tích dữ thu được bằng phần mềm SPSS 23.0 (IBM – USA)
2


III.

KẾT QUẢ
Tổng số 69 bệnh nhân (80 tai dị tật)trong nghiên cứu này, gồm 39

Nam (56.5%), 30 Nữ (43.5%). Có 58 (84.1%) trường hợp bị một bên tai
và 15.9% (11 trường hợp) bị cả hai tai (Bảng 1).
Giới tính

Tổng số

Nam

Nữ


n (%)

Phải

20

16

36 (52.2)

Trái

12

10

22 (31.9)

Hai Tai

7

4

11 (15.9)

39

30


(56.5)

(43.5)

Một tai

Tổng số

Bảng.1.

69 (100%)

Mối liên quan giới tính và tai dị tật

Hầu hết bệnh nhân dị tật tai nhỏ phát triển đơn thuần, có 47 trường hợp
(68.2%) dị tật tai nhỏ đơn thuần không kèm theo bất kỳ dị dạng nào
khác, 22 trường hợp (31.9%) dị tật tai nhỏ kèm theo ít nhất một trong
các dị dạng khác kèm theo bao gồm, 17 trường hợp (24.6%) kèm thiểu
sản xương hàm dưới, 11 trường hợp (15.9%) kèm thiểu sản gò má, và 11
trường hợp này đều đi kèm thiểu sản xương hàm dưới, 5 trường hợp liệt
mặt kèm theo, 4 trường hợp kèm lác mắt, 2 trường hợp có nụ thịt thừa
trước tai, 1 trường hợp bị ảnh hưởng về răng, 1 trường hợp trong hội
chứng Tracher Coline, và 1 trường hợp có rò luân nhĩ (Bảng 2).

3


Giới tính
Nam

Nữ

Biến dạng kèm theo
Xương hàm biến dạng
Xương gò má biến dạng
Thần kinh VII
Mắt
Vấn đề răng miệng
Dị tật khác
HC. Tracher Colin
Nụ thịt thừa trước tai P
Rò luân nhĩ P

Bảng.2.

Độ di tật
I

Giới
tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ

Tổng số
III

Nam
Nữ


Tổng số
IV

11
7
3
1
1

6
4
2
3
0

n = 80
17
11
5
4
1

0
0
0

1
2
1


1
2
1

100%
21.25
13.75
6.25
5
1.25
1.25
2.5
1.25

Mối liên quan giới tính với các dị tật kèm theo.

Tổng số
II

Tổng

Nam
Nữ

Tổng số
Tổng số tất cả
Bảng.3.

Tai dị tật

Phải
9
6
15
5
4
9
9
8
17
4
2
6
47
Đặc điểm

Trái
4
6
10
3
1
4
10
6
16
2
1
3
33

của 80 bên

Tổng số

(%)

13
12
25
31.3
8
5
13
16.3
19
14
33
41.3
6
3
9
11.3
80
100
tai bị dị tật.

Trong 80 tai dị tật có 47 tai phải (58.7%), 33 tai trái (41.3%). Phân độ
theo Marx gồm độ I ghi nhận 25 tai (31.2%), độ II có 13 tai (16.3%), độ
III có 33 tai (41.2%) và độ IV 9 tai (11.3%) (Bảng 3).
IV.


BÀN LUẬN
Sau khi phân tích các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân dị tật tai nhỏ

trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả thu được so với những nghiên cứu
trước đó của các tác giả trên thế giới như: Hàn Quốc
và Châu Âu [6], thấy rằng:
4

[3]

, Nhật Bản

[4]

, Mỹ

[5]


Trong nghiên cứu này (56.5%) nam giới bị dị tật được ghi nhận, kết quả
này tương tự với các kết quả được công bố của Paput et al. (2012) ở châu
Âu, (54% của 354 bệnh nhân) và Canfield et al. (2009) ở Texax – Mỹ
(56.7% của 742 bệnh nhân), tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với kết quả
công bố của các tác giả châu Á như Chen-long Li et al. (2014) Trung
Quốc (911 bệnh nhân – 69.70%), tác giả Lee et al. (2012) Hàn Quốc
(374 bệnh nhân – 67.30%) và của Yamauchi et al. (2012) Nhật Bản, (428
bệnh nhân – 61%)
Tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế hơn trong tất cả các nghiên cứu dị tật tai
nhỏ và không có giải thích khoa học nào cho thấy dị tật tai nhỏ hay

những dị tật bẩm sinh khác liên quan với giới tính. So sánh trong bảng
có 15.9% truowngf hợp bị cả hai tai, phù hợp với các nghiên cứu trước
đó công bố dị tật một tai chiếm ưu thế hơn. Trong nhiên cứ, chúng tôi sử
dụng tai dị tật thay vì bệnh nhân để khảo sát, so sánh.
Kết quả của chúng tôi thấy 68.1% dị tật tai bên phải, phù hợp với các
nghiên cứu trước đó 57.2% trong 911 tai dị tật của Chen-ling li ở miền
Đông Trung Quốc là bên phải, 53.2% trong 374 tai dị tật ở Hàn Quốc là
bên phải, cũng như 59% trong 482 tai dị tật ở Nhật Bản là bên phải
(Bảng 4).

5


Nghiên
ChenLee et Yamauchi Paput et Canfield
cứu của long Li al.
et
al. al.
et
al.
[5]
[8]
chúng tôi et
al. (2012)
(2012)
(2012)
(2009)
[10]
[11]
(2014)

[**

*]

Khu vực

Miền Bắc Miền
Hàn
Đông - Quốc
Việt Nam Trung
Quốc
tai 80
911
374

Nhật Bản

Hungary

Texas
(Mỹ)

Số
bệnh
Giới tính 56.50%
69.70%
(Nam)
Hai bên
15.90%
26%

Tai bên 68.10%
57.20%
phải
Dị tật đơn 68.12%
69.50%
thuần
Yếu
tố –
8.01%
gia đình
Bảng.4. Tóm tắt một

428

354

742

67.30%

61%

54.00%

56.70%

6.70%
53.20%

10%

59%

6.60%


21.80%


65.00%





45.30%

6.10%



4.00%



số nghiên cứu đặc điểm lâm sàng dị tật
tai nhỏ trên thế giới.

Nghiên cứu này dựa vào ghi nhận khi bệnh nhân đến khám tại bệnh
viện mà không phải là nghiên cứu cộng đồng, có thể bị ảnh hưởng bởi
sai số ngẫu nhiên. Tuy nhiên nghiên cứu được tác giả tiến cứu với mục

đích phân loại kiểu hình dị tật tai nhỏ.

6


Tài liệu tham khảo
1. Ying Chen Chen long Li, Jin Shan, et al., (2014). Phenotypic characterization and risk
factors for microtia in East China, a case–control study. International Journal of
Pediatric Otorhinolaryngology, 78. p 2060–2063.
2. E. Leoncini D.V. Luquetti, P. Mastroiacovo, (2011). Microtia-anotia: a global review of
prevalence rates, Birth Defects Res. . A: Clin. Mol. Teratol. , 91. p 813–822.
3. E.J. Yang K.T. Lee, S.Y. Lim, J.K. Pyon, G.H. Mun, S.I. Bang, et al., (2012).
Association of congenital microtia with environmental risk factors in South Korea, . Int.
J. Pediatr. Otorhinolaryngol., 76. p 357–361.
4. T. Yotsuyanagi M. Yamauchi, K. Ikeda, M. Yoshikawa, S. Urushidate, M. Mikami, et
al., (2012). Clinical and genetic analysis of microtia in Japan, . J. Plast. Surg. Hand
Surg. , 46. p 330–334.
5. A.E. Czeizel L. Paput, F. Banhidy, (2012). Possible multifactorial etiology of isolated
microtia/anotia—a population-based study, . Int. J. Pediatr. Otorhinolaryngol. , 76. p
374–378.
6. P.H. Langlois M.A. Canfield, L.M. Nguyen, A.E. Scheuerle, (2009). Epidemiologic
features and clinical subgroups of anotia/microtia in Texas, Birth Defects Res. . A Clin.
Mol. Teratol. , 85. p 905–913.

A BSTRACT
COMMENTS

ON

SOME


CLINICAL

CHARACTERISTICS

OF

MICROTIA AT NATIONAL OF PEDIATRIC HOSPITAL.
Objective: Although congenital microtia has been reported in various
studies, little is known about phenotypic classification in Viet Nam.
The

aim was to analyze phenotypic classification of microtia in

National Hospital of Pediatric – Northern of Viet Nam .
Methods: The prospective study and analyzed data from the clinical
evaluation since 01 january 2015 to May 2016. Eighty ears with
microtia enrolled in the phenotypic characterization analysis, and
then were adjusted by sex, age,…

7


Results: Microtia is observed more often in males (56.5%), and the
cases were typically unilateral (84.1%), right-sided (68.1%),
Conclusion: The

results of phenotypic characterization

were similar to other studies in the World.


8

analysis



×