Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT...................................................................i
DANH MỤC HÌNH, BẢNG............................................................................iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI
TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP.................................................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI......................................................5
1.1.1.Khái niệm FDI.................................................................5
1.1.2.Các đặc điểm của FDI........................................................7
1.1.3.Các hình thức FDI.............................................................9
1.2. Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp..................................................14
1.2.1.Khái niệm về nông nghiệp.................................................14
1.2.2.Đặc điểm nông nghiệp......................................................15
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp..................17
1.3. Vai trò của FDI đối với ngành nông nghiệp..........................................20
1.3.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển của ngành................20
1.3.2. FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành.....................22
1.3.3.FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành...........23
1.3.4.FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản..........24
1.3.5.FDI làm thay đổi tập quán canh tác ở các vùng nông nghiệp nông
thôn .................................................................................26
1.3.6. FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho
ngành .................................................................................26
1.4. Những đặc điểm của ngành nông nghiệp ảnh hưởng đến thu hút FDI..28
1.4.1. Đặc điểm khách quan......................................................28
1.4.2. Đặc điểm chủ quan.........................................................28
1.5. Các tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào nông nghiệp..............................31


1.5.1. Quy mô FDI..................................................................31
1.5.2. Cơ cấu vốn FDI trong nông nghiệp.....................................31


1.5.3.Đối tác đầu tư................................................................32
1.5.4.Thu hút FDI theo khu vực địa lý.........................................32
1.5.5.Một số chỉ tiêu khác.........................................................32
1.6. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của một số nước
và bài học đối với Việt Nam........................................................................33
1.6.1. Trung Quốc..................................................................33
1.6.2. Philippin......................................................................35
1.6.3.Indonesia......................................................................36
1.6.4.Thái Lan.......................................................................37
1.6.5.Bài học đối với Việt Nam trong thu hút vốn FDI vào ngành nông
nghiệp.................................................................................40
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................43
2.1. Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận.........................................43
2.2. Khung phân tích....................................................................................45
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................46
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................46
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................46
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................................49
3.1. Tổng quan về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam........................49
3.1.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn FDI.................................49
3.1.2.Cơ cấu vốn FDI..............................................................50
3.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam............54
3.2.1. Quy mô và tăng trưởng vốn FDI vào ngành nông nghiệp..........54
3.2.2.Cơ cấu vốn FDI trong ngành nông nghiệp.............................56


3.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp FDI...............63
3.3. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam...
.........................................................................................................64

3.3.1. Những kết quả đạt được...................................................64
3.3.2. Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp............67
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................71
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM................................................83
4.1. Quan điểm, phương hướng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp...........83
4.1.1. Quan điểm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp......................83
4.1.2. Phương hướng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp đến năm
2020 .................................................................................85
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông
nghiệp Việt Nam..........................................................................................88
4.2.1. Nhóm giải pháp của Nhà nước...........................................89
4.2.2. Nhóm giải pháp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn....94
4.2.3. Nhóm giải pháp của các hiệp hội ngành hàng......................105
4.2.4. Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong
nước. ...............................................................................108
KẾT LUẬN...................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................116


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
AFTA

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN Free Trade Area


ASEAN

Asia-Pacific Economic

Tổ chức hợp tác kinh tế châu

Cooperation

Á - Thái Bình Dương

Association of South-East Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

BCC

Business Cooperation Contract

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT

Built - Operate - Transfer

APEC


ASEAN

BT

Xây dựng - Kinh doanh Chuyển giao

Built - Transfer

Xây dựng - Chuyển giao
Xây dựng - Chuyển giao -

BTO

Built - Transfer - Operate

BTA

Bilateral Trade Agreement

Kinh doanh
Hiệp định thương mại ViệtMỹ

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

ICOR

Incremental Capital Output Ratio

IMF
JETRO

Tổng giá trị sản phẩm quốc
nội
Hệ số giá trị sản phẩm gia
tăng

International Mometary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

Japan External Trade

Tổ chức ngoại thương Nhật
i



Organization

Bản

M&A

Merger & Acquisition

Mua lại và sáp nhập

ODA

Official Development Assistance

Viện trợ phát triển chính thức

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

kinh tế

Trans-national Corporation

Tập đoàn xuyên quốc gia

OECD

TNC

United Nations Conference on
UNCTAD Trade and Development

WTO

Hội nghị của Liên hợp quốc
về thương mại và phát triển

World Trade Organization

ii

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
STT

Tên hình, bảng

Trang

HÌNH
Hình
3.1
Hình
3.2
Hình

3.3
Hình
3.4
Hình
3.5
Hình
3.6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép
giai đoạn 1988 -2014

50

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân
theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến

51

12/2014)
Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
(lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)

52

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân
theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực

53

đến ngày 31/12/2014)

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân
theo địa phương (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày

54

15/12/2014)
Cơ cấu FDI trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1998-2012

57

BẢNG
Bảng
3.1
Bảng
3.2
Bảng
3.3

Chính sách thu hút FDI của Thái Lan
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp
từ 2009 - 2014 (cấp mới trong từng năm)
Diễn biến dòng FDI đăng ký vào nông nghiệp giai đoạn
2009 - 2014

Bảng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp theo

3.4


hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng

iii

38
55
56
58


4/2015)
Bảng
3.5
Bảng
3.6
Bảng
3.7

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp theo
đối tác đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng

60

4/2015)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành nông nghiệp theo địa
phương (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 04/2015)
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp FDI
trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

iv


62
64


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước.
Do đó nền nông nghiệp của Việt Nam có lịch sử lâu đời. Hiện nay, hơn 70%
dân số nước ta vẫn sống chủ yếu ở khu vực nông thôn và dựa vào sản xuất
nông nghiệp là chính. Sản xuất nông nghiệp không những phải đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước,
góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 12% mà còn phục vụ xuất khẩu
ra thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phát huy được lợi
thế so sánh của nước ta là các mặt hàng nông lâm sản. Vì vậy, ngành nông
nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội và xóa đói giảm nghèo.
Những cơ hội và thách thức mới của một nền kinh tế đang trong giai
đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa
mạnh, hiện đại và có năng lực cạnh tranh cao. Để đạt được những mục tiêu
trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trung huy động mọi
nguồn lực và sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế. Một trong những
nguồn lực quan trọng đó là : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI. FDI
chính là nguồn bổ sung vốn cho phát triển, là nguồn cung cấp công nghệ, thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tăng cường khả năng xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo thêm nhiều việc làm và nâng
cao mức sống cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn. Năm 1987, lần
đầu tiên Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặt dấu
mốc quan trọng cho sự khởi đầu thu hút FDI vào nền kinh tế nói chung và

ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào ngành nông
nghiệp từ sau năm 1987 cho đến nay chưa thực sự phát huy được hết tiềm
1


năng của ngành. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp
có xu hướng giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn FDI của
nền kinh tế.
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thu hút FDI là rất lớn. Vai trò
quản lý Nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vai trò của Nhà nước
trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận
động có hiệu quả FDI. Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và
khuyến khích FDI định hướng theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế
của Đảng trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ
và luật pháp quốc tế. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và
đảm bảo an toàn cho sự vận động của FDI
Nhận thức được vấn đề đó, tăng cường thu hút vốn FDI cho phát triển
nông nghiệp nông thôn là một chủ đề được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các bộ, ngành có liên quan hết sức quan tâm. Năm 2005, chương trình
hành động thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn ” đã được
xây dựng và sẽ từng bước được thực hiện dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam và một số cơ quan khác trên cơ sở nguồn vốn ngân sách nhà nước và
huy động tài trợ từ nguồn ODA. Ngoài ra, “Kế hoạch tổng thể về thu hút
nguồn vốn FDI cho nông nghiệp và phát triển nông thôn” do Thứ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng phụ trách được xác định là
chương trình trọng tâm cấp Bộ và đang được xúc tiến mạnh mẽ.
Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp, tìm

ra nguyên nhân hạn chế khả năng thu hút FDI của khu vực này, từ đó đề ra
những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho sự phát triển của ngành là
2


rất cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào ngành nông nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục tiêu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá
thực trạng thu hút vốn FDI của ngành nông nghiệp trong thời gian qua, từ đó
đề ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới để thúc đẩy sự
phát triển của ngành nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI và thu hút
nguồn vốn FDI vào ngành nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam từ
năm 2009 đến 2014. Từ đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những
hạn chế của ngành nông nghiệp trong thu hút vốn FDI, đồng thời tìm ra
những nguyên nhân hạn chế để có cơ sở đề ra các giải pháp hữu ích cho thu
hút FDI của ngành.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào
ngành nông nghiệp Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng thu hút FDI của ngành nông nghiệp Việt Nam như thế
nào?
- Những nguyên nhân gì hạn chế sức thu hút FDI vào nông nghiệp Việt
Nam?
- Cần làm gì để thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thu hút FDI vào ngành nông
nghiệp Việt Nam.
3


* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ năm 2009 - 2014. Số liệu FDI của
các giai đoạn trước đó có thể được sử dụng để so sánh.
- Phạm vi không gian : Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
ngành nông nghiệp Việt Nam.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các tiểu ngành nông nghiệp bao gồm :
chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng và chế biến nông lâm sản, sản xuất thức ăn
chăn nuôi.
5. Kết cấu của luận văn:
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI trong ngành nông
nghiệp
Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt
Nam
Chương 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào
ngành nông nghiệp Việt Nam.
Kết luận.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ THU HÚT FDI TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI
1.1.1. Khái niệm FDI
Các quan điểm và định nghĩa về FDI được đưa ra tùy góc độ nhìn nhận
của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ta có thể rút ra
một định nghĩa chung nhất như sau :
FDI là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, tự thiết
lập các cơ sở sản xuất kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu, tự quản
lý, khai thác hoặc thuê người quản lý, khai thác cơ sở này, hoặc hợp tác với
đối tác nước sở tại thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh và tham gia quản lý,
cùng với đối tác nước sở tại chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
FDI được tiến hành ở một nước cách xa về mặt địa lý, đòi hỏi nhà tư
bản phải am hiểu pháp luật, phong tục tập quán kinh doanh và những điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư, đồng nghĩa với mức độ
rủi ro khi đầu tư là rất lớn. Vậy nguyên nhân nào thúc đẩy các nhà đầu tư
chấp nhận rủi ro khi tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như vậy?
Những thành tựu của khoa học và công nghệ dẫn đến quá trình tích tụ
và tập trung tư bản đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Một thực tế là sự thừa
tương đối vốn trong nước cùng với chi phí tiền lương, chi phí khai thác
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng lên, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày
càng hạn hẹp, thêm vào đó mong muốn thị trường tiêu thụ được mở rộng đã
thúc đẩy các nhà tư bản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. FDI giúp nhà tư bản
tìm kiếm được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với tiếp tục mở rộng đầu tư trong
nước. Mặt khác, các nước nhận đầu tư mà đa phần là các nước đang phát triển
với giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đều có những
5


chính sách và cải cách sâu rộng để thu hút tối đa đầu tư từ bên ngoài nhằm bù
đắp sự thiếu hụt nguồn vốn cho phát triển. Chính những nhân tố trên đã tạo

thành lực kéo và dòng đẩy FDI trên thế giới.
FDI là một hình thức xuất khẩu tư bản, là tất yếu của sự phát triển kinh
tế. cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI đã trở thành hoạt động quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mỗi tổ chức kinh tế, tài chính, và
luật quy định về đầu tư nước ngoài của các quốc gia có những khái niệm khác
nhau về FDI.
Đến nay định nghĩa mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là
định nghĩa của tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF) như sau: “Một khoản đầu tư
với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà
đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền
kinh tế khác” (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2010, trang 3)
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các
công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh
nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đẩu tư trực tiếp nước ngoài nhận từ doanh
nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận : Vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các
khoản vay trong nội bộ công ty (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
2010, trang 3)
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau :
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay gọi là “công ty mẹ” và các tài sản gọi
6


là “công ty con” hay “chi nhánh công ty” (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương, 2010, trang 3)

Theo Luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ngày
04/07/1991 : “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài
sản và những giá trị tinh thần mà người đầu tư nước ngoài đầu tư vào các
đối tượng của sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác nhằm mục đích thu
lợi nhuận ở các nước sở tại” ( Trần Văn Nam, 2005, trang 7)
Luật đầu tư năm 2005 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không đưa ra định nghĩa về FDI, nhưng có quy định : “Đầu tư trực tiếp là
hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu
tư”; và “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại
Việt Nam”. Do đó, có thể hiểu FDI trên tinh thần của Luật đầu tư tại Việt
Nam : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác tiến hành hoạt động
đầu tư tại Việt Nam và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Mặc dù được diễn đạt theo những cách thức khác nhau nhưng tựu
chung lại FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia ấy để có được quyền sở hữu
và quản lý hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu
tối đa hóa lợi ích của mình.
1.1.2. Các đặc điểm của FDI
Đối với các nhà đầu tư, đặc điểm chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước
ngoài là quyết định đầu tư và kinh doanh của chính bản thân nhà đầu tư. Nhà
đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình. Do đó họ phải tìm hiểu
các điều kiện moi trường và dự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành, chỉ khi chắc
chắn hoạt động kinh doanh tại nước nhận đầu tư sẽ cho kết quả tốt nhà đầu tư
7


nước ngoài mới thực hiện. Vì vậy, FDI thường mang tính khả thi và hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên, tính khả thi và hiệu quả kinh tế nghiêng về bên nào

hơn, nhà đầu tư hay nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
Tùy vào hình thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà
đầu tư phía nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoặc tham gia điều
hành các hoạt động của doanh nghiệp FDI. Đặc điểm này cho thấy rõ sự
khác nhau giữa đầu trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Bởi
trong hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài, phía nước ngoài đầu tư bằng
cách mua cổ phần của các công ty tại nước nhận đầu tư với tỷ lệ nhất định
nhằm mục đích thu lợi nhuận mà không tham gia trực tiếp điều hành quản lý
doanh nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư ban
đầu hay vốn pháp định, vốn vay của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
và vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Với nước nhận đầu tư, tùy thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã
hội, quy hoạch phát triển các ngành cũng như các hiệp định, cam kết quốc tế
đã tham gia, sẽ cho phép nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Cùng hỗ trợ phát triển chính thức - ODA, ngày nay các quốc gia đều
chú trọng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI bởi nguồn vốn này
không gắn nước nhận đầu tư với bất cứ ràng buộc về mặt chính trị, cũng như
không để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau như hình thức ODA.
Một đặc điểm nổi bật của FDI và khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài
là thông qua chuyển giao công nghệ, nước chủ nhà có thể có được công nghệ
tiên tiến của nước ngoài. Những nhà quản lý của nước chủ nhà cũng có cơ hội
để học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại khi được làm việc cùng với đội ngũ
những nhà quản lý nước ngoài.
8


1.1.3. Các hình thức FDI
1.1.3.1. Các hình thức FDI phân theo mục đích đầu tư

Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân loại thành đầu tư theo chiều
ngang và đầu tư theo chiều dọc.
Đầu tư theo chiều ngang được thực hiện khi chủ đầu tư có lợi thế cạnh
tranh về sản xuất một sản phẩm nào đó như công nghệ, kỹ năng quản lý… và
được thực hiện chủ yếu giữa các nước phát triển. Nhà đầu tư thu được lợi
nhuận cao khi chuyên sản xuất sản phẩm đó ra nước ngoài, trực tiếp quản lý
hoạt động sản xuất và phân phối. Mặt khác, đầu tư theo chiều ngang giúp kéo
dài vòng đời sản phẩm thực hiện mở rộng, thôn tính thị trường nước ngoài và
khai thác được lợi thế độc quyền.
Đầu tư theo chiều dọc được thực hiện phổ biến ở các nước đang phát
triển nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu
sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế như nguồn
nguyên nhiên liệu tự nhiên sẵn có , các yếu tố lao động, đất đai giá rẻ. Sản
phẩm sau khi được lắp ráp hoàn thiện tại các nước nhận đầu tư sẽ được nhập
khẩu trở lại nước đầu tư hoặc xuất khẩu sang các nước khác.
1.1.3.2. Các hình thức FDI phân theo kiểu đầu tư
Xét theo kiểu đầu tư, FDI được chia thành : Đầu tư mới và mua lại, sáp
nhập.
Đầu tư mới là hình thức đầu tư truyền thống để thực hiện đầu tư vào
các nước đang phát triển, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ thành lập chủ thể
kinh doanh mới như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên
doanh, hay tiến hành hợp tác trên cơ sở hợp đồng. Kiểu đầu tư này có vai trò
rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật
cần thiết để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

9


Khác với đầu tư mới, mua lại và sáp nhập chủ yếu được thực hiện ở các
nước phát triển và các nước công nghiệp hóa. Việc đầu tư được thực hiện

thông qua mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện đại có tại nước chủ nhà
vì thế không lập nên chủ thể mới. Tại thời điểm hợp đồng M&A được ký kết,
hình thức này không bổ sung ngay lập tức nguồn vốn cho nước chủ nhà
nhưng về lâu dài nguồn vốn sẽ được cấp thông qua mở rộng quy mô hoạt
động của doanh nghiệp. Có thể thấy xu hướng đầu tư trực tiếp của dòng đầu
tư quốc tế hiện nay là mua lại và sáp nhập.
Hình thức này được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia nhằm củng
cố, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, tận dụng triệt đểlợi thế sẵn có của
công ty được sáp nhập và mua lại. Những tập đoàn được thực hiện, mua lại và
sáp nhập sau đó sẽ có lượng vốn khổng lồ và có thể cải thiện được thứ bậc
xếp hạng của mình trong ngành kinh doanh một cách đáng kể. Theo thống kê
của UNCTAD, năm 2005, trên thế giới có 141 vụ sáp nhập và mua lại có trị
giá trên 1 tỷ USD. Trong đó, lớn nhất là vụ sáp nhập giữa 2 công ty Royal
Dutch Petroleum của Hà Lan và Shell Transport and Trading của Anh trong
ngành dầu khí với giá trị hợp đồng lên tới 74,3 tỷ USD.
1.1.3.3. Các hình thức FDI theo luật Việt Nam
Tại Việt Nam, FDI chủ yếu vẫn được thực hiện dưới các hình thức đầu
tư cũ. Tuy nhiên, Luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã công nhận hình thức mua
lại và sáp nhập là một hình thức FDI mới. Cụ thể, các hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài được quy định tại Việt Nam như sau :
Thứ nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 108/2006/NĐ-CP về Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005 : “Doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp được đầu tư bằng 100% vốn của nhà
10


đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Doang nghiệp
100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân có tư cách
pháp nhân”.
So với quy định trước đây của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1996, hình thức doanh nghiệp 100% nước ngoài đã được mở rộng hơn,
không chỉ hạn chế trong hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Xu hướng thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài cũng như
chuyển đổi hình thức khác sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày
càng tăng. Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và xu hướng
toàn cầu hóa nền kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có khá nhiều
kênh thông tin về môi trường và điều kiện đầu tư tại Việt Nam. Nhiều công ty
tư vấn đầu tư cũng đã cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và phong phú
cho các nhà đầu tư. Mặt khác, nếu không đầu tư 100% vốn, phía nước ngoài
sẽ phải chia sẻ quyền quản lý hoạt động kinh doanh với phía Việt Nam, trong
khi phía Việt Nam thường còn yếu về trình độ quản lý và theo đuổi những
mục tiêu kinh doanh khác. Vì vậy, để hoàn toàn chủ động trong việc kinh
doanh, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng thành lập doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài. Tính đến 31 tháng 12 năm 2013, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp
8,8 lần năm 2000 [21].
Thứ hai là doanh nghiệp liên doanh.
Một hình thức FDI khác khá phổ biến ở Việt Nam là doanh nghiệp
liên doanh. Nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư trong nước để
thành lập nên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ
phần, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
11


Trước đây, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quy định một
trường hợp đặc biệt của hình thức này, đó là doanh nghiệp liên doanh được

thành lập trên cơ sở Hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Tiêu biểu cho trường hợp này là
liên doanh dầu khí Việt Xô Petro. Ngoài ra, doanh nghiệp liên doanh cũng chỉ
được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở
lên, trong đó, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu bằng 30%
vốn pháp định, trừ những trường hợp Chính phủ quy định khác. Cho đến nay,
Luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn không đề cập đến quy định tỷ lệ
vốn góp của phía nước ngoài.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2013, doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh
nghiệp (chiếm 17% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 2,3 lần năm 2000 [19].
Thứ ba là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BTO, BOT, BT.
Trong lĩnh vực khai thác, thăm dò tài nguyên thiên nhiên như dầu khí,
than đá, khoáng sản,… hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng
phổ biến.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BCC ký giữa một hoặc
nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để
hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm, trong đó các bên
thỏa thuận quy định về đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh,
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác và tổ chức
quản lý giữa các bên.
Hình thức này không thành lập nên pháp nhân. Trong quá trình đầu tư,
các bên hợp doanh có thể thỏa thuận lập ban điều hành để thực hiện hợp
đồng. Đối với bên nước ngoài có thể thành lập văn phòng điều hành làm đại
diện tại Việt Nam, với con dấu riêng, có quyền mở tài khoản, tuyển dụng lao
động, tiến hành kinh doanh theo quy định về quyền và nghĩa vụ trong Giấy
chứng nhận đầu tư và hợp đồng BCC.
12


Trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài có thể

ký kết hợp đồng BTO, BOT, BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực
hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành kết cấu hạ
tầng giao thông, điện, nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Chính phủ
quy định.
Với mỗi loại hợp đồng, trình tự công việc cũng như quyền lợi mà nhà
đầu tư nước ngoài được hưởng có khác nhau. Đối với hợp đồng BOT sau khi
xây dựng, nhà đầu tư được phép kinh doanh công trình trong một thời hạn
nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Nếu đầu tư dưới hình thức BTO, nhà
đầu tư nước ngoài là một bên trong hợp đồng, khi xây dựng xong sẽ tiến hành
chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Sau đó nhà đầu tư sẽ được
Chính phủ Việt Nam dành cho quyền kinh doanh công trình đó trong một thời
gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận. Đối với hình thức hợp đồng BT,
sau khi xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước
ngoài sẽ được thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được tạo điều
kiện thực hiện dự án đầu tư khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Thứ tư là các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Cho đến này, các hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh và đầu tư theo hợp đồng BCC, BOT vẫn là những hình thức
phổ biến, được các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ưa chuộng. Ngoài ra,
Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 cũng quy định một số hình thức đầu tư
trực tiếp khác.
Đầu tư phát triển kinh doanh: Những nhà đầu tư nước ngoài đang thực
hiện đầu tư tại Việt Nam được cấp phép đầu tư để phát triển hoạt động kinh
doanh đó như mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh hoặc
đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường.

13



Góp vốn, mua cổ phần để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Nhà đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền góp vốn, mua cổ phần của các công ty
chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư được
Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể đối với một số ngành, lĩnh vực. Khi đó,
nhà đầu tư sẽ có quyền tham gia quản lý hoạt động của công ty mà mình góp
vốn và mua cổ phần , đồng thời phải thực hiện đúng những quy đinh về tỷ lệ,
góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường của các điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã tham gia.
Sáp nhập, mua lại: Tại Việt Nam, hình thức mua lại và sáp nhập đã
được công nhận và quy định trong Luật đầu tư năm 2005. Theo đó, nhà đầu tư
nước ngoài phải tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp, điều kiện tập
trung kinh tế và pháp luật về cạnh tranh. Đây là một điểm mới trong nỗ lực
cải thiện môi trường luật pháp để thu hút tối đa dòng vốn FDI từ các TNC,
đồng thời để có thể nắm bắt xu hướng tất yếu của dòng đầu tư quốc tế.
1.2. Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu, lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp.
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm các chuyên ngành: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nông sản.
Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
14



Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
1.2.2. Đặc điểm nông nghiệp
Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
Ngành nông nghiệp gắn liền với đất đai, đây là tài sản quý nhất, là tư liệu sản
xuất (TLSX) quan trọng nhất. Tuy nhiên, đất đai lại là TLSX có tính chất đặc
biệt, không giống như TLSX trong các ngành khác, chúng không thể sản xuất
thêm, nhưng có thể “giàu” lên cùng quá trình sản xuất. Hiện nay, cùng với sự
phát triển của xã hội, của quá trình đô thị hóa, diện tích đất đai dành cho sản
xuất nông nghiệp trên thế giới ngày càng bị thu hẹp, chưa kể đến độ màu mỡ
của đất đai ngày càng suy giảm, không thể canh tác được. Do vậy, để phát
triển nông nghiệp, vấn đề bảo tồn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
nhiên đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
Ngành nông nghiệp có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây, con, các loài sinh vật. Đặc
15



trưng về đối tượng sản xuất khiến cho nông nghiệp trở thành ngành phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên so với các ngành kinh tế khác.
Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và có chu kỳ kéo dài.
Khác với các ngành sản xuất khác, chu kỳ sản xuất của nông nghiệp
thường kéo dài tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của cây trồng, vật nuôi. Chu kỳ
sản xuất của nông nghiệp thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng, 1 năm, 5 năm hoặc
thậm chí lâu hơn nữa như đối với các cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Ngoài ra, mỗi sản phẩm nông nghiệp thường chỉ phù hợp sản xuất trong một
mùa nhất định, trong điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định. Đặc điểm này có
ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư do liên quan đến việc thu hồi vốn, tái sản
xuất của các dự án.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, do vậy sản xuất
nông nghiệp gần như phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,
nguồn nước,… Ngày nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã hạn
chế một phần sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên. Tuy
nhiên, đây vẫn là yếu tố chính tác động đến hiệu quả và kết quả kinh doanh
của ngành, từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút vốn vào ngành này.
Khả năng sinh lợi của ngành không cao.
Yếu tố này được quyết định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Chu kỳ sản xuất kéo dài, giá trị của sản phẩm nông nghiệp không cao,
sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thứ cấp, giá cả không ổn định, lại phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên không thể tính trước được kết quả kinh
doanh. Nếu được mùa, giá lại giảm do quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá sẽ
tăng nhưng nông dân không được lợi do sản lượng thấp. Do vậy, để tăng giá

16



trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công
nghiệp chế biến.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp
1.2.3.1. Các nhân tố tự nhiên
Nông nghiệp là ngành sản xuất có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tự
nhiên, từ TLSX đến đối tượng sản xuất. Do vậy, các nhân tố tự nhiên như đất
đai, nguồn nước, khí hậu là nền tảng cơ bản cho sự phát triển cũng như sự
phân bổ của nông nghiệp.
Đất đai
Như trên đã phân tích, đất đai là TLSX quan trọng nhất trong nông
nghiệp và không thể thay thế. Do vậy, đây cũng là yếu tố đầu tiên và quan
trọng nhất ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Các đặc điểm của đất như
quỹ đất, độ phì nhiêu của đất, tính chất của đất có ảnh hưởng quyết định đến
quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bổ cây trồng, vật nuôi.
Hiện nay, nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế,
chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, và ngày càng thu hẹp do sự gia tăng dân số,
phục vụ công nghiệp hóa và một số nguyên nhân khác như xối mòn, rửa trôi,
nhiễm mặn khiến không thể canh tác được. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy
mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thì con người cần phải
sử dụng hợp lý, bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hiện có cùng với sự phì
nhiêu của đất.
Khí hậu và nguồn nước
Cùng với đất đai, khí hậu và nguồn nước là hai yếu tố có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới phát triển, phân bổ nông nghiệp. Sự phân đới khí hậu trên thế giới
tạo nên sự phân chia các đới trồng trọt chính như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và
cận cực. Ngay cả trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, sự khác biệt khí hậu
17


giữa các vùng miền cũng tạo nên các vùng chuyên canh với các loại cây trồng,

vật nuôi đặc trưng của từng vùng. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa
vụ trong sản xuất, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, phải kể đến các hiện tượng thời tiết như hạn hán, lũ lụt, giông
bão hay các loại dịch bệnh do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết xảy ra hàng năm,
gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính sự phụ thuộc lớn
vào yếu tố khí hậu, thời tiết làm cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất
bấp bênh, không ổn định, rủi ro cao.
Sinh vật
Ảnh hưởng tích cực: Các loại cây, con, đồng đỏ tạo nên nguồn thức ăn
tự nhiên cho gia súc, phục vụ cho chăn nuôi. Các loại vi sinh vật giúp tăng độ
phì nhiêu của đất, tiêu diệt các loại địch,…
Ảnh hưởng tiêu cực: Các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, vật
nuôi.
1.2.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Bên cạnh các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh
hưởng quan trọng đến phát triển và phân bổ nông nghiệp.
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở hai mặt: vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ
cho sản phẩm nông nghiệp. Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm
sóc đều phân bổ ở nơi có nhiều lao động, đông dân cư. Truyền thống sản xuất,
tập quán ăn uống của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây
trồng vật nuôi.
Trình độ phát triển của nền kinh tế.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển
nông nghiệp. Một thực tế là trong khi sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan
18



×