Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quy chế an toàn vệ sinh lao động và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 17 trang )

TỔNG CÔNG TY ...................................
CÔNG TY CP .......................

------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - hạnh phúc
-------------------------

QUY CHẾ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Gọi tắt là Quy chế An toàn bảo hộ lao động )
Ban hành kèm theo quyết định số……/QĐ-HĐQT-CT , ngày
tháng
của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ......................... .

Tháng

năm 2019

năm 2019
0


NỘI DUNG

CHƯƠNG I:


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

CHƯƠNG II:

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TRONG
HỆ THỐNG CÔNG TÁC BHLĐ.

CHƯƠNG III:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG.

CHƯƠNG IV:

MUA SẮM, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN.

CHƯƠNG V:

TỰ KIỂM TRA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.

CHƯƠNG VI:

THỐNG KÊ, BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT TỔNG KẾT.

CHƯƠNG VII:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Những chữ viết tắt
BHLĐ:

ATLĐ:
VSLĐ:
VSMT:
BVMT:
BVCN:
PCCC:
PCCN:
ATVSV:
TNLĐ:
BNN:
SXKD:
LĐTBXH:
BLĐTBXH:
BYT:
TLĐLĐVN:

Bảo hộ lao động
An toàn lao động
Vệ sinh lao động
Vệ sinh môi trường
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ cá nhân
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chống cháy nổ
An toàn vệ sinh viên
Tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Lao động thương binh xã hội
Bộ lao động thương binh xã hội

Bộ y tế
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

1


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điều 1: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ QUẢN LÝ AN TOÀN BHLĐ
a) Thể chế hóa chủ trương và các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo
hộ lao động (BHLĐ ). Thực thi các Nghị định của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn của
các bộ các ngành về An toàn lao động (ATLĐ), Vệ sinh lao động (VSLĐ), Phòng chống cháy
nổ (PCCN), Bảo vệ môi trường (BVMT).
b) Đưa ra khung hoạt động thống nhất về An toàn BHLĐ trong toàn Công ty, phân
định rõ trách nhiệm quyền hạn giữa các tuyến quản lý điều hành và người lao động, nhằm
nâng cao hiểu biết và thực hiện tốt hơn công tác An toàn BHLĐ, đạt được mục đích bảo vệ
thân thể, sức khỏe, tính mạng của người lao động, bảo vệ tài sản của Công ty, góp phần tăng
năng suất lao động, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế khi phải đền bù chi phí
cho tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) hoặc thiệt hại do cháy nổ, đổ vỡ
gây ra. Đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh (SXKD); nâng cao uy tín và sức cạnh
tranh của Công ty trong quản lý và sản phẩm của công ty trên thị trường..
Điều 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY CHẾ
a. Điều lệ hoạt động và mô hình tổ chức của Công ty cổ phần ......................... .......
b. Bộ luật lao động ngày 23-6-1994; Nghị định 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính
phủ; Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31-10-1998
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở SXKD. Thông
tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998 về việc: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân.
c. Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 4 – 4
- 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa
cháy.

d. Quy chế quản lý an toàn, vệ sinh lao động, PCCN, BVMT của Tổng Công ty CP
Xây lắp Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 141/QĐ-HĐQT-TCT ngày
17/4/2008.
Điều 3: PHẠM VI ÁP DỤNG
a. Quy chế này thống nhất áp dụng trong toàn Công ty bao gồm: Các đơn vị trực
thuộc Công ty và các cá nhân có liên quan.
b. Những vấn đề không quy định trong quy chế này được áp dụng theo các văn bản
pháp luật hiện hành của Nhà nước về ATLĐ, PCCC, Y tế, VSMT. Các công việc có yêu cầu
tiêu chuẩn an toàn cao hơn tiêu chuẩn Việt nam thì áp dụng tiêu chuẩn an toàn công việc đó
yêu cầu.
c. Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp khi Nhà nước có văn bản pháp
luật mới thay đổi hoặc điều kiện sản xuất, kinh doanh của Công ty thay đổi và phải được
Lãnh đạo Công ty phê duyệt phần sửa đổi.

2


CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM TRONG HỆ THỐNG CÔNG TÁC AN TOÀN BHLĐ
Điều 4: HỘI ĐỒNG BHLĐ CÔNG TY
a. Tổ chức:
Hội đồng BHLĐ Công ty là tổ chức phối hợp và tư vấn các hoạt động về công tác
BHLĐ của Công ty và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về BHLĐ của
tổ chức công đoàn. Hội đồng BHLĐ do Tổng Giám đốc Công ty quyết định thành lập sau
khi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của Tổ chức công đoàn. Tổng Giám đốc Công ty hoặc
người được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện Ban chấp hành công đoàn Công
ty làm Phó chủ tịch Hội đồng; Cán bộ An toàn Công ty làm ủy viên thường trực; ngoài ra
các thành viên các phòng, ban liên quan sẽ tham gia uỷ viên.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Hội đồng BHLĐ Công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tham gia và tư vấn với Tổng Giám đốc Công ty, phối hợp các hoạt động trong
việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch BHLĐ và các biện pháp
an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN trong
Công ty.
2. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực
hiện công tác An toàn ở các đơn vị trực thuộc để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh
giá tình hình công tác an toàn tại mỗi đơn vị. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ
mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy
cơ đó.
Điều 5: CÁN BỘ AN TOÀN CÔNG TY
a. Tổ chức:
Căn cứ vào Thông tư số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày
31/10/1998, với số lượng CBCNV hiện có thì Công ty bố trí 01 cán bộ an toàn chuyên trách;
là người có hiểu biết về kỹ thuật và thực tiễn sản xuất, được đào tạo chuyên môn, bố trí ổn
định để đi sâu nghiệp vụ công tác an toàn. Về công tác chuyên môn, cán bộ an toàn chịu sự
điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty
b. Chức năng:
Cán bộ An toàn Công ty có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc Công
ty triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ATLĐ, PCCN, Y tế - VSMT trong toàn Công ty,
theo những quy định của Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và quy định
của Nhà nước.
c. Nhiệm vụ:
1. Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác
BHLĐ của Công ty.
2. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động
của Công ty đến các đơn vị trực thuộc và người lao động trong toàn Công ty; đề xuất việc tổ
chức các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về công tác AT-VSLĐ, PCCN, Ytế, môi

3



trường; theo dõi, đôn đốc kiểm tra hàng ngày việc chấp hành các nội quy trên, đề xuất các
biện pháp khắc phục những tồn tại.
3. Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt, phối hợp
với bộ phận kế hoạch đôn đốc các xí nghiệp và bộ phận liên quan thực hiện đúng các biện
pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
4. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, giám đốc các xí nghiệp xây dựng quy trình, biện
pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin
cấp giấy phép sử dụng các đối tượng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, giám đốc các xí
nghiệp.v.v tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động.
6. Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao
động , theo dõi tình hình bệnh tật, tại nạn lao động đề xuất với Tổng giám đốc các biện pháp
quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
7. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ BHLĐ , tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao
động trong phạm vi công ty và đề xuất các biện pháp khắc phục.
8. Thống kê các vụ tai nạn lao động xẩy ra trong công ty; phối hợp với các cơ quan
chức năng điều tra các vụ TNLĐ nặng; phối hợp với bộ phận an toàn Tổng Công ty hoặc
các bộ phân khác trong Công ty điều tra các vụ TNLĐ nhẹ.
9. Tổng hợp và đề xuất với Tổng giám đốc giải quyết kịp thời các đề xuất kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
10. Dự thảo trình lãnh đạo Công ty ký báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành.
Cán bộ bảo hộ lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những
nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xẩy ra tai nạn lao động để kiểm tra và đôn
đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d. Quyền hạn:
1. Cán bộ phụ trách công tác an toàn được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất,
sơ kết, tổng kết tình hình SXKD của Công ty và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ.
2. Được tham dự các cuộc họp về xây dựng SXKD, lập và duyệt các đề an thiết kế,

thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy móc, thiết bị mới xây
dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng để tham gia ý kiến về mặt AT,VSLĐ, PCCN,
BVMT.
3. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các
nguy cơ xẩy ra TNLĐ có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu
người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần
thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo với ban lãnh đạo công ty để có ý kiến chỉ
đạo.
Điều 6: CÁN BỘ Y TẾ
1. Tổ chức:
Công ty bố trí 01 cán bộ y tế đảm bảo thưởng trực, sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả khi
có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xẩy ra.
2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế:
4


2.1. Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu, mua sắm, bảo
quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu kịp thời các trường hợp xẩy ra tai
nạn lao động.
2.2. Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tổ chức khám bệnh
nghề nghiệp.
2.3. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với
bộ phận bảo hộ lao động tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi
trường lao động, hướng dẫn các xí nghiệp hoặc các bộ phận liên quan và người lao động
thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động.
2.4. Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động.
2.5. Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
(cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức ăn uống) cho những người làm việc trong
điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ.
2.6 Thạm gia điều tra các vụ tai nạn lao động xẩy ra trong công ty.

2.7. Hướng dẫn các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị TNLĐ,
BNN.
2.8. Đăng ký với cơ quan y tế địa phương và quan hệ chặt chẽ để nhận sự chỉ đạo về
chuyên môn, nghiệp vụ.
2.9. Xây dựng báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.
3. Quyền hạn của cán bộ y tế.
3.1. Được tham dự các cuộc hợp giao ban, sơ kết, tổng kết tình hình rản xuất kinh
doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ.
3.2. Được tham dự các cuộc họp và xây dựng kế hoạch SXKD, các đề án thiết kế thi
công và nghiệm thu tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị đã tham gia ý
kiến ATLĐ, VSMT.
3.4. Được tham gia các cuộc hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương,
ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
Điều 7: MẠNG LƯỚI ATVSV CÔNG TY
Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động về BHLĐ của người lao động được thành
lập theo thỏa thuận giữa Thủ trưởng đơn vị và Ban chấp hành công đoàn, nội dung hoạt
động phù hợp với luật pháp, bảo đảm quyền của người lao động và lợi ích của người sử
dụng lao động.
a) Tổ chức:
Mạng lưới ATVSV được thành lập bao gồm những người lao động trực tiếp, có am
hiểu về nghiệp vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ, do tổ sản xuất bầu ra. Mỗi tổ phải
bố trí ít nhất 01 ATVSV; đối với các công việc làm phân tán theo nhóm thì nhất thiết mỗi
nhóm phải có 01 ATVSV. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động, ATVSV không
được là tổ trưởng sản xuất.
Tổng giám đốc Công ty phối hợp với Ban chấp hành công đoàn ra quyết định công
nhận ATVSV, thông báo công khai để mọi người lao động biết. Tổ chức công đoàn quản lý

5



hoạt động của mạng lưới ATVSV. ATVSV có chế độ sinh hoạt, được bồi dưỡng nghiệp vụ
và được động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả.
b) ATVSV có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các phương tiện BVCN; nhắc nhở tổ
trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ; hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối
với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ.
2- Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch BHLĐ, các
biện pháp đảm bảo an toàn, VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc.
3- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện
pháp đảm bảo an toàn VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh
của máy móc, thiết bị và nơi làm việc.
Điêù 8: BAN CHỈ HUY PCCC VÀ ĐỘI PCCC TẠI CƠ QUAN CÔNG TY
a) Tổ chức:
Tổng giám đốc Công ty quyết định thành lập ban chỉ huy PCCC và đội PCCC cơ
quan công ty, ban hành phương án phòng cháy và chữa cháy tại chỗ của các khu vực có
nguy cơ cháy nổ; quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều
kiện để duy trì hoạt động của đội.
Đội PCCC định kỳ được đào tạo, kiểm tra về chyên môn và chịu sự chỉ đạo của cơ
quan cảnh sát PCCC và sự quản lý trực tiếp của bộ phận An toàn đơn vị.
b) Nhiệm vụ và quyển hạn của ban chỉ huy PCCC:
1. Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy chữa cháy để
chữa cháy; khi cần thiết có thể huy động mọi CBCNV, toàn dân sống trên Công ty quản lý
tham gia chữa cháy.
2. Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, bảo vệ tính mạng mọi
người, bảo vệ tài sản..v.v.; sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữ cháy.
3. Người chỉ huy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
c) Nhiệm vụ của đội (lực lượng PCCC):
1. Phối hợp cùng bộ phận An toàn đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về
PCCN.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCN; xây dựng phong
trào quần chúng tham gia PCCC.
3. Kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa
cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Điêù 9: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NGƯỜI
LAO ĐỘNG VÀ CÁC BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
a) Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc Công ty, (gọi là người sử dụng lao
động) đối với công tác BHLĐ.
1- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
6


1.1. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty phải lập kế
hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động.
1.2. Trang bị đầy đủ phương tiện BVCN, phương tiện Y tế và cải thiện các chế độ
khác về ATLĐ-VSLĐ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.
1.3. Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ VSLĐ trong toàn công ty, phối hợp với công đoàn công ty xây dựng và duy trì sự hoạt động
của mạng lưới ATVSV.
1.4. Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ-VSLĐ phù hợp với từng loại máy thiết bị,
vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
1.5. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp ATLĐVSLĐ đối với người lao động.
1.6. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn quy định.
1.7. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo điều tra TNLĐ, BNN và định kỳ 6
tháng, hàng năm báo cáo kết quả, tình hình thực hiện công tác ATLĐ, cải thiện điều kiện lao
động gửi về Sở Lao động -TBXH nơi doanh nghiệp hoạt động với Công ty và Tổng công ty
CPXL Dầu khí (PVC).
2. Người sử dụng lao động có quyền:
2.1. Buộc người lao động phải tuân theo các quy định, nội quy, biện pháp ATLĐ,

VSLĐ.
2.2 .Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện công
tác ATLĐ, VSLĐ.
2.3 .Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao
động về ATLĐ, VSLĐ nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó.
a) Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
1. Người lao động có nghĩa vụ:
1.1.Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến nhiệm vụ
được giao.
1.2.Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được trang cấp, các thiết bị
an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường.
1.3.Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ,
BNN gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi
có lệnh của người sử dụng lao động.
2. Người lao động có quyền:
2.1. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải
thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện BVCN, huấn luyện, thực hiện biện
pháp ATLĐ, VSLĐ.
2.2. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ các nguy cơ xảy ra
TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo cáo ngay với người
phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được
khắc phục.

7


2.3. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng
lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ,
VSLĐ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.
b) Giám đốc xí nghiệp hoặc chức vụ tương đương có trách nhiệm:

1. Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với người lao động mới được tuyển
dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại đơn vị mình về biện pháp làm việc an toàn
trước khi giao việc cho họ.
2. Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và đã
qua sát hạch kiến thức ATLĐ, VSLĐ đạt yêu cầu.
3. Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn, VSLĐ, không sử dụng đầy đủ các phương tiện BVCN đã được cấp phát.
4. Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động thuộc
quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, biện pháp làm việc an toàn và các
quy định về BHLĐ.
5. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của kế hoạch BHLĐ, xử lý kịp thời các
thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra kiểm tra có liên
quan đến trách nhiệm của bộ phận mình quản lý và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài
khả năng giải quyết.
6. Thực hiện khai báo, điều tra TNLĐ xảy ra trong đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo
quy định của Nhà nước và phân cấp của Công ty.
7. Phối hợp với công đoàn định kỳ tổ chức tự kiểm tra về BHLĐ, tạo điều kiện để
mạng lưới ATVSV hoạt động có hiệu quả.
Giám đốc các xí nghiệp hoặc trưởng các bộ phận tương đương có quyền từ chối nhận
người lao động không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm
các quy định bảo đảm an toàn, VSLĐ, PCCN.
d) Tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý
chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý sử dụng tốt các trang thiết bị
phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.
2. Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với ATVSV của tổ thực
hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và
sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
3. Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh trong sản xuất
mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ, sự cố thiết bị để có biện pháp

giải quyết kịp thời.
4. Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn, VSLĐ và việc chấp hành các quy định về
BHLĐ trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình sản xuất của tổ.
Tổ trưởng SX có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp
và kiến thức về an toàn, VSLĐ, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy
có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên và báo cáo kịp thời với cấp trên trực
tiếp để xử lý.
e) Bộ phận kế hoạch có trách nhiệm:
8


1. Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị phải phối hợp
với bộ phận An toàn xây dựng và duyệt kế hoạch BHLĐ.
2. Cùng với bộ phận An toàn theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội
dung công việc đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
f) Bộ phận kỹ thuật, ban quan lý các xí nghiệp hoặc đơn vị tương đương có
trách nhiệm:
1. Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật
an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch BHLĐ; hướng dẫn, giám sát thực hiện các
biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện làm việc.
2. Biên soạn, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an
toàn đối với máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc; biên soạn tài liệu giảng dạy về kỹ
thuật an toàn, vệ sinh lao động và phối hợp với bộ phận chuyên trách về an toàn huấn luyện
cho người lao động.
3. Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, VSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ liên
quan đến kỹ thuật an toàn.
4. Phối hợp với bộ phận BHLĐ theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định và xin cấp
phép sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và
chế độ thử nghiệm đối với các loại máy, thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo
quy định các tiêu chuẩn, quy phạm.

5. Phối hợp với bộ phận toàn mua sắm, bảo quản và cung ứng đầy đủ, kịp thời
những vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện khắc phục sự cố
đảm bảo chất lượng, số lượng, thời gian theo kế hoạch yêu cầu.
g) Bộ phận Tài chính có trách nhiệm:
- Tham gia vào việc lập kế hoạch BHLĐ
- Tổng hợp và cung cấp đầy đủ kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch BHLĐ.
h) Bộ phận Tổ chức hành chính có trách nhiệm:
Phối hợp với bộ phận an toàn và các bộ phận khác tổ chức thực hiện các chế độ chính
sách BHLĐ, đào tạo, nâng cao tay nghề, huấn luyện an toàn, đảm bảo chế độ quy định về
thời gian, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng chống độc hại, bồi thường
TNLĐ, BNN, bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác.
Quản lý điều hành đội PCCC đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nhân sự để thực
hiện các nội dung biện pháp đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
Điêù 10: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG ĐOÀN
a) Tổ chức công đoàn có nhiệm vụ:
1. Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể, trong đó có các nội dung
về BHLĐ.
2. Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các quy định pháp
luật về BHLĐ, kiến thức khoa học kỹ thuật BHLĐ; chấp hành quy trình, quy phạm, các biện
pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh trong
sản xuất, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an
toàn.
9


3. Động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.
4. Tổ chức lấy ý kiến tập thể ngưới lao động tham gia xây dựng nội quy, quy chế về
an toàn, VSLĐ, xây dựng kế hoạch BHLĐ, đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách
BHLĐ, biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động. Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt

động BHLĐ của công đoàn Công ty để tham gia với người sử dụng lao động.
5. Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh các phong trào bảo đảm an toàn
VSLĐ; bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động BHLĐ đối với mạng lưới ATVSV.
b) Tổ chức công đoàn có quyền:
1.Tham gia xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ với
người sử dụng lao động.
2. Tham gia các đoàn tự kiểm tra công tác BHLĐ do Công ty tổ chức, tham dự các
cuộc họp kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra TNLĐ.
3. Tham gia điều tra TNLĐ, nắm tình hình TNLĐ, BNN và việc thực hiện kế hoạch
BHLĐ và các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động trong sản xuất. Đề xuất
các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Bộ phận an toàn phối hợp với bộ phận kế hoạch lập kế hoạch BHLĐ, khi lập kế
hoạch SXKD phải đồng thời lập kế hoạch BHLĐ.Các xí nghiệp và bộ phận liên quan nêu ra
những vấn đề cần khắc phục, các biện phải cải thiện điều kiện làm việc...tại đơn vị mình
trong năm tới gửi lên Công ty để tổng hợp và đưa vào kế hoạch BHLĐ.
Điêù 11: NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH BHLĐ BAO GỒM
a. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và PCCN.
b. Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc;
c. Trang bị phương tiện BVCN cho người lao động;
d. Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa BNN;
e. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về BHLĐ.
Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian
hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế
hoạch phải được xây dựng bổ sung phù hợp với nội dung công việc. Kinh phí trong kế
hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Nội dung chi tiết của kế hoạch BHLĐ thực hiện theo hướng dẫn của phụ lục số 2
thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT 31-10-1998.
Điêù 12: LẬP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BHLĐ
a) Căn cứ lập kế hoạch:

1. Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch SXKD và tình hình lao động của năm kế
hoạch.
2. Những thiếu sót tồn tại trong công tác BHLĐ được rút ra từ các vụ TNLĐ, cháy
nổ, BNN, từ các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác BHLĐ năm trước.

10


3. Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến
nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ:
1. Sau khi kế hoạch BHLĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người sử dụng lao
động giao cho các bộ phận tổ chức triển khai thực hiện;
2. Bộ phận An toàn phối hợp với bộ phận Kế hoạch đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
và thường xuyên báo cáo người sử dụng lao động, bảo đảm kế hoạch BHLĐ được thực hiện
đầy đủ, đúng thời hạn.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện
kế hoạch BHLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động biết.
CHƯƠNG IV: MUA SẮM, CẤP PHÁT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN
Điêù 13: MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN BHLĐ
a. Căn cứ để mua sắm:
1.Thông tư số 10/1998 ngày 28/5/1998 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện BVCN.
2. Căn cứ vào danh mục tiêu chuẩn cấp phát phương tiện BVCN cho từng công việc
cụ thể của Công ty.
3. Kế hoạch BHLĐ hàng năm của Công ty và các đề nghị bổ sung mua sắm cho các
dự án, công trình sản phẩm mới sau khi đã được Tổng giám đốc phê duyệt.
b. Phân định trách nhiệm mua sắm:
1. Các xí nghiệp chịu trách nhiệm đề xuất mua sắm, cấp phát các loại phương tiện

các loại phương tiện bảo vệ tập thể và phương tiện bảo vệ cá nhân, như: Quần áo, mũ, ủng,
dày, găng tay.v.v cho người lao động (Có lập sổ theo dõi cấp phát và ký nhận của người lao
động).
2. Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm mua sắm và cấp phát các loại như:
- Băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng về ATVSLĐ, PCCN, BVMT.
- Các loại sách tài liệu, tranh ảnh, áp phích phục vụ công tác nghiệp vụ, huấn luyện
tuyên truyền giáo dục về ATLĐ.
- Các phương tiện PCCC.
- Các vật phẩm bồi dưỡng chống độc hại.
- Thuốc và các dụng cụ y tế phục vụ cho việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh thông
thường và sơ cấp cứu có hiệu quả khi có TNLĐ xảy ra trước khi phải đưa đi cấp cứu ở bệnh
viện.
- Trang phục cho toàn bộ lực lượng bảo vệ của Công ty, trang phục và phương tiện
BVCN cho những nhân viên tạp vụ ở cơ quan Công ty.
c. Chất lượng phương tiện BVCN:
1. Mua sắm phương tiện BVCN nói trên được sản xuất tại Việt nam hoặc nhập khẩu
phải theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước hoặc của ngành quy định.

11


2. Trước khi mua sắm phải thăm dò ý kiến đề nghị của người lao động của cán bộ
trực tiếp điều hành các tổ sản xuất, các bộ phận trực thuộc hoặc yêu cầu của bên A về mẫu
mã chất liệu của các phương tiện, tổng hợp xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng các loại
trang bị BHLĐ phù hợp với ngành nghề và môi trường làm việc của người lao động, làm dự
trù trình Tổng giám đốc phê duyệt. Căn cứ vào mức độ quan trọng của công việc, dự án hay
công trình hoặc khả năng kinh phí cho phép có thể sẽ được mua những phương tiện có mẫu
mã đẹp hơn và có chất lượng cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu của Nhà nước hoặc của ngành quy
định.
3. Riêng đối với áo, mũ và một số phương tiện khác nhất thiết phải có in lôgô của

Tổng Công ty, lôgô này phải được Tổng giám đốc Tổng Công ty phê duyệt thực hiện thống
nhất trong toàn Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Điêù 14: ĐỐI TƯỢNG, CHẾ ĐỘ, ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN
CÁ NHÂN
a. Đối tượng:
1. Cán bộ làm nhiệm vụ quản lý, điều hành, giám sát các dự án, công trường, các xí
nghiêp, bộ phận sản xuất.
2. Công nhân viên trực tiếp lao động sản xuất tại các xí nghiệp và các bộ phận làm
việc tiếp xúc với các yếu tố có hại và nguy hiểm.
3. Những cán bộ công nhân viên làm việc ở Công ty có nhiệm vụ thường xuyên đi
thực tế sản xuất. Còn những người ít đi thực tế thì cho mượn khi cần thiết
b. Điều kiện và chế độ:
1. Điều kiện:
1.1. Cán bộ công nhân viên trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những
yếu tố nguy hiểm độc hại mà thông tư số 10/1998 của Bộ LĐTBXH quy định như các yếu
tố nguy hiểm độ hai: nóng quá, rét quá, làm việc trên cao, làm việc nơi ẩm ướt, hóa chất
độc, tiếng ồn, rung xóc, bụi, tia lửa điện, điện từ trường, phóng xạ, mưa gió, nơi làm việc có
các vật thể rơi, văng bắn, đổ vỡ, trơn trượt vấp ngã, nơi có vi sinh vật có hại …
1.2. Thủ tục cấp phát phải theo quy định của Công ty, các xí nghiệp, các bộ phận liên
quan và căn cứ vào số lượng CBCNV tại đơn vị để cấp phát. Thời hạn cấp phát phương tiện
bảo bệ cá nhân căn cứ vào tiêu chuẩn cấp phát từng chủng loại và thời gian làm việc thực tế
của từng người.
2. Chế độ cấp phát đối với từng đối tượng cụ thể:
2.1. Đối với cá nhân:
- Xí nghiệp hoặc bộ phân liên quan lập số cấp phát bảo hộ lao động có ký xác nhận
của người lao động.
- Tuỳ theo đặc thù công việc, chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân để cấp phát đẩy
đủ, đúng chủng loại cho người lao động (Căn cứ vào danh mục trang cấp phương tiện
bảo vệ cá nhân đối với từng bộ phận của Công ty)
Những trường hợp có thể đề nghị cấp thêm theo tiêu chuẩn quy định: Ở những công

trường có khí hậu hoặc môi trường làm việc khắc nghiệt, hoặc công việc có nhiều yếu tố

12


nguy hiểm độc hại thì có thể được đề nghị Tổng giám đốc cấp thêm trang bị BVCN như
quần áo, găng tay, khẩu trang …
2-2. Đối với tập thể.
Được cấp phát các chủng loại dùng chung như: Dây đeo an toàn, găng tay cách điện,
kính hà, mặt nạ hàn và phương tiện, dụng cụ làm việc an toàn khác.
Ở các đơn vị trực tiếp sản xuất được trang cấp một số dụng cụ y tế phục vụ cho việc
sơ cấp cứu ban đầu khi bị TNLĐ.
Điều 15: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHƯƠNG TIỆN BVCN
a. Sử dụng:
1. Hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện BVCN.
2. Người lao động khi được trang bị phương tiện BVCN thì bắt buộc phải sử dụng
các phương tiện đó theo quy định trong khi làm việc, không được sử dụng vào mục đích
riêng. Nếu làm mất, làm hỏng không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.
b. Bảo quản:
1. Các đơn vị, xí nghiệp ...phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản các phương tiện dùng
chung theo hướng dẫn của nhà sản xuất chế tạo. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn các
phương tiện cá nhân được giao hoặc được cấp để làm việc.
2. Các phương tiện BVCN chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao như găng tay cách
điện, ủng cách điện, kìm cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn… người sử
dụng lao động phải cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước
khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi.
3. Các phương tiện BVCN sử dụng ở những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm
trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phải định kỳ kiểm tra.
CHƯƠNG V: TỰ KIỂM TRA VỀ AN TOÀN BHLĐ

Điêù 16: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU; NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỰ KIỂM TRA
a) Mục đích, yêu cầu:
Tự kiểm tra về BHLĐ là nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về ATLĐ, VSLĐ,
PCCN để có biện pháp khắc phục.
Tự kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao động và người
lao động nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy trình, biện pháp làm
việc an toàn, vệ sinh, nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe và phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực trong việc tổ chức khắc phục các thiếu
sót, tồn tại; vì vậy từ cấp tổ, xí nghiệp.. đến cấp Công ty đều phải tổ chức tự kiểm tra về
BHLĐ.
b) Nội dung kiểm tra:
1.Thực hiện các quy định về BHLĐ như: Khám sức khỏe, khám phát hiện BNN, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật; khai báo, điều tra, thống kê
TNLĐ. ..

13


2. Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra,
sổ ghi kiến nghị.
3. Việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp an toàn đã ban hành.
4. Tình trạng an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, kho tàng, nơi làm việc như: Che
chắn tại các vị trí nguy hiểm; Độ tin cậy của các cơ cấu an toàn; chống nóng, chống bụi,
chiếu sáng, thông gió, thoát nước vv...
5. Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện BVCN, phương tiện kỹ thuật PCCC,
phương tiện cấp cứu y tế.
6. Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch BHLĐ.
7. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra các cấp.
8. Việc quản lý thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm nghặt về ATLĐ và kiểm
soát các yếu tố nguy hiểm, có hại.

9. Kiến thức an toàn, VSLĐ, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao
động.
10. Việc tổ chức ăn uống , bồi dưỡng, chăm lo sức khỏe người lao động.
11. Kiểm tra việc tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về
BHLĐ của người lao động.
12. Trách nhiệm quản lý công tác BHLĐ và phong trào quần chúng về BHLĐ.
c) Hình thức kiểm tra:
1. Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, BHLĐ có liên quan đến quyền hạn của cấp
kiểm tra.
2. Kiểm tra chuyên đề từng nội dung.
3. Kiểm tra sau đợt sản xuất dài ngày.
4. Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa bão.
5. Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn.
6. Kiểm tra định kỳ để xem xét, nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi đua.
Điêù 17: TỔ CHỨC VIỆC TỰ KIỂM TRA
a) Thành lập đoàn kiểm tra:
Ở cấp Công ty, đơn vị trực thuộc khi tự kiểm tra phải tổ chức đoàn kiểm tra, những
người tham gia đoàn tự kiểm tra phải là những người có trách nhiệm và người của công
đoàn, có hiểu biết về kỹ thuật an toàn, BHLĐ.
b) Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra.
c) Thông báo lịch kiểm tra đến các bộ phận được kiểm tra.
d) Tiến hành kiểm tra:
- Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác
BHLĐ đối với đoàn kiểm tra cấp trên và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu
sót, tồn tại; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi cũng như tiếp thu các
ý kiến chỉ dẫn của đoàn kiểm tra. Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.
- Khi kiểm tra đột xuất không phải thành lập đoàn và thông báo trước với đơn vị.
e) Lập biên bản kiểm tra:

14



Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra, ghi nhận các vấn
đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra và công bố biên bản kiểm tra của đoàn
kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng đơn vị được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.
f) Phát huy kết quả kiểm tra:
1 - Đối với đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót, tồn
tại thuộc phạm vi đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện.
2 - Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện các kiến nghị đối với đơn
vị, tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với
cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.
g) Thời hạn tự kiểm tra ở các cấp:
Tùy theo tính chất sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động quy định các hình
thức tự kiểm tra và thời hạn tự kiểm tra. Tuy nhiên định kỳ kiểm tra toàn diện phải được tiến
hành 03 tháng / lần ở cấp công ty, 01 tháng / lần ở cấp đơn vị trực thuộc.
h) Tự kiểm tra ở tổ sản xuất:
Việc kiểm tra ở tổ sản xuất phải được tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và
trước khi bắt đầu vào một công việc mới vì vậy phải làm nhanh gọn theo trình tự sau:
1 - Mỗi cá nhân trong tổ làm việc, hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tình trạng an
toàn, VSLĐ của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụ, phương tiện PCCC, dụng
cụ phương tiện cấp cứu sự cố. .. và báo cáo tổ trưởng những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây
TNLĐ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
2 - Tổ trưởng sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệm vụ
kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhân trong
tổ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra TNLĐ.
3 - Đối với nguy cơ mà khả năng tổ không giải quyết được thì phải thực hiện biện
pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra TNLĐ; sau đó ghi vào sổ kiến nghị và báo cáo ngay
với cán bộ phụ trách để được giải quyết.
i) Lập sổ kiến nghị:

1 - Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ là hồ sơ gốc của hoạt
động tự kiểm tra về BHLĐ, là chế độ công tác của cán bộ quản lý sản xuất các cấp để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc cũng như tranh thủ sự đóng góp phản ánh của
cấp dưới về tình hình an toàn BHLĐ, là hồ sơ theo dõi việc giải quyết các thiếu sót, tồn tại.
Vì vậy, việc lập sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra là yêu cầu bắt buộc ở mọi cấp trong
toàn công ty.
2 - Sổ kiến nghị và sổ ghi biên bản kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ phải được đóng dấu
giáp lai và quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết.
3 - Mọi trường hợp phản ánh, kiến nghị, đề xuất và tiếp nhận kiến nghị, đề xuất đều
phải được ghi chép vào sổ kiến nghị về an toàn, BHLĐ để có cơ sở xác định trách nhiệm.
CHƯƠNG VI: THỐNG KÊ, BÁO CÁO VÀ SƠ KẾT TỔNG KẾT
Điêù 18: THỐNG KÊ, BÁO CÁO
15


Các số liệu thống kê, phân tích phải được lưu giữ ít nhất là 5 năm ở cấp xí nghiệp
hoặc tương đương, 10 năm ở cấp Công ty để làm cơ sở phân tích và đưa ra chiến lược lâu
dài cho các chính sách và giải pháp đối với công tác BHLĐ.
Ngoài các báo cáo chuyên đề về TNLĐ, BNN, công ty còn phải thực hiện báo cáo
chung về công tác BHLĐ định kỳ 3 tháng, 6 tháng và cả năm với Tổng Công ty CP Xây lắp
Dầu khí Việt nam (Tập đoàn Dầu khí Việt nam nếu có quy định), tất cả các loại báo cáo đối
với Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn Dầu khí, Sở lao động, Sở y tế, Liên đoàn lao động địa
phương… phải tuân thủ theo thời gian và biểu mẫu quy định.
Mẫu báo cáo cho Tổng Công ty CP xây lắp Dầu khí Việt nam theo mẫu của Tổng
Công ty quy định. Mẫu báo cáo cho các cơ quan Nhà nước theo quy định tại phụ lục số 4
của thông tư số 14 / TTLT -BLĐTBXH - BYT -TLĐLĐVN ngày 31/10/1998.
Điêù 19: SƠ KẾT, TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
a) Định kỳ 6 tháng và hàng năm, công ty sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BHLĐ
nhằm phân tích các kết quả đạt được, các thiếu sót, tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm; tổ
chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác BHLĐ, phát động phong

trào thi đua bảo đảm an toàn, VSLĐ, PCCN và BVMT.
b) Việc tổng kết, sơ kết cũng phải được thực hiện từ cấp xí nghiệp hoặc tương đương
đến cấp Công ty..
CHƯƠNG VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điêù 20: Các phòng chức năng Công ty, các xí nghiệp trực thuộc có trách nhiệm thi hành
nghiêm chỉnh bản quy chế này.
Điêù 21: Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch HĐQT công ty
CP ......................... 12/9 ký quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- HĐQT, BKS
- Ban TGĐ
- Công đoàn
- Các phòng, ban , XN trực thuộc
- Lưu VP

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH

16



×