Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

NGHIÊN cứu bào CHẾ NGUYÊN LIỆU PROBIOTICS CHỨA lactobacillus acidophlus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NGUYÊN
LIỆU PROBIOTICS CHỨA
Lactobacillus Acidophlus

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HẢI PHÒNG - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NGUYÊN
LIỆU PROBIOTICS CHỨA
Lactobacillus Acidophlus
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
ThS. Ninh Thị Kim Thu
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế - Công nghệ dược
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

HẢI PHÒNG - 2019




LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới cô Th.s Ninh Thị Kim Thu người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động
viên tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô bộ môn Bào Chế - Công Nghiệp
Dược, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng như
tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình học tập và làm việc tại bộ môn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô Khoa Dược và Ban Giám
hiệu Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài
này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên, giúp đỡ,
động viên, kích lệ trong suốt thời gian qua.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, thời gian có hạn nên đề tài còn
nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 22 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Viết tắt
B.subtilis
CaCl2
Cfu (Colony – Forming Units)
cs
CT
DĐVN IV
ĐK
FAO (Food and Argiculture


Từ/ cụm từ viết tắt
: Bacillus subtilis
: Calci clorid
: Số đơn vị khuẩn lạc
: Cộng sự
: Công thức
: Dược điển Việt Nam IV
: Đông khô
: Tổ chức nông lương thế giới

Organization)
IDF (Internation Dairy Federation)
Kl/tt
L.acidophilus
L.johnsonii
MRS

: Liên đoàn bơ sữa thế giới
: Khối lượng/ thể tích
: Lactobacillus acidophilus
: Lactobacillus johnsonii
: Môi trường nuôi cấy vi khuẩn

MT
SĐK
TCNSX
TKHH
VK
VSV
WHO (World Health Organization)


(de Man, Rogosa, Sharpe)
: Môi trường
: Sau đông khô
: Tiêu chuẩn nhà sản xuất
: Tinh khiết hóa học
: Vi khuẩn
: Vi sinh vật
: Tổ chức y tế thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Tên bảng biểu
Các thế hệ bào chế chế phẩm probiotics trên thế giới
Một số chế phẩm probiotics trên thị trường hiện nay
Các nguyên liệu pha môi trường

Trang
7
8
25


Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22

Các tá dược sử dụng
Các thiết bị dùng trong nghiên cứu
Bảng thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của loại và lượng chất
diện hoạt đến vi nang placebo
Đặc tính vi nang placebo bào chế được khi thay đổi nồng độ chất
diện hoạt
Thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ pha nội/pha ngoại
đến vi nang placebo

Đặc tính của vi nang placebo bào chế được khi thay đổi tỷ lệ pha
nội/pha ngoại
Bảng thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Alginat đến
vi nang placebo
Đặc tính vi nang placebo bào chế được khi thay đổi nồng độ Alginat
Bảng thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 đến
vi nang placebo
Đặc tính vi nang placebo bào chế được biến đổi theo nồng độ CaCl2
Đặc tính của vi nang placebo bào chế được khi thay đổi tốc độ khuấy
của môi trường trong quá trình nhũ hóa
Đặc tính của vi nang placebo thu được khi thay đổi thời gian nhũ hóa
Ảnh hưởng của nồng độ alginat đến số lượng VSV TĐK và SĐK
Ảnh hưởng của nồng độ alginat đến số lượng VSV có trong vi nang
ĐK sau thời gian 1 tháng ĐK sau thời gian 1 tháng ở điều kiện thực
(15-35ºC)
Thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tinh bột đến khả
năng sống sót của VSV
Ảnh hưởng của nồng độ alginat đến số lượng VSV trước và sau ĐK
Ảnh hưởng của nồng độ tinh bột đến số lượng VSV có trong vi nang
ĐK sau thời gian 1 tháng ĐK sau thời gian 1 tháng ở điều kiện thực
(15-35ºC)
Thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của nồng độ glycerol đến khả
năng sống sót của VSV
Ảnh hưởng của nồng độ glycerin đến số lượng VSV trước và sau ĐK
Thiết kế công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược sữa gầy 10% đến
khả năng sống sót của VSV
Khảo sát khả năng bảo vệ VSV trước và sau đông khô khi dùng các
tá dược khác nhau
Khả năng bảo vệ VSV trong vi nang ĐK của các tá dược khác nhau
sau thời gian 1 tháng ở điều kiện thực (15-35ºC)

Bảng biến thiên số lượng VSV và hàm ẩm trong thời gian bảo quản
Đánh giá khả năng bảo vệ VSV của vi nang SĐK trong môi trường
acid

26
27
33
34
35
35
37
37
38
38
40
41
41
43
44
44
46
47
47
49
49
50
51
53

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình vẽ, đồ thị
Hình ảnh Lactobacillus trên kính hiển vi điện tử
Hình ảnh máy đông khô

Trang
10
14


Hình 1.3
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

Hình 3.6

Hình 3.7

Hình 3.8

Hình 3.9

Hình 3.10
Hình 3.11


Hình 3.12

Mô hình “vi trứng” mô tả các ion calci phối hợp với các
chuỗi guluronat trong hydrogel calci - alginat
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng chất diện hoạt đến
hiệu suất và kích thước vi nang
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ pha nội/ pha ngoại đến
kích thước và hiệu suất tạo vi nang placebo
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ Alginat đến kích
thước và hiệu suất tạo vi nang placebo
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ CaCl2 đến kích
thước và hiệu suất tạo vi nang placebo
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ alginat đến hiệu
suất bao VSV, hiệu suất tạo vi nang (Hình A) và số lượng vi
sinh vật sau đông khô (Hình B)
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ alginat đến số
lượng VSV có trong vi nang ĐK sau thời gian 1 tháng ở
điều kiện thực (15-35ºC)
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ tinh bột đến hiệu
suất bao VSV (Hình A) và số lượng vi sinh vật sau đông
khô (Hình B)
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ tinh bột đến số
lượng VSV có trong vi nang ĐK sau thời gian 1 tháng ở
điều kiện thực (15-35ºC)
Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ glycerol đến hiệu
suất bao VSV, hiệu suất tạo vi nang (Hình A) và số lượng vi
sinh vật sau đông khô (Hình B)
Đồ thị biểu diễn khả năng bảo vệ VSV trước và sau đông
khô khi dùng các tá dược khác nhau

Đồ thị thể hiện khả năng bảo vệ VSV trong vi nang ĐK của
các tá dược khác nhau sau thời gian 1 tháng ở điều kiện thực
(15-35ºC)
Đồ thị biến thiên số lượng VSV và hàm ẩm trong thời gian
bảo quản

22
34
36
37
39
42

43

44

46

47

49
50

52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hàng ngàn năm trước con người đã biết đến sử dụng sữa lên men để tăng
cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngày nay công nghệ lên men nói riêng hay công
nghệ sinh học nói chung ngày càng phát triển, mà đỉnh cao là công nghệ gen, đã,
đang và sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển nhiều mặt của đời sống xã hội.
Probiotics là một sản phẩm của công nghệ sinh học truyền thống. Probiotics
là những vi sinh vật sống có tác dụng cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột.
Probiotics giúp phục hồi và cân bằng số lượng vi sinh vật có ích trong ruột mà do
nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến làm mất cân bằng vi sinh vật đường ruột.
Vi sinh vật hay được sử dụng nhất trong các chế phẩm Probiotics là nhóm
vi sinh vật sinh acid lactic, trong đó điển hình là Lactobacillus acidophilus nhờ có
nhiều đặc điểm có lợi cho đường tiêu hóa.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều biệt dược là
các chế phẩm chứa probiotics như: Biolacto (Mỹ), Biobaby, Biofidin, Antibio, Abio
(Hàn Quốc), Ybio (Việt Nam),…Trong đó chiếm lĩnh thị trường vẫn các chế phẩm
thuốc ngoại. Probiotics được sản xuất trong nước ít về mặt số lượng, chất lượng lại
chưa ổn định do bất lợi của điều kiện bảo quản cũng như hàng rào sinh học của vật
chủ.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Nguyên cứu bào chế nguyên liệu Probiotics chứa Lactobacillus acidophilus”
Với các mục tiêu sau:
1. Bào chế nguyên liệu probiotics chứa Lactobacillus acidophilus.
2. Đánh giá chất lượng của nguyên liệu probiotics chứa Lactobacillus

acidophilus.


2

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về probiotics

1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ probiotics có nguồn gốc từ Hy Lạp. Theo nghĩa gốc “biotic” hay
“biosis” từ chữ “life” là đời sống và “pro” là thân thiện, nên probiotics có thể hiểu
theo nghĩa là bất cứ cái gì “thân thiện với đời sống con người”. Hiểu sát hơn đó là
chất bổ sung chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích [40].
Năm 1908, trong cuốn sách “ Kéo dài sự sống” của nhà khoa học Eli
Metchnikoff, khái niệm probiotics lần đầu tiên xuất hiện. Ông cho rằng những người
nông dân Bulgary sống lâu là vì họ thường xuyên sử dụng sữa chua có chứa vi
khuẩn lactic, các vi khuẩn này có lợi cho vi sinh vật đường ruột [38]
Theo Parker (1974), Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm
men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật
đường ruột của sinh vật chủ. Van De Kerkove (1979), Barows và Deam (1985),
Lestradet (1995) cùng cho rằng Probiotics được sử dụng như một liệu pháp trong
việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để
giảm đến mức tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu
pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột. Năm 1992, Havenaar đã
mở rộng định nghĩa về probiotics: probiotics được định nghĩa như là sự nuôi cấy
riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ
bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa [39].
Năm 2002, WHO và FAO đã đưa ra những nhận định ngắn gọn và hoàn
chỉnh nhất về Probiotics ở thời điểm hiện tại như sau: “Probiotics là những vi sinh
vật sống mà khi đưa vào cơ thể với một lượng đủ lớn sẽ đem lại tác động có lợi cho
sức khỏe vật chủ”[39]. Tuy nhiên, không phải tất cả những vi sinh vật sống nào
cũng là probiotics. Theo đánh giá của tổ chức FAO và WHO, tiêu chuẩn quan trọng
nhất để chọn chủng khuẩn probiotics sử dụng dưới dạng thực phẩm là chủng khuẩn
đó phải của đường tiêu hóa nên để đem lại tác dụng bất cứ sản phẩm chứa
probiotics nào cũng phải chứa ít nhất 10 6 cfu/ml tế bào vi sinh vật sống cho đến
ngày hết hạn sử dụng [21], [35].



3

1.1.2. Cơ chế tác dụng[3], [6], [11]
- Cạnh tranh năng lượng, vị trí bám: Probiotics cạnh tranh chất dinh dưỡng
và năng lượng với các vi khuẩn gây bệnh để duy trì và phát triển. Bằng cách chiếm
lĩnh và bám chặt vào thành ruột, probiotics ngăn ngừa các vi khuẩn có hại tấn công
và phát triển.
- Tăng cường chức năng chống đỡ của niêm mạc ruột: Probiotics sống tại
đường ruột cũng đồng thời tăng cường chức năng chống đỡ của nêm mạc ruột và
giảm thiểu sự di chuyển của các vi khuẩn và kháng nguyên từ ruột vào mạch máu.
Chức năng này giúp giảm sự nhiễm khuẩn và dị ứng đối với các kháng nguyên có
trong thực phẩm.
- Sản sinh ra các chất ức chế: Một số probiotics sản sinh ra các sinh phẩm
như bacteriocins giúp ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh. Trong quá trình lên men
đường, các thành phần khác nhau của probiotics sản sinh ra acid lactic giúp làm
giảm pH của ruột và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn không cần thiết. Một
số sản phẩm sinh ra trong quá trình trao đổi chất, quá trình lên men chuyển hóa
carbohydrat như butyrat và acid butyric có khả năng chống ung thư.
- Kích thích đáp ứng miễn dịch: Probbiotics có khả năng làm tăng cả phản
ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu bằng cách kích thích các tế bào phản ứng
miễn dịch (macrophases, lymphocytes) và tăng cường sự sản xuất ra các thành phần
miễm nhiễm (cytolines, immunoglobulins, interferon).
- Tăng cường chức năng tiêu hóa: Probiotics trong ruột non giúp giảm
lượng mật trong cơ thể và giảm cholesterol. Probiotics sản sinh ra các enzym khắc
phục quá trình tiêu hủy carbohydrate và làm thuận tiện hơn quá trình ruột hấp thu
năng lượng từ các chất dinh dưỡng. Probiotics cũng đồng thời lên men những
carbohydrat không tiêu hóa được trong ruột non và sản xuất ra Vitamin B, K.
1.1.3. Ứng dụng của Probiotics
Qua nhiều năm với nhiều những thử nghiệm lâm sàng được tiến hành, các
nhà khoa học đã chỉ ra rằng probiotics có vô số những lợi ích: cải thiện chức năng

miễn dịch, cải thiện tình trạng không dung nạp Lactose, phòng chống ung thư ruột
kết,… và chúng được ứng dụng trong:
• Trong các bệnh tiêu hóa [11][5]


4

-

Tăng khả năng tiêu hóa lactose và hoạt động của các enzym khác

-

Hỗ trợ trong điều trị tiêu chảy trong sử dụng kháng sinh

-

Tác dụng lên Helicobacter pylori

-

Trị viêm đường tiêu hóa bội nhiễm ở ruột non

-

Điều trị ung thư ruột kết

• Trong miễn dịch
-


Kích thích miễn dịch niêm mạc

-

Tăng cường miễn dịch, giảm phản ứng dị ứng

-

Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn nấm

-

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

• Chống tăng huyết áp, giảm cholesterol máu
• Ứng dụng trong nuôi trồng thủy hải sản
• Tác dụng trên bệnh sỏi thận
• Tác dụng phòng viêm âm đạo[11][5].
1.1.4. Các vi sinh vật được sử dụng trong chế phẩm probiotics
a, Để đạt được hiệu quả các vi sinh vật dùng sản xuất chế phẩm probiotics phải
có các đặc điểm sau:
 Chủng vi sinh vật có trong đường tiêu hóa của người bình thường.
 Dễ nuôi cấy, số lượng tế bào quần thể lớn. Có khả năng tồn tại độc lập
một thời gian dài trong môi trường.
 Chịu được pH thấp ở dạ dày và muối mật ở ruột non.
 Tại ruột, VSV phải được phóng thích tốt và sản sinh nhanh chóng để phát
huy tối đa tác dụng.
 Có khả năng bám dính vào niêm mạc đường tiêu hóa và các mô khác của
vật chủ, cạnh tranh vị trí bám với các vi khuẩn gây bệnh.
 Không sinh độc tố và không gây bệnh cho vật chủ, tạo sản phẩm vật chủ

sử dụng được, không ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái môi trường.
 Có khả năng sinh các chất ức chế ngăn cản sự sinh trưởng mạnh mẽ của
các vi khuẩn gây bệnh.


5

 Được công nhận có tác động tích cực trong chữa trị và an toàn khi sử
dụng [6], [1], [5].
b, Một số chủng được sử dụng trong sản xuất probiotics
Probiotics được chia làm 3 nhóm chính như sau [6], [11]:
 Nhóm vi khuẩn lactic (chiếm đa số): gồm 2 chi phổ biến là chi Lactobacillus và
Bifidobacterium.
 Nhóm không phải vi khuẩn lactic:
- Chi Propionibacterium: P.freudenreichii, P.cyclohexanicum,…
- Chi Bacillus: B.subtilis, B.clausii,…
- Chi Brevibacillus: B.laterosporus,…
- Chi Sporolactobacillus: S.laevolacticus,…
- Chi Escherichia: E.coli,…
 Nhóm nấm men: chủ yếu là chi Saccharomyces cerevisiae.
Chiếm đa phần trong số các loài probiotics là nhóm vi khuẩn lactic. Trong đó, hai
chi là Lactobacillus và Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong thiết lập
cân bằng hệ tiêu hóa của người và động vật, được sử dụng trong công nghiệp và
được coi là thành phẩm chính trong các chế phẩm probiotics trên thị trường và
L.acidophilus là đại diện điển hình nhất [5], [4].
L.acidophilus chiếm tỉ lệ chủ yếu trong số vi sinh vật có ích cư trú ở đoạn trên của
ống tiêu hóa. Nó có khả năng là giảm số lượng các vi sinh vật hoặc nấm có hại
ở ruột non, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khi sử dụng kháng sinh dài ngày,
sinh lactase – enzym quan trọng trong chuyển hóa sữa, liên quan đến quá trình
sản xuất một số vitamin nhóm B, tăng cường chức năng của hệ thống miễn

dịch, phòng tiêu chảy, ổn định niêm mạc ruột, phòng ung thư ruột kết,…[11].
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng probiotics trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Tình hình sử dụng các chế phẩm probiotics
Việc sử dụng thực phẩm có probiotics (như 1 thành phần tự nhiên của thực
phẩm hoặc thực phẩm đã lên men) đã được biết đến từ lâu, nhưng việc nghiên cứu
hệ sinh vật đường ruột và sử dụng probiotics mới thực sự phát triển từ những năm
80 của thế kỷ 20. Những nghiên cứu về đặc điểm phân loại và quần thể vi sinh vật


6

đường ruột ở người và động vật được tiến hành bởi Vander wielen và cs (2000) [36]
đã cho thấy nếu như trong ruột non của người Bacteroides và Bisidobacterium
chiếm ưu thế thì ở gà là Ruminococcus và Streptococcus. Bằng kỹ thuật gen, các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 20 ÷ 50% số loài vi sinh vật đường
ruột ở động vật được phân lập, nuôi cấy như nguồn probiotics. Đã có rất nhiều
nghiên cứu về vai trò của probiotics đối với đời sống động vật như tác động của
probiotics đối với hệ thống miễn dịch ở niêm mạc ruột (Schat và Mayer, 1991);
(Hersbberg và Mayer, 2000); đối với sự thay đổi của niêm mạc ruột non ở vật nuôi
(McCracken và Lorenz, 2001). Những ảnh hưởng có lợi của probiotics thể hiện ở
nhiều khía cạnh khác nhau nhưng những hiểu biết của con người về cơ chế tác động
của probiotics còn rất hạn chế .Có một số tác giả cho rằng hiệu quả của probiotics
trong việc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa của
động vật có ý nghĩa rất quan trọng. Sự kìm hãm được thực hiện theo những cách
sau: cạnh tranh chất dinh dưỡng, sản xuất độc tố và các sản phẩm trao đổi (các axit
béo hay hơi, các chất giống kháng sinh,…), cạnh tranh vị trí bám dính ở niêm mạc
ruột và kích thích hệ thống miễn dịch ruột [34].
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có ba dạng chế
phẩm probiotics chủ yếu là: dược phẩm, thực phẩm chức năng và sản phẩm thủy
sản. Chế phẩm probiotics ở dạng dược phẩm, thực phẩm chức năng được sử dụng

trong phòng và điều trị các bệnh đường tiêu hóa : phòng ngừa nhiễm trùng đường
ruột cấp tính, phối hợp điều trị tiêu chảy,…các sản phẩm probiotics được dùng phổ
biến trong nuôi trồng thủy sản nhằm kiểm soát và phòng bệnh cho vật nuôi nhờ bổ
sung VSV sống có lợi vào ao nuôi, gia tăng quần thể VSV làm thức ăn, cải thiện
dinh dưỡng từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của vật nuôi với mầm bệnh góp
phần là giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho
vật nuôi.
1.2.2.Tình hình nghiên cứu của sản xuất các chế phẩm probiotics trên thế giới.


7

Hiện nay, trên thế giới, các chế phẩm probiotics chủ yếu là dạng khô (bột,
cốm, viên nang,…), nguyên liệu để sản xuất dạng này là bột đông khô để đảm bảo
số lượng VSV sống trong quá trình bảo quản [36].


8

Bảng 1.1. Các thế hệ bào chế chế phẩm probiotics trên thế giới.
Thế hệ

Đặc điểm VSV
probiotics
VSV sống
(trong sữa chua,
phomat,...)

Thế hệ 1
( Non-coated)


Bào tử VSV

Ưu điểm
Giá rẻ → sử dụng
nhiều

Nhược điểm
VSV có thể chết rất
nhiều khi qua dạ dày và
dịch mật.
Mất nhiều thời gian

Thuận lợi cho nuôi

phát triển thành VSV →

cấy, sản xuất, lưu

chậm tác dụng, hạn chế

hành.

khả năng cạnh tranh với

Probiotics đông

Tỷ lệ sống ở nhiệt

khô.


độ thường cao hơn

VSV gây bệnh.
Không khai thác hết tác
dụng của probiotics
sống.

VSV đưa vào
Thế hệ 2
Entericcoated

dưới dạng viên

Bảo vệ VSV khi đi

Mất thời gian màng bao

nang có lớp bao

qua dạ dày và dịch

tan rã để giải phóng

ngoài tan trong

mật.

VSV.


Dạng bao vi

Hoàn thiện ý tưởng

Chưa khắc phục nhược

nang

của thế hệ 2.

điểm của thế hệ 2.

ruột.
Thế hệ 3
Micro
-encapsulated
Thế hệ 4
Tạo lớp bao
kép
(Dualcoated)

Lớp bên trong là
protein, lớp
ngoài là
polysaccharid

VSV có tỷ lệ sống
cao. Chịu được acid
dịch vị và muối mật.
Lớp bao kép phóng

thích nhanh VSV

Đòi hỏi công nghệ cao,
kỹ thuật bào chế hiện
đại, trang thiết bị đắt
tiền. Giá thành cao.


9

1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất các chế phẩm probiotics ở Việt nam.
Ở nước ta, các chế phẩm probiotics đã chiếm lĩnh thị trường hơn 10 năm;
tuy nhiên việc nghiên cứu sản xuất probiotics phục vụ cho đời sống còn rất mới mẻ
và bắt đầu được quan tâm trong khoảng 1 thập kỷ gần đây.Hiện nay mới chỉ có
khoảng 10 xí nghiệp sản xuất các chế phẩm probiotics là dược phẩm và thực phẩm
chức năng.
Không thể không kể đến vai trò quan trọng của Công ty TNHH một thành
viên vaccin và sinh phẩm Nha Trang. Công ty TNHH một thành viên Pastcur Đà
Lạt là các cơ sở sản xuất chế phẩm probiotics lớn nhất Việt Nam với nhiều chế
phẩm như Viabiovit, Viavac bio, Healthy liver, Biosubtyl LD - gói 1g chứa 10 7-108
cfu B.subtilis và L.acidophilus,…Công ty Anabio R&D là nhà máy sản xuất nguyên
liệu probiotics thế hệ mới đầu tiên tại Việt Nam, với triển vọng không chỉ cung cấp
nguyên liệu cho cả nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất bởi các công ty trong nước vẫn chủ yếu thuộc
thế hệ 1 nên lượng VSV sống sót vẫn còn rất nhỏ.
1.2.4.Một số chế phẩm probiotics thông dụng trên thị trường dược phẩm Việt
Nam hiện nay
Các chế phẩm Probiotics trên thị trường chủ yếu là dạng thuốc bột, cốm,
hoặc nang chứa bột thuốc hay cốm thuốc có thể chứa 1 hay một số vi sinh vật được
phối hợp với nhau. Dễ nhận thấy L.acidophilus được sử dụng phổ biến trong các

chế phẩm probiotics trên thị trường hiện nay.
Bảng 1.2: Một số chế phẩm probiotics trên thị trường hiện nay
ST
T
1

Biệt dược

300mg vi khuẩn:
L-Bio-3D

2

Thành phần

Abiiogran

L.acidophilus,Bifidobacterium
longum, L. rhamnosus
Thuốc cốm, 1g chứa 108 cful
L.acidophilus

Nhà sản xuất
Mc-Auspharm liên
doanh Việt Nam
Dac Han New Pharmhàn Quốc


10


ST
T

Biệt dược

3

Antibio

4

Antibiophilus

5

Biolacto

6

Lactomed

7

Ulb

8

Biosubty LD

9


Probio

10

Y-bio

Thành phần
Gói bột uống 1g chứa 108cfu
L.acidophilus
Viên nang chứa 2x108 - 2x109cfu
L.acidophilus
Viên nang chứa ít nhất 108cfu
L.acidophilus và L.bulgaricus
Viên nang 320mg chứa:
2x106 cfu L.bifidus
2x106 cfu L.acidophilus
2x106 cfu Streptococcus faecalit
Viên nang 0,2g chứa 2 x109 men
Saccharomyces cerevisiac
Gói 1g chứa 107-108cfu B.subtilis
và L.acidophilus
Gói bột uống chứa 109cfu
L.acidophilus
Gói bột chứa 109cfu L.acidophilus

Nhà sản xuất
Organon - Hàn Quốc
Lyocentre - Pháp
Union - Mỹ


II Dong - Hàn quốc

Sobio - Pháp
Viện vaccin Đà Lạt Việt Nam
Imexpharn - Việt nam
CTCP Dược Hậu
Giang

1.3. Lactobacillus acidophilus
1.3.1.Đặc điểm hình thái, sinh lý, điều kiện nuôi cấy
Mô tả nguyên thủy về loài dựa trên các chủng được phân lập từ đường tiêu
hóa của con người và động vật, khoang miệng và âm đạo người, cũng có thể tìm
thấy ở các sản phẩm bơ sữa. Vào thời điểm mô tả đầu tiên, chủng là loài hỗn tạp do
gồm một số chủng sau này được phân loại lại như các loài đặc biệt như L.johnsonii.


11

Hình 1.1.Hình ảnh Lactobacillus trên kính hiển vi điện tử
Lactobacillus acidophilus là đại diện chính của nhóm vi khuẩn sinh acid
lactic, là trực khuẩn Gram (+), hình que hay hình cầu, kích thước 0,6 - 0,9 × 1,5 6,0 µm, mọc đơn, đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn L. acidophilus không có lông roi,
không di động, không sinh bào tử, không ưa muối, ưa acid, catalase âm tính, kị khí
tùy tiện. L.acidophilus phát triển tốt trong điều kiện sức căng bề mặt thấp và có khả
năng kháng lysozym [3], [6], [13].
Loài lên men đồng hình chuyển đường hexose gần như hoàn toàn thành
acid lactic (cả hai dạng đồng phân D và L) tạo thành acid nhưng không sinh khí từ
glucose, sucrose và lactose. Tạo acid từ ống sinh khí từ glucose, sucarose và lactose.
Tạo acid từ glucose, fructose, galactose, malactose, mannose, mose, maltose,
lactose và sucrose. Một vài chủng lên men raffinose và arabinose, thamnose,

glycerol, mannitol, sorbitol, dulcitol, và inositol.
L.acidophilus là vi khuẩn vi hiếu khí, do đó môi trường nuôi cấy thường là
kị khí hoặc là giảm áp oxy với 5-10% CO2 . L.acidophilus có thể sinh trưởng ở nhiệt
độ cao (ở 45ºC), tuy nhiên nhiệt độ phát triển tối ưu là 37ºC, không phát triển trong
khoảng 20-25ºC. Là đại diện chính của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, nó chịu
được điều kiện acid tối ưu trong khoảng pH 5,5-6 trong thời gian 24-36h [3],[6],
[13].


12

1.3.2. Tác dụng của Lactobacillus acidophilus đối với sức khỏe con người
a, Cải thiện chức năng miễn dịch không đặc hiệu
Các vi khuẩn sinh acid lactic có thể tăng các đáp ứng miễn dịch không đặc
hiệu như chức năng thực bào, tăng hoạt động của các tế bào NK (natural killer cells)
và các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (hoạt động sản xuất kháng thể, cytokinase, tăng
sinh các tế bào Lympho,...) của vật chủ. Sự gia tăng đáp ứng miễn dịch không đặc
hiệu (hoạt động thực bào của bạch cầu hạt) đã được ghi nhận ở những người tình
nguyện sau khi sử dụng hỗn hợp probiotics gồm Lactibacillus acidophilus và
Bifidobacterium bifidum [23].
b, Ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh
L. acidophilus có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh
đường ruột như Staphylococcus arucus, Salmonella typhimurium, Yersinia
enterocolitica và Clostridium perfringens thông qua cơ chế kháng VSV. Bằng cách
cạnh tranh chất dinh dưỡng, năng lượng cũng như vị trí bám lên niêm mạc ruột của
các VK gây bệnh và sinh ra các chất có tác dụng kháng khuẩn làm cho VK có hại
không phát triển được như: các Bacteriocin ( như: nisin, lactobrevin, acidophilin,
acidolin, lactobacillin, lactocidin và lactolin), acid lactic, acid acetic, hydrogen
peroxid, carbon dioxid, diacetyl,...[23].
c, Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, probiotics có tác dụng điều trị trong
các trường hợp tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở người lớn, tiêu chảy khi đi du
lịch, cũng như tiêu chảy ở trẻ em do Rota virus. Khi sữa có chứa L.acidophilus,
S.thermophiles và B.longum được dùng cho những bệnh nhân cao tuổi bị tiêu chảy
do thường xuyên dùng thuốc xổ, tần suất tiêu chảy của người bệnh đã giảm xuống,
đồng thời tình trạng bệnh tiêu chảy cũng được cải thiện [23],[13].
d, Hấp thụ ure hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân suy thận
Theo nghiên cứu invitro của Satya Prakash và cộng sự, tác giả đã tiến hành
thử nghiệm: vi nang alginat - chitosan bao gói VK Lactobacillus acidophilus cùng
với than hoạt. Hai loại vi nang này được cho vào mô hình mô phỏng dạ dày có chứa


13

150mg/dL ure. Kết quả cho thấy vi nang có chứa vi khuẩn làm giảm tối đa 57mg/dL
ure. Nghiên cứu chỉ ra rằng, VK L.acidophilus trong quá trình trao đổi chất có khả
năng hấp thụ ure vào tế bào. Do đó sử dụng chế phẩm có chứa L.acidophilus có thể
hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân suy thận [13].
e, Giảm cholesterol máu
Theo nghiên cứu invivo của Ying Huang và Yongchen Zheng cùng các cộng
sự, đã cho thấy rằng một số loài Lactobacilli có thể làm giảm nồng độ cholesterol
lipoprotein.
Trong các nghiên cứu khác, Lactobacillus acidophilus có tác dụng phân giải
các acid mật thành các acid tự do, các acid tự do này được đào thải khỏi đường tiêu
hoá nhanh hơn nhiều so với các acid mật ở dạng kết hợp, khiến nồng độ acid mật
giảm xuống, tác động lên quá trình tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm cho quá
trình tổng hợp này tăng lên, gây ra tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần
trong cơ thể [27].
f, Cải thiện khả năng dung nạp lactose
Những người thiếu men lactase khi sử dụng một hoặc hai ly sữa thường bị

rối loạn tiêu hoá dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy. L.acidophilus có tác dụng hỗ trợ tiêu
hoá và cải thiện khả năng dung nạp lactose được giải thích qua các cơ chế sau:
Khi sử dụng sữa có chứa L.acidophilus, vi khuẩn cung cấp một lượng men
lactase. Do đó làm giảm lactose bị phân huỷ dẫn đến giảm hình thành các loại khí
gây đầy hơi như khí hydro.
L.acidophilus trong các thử nghiệm invitro gây đối kháng lại sự phát triển
của các loại VK sản sinh ra khí. Do các VK này bị ức chế bởi các Lactobacilli do
L.acidophilus sinh ra.
L.acidophilus là VK lên men đồng hình, chuyển các loại đường hexose
thành acid lactic và không sinh khí. Khi tỉ lệ VK lên men đồng hình tăng lên, thì
lượng khí sinh ra từ các vi khuẩn lên men dị hình sẽ giảm xuống [10].


14

1.3.3.Một số dạng chế phẩm chứa Lactobacillus acidophilus trên thị trường
hiện nay
Hiện nay trên thị trường, các chế phẩm chứa L.acidophilus tồn tại chủ yếu
là dược phẩm và thực phẩm chức năng được bào chế dưới dạng bột, cốm và nang
cứng.
Khác với các chế phẩm khác, chế phẩm probiotics phải duy trì số lượng
VSV sống sót nhất định trong thời hạn sử dụng cũng như trong hệ thống tiêu hóa
của người sử dụng. Do đó phương thức sản xuất và thành phần chế phẩm phải khác
với các chế phẩm thông thường khác.
Về thành phần, chế phẩm probiotics phải có thêm các tá dược bảo vệ như
chất xơ, đường…
Về phương pháp sản xuất nguyên liệu, hiện nay có rất nhiều phương pháp
làm tăng khả năng bảo vệ VSV. Điển hình là phương pháp bẫy bằng cách tạo vi
nang, phương pháp phun sấy… Trong đó một trong những phương pháp tỏ ra hiệu
quả và được sử dụng nhiều là phương pháp đông khô.

1.4. Phương pháp đông khô
1.4.1. Khái niệm
Đông khô là quá trình làm khô các thuốc và các chế phẩm sinh học ở nhiệt
độ thấp, dưới các điều kiện cho phép, để loại trừ nước bằng cách thăng hoa thay đổi
trạng thái từ thể rắn sang thể hơi mà không qua thể lỏng [16].
1.4.2. Cấu trúc máy đông khô và các giai đoạn của quá trình đông khô
a, Cấu trúc máy đông khô
∗ Máy bơm khí và hơi nước
-

Máy bơm chân không để rút khí ra khỏi khoang (bơm khí).

-

Bộ ngưng đá với nhiệt độ rất thấp từ -50ºC đến -80ºC ngưng hơi nước (máy
bơm hơi nước).

∗ Buồng khô và thiết bị cấp nhiệt.
∗ Giá và thiết bị nút.
∗ Ống nhiều cổ để làm khô các chai có đáy tròn, rộng (qua van bằng cao su).


15

Hình 1.2. Hình ảnh máy đông khô
b, Các giai đoạn của quá trình đông khô
 Giai đoạn tiền đông
Tiền đông là giai đoạn đầu tiên của quá trình đông khô, thường được tiến
hành ở nhiệt độ -70ºC đến -80ºC. Ở giai đoạn này phần lớn nước được tách ra khỏi
dược chất và tá dược, hệ tách thành nhiều pha. Kết thúc giai đoạn này, có thể trạng

thái kết tinh, vô định hình hoặc kết tinh hoặc kết tinh kết hợp với vô định hình [16],
[12].
 Giai đoạn thăng hoa
Ở giai đoạn này vật được đặt trong buồng sấy, tiến hành hút chân không.
Nước được chuyển trực tiếp từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi mà không qua giai
đoạn lỏng. Trong giai đoạn này nhiệt độ và áp suất bên trong buồng sấy được duy trì
ở mức dưới nhiệt độ đóng băng [16],[12].
 Giai đoạn làm khô
Ở giai đoạn này nhiệt độ tăng nhanh, ẩm trong vật là ẩm liên kết và ở trạng
thái lỏng. Quá trình sấy trong giai đoạn này giống như quá trình sấy trong các thiết


16

bị chứa chân không bình thường. Nhiệt độ mỗi chất trong buồng sấy lúc nào cũng
cao hơn nhiệt độ ở giai đoạn thăng hoa [12].
1.4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp đông khô
a, Ưu điểm
- Kéo dài tuổi thọ vi khuẩn tới vài năm, bào chế các dạng thuốc chứa hoạt
chất kém ổn định như thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt…
- Giữ nguyên cấu trúc, hương vị. Vì vậy không làm biến đổi dược chất.
- Giữ được hoạt tính sinh học.
- Tăng khả năng hòa tan nên được dùng trng một số dạng bào chế đặc biệt
như: viên nén rã nhanh, bột vô khuẩn dùng cho đường hô hấp…
- Rất thích hợp bào chế các chế phẩm đông khô probiotics hoặc bảo quản

nấm sợi, nấm men, virus,… sau nhiều năm bảo quản chúng bị biến đổi về di
truyền [12].
b, Nhược điểm
- Phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

- Thời gian khá dài.
- Chi phí cao.
- Một số thuốc có bản chất protein dễ bị phá huỷ bởi quá trình đông lạnh
hoặc làm khô.
- Chất lượng sản phẩm đông khô trong các lần sản xuất không ổn định [12].
1.4.4. Ứng dụng
Do những ưu điểm trên phương pháp đông khô được sử dụng cho các sản
phẩm có yêu cầu chất lượng cao, đồng thời kém bền với nhiệt độ cao. Trong ngành
Dược, phương pháp đông khô được ứng dụng trong sản xuất bột đông khô để pha
tiêm (ví dụ các kháng sinh như penicillin, cephalexin,…) làm khô các chế phẩm
sinh học như albumin, vi sinh vật. Ngoài ra đông khô cũng được sử dụng như một
phương pháp bảo quản trong ngành công nghiệp thữ phẩm để bảo quản một số sản
phẩm khác.


17

1.4.5. Các tá dược bảo vệ thường dùng trong đông khô vi sinh vật
Quá trình đông khô có nhiều ưu điểm xong nó cũng là một trong số những
nguyên nhân làm giảm số lượng VSV trong quá trình tạo nguyên liệu và chế phẩm
probiotics. Đặc biệt giai đoạn tiền đông là nguyên nhân gây lên áp lực cho thành tế
bào vi khuẩn. Đông lạnh làm cho lớp lipid màng tế bào dễ bị tổn thương. Một
nghiên cứu khác lại cho rằng sự thay đổi hình thái tự nhiên của lipd màng và sự
thay đổi cấu trúc của các protein nhạy cảm là nguyên nhân chính gây ra sự giảm số
lượng tế bào trong quá trình đông khô. Một số tài liệu lại cho rằng chính việc hình
thành tình thế đá nội phân tử có thể là nguyên nhân gây phá vỡ màng tế bào. Các tá
dược bảo vệ thêm vào trong thành phần nguyên liệu đem đông khô nhằm: bảo vệ tế
bào trong quá trình đông khô và đảm bảo sức chịu đựng của VSV trong quá trình
làm khô [11].
1.5. Dạng bào chế vi nang

1.5.1. Khái niệm
Vi nang (microcapsule) là những tiểu phân hình cầu hoặc khồn xác định, có
kích thước 0,1µm - 5mm (thường từ 100 - 500µm). Một số tài liệu xếp kích thước
vi nang nằm trong khoảng 1µm - 1000µm. Vi nang hóa là quá trình bao gói những
giọt chất lỏng nhỏ hoặc phân tử nhỏ bằng một lớp màng thích hợp [28].
1.5.2. Cấu tạo, thành phần, đặc điểm
Vi nang được cấu tạo bởi hai thành phần:
Phần nhân: Gồm một hoặc nhiều dược chất ở trạng thái rắn, lỏng hoặc nhũ
tương, hỗn dịch, có thể thêm các chất phụ nhằm mục đích ổn định hoặc điều chỉnh
tốc độ giải phóng thu dược chất.
Phần vỏ: thường là các hợp chất cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên như
gelatin, alginat, chitosan, cellulose,…hoặc có nguồn gốc nhân tạo như polyamid,
polystyren, polyacrylat,…có tác dụng tạo màng mỏng, bề dày từ 0,1 đến 200µm.
Tỷ lệ nhân và vỏ biến động trong một khoảng rất rộng, từ 1:99 đến 99:1.
Thông thường vỏ bao chiếm 70% khối lượng vi nang và quyết định phần lớn tính
chất của vi nang [8].


18

Các tính chất của vật liệu làm vỏ vi nang như bám dính, tính thấm, khả
năng hút ẩm, khả năng hòa tan, độ ổn định phải phù hợp với mục đích bào chế vi
nang. Lớp vỏ này phải có khả năng “ bẫy”, “nhốt” và bao gói được các dược chất,
VSV trong các vi nang nhỏ. Lớp vỏ vi nang có độ bền tương đối để vừa có khả năng
bảo vệ vi khuẩn vừa có khả năng giải phóng dược chất khi cần thiết [24].
Vi khuẩn, dược chất được giải phóng theo các cơ chế như: gãy vỡ màng,
hòa tan màng hoặc khuếch tán qua màng…[24].
1.5.3. Ưu nhược điểm của vi nang hóa probiotics
a, Ưu điểm
Vi nang hóa giúp bảo vệ VK khỏi các yếu tố bất lợi của môi trường như oxy

và điều kiện acid ở dạ dày [32]. Ngoài ra, vi nang còn làm ổn định hoạt tính trao đổi
chất của tế bào khi có sự thay đổi pH, nhiệt độ hay sự có mặt của các chất ức chế có
trong môi trường lên men [37].
Tạo điều kiện để điều khiển tế bào và cho phép kiểm soát liều lượng [32].
Vi nang cũng cho phép điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của VSV, cho phép tế bào sử
dụng ở một pha riêng biệt đối với môi trường lên men, do đó có khả năng dừng
phản ứng nhanh [37].
Quá trình bao gói có thể ngăn chặn các vi sinh VSV sinh sôi nảy nở trong
trong thực phẩm để tránh thay đổi hương vị của sản phẩm.
Vi nang hóa dự kiến sẽ kéo dài thời hạn sử dụng của các chế phẩm ở nhiệt
độ phòng, tăng khả năng chịu nhiệt, tăng khả năng chịu nén, chịu biến dạng và tăng
khả năng chịu acid [32].
b, Nhược điểm
Trong quá trình trao đổi chất, tế bào VSV sản sinh ra nhiều enzym, trong đó
có những enzym có thể xúc tác cho các phản ứng không mong muốn làm tổn hại vi
nang và VSV [37].
Đa số những vật liệu vi nang như thạch, gelatin,… đều là những nguồn dinh
dưỡng mà VSV có thể tiêu thụ được. Điều này dẫn đến nhược điểm là VSV bên


19

trong hoặc VSV nhiễm tạp bên ngoài có thể tiêu thụ lớp vi nang làm thủng, rách,
hiệu quả vi nang sẽ giảm đáng kể.
1.5.4. Phương pháp bào chế vi nang probbiotics
Có nhiều phương pháp bào chế vi nang. Việc lựa chọn phương pháp chế tạo
phụ thuộc vào điều kiện thực tế như độ tan, tính tương đồng, kích thước vi nang,...
Có thể phân chia như sau:
 Phương pháp hoá lý: đông tụ (đơn giản, phức hợp): sử dụng các polyme
không tương thích, bốc hơi dung môi, sử dụng chất lỏng siêu tới hạn...

 Phương pháp cơ lý: ly tâm, bao tầng sôi, xát hạt tầng sôi quay tròn, nồi bao
viên thông thường, phun sấy,...
 Phương pháp hoá học: polyme hoá (tương tác các polyme, polyme hoá bề
mặt)...[20].
Một số phương pháp được trình bày cụ thể như sau:
 Phương pháp tách pha đông tụ
Nguyên tắc: Tách pha nhờ sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi pH, sự muối hoá
hoặc khi thêm một dung môi thứ hai vào hệ tạo vi nang, làm thay đổi độ tan của
polyme, kết quả là hình thành một pha mới. Lúc này, hệ trở thành hai pha, một pha
có nồng độ cao chất keo được tách ra dưới dạng nhỏ giọt là các giọt đông tụ
(coacervat). Sau đó các hạt coacervat dần kết dính lại với nhau hoặc hấp thụ lên bề
mặt chất cần bao gói tạo thành lớp màng vi nang [14].
Có thể chia thành hai nhóm cơ bản:
Đông tụ đơn giản: Là quá trình loại nước của các chất keo thân nước dùng
trong hệ, do đó làm giảm độ tan của chất keo. Trong phương pháp này thường chỉ
sử dụng một loại polyme (gelatin, polyvinyl alcol, carboxymethyl cellulose). Quá
trình làm giảm độ tan của chất keo có thể bằng các cách sau: thêm vào một dung
môi có thể trộn lẫn với nước (ethanol, aceton, isopropanol...) hoặc thêm vào một
muối vô cơ hay thay đổi nhiệt độ [2].
Đông tụ phức hợp: là quá trình tương tác giữa các phân tử tích điện âm và
tích điện dương của hai hoặc nhiều hợp chất cao phân tử, hoặc do sự thay đổi nồng


×