Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG và NHU cầu điều TRỊ của NGƯỜI CAO TUỔI tại xã AN hòa, VĨNH bảo, hải PHÒNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

HOÀNG THÁI HÒA

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG VÀ NHU
CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ
AN HÒA, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG NĂM 2019
Chuyên ngành: Răng hàm mặt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HẢI PHÒNG – 2019


BỘ Y TẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

HOÀNG THÁI HÒA

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG VÀ NHU
CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ
AN HÒA, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG NĂM 2019
Chuyên ngành: Răng hàm mặt


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

Ths. Đỗ Quốc Uy

HẢI PHÒNG – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Khoa Răng Hàm Mặt Trường
Đại học Y Dược Hải Phòng.
ThS. Đỗ Quốc Uy, Giảng viên bộ môn Phẫu thuật trong miệng, đã tận
tình dạy bảo và truyền thụ cho em những kiến thức chuyên ngành cũng như lòng
yêu nghề và phương pháp học tập nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn
Tập thể các bác sĩ trong khoa Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ hỗ trợ về đồ
dùng, trang thiết bị cho nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ và động
viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin kính chúc các thầy, các cô thật dồi dào sức khỏe, công tác tốt.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng 06 năm 2019
Sinh viên

Hoàng Thái Hòa



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu
trình bày trong nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ nghiên cứu nào trước đây.

Hải Phòng, ngày

tháng năm 2019

Người làm luận văn

Hoàng Thái Hòa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQR

: Bệnh quanh răng.

CPI

: Community Periodontal Index (Chỉ số quanh răng cộng đồng).

CPITN

: Community Periodontal Index of Treatment Needs (Chỉ số nhu
cầu điều trị quanh răng cộng đồng).


CS

: Cộng sự.

LOA

: Loss of Attachment (Chỉ số mất bám dính).

NCT

: Người cao tuổi.

VSRM

: Vệ sinh răng miệng.

CSSKRM

: Chăm sóc sức khỏe răng miệng.

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới).


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục

Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………...1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN……………………………………………………….3
1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.……………………………………………..3
1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm...................................................................................................3
1.2. Hiểu biết về bệnh vùng quanh răng………………………………………….4
1.2.2. Phân loại...................................................................................................8
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh quanh răng.................................................................10
1.2.4 Một số biến đổi sinh lý tại vùng quanh răng ở người cao tuổi………… 11
1.2.5. Tình hình nghiên cứu về tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị
của người già trên thế giới và ở Việt Nam........................................................12
1.2.6. Vài nét về thành phố Hải Phòng, Huyện Vĩnh Bảo, Xã An Hòa.............14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………...14
2.1. Đối tượng nghiên cứu.……………………………………………………...15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.…………………………………………………..15
2.3. Cách chọn mẫu.……………………………………………………………15
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.…………………………………………15
2.5. Nội dung nghiên cứu.………………………………………………………15
2.6. Các bước tiến hành…………………………………………………………17


2.6.1. Chuẩn bị dụng cụ....................................................................................17
2.6.2. Chuẩn bị khám, phiếu phỏng vấn............................................................18
2.7. Các chỉ số, biến số nghiên cứu……………………………………………..18
2.7.1. Chỉ số quanh răng cộng đồng CPI..........................................................18
2.7.2. Chỉ số mất bám dính LOA.......................................................................20
2.7.3. Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng CPITN..........................21

2.8. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................23
2.9. Sai số và các biện pháp khống chế sai số…………………………………..23
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………24
CHƯƠNG 3……………………………………………………………………….25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..25
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu………………………………….25
3.2. Thực trạng BQR……………………………………………………………26
3.2.1. Chỉ số quanh răng cộng đồng CPI..........................................................28
3.2.2. Chỉ số mất bám dính (LOA)....................................................................29
3.3. Kiến thức, thái độ, hành vi.………………………………………………...30
3.3.1. Kiến thức của đối tượng..........................................................................30
3.3.2. Thái độ, hành vi CSSKRM......................................................................31
3.4. Nhu cầu điều trị…………………………………………………………….32
3.4.1. Nhu cầu điều trị của đối tượng...............................................................33
3.4.2. Nhu cầu điều trị theo thực trạng BQR....................................................34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu………………………………...36
4.1.1. Phân bố về tuổi, giới...............................................................................36
4.1.2. Phân bố về điều kiện kinh tế...................................................................37
4.2. Thực trạng bệnh quanh răng ở đối tượng nghiên cứu……………………...37


4.2.1. Tỷ lệ mắc BQR........................................................................................37
4.2.2. Chỉ số CPI cao nhất.................................................................................38
4.2.3. Chỉ số mất bám dính...............................................................................40
4.3 . Kiến thức, thái độ, hành vi CSRM của đối tượng..………………………..40
4.4. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng…………………………………………..41
4.4.1. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng của đối tượng nghiên cứu................41
4.4.2. Nhu cầu điều trị thực trạng bệnh quanh răng.........................................42
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….44
1. Thực trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi An Hòa, Vĩnh Bảo, Hải

Phòng……………………………………………………………………………44
2. Kiến thức, thái độ, hành vi..........…………………………………………….44
3. Nhu cầu điều trị................................................................................................44
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..46
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA………………………………………………50


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tỷ lệ NCT tại Việt Nam…………………………………………….4

Bảng 3.1.

Thực trạng mắc BQR ………………………………………….….26

Bảng 3.2.

Thực trạng mắc BQR theo đặc điểm đối tượng…………………...27

Bảng 3.3.

Tỷ lệ NCT có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh…………………28

Bảng 3.4. Tỷ lệ CPI cao nhất ở NCT…………………………………………29
Bảng 3.5.

Phân bố chỉ số mất bám dính theo nhóm tuổi……………………..30


Bảng 3.6.

Phân bố chỉ số mất bám dính theo giới……………………………30

Bảng 3.7.

Kiến thức của đối tượng về BQR………………………………….31

Bảng 3.8.

Đi khám định kỳ của đối tượng……………………………………31

Bảng 3.9.

Số lần chải răng trong ngày của đối tượng………………………...32

Bảng 3.10. Thời gian thay bàn chải đánh răng của đối tượng…………………32
Bảng 3.11. Chỉ số nhu cầu điều trị BQR của NCT theo giới………………….35
Bảng 3.12. Chỉ số nhu cầu điều trị BQR của NCT theo nhóm tuổi…………...35
Bảng 3.13. Nhu cầu điều trị BQR của NCT theo kinh tế……………………...36


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi………………..25

Biểu đồ 3.2.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo giới………………………25


Biểu đồ 3.3.

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo điều kiện kinh tế………...26

Biểu đồ 3.4.

Thói quen VSRM sau ăn của đối tượng………………………..31

Biểu đồ 3.5.

Nhu cầu điều trị BQR theo giới………………………………...33

Biểu đồ 3.6.

Nhu cầu điều trị BQR theo nhóm tuổi………………………….33

Biểu đồ 3.7.

Nhu cầu điều trị BQR của NCT theo kinh tế…………………..34


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Cấu trúc vùng quanh răng…………………………………………..5

Hình 2.1.


Khay khám, cây đo túi nha chu, gương phẳng có đèn sợi quang học,

thám châm, kẹp gắp…….…………...............................……………………….17
Hình 2.2.

Sonde khám nha chu của WHO…………………………………...17

Hình 2.3.

Biểu diễn cách chia vùng lục phân………………………………..19

Hình 2.4.

Phân loại CPI……………………………………………………...20

Hình 2.5.

Độ dài của đầu Sonde khám nha chu……………………………...21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo điều tra của nhiều
tác giả trên thế giới cũng như trong nước cho thấy người mắc bệnh răng miệng
chiếm tỷ lệ rất cao, như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, mất răng…, nhất là
sâu răng và nha chu viêm có nơi 90% dân số mắc các bệnh này.
Tại Việt Nam, theo nguồn số liệu của Viện thông tin y học trung ương,
năm 1999, số lượng người cao tuổi ở nước ta xấp xỉ 6,199 triệu người. Dự báo
tới năm 2029, số lượng người cao tuổi sẽ là 16,5 triệu người, chiếm 18,7% dân

số nước ta.
Bệnh quanh răng (BQR) là nguyên nhân chính gây mất răng ở người cao
tuổi, bệnh có liên quan đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng cá nhân cũng như mức
sống, mức độ hiểu biết. Các tổn thương viêm lợi, viêm quanh răng khi không
được điều trị kịp thời, nó không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm
mỹ, mà còn có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tại chỗ hay toàn thân, thậm chí
còn ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt ở người cao tuổi, khi mà sự lão hoá làm
suy giảm khả năng phục hồi, dễ mắc bệnh và mắc nhiều loại bệnh cùng lúc.
Nếu việc chăm sóc răng miệng không được cải thiện thì bệnh răng miệng
và các vấn đề liên quan sẽ trở thành nghiêm trọng với người cao tuổi. Đối tượng
chăm sóc người cao tuổi và người thân trong gia đình phải nhận biết được mức
độ ảnh hưởng chăm sóc răng miệng đối với người cao tuổi.
Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu răng miệng người cao tuổi. ở Việt
Nam, ngành y tế hiện nay tuy có nhiều quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi, nhưng chuyên ngành Răng Hàm Mặt, việc nghiên cứu chuyên
sâu về răng miệng người cao tuổi còn rất ít, việc đánh giá tình trạng bệnh quanh
răng và nhu cầu điều trị cho người cao tuổi chưa mang tính chất hệ thống và


2

thống nhất nên việc đánh giá và so sánh về tình hình bệnh tật gặp nhiều khó
khăn.
Vì vậy, Xác định nhu cầu điều trị quanh răng của người cao tuổi để đảm
bảo chất lượng chăm sóc răng miệng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người cao tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh quanh
răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại Xã An Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
năm 2019” được nghiên cứu với 3 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi tại Xã An Hòa,
Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2019.

2. Nhận xét kiến thức, thái độ, hành vi của nhóm đối tượng nghiên cứu
trên.
3. Đánh giá nhu cầu điều trị bệnh quanh răng của nhóm đối tượng nghiên
cứu đó.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
1.1.1. Định nghĩa:
Tại hội nghị Quốc tế về người già ở Viên (Áo – 1982) đã quy
định
người cao tuổi đó là những người từ 60 tuổi trở lên.
Theo Luật người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 được Quốc hội ban
hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên
được gọi là người cao tuổi [1].
1.1.2. Đặc điểm
Chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi
ngày càng được quan tâm và trở thành vấn đề được coi trọng ở nhiều nước [2],
[3]. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên
đã tăng gần 6% và dự kiến sẽ đạt gần 15% vào giữa thế kỷ. Ở hầu hết các nước
tỷ lệ người trên 60 tuổi đang tăng nhanh hơn so với các lứa tuổi khác do xu
hướng già hoá dân số. Tại khu vực Đông Nam Á ước tính có gần 8% dân số trên
60 tuổi [4], [5], [1].
Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người cao tuổi (9,4%
dân số). Số lượng người cao tuổi đã tăng lên nhanh chóng, trong khi tỷ lệ hỗ trợ
tiềm năng, tỷ lệ giữa dân số độ tuổi lao động và những người cao tuổi, đang giảm
đáng kể. [6], [7].



4

Bảng 1.1. Tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam
Tổng dân số

Người cao tuổi

1979
1989

(Triệu người (%))
53,74 (100)
64,41 (100)

(Triệu người (%))
3,71 (6,9)
4,64 (7,2)

1999

76,32 (100)

6,19 (8,1)

2002

79,73 (100)


6,47 (8,6)

2004

82,03(100)

7,34 (9,0)

2006

84,15 (100)

7,74 (9,2)

2010

86,927 (100)

8,171 (9,4)

Năm

(Giang Thanh Long, Hội nghị quốc tế về người cao tuổi dân số tổ chức tại
đại học Malaysia tháng 7 năm 2012) [6].
1.2. Hiểu biết về bệnh vùng quanh răng
Vùng quanh răng bao gồm toàn bộ tổ chức bao bọc
quanh răng: lợi, dây chằng quanh răng, cement và xương
ổ răng.
Khi tổ chức quanh răng bị viêm ta gọi là viêm nha chu, bao gồm hai quá
trình: tổn thương viêm và tổn thương thoái hoá. Tuỳ theo mức độ viêm nha chu,

chia ra hai bệnh là viêm lợi và viêm quanh răng. Khi viêm nha chu giai đoạn
nặng làm phá huỷ tổ chức quanh răng, phá huỷ sự cấu kết gắn bó chức năng giữa
răng và tổ chức quanh răng, làm lung lay răng gây ảnh hưởng tới chức năng ăn
nhai và cuối cùng gây mất răng.
Quá trình viêm nha chu làm cho bệnh nhân rất khó chịu như: miệng hôi,
đánh răng chảy máu, hoặc chảy máu lợi tự nhiên, răng di lệch và rụng ảnh
hưởng đến sức nhai, thẩm mỹ, phát âm và ảnh hưởng tới sức khoẻ của người
bệnh, nhất là khi người bệnh đã cao tuổi, sức đề kháng kém.


5

1.2.1. Giải phẫu và sinh lý học vùng quanh răng [8], [12], [13], [16]

Hình 1.1: Cấu trúc vùng quanh răng
1.2.1.1. Lợi [16]
Lợi là phần niêm mạc miệng biệt hoá ôm cổ răng và có một phần bám
dính vào chân răng và xương ổ răng.
- Giới hạn của lợi: ở trên là nhú lợi và đường viền lợi, ở dưới là ranh giới
lợi - niêm mạc miệng.
- Lợi bình thường săn chắc, hồng nhạt, bóng đều. Màu lợi phụ thuộc vào
mật độ mao mạch dưới biểu mô và các hạt sắc tố.
Lợi gồm ba phần: nhú lợi, lợi tự do và lợi bám dính. Giữa lợi tự do và răng
là một rãnh nông, đáy của nó tạo bởi biểu mô bám dính là nơi lợi bám vào răng,
bình thường rãnh này sâu khoảng 0,5 - 2 mm và gọi là rãnh lợi sinh lý.


6

Lợi tự do bao gồm hai phần: nhú lợi và đường viền lợi.

1.2.1.2. Dây chằng quanh răng [16]
Có nguồn gốc trung mô, cấu trúc chính là những sợi keo với chức năng cơ
học ở lợi và khe quanh răng tạo nên những dây chằng và được sắp xếp tuỳ theo
chức năng ở răng và vùng quanh răng. Nó giữ răng trong ổ răng và vùng quanh
răng đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương răng và ổ răngnhờ những tế bào
liên kết đặc biệt trong tổ chức dây chằng. Bề rộng dây chằng quanh răng là 0,15
- 0,21 mm. Tuỳ theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà người ta phân ra
thành những nhóm sau:
- Nhóm cổ răng hay nhóm mào ổ răng: gồm những bó sợi đi từ mào
xương ổ răng đến xương răng gần cổ răng.
- Nhóm ngang: gồm những bó sợi đi từ xương răng ở chân răng thẳng
góc với trục của răng đến xương ổ răng.
- Nhóm chéo: gồm những bó đi từ xương ổ răng chếch xuống dưới phía
chân răng bám vào xương răng. Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất trong dây
chằng quanh răng.
- Nhóm cuống răng: gồm những bó sợi đi từ xương răng ở cuống răng toả
hình nan quạt để đến bám vào xương ổ răng vùng cuống răng.
- Nhóm giữa các chân răng: đối với răng nhiều chân còn có các bó sợi đi
từ kẽ răng hai hoặc ba chân đến bám vào vách xương ổ răng nhiều chân ấy.
1.2.1.3. Xương răng
Được hình thành trong quá trình hình thành chân răng. Xương răng là một
dạng đặc biệt của xương, trong đó thành phần vô cơ và hữu cơ chiếm tỉ lệ ngang
nhau. Xương răng bao phủ chân răng, và đi qua phần men răng, phủ trên bề mặt
men ở cổ răng. Bề dày của xương răng thay đổi theo tuổi, tùy vùng và chức
năng, dày nhất là vùng cuống răng và mỏng nhất là vùng cổ răng. Zander nghiên


7

cứu và đo bề dày xương răng giữa các vùng khác nhau của chân răng giữa người

già và người trẻ thấy: Sự đắp dày thêm xương răng xảy ra từ từ và đều đặn theo
tuổi, ngoài ra còn do các yếu tố khác như: kích thích của quá trình viêm, hoá
chất vùng cuống răng và do chuyển hoá.
Xương răng tham gia vào sự hình thành hệ thống cơ học nối liền răng với
xương răng, cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết cho vùng dây chằng
quanh răng, bảo vệ ngà răng và tham gia sửa chữa ở một số trường hợp tổn
thương ngà chân răng.
1.2.1.4. Xương ổ răng
Xương ổ răng là phần lõm của xương hàm để giữ chân răng, nó là một bộ
phận của xương hàm, gồm lá xương thành trong huyệt ổ răng và tổ chức xương
chống đỡ xung quanh huyệt răng. Lá xương thành trong huyệt răng là một lá
xương mỏng, trên mặt huyệt răng của lá xương này có những bó sợi của dây
chằng quanh răng bám vào. Lá xương này trên phim X quang là một đường viền
trắng giới hạn phía ngoài của vùng dây chằng quanh răng và được gọi là lá cứng.
Nếu xương ổ răng có quá trình tiêu và phục hồi cân bằng thì xương luôn
chắc và đảm bảo chức năng. Nếu mất thăng bằng, quá trình tiêu xương lớn hơn
phục hồi dẫn đến tiêu xương gặp ở quá trình bệnh lý quanh răng, sang chấn
khớp cắn.
1.2.1.5. Tuần hoàn quanh răng
Răng, dây chằng quanh răng và xương ổ răng thường có một mạch máu
nuôi dưỡng. Mỗi răng và khe quanh răng được nuôi dưỡng bởi một động mạch
nhỏ là một nhánh của động mạch chính trong xương tới lỗ cuống răng, trước khi
vào lỗ cuống răng nó tách ra các nhánh vào trong xương ổ răng, một nhánh vào
vùng dây chằng quanh chân răng. Nhánh chính đi vào tuỷ răng qua lỗ cuống
răng, động mạch tuỷ răng không có nhánh nối với bên ngoài nên khi bị đứt động
mạch tuỷ răng do tai nạn thì nó không được vùng nào cung cấp máu ở bên ngoài
răng. Còn trong xương ổ răng thì có nhiều mạng nối chằng chịt với nhau, ở vùng


8


dây chằng quanh răng cũng vậy, có những nhánh xuyên qua bản xương thành
trong huyệt răng nối với mạng lưới tuần hoàn trong khe quanh răng.Tĩnh mạch
đi song song với động mạch và đặc biệt là mạng lưới nối tĩnh mạch ở vùng
quanh răng tập trung quanh lỗ cuống răng.
1.2.1.6. Thần kinh vùng quanh răng
Có hai loại:
 Tự vận động là các sợi giao cảm chạy song song mạch máu, điều hoà máu
chảy trong các mao mạch.
 Thần kinh ngoại biên: các sợi cảm giác hầu hết là các nhánh có myelincủa
nhánh II hoặc nhánh III của dăy thần kinh tam thoa.
1.2.2. Phân loại [12], [13], [15]
BQR được loài người biết từ lâu với đặc điểm được xác định là túi mủ
quanh răng: những phân loại về bệnh này có từ trước thế kỷ 19 và 20 và hệ
thống thuật ngữ quốc tế cho đến nay vẫn chưa thống nhất.
Năm 1550 Paré là người đầu tiên mô tả bệnh vùng quanh răng, sau đó là
Fauchare năm 1746 là người đầu tiên xác định về mặt lâm sàng. Toriac năm
1839 đã đưa ra quan niệm ổ răng mủ đặc trưng cho bệnh này “Pyorhea
alveolaris”. Cuối thế kỷ 19, một tác giả Liên Xô là Nexnhianop (khoảng năm
1885) xác định được giải phẫu học vùng quanh răng là “amphodont”, còn định
nghĩa về mặt chức năng cùng với khái niệm cận răng “paradentose” do Weski
(1922) đưa ra. Năm 1884 Rhein đưa ra phân loại đầu tiên, tiếp đó là Hội răng
miệng Quốc tế đầu tiên vào năm 1931 (Federation Dentaire International), sau
đó là Hội nghiên cứu BQR ARPA. Từ đó đến nay nhiều Hội nghị Quốc tế và Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đã thống nhất những phân loại chính và giải thích
thuật ngữ.
1.2.2.1. Phân loại của Hội nghiên cứu BQR ARPA 1958
- Bệnh viêm quanh răng parodontitis.
- Hư quanh răng: parodontopathia dystrophica parodontosa.



9

- U vùng quanh răng: parodontopathia néoplestica parodentoma.
1.2.2.2. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1961
 Viêm lợi
- Thể cấp tính
+ Viêm lợi loét hoại tử cấp (bệnh Vincent)
+ Viêm lợi cấp không đặc hiệu
- Thể mãn tính
+ Viêm lợi mãn tính.
+ Viêm lợi mãn tính phì đại.
 Viêm quanh răng
- Cấp tính: abcès quanh răng, viêm quanh răng loét
- Mãn tính
+ Viêm quanh răng đơn giản: tiêu xương ngang mào xương ổ răng.
+ Viêm quanh răng phức tạp: tiêu xương không đồng đều
1.2.2.3. Phân loại bệnh nha chu (1999)
Gồm 8 mục chính:
1. Bệnh Nướu (Gingival diseases)
2.Viêm nha chu mãn tính (Chronic periodontitis)
3. Viêm nha chu tấn công (Aggressive periodontitis)
4. Viêm nha chu biểu hiện của bệnh hệ thống (Periodontitis manifestation
systemic diseases)
5. Bệnh nha chu hoại tử (Necrotizing periodontal diseases)


10

6. Áp xe mô nha chu (Abscesses of periodontium)

7. Viêm nha chu liên quan với sang thương nội nha (Periodontitis
associated with endodontic lesions)
8. Bệnh, khuyết tật do mắc phải hoặc xảy ra trong quá trình phất triển
(Developmantal or acquired deformities and conditions)
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh quanh răng [13], [15]
Vào những năm 60, người ta đã chứng minh được ảnh hưởng của mảng
bám tới viêm lợi (Green, Ramfjord, Loe). Tổn thương tốt chức quanh răng phổ
biến nhất là quá trình viêm lợi và các tổ chức bám dính xung quanh rang. Sự
viêm nhiễm này chủ yếu là nhiễm khuẩn mà có liên quan chặt chẽ đến sự xuất
hiện của mảng bám răng tại chỗ. Mảng bám răng là một sản phẩm có thành phần
cấu tạo hết sức phức tạp và được hình thành dần trong suốt quá trình thay đổi
môi trường ở vùng răng miệng. Nếu răng được chải kỹ thì sau 2 đến 4h mảng
bám răng đã bắt đầu hình thành do các vi khuẩn trong nước bọt với các men
cacbohydraza và neuraminidaza tác động lên axit sialic trong mucin của nước
bọt. Sản phẩm của quá trình tác động lắng đọng trên mặt răng và tạo nên một
màng tựa hữu cơ đầu tiên. Hai ngày đầu trên các màng tựa đã thấy xuất hiện các
cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-). Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 trên mảng bám
răng đã thấy thoi trùng và các vi khuẩn có dạng hình sợi. Từ ngày thứ 4 đến
ngày thứ 9 đã thấy có các xoắn khuẩn. Trong các mảng bảm răng già, các vi
khuẩn có cấu trúc hình sợi chiếm tới 40% và như vậy rõ ràng là bề mặt các vi
khuẩn không hoàn toàn gióng nhau trên các mảng bám răng non và già. Có thể
nói là trong một môi trường có các điều kiện sinh lý và nhiệt độ thích hợp, các vi
khuẩn sống và đã chết (chủ yếu là các vi khuẩn giàu polysaccarit và
glycoprotein) cùng với những sản phẩm mà chúng ta đã phân giải, tạo nên mảng
bám răng càng ngày càng dày (50 đến 200) với khối lượng 70% là vi khuẩn và
30% là chất tự hữu cơ. Các vi khuẩn có trên mảng bám răng tiết ra men
pyrophotphataza biến phosphat trong nước bọt thành phosphat canxi lắng đọng,


11


tạo thành cao răng và thường xuyên kích thích lợi, gây hiện tượng viêm lợi. Một
mặt khác, kháng nguyên của vi khuẩn có thể kết hợp với tổ chức quanh răng, tạo
thành những phức hợp kháng nguyên với cơ chế bảo vệ thông qua kháng thể, có
thể cũng làm tổn thương đến các tế bào biểu mô lợi đã có gắn các thành phần
kháng nguyên của vi khuẩn. Bên cạnh những cơ chế về miễn dịch cơ thể thông
qua phản ứng kháng nguyên kháng thể như đã nói ở trên, cơ chế miễn dịch tế
bào với sự xuất hiện của lysozim, histamin, heparin, lymphokin… tổ chức lợi
cũng bị tổn thương có thể dẫn tới thoái hóa và trong một số trường hợp có thể
dẫn tới tiêu xương ổ răng.
Điều trị làm ngăn chặn sự hình thành mảng bám răng thì có thể
khống chế được BQR, nghĩa là làm cho bệnh ngừng lại, hơn nữa vệ sinh răng
miệng sạch làm cho tổn thương lành lại. Cho đến nay người ta cho rằng tiền sử
khởi phát bệnh tổ chức quanh răng cũng như sự di chuyển tiếp từ viêm lợi sang
viêm quanh răng phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
- Vi khuẩn mảng bám răng mà vai trò của nó người ta đã chứng minh
được ở người từ những công trình gây bệnh thực nghiệm viêm lợi người.
- Sự đáp ứng của cơ thể, đó là phản ứng miễn dịch. Ngoài ra người ta còn
thấy yếu tố làm bệnh nặng thêm như sang chấn khớp cắn hoặc những bệnh toàn
thân khác như tiểu đường, cao huyết áp, béo phì…
Như vậy, có thể nói mảng bám răng là yếu tố hết sức quan trọng trong bệnh tổ
chức quanh răng. Nó là nguyên nhân chính, nguyên nhân chủ yếu, mắt xích đầu
tiên dẫn đến sự phá hủy hoại vùng quanh răng.
1.2.4 Một số biến đổi sinh lý tại vùng quanh răng ở người cao tuổi [15], [16]
1.2.4.1. Biến đổi ở lợi:
Mạch máu ở lợi giảm về số lượng và khả năng thẩm
thấu cũng như lắng đọng Hyalin trong các tiểu động mạch. Lợi
mất dần tính đàn hồi, có vẻ hơi phù nề và bóng láng, lợi bị co va



12

teo lại gây hở chân răng có khi tới 2/3 chiều dài của chân răng.
Hiện tượng này không phải chỉ do nhiều tuổi đơn thuần mà còn
phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng
không tốt, răng mọc lệch, lợi bị chấn thương kéo dài….
1.2.4.2. Biến đổi ở dây chằng quanh răng:
Có những thay đổi về mạch máu như ở lợi. Vì vậy, vai
trò của mô quanh răng giảm, mật độ tế bào (nguyên bào sợi,
tạo cốt bào, hủy cốt bào) và tăng sợi keo, những nguyên bào
xơ, thành phần tế bào chính của mô dây chằng quanh răng có
xu hướng hòa vào nhau để sinh ra những tế bào đa nhân. Tỉ lệ
đổi mới của mô liên kết chậm lại dẫn tới khả năng liền sẹo kém.
Dây chằng có thể thoái triển coi như mất xơ, xương ổ răng lan
vào xương chân răng làm cho chân răng người già gần như dính
vào xương.
1.2.4.3. Biến đổi ở xương ổ răng:
Xương ổ răng cũng như xương hàm có hiện tượng mạch
máu ít đi, chuyển hóa cơ bản thấp, gần như không có sự bồi đắp
xương mới, tế bào xương giảm về số lượng và hoạt động. Kết
hợp với sự co của lợi ở khoảng giữa 2 răng sẽ tạo ra khoảng
trống dễ gây ứ đọng mảng bám răng, thức ăn và vi khuẩn dẫn
đến viêm kẽ và sâu răng ở mặt bên.
1.2.4.4. Biến đổi ở xương ổ răng:
Xương ổ răng cũng như xương hàm có hiện tượng mạch
máu ít đi, chuyển hóa cơ bản thấp, gần như không có sự bồi đắp
xương mới, tế bào xương giảm về số lượng và hoạt động


13


1.2.5. Tình hình nghiên cứu về tình trạng quanh răng và nhu cầu điều trị của
người già trên thế giới và ở Việt Nam [9], [10], [14], [30]
1.2.5.1. Trên thế giới:
Theo điều tra sức khoẻ quốc gia 1971 - 1974 ở Mỹ tình hình bệnh nha chu theo độ tuổi như sau: [25]

Độ tuổi

Nam (%)

Nữ (%)

55-64

46,9

35,8

65-74

58,9

42,9

Theo điều tra của P.D. Barnard năm 1988 ở Australia [24] thì số trung bình vùng lục phân có mã số
CPITN cao nhất ở lứa tuổi từ 65 trở lên là:

Lứa tuổi
65+


CPITN=0 CPITN=1 CPITN=2 CPITN=3 CPITN=4
0,7

0,2

0,5

0,3

0,1

Loại trừ
4,2

1.2.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt nam đến nay chưa có công trình nào đề cập chuyên về tình trạng sức
khoẻ, bệnh lý và nhu cầu điều trị răng miệng của người cao tuổi. Song có thể thấy
một số thông tin về tình trạng răng miệng người cao tuổi qua các công trình điêù tra
cơ bản chung về răng miệng mọi lứa tuổi được tiến hành trong toàn quốc
Về tình hình bệnh tổ chức quanh răng , theo công trình điều tra cơ bản tại khu vực Hà Nội của Nguyễn
Đức Thắng [9] thì tỷ lệ người có chỉ số CPI cao nhất ở người từ 45-64 (n=150) như sau:

CPITN

0

1

2


3

4

Tỷ lệ

3,66

1,33

64,67

21,33

8,99

Công trình của Nguyễn Văn Cẩn điều tra dịch tễ học vùng quanh răng tại thành phố Hồ Chí Minh khám
50 người độ tuổi từ 45 đến 64 [8] cho thấy tỷ lệ người có chỉ số CPITN cao nhất là:


14

CPITN

0

1

2


3

4

Tỷ lệ

0

0

56

30

14

Theo công trình điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc của GS Trần Văn Trường từ năm 1999 - 2001 ở
người > 45 tuổi [10], chỉ số CPITN nặng nhất theo các yếu tố dân số- xã hội học (n= 999) là:

CPI=0

CPI=1

CPI=2

CPI=3

CPI=4

Mất toàn bộ


1,9

0,2

45,9

35,7

10,5

5,8

1.2.6. Vài nét về thành phố Hải Phòng, Huyện Vĩnh Bảo, Xã An Hòa:
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 12/2011 dân số Hải Phòng là 1.907.705
người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thông chiếm
53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam. Hải Phòng có nhiều khu
công nghiệp, thương mại lớn là trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và
thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Thành phố Hải Phòng gồm 7
quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo (228 đơn vị cấp xã,
phường: 70 phường, 10 thị trấn và 148 xã) [11]. Huyện Vĩnh Bảo ở phía Tây
Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố 40km. Đây là huyện chủ
yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế thuần nông, có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất thành
phố (17,7% tổng số hộ). Xã An Hòa là 1 xã nghèo thuộc huyện Vĩnh Bảo, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Người từ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại Xã An

Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Người từ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại Xã
An Hòa, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.


×