Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT ở học SINH tại HAI TRƯỜNG TIỂU học THÀNH PHỐ UÔNG bí, TỈNH QUẢNG NINH (2018 – 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC SINH
TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH (2018 – 2019)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA 2015-2019

HẢI PHÒNG, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TRẦN THỊ THU HÀ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC SINH
TẠI HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH (2018 – 2019)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA 2015 - 2019

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ VŨ VĂN THÁI

HẢI PHÒNG, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu,
kết quả được trình bày trong khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột ở học sinh tại hai trường tiểu học
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (2018 – 2019)” hoàn toàn trung thực,
khách quan, chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào trước đó.

Hải phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Khoa Kỹ thuật Y học, Bộ môn
Ký sinh trùng trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Đã giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu, hoàn thành khoá luận này.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. BS. Vũ Văn Thái - Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Y học, Phó trưởng

bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Dược Hải Phòng, người thầy trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ chỉ bảo cho em những lời khuyên hết sức bổ ích trong quá trình
học tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương và Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh. Ban giám hiệu và tập thể các thầy cô
giáo trường tiểu học Phương Nam A và trường tiểu học Yên Thanh, thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thu
thập số liệu để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, con xin cảm ơn bố mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục,
luôn tin tưởng ủng hộ mọi quyết định và lựa chọn của con. Con cảm ơn bố mẹ
đã luôn sát cánh bên con trong mọi vui buồn, khó khăn và hạnh phúc.
Sinh viên

Trần Thị Thu Hà


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS
EPG

Cộng sự
Eggs per gram


GĐR
GM/M
GT
KAP


Số trứng trung bình/ 1 gam phân
Giun đũa
Giun đường ruột
Giun móc/mỏ
Giun tóc
Knowledge – Attitude - Practice

NC
SR - KST - CT
TB
TCYTTG
TS

WHO

Kiến thức, thái độ, thực hành
Nghiên cứu
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung bình
Tổ chức y tế thế giới
Tổng số
Trung ương
World Health Organization

XN

Tổ chức y tế Thế giới
Xét nghiệm



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các giun đũa trưởng thành ...............................................................6
Hình 1.2. Trứng giun đũa..................................................................................6
Hình 1.3. Giun tóc đực......................................................................................6
Hình 1.4. Giun tóc cái........................................................................................6
Hình 1.5. Trứng giun tóc...................................................................................7
Hình 1.6. Miệng giun móc.................................................................................8
Hình 1.7. Miệng giun mỏ..................................................................................8
Hình 1.8. Trứng giun móc/mỏ...........................................................................8
Hình 1.9. Chu kỳ giun đũa.................................................................................9
Hình 1.10. Chu kỳ giun tóc.............................................................................10
Hình 1.11. Chu kỳ giun móc/mỏ.....................................................................11
Hình 3.1. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun của học sinh tại hai điểm nghiên cứu.....21
Hình 3.2. Phân bố tỷ lệ nhiễm giun theo giới của học sinh.............................23
Hình 3.3. Phân bố tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun của học sinh................24
Hình 3.4. Phân bố cường độ nhiễm giun đũa của học sinh theo giới..............26
Hình 3.5. Phân bố cường độ nhiễm giun tóc của học sinh theo giới...............27



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh giun đường ruột phổ biến trên thế giới và ảnh hưởng lớn đến các
quốc gia kém phát triển và đang phát triển. Bệnh lây truyền từ trứng giun có
trong phân người thải ra ngoài làm đất bị nhiễm và tác nhân gây bệnh chủ yếu
hiện nay là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và
giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator amreicanus) [25], [28], [31].
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2016 trên toàn thế giới có khoảng
gần 2 tỉ người chiếm khoảng 24% dân số thế giới bị nhiễm giun đường ruột.
Khu vực nhiễm giun tập trung vào các quốc gia có điều kiện cận nhiệt đới và
nhiệt đới tại Châu Phi, Mỹ La Tinh, Trung Quốc và Đông Á, trong đó trẻ em
dễ bị phơi nhiễm bệnh do tình trạng thể chất, dinh dưỡng và nhận thức kém
[5], [35].
Việt Nam có khoảng 45 triệu người nhiễm giun, phổ biến khắp các tỉnh
thành trên cả nước, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh nhiễm giun, trong
đó có 1 người có thể nhiễm 1-3 loài giun [8].
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc của tổ quốc với nhiều
kiểu địa hình xen kẽ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tập quán sinh hoạt, vệ
sinh, ăn uống và canh tác còn lạc hậu. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun của
người dân rất cao. Xuất phát từ thực tế trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột
ở học sinh tại hai trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
(2018 – 2019)”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đường ruột ở học sinh tại hai
trường tiểu học Phương Nam A và Yên Thanh thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh năm 2018 - 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột ở học
sinh tại điểm nghiên cứu.



9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Lịch sử nghiên cứu bệnh giun đường ruột
Giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ là những ký sinh trùng có lịch sử xuất

hiện từ rất sớm ngay từ khi sơ khai hình thành trái đất và các sinh vật trên trái
đất. Bệnh do chúng gây ra đã được nhắc đến trong các tài liệu y học cổ.
Giun đũa được EdWard Tyson (Anh Quốc) lần đầu tiên chính thức mô
tả vào năm 1683, với hình dạng giống như giun ở đất và được đặt tên là
“Lumbricus teres”. Sau đó các nhà khoa học đã đặt với nhiều tên khác nhau
như Ascaris lumbricoides (Linnaeus, 1758), Lumbricoides vulgaris (Merat,
1821) đến năm 1915 Ủy ban Quốc tế gồm 66 thành viên của các nước đã
chính thức xác nhận tên giun đũa trên danh mục động vật học là Ascaris
lumbricoides [17], [19].
Giun tóc được mô tả lần đầu tiên bởi Linnaeus vào năm 1771, tiếp theo
chu kỳ của giun tóc được Grassi xác định năm 1887 và được Fulleborn hoàn
chỉnh vào năm 1923. Tình hình nhiễm giun tóc trên thế giới được Corn tổng
hợp năm 1938 và được đánh giá là loại giun phổ biến. Giun tóc có nhiều tên
gọi khác nhau như Ascaris trichiura (Linnaeus, 1771), Trichocephalu hominis
(Zeder, 1803), Trichocephalus suis (Schrank, 1788), Trichiuris trichiura
(Stiles, 1901) trong đó Trichiuris trichiura được các chuyên gia Châu Mỹ
thống nhất là tên gọi chính thức vào năm 1941 [2], [20], [33].
Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu cổ và đến thế kỷ
17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt (1629), Pison và

Magraff (1648). Năm 1843, Dubini đã phát hiện thấy giun móc ở tử thi một
bệnh nhân ở Milan đặt tên là Ancylostoma duodenale. Tiếp sau đó, một số tác


10

giả khác như Prunez (1847), Bilharz (1852), Criesinger (1854) cũng phát hiện
tương tự và mô tả thêm. Tuy nhiên, tên gọi Ancylostoma duodenale được các
nhà khoa học thống nhất trong danh mục động vật học vào năm 1915 [19], [20].
Tại Việt Nam năm 1936, Đặng Văn Ngữ đã có công trình nghiên cứu các
loài giun sán ký sinh trùng và xác định tình hình nhiễm giun sán ở người [2].
Từ đó đến nay đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về giun sán nói chung
cũng như các loại giun đường ruột nói riêng.
1.2. Tình hình nhiễm giun đường ruột của trẻ em trên Thế giới và Việt
Nam
1.2.1. Tình hình nhiễm giun đường ruột của trẻ em trên Thế giới
Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở người, hay gặp ở các nước nhiệt đới,
phần lớn các nước đang phát triển là vùng nhiễm ký sinh trùng. Theo thống kê
của WHO 2004, có đến 230 triệu trẻ em từ 0-4 tuổi bị nhiễm giun, vùng bị
nhiễm nhiều nhất là vùng châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và sa mạc Sahara [34].
Theo nghiên cứu của Pullan RL, trên toàn cầu trong năm 2010, khoảng
5,3 tỷ người, trong đó có 1,0 tỷ trẻ em ở độ tuổi đi học sống ở các khu vực lưu
hành bệnh nhiễm ít nhất một loài giun đường ruột với 69% sống ở Châu Á.
Hơn 143 triệu người, trong đó có 31,1 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học sống ở các
khu vực có nguy cơ nhiễm giun [32].
Bệnh giun đũa rất phổ biến trên thế giới, có mặt hầu hết ở các châu lục:
Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất khoảng 70%, Châu Phi là 32,32%,
các nước Châu Mỹ có tỷ lệ khoảng 8%. Tình trạng nhiễm giun đũa ở trẻ em
tại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm giun
15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%,

Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6% [35].
Do tính chất sinh thái giống nhau giữa giun đũa và giun tóc nên các
vùng có bệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc. Bệnh giun tóc phổ biến ở các
vùng nhiệt đới Châu Phi và vùng Đông Nam Á [1], [2]. Ở Jamaicar, tỷ lệ trẻ


11

em nhiễm giun tóc là 38,3%, Guatemala tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 82%.
Indonesia có tỷ lệ nhiễm từ 54,9% - 76,0%. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em Philippin là
85,0% [34].
Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ
yếu ở các nước nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và
một số nước Châu Âu. Các nước khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm phụ
thuộc vào từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40,56%, Indonesia là 52% 80%, Malaysia 43% - 51%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp 0,3% - 6,1%, Lào 2%
-31%, Campuchia 35% - 56% [13], [34].
1.2.1. Tình hình nhiễm giun đường ruột của trẻ em Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới, nóng, ẩm nằm ở vùng Đông Nam Á.
Nhìn chung đây là một nước có điều kiện thuận lợi cho trứng GĐR phát triển.
Mặt khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền kinh tế đang phát triển,
có nhiều phong tục, tập quán lạc hậu như ăn rau sống, dùng phân tươi trong
canh tác… Tất cả yếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn tại
và phát triển. Vì vậy, tình trạng nhiễm các loại GĐR là phổ biến và có tỷ lệ
nhiễm phối hợp cao [24], [26].
Ở Việt Nam, nhiễm giun là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Trên toàn quốc
ước tính số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu, giun tóc 40 triệu và giun
móc/mỏ 40 triệu, tỷ lệ nhiễm nói chung từ 50-60% [4]. Đặc biệt, tỷ lệ đa
nhiễm hai, ba loại giun rất cao đạt 60-70%. Riêng trẻ em, tỷ lệ nhiễm giun từ
36,1-99,8%; trong đó, nhiễm giun đũa 30,4-93,9%, giun móc 6,4-70,2%, giun
tóc 0,7-86,6%. Cường độ nhiễm giun khá cao, 1 gam phân có 8,199 trứng

giun đũa, 264 giun tóc [9]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013,
Việt Nam có tới 4 triệu trẻ mầm non và mẫu giáo; 6 triệu trẻ học tiểu học và
19 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ nhiễm giun cao [35].


12

Kết quả điều tra trên toàn quốc từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt
rét - ký sinh trùng và côn trùng trung ương cho thấy trẻ em có tỷ lệ nhiễm
chung là 34%. Trẻ em ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lạng Sơn
có tỷ lệ nhiễm giun đường ruột lần lượt là 77,9%; 76,4%; 54% và 63%, cao
hơn so với các tỉnh thành khác [30].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Châu Thành và cộng sự tại trường tiểu
học xã Ea Phe và xã Ea kuang huyện Krông Pách tỉnh Đắk Lắc năm 2011 cho
thấy, tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh là 19,51%. Trong đó, tỷ lệ
nhiễm giun đũa và giun móc lần lượt là 19,25% và 0,65% [23].
Năm 2015, Đinh Thị Thanh Mai và cộng sự tiến hành điều tra tình trạng
nhiễm giun đường ruột của người dân xã Tú Sơn, Kiến Thụy, Hải Phòng. Kết
quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở đây chiếm tới 42,6%. Trong đó,
tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc lần lượt là 21,6%; 16,9%; 6,5%.
Trẻ em 6-10 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 37,0% và giun tóc là 27,4%, cao
hơn so với các lứa tuổi khác [14].
1.3. Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun đường ruột
1.3.1. Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ
1.3.1.1. Hình thể giun đũa
* Giun đũa trưởng thành:
Giun đũa (Ascaris lumbricoides) có màu trắng hồng như sữa, con cái dài
20 - 25cm, con đực dài 15 - 17cm, hai đầu nhọn, con đực có đuôi cong về
phía bụng.
* Trứng giun đũa:

Trứng giun đũa hình bầu dục dài 40 - 45μm. Ngoài cùng là lớp vỏ xù xì,
phần vỏ này thường bắt màu vàng.


13

Giun cái
Giun đực

Hình 1.1. Giun đũa trưởng thành
()
1.3.1.2. Hình thể giun tóc

Hình 1.2. Trứng giun đũa
()

* Giun tóc trưởng thành:
Giun tóc có hình thể đặc biệt, cơ thể chia làm hai phần rõ rệt. Phần đầu
dài và nhỏ, chiếm 2/3 chiều dài toàn cơ thể, phần thân ngắn phình to. Giun tóc
có màu hồng nhạt hoặc trắng sữa, con cái dài 30 - 35mm, con đực dài 30 45mm.
* Trứng giun tóc:
Trứng giun tóc giống như hình quả cau, vỏ dày, hai đầu có hai nút nhầy trong
suốt, màu vàng đậm, kích thước 50 x 22 µm.

Hình 1.3. Giun tóc đực
()

Hình 1.4. Giun tóc cái
()



14

Hình 1.5. Trứng giun tóc
()
1.3.1.3. Hình thể giun móc/mỏ
* Giun móc/mỏ trưởng thành:
Giun móc con trưởng thành có màu trắng sữa hoặc hơi hồng. Con đực
dài 8 - l1mm, con cái dài 10 - 13mm. Trong bao miệng có hai đôi răng hình
móc ở bờ trên của miệng, bố trí cân đối, bờ dưới của miệng là các bao cứng
giúp giun móc ngoạm chặt vào niêm mặc ruột để hút máu.
Giun mỏ nhìn đại thể khó phân biệt với giun móc. Tuy nhiên ta có thể thấy các
điểm sau: Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc. Miệng hơi tròn và nhỏ hơn giun
móc, không có 2 đôi móc mà thay vào đó là 2 đôi răng hình bán nguyệt sắc bén.
* Trứng giun móc/mỏ:
Trứng giun móc hình trái xoan, có kích thước 60 x 40 µm, ngoài là lớp
vỏ mỏng không màu, nhẵn, trong trứng có nhân. Trứng mới sinh ra đã có 4 - 8
phôi bào. Trứng giun mỏ cũng bé hơn trứng giun móc [17], [26].


15

Hình 1.6. Miệng giun móc
()

Hình 1.7. Miệng giun mỏ
()

Hình 1.8. Trứng giun móc/mỏ
()

1.3.2. Chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ
Chu kỳ của giun là quá trình từ khi nhiễm phải trứng hay ấu trùng tới khi
phát triển thành thể trưởng thành và có khả năng đẻ ra trứng trong phân. Chu
kỳ của 3 loại giun này đều chung một kiểu chu kỳ đơn giản:
Người

Ngoại cảnh

Nghĩa là người đào thải mầm bệnh ra ngoại cảnh và mầm bệnh lại từ
ngoại cảnh vào người.


16

1.3.2.1. Chu kỳ của giun đũa

Hình 1.9. Chu kỳ của giun đũa
()
Giun đũa sống ở ruột non của người, ăn các dưỡng chất mới được tiêu hóa.
Sau khi giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh. Sau một
thời gian phát triển ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng,
trứng có ấu trùng này lại nhiễm vào người qua đường tiêu hóa. Khi vào đến
dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị làm cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ,
chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Sau đó ấu
trùng lại đi theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ
tim phải ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi, chui qua thành mạch vào
phế nang, phát triển nhanh tại phế nang, ấu trùng theo các phế quản lên khí
quản, lên hầu rồi được nuốt vào theo thực quản xuống ruột non, cư trú ở đó
lột xác 4 lần, phát triển thành giun trưởng thành.
Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 60 - 75 ngày.

Giun đũa sống trong cơ thể người khoảng 12 - 18 tháng [17], [26].


17

1.3.2.2. Chu kỳ của giun tóc


18

Hình 1.10. Chu kỳ của giun tóc
()
Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ký sinh ở vùng manh tràng nhưng cũng
có khi ký sinh thấp ở trực tràng. Tại nơi ký sinh, giun tóc cắm phần đầu vào
niêm mạc của đại tràng để hút máu. Sau khi giao hợp giun cái đẻ trứng, trứng
theo phân ra ngoại cảnh. Khi ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ,
độ ẩm thích hợp và có oxy), trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Người
ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng sẽ thoát vỏ xuống đại tràng và ký
sinh ở đó phát triển thành giun trưởng thành.
Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc khoảng 30 ngày.
Đời sống của giun tóc trung bình từ 5 - 6 năm [17], [26].
1.3.2.3. Chu kỳ của giun móc/mỏ
Chu kỳ giun móc và giun mỏ giống nhau. Giun móc/mỏ ký sinh chủ yếu
ở tá tràng. Giun móc/mỏ cái trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại
cảnh gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ấu trùng các giai đoạn I, II, III,
ấu trùng giai đoạn III mới có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da và
niêm mạc. Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim
phải, rồi theo động mạch phổi vào phổi, lên hầu họng, theo thực quản xuống
ruột trở thành giun móc/mỏ trưởng thành.
Thời gian hoàn thành chu kỳ là 45 - 50 ngày.

Giun móc có đời sống từ 5 - 10 năm.


19

Hình 1.11. Chu kỳ của giun móc/mỏ
()
Chu kỳ của giun móc/mỏ nhiễm qua đường tiêu hoá có nhiều điểm khác
biệt quan trọng so với chu kỳ giun móc/mỏ nhiễm qua đường da, ấu trùng
giun móc/mỏ theo thực phẩm tươi sống, rau quả.... nhiễm qua đường ăn uống.
Khi nhiễm qua đường này, ấu trùng không có giai đoạn chu du trong cơ thể.
Ấu trùng xuống thẳng ruột non chui vào niêm mạc ruột, phát triển ở đó rồi
chui vào lòng ruột, phát triển thành giun trưởng thành [17], [26].
1.4. Tác hại của giun đường ruột
Bệnh giun đường ruột gây tác hại rộng lớn trong nhân dân một cách
thầm lặng và lâu dài. Bệnh gây tác hại cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em, làm
chậm sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ em ảnh hưởng đến tình trạng dinh
dưỡng [2], [7].
1.4.1. Tác hại của giun đũa
1.4.1.1. Tác hại do ấu trùng:
Trong giai đoạn chu du, ấu trùng giun đũa gây tổn thương những cơ
quan, tổ chức mà ấu trùng đi qua, biểu hiện rõ ở phổi, gây hội chứng Loeffler.


20

Tại phổi, ấu trùng gây tổn thương phế nang làm chảy máu, đồng thời gây
viêm, dị ứng… biểu hiện lâm sàng là ho khan, đau ngực, xét nghiệm máu thấy
bạch cầu ái toan tăng. Nếu nhiễm ấu trùng giun đũa, hội chứng nhất định sẽ
xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10. Mức độ hội chứng phụ thuộc vào cơ địa

bệnh nhân, những người có cơ địa dị ứng thì triệu chứng rầm rộ hơn.
1.4.1.2. Tác hại gây ra do giun trưởng thành:
Giun đũa trưởng thành trực tiếp chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn
chuyển hoá và tác động cơ học gây nên những biến chứng ngoại khoa nguy
hiểm. Nghiên cứu trên trẻ em nhiễm giun đũa, với số lượng trung bình 26
giun/em với chế độ ăn hàng ngày từ 35-50g protein, kết quả cho thấy: các em
bị mất đi 4g protein/ngày. Trong những trường hợp nhiễm nhiều giun còn gây
rối loạn chuyển hoá protein. Trẻ em ở nhóm nhiễm giun gây suy dinh dưỡng
là 49%, ở nhóm trẻ không bị nhiễm giun là 32%.
1.4.2. Tác hại của giun tóc
Nếu số lượng nhiễm ít, sẽ không có biểu hiện lâm sàng. Trường hợp
nhiễm nhiều, niêm mạc ruột sẽ bị tổn thương nặng và luôn bị kích thích gây
nên các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay hội chứng giống lỵ (đi
ngoài nhiều lần, phân có lẫn nhầy máu mũi). Chỗ trực tràng bị viêm và trực
tràng bị sa thường phủ đầy giun.
Nhiễm giun tóc nhiều sẽ dẫn đến hội chứng thiếu máu. Ở trẻ nhỏ sẽ gây
chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Giun tóc ký sinh trong ruột thừa, hoặc chính
chúng là tác nhân dẫn vi trùng vào gây nên tình trạng viêm ruột thừa.
1.4.3. Tác hại của giun móc/mỏ
1.4.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ gây ra
Khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua da (thường thấy nhất ở
mu bàn chân, kẽ ngón chân, ngón tay), ấu trùng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy khó
chịu, biểu hiện là viêm da, còn gọi là bệnh “đất ăn chân”. Bệnh diễn biến 3 - 5


21

ngày rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài hàng tuần [26]. Giai đoạn ấu trùng
qua phổi gây nên hội chứng Loeffler, thường nhẹ hơn ấu trùng giun đũa, gây
viêm phế quản phổi không điển hình: ho, đờm có máu, sốt thất thường. Hội

chứng này chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi khỏi.
1.4.3.2. Tác hại do giun móc/mỏ trưởng thành
Giun móc/mỏ trưởng thành dùng răng ngoạm vào niêm mạc ruột để hút
máu, đồng thời gây chảy máu tại nơi giun bám vào, gây mất một khối lượng
máu đáng kể. Như vậy hậu quả nghiêm trọng nhất của giun móc/mỏ là thiếu
máu. Thiếu máu do giun móc/mỏ, không những làm giảm hemoglobin, giảm
sắt, mà còn giảm protein, giảm vitamin A, B1, B2, C.
1.5. Nguyên tắc phòng chống bệnh giun đường ruột
Cả ba loại giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ là những giun nhiễm từ đất
nên phòng chống các loại giun này đều dựa trên ba nguyên tắc sau:
- Tiến hành trên quy mô rộng lớn: Các bệnh giun trên là bệnh phổ biến,
mang tính chất xã hội nên công tác phòng chống không thể tiến hành một cách
đơn lẻ mà là công việc của cả cộng đồng.
- Phải tiến hành thường xuyên và lâu dài: Con người liên tục bị tái nhiễm
bởi mầm bệnh giun ở ngoại cảnh do chính con người thải ra. Mặt khác, miễn
dịch tạo được do các bệnh giun chưa cao và không có tác dụng bảo vệ. Vì vậy
công tác phòng chống phải thường xuyên, liên tục và trong một thời gian dài
mới đạt được hiệu quả.
- Phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đường ruột
1.6.1. Yếu tố tự nhiên
Các điều kiện thích hợp để trứng và ấu trùng GĐR phát triển là phải có
đủ oxy, ấm, ẩm ướt, độ ẩm cao, nhiệt độ từ 20 0C - 300C, râm mát, lượng mưa
cần phải đạt 100mm đối với bất kỳ tháng nào, tức là 9 - 10 ngày mưa/tháng,
pH đất trung tính, độ mùn của đất cao và các điều kiện kinh tế - xã hội khác


22

phải phù hợp. Mật độ dân số cao ở những thành phố, thị trấn, đồng bằng, tạo

điều kiện thuận lợi lan truyền bệnh GĐR.
Nếu một nơi nào đó, lượng mưa trung bình hằng năm đủ cho trứng và ấu
trùng GĐR phát triển, nhưng mưa chỉ tập trung theo mùa và chỉ kéo dài vài
tháng thì sự lây nhiễm ở đó rất nhẹ. Nhiễm GĐR nặng có thể xảy ra ở vùng
khô cằn, nếu như việc tưới nước cho cây trồng ở đó đủ tạo ra độ ẩm thích hợp
(Bắc Phi, Đông Địa Trung Hải, Tây Bắc Ấn Độ). Sự nhiễm giun móc/mỏ
cũng có thể xảy ra ở những vùng hầm mỏ, đường hầm.
1.6.2. Yếu tố xã hội
Kinh tế nước ta chủ yếu là nền nông nghiệp, có tập quán dùng phân tươi
để bón ruộng và hoa màu không qua giai đoạn xử lý. Mặt khác không sử dụng
bảo hộ lao động, thói quen đi chân đất, ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi,
thói quen phóng uế bừa bãi, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
việc sử dụng hố xí không hợp vệ sinh.... tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh
trưởng, phát triển và lan truyền của bệnh GĐR.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại hai trường tiểu học Phương Nam A và
trường tiểu học Yên Thanh, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh tiểu học.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Học sinh đang học tại 2 trường tiểu học Phương Nam A và Yên Thanh.
* Tiêu chuẩn loại trừ:


23


- Bố mẹ trẻ không đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu.
- Học sinh đã tẩy giun trong vòng một tuần tính đến ngày nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2018 - 05/2019.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu:
2
n = Z1
.
−α
2

p.q
d2

Trong đó:

n: cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra
Z1 – α/2: hệ số tin cậy, với α = 0,05, độ tin cậy 95% thì Z1 – α/2 = 1,96
p: tỷ lệ nhiễm giun ước lượng là 0,3 (theo kết quả nghiên cứu của Bộ
môn Ký sinh trùng trường Đại Học Y Dược Hải Phòng năm 2016).
q: là hệ số phụ thuộc và p (q = 1- p)
d: độ chính xác mong muốn là 0,05
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 323. Để giảm sai số, tăng độ chính xác của
nghiên cứu chúng tôi lấy 338 học sinh trong đó trường tiểu học Phương Nam
A là 186 học sinh, trường tiểu học Yên Thanh là 152 học sinh.
* Mẫu điều tra một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột:

chúng tôi phát phiếu hỏi cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của trường tiểu học
Phương Nam A và trường tiểu học Yên Thanh gồm 338 học sinh.
2.2.3. Chọn mẫu:
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng


24

- Cách chọn mẫu: Mỗi trường có 5 khối lớp (lớp 1, 2, 3, 4, 5), chúng
tôi chọn chủ đích 3 khối (lớp 3, 4, 5). Mỗi khối chúng tôi chọn 2 lớp vào
nghiên cứu.
2.2.4. Kỹ thuật thu thập thông tin
2.2.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ và cường độ
nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của học sinh (theo quy trình của
WHO, 1996) [33].
* Vật liệu, dụng cụ
- Kính hiển vi quang học.
- Lam kính khô sạch và lá kính.
- Lọ đựng bệnh phẩm: khô, sạch, phía ngoài lọ có dán nhãn ghi tên, tuổi
và lớp học của học sinh.
- Que tre lấy phân.
- Nút cao su.
- Mảnh cellophane kích thước 26 x 28 mm.
- Nhựa plastic kích thước 30 x 40 x 1,42 mm có lỗ đường kính 6 mm ở
giữa.
- Mảng lưới lọc bằng kim loại mềm.
- Giấy thấm và găng tay.
* Hóa chất:
- Thành phần

Nước cất

100ml

Glycerin nguyên chất

100 ml

Dung dịch xanh Malachite (3%)

1ml

Trộn đều các hỗn hợp nói trên.


25

- Các mảnh giấy cellophane được ngâm vào dung dịch này 24 giờ trước
khi sử dụng.
* Tiến hành
- Dùng que tre lấy khoảng 100 mg phân đặt lên giấy thấm. Đặt lưới lọc
lên và dùng que tre ấn nhẹ cho phân lọt lên trên lưới.
- Gạt phân vào lỗ ở giữa nhựa plastic đã đặt trên phiến kính. Khi phân
đầy lỗ, dùng que gạt bằng, bỏ nhựa plastic ra và để lại phân trên phiến kính.
- Đặt mảnh cellophane đã được ngâm trong dung dịch nhuộm màu lên
trên.
- Dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều đến rìa của mảnh cellophane.
- Để tiêu bản ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 phút, sau đó đem soi dưới
kính hiển vi quang học với vật kính và thị kính 10.
- Đếm toàn bộ trứng có trong tiêu bản và nhân với 24 sẽ được tổng số

trứng trong 1 gam phân.
2.2.4.2. Kỹ thuật điều tra KAP
- Phỏng vấn trực tiếp các em học sinh bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục
1) gồm các câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Nhóm nghiên cứu được tập huấn kỹ trước khi triển khai nghiên cứu
gồm: cách thu thập mẫu phân, kỹ thuật xét nghiệm, phỏng vấn KAP. Sau tập
huấn tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm.
- Các thành viên của nhóm nghiên cứu ngày hôm trước đến phát lọ cho
học sinh và hướng dẫn cho học sinh cách lấy phân, thời gian lấy phân là sáng
ngày hôm sau, lấy phân xong đưa ngay đến địa điểm xét nghiệm.
- Sau khi thu thập, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngay trong ngày
bằng kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và mức độ nhiễm GĐR.
- Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm.


×