Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN tới rối LOẠN TRẦM cảm của học SINH TRƯỜNG THPT QUỐC TUẤN, HUYỆN AN lão, TP hải PHÒNG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.75 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

BỘ Y TẾ

Nguyễn Thị Mai

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI RỐI
LOẠN TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỐC
TUẤN, HUYỆN AN LÃO, TP. HẢI PHÒNG NĂM 2018

Khóa luận tốt nghiệp

Hải Phòng – 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Nguyễn Thị Mai

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI RỐI LOẠN
TRẦM CẢM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỐC TUẤN, HUYỆN
AN LÃO, TP. HẢI PHÒNG NĂM 2018

Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y học dự phòng


Mã số:

Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THÚY HÀ

Hải Phòng – 2019


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trong luận văn này là trung thực, không sao chép bất kì một công trình
nào khác.

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2019

Người viết cam đoan

NGUYỄN THỊ MAI


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo Trường
Đại Học Y Dược Hải Phòng, Khoa Y Tế Công Cộng, Phòng Đào Tạo đã

truyền thụ những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc tới cô giáo Ts. Trần Thị Thúy
Hà, người đã hướng dẫn tôi tận tình và chi tiết để tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên
tại trung tâm y tế dự phòng huyện An Lão đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người
đã cùng tôi trao đổi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận
lợi về thời gian và là nguồn động viên rất lớn cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành nghiên cứu khoa học.

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2019

Người viên

NGUYỄN THỊ MAI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS

: Học sinh


5


RLTC

: Rối loạn trầm cảm

THPT
SL
TP
WHO
CES-D

: Trung học phổ thông
: Số lượng
: Thành phố
: World health organization (tổ chức Y tế thế giới)
: Center epidemiologic studies depression scale (thang đo rối
loạn trầm cảm của trung tâm nghiên cứu dịch tễ học)
: Reynolds adolescent depression scale (thang đánh giá rối
loạn trầm cảm thanh thiếu niên)
: International classification of diseases, 10th (phân loại quốc
tế về bệnh, phiên bản thứ 10)
: Diagnostic statistical manual of mental disorders (hướng
dẫn chẩn đoán và thống kê của hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ
cho một giai đoạn trầm cảm)

RADS
ICD-10
DSM-IV

MỤC LỤC



6

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


7


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ
biến và trầm trọng ở hầu hết các quốc gia, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO)
năm 2015 có 3%-5% dân số trên thế giới (khoảng 100 triệu người) có các
triệu chứng rối loạn trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời [13]. Rối
loạn trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời
xã hội, không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng lớn đến gia đình
và xã hội [7]. Rối loạn trầm cảm biểu hiện bằng những thay đổi về cảm xúc
như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng, không quan tâm đến những hoạt động vui
chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập tại trường, ăn không ngon
miệng, thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ,
ngoài ra còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc
sống không có ý nghĩa [7].
Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế xã hội
đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng
nhiều cơ hội, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển

nhân cách của các em [1]. Cùng với đó, nhu cầu được hỗ trợ về mặt tinh thần
để phát triển thuận lợi nhất ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với thế hệ trẻ
[1]. Sự phát triển của vị thành niên cả về thể chất, tâm thần và xã hội cũng
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia
trên thế giới [14]. Ở Việt Nam, học sinh chiếm trên 25% dân số, thuộc lứa
tuổi trẻ, tương lai của đất nước, ở lứa tuổi này các em đang phải đối mặt với
những thách thức đặc biệt về việc học tập, bạn bè, gia đình cùng các mối quan
hệ xã hội cũng như những dự định cho tương lai. Sự thiếu kiến thức cũng như
các kỹ năng trong cuộc sống vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ,
tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và tâm sinh lý của các em [14]. Chính
vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố


9

liên quan tới rối loạn trầm cảm của học sinh trường THPT Quốc Tuấn,
huyện An Lão, TP. Hải Phòng năm 2018”, với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng rối loạn trầm cảm ở học sinh trường THPT Quốc
Tuấn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng năm 2018
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở học sinh
trường THPT Quốc Tuấn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng năm 2018


10

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rối loạn trầm cảm
1.1.1. Khái niệm về rối loạn trầm cảm
Theo tạp chí tâm lý học và tâm thần trẻ em năm 2017: “Rối loạn trầm
cảm (RLTC) là một rối loạn phổ biến, suy nhược và có khả năng gây tử vong”

[21]. Đây là một tiêu chuẩn mở ra cho nhiều bài báo khoa học về rối loạn
trầm cảm. Và nó thường được theo sau bởi một số thống kê rất nghiệt
ngã: Hơn 300 triệu người trên thế giới được ước tính sống chung với rối loạn
trầm cảm, và chứng rối loạn này được WHO xếp hạng là người đóng góp lớn
nhất cho khuyết tật toàn cầu [21]. Cũng có bằng chứng cho thấy rối loạn trầm
cảm đã tăng lên trong thập kỷ qua, điều đáng lo ngại nhất đó là thanh thiếu
niên mắc chứng rối loạn trầm cảm lớn có khả năng tự tử cao hơn tới 30 lần
[24, 22].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm
thần phổ biến, đặc trưng bởi nỗi buồn, mất hứng thú và niềm vui, cảm giác tội
lỗi, đánh giá thấp giá trị bản thân, khó ngủ, chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém
tập trung” [23]. Rối loạn trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy yếu
đáng kể khả năng của cá nhân trong các hoạt động tại nơi làm việc, trường
học hay cuộc sống hàng ngày, nghiêm trọng nhất rối loạn trầm cảm có thể dẫn
đến tự tử. Nếu nhẹ có thể điều trị mà không cần dùng thuốc, nhưng khi rối
loạn trầm cảm mức độ vừa và nặng thì người bệnh cần dùng thuốc và phương
pháp trị liệu bằng việc nói chuyện [23].
Theo Nguyễn Minh Tuấn, rối loạn trầm cảm là một trạng thái rối loạn
cảm xúc có những đặc điểm sau: Nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô
biên), ức chế tư duy và hoạt động (chậm chạp, mất trí), rối loạn giấc ngủ và
các chức năng sinh học [18].


11

Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm
thần và hành vi, rối loạn trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu
hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng
dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau
một cố gắng nhỏ. Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối

thiểu là 2 tuần liên tục. Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý
nghĩa lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [19].
Các chuyên gia tâm thần học của Việt nam cũng có những khái quát
tương tự về khái niệm sức khỏe tâm thần: Sức khỏe tâm thần không chỉ là
trạng thái không có rối loạn về tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần
hoàn toàn thoải mái [6]. Muốn có trạng thái tâm thần như vậy thì cần được
nuôi dưỡng tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân và môi trường
tự nhiên xã hội xung quanh [6]. Dựa vào các tiêu chí chính về sức khỏe tâm
thần mà WHO đã nêu ra, tác giả Nguyễn Viết Thiêm (2002) cũng đã nhấn
mạnh sức khỏe tâm thần ở cộng đồng đạt được hay không khi thỏa mãn các
tiêu chí sau [15]:
Có cuộc sống thật sự thoải mái.
Có được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của
người khác.
Có khả năng cân bằng cảm xúc, hành vi hợp lí trước mọi tình huống.
Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan
hệ.
Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có stress hay các sự cố
gây căng thẳng.
1.1.2. Triệu chứng rối loạn trầm cảm


12

Hầu hết các triệu chứng chính của rối loạn trầm cảm quan sát được
ngày nay đã được công nhận vào thời cổ đại, cũng như sự đóng góp của các
khuynh hướng bẩm sinh và các yếu tố bên ngoài trong việc gây ra bệnh
[25]. Người xưa cũng nhận ra một sự chồng chéo lớn của rối loạn trầm cảm
với sự lo lắng và tiêu thụ rượu quá mức [25].
Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi sự buồn bã, mất hứng thú hoặc

khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc tự ti, rối loạn giấc ngủ hoặc thèm ăn, cảm
thấy mệt mỏi và kém tập trung [26]. Rối loạn trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái
phát, làm suy giảm đáng kể khả năng cá nhân hoạt động tại nơi làm việc hoặc
trường học hoặc với đời sống hàng ngày, ở mức độ nghiêm trọng nhất, rối
loạn trầm cảm có thể dẫn đến tự tử [26]. Rối loạn trầm cảm bao gồm rối loạn
trầm cảm/giai đoạn trầm cảm lớn, liên quan đến các triệu chứng như tâm
trạng chán nản, mất hứng thú và giảm năng lượng; tùy thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng, một giai đoạn rối loạn trầm cảm có thể
được phân loại thành nhẹ, vừa hoặc nặng; và dysthymia một dạng rối loạn
trầm cảm nhẹ kéo dài hoặc mãn tính; các triệu chứng của dysthymia là tương
tự với một giai đoạn rối loạn trầm cảm, nhưng có xu hướng ít dữ dội hơn và
kéo dài hơn [26].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn trầm cảm
Tại hội thảo quốc gia “Sức khỏe tâm thần trong trường học”, do quỹ
Tài năng trẻ tâm lý học - Giáo dục học (Hội khoa học tâm lý - giáo dục Việt
Nam) tổ chức tại Đồng Nai năm 2014, nhiều chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm
thần đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng ngày càng sa sút của học sinh (HS),
trong đó tâm lý lo sợ không hoàn thành bài vở là nỗi ám ảnh với các HS lứa
tuổi trung học phổ thông, nhất là các em lớp 12 [1]. Từ đó, HS cảm thấy căng
thẳng trong việc học, 13,6% HS cảm thấy ăn không ngon, 17,6% chỉ muốn


13

uống nước hoặc sữa và gần 20% thường xuyên bỏ bữa. Thậm chí, một số em
tâm sự đang đối mặt một kỳ thi quan trọng, sợ làm bài không tốt, sợ gia đình
thất vọng và khi nghĩ đến những điều đó thì các em chỉ muốn “nổ tung” [1].
Ngoài vấn đề học tập, mối quan hệ với bạn bè cũng là nguyên nhân gây bất ổn
tâm lý ở HS. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số HS bị bắt nạt sinh ra stress
chiếm tỷ lệ tương đương số em bị stress do học tập. Những HS có tranh cãi

gay gắt với thầy cô giáo hoặc bị thầy cô la mắng, hăm dọa hoặc bị phạt thì
tình trạng bị stress cao hơn từ 22-40% so với những HS không bị như vậy [1].
Những hoàn cảnh dễ mắc rối loạn trầm cảm: Người gặp những sang
chấn tâm thần, những cú sốc như mất người thân, chia ly, áp lực công việc,
khó khăn quá lớn, sự nghiệp đổ vỡ, bất hòa kéo dài, lâm vào tình trạng bi
quan cùng cực, rất dễ rối loạn trầm cảm. Vì vậy, khi HS gặp áp lực học hành,
bị điểm kém, học hành sa sút, lâm vào cảnh chán nản, xa lánh bạn bè, dần dẫn
đến rối loạn trầm cảm [11].
Những thói quen dễ dẫn đến rối loạn trầm cảm: Ít luyện tập thể dục
thể thao, dẫn đến thói qurn lười luyện tập làm giảm khả năng vận động của cơ
thể. Việc tập luyện hàng ngày giúp não sản sinh ra nhiều hơn những chất hóa
học như serotonin và dopamin giúp cho cơ thể luôn năng động và hưng phấn
[11]. Cùng với đó là chế độ ăn uống không hợp lí, thói quen ngủ không đúng
giờ và làm việc không khoa học, sống cô lập với mọi người và môi trường
xung quanh cũng như hay lo nghĩ tiêu cực [11].
Các quan hệ xã hội: Với bạn bè, HS THPT là lứa tuổi khá nhạy cảm,
nhu cầu giao tiếp ở mức cao, bạn bè đối với các em có vai trò rất quan trọng,
là nơi để các em chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, cùng giúp nhau vươn
lên trong học tập và cuộc sống. Thế nhưng, trong quan hệ bạn bè nhiều lúc
nảy sinh những mâu thuẫn, đố kỵ, bất đồng quan điểm, bị hiểu lầm, bị tẩy


14

chay… đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng
của các em [11].
Với thầy cô giáo, sự quá nghiêm khắc, thiên vị hay có những ứng sử
thiếu tính sư phạm với HS gây cho các em những căng thẳng, áp lực khi tới
trường [11].
Với người thân trong gia đình, sự kỳ vọng quá cao của ông bà, cha

mẹ, hay so sánh các em với những bạn bè khác, hoặc không thấu hiểu tâm tư
tình cảm của các em [11]. Hoàn cảnh gia đình cùng với các mâu thuẫn thường
xuyên xảy ra là nguy cơ lớn ảnh hưởng đến tâm lý của các em [11].
Bản thân HS: Tùy thuộc vào mức độ hiểu biết, cách nhìn nhận và kỹ
năng ứng xử của các em trong cuộc sống và trong học tập [11]. Khi các em
đặt mục tiêu quá cao so với khả năng của bản thân, kết quả không được như
mong muốn sẽ làm các em mặc cảm, tự ti, thất vọng về bản thân rất dễ dẫn
đến các trạng thái căng thẳng quá mức gây rối loạn tâm thần [11].
1.1.4. Chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV (Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorders), người bệnh được chẩn đoán là rối loạn trầm
cảm khi [42]:
Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động
trong đời sống hàng ngày trong ít nhất 2 tuần (hiện nay con số này đã rút ngắn
lại, có thể chỉ vài ba ngày) [42].
Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây [42]:
1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý mới thấy được


15

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
8. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không quyết định
được
9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.

Theo Hiệp hội lo âu và trầm cảm Mỹ ADAA, một giai đoạn trầm cảm
chính có thể bao gồm các triệu chứng sau [40]:
Tâm trạng buồn bã, lo lắng hay "trống rỗng"
Cảm giác tuyệt vọng, bi quan
Cảm giác tội lỗi, vô giá trị, bất lực
Mất hứng thú hoặc niềm vui trong sở thích và hoạt động, bao gồm cả
tình dục
Giảm năng lượng, mệt mỏi, cảm giác "chậm lại"
Khó tập trung, ghi nhớ, đưa ra quyết định
Mất ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ quên
Thèm ăn và giảm cân hoặc ăn quá nhiều và tăng cân
Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, cố gắng tự tử
Bồn chồn, khó chịu
Các triệu chứng thực thể dai dẳng không đáp ứng với điều trị, chẳng
hạn như đau đầu, rối loạn tiêu hóa và đau mà không có nguyên nhân nào khác
có thể được chẩn đoán.Rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi ít nhất
năm trong số các triệu chứng trên, trong đó ít nhất một trong số các triệu
chứng là cảm giác buồn bã quá mức hoặc mất hứng thú và khoái cảm trong
hầu hết các hoạt động thông thường [40].
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về rối loạn trầm cảm
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về rối loạn trầm cảm


16

Rối loạn trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới ngay cả ở
những vùng mà người ta chưa nhận thức được về rối loạn này [40]. Bất chấp
sự khác biệt về nhóm tuổi, văn hóa, tầng lớp xã hội ở cả nam và nữ, trẻ và già
song tùy từng độ tuổi, từng giới mà tỷ lệ mắc khác nhau [40].
Một nghiên cứu của tác giả Berganza và cộng sự (năm 1992) khi

nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên trong cộng đồng HS
ở Thành phố Guatemala, nghiên cứu tiến hành trên 339 thanh thiếu niên bằng
cách trả lời các câu hỏi trong thang đo rối loạn trầm cảm của trung tâm nghiên
cứu dịch tề học (CES-D), kết quả cho thấy trong tổng số đối tượng nghiên cứu
có 35,1% bị rối loạn trầm cảm [39].
Nghiên cứu của tác giả Maharajih và cộng sự (năm 2006) trên 1.845
HS vị thành niên từ 24 trường trung học phổ thông (THPT) với mục tiêu khảo
sát về rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên tại Trinidad và Tobago, kết quả
cho thấy có 14% đối tượng nghiên cứu bị rối loạn trầm cảm [36]. Ngoài ra,
kết quả cũng cho thấy rối loạn trầm cảm có khả năng xảy ra ở nữ giới cao gấp
2,18 lần so với nam, các gia đình cha mẹ đổ vỡ có tỷ lệ thanh thiếu niên có rối
loạn trầm cảm cao gấp 2.2 lần so với gia đình có cha mẹ đang sống cùng nhau
[36].
Kết quả trong nghiên cứu của tác giả Olsson và cộng sự (năm 2006)
khi tiến hành nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở học sinh THPT từ 16 tuổi-17
tuổi tại Thụy Điển, 2272 học sinh đã tham gia vào nghiên cứu bằng cách trả
lời các câu hỏi của thang đánh giá trầm cảm CES-D kết quả thu được cho thấy
tỷ lệ HS rối loạn trầm cảm là 10,3% [38].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Ananda và cộng sự (năm 2009) khi
nghiên cứu về tình trạng rối loạn trầm cảm của học sinh ở Tobago, nghiên cứu
được tiến hành trên 203 HS tuổi từ 14-18 bằng việc sử dụng các câu hỏi của
thang đo rối loạn trầm cảm vị thành niên Reynold (RADS) và câu hỏi sức


17

khỏe bệnh nhân [30]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 10.1% học sinh có rối loạn
trầm cảm [30].
Một nghiên cứu của tác giả Boyd và cộng sự (năm 2000) khi tiến hành
nghiên cứu trên 1.299 thanh thiếu niên được chọn ngẫu nhiên từ các trường

đô thị và nông thôn ở Melbourne (một thành phố lớn của Úc), với mục tiêu
khảo sát tỷ lệ lo âu và rối loạn trầm cảm của thanh thiếu niên Úc [29]. Các đối
tượng tham gia nghiên cứu đã được trả lời các câu hỏi của thang đo biểu hiện
lo âu của trẻ em đã sửa đổi (Reynold & BO Richmond, 1985) và thang đo rối
loạn trầm cảm vị thành niên Reynold (RADS, 1986), kết quả cho thấy có 10%
thanh thiếu niên rối bị loạn trầm cảm [29].
Một nghiên cứu của tác giả Belmaker và cộng sự (năm 2008) khi
nghiên cứu về thực trạng sức khỏe tâm thần của người trưởng thành ở Mỹ, với
sự tham gia của 2100 thanh niên từ 18-35 tuổi, các đối tượng tham gia nghiên
cứu trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi đánh giá sức khỏe tâm thần strengths
and difficuties questionnaire; kết quả cho thấy có 15.1% đối tượng nghiên cứu
mắc rối loạn tâm thần [41].
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam có khá nhiều các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên
đối tượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một trong số đó
có thể kể đến:
Nghiên cứu của tác giả Trần Tuấn Thái và cộng sự (năm 2010) khi tiến
hành khảo sát về tình trạng căng thẳng quá mức trong học tập và mối liên
quan của nó với rối loạn trầm cảm của học sinh cấp 2 tại thành phố Hồ Chí
Minh, 1226 học sinh cấp hai tử 12-14 tuổi được tham gia vào nghiên cứu và
trả lời các câu hỏi trong thanh đo rối loạn trầm cảm thanh thiếu niên RADS;
kết quả cho thấy 23.6% HS có rối loạn trầm cảm [16].


18

Tác giả Annada BA và cộng sự (năm 2009) thực hiện một nghiên cứu
nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần vị thành niên tại một số tỉnh phía bắc như
Hà Nội, Thái Bình, bằng việc sử dụng bộ câu hỏi Strengths and Difficuties
Questionnaire trên 1368 học sinh từ 11-18 tuổi [28]. Kết quả nghiên cứu cho

thấy có 9,1% vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần [28].
Theo báo cáo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên Việt Nam lần
thứ 2 năm 2009, trong số 10039 thanh thiếu niên được điều tra tại Việt Nam ở
độ tuổi từ 15- 24 có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán, có 27,6%
thanh thiếu niên đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không
có ích đến nỗi không muốn hoạt động như bình thường [3]. Cùng với đó tỷ lệ
thanh thiếu niên hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3%, chỉ có 4,1% người
đã từng nghĩ đến chuyện tự tử [3]. So sánh kết quả điều tra quốc gia về vị
thành niên Việt Nam lần thứ 1 năm 2004 với chỉ xét riêng về cảm giác nghĩ
đến chuyện tự tử thì thấy mức độ tăng thêm khoảng 30% là rất đáng quan tâm
[3].
Tác giả Trần Thị Huyền và cộng sự (năm 2011) thực hiện một nghiên
cứu mô tả cắt ngang trên 1100 HS trung học cơ sở thành phố Long Xuyên,
với mục tiêu đánh giá tình thực trạng rối loạn tâm thần vị thành niên. Nghiên
cứu sử dụng công cụ là bộ câu hỏi thiết kết sẵn bao gồm các câu hỏi về nhân
khẩu học và thang đo rối loạn trầm cảm BECK, kết quả thu được có 20% HS
bị rối loạn trầm cảm [9].
Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương và cộng sự (năm
2010) khi nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên 6.189 HS các trường trung
học, đại học tại Việt Nam bao gồm các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Dương, thành
phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, kết quả cho thấy có 14% đối tượng nghiên cứu
có vấn đề về sức khỏe tâm thần [31].


19

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Đào Thị Tuyết và cộng sự
(năm 2014) tiến hành trên 224 HS thuộc 4 khối lớp của trường trung học cơ.
Nghiên cứu sử công cụ là phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn bao gồm thang
đo đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thầm và các yếu tố liên quan với sức

khỏe tâm thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy 21,9% HS có vấn đề sức khỏe
tâm thần, 15,2% có vấn đề cảm xúc, 17,4% có vấn đề hành vi, 12,9% có vấn
đề tăng động giảm chú ý, 27,7% có vấn đề với nhóm bạn và 19,2% có vấn đề
kỹ năng tiền xã hội [17].
Một nghiên cứu của tác giả Ngô Thanh Hồi và cộng sự (năm 2014)
trên 1.200 HS ở Hà Nội (bậc tiểu học và trung học sơ sở) với mục đích chăm
sóc sức khỏe tâm thần cho các em học sinh tại trường học ở Hà Nội, kết quả
cho thấy có 19,46% HS trong độ tuổi từ 10- 16 gặp trục trặc về vấn đề sức
khỏe tâm thần [8].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan (năm 2017) trên 500 HS
trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12 tại hai trường THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm (Hà Nội) và THPT Sông Lô (Tuyên Quang) về thực trạng kỹ năng
sống của học sinh, kết quả cho thấy 60% HS đang bị thiếu hụt những kỹ năng
cần thiết để ứng phó và giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, có
đến 40% số HS được khảo sát không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể,
hoạt động xã hội [32].
1.2.4. Các công cụ sàng tuyển rối loạn trầm cảm
Có nhiều bộ công cụ được sử dụng để đánh giá rối loạn trầm cảm,
một trong số đó có thể kể đến:
Thang đánh giá rối loạn trầm cảm CES-D (Center for epidemiologic
studies depression scale) ra đời năm 1977 [33]. Ưu điểm của tham đánh giá
này là sử dụng được cộng đồng để phân biệt các trường hợp có nguy cơ rối
loạn trầm cảm cần có can thiệp tiếp. Thang điểm này đã được đánh giá về tính


20

giá trị và độ tin cậy đối với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam [33]. Các câu
hỏi trong thang đo ngắn gọn dễ sử dụng thang đo gồm 20 câu, mỗi câu hỏi
được đánh giá ở các mức điểm 0, 1, 2, 3 theo các mức độ như sau [34]:

0 điểm: Không bao giờ hoặc hiếm khi (nhỏ hơn 1 ngày)
1 điểm: Đôi khi hoặc từ một đến hai ngày
2 điểm: Thỉnh thoảng hoặc trung bình từ 3 đến 4 ngày
3 điểm: Rất hay xảy ra hoặc xảy ra hầu hết thời gian
Phân loại giữa có và không có nguy cơ rối loạn trầm cảm, theo một số nghiên
cứu thì điểm mốc là 22 điểm, với nhỏ hơn 22 điểm coi là không có nguy cơ
rối loạn trầm cảm và trên 22 điểm có nguy cơ rối loạn trầm cảm [34].
Thang đánh giá rối loạn trầm cảm của BECK để khảo sát mức độ rối
loạn trầm cảm, thang tự đánh giá rối loạn trầm cảm của BECK (Best
Depression Inventory) được BECK AT (Mỹ) và cộng sự xây dựng năm 1974
[35]. Test này được WHO công nhận để đánh giá trạng thái rối loạn trầm cảm
và hiệu quả các phương pháp điều trị. Test BECK bao gồm 21 câu hỏi đánh
giá số đánh số thứ tự từ 1 đến 21, mỗi câu có từ 4 đến 6 mục nhỏ, ở các mức
điểm 0, 1, 2, 3, điểm lớn nhất là 63 điểm, nhỏ nhất là 0 điểm. Kết quả được
phân tích theo các mức độ [35]:
<14 điểm: Bình thường
14- 19 điểm: Rối loạn trầm cảm nhẹ
20-29 điểm: Rối loạn trầm cảm vừa
>= 30 điểm: Rối loạn trầm cảm nặng
Tuy nhiên cả CES - D và BDI đều tạo ra nhiều kết quả dương tính
giả. Nhiều sàng lọc bằng cách sử dụng chiến lược serial cải thiện đáng kể sức
mạnh dự đoán tích cực cho cả CES-D và BDI [46]. Kết quả chỉ ra rằng cả
BDI và CES-D đều không nên được sử dụng làm phương pháp xác định


21

trường hợp trong các nghiên cứu dịch tễ học hoặc thực nghiệm, mặc dù BDI
hoạt động tốt hơn CES-D như một sàng lọc [46].
Thang đánh giá rối loạn trầm cảm thanh thiếu niên Reynold (RADS)

là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng rối
loạn trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986 [37]. Thang đo
rối loạn trầm cảm vị thành niên Reynolds (RADS) được công bố lần đầu tiên
vào năm 1987 và kể từ đó đã trở thành một trong những biện pháp tự báo cáo
được sử dụng nhiều nhất ở thanh thiếu niên [37].
RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện
thời của các triệu chứng rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành
phần cơ bản của rối loạn trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng
thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể [37].
RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp
cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20. Các mức điểm ở RADS chỉ
báo mức độ của các triệu chứng rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên trên
lâm sàng (bình thường, nhẹ, vừa và nặng) [37]. Có 30 câu hỏi từ câu D1
đến D30, mỗi câu hỏi được đánh giá theo 4 mức độ tương ứng với số điểm
từ 0-3, trong đó:
0 điểm: Hầu như không
1 điểm: Thỉnh thoảng
2 điểm: Phần lớn thời gian
3 điểm: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
Riêng các câu D1, D5, D10, D12, D23, D25, D29 tính điểm như sau:
3 điểm: Hầu như không
2 điểm: Thỉnh thoảng
1 điểm: Phần lớn thời gian
0 điểm: Hầu hết hoặc tất cả thời gian
Tổng điểm: thấp nhất là 0, cao nhất là 90 điểm.


22

Đánh giá rối loạn trầm cảm theo tổng điểm thu được. Cụ thể:

< 31 là bình thường
từ 31 – 40 điểm là rối loạn trầm cảm nhẹ.
từ 41 – 50 điểm là rối loạn trầm cảm vừa.
>= 51 điểm là rối loạn trầm cảm nặng.
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Huyện An Lão là huyện ngoại thành của thành phố Hải Phòng, cách
trung tâm thành phố khoảng 18km. Phía Bắc giáp huyện An Hải, phía đông
giáp quận Kiến An, phía nam giáp huyện Tiên Lãng, đông nam giáp huyện
Kiến Thụy. Quy mô giáo dục được duy trì và ngày càng phát triển. Chất lượng
giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn các ngành học, bậc học từng bước
được nâng cao [10]. Trong đó, trường THPT Quốc Tuấn nằm trên địa bàn
thôn Đông Nham II - xã Quốc Tuấn - huyện An Lão - TP. Hải Phòng , là một
trường công lập được thành lập từ năm 2006, đến nay nhà trường có 30 lớp
với 1300 HS [20], trung bình 40-42 em/lớp chia làm 3 khối 10, 11, 12; với 10
lớp/khối. Nhà trường vinh dự khi bốn năm liên tiếp (từ 2013 - 2017) đạt thành
tích xuất sắc trong công tác dạy và học [20].


23

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quốc Tuấn, huyện An Lão, TP. Hải Phòng
-Tiêu chuẩn lựa chọn:
Học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 của Trường trung học phổ thông Quốc
Tuấn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đồng ý tham gia nghiên cứu.
-Tiêu chuẩn loại trừ:
Học sinh vắng mặt trong thời gian điều tra
Các học sinh từ chối tham gia nghiên cứu

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Trường trung học phổ thông Quốc Tuấn.
Địa chỉ: Thôn Đông Nham II, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão, thành
phố Hải Phòng


24

2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu
n = Z2(1-a/2)[p(1- p)]/d2
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
Z2(1-a/2) = 1,96 mức ý nghĩa thống kê 95%
d: Mức độ sai lệch tuyệt đối mong đợi là 0,05
p: Tỷ lệ học sinh có rối loạn trầm cảm (RLTC) = 0,2 (theo nghiên cứu
của tác giả Trần Thị Huyền và cộng sự (năm 2011) khi tiến hành nghiên cứu
mô tả cắt ngang trên 1100 HS trung học cơ sở thành phố Long Xuyên, với
mục tiêu đánh giá thực trạng rối loạn tâm thần vị thành niên, kết quả thu được
có 20% HS bị rối loạn trầm cảm [9]).
Thay vào công thức cỡ mẫu tính được: 245 học sinh
Trên thực tế đã điều tra được 251 học sinh
Cách chọn mẫu: Trường THPT Quốc Tuấn có 30 lớp với 1300 HS, trung bình
40 - 42 em/lớp chia làm 3 khối 10, 11, 12; với 10 lớp/khối.
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, mỗi khối chọn ngẫu nhiên 2 lớp, phát
phiếu phỏng vấn toàn bộ học sinh trong lớp. Cụ thể:
- Khối 10 chọn ngẫu nhiên 2 lớp được 86 HS

- Khối 11 chọn ngẫu nhiên 2 lớp được 84 HS
- Khối 12 chọn ngẫu nhiên 2 lớp được 81 HS
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nội dung

Tên biến số
/chỉ số

Định nghĩa biến


25

1. Mô tả
thực trạng
rối loạn trầm
cảm ở học
sinh trường
THPT Quốc
Tuấn, huyện
An Lão, TP.
Hải Phòng
năm 2018

Thông tin
chung về đối
tượng nghiên
cứu

- Giới (nam/nữ)

- Khối (10, 11, 12)
- Lớp (thường/chọn)
- Học lực (trung bình, khá, giỏi)
- Mức độ hài lòng với kết quả học tập của kì
học trước (hài lòng, bình thường, không hài
lòng)
- Điều kiện kinh tế gia đình (hộ nghèo/cận
nghèo, trung bình, khá giả).
- Tình trạng hôn nhân cha mẹ (đang sống
nhau, li thân/li dị, góa)

Tỷ lệ HS rối
loạn trầm cảm

- Tỷ lệ RLTC ở học sinh
- Tỷ lệ RLTC ở học sinh theo khối

Tỷ lệ HS rối
loạn trầm cảm
các mức độ

- Tỷ lệ RLTC các mức độ
- Tỷ lệ RLTC các mức độ của học sinh theo
khối
- Liên quan giữa giới và RLTC
2. Mô tả một
- Liên quan giữa khối và RLTC
Liên quan giữa
số yếu tố
- Liên quan giữa lớp và RLTC

một số đặc
liên quan
- Liên quan giữa học lực và RLTC
điểm chung và
đến rối loạn
- Liên quan giữa điều kiện kinh tế gia đình
rối loạn trầm
trầm cảm ở
và RLTC
cảm
học sinh
- Liên quan giữa tình trạng hôn nhân cha mẹ
trường
và RLTC
THPT Quốc
Tuấn, huyện Liên quan giữa
An Lão, TP. yếu tố bản thân - Liên quan giữa mức độ luyện tập thể dục
HS và rối loạn và RLTC
Hải Phòng
trầm cảm
năm 2018
Liên quan giữa - Liên quan giữa sự quan tâm của gia đình
yếu tố gia đình và RLTC
và rối loạn
- Liên quan giữa mâu thuẫn và mức độ mâu
trầm cảm
thuẫn của gia đình và RLTC
- Liên quan giữa người đang sống cùng
trong gia đình và RLTC



×