Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THỰC TRẠNG và yếu tố LIÊN QUAN đến rối LOẠN cơ XƯƠNG TRÊN lái XE TAXI tại hải PHÒNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.08 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ NHÀN

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CƠ
XƯƠNG TRÊN LÁI XE TAXI TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
KHÓA 2013 - 2019

HẢI PHÒNG - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGUYỄN THỊ NHÀN

THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CƠ
XƯƠNG TRÊN LÁI XE TAXI TẠI HẢI PHÒNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG


Mã số: ……………………….
Người hướng dẫn khoa học:
Ts. Trần Thị Thúy Hà

HẢI PHÒNG – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học và chính xác. Các số liệu, cách xử lý và phân tích số liệu là hoàn toàn
trung thực và khách quan.
Hải Phòng, ngày …. tháng …. năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhàn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo đại học, Khoa Y tế công cộng trường Đại
học Y dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Trần Thị Thúy Hà đã hết lòng giúp
đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn lãnh đạo các công ty taxi đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại công ty để tôi có thể hoàn thành
được khóa luận.

Xin cảm ơn những lái xe taxi đã hợp tác và cho tôi những thông tin quý
giá để nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên và giúp đỡ tôi
học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày …. tháng ….. năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhàn


DANH MỤC VIẾT TẮT
CI
CBYT
EU
GDP
OR
RLCX
TNHH
TP
WHO

Confidence interval (Khoảng tin cậy)
Cán bộ y tế
European Union (Liên minh Châu Âu)
Tổng sản phẩm quốc nội
Odd Ratio (Tỷ số chênh)
Rối loạn cơ xương
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế
giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ........................................20
Bảng 3. 2 Phân bố đối tượng theo BMI ..........................................................21
Bảng 3. 3 Phân bố đối tượng theo thu nhập....................................................21
Bảng 3. 4 Phân bố đối tượng theo thâm niên.................................................22
Bảng 3. 5 Phân bố đối tượng theo số giờ làm viêc/tuần .................................24
Bảng 3. 6 Tỷ lệ mắc RLCX tại các vị trí cơ thể trong 12 tháng qua ..............25
Bảng 3. 7 Tỷ lệ mắc RLCX tại các vị trí cơ thể trong 7 ngày qua .................27
Bảng 3. 8 Ảnh hưởng RLCX lên cuộc sống....................................................28
Bảng 3. 9 Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng RLCX..................................28
Bảng 3. 10 Mối liên quan giữa BMI và tình trạng RLCX...............................29
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa tiền sử bệnh cơ xương và tình trạng RLCX...29
Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa thâm niên và tình trạng RLCX .....................30
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa thu nhập và tình trạng RLCX........................30
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa làm việc quá sức (>10 giờ/ngày) và tình trạng
RLCX..............................................................................................................31
Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa số ngày làm việc trong tuần và tình trạng
RLCX..............................................................................................................31
Bảng 3. 16 Mối liên quan giữa số giờ làm việc/tuần và tình trạng RLCX......32


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1 Phân bố đối tượng theo giới ...........................................................20
Hình 3. 2 Tỷ lệ đối tượng có tiền sử về cơ xương ..........................................22
Hình 3. 3 Phân bố đối tượng theo số ngày làm viêc/tuần ...............................23
Hình 3. 4 Phân bố đối tượng theo mức độ thường xuyên làm việc quá sức

(trên 10 giờ/ngày) ...........................................................................................23
Hình 3. 5 Tỷ lệ mắc RLCX trong 12 tháng qua .............................................24
Hình 3. 6 Tần suất mắc RLCX theo số vị trí ..................................................26
Hình 3. 7 Tỷ lệ mắc RLCX trong 7 ngày qua.................................................26

MỤC LỤ


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Rối loạn cơ xương....................................................................................3
1.2. Các nghiên cứu về rối loạn cơ xương......................................................5
1.3. Nguyên nhân và yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương........................9
1.4. Tác động của RLCX lên cuộc sống.......................................................11
1.5. Dự phòng RLCX....................................................................................12
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu............................................................13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................15
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................15
2.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..........................................17
2.4. Quản lý và xử lý số liệu.........................................................................18
2.5. Sai số và khống chế sai số.....................................................................19
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................19
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................20
3.1

Thực trạng rối loạn cơ xương trên lái xe taxi........................................20

3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng RLCX 12 tháng qua......................28
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN...............................................................................33

4.1. Thực trạng rối loạn cơ xương trên lái xe taxi........................................33
4.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng RLCX 12 tháng qua......................42
KẾT LUẬN.....................................................................................................46
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cơ xương (RLCX) là một trong những vấn đề sức khỏe thường
gặp nhất trên người lao động các ngành nghề. Những rối loạn này xuất hiện
trên những người lao động làm việc thao tác nhiều, chịu sức nặng và tư thế
lao động không hợp lý. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến các rối loạn chức
năng nghiêm trọng, thậm chí là di chứng tàn tật. Nó gián tiếp làm giảm chất
lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động, gây mất ngày công lao động và
đẩy chi phí y tế tăng lên. Thập niên 2000 – 2010 được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp” [54]. Điều này cho thấy mức
độ phổ biến và tính chất báo động của các bệnh lý cơ xương khớp.
RLCX được coi như một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong sức khỏe nghề
nghiệp ở các nước phát triển, đặc biệt trên lái xe. Trong đó, taxi đóng một vai
trò quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị. Đó là hình thức vận chuyển
dễ tiếp cận nhất mọi lúc mọi nơi nhưng tính chất công việc trong ngành taxi
tiềm tàng nhiều rủi ro và nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đã
có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy lái xe taxi có nguy cơ mắc RLCX
[12],[13],[18]... Nghiên cứu của Ruth K. Raanaas và Donald Anderson trên
1500 tài xế taxi tại Na Uy năm 2008 khi sử dụng bộ câu hỏi cơ xương khớp
Bắc Âu cho kết quả 63,4% tài xế taxi gặp vấn đề RLCX [43]. Nghiên cứu của
tác giả Chen JC tại Đài Loan năm 2005 sử dụng Bảng câu hỏi cơ xương khớp

Bắc Âu để đánh giá tỷ lệ hiện mắc RLCX cho kết quả: Trong số 1242 tài xế
taxi có 51% đau thắt lưng trong 12 tháng qua [21].
Hiện danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm của nước
ta đã tăng lên 34 bệnh. Tuy nhiên RLCX hiện nay chưa được đưa vào danh
mục các bệnh nghề nghiệp dù một số đánh giá cho thấy RLCX rất phổ biến
trong một số loại hình lao động [1],[7]. Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về
RLCX trên những người lái xe taxi chuyên nghiệp. Do đó, chúng tôi thực hiện


2

đề tài “Thực trạng và yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương trên lái xe
taxi tại Hải Phòng năm 2019’’ nhằm mục tiêu:
Mô tả thực trạng rối loạn cơ xương trên lái xe taxi tại Hải Phòng năm
2019.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương trên lái xe taxi tại
Hải Phòng năm 2019.


3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Rối loạn cơ xương

1.1.1. Khái niệm rối loạn cơ xương
Cụm từ Rối loạn cơ xương (RLCX) chỉ các tổn thương ở bộ máy vận
động, bao gồm các cơ, gân, sụn, xương, dây chằng và các dây thần kinh. RLCX
bao hàm tất cả các dạng tổn thương từ các tổn thương nhẹ thoáng qua đến cả các

tổn thương không hồi phục và cả các tình trạng tàn tật mạn tính [41].
RLCX trong lao động được định nghĩa là các RLCX bị gây ra hay bị
làm nặng lên do quá trình lao động hoặc điều kiện lao động.
Những dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn cơ xương nghề nghiệp phát
triển từ từ kéo dài theo tuần, tháng hoặc năm. Những đặc điểm mãn tính tiềm
ẩn này gây khó khăn cho việc phát hiện nguyên nhân, ban đầu là những triệu
chứng mà người lao động không để ý, cho tới khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khoẻ, an toàn và năng suất lao động thì đã phát triển sang giai đoạn bệnh
lý trầm trọng.
1.1.2. Phân loại rối loạn cơ xương
RLCX được phân thành 5 loại sau [9] :
- Rối loạn gân (viêm gân, viêm bao gân hoạt dịch, viêm mỏm trên lồi
cầu bên, viêm gân xoay cổ tay…).
- Rối loạn thần kinh ngoại biên (hội chứng ống xương trụ, viêm dây
thần kinh ngón tay, hội chứng ống khối xương cổ tay…).
- Rối loạn thần kinh vận mạch (hội chứng rung động tay – cánh tay
“Raynauds”…).
- Rối loạn cơ (viêm u xơ cơ, viêm đa cơ…).
- Rối loạn khớp hoặc bao khớp (viêm bao hoạt dịch, viêm mủ màng
hoạt dịch…).


4

1.1.3. Triệu chứng rối loạn cơ xương
Rối loạn cơ xương cũng gây ra tình trạng viêm ở nhiều bộ phận khác
nhau của cơ thể. Triệu chứng đau có thể xảy ra ở một vùng hoặc toàn cơ thể.
Các triệu chứng có sự khác nhau ở mỗi cá thể, nhưng những dấu hiệu và triệu
chứng thông thường bao gồm:
 Đau/đau khi ấn;

 Mệt mỏi;
 Rối loạn giấc ngủ;
 Viêm, sưng, đỏ;
 Giảm phạm vi chuyển động của khớp;
 Mất chức năng hoạt động của khớp;
 Ngứa ran;
 Tê hoặc cứng cơ, khớp;
 Cơ yếu hoặc giảm lực cầm nắm hoặc nặng nề hơn là mất chức năng.
Trong số các triệu chứng nêu trên, đau là triệu chứng quan trọng và phổ
biến nhất.
Rối loạn cơ xương liên quan đến công việc có thể tiến triển trong các
giai đoạn từ nhẹ đến nặng [46].
- Giai đoạn đầu: Đau nhức và mệt mỏi xuất hiện trong ca làm việc
nhưng biến mất khi nghỉ ngơi. Không làm giảm hiệu suất làm việc.
- Giai đoạn trung gian: Các triệu chứng đau mỏi xảy ra sớm trong ca
làm việc và tồn tại vào ban đêm ngay cả khi nghỉ ngơi. Giảm khả năng lao
động đối với các công việc lặp đi lặp lại và có cường độ cao.
- Giai đoạn muộn: Đau nhức, mệt mỏi và suy nhược vẫn tồn tại ngay cả
khi nghỉ ngơi. Gây mất ngủ và người lao động chỉ có thể lao động nhẹ.


5

Không phải ai cũng trải qua các giai đoạn này giống nhau. Trong thực tế, khó
có thể nói chính xác khi một giai đoạn kết thúc và giai đoạn tiếp theo bắt đầu.
Cơn đau đầu tiên là tín hiệu cho thấy các cơ và gân phải được nghỉ ngơi và
phục hồi. Nếu không được điều trị, các tổn thương tồn tại trong thời gian dài
và không thể phục hồi được.
1.1.4. Chẩn đoán rối loạn cơ xương
Chẩn đoán RLCX dựa trên [39]:

+ Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân tự khai báo như đau, nhức mỏi, tê
cứng…
+ Triệu chứng thực thể: Sưng, nóng, đỏ, cường độ đau, vị trí đau, mức
độ hạn chế vận động cơ xương, yếu cơ, teo cơ, rối loạn cảm giác…
+ Cận lâm sàng: X-quang, MRI, điện cơ… và xét nghiệm máu để tìm
nguyên nhân khác gây tổn thương xương khớp: thấp khớp, gout...
+ Kết hợp với tiền sử y tế và các yếu tố nguy cơ từ các hoạt động giải
trí, nghề nghiệp, từ đó đưa ra chuẩn đoán vị trí, mức độ, nguyên nhân RLCX.
1.2.

Các nghiên cứu về rối loạn cơ xương

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về rối loạn cơ xương
Rối loạn cơ xương là các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp trên toàn thế
giới và ảnh hưởng đến tất cả các loại hoạt động kinh tế với chi phí và tác động
đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người lao động. RLCX là vấn đề sức
khỏe phổ biến nhất đang được quan tâm ở các nước phát triển và đang phát
triển và ở hầu hết các nghành nghề.
RLCX là phổ biến rộng rãi trong nhiều ngành nghề bao gồm cả những
ngành có tải trọng cơ học nặng như xây dựng, công việc nhà máy và những
công việc có tải trọng nhẹ hơn như công việc văn phòng [47]. Các ngành vận
tải và kho bãi có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương cao nhất với tỷ lệ mắc là 89,9
trường hợp trên 10.000 lao động toàn thời gian. Các ngành y tế, sản xuất,


6

nông nghiệp, thương mại bán buôn, bán lẻ và giải trí đều có tỷ lệ mới mắc
trên 35 trên 10.000 lao động toàn thời gian [33]. Một cuộc khảo sát quốc gia
trên các y tá Hoa Kỳ cho thấy 38% mắc RLCX trong 12 tháng qua, chủ yếu là

chấn thương thắt lưng. Cổ-gáy và thắt lưng là những vị trí mắc RLCX phổ
biến nhất của người lao động, tiếp theo là chi trên và chi dưới. Theo báo cáo
của Cục thống kê lao động US năm 2014 có 31,8 trường hợp mới mắc trên
10.000 lao động toàn thời gian mỗi năm, nguyên nhân là do cố gắng quá sức,
phản ứng của cơ thể, hoặc chuyển động lặp đi lặp lại [33].
Nghiên cứu của Paula K. Hembecker trên 456 công nhân đã làm việc
lâu năm tại một công ty sản xuất các sản phẩm kim loại ở Brazil năm 2017
cho kết quả: Chi trên là khu vực cơ thể bị ảnh hưởng thường xuyên nhất: vai
(24,8%), khuỷu tay và/hoặc cẳng tay (15,5%), cổ tay và/hoặc bàn tay (19,0%)
[27]. Một nghiên cứu khác tại Anh của Vijendren A và cộng sự cho thấy bác sĩ
phẫu thuật phải đối mặt với nhiều rủi ro nghề nghiệp, bao gồm các rối loạn cơ
xương liên quan đến công việc: 47.4% bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng có
RLCX trong đó 85% đã phải điều trị và 22,9% đã phải nghỉ hưu sớm [49].
Nghiên cứu của Yan P và cộng sự năm 2017 trên 6674 điều dưỡng đã được
chọn từ 16 bệnh viện ở khu Tân Cương chỉ ra: khu vực bị ảnh hưởng phổ biến
nhất bởi RLCX là lưng dưới, cổ, vai và thắt lưng với tỷ lệ mắc hàng năm lần
lượt là 62,71%, 59,77%, 49,66% và 39,50% và yếu tố liên quan là độ tuổi,
thời gian làm việc, khoa phòng làm việc [56]. Ngoài ra còn rất nhiều nghiên
cứu trên các ngành nghề khác nhau: nông dân [30], công nhân, thợ sửa chữa,
nhân viên văn phòng, nha sĩ [51] …
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về RLCX trên các đối
tượng lái xe chuyên nghiệp với các phương tiện khác nhau bao gồm cả lái xe
tải hàng hóa, lái xe tải nông nghiệp, lái xe nâng, lái xe buýt và lái xe taxi. Các
nghiên cứu đều chỉ ra được RLCX là bệnh liên quan đến nghề nghiệp.


7

Nghiên cứu về RLCX trên các lái xe tải chuyên nghiệp ở Anh năm
2007 của Robb MJ, Mansfield NJ chỉ ra 81% đau cơ xương khớp trong 12

tháng qua và 60% bị đau thắt lưng với thời gian lao động trung bình 43,8
giờ/tuần và khoảng cách lái xe dao động từ 256-6400 km/tuần [45]. Một
nghiên cứu tại Iran cho thấy 78,6% tài xế xe tải mắc RLCX trong 12 tháng
qua, triệu chứng phổ biến nhất là cổ (27,2%), sau đó là đau thắt lưng (24,3%)
và đầu gối (36,4%) [37]. Nghiên cứu khác của Massaccesi M và cộng sự chỉ
ra 2 vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cổ và thắt lưng [34].
Nghiên cứu của Bovenzi M năm 1994 trên 1155 người lái máy kéo
nông nghiệp tiếp xúc với rung động toàn thân và căng thẳng tư thế có tình
trạng đau lưng là 91,2% [17]. Nghiên cứu trên lái xe nâng năm 2005 của Hoy
J, Mubarak N, Nelson S cũng cho kết quả tương tự [28].
Szeto GP và Lam P nghiên cứu “Rối loạn cơ xương liên quan đến công
việc trên tài xế xe buýt đô thị tại Hồng Kông”. Kết quả thu được: thời gian
làm việc trung bình 9-10 giờ/ngày, 5 ngày/tuần thì vùng cổ, lưng, vai và đầu
gối/đùi có tỷ lệ đau nhức trong 12 tháng cao nhất từ 35% đến 60% và khoảng
90% sự khó chịu có liên quan đến việc lái xe buýt. Các yếu tố nghề nghiệp
của việc ngồi lâu và không phù hợp với nhân trắc học được cho là có liên
quan nhiều nhất đến sự đau nhức xương khớp [48].
Một nghiên cứu thuần tập của tác giả Krause và cộng sự trên 1233 lái
xe theo dõi trong vòng 7,5 năm đã ghi nhận được tỉ lệ mắc mới bệnh đau lưng
là 83,3/100 lái xe [31]. Thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng đầu tiên là
905 ngày, tương đương 2,5 năm. Một nghiên cứu khác trên 234 lái xe bus sử
dụng bộ công cụ Bắc Âu cũng cho thấy tỉ lệ mắc RLCX vùng lưng trong 12
tháng qua và 7 ngày qua cũng khá cao và có liên quan chặt chẽ đến nghề
nghiệp: đau lưng là 83,8%, OR = 3.12 (IC 95% : 1,82-5,34) [38]. Các yếu tố
nguy cơ được chỉ ra trong các nghiên cứu là yếu tố cá nhân (tuổi, giới, đặc


8

điểm thể lực, hút thuốc, tập luyện thể lực…), yếu tố nghề nghiệp (áp lực công

việc, thâm niên công tác, loại phương tiện điều khiển, độ rung, stress nghề
nghiệp…) [4],[24],[32],[50].
Raanaas RK, Anderson D thực hiện một cuộc điều tra năm 2008 về sức
khỏe cơ xương và các yếu tố rủi ro liên quan đến công việc của tài xế taxi Na
Uy cho thấy 63,4% gặp vấn đề về cơ xương do đặc thù công việc [43].
Chen JC và cộng sự nghiên cứu “Các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến
đau thắt lưng ở người lái xe taxi đô thị năm 2005” trên 1242 tài xế cho kết
quả 51% đau thắt lưng trong 12 tháng qua, tỷ lệ đau đầu gối khi lái xe ít hơn
6 giờ/ngày là 11%, lớn hơn 10 giờ/ngày là 22 % [21],[22].
Abledu JK nghiên cứu trên những người lái xe taxi đô thị ở Ghana năm
2014 cho kết quả: Tỷ lệ mắc chung RLCX là 70,5%, tỷ lệ đau lưng dưới
(34,3%), đau lưng trên (16,7%), đau cổ (15,2%), đau vai (11,0%), đau đầu gối
(10,0%), hông/đau đùi (2,9%), đau khuỷu tay (4,8%), đau mắt cá chân/bàn
chân (2,4%) và đau cổ tay/bàn tay (1,9%) [12].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, người lái xe chuyên nghiệp có nguy
cơ cao đối với RLCX.
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về rối loạn cơ xương
Ở nước ta, bệnh nghề nghiệp và công tác dự phòng bệnh nghề nghiệp
ngày càng được quan tâm. Nhiều chương trình dự phòng các bệnh nghề
nghiệp đã được triển khai tại các môi trường lao động khác nhau. Tuy nhiên
RLCX hiện nay chưa được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp dù một
số đánh giá cho thấy RLCX rất phổ biến trong một số loại hình lao động [5],
[10],[52]. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng RLCX
trên người lao động trong ngành vận tải. Chỉ có một vài nghiên cứu đã thực
hiện trên nhân viên ngành y tế và trên công nhân.


9

Kết quả gần đây của nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược Hải

Phòng cùng với các chuyên gia của Đại học Laval (Canada) cho thấy tỷ lệ
mắc RLCX trên điều dưỡng viên tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng trong
vòng 12 tháng qua lên tới 81% [7] và rất nhiều các yếu tố nghề nghiệp có thể
tác động lên các rối loạn này [6]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích
và cộng sự tại 3 khu công nghiệp tại Hưng Yên, Đà Nẵng và Đồng Nai năm
2017 đã chỉ ra gần 70% công nhân nữ báo cáo về ít nhất 1 dấu hiệu tổn
thương cơ xương [1].
Một nghiên cứu về nguy cơ rối loạn cơ xương trên lái xe nâng tại một
cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2016 của tác giả Nguyễn Thu Hà và
Nguyễn Đức Sơn cho thấy điều kiện lao động của lái xe nâng có nhiều yếu tố
bất lợi với sức khỏe: người lao động phải tiếp xúc với bụi, ồn, rung xóc trong
môi trường lao động; cường độ làm việc của lái xe nâng cao, có nguy cơ rối
loạn cơ xương khớp vùng cổ/gáy, lưng, thắt lưng, chi dưới, chi trên [3].
1.3.

Nguyên nhân và yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương
Rất nhiều yếu tố nguy cơ của RLCX đã được xác định. Các yếu tố liên

quan đến RLCX được chia ra thành các nhóm: yếu tố cá nhân, yếu tố cơ sinh
học, yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố nghề nghiệp [53].
1.3.1. Yếu tố cá nhân
Các yếu tố không thay đổi được như: Tuổi, giới tính, di truyền. Có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố cá thể (ví dụ như tuổi hoặc giới) cũng có liên
quan đến tình trạng RLCX [42],[55]. Tỷ lệ mắc đối với từng bộ phận có xu
hướng tăng theo tuổi, chủ yếu ở thắt lưng và cổ. Tuổi thọ con người càng được
nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.
Béo phì cũng là một yếu tố được tìm ra. Những người thừa cân có nguy
cơ mắc RLCX cao hơn [36],[40]. Trọng lượng cơ thể nhiều hơn, sức ép lên



10

khớp tăng lên làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thừa cân là yếu tố
có thể thay đổi được để hạn chế RLCX.
1.3.2. Yếu tố nghề nghiệp
Công nhân thường duy trì cùng một tư thế trong những ngày làm việc dài
và trong vài năm. Do đó, ngay cả những tư thế tự nhiên như đứng cũng có thể
dẫn đến đau thắt lưng. Họ thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại với tốc độ cao
trong công việc với ít thời gian phục hồi và không kiểm soát được thời gian của
các chuyển động (ví dụ như công nhân trên dây chuyền lắp ráp). Lực cần thiết
để thực hiện các thao tác trong công việc gây nguy cơ RLCX cao hơn ở người
lao động. Bởi vì các động tác đòi hỏi nhiều lực hơn làm mỏi cơ nhanh hơn có
thể dẫn đến chấn thương và/hoặc đau. Ngoài ra, tiếp xúc với rung động [3] (ví
dụ: điều khiển xe tải hoặc công nhân xây dựng) và nhiệt độ cực nóng hoặc cực
lạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá lực và sức khỏe của công nhân.
Những điều này có thể dẫn đến sự phát triển của RLCX.
Lái xe nghề nghiệp thường có liên quan đến tỷ lệ đau lưng cao [17],[32].
Các yếu tố gây ra cơn đau rất đa dạng và có thể bao gồm ngồi lâu, tư thế không
phù hợp, tiếp xúc với rung động toàn thân và các yếu tố không lái xe khác như
nâng vật nặng, chế độ ăn uống kém hoặc các yếu tố tâm lý xã hội khác.
1.3.3. Yếu tố cơ sinh học
Yếu tố cơ sinh trong lao động từ lâu đã được chứng minh là có vai trò
quan trọng trong sự hình thành nên các tổn thương cơ xương khớp của người
lao động [19]. RLCX liên quan đến các yếu tố cơ sinh học sinh ra từ một sự
quá tải của hệ thống cơ xương. Các rối loạn này xuất hiện khi cường độ lao
động cơ học vượt quá khả năng chịu đựng của các cơ quan thuộc hệ thống cơ
xương khớp (ví dụ như một sự gắng sức quá mức của các cơ) [15]. Các hoạt
động liên quan đến tải nặng có thể dẫn đến chấn thương cấp tính nhưng hầu hết
các RLCX liên quan đến nghề nghiệp là từ các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc



11

do duy trì vị trí tĩnh. Ngay cả các hoạt động không cần nhiều lực có thể dẫn đến
tổn thương cơ nếu hoạt động được lặp lại thường xuyên đủ trong khoảng thời
gian ngắn (ví dụ RLCX trên nhân viên văn phòng). Các yếu tố nguy cơ bao
gồm sự lặp đi lặp lại các cử động, lao động quá gắng sức, lao động tĩnh duy trì
tư thế, sự va chạm và áp lực cơ học [23],[35]. Các yếu tố quá tải công việc như
tư thế làm việc có hại, nâng vật nặng và các yếu tố tổ chức lao động như làm
thêm giờ là những yếu tố nguy cơ chính [55].
1.3.4. Yếu tố tâm lý xã hội
Có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng các yếu tố tâm lý xã hội là
một nguyên nhân khác của RLCX [14]. Một số lý thuyết cho mối quan hệ nhân
quả này được nhiều nhà nghiên cứu tìm thấy bao gồm tăng căng cơ, tăng huyết
áp, giảm nhạy cảm đau, giãn đồng tử... Một số yếu tố gây căng thẳng tại nơi
làm việc có liên quan đến RLCX tại nơi làm việc bao gồm nhu cầu công việc
cao, hỗ trợ xã hội thấp, công việc đơn điệu, áp lực về mặt thời gian và căng
thẳng công việc chung. Các nhà nghiên cứu đã liên tục xác định mối quan hệ
nhân quả giữa sự không hài lòng trong công việc và RLCX [26],[47]. Ví dụ: cải
thiện sự hài lòng trong công việc có thể làm giảm 17-69% các rối loạn tại lưng
liên quan đến công việc và cải thiện kiểm soát công việc có thể giảm 37-84%
các rối loạn tại cổ tay liên quan đến công việc. Vì vậy với cùng một công việc
trong cùng một môi trường lao động căng thẳng thì đau sẽ xảy ra sớm hơn so
với lao động trong môi trường ít căng thẳng [11].
1.4.

Tác động của RLCX lên cuộc sống
Rối loạn cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật liên

quan đến công việc và mất năng suất lao động trên tất cả các quốc gia thành

viên Liên minh Châu Âu (EU). Người ta ước tính rằng tổng chi phí năng suất
bị mất do các RLCX trong số những người trong độ tuổi lao động ở EU có thể
lên tới 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 67% báo cáo rằng cơn đau làm


12

giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của họ, 49% bị hạn chế trong công việc
[16]. Tại Hoa Kỳ, chi phí trực tiếp và gián tiếp bị mất do RLCX là 213 tỷ đô
hoặc chiếm 1.4% GDP vào năm 2011 [25].
Nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy, đau ảnh hưởng lớn đến khả năng lao
động, gây mất 4,6 giờ làm việc mỗi tuần, tiêu tốn chi phí hơn 61 tỷ USD/năm,
76% thời gian sản xuất bị mất do giảm hiệu suất làm việc không do sự vắng
mặt. Đau mạn tính còn ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất hàng ngày, mức
độ cảm xúc, khả năng tận hưởng cuộc sống và thậm chí đến các mối quan hệ
xã hội [25]. Khả năng làm việc của những người lao động trong nhóm bệnh
thấp hơn đáng kể so với nhóm không mắc bệnh và khả năng làm việc giảm
đáng kể cùng với sự gia tăng thời gian làm việc [57].
1.5.

Dự phòng RLCX
Dự phòng nhằm mục đích ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh, giảm yếu

tố nguy cơ, ngăn chặn sự tiến triển cũng như làm giảm hậu quả của bệnh một
khi nó xuất hiện. Dự phòng RLCX là việc cần thiết được tiến hành để người
lao động tránh phải chịu đựng các triệu chứng của RLCX, đồng thời cải thiện
hiệu suất lao động và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế ở các quốc gia có chế
độ chi trả y tế cho người lao động mắc RLCX. Để dự phòng RLCX cần thực
hiện:
Giáo dục: Đào tạo để đảm bảo rằng người lao động có đủ kiến thức và

kỹ năng cần thiết để phòng chống rối loạn cơ xương.
Kiểm soát nơi làm việc: bao gồm economy và phân chia lao động hợp
lý (về thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, vị trí lao động). Hạn chế nâng
vật nặng, tập luyện và báo cáo các dấu hiệu chấn thương sớm. Chủ lao động
có thể hỗ trợ cho nhân viên để ngăn ngừa RLCX tại nơi làm việc bằng cách
cho nhân viên lập kế hoạch, đánh giá và xây dựng các tiêu chuẩn về quy trình
phù hợp và ngăn ngừa thương tích.


13

Dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu canxi và các loại rau quả để cung
cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê. Đây là những chất
chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Tập thể dục: Bài tập giãn cơ và khởi động trước khi lao động và khi
nghỉ giải lao sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương cơ xương do giảm mệt mỏi,
tăng cường sự cân bằng và phối hợp các cơ. Việc vận động còn giúp máu lưu
thông, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa của
xương khớp.
Can thiệp sớm: Khi một người lao động biểu hiện những dấu hiệu đầu
tiên của tình trạng RLCX thì việc can thiệp sớm là cần thiết để điều chỉnh các
yếu tố nguy cơ trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Cần đến ngay các cơ
sở y tế để chuẩn đoán và điều trị kịp thời phòng trường hợp bị biến chứng.
Đối với người lái xe: Tuân thủ thời gian lao động theo Điều 65 Luật
giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Thời gian làm việc của người lái xe
ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá
4 giờ”. Tư thế lái xe cần tuân theo hướng dẫn lái xe an toàn của bộ giao thông
vận tải. Để lái xe an toàn và tránh mệt mỏi người lái xe vần chú ý điều chỉnh
ghế, vô lăng, tựa đầu phù hợp với cơ thể.
1.6.


Thông tin về địa bàn nghiên cứu
Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương lớn thứ 3 cả nước, là

thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía
Bắc, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học,
thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng có diện tích
đất tự nhiên là 1 561,8 km², trong đó diện tích đất liền là 1 208,49 km. Dân số
là 2 039 000 người [2].
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố
tăng cao, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông hàng năm


14

gia tăng nhanh chóng, đặc biệt loại hình vận tải hành khách bằng xe taxi với
ưu điểm: cơ động, tiện nghi, an toàn,… Thời gian qua, hoạt động kinh doanh
vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có bước
phát triển mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp và phương tiện taxi, chất lượng
dịch vụ từng bước được nâng cao... Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải
Phòng có 30 doanh nghiệp với 2.807 xe taxi hoạt động với sản lượng vận
chuyển đạt 10,45 triệu lượt hành khách [8]. So với các thành phố trực thuộc
Trung ương, Hải Phòng có số lượng phương tiện taxi đứng thứ 3 (sau Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh). Tỷ lệ phương tiện taxi/1000 dân hiện nay của TP. Hải
Phòng là 1,42 xe/1000 dân, thấp hơn so với Hà Nội (2,51 xe/1000 dân), cao
hơn TP. Hồ Chí Minh (1,33 xe/1000 dân). Hiện nay, các phương tiện taxi hoạt
động phân bổ không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung tại khu vực
các quận trung tâm thành phố.
Một số hãng xe taxi ở TP. Hải Phòng: Mai Linh, Hoa Phượng, Én
Vàng, Xuân Trường, Đất Cảng, Nguyễn Gia….



15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lái xe taxi của hai công ty taxi tại Hải Phòng.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Những người làm công việc lái xe taxi trên 12 tháng.
+ Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ :
+ Mắc các bệnh nội khoa mạn tính ảnh hưởng tới đánh giá RLCX.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2019 – 5/2019
Địa điểm nghiên cứu:
+ Công ty cổ phần Hoa Phượng: Cụm 1, đường Tân Hà, phường Lãm Hà,
quận Kiến An, Hải Phòng.
+ Công ty TNHH Xuân Trường: Số 181 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận
Lê Chân, Hải Phòng.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
- n: cỡ mẫu cần nghiên cứu
- Z21-α/2 = 1,962 (độ tin cậy 95%)
- p: tỷ lệ mắc RLCX ở cộng đồng tương tự. Lấy p = 0,705 (theo
tác giả JK Abledu và cộng sự nghiên cứu về RLCX trên lái xe taxi tại thành
phố Accra Metropolis của Ghana năm 2014 [12]).


16

- d: là sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ
thực của quần thể và được lấy là 0,05
Thay vào công thức ta được cỡ mẫu tối thiểu là 320 đối tượng. Thực tế,
chúng tôi đã có 332 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện. Điều tra viên đến các công ty taxi và
tiến hành phỏng vấn những lái xe có mặt tại công ty.
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nội dung

Biến số/chỉ số

Định nghĩa biến

Tuổi

Tuổi tính theo năm dương lịch

Giới

Nam/nữ


Thông tin

Thu nhập

chung của

BMI

Thu nhập trung bình theo tháng
Chỉ số khối cơ thể tính bằng cân

đối tượng
nghiên cứu

Thâm niên làm việc
Số giờ làm việc/tuần
Tiền sử bệnh tật

nặng / bình phương chiều cao
Số năm làm công việc lái xe
Tổng số giờ làm việc trong tuần
Tiền sử mắc bệnh, chấn thương

cơ xương
Tỷ lệ mắc RLCX 12 tháng Số lái xe mắc ít nhất một RLCX/
qua và 7 ngày qua
tổng số lái xe
Tỷ lệ mắc RLCX tại vị trí
gáy-cổ, vai, khuỷu tay, bàn Số mắc tại từng vị trí/ tổng số lái

Thực trạng
RLCX

cổ tay, lưng trên, thắt lưng, xe
đùi, đầu gối, bàn cổ chân
Tỷ lệ mắc RLCX theo tuổi

Phân tỷ lệ mắc theo nhóm tuổi

Tỷ lệ mắc RLCX theo giới
Phân tỷ lệ mắc theo giới
Tỷ lệ mắc RLCX theo thâm
Phân tỷ lệ mắc theo năm làm viêc
niên
Tỷ lệ mắc RLCX theo BMI Phân tỷ lệ mắc theo theo BMI
Yếu tố liên Liên quan giữa tuổi và Sự liên quan giữa tuổi, BMI,


17

RLCX
Liên quan giữa BMI và
RLCX
Liên quan giữa thâm niên và
quan đến
RLCX

thâm niên, số ngày làm viêc/tuần
RLCX
Liên quan giữa thu nhập và và làm việc quá sức tới tình trạng

RLCX
Liên quan giữa số ngày làm

RLCX 12 tháng qua

việc/tuần và RLCX
Liên quan RLCX với làm
việc quá sức
2.3.

Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

2.3.1. Công cụ thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi chuẩn hóa Bắc Âu về RLCX. Bộ câu hỏi này được
phát triển bởi Kuorinka và cộng sự năm 1987. Bộ câu hỏi đã được sử dụng rộng
rãi tại nhiều nước trên thế giới để nghiên cứu về lượng giá RLCX [21],[31],
[43]. Phiên bản tiếng Anh của bộ câu hỏi đã được dịch sang tiếng Việt và được
sử dụng trong các nghiên cứu trước đó [5],[7],[48].
Bộ câu hỏi được thiết kế bao gồm 3 phần:
Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm: họ tên,
giới, năm sinh, chiều cao, cân nặng, thu nhập, .....
Phần 2: Đánh giá tổng quát các vấn đề về sức khỏe cơ xương tại các vị
trí trên cơ thể trong vòng 12 tháng gần đây và trong vòng 7 ngày gần đây. Bảng
câu hỏi về 9 vị trí: gáy-cổ, vai, khuỷu tay, cổ tay / bàn tay, lưng trên, thắt lưng,
đùi, đầu gối và mắt cá chân / bàn chân. Đối tượng trả lời 3 câu hỏi đối với mỗi
vị trí cơ thể. Tình trạng RLCX được đánh giá sơ bộ dựa trên số vị trí mắc
RLCX.



×