Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN VIẾT MẠNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BẢN QUẬN NAM TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN VIẾT MẠNH
KHÓA 2017 -2019

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BẢN QUẬN NAM TỪ LIÊM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU THỦY

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các khoa,
phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo điều
kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Thủy, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn cơ quan đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều
kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 4 năm 2019

Trần Viết Mạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiêm cứu của Luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Viết Mạnh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
* Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
* Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 3
* Các khái niệm, thuật ngữ .................................................................................................... 3
* Cấu trúc luận văn ................................................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM ......................................................................... 6
1.1. Giới thiệu khái quát về quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội ..................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội........................................................... 6
1.1.2. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật ........................................................................................... 9
1.2. Thực trạng công tác quản lý CTRSH của quận Nam Từ Liêm.................................... 10
1.2.1. Đặc điểm tình hình CTRSH quận Nam Từ Liêm ..................................................... 10
1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về CTRSH trên địa bàn quận Nam Từ Liêm .. 13
1.2.3. Các công cụ quản lý nhà nước về CTRSH................................................................ 17

1.2.4. Hệ thống kiểm tra giám sát thực thi các chính sách của nhà nước về CTRSH trên địa
bàn quận Nam Từ Liêm....................................................................................................... 20
1.2.5. Tình hình thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ................... 20
1.2.6. Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ...................... 25


1.2.7. Thực trạng công tác xã hội hóa trong quản lí chất thải rắn sinh hoạt. ....................... 28
1.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về CTRSH của quận Nam Từ Liêm ....... 28
1.3.1. Những kết quả đạt được............................................................................................. 28
1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................................ 29
1.3.3. Những vấn đề đặt ra ................................................................................................... 31
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÍ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI. ....................................................................................................... 32
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 32
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTRSH .................................................................................... 32
2.1.2. Các quá trình chuyển hóa của chất thải rắn sinh hoạt . .............................................. 34
2.1.3. Vai trò của quá trình chuyển hóa chất thải rắn trong công tác quản lý CTRSH ...... 35
2.1.4. Các công nghệ xử lí CTRSH ..................................................................................... 36
2.1.5. Tác động của CTR tới kinh tế - xã hội...................................................................... 38
2.1.6. Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng với công tác quản lí CTRSH .................. 39
2.1.7. Quản lí CTRSH theo hướng xã hội hóa. ................................................................... 40
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý CTR. ................................................................................ 41
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lí liên quan đến quản lí CTR................................................ 41
2.2.2. Chiến lược quốc gia về quản lí CTR. ........................................................................ 44
2.2.3. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch chung quận Nam Từ Liêm...... 45
2.3. Dự báo CTRSH phát sinh tại địa bàn quận Nam Từ Liêm .......................................... 50
2.3.1. Cơ sở xác định lựa chọn tiêu chuẩn tính toán. ........................................................... 50
2.3.2. Lựa chọn tiêu chuẩn tính toán và tỉ lệ thu gom CTRSH địa bàn quận Nam Từ Liêm.
............................................................................................................................................. 51

2.4. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................................. 54
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH các nước trên thế giới. .............................................. 54
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại Việt Nam. ............................................................ 57
2.4.3. Kinh nghiệm quản lý CTRSH có thể áp dụng tại quận Nam Từ Liêm..................... 60


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÍ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM. ............................ 64
3.1. Đề xuất giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn ............................................................ 64
3.2. Đề xuất các giải pháp về kinh tế ................................................................................... 71
3.3. Đề xuất các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các đơn vị thực hiện
công tác vận chuyển thu gom xử lý CTRSH....................................................................... 73
3.4. Đề xuất bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý CTRSH .......... 75
3.4.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho công tác quản lí CTRSH
............................................................................................................................................. 75
3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho công tác phân loại CTRSH
tại nguồn. ............................................................................................................................. 77
3.4.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách huy động sự tham gia của cộng đồng
trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. ............................................................. 79
3.4.4. Hoàn thiện và ban hành quy định về phí thu gom, xử lý CTRSH. .......................... 81
3.5. Đề xuất mô hình xã hội hóa trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý .... 83
3.5.1. Mở rộng dịch vụ thu gom vận chuyển CTRSH phủ kín địa bàn quận Nam Từ Liêm
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. .................................................................... 83
3.5.2. Tổ chức các hình thức vận động tuyên truyền , tập huấn nâng cao nhận thức cộng
đồng đối với quá trình sử dụng công tác thu gom, phân loại và góp phần tham gia công tác
CTRSH ................................................................................................................................ 86
3.6. Đề xuất các giải pháp khác. .......................................................................................... 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ...................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Ranh giới địa chính Quận Nam Từ Liêm

4

Hình 1.2

Sơ đồ hệ thống quản lí CTR quận Nam Từ Liêm

15

Hình 1.3

Bãi rác thải ở Phường Mễ Trì

27

Hình 2.1

Sơ đồ nguồn gốc phát sinh CTRSH


30

Hình 2.2

Quá trình phân loại và chế biến phân vi sinh tại nhà máy
xử lý CTR

35

Hình 2.3

Nhiều dụng cụ có thể tái chế

36

Hình 3.1

Hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn

63

Hình 3.2

Phân loại CTRSH tại nguồn đối với khu nhà ở thấp tầng

64

Hình 3.3


Phân loại CTRSH tại nguồn đối với khu nhà ở cao tầng
tầng

65

Hình 3.4

Phân loại CTRSH tại nguồn đối với khu công cộng

67

Hình 3.5

Thùng chứa chất thải rắn hai ngăn

68


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Thống kê mức phí chất thải đối với các đối tượng hộ gia
đình

Trang
17

Bảng 1.2


Vị trí tập kết rác trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

21

Bảng 1.3

Thống kê xe thu gom rác tại quận Nam Từ Liêm

22

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh CTRSH

31

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Tóm tắt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Bảng cơ cấu kinh tế
Bảng lựa chọn tiêu chuẩn tính toán và tỷ lệ thu gom
CTRSH
Bảng lựa chọn tỷ lệ thu gom
Dự báo khối lượng CTR phát sinh và thu gom trên toàn

thành phố đến năm 2030

42
44
49
50
51


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

CTRHC

Chất thải rắn hữu cơ

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRVC

Chất thải rắn vô cơ


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi cả
nước đang gia tăng mạnh mẽ. Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
của con người cũng không ngừng tăng lên, các vấn đề môi trường ngày một gia
tăng, vì vậy chúng ta càng phải đối mặt nhiều hơn với các thách thức môi trường.
CTR đang là vấn đề gây bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng. Cùng với sự phát triển chung của đất nước,
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tại quận Nam Từ Liêm cũng đang diễn ra
rất mạnh mẽ , đồng nghĩa với việc lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích và
dân số xã Xuân Phương (phía nam Quốc lộ 32); một phần diện tích và dân số thị
trấn Cầu Diễn (phía Nam Quốc lộ 32 và phía đông sông Nhuệ). Tổng diện tích tự
nhiên của quận là 3.227,36 ha, dân số là 236.700 người (số liệu năm 2017). Ngay từ
01/4/2014 khi quận Nam Từ Liêm chính thức đi vào hoạt động, lãnh đạo Quận ủy
(QU), Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) quận đã đặc biệt
quan tâm tới vấn đề môi trường, đặc biệt là quản lý CTR sinh hoạt. Do quá trình đô
thị hóa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của quận diễn ra nhanh chóng nên quỹ đất bị thu
hẹp dần, không còn đủ để phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ. Hiện nay công
tác quản lý CTR trên địa bàn quận còn bộc lộ nhiều bất cập sau:
Theo thống kê của Công ty chế biến xử lý rác thải Cầu Diễn cho biết bình quân
mỗi ngày ở quận Nam Từ Liêm tăng lên rất lớn do sự tập trung của các khu công
nghiệp cũng như các doanh nghiệp nhỏ lẻ trên địa bàn quận. Tuy nhiên lại chưa
thực sự được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Việc xử lý triệt để rác thải sinh hoạt,
rác thải ở các khu công nghiệp và bệnh viện ở quận Nam Từ Liêm hiện còn nhiều
bất cập do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều người dân (cơ quan, doanh


2

nghiệp) còn yếu, họ tùy tiện đổ rác ra đường phố không theo quy định, gây khó
khăn cho việc vệ sinh đô thị hằng ngày.
Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chưa triệt để, chưa hợp lý, cản trở giao
thông, cản trở dòng chảy gây ứ đọng nước, làm giảm mỹ quan đô thị; các khu xử lý
CTR còn thiếu và yếu; công nghệ xử lý CTR còn tương đối lạc hậu và thủ công.
Hiện nay công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đang là nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trường đất, nước, không khí cho trước mắt và lâu dài; làm biến đổi các
sinh cảnh tự nhiên và vùng sinh thái, gây tác hại đến sức khoẻ cộng đồng.
CTR chủ yếu đổ lộ thiên tại các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao
thông gây mất vệ sinh môi trường;
Công tác đấu thầu, đặt hàng lựa chọn các đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ đô
thị công ích về thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn quận đã được triển
khai nhưng chưa thực sự hiệu quả;
Công tác giám sát, nghiệm thu chất lượng các công trình xử lý chất thải, công tác
quản lý chi phí cho việc quản lý thu gom rác thải, cũng như công tác thanh tra, kiểm
tra về vấn đề này còn bị buông lỏng ở nhiều khâu.
Chính vì vậy việc chọn đề tài nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả quản lý CTR
sinh hoạt trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội ” là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý CTR trên địa bàn quận Nam Từ
Liêm
- Nâng cao hiệu quả về quản lý CTR trên địa bàn quận Nam Từ Liêm;
- Kiểm soát rác đầu vào, chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, nâng cao
chất lượng vệ sinh môi trường, góp phần giảm chi cho ngân sách trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm;


3

- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, mô hình phù hợp với đặc điểm, tốc độ đô thị hóa
của quận Nam Từ Liêm.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: CTR phát sinh chủ yếu trong quá trình sinh
hoạt trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính quận Nam Từ Liêm

với diện tích 32,27 km2, dân số khoảng 236.700 người (12/2017)
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh;
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lí CTR; đề xuất các mô
hình; đổi mới cơ chế, chính sách quản lý CTR nhằm quản lý CTR quận Nam Từ
Liêm được hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý CTR sinh
hoạt có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quận Nam Từ Liêm từ đó
góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân.
* Các khái niệm, thuật ngữ
 Chất thải rắn
Theo mục 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã giải
thích chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác.
Như vây, thuật ngữ chất thải rắn bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra
từ cộng đồng dân cư, cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và các ngành dịch vụ khác.


4

 Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (viêt tắt là: CTRSH), còn gọi là rác thải sinh hoạt, là
các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật
nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là chất thải rắn đô thị bao
gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương

mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải. Trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ
lớn nhất.
 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ
phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải. Do
vậy, quản lý CTRSH cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải đã nêu
trên. Mục đích của quản lý CTRSH là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi
trường, giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng
lượng, tái chế và sử dụng tối đa các thành phần còn hữu ích (hữu cơ, vô cơ có thể tái
chế) nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
 Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH
Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ tạm thời CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.
Vận chuyển CTR: là quá trình vận tải CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR.
Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hùy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu hồi, tái
chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.


5

Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu của
tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH là sự tham gia của các thành phần kinh tế, các
tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động quản lý CTRSH
như phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.

* Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương I: Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý CTR sinh hoạt quận Nam Từ
Liêm.
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR
sinh hoạt trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM
1.1. Giới thiệu khái quát về quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội [27]

Hình 1.1: Ranh giới địa chính Quận Nam Từ Liêm [28]
Quận Nam Từ Liêm có diện tích tự nhiên là 3.227,36 ha, dân số khoảng 236.700
người (12/2017). [27]
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên
và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; 536,34 ha diện
tích tự nhiên và 34.052 nhân khẩu của xã Xuân Phương (phía Nam quốc lộ 32);
137,75 ha diện tích tự nhiên và 23.279 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phía Nam
quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ) thuộc huyện Từ Liêm cũ. Đồng thời, thành lập
10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm như sau:[27]
- Thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và
29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn.



7

- Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và
26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ.
- Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và
22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
- Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân
khẩu của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân
khẩu còn lại của xã Mễ Trì.
- Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987
nhân khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân
khẩu của xã Mỹ Đình.
- Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu của thị
trấn Cầu Diễn; 41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu còn lại của xã Mỹ
Đình. Phường Cầu Diễn có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243
nhân khẩu của xã Xuân Phương.
- Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809
nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương.
Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm:[27]
- Phía đông giáp quận Thanh Xuân và Cầu Giấy;
- Phía tây giáp huyện Hoài Đức;
- Phía nam giáp quận Hà Đông;
- Phía bắc giáo quận Bắc Từ Liêm.
Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía nam quốc lộ 32, được nâng cấp thành quận trên
cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến
trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia,



8

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi
Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm triển lãm quy
hoạch Quốc gia, Trung tâm đào tạo VĐV Cấp cao Hà Nội.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ
Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại
của Thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và
quan trọng của Quốc gia và Thủ đô Hà Nội. Quận cũng là địa phương có tốc độ đô
thị hóa nhanh và mạnh mẽ trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án
trọng điểm đã và đang được triển khai.
Ngay sau khi được thành lập, quận Nam Từ Liêm đã nhanh chóng ổn định bộ
máy hoạt động, đoàn kết phấn đấu đạt được nhiều thành tích nổi trội. Năm 2015,
quận Nam Từ Liêm đã đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội. Về phát
triển kinh tế, quận tiếp tục duy trì được đà và tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất
chung các ngành kinh tế tăng 16,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến nhanh và
đúng hướng trên cơ sở công nghiệp, dịch vụ và thương mại là chủ chốt. Thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.600 tỷ đồng về đích trước 3 tháng và vượt chỉ tiêu
pháp lệnh Thành phố giao 45%.
Đến tháng 10 năm 2018, kinh tế của quận duy trì tăng trưởng khá với tổng giá trị
sản xuất chung đạt 30.154 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ, đạt 68% kế hoạch.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 4.856
tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch. Công tác quản lý quy hoạch có nhiều chuyển biến tích
cực. Quận đã tập trung lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch 1/500 các
điểm dân cư đô thị trên địa bàn.
Công tác quản lý về môi trường được quận Nam Từ Liêm quan tâm và đạt hiệu
quả. 100% các ao, hồ trên địa bàn quận được cải tạo. Dự án nhân rộng mô hình
cộng đồng tham gia giám sát ô nhiễm nước mặt tại 15 ao, hồ trên địa bàn 6 phường



9

được nhân dân đồng thuận cao. Về cơ bản, việc thu gom, vận chuyển rác thải được
thực hiện trong ngày.
An sinh và phúc lợi xã hội của quận Nam Từ Liêm được bảo đảm. Sự nghiệp văn
hóa, xã hội tiếp tục phát triển. Quận đã hoàn thành đề án phường đạt chuẩn văn
minh đô thị, đề án "Kiểm soát một số loại thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh, xét
nghiệm Labo tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn
quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2018-2020".
1.1.2. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật [26]
Với ưu thế là địa bàn nằm “giữa” Thủ Đô về mặt hình học, Nam Từ Liêm có
nhiều tuyến giao thông huyết mạch của Thủ Đô chạy cắt ngang.
Trục Nam-Bắc có tuyến đường vành đại 3, đây là tuyến giao thông đường bộ
quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Bắc
Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông
Anh.
Trục Đông-Tây có Đại lộ Thăng Long (hay còn gọi là đường cao tốc Láng Hòa
Lạc). Đây là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ,
nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn
trong địa giới thành phố Hà Nội.
Tuyến quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu), là phân giới giữa quận Nam Từ Liêm
và Bắc Từ Liêm cũng là một tuyến đường huyết mạch của Hà Nội. Đặc biệt, tuyến
đường sắt trên cao Nhổn-ga Hà Nội đang gấp rút thi công cũng chạy dọc theo tuyến
đường này. Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội gồm 8 km đường trên
cao qua các ga Nhổn - Minh Khai - Phú Diễn - Cầu Diễn - Lê Đức Thọ - ĐH Quốc
gia - Chùa Hà - Cầu Giấy và đi ngầm dài 3,5 km qua ga Kim Mã - Cát Linh - Văn
Miếu - Ga Hà Nội.
Ngoài ra, với tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất rộng lớn, chi phí giải phóng mặt

bằng không cao do đó, quận Nam Từ Liêm có điều kiện thuận lợi trong việc quy


10

hoạch giao thông để trở thành một quận có hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại.
Trên địa bàn quận, các phường hiện đã có hạ tầng hoàn chỉnh như Mỹ Đình 1, Mỹ
Đình 2, Mễ Trì.. đều có những con đường rộng rãi, thoáng đãng.
Một ưu thế khác của quận Nam Từ Liêm là không phải đối phó với tình trạng
ngập lụt tại các tuyến giao thông trên địa bàn do đây là vùng đất khá cao so với địa
hình chung của Hà Nội và hệ thống thoát nước được thiết kế bài bản hơn so với các
quận cũ trong nội thành.
Trái ngược với hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước cho địa bàn quận Nam Từ
Liêm lại gây nhiều phiên toái cho cư dân sống trên địa bàn. Nhà máy nước Sông
Đà-Hòa Bình hiện đang cung cấp nước sạch cho khoảng 70.000 hộ dân tại Hà Nội
trong đó có quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên, tình trạng thường xuyên vỡ đường ống
đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới những người dân sử dụng nguồn nước này. Đầu
năm 2015, hơn 70.000 hộ dân đã phải khốn đốn với tình trạng thiếu nước khi đường
ống này vỡ lần thứ 10 kể từ khi đưa vào sử dụng.
1.2. Thực trạng công tác quản lý CTRSH của quận Nam Từ Liêm [26]
1.2.1. Đặc điểm tình hình CTRSH quận Nam Từ Liêm
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và tại quận Nam Từ Liêm nói riêng
đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều đô thị được chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị
loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành. Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã
trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của đất
nước. Tại quận Nam Từ Liêm bên cạnh những mặt lợi về quá trình đô thị hóa giúp
phát triển kinh tế - xã hội thì tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã tạo sức ép về nhiều
mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững, gia
tăng lượng CTR (CTR). Tính bình quân người dân tại quận tiêu dùng năng lượng,
vật dụng, thực phẩm... đã cao tới gấp 2 - 3 lần so với trước đây, dẫn đến lượng CTR

của người dân cũng cao hơn so với trước. Có thể nhận thấy một số tác động rõ rệt
nhất của đô thị hóa tới công tác quản lý CTR trên địa bàn quận:


11

Phát sinh CTR ở quận Nam Từ Liêm ngày càng gia tăng
Mỗi ngày quận Nam Từ Liêm phát sinh khoảng 20 tấn CTR
CTR chủ yếu là CTR sinh hoạt. Lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%
lượng CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp,
Thực tế cho thấy, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở quận tăng trung bình 10 16 % mỗi năm. Lượng CTR ngày càng tăng và phức tạp về thành phần do mức
sống ngày càng cao nên sản xuất và tiêu dùng ngày càng đa dạng
Phân loại và thu gom CTR đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thời gian qua, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn được quận Nam Từ Liêm
áp dụng thử nghiệm và đã có những kết quả nhất định. Đặc biệt, Dự án 3R-HN do
Cơ quan Phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ triển khai trên địa bàn Hà Nội
đã mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, cho đến nay, đa số các chương trình phân
loại chất thải tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi và duy trì lâu dài do thiếu
nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng
như nguồn nhân lực triển khai thực hiện. Tại một số phường triển khai thí điểm mô
hình, do hạn chế, thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo
từng loại, nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác thải được thu
gom và đổ lẫn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung dẫn đến việc
mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn không được thực hiện triệt để.
Thêm vào đó, do chưa thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ
người dân tự nguyện tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí dành cho
công tác tuyên truyền vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì
không còn duy trì tuyên truyền. Các công ty môi trường đô thị (URE-NCO) ở các
nơi có dự án thí điểm cũng không lập kế hoạch để tiếp tục duy trì và phát triển dự
án, nên các dự án vẫn chỉ dừng ở thử nghiệm.

Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển CTR tại quận đang được thực
hiện rộng rãi. Tại đây, URE-NCO đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý


12

CTR đô thị. Tuy nhiên, là quận mới thành lập nên sự viện trợ của URE-NCO chưa
được nhiều và cụ thể nên các phường mới kết hợp cùng với các tổ chức tư nhân
đảm nhiệm công việc này với mức chi phí thỏa thuận với người dân thông qua sự
chỉ đạo của chính quyền địa phương. Tỷ lệ thu gom trung bình đã tăng từ 72% năm
2017 lên khoảng 80 - 82% trong 6 tháng đầu năm 2018 và dự tính đạt khoảng 83 85% cho năm 2018. Như vậy, còn khoảng 15-17% CTR đô thị chưa được thu gom,
vứt bừa bãi hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ thu gom này không
đồng nhất giữa các phường. Các phường có nhiều công trình lớn, hiện đại hơn thì tỷ
lệ thu gom đạt mức cao hơn, như Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 đạt khoảng 90 95%. Còn các phường còn lại đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%.
Nhưng đặc biệt có phường Phú Đô, do tính chất nông thôn còn nhiều, do nguồn lực
hạn chế, phần lớn do tư nhân thực hiện, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, nên tỷ lệ thu
gom không cao. Một vấn đề cũng cần được quan tâm, đó là hiện nay, quận mới chỉ
có các điểm tập kết rác mà thiếu địa điểm trung chuyển rác.
Theo các nghiên cứu mặc dù CTR đô thị có đến 60-65% thành phần hữu cơ,
nhưng hiện nay do phần lớn CTR đô thị chưa được phân loại chất thải tại nguồn,
nên nếu hoạt động đủ công suất thì số lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ
chỉ dưới 2.500 tấn/ngày, chiếm chưa đến 10% lượng CTR đô thị phát sinh trên
phạm vi toàn quốc. Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với một nguồn tài nguyên có
thể tái sử dụng. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải tại quận như giấy, nhựa,
kim loại... hầu hết là hoạt động tự phát do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm.
Theo ước tính, lượng chất thải là giấy, kim loại, nhựa có thể tái chế chiếm khoảng
8% lượng CTR thu gom. Tuy nhiên, công nghệ tái chế phần lớn là thủ công, lạc
hậu, chất thải từ hoạt động tái chế này hầu hết đều không được xử lý và thải ra môi
trường gây ô nhiễm nặng nề. Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện nay chiếm khoảng 76 82% lượng CTR thu gom đuợc. Trong đó, ước tính khoảng trên 50% lượng chất



13

thải được chôn lấp không hợp vệ sinh. Đó là do trên địa bàn hiện vẫn chưa có bãi
chôn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác.
1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về CTRSH trên địa bàn quận Nam
Từ Liêm [26]
Để công tác quản lý từng bước đi vào nề nếp, đường phố ngày càng sạch đẹp và
khang trang hơn Quận Nam Từ Liêm đã tiến hành phân cấp quản lý, vệ sinh đường
phố rõ ràng cho các cấp, cụ thể:
a. Trách nhiệm của UBND Quận
- Ban hành những quy định chung về quản lý CTR, đưa ra mức phi thu phí vệ sinh
thích hợp.
- Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác quản lý CTR.
- Tuyên truyền giáo dục, phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh,
sạch, đẹp đến các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trường học và
nhiều tổ chức xã hội
- Kiểm tra, giám sát công tác quản lý vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị và
UBND phường
- Khen thưởng, biểu dương, cảnh cáo kịp thời những tổ, đội, gia đình thực hiện tốt
hoặc chưa tốt về vệ sinh môi trường.
b. Trách nhiệm của UBND phường:
- Xây dựng nội quy, quy định cụ thể về việc quản lý CTR và công tác vệ sinh đối
với các cơ quan đóng trên địa bàn và đối với từng hộ gia đình. Xử phạt nghiêm
minh đối với những người cố tình vi phạm.
- Thường xuyên quản lý, trực tiếp điều hành đội vệ sinh hoạt động thực sự có hiệu
quả, nề nếp.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Quận về việc chỉ đạo và điều hành tổ, xóm. Phối
hợp với đội vệ sinh thực hiện tốt nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác.



14

- Mỗi UBND phường có một người kiêm nhiệm công tác vệ sinh môi trường. Hàng
tháng được trả lương kiêm nhiệm theo quy định
- Tổ chức bộ máy mạng lưới vệ sinh cấp phường
Về hoạt động của bộ máy: mỗi phường thành lập một đội vệ sinh tự quản. Dưới
mỗi đội chia nhỏ thành các tổ vệ sinh, các tổ này chịu trách nhiệm thu gom được
phân công theo địa giới hành chính trong mỗi phường.
Đội vệ sinh phường có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Đội vệ sinh trực thuộc UBND phường và chịu sự chỉ đạo, điều hành toàn diện của
UBND phường
+ Quản lý toàn bộ hệ thống ngõ, ngách và hệ thống cống rãnh trên trục ngõ.
+ Tổ chức thu gom rác từ các hộ gia đình ở các khu vực xa trục đường chính và vận
chuyển rác đến nơi tập kết rác gần nhất do Công ty Quản lý công trình đô thị quy
định.
+ Cùng với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND phường
phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, phóng uế bừa bãi làm ô
nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đô thị.
+ Đôn đốc các tổ dân phố, các xóm quét dọn vệ sinh ngõ phố, khơi, nạo vét hệ
thống tiêu thoát nước của các ngõ hoặc nhận thầu khoán về quét dọn vệ sinh, khơi
thông cống rãnh.
+ Trực tiếp thu lệ phí rác của các hộ gia đình trong các ngõ theo nhiệm vụ của
UBND phường giao cho theo mức quy định lệ phí chung.
+ Chịu sự hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh chung của Công ty Môi trường
Đô thị.
+ Công cụ lao động của đội vệ sinh do UBND phường xác định cụ thể.
Về tổ chức bộ máy: tên gọi Đội vệ sinh phường hoặc Đội 1, Đội 2 Đội vệ sinh có
một đội trưởng và có thể có một đội phó. Dưới mỗi đội lại chia nhỏ thành các tổ,
mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách. Biên chế các đội viên và số tổ của đội căn cứ vào



15

số hộ gia đình trong phường và hệ thống trục đường chính để quy định cho phù hợp
sao cho mỗi đội viên đảm nhiệm thu gom rác cho khoảng 150 – 200 hộ trong một
ngày, ổn định mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 600.000 đ - 700.000 đ/ lao
động. Các lao động sử dụng ở đây là lao động nông nhàn, thất nghiệp tại địa
phương.
Đội trưởng và tổ trưởng có nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước UBND phường về tổ chức thực hiện nhiệm vụ vệ sinh
đường, ngõ và thu gom rác từ các hộ gia đình trên lãnh thổ phường.
+ Quản lý, điều hành và phân công nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác của các đội
viên. Kịp thời phát hiện sai sót của đội viên để uốn nắn giáo dục, nếu nghiêm trọng,
phải báo cáo với chủ tịch UBND phường để có biện pháp xử lý.
+ Mỗi tháng một lần, đội vệ sinh phải họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công
tác và biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.
+ Mỗi tuần một lần, đội trưởng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với chủ
tịch UBND phường.
Đội phó có nhiệm vụ giúp đội trưởng những công việc cụ thể do đội trưởng phân
công và thay mặt đội trưởng khi đội trưởng đi vắng. Đội trưởng, đội phó và các tổ
trưởng ngoài lương chính ra đều có phần lương trách nhiệm tùy theo địa bàn và số
lượng lao động mà minh quản lý.
Về chế độ thù lao
Mỗi đội viên phải có trách nhiệm thu lệ phí rác của các hộ gia đình đảm bảo đạt
kế hoạch 100%. Nếu có trường hợp khê đọng hoặc không thu được phải báo cáo
với tổ trưởng. Lấy thu gom rác làm đơn vị tính tiền công:
Mỗi hộ thu gom được tính tiền công 6.000 đ/tháng
+ Mỗi đội viên được khoán thu gom khoảng 150 – 200 hộ/tháng.
Trong một tháng, đội viên hành thành cả hai nhiệm vụ là thu gom rác và thu phí vệ

sinh đầy đủ thì được hưởng lương khoảng 600 – 800 nghìn đồng/tháng. Còn trong


×