Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình tại BQLDA khu đô thị manor central park (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN ANH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MANOR
CENTRAL PARK – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN ANH
KHÓA: 2017 - 2019

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MANOR
CENTRAL PARK – HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60580106

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng sâu sắc biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực
tiếp giảng dậy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn
luyện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới GS.TS. Nguyễn Tiến Chương, người
Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn đến với gia đình và gửi lời cảm ơn tới bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân
còn hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng
khoa học Trường ĐH Kiến trúc Hà nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và
bạn bè. Đặc biệt mong mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp
phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được hoàn thiện hơn,
nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp phần cải thiện
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các khu đô thị mới.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Xuân Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Xuân Anh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………………...1
Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..............3
Phương pháp và kết qủa nghiên cứu…….…………………………………3
Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….3
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI KHU ĐÔ THỊ MANOR CENTARL
PARK.
1.1. Tổng quan quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam…...5
1.2. Sơ lược về dự án khu đô thị Manor Centarl Park, Hà Nội………….8
1.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình tại
BQLDA khu đô thị Manor Centarl Park, HàNội………………….15
1.3.1. Sơ lược về BQLDA Bitexco …………………………………………15
1.3.2. Quy trình quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại
BQLDA tại khu đô thị Manor Centarl Park, Hà Nội…………………17
1.3.3. Các tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình dự
án khu đô thị Manor Centarl Park, Hà Nội trong giai đoạn thi công....20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng………31


2.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của quản lý chất lượng công trình xây
dựng………………………………………………………………………….31
2.1.2. Nguyên tắc, chức năng và nội dung quản lý chất lượng công trình xây
dựng………………………………………………………………………….34
2.1.3. Phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng………………..40
2.1.4. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý chất lượng công trình xây dựng
2.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của BQLDA trong quản lý chất lượng công
trình xây dựng………………………………………………………………..42
2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng………....49
2.2.1. Văn bản luật…………………………………………………………...49
2.2.2. Nghị định của chính phủ……………………………………………..51
2.2.3. Thông tư của các Bộ, Ngành………………………………………….53
2.2.4. Văn bản pháp luật của địa phương và cơ sở…………………………..54
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT

LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BQLDA DỰ ÁN
KHU ĐÔ THỊ MANOR CENTARL PARK.
3.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng…………………………………………………………………………
3.1.1. Mô hình quản lý đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư ở Việt Nam hiện
nay…………………………………………………………………………...56
3.1.2. Đề xuất đối với BQLDA khu đô thị Manor Centarl Park…………….56
3.1.3. Giải pháp về lập biện pháp kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất
lượng…………………………………………………………………………71
3.2. Các giải pháp tổ chức, phương pháp quản lý và hệ thống quản lý
chất lượng tại BQLDA khu đô thị Manor Central Park………………...77
3.2.1. Nguyên tắc chung quản lý chất lượng công trình xây dựng…………..77
3.2.2. Phương Pháp đo lường ( định lượng)………………………………...78


3.2.3. Áp dụng phương pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
theo ISO 9001:2015…………………………………………………………79
3.2.4. Tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư và kiện toàn BQLDA tại dự
án…………………………………………………………………………….84
3.2.5. Nâng cao năng lực giám sát, lựa chọn và quản lý các nhà thầu của
BQLDA……………………………………………………………………...86
3.2.6. Tăng cường công tác thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công
trình xây dựng theo từng giai đoạn thi công…………………………………93
3.2.7. Thúc đẩy chủ đầu tư về công nghệ xây dựng và thiết bị thi công công
trình……………………………………………………………………….....94
3.2.8. Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu trong quá trình thi công công
trình xây dựng……………………………………………………………….95
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết Luận……………………………………………………………………98
Kiến nghị……………………………………………………………………99

Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Bộ Xây dựng

BXD

Ban quản lý dự án

BQLDA

Chủ đầu tư

CĐT

Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Khu đô thị mới

KĐTM

Nhà xuất bản


NXB

Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCXDVN

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Thành phố

THÀNH PHỐ

Thông tư

TT

Thủ tướng

TTg


Ủy ban nhân dân

UBND

Vệ sinh môi trường

VSMT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1

Tên bảng, biểu
Quy hoạch sử dụng đất

Trang
11


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

Hình 1.1

Phối cảnh dự án trung tâm đô thị Nam

đường vành đai 3 Tp Hà Nội

Hình 1.2

Một góc xây dựng khu đô thị Nam đường
vành đai 3

Hình 1.3

Bản đồ Quy hoạch tổng mặt bằng

Hình 1.4

Nhà phố thương mại liền kề Nam đường
vành đai 3 Hà Nội

Trang
9

10
13
14

Hình 1.5

Mẫu nhà biệt lập

15

Hình 1.6


Dãy phố

15

Hình 1.7

Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thi công

17

công trình
Hình 1.8

Quy trình nghiệm thu chất lượng thi công

19

xây dựng công trình
Hình 1.9

Sơ đồ lập biện pháp, tiến độ đối với công

20

trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt
Hình 1.10

Ảnh đội công nhân thi công cột không đeo


22

dây an toàn cũng không có rào bảo vệ.
Hình 1.11

Thiếu biện pháp an toàn lao động trong thi

23

công xây dựng công trình
Hình 1.12

Một số căn biệt thự liền kề bị sụt lún và mốc

24

meo
Hình 2.1

Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây
dựng

32


Viết tắt

Cụm từ viết tắt

Trang


Hình 3.1:

Sơ đồ mô hình chung quản lý chất lượng

57

xây dựng của Chủ đầu tư

Hình 3.2:

Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt dự án

60

đầu tư

Hình 3.3:

Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp

66


1

A. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội, du lịch, của
vùng Đông Bắc Bộ. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội là đô thị có tốc

độ phát triển kinh tế và đô thị hoá cao, có vai trò và vị thế quan trọng trong sự
phát triển chung của đối với Vùng kinh tế phía Bắc và cả nước.
Trong hơn 10 năm qua, thành phố Hà Nội là một trong số ít các đô thị đã
phát huy tính chủ động sáng tạo, đi đầu trong việc phát huy nội lực để phát
triển đô thị hoá, đặc biệt là công tác đầu tư và quản lý hoạt động cải tạo và
xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị.
Hàng loạt dự án cao cấp được mọc ra đòi hỏi một hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện từng bước công tác quản lý hoạt
động đầu tư xây dựng. Bộ xây dựng đã xác định công tác quản lý chất lượng là
một khâu quan trọng then chốt trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng và
được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn ngành xây dựng. Với sự nỗ lực của
các cơ quan tham mưu, các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, hầu hết các dự án
xây dựng trong quá trình đưa vào hoạt động đã cơ bản đảm bảo được công
năng sử dụng theo đúng yêu cầu thiết kế, không có sai sót lớn về mặt kĩ thuật
và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, trong thực tế một số dự
án (Khu đô thị Manor Central Park – Hà Nội) còn tồn tại một số khiếm khuyết
về chất lượng cũng như về kĩ thuật. Nằm ngay cửa ngõ ra vào Thành phố Hà
Nội, dự án Khu đô thị nam đường vành đai 3( Khu đô thị Manor Central Park)
có diện tích trên 100 ha. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, khu vực quy hoạch xây dựng có vị trí nằm
gần sông Tô Lịch, sông Nhuệ, giáp khu công viên cây xanh và Khu tưởng


2

niệm danh nhân Chu Văn An là những khu vực yêu cầu có mật độ xây dựng
thấp, hạn chế phát triển các công trình cao tầng.
Công tác quản lý dự án nói chung và quản lý chất lượng công trình nói
riêng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Mặc khác, thực tế cho thấy trong cơ

chế thị trường, các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn thường chạy theo lợi
nhuận riêng mà chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng thi công xây dựng.
Hiện tượng không rõ ràng giữa tư vấn giám sát với nhà thầu thi công xây
dựng hay những thiếu sót của tư vấn thiết kế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ
tới chất lượng công trình xây dựng.
Nhận thức được vấn đề này, cùng với mong muốn tìm hiểu và đề xuất
một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình
tại cơ quan công tác, học viên chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chất
lượng công trình tại BQLDA khu đô thị Manor Central Park“ làm đề tài luận
văn của mình.

Vị trí khu đô thị Nam đường vành đai 3


3

Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự
án, dựa trên các quy định của pháp luật và khoa học về quản lý dự án, Luận
văn đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình góp phần
nâng cao chất lượng công trình xây dựng thuộc dự án “ khu đô thị Manor
Central Park - Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình trong giai
đoạn thực hiện dự án (công tác triển khai thi công) tại BQLDA khu đô thị
Manor Central Park- Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hạng mục công trình chính thuộc dự án tổ hợp
dự án khu đô thị Manor Central Park – Hà Nội.
Phương pháp và kết quả nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: bằng cách phân tích và tổng hợp lý
thuyết về quản lý dự án.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bằng cách quan sát, điều tra thực tiễn,
phân tích và tổng kết kinh nghiệm; tổng hợp phân tích các dự án đã và đang
triển khai (đánh giá mặt đạt được và chưa đạt được), từ đó đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình tại các
công trình thuộc tổ hợp dự án khu đô thị Manor Central Park – Hà Nội. Đồng
thời đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận, phụ lục tham khảo... luận văn
gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
tại dự án khu đô thị Manor Central Park – Hà Nội.


4

Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình
xây dựng.
Chương 3: Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình tại Ban Quản Lý Dự Án khu đô thị Manor Central Park – Hà
Nội.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI KHU ĐÔ THỊ MANOR CENTRAL PARK
– HÀ NỘI.

1.1. Tổng quan quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam
Chất lượng công trình là một vấn đề hết sức quan trọng, nó có tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, đời sống con người và sự phát triển bền vững.
Đặc biệt ở nước ta vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nhân
dân chiếm tỉ trọng rất lớn trong thu nhập quốc dân, cả nước là một công trình
xây dựng. Vì vậy để tăng cường quản lý dự án, chất lượng công trình xây
dựng, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã:
Ban hành các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, Thông tư, các tiêu
chuẩn, quy phạm xây dựng nhằm tạo ra môi trường pháp lý cho việc tổ chức
thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đề ra các chính sách khuyến khích đầu tư các thiết bị hiện đại, sản xuất
vật liệu mới, nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa khọc trong xây dựng,
đào tạo cán bộ công nhân nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý
đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình nói riêng.
Tăng cường quản lý chất lượng thông qua các tổ chức chuyên lo về chất
lượng tại các Hội đồng nghiệm thu các cấp, các cục giám định chất lượng,
phòng giám định.
Có chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn
ISO 9001 - 2000, tuyên dương các đơn vị đăng ký và đạt công trình huy
chương vàng chất lượng cao của ngành, công trình chất lượng tiêu biểu của
liên ngành.


6

Phải thấy rằng với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách,
biện pháp quản lý đó về cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Chỉ cần các tổ chức từ cơ quan cấp trên chủ đầu tư, chủ
đầu tư, ban quản lý, các nhà thầu (khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, xây lắp)
thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một cách có trách nhiệm theo đúng

trình tự quản lý, quy phạm nghiệm thu công trình xây dựng.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các văn bản pháp quy vào thực tế còn
nhiều vấn đề cần thiết phải sửa đổi bổ sung nhằm tăng cường công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng, đó là:
- Những quy định về việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng trong
Luật Đấu thầu còn thiếu cụ thể và chưa cân đối giữa yếu tố chất lượng và giá
dự thầu. Đó là những quy định có liên quan đến đánh giá năng lực nhà thầu,
quy định về chất lượng công trình hồ sơ mời thầu. Đặc biệt là quy định việc
lựa chọn đơn vị trúng thầu chủ yếu lại căn cứ vào giá dự tầu thấp nhất mà
chưa tính một cách đầy đủ đến yếu tố đảm bảo chất lượng đến hiệu quả đầu tư
cả vòng đời dự án.
- Những quy định chế tài xử lý, phân rõ trách nhiệm của các tổ chức cá
nhân trong quản lý chất lượng còn thiếu cụ thể. Chế tài chưa đủ mạnh để răn
đe phòng ngừa:
+ Đối với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát đó là những quy định chế
tài đối với chủ đầu tư khi vi phạm trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, đối với
các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thẩm định là những quy định chế tài khi họ vi
phạm các quy định về quản lý chất lượng.
+ Đối với giai đoạn xây dựng đó là những điều quy định chế tài đối với
các chủ thể về quản lý chất lượng trong quá trình đấu thầu, xây dựng bảo
hành, bảo trì.


7

- Về công tác đào tạo còn mất cân đối giữa thầy và thợ, đặc biệt là đội
ngũ đốc công, thợ cả. Công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án, chủ đầu tư chưa
được coi trọng, nhiều chủ đầu tư, ban quản lý dự án làm trái ngành trái nghề,
không đủ trình độ năng lực lại không được đào tạo kiến thức quản lý dự án.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng

còn chưa được coi trọng đúng mức và hoạt động còn hạn chế, thiếu một mạng
lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi cả nước, đặc biệt là nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức này còn hạn chế.
- Chất lượng thiết kế xây dựng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Luật xây dựng (2015) quy định về việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
thiết kế xây dựng giao toàn quyền cho chủ đầu tư, thiếu sự kiểm soát của cơ
quan quản lý nhà nước và chuyên ngành. Sự tham gia ý kiến của các cơ quan
nhà nước đối với thiết kế cơ sở là chưa rõ nét và chưa hiệu quả. Trong khi đó,
hầu hết các thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở không có sự tham gia ý kiến
của cơ quan nhà nước. Việc quy định này chỉ phù hợp một phần với các công
trình sử dụng các nguồn vốn ngoài nhà nước dẫn đến tình trạng nhiều trường
hợp chất lượng thiết kế không đảm bảo, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, dẫn
đến sự cố đáng tiếc có thể xẩy ra.
Nhằm đảm bảo sự bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, quản lý chất lượng công trình đòi hỏi những chuyển biến mới, vững
chắc nhưng cũng thực sự khẩn trương. Chúng ta đều biết “Quản lý chất lượng
công trình là toàn bộ các hoạt động quản lý của một tổ chức nhằm duy trì chất
lượng và giảm bớt chi phí của công trình”, để có thể quản lý chất lượng, trước
hết cần phải thống nhất các định nghĩa về chất lượng, từ đó nâng cao trình độ
và phương pháp quản lý để có thể phát triển bền vững trong quản lý chất
lượng công trình xây dựng.


8

1.2 Sơ lược về dự án khu đô thị Manor Central Park – Hà Nội.
Nằm ngay cửa ngõ ra vào Thành phố Hà Nội, dự án Khu đô thị Nam
đường vành đai 3 có diện tích 100 ha. Tổng vốn đầu tư Khu đô thị Nam
đường vành đai 3 và tổ hợp cao ốc: 4.000 tỷ đồng. Dự án được đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại theo mô hình của các nước tiên

tiến trong khu vực.
Khu đô thị được chia làm 20 ô quy hoạch (gồm các ô quy hoạch từ 1 đến
20) được giới hạn bằng hệ thống đường thành phố, khu vực, phân khu vực và
hệ thống cây xanh vườn hoa 2 bên các tuyến đường nội bộ tạo không gian mở
và sự thay đổi không gian liên tục.
Khu Trung tâm thể dục thể thao công an nhân dân của Bộ Công an nằm
ở phía Tây khu hoạch (giáp phía nam đường vành đai 3 và đường khu vực ở
phía Tây) đang được triển khai xây dựng gồm các công trình thể thao hiện đại
có quy mô và khẩu độ lớn, đóng góp cảnh quan cho khu vực.
Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc trong toàn bộ khu vực nghiên
cứu dự án được đề xuất có mặt nghiêng chiêù cao công trình là: Cao tầng tập
trung ở dọc trục cây xanh trung tâm và thấp dần về phía 2 bên nhằm tạo được
bộ mặt kiến trúc cảnh quan hiện đại của khu chức năng đô thị.
Tạo điểm nhấn về không gian cũng như kiến trúc tại vị trí cửa ngõ, ngả
giao nhau, các vị trí trục giao thông đổi hướng.
Các công trình thấp tầng được bố trí các lõi trung tâm có chức năng cây
xanh, vườn hoa hoặc trường mầm non có mật độ xây dựng thấp nhằm tạo sự
thông thoáng về không gian cho nhóm nhà.
Trong các nhóm nhà tổ chức hệ thống đường vào nhà kết hợp cây xanh
sân vườn, bãi xe nội bộ…đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, không gian
vui chơi, nghỉ ngơi cho người dân sống trong khu vực


9

Vị trí khu đô thị :
- Phía Đông- Bắc giáp đường vành đai 3.
- Phía Tây Bắc giáp tuyến đường cấp khu vực (theo quy hoạch).
- Phía Tây Nam giáp khu công viên cây xanh và Khu tưởng niệm danh
nhân Chu Văn An.

- Phía Đông Nam giáp khu vực làng xóm thuộc xã Thanh Liệt.
Tổng số vốn đầu tư : 4.000 tỷ đồng.

Hình 1.1. Phối cảnh dự án trung tâm đô thị Nam đường vành đai 3 Tp Hà Nội
Dự án khu đô thị Nam đường vành đai 3 tại thuộc phường Đại Kim quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt - huyện Thanh Trì, Hà Nội. Để đáp ứng
nhu cầu phát triển đô thị, Công ty Cổ phần Bitexco ( tên cũ : Công Ty TNHH
Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Minh ) đã tổ chức nghiên cứu
lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu chức năng đô thị Nam đường


10

vành đai 3 tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, huyện
Thanh Trì, Hà Nội. Quy hoạch đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt
tại Quyết định số 4193/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2010.
Trên phần diện tích đã được giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư đã và đang
xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hoàn thành các khu nhà ở liền
kề và tòa chung cư...

Hình 1.2. Một góc xây dựng khu đô thị Nam đường vành đai 3
Việc đầu tư xây dựng khu đô thị Nam đường vành đai 3 Thành phố Hà Nội
nhằm tạo quỹ nhà ở, công trình xã hội phục vụ cho khoảng 17.000 dân. Sau
gần 7 năm triển khai thực hiện, đến nay dự án Khu đô thị Nam đường vành
đai 3 vẫn chưa hoàn thành, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân
trong khu vực dự án. Tuy nhiên, đánh giá khách quan thì dự án Khu đô thị
Nam đường vành đai 3 có thể được coi là một khu đô thị mới được xây dựng
khá đồng bộ và khang trang.


11


Bảng 1.1. Quy hoạch sử dụng đất

Chức năng sử dụng
đất

Tổng diện tích đất

*

Đất đường thành phố

I

khu vực
Đất văn phòng giao

II

dịch

Tổng hợp chỉ tiêu sử

Tổng hợp chỉ tiêu quy

dụng đất theo quy hoạch

hoạch đề xuất điều

đã phê duyệt


chỉnh

Diện

Chỉ

tích

tiêu

(m2)

(m2/ng)

Diện

Chỉ

Tỷ lệ

tích

tiêu

Tỷ lệ

(%)

(m2)


(m2/ng)

(%)

897.490

100,0 897.490

100,0

246.410

27,4 246.410

27,5

78.050

8,7

78.105

8,7

17.550

2,0

14.269


1,6

40.760

4,5

40.833

4,5

69.240

7,7

66.646

7,4

60.000

6,7

60.000

6,7

Đất hỗn hợp, công
III


cộng, dịch vụ văn
phòng và căn hộ cho
thuê
Đất công cộng khu

IV

vực
Đất cây xanh tp, khu

V

vực
Đất an ninh quốc

VI

phòng

VII Đất đơn vị ở
1

Đất công cộng đơn vị


385.480

22,7

12.210


0,7

43,0 391.227
1,4

12.292

23,0

43,6

0,7

1,4


12

2

3

Đất cây xanh, sân
đường nội bộ
Đđúng theo luật định hay không. Các Trung tâm giao dịch xây
dựng là đơn vị cung cấp dịch vụ, hoạt động chuyên nghiệp, dưới dự quản lý
của Nhà nước do Bộ Kế hoạch Đầu tư quản lý trực tiếp. Những Trung tâm
này cũng sẽ có bộ phận chuyên nghiệp tiến hành hậu kiểm sau đấu thầu để
kiểm tra, giám sát xem nhà thầu có thực hiện đúng các quy định về tiến độ,

công nghệ, kỹ thuật… như hợp đồng ký kết hay không.


66

Trình duyệt TK
BVTC – dự toán

Trình duyệt kế
hoạch đấu thầu
Xây dựng tiêu chí
đánh giá HSDT

BQLDA

Lập hồ sơ mời
thầu
Thông báo mời
thầu trên báo ĐT
Nhận HSDT, mở và đánh
giá HSDT, trình CĐT
CĐT phê chuẩn kết quả
đấu thầu

Soạn thảo hợp
đồng

TB cho các nhà
thầu trượt thầu


Thương thảo hợp đồng
với nhà thầu trúng thầu

Đàm phán hợp đồng
CĐT phê chuẩn hợp đồng

Thự hiện

Giám sát xây dựng

hợp đồng

Hình 3.3: Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp


67

4) Giải pháp liên quan đến công tác giám sát công trình
Tư vấn giám sát cần thực hiện đầy đủ các nội dung giám sát chất lượng thi
công công trình như sau:
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình
với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Bao gồm: Kiểm tra vầ nhân lực,
thiết bị thi công, giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, kiểm tra hệ thống
quản lý chất lượng, kiểm tra phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất vật liệu, cấu
kiện xây dựng phục vụ thi công xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào
công trường do nhà thầu cung cấp theo yêu cầu của thiết kế gồm: Kiểm tra
chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm hợp chuẩn và kết
quả kiểm định chất lượng thiết bị đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình.

- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình gồm:
Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu, kiểm tra và giám sát thường xuyên
có hệ thống quá trình nhà thầu thi công, ghi nhật ký giám sát, xác nhận bản vẽ
hoàn công, tập hợp kiểm tra các tài liệu liên quan đến nghiệm thu; phát hiện
lỗi sai xót bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế
điều chỉnh; Báo cáo Ban QLDA tổ chức kiểm định lại toàn bộ chất lượng
công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về
chất lượng.
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình phải bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đông, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư khi
nghiệm thu không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật
được áp dụng sau thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.


68

5) Giải pháp phối hợp trong công tác quản lý chất lượng xây dựng
- Giai đoạn chuẩn bị triển khai thi công công trình: Các cán bộ quản lý của
Ban QLDA chủ động tổ chức phổ biến hướng dẫn tới các nhà thầu thi công,
các quy định quản lý chất lượng thi công công trình của nhà nước, của Bộ xây
dựng cũng như các yêu cầu về chất lượng của công ty, hướng dẫn các bảng
biểu mẫu áp dụng trong công tác hồ sơ của công trình.
- Giai đoạn triển khai thi công xây dựng công trình: Phòng QLDA phối hợp
với Ban QLDA kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng, tình
hình thực tế thi công xây lắm các công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra
đôn đốc chất lượng, tiến độ triển khai dự án hoặc từng giai đoạn dự án, công
trình, hạng mục công trình trong dự án trong suốt quá trình thực hiện, kịp thời
báo cáo Công ty các vướng mắc và đề suất phương án giải quyết.
- Giai đoạn kết thúc thi công xây dựng công trình và nghiệm thu giai đoạn
thi công hoặc nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng: Bộ phận quản

lý của Ban QLDA phối hợp cùng cán bộ theo dõi của phòng QLDA phải tổ
chức kiểm tra hồ sơ pháp lý và hồ sơ thi công – nghiệm thu công trình xây
dựng, tổ chức kiểm tra hiện trường sau khi kết thúc thi công để ký xác nhận
đầy đủ vào biên bản kiểm tra hồ sơ trước khi đồng ý cho nhà thầu gửi giấy
mời đến các thành viên hội đồng nghiệm thu để tổ chức nghiệm thu bộ phận
công trình xây dựng giai đoạn thi công xây dựng hay nghiệm thu hoàn thành
hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để bàn giao công trình
đưa vào sử dụng.
6. Đề xuất giải pháp bằng phương pháp hành chính và quản lý bằng hợp
đồng kinh tế
- Phương pháp hành chính là chuyền đạt yêu cầu thông qua các “Phiếu yêu
cầu” hoặc “Phiếu kiểm tra”, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên bằng


×