Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước quận hoàng mai thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------ĐOÀN NGỌC DŨNG
KHÓA: 2017 – 2019

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số

: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN:
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

Hà Nội – 2019.


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng của bản thân cùng với sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, kết hợp với sự động viên
của gia đình Tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ này.


Để đạt được kết quả như hôm nay, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS MAI THỊ LIÊN HƯƠNG người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những nhận xét, góp ý,
hướng dẫn sâu sắc của Thầy đã bổ sung thêm kiến thức để tôi có thể giải
quyết các vấn đề tồn tại cho đề tài của mình.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày..... tháng..... năm 2019
Học viên

Đoàn Ngọc Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Đoàn Ngọc Dũng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC QUẬN HOÀNG MAI-THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 5
1.1. Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội...................5
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 5
1.1.2 Địa Hình, địa mạo [24] .......................................................................... 6
1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội. [24] .............................................................. 7
1.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. [24] ............................................ 9
1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội
..................................................................................................................... 22
1.2.1. Hiện trạng nguồn nước và công trình cấp nước sạch của quận Hoàng
Mai- Thành phố Hà Nội ............................................................................... 22


1.2.2. Hiện trạng mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối, dịch vụ. ........ 23
1.2.3. Hiện trạng cung cấp nước sạch của Quận Hoàng Mai. ........................ 28
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước Hoàng Mai- Thành
phố Hà Nội .................................................................................................. 28
1.3.1. Về cơ cấu tổ chức bộ máy................................................................... 28
1.3.2. Về công tác phát triển khách hàng và phạm vi cấp nước ..................... 32

1.3.3. Thực trạng về công tác xã hội hoá đầu tư, quản lý hệ thống cấp nước. 32
1.4. Đánh giá hệ thống cấp nước quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.
..................................................................................................................... 33
1.4.1. Hệ thống cấp nước quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội. .................. 33
1.4.2. Đánh giá mô hình tổ chức và cơ chế chính sách. ............................... 34
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC QUẬN HOÀNG MAITHÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 36
2.1. Cơ sở pháp lý...........................................................................................36
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật ........................................................ 36
2.1.2 Các văn bản do UBND Thành phố Hà Nội ban hành ........................... 37
2.2. Cơ sở lý luận. ....................................................................................... 43
2.2.1. Một số khái niệm, nguyên tác cơ bản quản lý hệ thống cấp nước đô
thị… ............................................................................................................. 43
2.2.2 Quy hoạch hệ thống cấp nước Quận Hoàng Mai-Thành phố Hà Nội đến
năm 2020. [24] ............................................................................................. 52
2.2.3 Khái niệm về quản lý chống thất thoát, thất thu.................................... 55
2.3. Xã hội hóa và sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước
. .................................................................................................................... 55
2.3.1. Xã hội hoá công tác cấp nước đô thị ................................................... 55
2.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước đô thị .... 57


2.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước. ..................................................... 57
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước. .................................................................... 57
2.4.2. Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................... 63
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC QUẬN HOÀNG MAI- THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................... 69
3.1. Các giải pháp quản lý kỹ thuật ........................................................... 69
3.1.1 Đối với nguồn nước ............................................................................. 69
3.1.2. Đối với trạm xử lý nước. .................................................................... 70

3.1.3. Các biện pháp kỹ thuật chống thất thoát, thất thu nước sạch. .............. 70
3.1.4 Đối với mạng lưới đường ống cấp nước .............................................. 72
3.1.5. Đề xuất giải pháp chuẩn hóa mạng lưới cấp nước tiến tới ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý mạng lưới cấp nước. .... 77
3.2. Tổ chức quản lý...................................................................................... 88
3.2.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện. ......................... 88
3.2.2. Đề xuất bổ sung văn bản quy định phạm vi cấp nước cho mỗi doanh
nghiệp. ......................................................................................................... 90
3.2.3. Chương trình đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý. ....................... 91
3.3. Sự tham gia quản lý, giám sát của cộng đồng trong quản lý hệ
thống cấp nước đô thị ................................................................................ 92
3.3.1 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước. .............. 92
3.3.2 Xây dựng chính sách thu hút đầu tư để nâng cao chất lượng hệ thống
cấp nước. ...................................................................................................... 94
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 96
Kết luận. ....................................................................................................... 96
Kiến nghị...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CP

Chính phủ


GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QL

Quốc lộ

QLĐT

Quản lý đô thị

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

Thể dục thể thao

TTg


Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ…

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Địa giới hành chính Quận Hoàng Mai

Hình 1.2.

Hiện trạng giao thông quận Hoàng Mai

Hình 1.3.

Phân vùng cấp nước khu vực phía nam sông Hồng

Hình 1.4.

Hiện trạng cấp nước Quận Hoàng Mai

Hình 1.5.


Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội

Hình 1.6.

Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội

Hình 1.7.

Sơ đồ tổ chức xí nghiệp nước sạch Hoàng Mai

Hình 2.1.

Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước.

Hình 2.2.

Hình 2.3.

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý
hệ thống cấp nước TP. Vũng Tàu
Hình 2.3 Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính
CNMS

Hình 2.4.

Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa cấp nước Telemetry

Hình 2.5.


Minh họa vòng tuần hoàn quản lý nước của Singapore

Hình 3.1.

Quy hoạch hệ thống cấp nước Quận Hoàng Mai đến 2030

Hình 3.2.

Hệ thống quản lý tài sản cho mạng cấp nước – WAMS

Hình 3.3.

Hệ thống WDMS - Quản lý giảm thất thoát nước

Hình 3.4.

Thống kê đồng hồ theo từng mức chỉ số bằng biểu đồ

Hình 3.6
Hình 3.7

Thống kê tần suất xuất hiện các điểm rò rỉ trên từng chất liệu
đường ống
Sơ đồ tổ chức đề xuất cho Xí nghiệp nước sạch Quận Hoàng Mai


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu hình
Bảng 1.1.

Hình 1.2.

Tên hình
Thống kê đường giao thông thành phố trên địa bàn quận Hoàng
Mai
Thống kê hiện trạng hệ thống cấp nước


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống mạng lưới cấp nước đô
thị có vai trò rất quan trọng và là một trong những tiêu chí đánh giá chất
lượng cuộc sống của người dân. Nước sạch đang là vấn đề cấp thiết của tất cả
các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, thành thị và nông thôn còn thiếu nước sạch,
người dân phải dùng những nguồn nước chưa được đảm bảo vệ sinh để duy trì
cuộc sống dẫn tới nhiều nguy cơ về bệnh tật qua nguồn nước.
Ở hầu hết các đô thị cùng với quá trình đô thị hoá cao; các công trình hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn chưa được đầu tư hoặc đầu tư thiếu đồng bộ
đã gây ra tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý đô thị như:
hệ thống giao thông đô thị, cấp và thoát nước, vấn đề ô nhiễm môi trường…
Ở khía cạnh khác công tác quản lý đô thị chưa thật sự đáp ứng được các
yêu cầu phát triển của đô thị, gây những khó khăn cho quá trình phát triển,
đặc biệt việc quản lý hệ thống cấp nước còn nhiều hạn chế tại các đô thị hiện
nay.
Trong khi đó thực tế hiện nay tỷ lệ nước thất thoát trong hệ thống cấp
nước tại các đô thị Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động. Trong khi
nhiều nước trên thế giới người dân đô thị luôn đủ nước dùng, các công ty

cấp nước hoạt động kinh doanh đều có lãi và ngày càng phát triển như một
ngành công nghiệp độc lập thì các đô thị của Việt Nam ta nhiều khu vực dân
cư thiếu nước sạch sử dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty
Cấp Nước có nơi Nhà nước phải bù lỗ. Chính vì vậy, việc đưa ra các phương
án quản lý nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước là rất cần thiết trong hoàn cảnh
hiện nay.


2

Hiện nay nguồn nước ngầm khu vực bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh
hoạt. Vì vậy, cần thiết phải có chương trình giám sát và bảo vệ nguồn nước
một cách nghiêm ngặt mới mong duy trì được khả năng khai thác nước
ngầm cho giai đoạn tới.
Do vậy, để đạt hiệu quả trong quản lý vận hành hệ thống cấp nước tốt
hơn, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý hệ
thống cấp nước Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước quận Hoàng
Mai, TP Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống cấp nước quận Hoàng Mai, TP
Hà Nội nhằm đáp ứng các yêu cầu của Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước,
cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Quản lý hệ thống cấp nước Quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội
- Phạm vi: Hệ thống cấp nước Quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.
- Thời gian : Đến năm 2020.
* Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan quản lý hệ thống cấp nước Quận Hoàng Mai- Thành
phố Hà Nội.

- Cơ sở lý luận phục vụ công tác quản lý hệ thống cấp nước.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận
Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.


3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất giải pháp để quản lý hệ thống cấp nước Quận
Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý cấp nước đã đề
xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước Quận
Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
+ Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu.
+ Hệ thống hoá và kế thừa các tư liệu đã có.
+ Phân tích, đánh giá, kế thừa những kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước
của một số đô thị ở Việt Nam và một số nơi có điều kiện tương tự trên thế
giới.
Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phần phụ lục và tài liệu tham
khảo; nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước cấp nước Quận
Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý hệ
thống cấp nước Quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống cấp nước Quận
Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.
* Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
- Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình, làm nhiệm vụ thu

nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân
phối nước đến các nơi tiêu thụ.


4

- Quản lý hệ thống cấp nước là quá trình tham gia tác động vào các hoạt
động của hệ thống cấp nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quá
trình cung cấp nước cho các đối tượng dùng nước một cách hiệu quả,bằng các
công cụ trang bị kĩ thuật,thiết bị chuyên ngành,đội ngũ vận hành chuyên
nghiệp. Tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và luật pháp do nhà nước quy định.
- Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của
mọi tầng lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã
hội, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính
quyền địa phương đô thị.
- Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu
tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử
dụng nước.
- Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân
trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
- Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các
hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước
sạch.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP

NƯỚC QUẬN HOÀNG MAI-THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu chung về quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội
1.1.1. Vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hà
Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20053’ - 21035’ độ vĩ bắc và
105044’- 106002’ độ kinh đông.
- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì;
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên
- Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
Dân số: 365.509 (2013)
Tổng diện tích tự nhiên toàn quận khoảng 4.104,1 ha, bao gồm 14
phường, trong đó có 5 phường được tách từ quận Hai Bà Trưng: Mai Động,
Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ và 9 phường thành lập từ các
xã thuộc huyện Thanh Trì trước đây: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh
Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam, Trần Phú .[24]

Hình 1.1 Địa giới hành chính Quận Hoàng Mai[26]


6

1.1.2 Địa Hình, địa mạo [24]
* Địa hình: Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố, có độ cao
trung bình khoảng 4 - 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam
và từ Tây sang Đông. Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân
Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2m; khu
vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh
Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m.
Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ

rệt ở trong đê và ngoài đê:
- Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các
trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở và các sông tiêu nước thải của thành phố
như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ
có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình
trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi
mưa to kéo dài.
- Vùng ngoài đê bao gồm một phần diện tích các phường Thanh Trì, Trần
Phú, Yên Sở, Lĩnh Nam với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa
được bồi tụ thường xuyên nên cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích
hợp cho việc trồng hoa màu.
* Địa chất: Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên
Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng Mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ
sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng
đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng
I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm
trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm


7

1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội. [24]
Quận Hoàng Mai được thành lập dựa trên cơ sở sát nhập 5 phường của
quận Hai Bà Trưng và chuyển đổi 9 xã thành phường của huyện Thanh Trì,
những năm qua dưới tác động của quá trình đô thị hoá cao và kinh tế thị
trường phát triển mạnh mẽ, công tác chuyển đổi các khu đất nông nghiệp sang
phát triển đô thị diễn ra rất nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp, đô thị được
đầu tư xây dựng, các khu dân cư dạng đô thị làng xóm đã hình thành. Mặt
khác các khu vực đất trống, ao hồ, ruộng trũng còn tồn tại nhiều. Có thể đánh
giá sơ bộ Quận Hoàng Mai là quận có điều kiện tự nhiên và xây dựng phức

tạp nhất trong các quận nội thành của Hà Nội hiện nay.
a. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế, xã hội:
- Kinh tế giữ vững tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất các ngành tăng so
cùng kỳ năm trước. Nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (Thu
ngân sách quận thực hiện 2305 tỷ đồng, bằng 51% dự toán HĐND quận giao,
riêng thu tiền sử dụng đất đạt 1.010 tỷ đồng, bằng 162% dự toán). Tốc độ
chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ đề ra.
- Quận đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công công tác bầu cử Đại biểu
Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2020.
- Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Lĩnh
vực văn hoá được tổ chức với nội dung phong phú, thiết thực chào mừng các
sự kiện chính trị lớn của đất nước, Thủ đô như Đại hội Đảng toàn quốc và
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Ngành giáo dục đã tổng kết
năm học 2015 - 2016 với nhiều thành tích cao, giữ vững chất lượng dạy và
học. Công tác y tế, dân số được duy trì ổn định.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên
tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính tại quận và phường.


8

- Quận đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”
với nhiều kết quả tốt, giữ vững kỷ cương trật tự đô thị, các tuyến đường thông
thoáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Xử lý các trường hợp trông giữ phương tiện trái
phép lấn chiếm gầm cầu, lòng đường, kiểm tra, chấn chỉnh trật tự các bãi đỗ
xe,... Phối hợp các Sở ngành nâng cấp duy tu hạ tầng kỹ thuật, giải quyết các
điểm đen về giao thông trên địa bàn.
- Công tác quốc phòng, an ninh trật tự được bảo đảm và giữ vững, tạo điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội
b. Cơ cấu dân số và lao động:

Dân số của Quận Hoàng Mai có khoảng 360.000 người, số lượng người
đang ở độ tuổi lao động không đồng đều tại các phường và đang chiếm
khoảng 45- 70%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của các phường trung bình
khoảng 1,2% năm.
Mật độ cư ngụ của người dân trung bình trong toàn quận không đồng đều.
Các phường có mật độ người dân cư trú cao như Tân Mai vào khoảng 400
người/ha, Tương Mai vào khoảng 300 người/ha, các khu vực phường thuộc
huyện Thanh Trì cũ có mật độ người dân cư trú thấp hơn khoảng từ 180- 200
người/ha. Chỉ tiêu đất ở khu vực đã được đô thị hoá trung bình khoảng 22
m2/người, khu vực xóm làng khoảng: 45-50 m2/người. Ngoài ra mật độ dân số
còn phụ thuộc vào mức độ thuận tiện về giao thông của mỗi khu vực.
Người dân đang trong độ tuổi lao động làm việc theo các ngành kinh tế
được phân bố theo những tỷ lệ tương đối chênh lệch. Số lượng người làm việc
trong các ngành nông nghiệp và chăn nuôi chủ yếu thuộc các phường phía
Nam chiếm tỷ lệ khoảng 35- 65% số lao động (Yên Sở, Thịnh Liệt, Thanh
Trì, Trần Phú, Lĩnh Nam). Các phường còn lại số lao động nông nghiệp
chiếm tỉ lệ thấp do một phần lớn đất nông nghiệp và ao hồ đã được chuyển


9

chức năng thành đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ cơ cấu lao động trung bình toàn
quận như sau:
Nông nghiệp: 24,3 %
Buôn bán tự do: 27,2 %
Cán bộ CNV: 48,5 %
Chỉ tiêu đất nông nghiệp trung bình: 350 m2/người.
1.1.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. [24]
a. Hiện trạng hệ thống giao thông:
Quận Hoàng Mai nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố, tập trung nhiều đầu

mối đường giao thông đối ngoại và hệ thống đường giao thông vành đai của
thành phố, từ đây các tuyến giao thông được điều hướng trực tiếp vào thành
phố. Trên địa bàn quận có các cảng giao thông đường thuỷ, ga đường sắt, các
cầu vượt sông nối sang quận Long Biên và các tỉnh phía Bắc,các tuyến đường
quốc lộ di chuyển đi các tỉnh phía Nam.
a1. Đường thuỷ:
Trên địa bàn quận Hoàng Mai có các tuyến song như sông Hồng ở phía
Đông, được sử dụng và khai thác các tuyến vận tải giao thông đường thuỷ
thuận lợi. Cảng Khuyến Lương với diện tích khoảng 5ha, có một cầu cảng,
khả năng thông qua khoảng 200.000T hàng hoá/năm, công tác khai thác cụm
cảng Khuyến Lương còn rất nhiều bất cập và kém so với khả năng. Ở tuyến
sông Hồng trên địa bàn quận còn có một số bãi khai thác cát sông và vận
chuyển vật liệu xây dựng của các hợp tác xã dịch vụ thuộc các phường trên
địa bàn quận Hoàng Mai.
a2. Đường sắt quốc gia:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy song song cùng với tuyến quốc lộ 1Ađường Giải Phòng và ga Giáp Bát trên địa bàn quận Hoàng Mai là tuyến


10

đường đơn, khổ đường sắt 1m. Trên tuyến đường sắt này có các ga: Ga Giáp
Bát ở phường Giáp Bát vừa là ga lập tàu hàng vừa là ga hành khách. Hiện nay
diện tích ga hiện tại khoảng 11ha và chiều dài khoảng 800m, có 14 đường ray
phục vụ lập tàu.
a3. Đường bộ:
+ Giao thông đối ngoại và đường vành đai:
Địa bàn quận sở hữu các tuyến đường quan trọng là đường 1A (đường
Giải Phóng), đường Pháp Vân- cầu Giẽ và đường Pháp Vân- Khuyến Lương:
Tuyến đường quốc lộ 1A (đường Giải Phóng) có chiều dài khoảng
3,5Km, mặt cắt ngang đường rộng 39,0 - 43,0m, mặt đường bê tông nhựa

rộng 34 - 36m.
Tuyến đường Pháp Vân- Cầu Giẽ: có bề rộng mặt cắt ngang đường
khoảng 23 m, gồm hai lòng đường có tổ chức giải phân cách giữa.
Tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương đang được xây dựng theo dự án
đường vành đai 3 của thành phố.
+ Đường giao thông thành phố:
Đường Trương Định có chiều dài khoảng 1600m, mặt cắt ngang rộng
10,0 - 13,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,0- 8,0m. Tuyến đường đã có
các công trình chiếu sáng và thoát nước. Hè hai phía rộng 2,0 - 3,0m, cao độ
mặt đường 5,6 - 6,0m.
Phố Kim Đồng nằm ở phường Thịnh Liệt có chiều dài khoảng 300m, mặt
cắt ngang rộng 40,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 21,0m.
Tuyến đường đã có các công trình chiếu sáng và công trình thoát nước. Hè hai
phía mỗi bên rộng 8,0m, cao độ mặt đường 5,6 - 6,0m.
Phố Lĩnh Nam có chiều dài khoảng 3200m (nối từ đường Nguyễn Tam
Trinh đến đường trên đê sông Hồng), mặt cắt ngang rộng 11,5 - 14,5m, mặt


11

đường bê tông nhựa mới cải tạo rộng 7,0- 8,0m. Trên tuyến đã có chiếu sáng
và thoát nước. Hè mỗi bên rộng 2,0 - 3,0m, cao độ mặt đường 5,6 - 6,0m.
Đường phía Nam khu nhà ở Đền Lừ (Là một đoạn của tuyến đường Đầm
Hồng – Giáp Bát – Lĩnh Nam) dài khoảng 1000 m, đường bê tông nhựa còn
tốt. Đã được xây dựng một nửa mặt cắt ngang đường rộng 20,0 m. Gồm một
lòng đường xe chạy rộng 10,5m hè phía Bắc đường rộng 8,0m. Riêng đoạn
trước khu chợ đầu mối, dài khoảng 250m đã xây dựng đường với mặt cắt rộng
40m (Gồm hai lòng đường xe chạy rộng 21,0m, hai hè mỗi bên rộng 8,0m và
giải phân cách rộng 3,0m). Trên tuyến đã có chiếu sáng và thoát nước.
Đường Nguyễn Tam Trinh với tổng chiều dài khoảng 4800m, mặt cắt

ngang rộng 11,0 - 13,0m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7,0- 8,0m. Tuyến
đường đã có các công trình chiếu sáng, chiều dài tuyến đường hầu hết chưa có
hệ thống thoát nước (Mỗi đoạn đầu tuyến từ đường Minh Khai đến đường Ba
Hàng đã có hệ thống thoát nước). Lề hai phía mỗi bên rộng 2,0 -3,0m, cao độ
mặt đường 5,8 - 6,2m.
Đường phía Nam khu nhà ở Định Công (Là một đoạn của tuyến đường
Đầm Hồng – Giáp Bát – Lĩnh Nam) có tổng chiều dài khoảng 1250m, mặt
đường bê tông nhựa. Đã được xây dựng một nửa mặt cắt ngang đường rộng
20,0m. Gồm một lòng đường xe chạy rộng 10,5m hè phía Bắc đường rộng
8,0m. Tuyến đường đã có các công trình chiếu sáng và công trình thoát nước.
Phố Tân Mai từ phố Trương Định đến cuối tuyến giáp bệnh viện Không
Quân dài khoảng 580m, có bề rộng đường hiện trạng B=13,50m, lòng đường
xe chạy rộng 7,5m, hè phố mỗi bên rộng 2,00M ÷ 2,5m. Tuyến đường đã
được bố trí các công trình chiếu sang và công trình Hạ tầng kỹ thuật. Cao độ
mặt đường hiện tại 5,40m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa còn tốt.
Phố Nguyễn Đức Cảnh dài khoảng 650m, có bề rộng đường hiện trạng
B=7,5 – 8,5m, lòng đường xe chạy rộng 7,5m, hè phố mỗi bên rộng 0,5 -


12

1,0m. Tuyến đường đã bố trí các công trình chiếu sáng, và các công trình hạ
tầng kỹ thuật. Cao độ mặt đường hiện tại 6,20m. Kết cấu mặt đường là bê
tông nhựa còn tốt.
Phố Nguyễn An Ninh dài khoảng 1200m, có bề rộng đường hiện trạng
B=10,0 ÷ 13,0m, lòng đường xe chạy rộng 5,5 ÷ 7,0m, hè phố mỗi bên rộng
2,0÷3,0m. Tuyến đường đã bố trí các công trình chiếu sáng, và các công trình
hạ tầng kỹ thuật. Cao độ mặt đường hiện tại 5,9 ÷ 6,20m. Kết cấu mặt đường
là bê tông nhựa còn tốt.
Phố Lương Khánh Thiện dài khoảng 350m, có bề rộng đường hiện trạng

B = 6,0 ÷ 6,5m, lòng đường xe chạy rộng 5,0 ÷ 5,5m, không có hè phố. Tuyến
đường đã bố trí các công trình chiếu sáng, và các công trình thoát nước. Cao
độ mặt đường hiện tại khoảng 6,20m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa còn
tốt.
Phố Đoàn Kết dài khoảng 2000m, có bề rộng đường hiện trạng
B =10,5÷13,0m, lòng đường xe chạy rộng 5,0÷5,5m, không có hè phố. Tuyến
đường đã bố trí các công trình chiếu sáng, và công trình thoát nước. Cao độ
mặt đường hiện tại khoảng 5,9- 6,10m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa
còn tốt.
Đường trên đê sông Hồng ở phía Đông chiều dài khoảng 7500m, mặt
đường dê rộng B=5,5-8m lòng đường rộng 5,5m, Tuyến đường đã bố trí các
công trình chiếu sáng. Cao độ mặt đường đê khoảng 13,0-14,0m, kết cấu mặt
đường bê tông nhựa còn tốt.


13

Hình 1.2 Hiện trạng giao thông quận Hoàng Mai
Đường Kim Giang chạy ven bờ Tây sông Tô Lịch dài khoảng 1600m, có
bề rộng đường hiện trạng B = 8,0 – 10,0m, lòng đường xe chạy rộng 5,05,5m, không có hè phố. Tuyến đường được bố trí các công trình chiếu sáng,
nhưng ko có rãnh thoát nước hai bên đường. Cao độ mặt đường hiện tại
khoảng 5,9- 6,10m. Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa còn tốt.
+ Các đường nhánh chính liên phường, trong địa bàn quận:
Các tuyến đường liên phường(Cấp đường liên xã cũ), có mặt cắt ngang
đường rộng từ 7,0 – 11,0m, Các khu vực làng xóm trong các phường Hoàng
Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Thịnh Liệt… đã có hệ thống đường thôn, xóm
tương đối hoàn chỉnh, kết cấu mặt đường là đường gạch hoặc bê tông xi


14


măng, có bề rộng mặt đường 3,5 ÷ 5,5m (Là đường thôn xóm cũ), cơ bản đáp
ứng được nhu cầu đi lại tại thời điểm hiện tại của người dân địa phương.
+ Các bến xe, bãi đỗ xe:
Bến xe tải Yên Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân- Khuyến Lương quy
mô vào khoảng 1,5ha, các công trình hạ tầng khá hoàn chỉnh nhưng chưa khai
thác hết tiềm lực.
Bến xe liên tỉnh phía Nam nằm ở phường Thịnh Liệt với diện tích vào
khoảng 35703 m2. Đây là bến xe đã được chú trọng xây dựng tương đối tốt đã
sử dụng hết công suất.
Bãi đỗ xe tải Kim Ngưu ở phường Hoàng Văn Thụ với diện tích khoảng
15596 m2. Đây là bến xe mới được đầu tư xây dựng.
Các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ … có các bãi đỗ xe được
xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Vị trí các điểm đỗ xe được thể
hiện trên bản vẽ giao thông.
Lưu ý: Các đường ngõ xóm, đường vào nhà chủ yếu là đường gạch, bê
tông, đường đất do người dân đầu tư xây dựng rộng từ 2÷3 m được tính vào
đất của khu vực dân cư làng xóm.
+ Cầu qua sông hiện tại trên địa bàn quận đang thi công cầu Thanh Trì thực
hiện theo dự án riêng.
+ Trên địa bàn quận có nhiều điểm bán xăng dầu
Các chỉ tiêu hiện trạng:
Tổng diện tích đất giao thông: 66,5 ha
Đường bộ: 50,0 ha
Đường sắt: 11,5 ha
Đường sông (cảng Khuyến Lương): 5,0 ha


15


Mật độ mạng lưới đường do trung ương và Thành phố quản lý: 0,4km/ km2
Mật độ mạng lưới đường liên xã: 0,4 km/ km2
STT Tuyến

L(m) B(m)

Hè(m)

1

Phố Trương Định

1600 10 - 13

2-3

2

Phố Kim Đồng

300

8

3

Phố Lĩnh Nam

3200 11,5-14,5 2-3


4

Đường phía Nam khu nhà ở Đền Lừ 1000 40

8

5

Đường Nguyễn Tam Trinh

2-3

6

Đường phía Nam khu nhà ở Định 1250 40

40

4800 11-13

8

Công

7

Phố Tân Mai

580


13,5

2-2,5

8

Phố Nguyễn Đức Cảnh

650

7,5-8,5

0,5-1

9

Phố Nguyễn An Ninh

1200 10-13

2-3

10

Phố Lương Khánh Thiện

350

0


11

Phố Đoàn Kết

2000 10,5-13

12

Đường trên đê sông Hồng ở phía 7500 5,5-8

6-6,5

0
0

Đông
Bảng 1.1 Thống kê đường giao thông thành phố trên địa bàn quận Hoàng
Mai[24]


16

b. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa và nước thải:
b1. Thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt: khu vực Quận hiện nay chưa có các công trình thoát
nước bẩn riêng. Nước bẩn sinh hoạt của khu dân cư được thoát vào hệ thống
thoát nước rồi chảy vào hồ, ao, sông, mương thoát nước hiện có. Riêng các
khu đô thị mới một số khu đã xây dựng hệ thống thoát nước nửa chung nửa
riêng (như khu bán đảo Linh Đàm và khu đô thị mới Định Công) phù hợp với
điều chỉnh qui hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tương lai khi có hệ

thống thoát nước riêng .
Nước thải công nghiệp: Trong quận Hoàng Mai có một vài khu công
nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, có tính chất công nghiệp địa phương như khu
công nghiệp Giáp Bát-Thịnh Liệt- Pháp Vân và Vĩnh Tuy- Thanh Trì các nhà
máy xí nghiệp này chủ yếu chế biến lâm sản, lương thực, thực phẩm, cơ khí,
vật liệu xây dựng và bao bì. Các nhà máy xí nghiệp này chủ yếu là nước bẩn
sinh hoạt còn nước bẩn công nghiệp không nhiều. Khu công nghiệp thuộc
phường Mai Động hiện nay đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng
văn phòng và nhà ở theo quy hoạch phát triển đô thị vì vậy nước bẩn hiện nay
chủ yếu là nước bẩn sinh hoạt.
b2. Hiện trạng thoát nước mưa
Hiện nay Thành phố Hà Nội đã triển khai dự án thoát nước TP Hà Nội
giai đoạn 1 và chuẩn bị tiếp tục triển khai các giai đoạn của dự án với sự trợ
giúp của JICA Nhật Bản. Trong giai đoạn 1 đã thực hiện xây dựng cụm hồ
điều hoà Yên Sở (3 hồ với diện tích 130 ha), xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở
giai đoạn 1 (công suất 45m3/giây), hệ thống kênh bao hồ Yên Sở, kênh dẫn
dòng và kênh thoát nước ra sông Hồng.


×