Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố bắc giang theo hướng xã hội hóa (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 115 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Để
hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trong trường cùng
một số cá nhân, đoàn thể khác.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – PGS.TS. Trần
Thị Hường đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những
người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những
năm học vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo
sau đại học, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập hoàn thành khóa học.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các vị lãnh đạo của Công ty cổ
phần quản lý công trình đô thị Bắc giang, đã tạo điều kiện hết sức giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nguyễn Trung Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan uận văn thạc s này là công trình nghiên cứu hoa
học độc lập của tôi. Các số liệu hoa học, ết quả nghiên cứu của uận văn là


trung thực và c ngu n gốc r ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trung Đức


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* ý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
* Ý ngh a hoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
* Các hái niệm thuật ngữ liên quan đến luận văn ........................................... 4
* Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ BẮC GIANG THEO HƢỚNG XÃ
HỘI HÓA ......................................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Bắc Giang ............................................. 6
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm inh tế xã hội ........................................................................ 10
1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng ỹ thuật .................................................... 14

1.2. Thực trạng về phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang .............................................................. 17
1.2.1. Ngu n phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 17


1.2.2. Khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và thành phần chất thải rắn
......................................................................................................................... 19
1.2.3. Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý thải rắn sinh hoạt tại
thành phố Bắc Giang ....................................................................................... 21
1.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Bắc Giang .................................................................................... 25
1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý CTRSH thành phố Bắc Giang ....................... 25
1.3.2. Tình hình xã hội h a công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Bắc Giang ................................................................................ 32
1.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THEO HƢỚNG XÃ HỘI
HÓA TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG ...................................................... 38
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 38
2.1.1. Ngu n phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 38
2.1.2. Thành phần và tính chất CTRSH trong đô thị ...................................... 38
2.1.3. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt............................................... 45
2.1.4. Tác động của CTRSH đến môi trường đô thị, sức hỏe con người, sự
phát triển inh tế-xã hội .................................................................................. 45
2.1.5. Các nguyên tắc chung về quản lý chất thải ........................................... 47
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 47
2.2.1. Các văn bản pháp lý do Nhà nước và địa phương ban hành
......................................................................................................................... 47
2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hác c liên quan ....................................... 50
2.2.3. Điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị

đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 .......................................................... 50


2.3. Dự báo lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại thành phố Bắc
Giang .............................................................................................................. 57
2.3.1. Cơ sở dự báo ......................................................................................... 57
2.3.2. Phương pháp dự báo.............................................................................. 57
2.4. Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng ................................... 60
2.4.1. Sự cần thiết xã hội h a quản lý CTRSH đô thị ..................................... 60
2.4.2. Đặc tính cơ bản của quản lý CTRSH theo hướng xã hội h a ............... 61
2.5. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 64
2.5.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong nước ........................................................ 64
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở một
số đô thị trên Thế giới ..................................................................................... 68
2.5.3. Những inh nghiệm c thể áp dụng tại thành phố Bắc Giang .............. 71
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG THEO
HƢỚNG XÃ HỘI HÓA ................................................................................ 74
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTRSH thành phố Bắc Giang theo
hƣớng xã hội hóa ........................................................................................... 74
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 74
3.1.2. Nguyên tắc về quản lý CTRSH theo hướng xã hội h a trên địa bàn
thành phố Bắc Giang ....................................................................................... 74
3.2. Đề xuất mô hình phân loại CTRSH tại nguồn thành phố Bắc Giang
với sự tham gia của cộng đồng ..................................................................... 75
3.2.1. Xây dựng quy trình huy động sự tham gia của cộng đ ng trong việc
phân loại CTRSH tại ngu n ............................................................................ 75
3.2.2. Tổ chức thực hiện mô hình quản lý phân loại CTRSH theo hướng xã
hội h a tại thành phố Bắc Giang ..................................................................... 79
3.2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình phân loại tại ngu n ................. 82



3.3. Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo hƣớng xã
hội hóa tại thành phố Bắc Giang ................................................................. 83
3.4. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách, văn bản pháp lý và giải pháp liên
quan đến xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ................. 87
3.4.1. Đề xuất bổ sung một số cơ chế chính sách liên quan đến xã hội hoá
công tác quản lý CTRSH................................................................................. 87
3.4.2. Đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến xã hội hoá công
tác quản lý CTRSH ......................................................................................... 89
3.4.3. Đề xuất giải pháp hỗ trợ công tác xã hội h a quản lý chất thải rắn trên
địa bàn thành phố Bắc Giang .......................................................................... 90
3.5. Đề xuất lộ trình thực hiện xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Bắc Giang đến năm 2035 ..................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
* Kết luận ...................................................................................................... 100
* Kiến nghị .................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BTC

Bộ Tài Chính


BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

CPQLCT

Cổ phần Quản lý công trình

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

QCXDVN


Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

TW

Trung Ương


UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC H NH, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Vị trí địa lý thành phố Bắc Giang

07

Hình 1.2.

Địa hình thành phố Bắc Giang

08

Hình 1.3.

Các sông ngòi lớn

10


Hình 1.4.

Hệ thống đường sông

15

Hình 1.5.

Hệ thống giao thông đường bộ

17

h nh

Hình 1.6. Tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt tại thành phố Bắc Giang

19

Hình 1.7.

Thành phần CTR sinh hoạt thành phố Bắc Giang

20

Hình 1.8.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ dân

23


Hình 1.9.

Khu xử lý CTR Đa Mai, TP. Bắc Giang

25

(Khu chôn lấp, Đất dự trữ, hồ sinh học)
Hình 1.10.

Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

31

Hình 1.11.

Thùng rác bị hỏng

35

Hình 1.12.

Công tác thu gom rác gây mất an toàn giao thông

36

Hình 1.13. Xe rác chưa được đổ gây mất mỹ quan tại các khu đô thị

36


Hình 3.1. Đề xuất sử dụng bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn

77

Sơ đồ 1.1.

09

Lược đồ khí hậu

Sơ đồ 1.2. Mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại

24

thành phố Bắc Giang
Sơ đồ 1.3.

Mô hình tổ chức của Công ty CP QLCT đô thị Bắc
Giang

27


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

Trang


Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính

10

biểu
ảng 1 1

TP. Bắc Giang
Bảng 1.2.

Năng lực thiết bị của Công ty CPQLCT đô thị

29

Bắc Giang
Bảng 1.3.

Khối lượng thu gom qua các năm

32

Bảng 2.1.

Tổng hợp thành phần CTRSH

39

Bảng 2.2.


Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

42

Bảng 2.3.

Các chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

58

Bảng 2.4.

Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại

59

thành phố Bắc Giang đến năm 2030
Bảng 3.1.

Nguồn phát sinh và các thiết bị thu gom tại chỗ

85

Bảng 3.2.

Đề xuất số lượng phương tiện thu gom, vận

86

chuyển bổ sung



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang là một thách thức lớn
không chỉ đối với nước ta mà trên toàn thế giới, tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng và là thách thức, không chỉ làm suy giảm chất lượng môi
trường sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Xác định bảo
vệ môi trường là ngh a vụ, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi
người, đ ng thời là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng và toàn xã hội.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách bảo vệ môi trường đặc
biệt là trong công tác quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội phục vụ cộng đ ng.
Tốc độ đô thị hoá và sự phát triển xã hội ngày càng nhanh không chỉ trong
mỗi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nhiều vấn đề về môi trường
đã nảy sinh và thực sự là nỗi lo của toàn xã hội. Ở nước ta, cùng với sự phát triển
của kinh tế, tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét. Tại các
thành phố, các khu công nghiệp, môi trường đang xấu đi rất nhanh, trở thành
nguy cơ đe doạ cuộc sống không chỉ đối với người lao động trực tiếp, mà còn đối
với cả các cộng đ ng dân cư lân cận. Vì vậy, việc quản lý môi trường đô thị, đặc
biệt là việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đang là vấn đề cấp bách.
Chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị và khu công nghiệp chưa được thu gom và
xử lý có hiệu quả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm ngu n nước, đất, không khí,
phát sinh các ngu n dịch bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Thành phố Bắc Giang với vị trí thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội
50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch chiến lược



2

(g m đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố
Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đ ng Đăng.
Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang và
của thành phố Bắc Giang đến năm 2030 cho thấy: đến năm 2030, phải giải quyết
được cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu
đông dân cư và một số vùng nông thôn phụ cận thành phố. Kiểm soát được ô
nhiễm, ứng cứu kịp thời sự cố môi trường và đảm bảo hài hoà giữa tăng dân số,
đô thị hoá, phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường là một vấn đề quan
trọng, cần được tiến hành kịp thời, để mọi người dân trong tỉnh đều được nâng
cao chất lượng cuộc sống, được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn
và lành mạnh. Mặt khác, với số lượng lao động và trang thiết bị hiện có Công ty
cổ phần quản lý công trình đô thị Bắc Giang, đơn vị được giao thực hiện công
tác bảo vệ môi trường của thành phố Bắc Giang, không đáp ứng được nhu cầu
thu gom, vận chuyển và xử lý khối lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn trong
thành phố.
Chính vì vậy đề tài “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Bắc
Giang theo hƣớng xã hội hóa” là thực sự cần thiết góp phần xây dựng thành
phố Bắc Giang “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”.
* Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thành phố Bắc Giang theo hướng
xã hội hóa góp phần bảo vệ môi trường thành phố Bắc Giang nói riêng và tỉnh Bắc
Giang nói chung.
* Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:


3


+ Về không gian: Tại thành phố Bắc Giang với 10 phường nội đô: Đa Mai,
Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang, D nh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi,
Thọ Xương, Ngô Quyền, Mỹ Độ, với dân số khoảng 271.628 người, diện tích tự
nhiên 66,64km2.
+ Về thời gian: đến năm 2030.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội
hóa.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
- Thống kê, thu thập thông tin.
- Tổng hợp và phân tích.
- So sánh, đối chiếu.
- Kế thừa có chọn lọc một số kết quả, tài liệu từ các công trình nghiên cứu,
dự án đã thực hiện.
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý ngh a hoa học: Xác định cơ sở khoa học để quản lý CTRSH trong thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý cho thành phố Bắc Giang theo
hướng xã hội hóa.
- Ý ngh a thực tiễn:
+ Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa nhằm
thu hút các thành phần kinh tế (ngoài quốc doanh) tham gia quản lý CTRSH trên
địa bàn thành phố Bắc Giang


4

+ Nâng cao hiệu quả trong quản lý CTRSH, hạn chế ô nhiễm và bảo đảm
mỹ quan đô thị. Những đề xuất của luận văn còn c thế áp dụng cho những địa

phương c điều kiện tương đ ng.
* Các khái niệm thuật ngữ liên quan đến luận văn
Chất thải rắn: [20]
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sét được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
Chất thải rắn sinh hoạt: [20]
Chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là: CTRSH) hay còn gọi rác sinh hoạt: là
chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt thường ngày của con người.
Quản lý chất thải rắn: [20]
Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình
từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ, tiêu hủy chất thải.
Thu gom chất thải rắn: [20]
Là hoạt động tập hợp, phân loại, đ ng g i và lưu trữ tạm thời CTR tại
nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
Lưu trữ tạm thời chất thải rắn: [20]
Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan
có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển xử lý.
Vận chuyển chất thải rắn: [20]
Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung
chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn: [20]


5

Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ,
tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu h i, tái chế, tái
sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH [20]

Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH được hiểu là sự tham gia của cộng
đ ng cư dân (bao g m cả các thành phần kinh tế, các tổ chức quần chúng, các
hội nghề nghiệp) vào các khâu của hoạt động quản lý CTRSH như phân loại, thu
gom, vận chuyển và xử lý. Cộng đ ng cùng đ ng g p nhân lực và vật lực cùng
nhà nước quản lý CTRSH.
* Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn g m ba chương:
- Chương I. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố
Bắc Giang theo hướng xã hội hóa.
- Chương II. Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu quản lý chất thải rắn
sinh hoạt theo hướng xã hội hóa tại thành phố Bắc Giang.
- Chương III. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Bắc Giang theo hướng xã hội hóa.


6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT THÀNH PHỐ BẮC GIANG THEO HƢỚNG XÃ HỘI HÓA

1.1. Giới thiệu chung về thành phố Bắc Giang
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn h a - chính trị của tỉnh
Bắc Giang, nằm ở tọa độ 21009’ - 21015’ v độ bắc và 106007’ - 106020’ inh
độ đông; phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía
Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên; diện tích tự
nhiên 66,64km2.
Về hành chính nội đô, thành phố Bắc Giang g m 10 phường: Đa Mai,

Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang, D nh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi,
Thọ Xương, Ngô Quyền, Mỹ Độ.

Hình 1.1. Vị trí địa lý thành phố Bắc Giang [21]


7

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đến với thành phố Bắc Giang (đô thị nằm trong khối địa hình chung, đa
dạng, vừa có núi cao, vừa có vùng trung du xen kẽ đ ng bằng của tỉnh Bắc
Giang) là đến với một đô thị yên bình … nên thành phố Bắc Giang có nhiều
thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

Hình 1 2 Địa hình thành phố Bắc Giang [21]
b. Đặc điểm khí hậu
Với khí hậu đặc trưng chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm c hai mùa
rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3; nhiệt độ trung bình


8

năm dao động từ 23,20C - 23,80C; độ ẩm trung bình từ 83 - 84%; tổng lượng mưa
trung bình hằng năm hoảng 1.400 - 1.730mm.
ượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời
gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. ượng nước bốc hơi bình quân hàng năm
khoảng 1.000 mm, 4 tháng c lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12
năm trước đến tháng 3 năm sau.
Chế độ gi cơ bản chịu ảnh hưởng của gi Đông Nam (mùa Hè) và gi

Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết
khô lạnh, rét đậm, c sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa
Hè. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa.
Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.
Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác,
phát triển các cây tr ng nhiệt đới, á nhiệt đới.
Sơ đồ 1 1 Lược đồ khí hậu [21]


9

c. Đặc điểm thủy văn
Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài
347 m, lưu lượng lớn và c nước quanh năm. Ngoài ra còn c hệ thống ao, h ,
đầm, mạch nước ngầm. ượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng
cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt. Riêng Sông Thương chảy qua
thành phố Bắc Giang bắt ngu n từ hai vùng c địa hình và địa chất khác nhau
nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.
Sông Thương c chiều dài 87 m, c chi lưu chính là sông H a, sông Sỏi
và sông Trung. ưu lượng nước hàng năm hoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương
đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng
Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Hình 1.3. Các sông ngòi chính [21]


10

1.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Qui mô dân số [22]

Thành phố Bắc Giang có dân số vào khoảng 271.628 người, trong đ nội
thành chiếm 36,4% tổng số dân số, ngoại thành chiếm 63,5% tổng số dân số với
10 phường, 6 xã.
Bảng 1.1. Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính TP. Bắc Giang [20]
TT

Tên phƣờng

Diện tích (ha)

Dân số (ngƣời)

1

Phường D nh Kế

424,32

11.315

2

Phường Đa Mai

360,88

7.152

3


Phường Lê Lợi

80,00

10.031

4

Phường Trần Nguyên Hãn

87,00

15.115

5

Phường Hoàng Văn Thụ

150,00

10.918

6

Phường Thọ Xương

412,00

15.345


7

Phường Xương Giang

304,85

7.631

8

Phường Trần Phú

97,00

9.382

9

Phường Mỹ Độ

163,00

3.117

10

Phường Ngô Quyền

116,00


8.882

11

Xã Tân Tiến

152,27

14.405


11

12

Xã D nh trì

428,46

14.636

13

Xã Đ ng Sơn

661,57

15.295

14


Xã Song Mai

671,52

15.088

15

Xã Song Khê

278,05

15.037

16

Xã Tân Mỹ

278,05

7.465

Tổng cộng

4.833,66

271.628

b. Hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Bắc Giang [21]

Những năm qua, thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Với lợi thế về vị trí địa lý, đầu
mối giao thông liên vùng, thương mại - dịch vụ thành phố liên tục phát triển và
thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
17,5%, giá trị sản xuất trong giai đoạn 2010 - 2015 tăng trưởng bình quân
18%/năm; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm sau cao hơn
năm trước. Hoạt động Tài chính - Ngân hàng và một số ngành dịch vụ: Giao
thông - Vận tải, Bưu chính - Viễn thông, các dịch vụ phục vụ phát triển Công
nghiệp - TTCN, Nông nghiệp... ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân
dân. Cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư và c chuyển biến
tích cực. Bên cạnh hệ thống chợ truyền thống đã được nâng cấp, thành phố có
nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hoạt động như: BigC, Media mart, Trần
Anh, Co.op Mart... Các loại hình thương mại - dịch vụ tăng cả về số lượng và
chất lượng; tính đến năm 2015, thành phố c 8.274 cơ sở thương mại, du lịch và
khách sạn nhà hàng (tăng 1.432 cơ sở so với năm 2010). Dịch vụ bưu chính, viễn


12

thông, vận tải phát triển mạnh, chất lượng dịch vụ nâng lên. Hoạt động dịch vụ
vui chơi, giải trí, quảng cáo c bước phát triển.
Sản xuất CN-TTCN tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN tăng
trưởng bình quân trong 5 năm vừa qua đạt 18,05%/năm. Đến hết năm 2015,
thành phố có 06 cụm công nghiệp được đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng diện tích
46,3ha (trong đ 05 cụm công nghiệp cơ bản được lấp đầy), thu hút trên 50
doanh nghiệp vào đầu tư, hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho hàng ngàn lao
động địa phương. Các ngành nghề công nghiệp chủ yếu g m: Đạm, may mặc, cơ
khí, xây dựng, mộc, chế biến nông sản xuất khẩu.... Trong 05 năm qua, đã thu
hút nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư 2.970
tỷ đ ng, tăng 145% so với giai đoạn 2005-2010. Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển.
nh vực văn h a - xã hội có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo
được chú trọng theo phương châm: Xã hội hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa; tỷ lệ
phòng học kiên cố đạt 97,1%; có 49/53 trường MN, TH, THCS chuẩn Quốc gia,
đạt 92,5%; 4/6 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia; 16/16 phường, xã có trung tâm
học tập cộng đ ng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học được tăng
cường cả về số lượng, chất lượng bảo đảm tỷ lệ, cơ cấu quy định (Hiện 100%
giáo viên các trường c trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn). Chất lượng giáo dục
toàn diện và mũi nhọn luôn được phát huy, duy trì vị trí dẫn đầu tỉnh. Công tác
đào tạo, dạy nghề được quan tâm và có nhiều chuyển biến; tỷ lệ lao động qua
đào tạo năm 2015 đạt 55%.
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn được mở rộng, phát triển,
trình độ đội ngũ y, bác sỹ từng bước được nâng lên, đáp ứng cơ bản yêu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân. Hiện nay, thành phố c trên 100 cơ sở khám chữa


13

bệnh công lập và tư nhân; tỷ lệ bác sỹ đạt 57 bác sỹ/vạn dân (tăng 17 bác sỹ/vạn
dân so với năm 2010), 139 giường bệnh/vạn dân. Hệ thống y tế cơ sở được
chuẩn h a, 16/16 phường, xã đạt “chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020”
đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. BHYT ngày càng được
mở rộng cả về diện và đối tượng, tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân tăng từ 65%
năm 2010 lên 88% năm 2015. Công tác Dân số - KHHGĐ đạt nhiều kết quả
quan trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định ở mức dưới 01%; chất
lượng dân số được nâng lên; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi giảm còn
13%.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ dân sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, sau khi mở rộng địa
giới hành chính, thành phố đã hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố

đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, lập và triển khai quy hoạch phân
khu, quy hoạch chi tiết đô thị đảm bảo kết nối đ ng bộ hạ tầng đô thị gắn với
phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phủ kín quy hoạch phân khu và quy hoạch chi
tiết khu vực đô thị đạt tỷ lệ 91,5% (tăng 20,5% so với năm 2011). Thành phố đã
ban hành “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị”; điều chỉnh địa giới hành
chính 05 phường, xã và thành lập 03 phường (Đa Mai, D nh Kế, Xương Giang)
trên cơ sở 03 xã cũ. Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, từ năm 2010-2015 đã
đầu tư trên 424 công trình. Nhiều dự án trọng điểm được đã hoàn thành, tạo điểm
nhấn mới về cảnh quan, hông gian đô thị như: Khu dân cư số 2, số 3; khu Cống
Ngóc - Bến xe; Khu dân cư Phía Nam D nh Kế; Công viên và tượng đài Hoàng
Hoa Thám; huôn viên và tượng đài chiến thắng tại đầu cầu Bắc Giang; công
viên và tượng đài Ngô Gia Tự, đường tỉnh 398... Các tuyến đường nội thành, hệ
thống giao thông cơ sở, điện chiếu sáng, cấp thoát nước được quan tâm đầu tư,


14

cải tạo, nâng cấp (đến năm 2015, tỷ lệ cứng h a đường giao thông cơ sở đạt
98,5%; tỷ lệ thôn, tổ dân phố có hệ thống điện chiếu sáng đạt 100%...). Các công
trình phúc lợi công cộng, phục vụ thiết thực đời sống dân sinh được quan tâm
đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về chăm s c sức khỏe, học tập, sinh
hoạt văn h a, tinh thần cho nhân dân. Cơ bản các h lớn trên địa bàn được nạo
vét, è đá và xây dựng hệ thống thu gom nước thải, kênh dẫn nước vào các trạm
bơm... Cảnh quan, môi trường đô thị có nhiều khởi sắc.
1.1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a. Hệ thống giao thông [20]
* Giao thông đối ngoại:
- Đường thủy:
+ Trên địa bàn thành phố Bắc Giang có các hệ thống cảng, bến đường
thủy nội địa tương đối hiện đại, đ ng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng

hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc, cảng Đ ng Sơn… trong đ , cảng Á Lữ với diện tích khoảng
20.000m2, chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích 4.440m2
c năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn tấn/năm;
cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc c năng lực thông
qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm; Cảng Đ ng Sơn: hiện nay đang được thi
công có 2 cầu cảng sẽ đảm nhiệm chức năng hàng h a và than cho cảng Á Lữ,
cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội
địa đã g p phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức
ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
+ Các cảng địa phương thực chất là các bến bãi tự nhiên, năng lực thông
qua từ 3.000-5.000 tấn/năm.


15

Hình 1.4. Hệ thống đường sông [18]
- Đường sắt:
+ Trên địa bàn thành phố, hiện có Tuyến đường sắt Hà Nội - Đ ng Đăng
chạy song song với ĐT 295B, hổ đường l ng 1000mm và 1435mm . Đi qua


16

thành phố Bắc Giang dài 7km và một tuyến đường sắt chuyên dụng vào nhà máy
phân đạm dài 4km đ ng g p rất lớn vào việc giảm tải cho vận tải giao thông đường
bộ trên địa bàn.
+ Ga Bắc Giang: nằm trên trục đường chính Xương Giang thành phố Bắc
Giang, lưu lượng bình quân 171 hành khách/ngày và 2.485 tấn hàng/ngày. Các
loại hàng hoá chủ yếu là đạm, sắt thép, thiết bị máy và vật liệu xây dựng c đủ

năng lực phục vụ vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa với khối lượng lớn.
- Đường bộ:
+ Quốc lộ: Trên địa bàn thành phố Bắc Giang và vùng phụ cận có 3 tuyến
quốc lộ đi qua g m: QL 1A mới, Q 31 và Q 37. Trong đ c tuyến QL 1A
mới thuộc bộ giao thông quản lý, Q 31 và Q 37 trung ương giao tỉnh quản lý.
+ Quốc lộ 1A mới: Tuyến QL1A mới xuất phát từ cầu ường đến cầu Như
Nguyệt, dài 37,4km; tuyến đường này đi qua nhiều hu trung tâm và hu dân cư
đông đúc. Tuyến cắt qua nhiều quốc lộ và đường tỉnh: Q 37, Q 31, ĐT292
(ĐT265 cũ), ĐT295, ĐT398 (ĐT284 cũ). Đoạn đi qua hu vực thành phố dài 15
km, nền đường rộng 18m, mặt đường rộng 15m.
+ Quốc lộ 31: Quốc lộ 31 xuất phát từ ngã ba Quán Thành – Thành phố
Bắc Giang (điểm giao với QL1 tại Km118), đi qua trung tâm của ba huyện miền
núi là Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động r i về Hữu Sản (điểm giáp ranh giữa
hai tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn). Tổng chiều dài đoạn tuyến qua tỉnh Bắc
Giang là 99 m, trong đ đoạn Ao Nhơn (Km 56) - An Châu (Km 76) đi chung
với Quốc lộ 279. Tuyến đường là điểm xuất phát cũng như giao cắt với các quốc
lộ, đường tỉnh: QL1A mới, Q 37, Q 279, ĐT299, ĐT289 (ĐT273 cũ), ĐT290,
ĐT295, ĐT291. Đoạn qua khu vực thành phố dài 2,6 km, nền đường rộng 24m,
lòng đường rộng 12m.


×