Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực 8 phường nội thành, thành phố thái bình (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM THANH HẢI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ,
KHU VỰC 8 PHƯỜNG NỘI THÀNH,
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM THANH HẢI
KHOÁ 2017 – 2019

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ,
KHU VỰC 8 PHƯỜNG NỘI THÀNH,
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS HOÀNG VĂN HUỆ

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội– 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
Khoa sau đại học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình
học tập để tôi hoàn thành tốt khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Văn
Huệ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các anh em đồng nghiệp, ban lãnh
đạo UBND thành phố Thái Bình, Ban Quản lý dự án cải tạo và xây dựng hệ
thống thoát nước thành phố Thái Bình đã quan tâm, giúp đỡ, cung cấp những
tài liệu thông tin và tham gia đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
quan tâm động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả khả năng
của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự đóng góp của Quý thầy cô và các bạn./.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Người cảm ơn

Phạm Thanh Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng ./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Người cảm ơn

Phạm Thanh Hải


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu:............................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
*Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ
LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ........................................................... 5
1.1 Khái quát về Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình: ................................................ 5
1.1.1 Vị trí địa lý [8].................................................................................................... 5
1.1.2. Điều kiện tự nhiên [8]. ...................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 9
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ................................................................................... 11
1.2. Hiện trạng về thoát nước và xử lý nước thải Thành phố Thái Bình ................. 20
1.2.1. Các nguồn nước thải: ...................................................................................... 20
1.2.2. Hiện trạng mạng lưới thoát nước: ................................................................... 22
1.2.3. Hiện trạng về xử lý nước thải. ......................................................................... 23
1.2.4. Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Thái Bình ........................................ 26
1.2.5. Nhận xét đánh giá về hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải Thành phố
Thái Bình. .................................................................................................................. 32


1.3. Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái
Bình. ......................................................................................................................................... 33
1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quản lý thoát nước và xử lý nước thải.33
1.3.2. Thực trạng về xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản
lý thoát nước và xử lý nước thải. .............................................................................. 39
1.3.3 Nhận xét đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước
thải Thành phố Thái Bình. ........................................................................................ 40
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ............................ 42
THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH................. 42
2.1. Các mô hình tổ chức thoát nước và xử lý nước thải. .............................................. 42
2.1.1 Mô hình tổ chức thoát nước và xử lý nước thải tập trung: .............................. 42
2.1.2 Mô hình tổ chức thoát nước và xử lý nước thải phân tán: ............................... 42
2.1.3 Mô hình tổ chức thoát nước và XLNT tổng hợp vùng: ................................... 43

2.2 Cơ sở lý thuyết về mô hình tổ chức quản lý............................................................... 44
2.2.1 Các mô hình tổ chức quản lý............................................................................ 44
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác QLTN và xử lý nước thải. ........................ 52
2.3. Cơ sở pháp lý. ................................................................................................................. 53
2.3.1 Các căn cứ pháp lý. .......................................................................................... 53
2.3.2. Định hướng quy hoạch xây dựng Thành phố Thái Bình đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. ................................................................................................... 57
2.4. Kinh nghiệm quản lý thoát nước và xử lý nước thải. ............................................. 71
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một số nước trên
thế giới. ...................................................................................................................... 71
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý thoát nước và xử lý nước thải của một số địa phương ở
Việt Nam. .................................................................................................................. 74
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ
LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ............................................................... 78
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
thành phố Thái Bình. ............................................................................................................ 78


3.1.1 Giải pháp quản lý kỹ thuật thi công xây dựng. ................................................ 78
3.1.2 Giải pháp quản lý kỹ thuật đấu nối hệ thống thoát nước trong và ngoài công
trình. .......................................................................................................................... 79
3.2 Quản lý duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước....................................................... 80
3.2.1 Đối với hệ thống sông mương thoát nước và hồ điều hòa. .............................. 80
3.2.2 Đối với các nhà máy hoặc trạm xử lý nước thải. ............................................. 81
3.2.3 Quản lý duy tu bảo dưỡng hệ thống mạng lưới thoát nước. ............................ 82
3.3. Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức và sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách quản lý
thoát nước và XLNT Thành phố Thái Bình. ................................................................... 84
3.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý TN và XLNT TP Thái Bình. ....................... 84
3.3.2. Đề xuất sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách về quản lý thoát nước
và XLNT. .................................................................................................................. 89

3.3.3. Đề xuất thu phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. ....... 90
3.4. Đề xuất giải pháp tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý thoát nước và
xử lý nước thải thành phố Thái Bình. ............................................................................... 97
3.4.1 Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý thoát nước và
xử lý nước thải thành phố Thái Bình. ....................................................................... 97
3.4.2 Giải pháp xã hội hóa công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải thành phố
Thái Bình. ................................................................................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 104
* Kết luận: ............................................................................................................... 104
* Kiến nghị: ............................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 109
WEBSITE THAM KHẢO ................................................................................................ 112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

CĐT

Chủ đầu tư


CCN

Cụm công nghiệp

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội



Nghị định

QLDA

Quản lý dự án

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QHKT


Quy hoạch kiến trúc



Quyếtđịnh

TĐC

Tái định cư

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTg

Thủtướng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân


XLNT

Xử lý nước thải

HTTN

Hệ thống thoát nước

CTR

Chất thải rắn


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình
Hình 1.1.

Hình ảnh Thành phố Thái Bình

6

Hình 1.2.

Tuyến phố Trần Nhân Tông và tuyến phố Lê Lợi

13

Hình 1.3.


Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về

19

Tên hình

Trang

bảo vệ môi trường
Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ giao thông thành phố Thái Bình[24]

12

Sơ đồ 1.2.

Sơ đồ hiện trạng giao thông[24]

13

Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ hiện trạng HTTN và xử lý nước thải[9]

25

Sơ đồ 1.4.


Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải[9]

25

Sơ đồ 1.5.

Sơ đồ vị trí phân chia các lưu vực thoát nước [9]

31

Sơ đồ 1.6.

Sơ đồ tổ chức QLTN và XLNT TP Thái Bình[9]

33

Sơ đồ 1.7.

Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Môi trường và
công trình Đô thị Thái Bình (URENCO)

34

Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ mô hình cơ cấu trực tuyến

48

Sơ đồ 2.2.


Sơ đồ mô hình cơ cấu trực tuyến- tham mưu

49

Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ mô hình cơ cấu chức năng

49

Sơ đồ2.4.

Sơ đồ mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng

50

Sơ đồ 2.5.

Sơ đồ mô hình cơ cấu chương trình mục tiêu

51

Sơ đồ 2.6.

Sơ đồ mô hình cơ cấu ma trận

53

Sơ đồ 2.7.


Sơ đồ định hướng phát triển không gian [24]

66

Sơ đồ 2.8.

Sơ đồ QH sử dụng đất và phân khu chức năng[24]

67

Sơ đồ2.9.

Sơ đồ định hướng TN và XLNT đến năm 2030[24]

74

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức QLHTTN TP Thái Bình

88

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị
Thái Bình (URENCO)

90



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Bình[8]

9

Bảng 1.2.

Hiện trạng phân bố dân cư Thành phố Thái

10

Bình [8]
Bảng 1.3.

Số liệu mực nước sông Trà Lý thành phố Thái

15

Bình [8]

Bảng 1.4.

Lượng chất thải từ NTSH của Thành phố Thái

21

Bình thải ra môi trường năm 2017
Bảng 1.5.

Lượng nước thải phát sinh từ các BV trên địa
bàn thành phố [9]

22

Bảng 1.6.

Tổng hợp lưu vực thoát nước TP Thái Bình [9]

23

Bảng 1.7.

Bảng tổng hợp hệ thống trạm bơm áp lực[9]

29

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Bình đến

63


Bảng 2.1.

năm 2030[24]

Bảng 3.1.

Bảng thông số hàm lượng COD cơ sở [4]

95

Bảng 3.2.

Bảng thông số hàm lượng COD cơ sở [4]

96

Biểu 1.1

Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thành phố Thái Bình[8]

9

Biểu 1.2

Biểu đồ dân số các phường trên địa bàn Thành

11

phố Thái Bình[8]



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Sự gia tăng dân số ồ ạt tại các thành phố ở Việt Nam làm cho cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải và quản lý
chất thải rắn đang trở lên quá tải. Các công trình này chưa được ưu tiên đầu tư
đúng yêu cầu và hiện chưa theo kịp với sự phát triển của đô thị. Điều này
không những gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt và ảnh hưởng
tới môi trường, sức khỏe của cộng đồng dân cư trên diện rộng mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị.
Được thành lập theo Nghị định số 117/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004
của Chính phủ với 13 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 05 xã. Ngày 12
tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2418/QĐ-TTg
công nhận Thành phố Thái Bình là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Thái Bình,
với 19 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 09 xã, Thành phố Thái Bình là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch của tỉnh Thái Bình.
Thành phố Thái Bình là tỉnh lị của tỉnh Thái Bình nằm trên Quốc lộ 10,
cách thủ đô Hà Nội 110km, cách Nam Định 20km và cách Hải Phòng 70km,
thành phố Thái Bình có điều kiện giao thông thuận lợi phát triển với các tỉnh
lân cận. Thành phố Thái Bình có tổng diện tích 67,71Km2, dân số hơn
268.167 người, là thị trường lớn có nhu cầu rất đa dạng về hàng hóa. Vị trí địa
lý, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi của Thành phố Thái Bình là một
trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói
chung.
Trong những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng hạ
tầng như xây dựng các khu đô thị, làm mới đường xá, hệ thống kỹ thuật khác
để phục hồi và phát triển đô thị, nhưng những khó khăn về kinh tế cũng như



2

nhu nguồn vốn hạn chế nên việc xây dựng hoàn thiện là rất khó khăn, việc đầu
tư xây dựng còn thiếu và chưa đồng bộ cho nên hiệu quả đầu tư chưa cao, còn
nhiều bất cập. Hệ thống thu gom thoát nước mưa và nước thải chỉ được triển
khai ở một số khu vực ở thành phố. Nước thải công nghiệp, bệnh viện và sinh
hoạt chưa được xử lý thích hợp, sau khi thu gom mà xả thẳng vào hệ thống
thoát nước chung của thành phố và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là sông Trà
Lý, sông Bạch và sông Kim Giang, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường
và ảnh hưởng tới các vùng dưới hạ lưu. Về mùa mưa, tình trạng ngập úng cục
bộ vẫn xảy ra ở một số nơi, một số khu dân cư bị ngập lụt, ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, công tác
phối hợp giữa các Sở, ban ngành trong việc vận hành hệ thống thoát nước của
thành phố còn nhiều bất cập, chồng chéo.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, xử lý hệ thống thoát
nước thải thành phố, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả
quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực 8 phường nội
thành, Thành phố Thái Bình”.
* Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất mô hình và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thoát nước và
xử lý nước thải Thành phố Thái Bình.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp và mô hình quản lý
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành
phố Thái Bình.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin tài liệu các phường của thành phố

Thái Bình về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Hiện trạng kỹ thuật hệ thống


3

thoát nước và xử lý nước thải; Thực trạng về quản lý hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu: Phân tích, đánh
giá và tổng hợp các số liệu thu thập được về hệ thống thoát nước thành phố
Thái Bình để làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất các mô hình và giải pháp quản lý.
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi trước: Kế
thừa các giải pháp kỹ thuật và quản lý hiệu quả hệ thống thoát nước ở trong và
ngoài nước đã được các tác giả khác nghiên cứu đi trước để cập tới hoặc đã áp
dụng thành công vào thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để làm cơ sở cho các đề xuất mô
hình và giải pháp quản lý hiệu quả hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
- Phương pháp xây dựng và đề xuất mô hình và giải pháp quản lý hiệu
quả hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố Thái Bình.
- Phương pháp chuyên gia thông qua các hội thảo, hội nghị góp ý của
các chuyên gia, thầy cô giáo để hoàn thành luận văn.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Mô hình và giải pháp quản lý xử lý nước thải đề
xuất trong đề tài được xây dựng có căn cứ thực trạng quản lý, cơ sở lý luận và
kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm bảo quản lý hiệu quả hệ thống xử lý
nước thải Thành phố Thái Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Mô hình và giải pháp quản lý xử lý nước thải
Thành phố Thái Bình có khả năng ứng dụng cao, giúp cho chính quyền thành
phố cũng như đơn vị chủ đầu tư quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải
hiệu quả.
*Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:


4

- Chương 1: Tổng quan về thực trạng quản lý thoát nước và xử lý nước
thải thải Thành phố Thái Bình.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thoát nước và xử lý
nước thải lưu Thành phố Thái Bình.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp và mô hình quản lý thoát nước và xử
lý nước thải Thành phố Thái Bình.


5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC
VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
1.1 Khái quát về Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình:
1.1.1 Vị trí địa lý [8].
Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, là hành lang cận kề với tạm giác phát triển kinh tế trọng điểm Bắc
bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là cửa ngõ giao thương giữa Hải
Phòng, Quảng Ninh nối dài tới các tỉnh duyên hải suốt dọc theo đất nước.
Thành phố Thái Bình nằm tại phía Tây Nam của tỉnh, phạm vi lãnh thổ
từ 106022 - 106047 kinh độ Đông từ 20024 – 20030 vĩ độ Bắc; nằm giữa 2 bên
bờ sông Trà Lý. Phía Bắc giáp với huyện Đông Hưng; phía Tây và phía Nam
giáp với huyện Vũ Thư; phía Đông giáp với huyện Kiến Xương. Cách Thủ đô
Hà Nội 110km về phía Tây Bắc theo QL10, QL1 và 118km theo đường thủy

sông Hồng; cách thành phố Nam Định 20km về phía Tây; cách thành phố Hải
Phòng 70km về phía Đông Bắc theo QL10; cách thành phố Hưng Yên 40km
về phía Tây Bắc theo QL39.
Thành phố Thái Bình hiện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm
10 phường (Lê Hồng Phong, Bồ Xuyên, Đề Thám, Quang Trung, Trần Hưng
Đạo, Kỳ Bá, Trần Lãm, Phúc Khánh, Tiền Phong, Hoàng Diệu) và 9 xã (Phú
Xuân, Tân Bình, Vũ Phúc, Vũ Đông, Vũ Lạc, Vũ Chính, Đông Hòa, Đông
Mỹ, Đông Thọ).
Thành phố Thái Bình có diện tích là 68,10Km² với dân số 186.846
người (theo số liệu Niên giám thống kê năm 2017). Trong đó, khu vực nội
thành là 65,86% và khu vực ngoại thành là 34,14%. Mật độ dân 2.743
người/Km2. Dân tộc chủ yếu là người kinh.


6

Hình 1.1. Hình ảnh Thành phố Thái Bình.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên [8].
a. Địa hình:
Tỉnh Thái Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, toàn tỉnh không có đồi
núi, đều là đất bằng canh tác, độ dốc nhỏ hơn 1%/1km.
Thành phố Thái Bình có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, chỉ có các
con sông chảy qua, tạo nên mạng lưới sông ngòi dày đặc bao quanh thành phố.
Sông Trà Lý nằm ở phía Bắc, Đông Bắc, sông Kiên Giang ở phía Nam và Tây
Nam. Ngoài ra, trong thành phố có rất nhiều các sông nhỏ chảy qua như: Sông
Bạch, sông Bồ Xuyên, sông Vĩnh Trà, sông 3/2. Thành phố chỉ có một vài ao hồ
nhỏ nằm rải rác gần các khu ruộng.
Cao độ trung bình của thành phố từ (2,6 ÷ 2,9)m; cao độ cao nhất là
3,5m; cao độ thấp nhất ở các khu vực ruộng, đất canh tác từ (0,5 ÷ 1,0)m.
b. Khí hậu, thủy văn:



7

* Khí hậu:
- Chế độ gió:Gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa Đông từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau với tần xuất 80%, tốc độ gió trung bình (5 ÷ 6)m/s. Gió
mùa Đông Nam thịnh hành vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) với tốc độ gió
trung bình (4 ÷ 5)m/s, gió mang theo hơi nước từ biển vào gây mưa trong vùng.
- Nhiệt độ không khí:Nhiệt độ trung bình hàng năm từ (23 ÷ 27)0C, nhiệt
độ cao nhất: (38 ÷ 39)0C, nhiệt độ thấp nhất: (4 ÷ 5)0C. Tổng nhiệt độ khoảng
(8000 ÷ 8600)0C, trong các tháng mùa Đông, nhiệt độ trung bình là 200C. Nhiệt
độ cũng ảnh hưởng lớn đến lượng bốc hơi và gây ra mưa trong vùng.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm (80 ÷ 85)%, thời kỳ ẩm
nhất trong năm là 03 tháng cuối Đông (tháng 2 đến tháng 4) xuất hiện cùng
với hiện tượng “nồm” và mưa phùn. Vào thời điểm này, độ ẩm tương đối đạt
90%, thời kỳ khô hanh (độ ẩm thấp) bắt đầu khoảng tháng 10 với độ ẩm
tương đối đạt (80 ÷ 82)%.
- Chế độ mưa: Lượng mưa Tb năm đạt (1700 ÷ 1900) mm; Hầu hết
mưa tập trung vào thời kỳ đầu hè. Theo tài liệu khí tượng Thái Bình, lượng
mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 hàng năm đạt trên 100mm/tháng. Mưa tập
trung vào tháng 7,8,9 là thời kỳ bão hoạt động mạnh, trong đó tháng 8,tháng 9
có lượng mưa lớn nhất đạt (350 ÷ 400)mm/tháng. Tính trung bình trong năm
có khoảng 15÷16 ngày mưa trên 50mm; khoảng 3 ngày mưa trên 100mm.
Mùa Đông mưa ít, lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất đạt khoảng (20 ÷
30)mm.
Các thông số cơ bản về chế độ mưa:
- Số ngày mưa trung bình năm:

140 ngày/năm;


- Tổng lượng mưa trung bình năm:

1754 mm/tháng;

- Tổng lượng mưa trung bình tháng: 146 mm/tháng;
- Trữ lượng mưa trung bình hứng được trong năm: 8,102x109m3 nước mưa.


8

* Nhận xét về khí hậu:
- Điều kiện khí hậu khá điều hoà là yếu tố thuận lợi cho phát triển nền
nông nghiệp đa dạng các cây trồng vật nuôi như các cây ăn qủa nhiệt đới và á
nhiệt đới như nhãn vải, xoài, chuối, thanh long, táo ...; các cây công nghiệp
như ngô, mía... và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
- Tuy không có những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như tuyết,
sương muối, mưa đá nhưng khí hậu Thái Bình trung bình hàng năm có 30 ÷
50 ngày có giông kèm theo mưa to, gió lớn làm ảnh hưởng đến các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.
- Chế độ thủy văn:
Thành phố Thái Bình nằm ở phía Nam của Đồng bằng sông Hồng,
được bao bọc bởi nhiều con sông lớn như: sông Trà Lý và sông Kiên Giang
chảy qua thành phố Thái Bình. Ngoài ra còn có sông Bạch, sông 3/2, sông Bồ
Xuyên, sông Vĩnh Trà.
Theo số liệu của viện khoa học khí tượng thủy văn trung ương và Trung
tâm khí tượng thủy văn Thái Bình các đặc trưng thủy văn của 2 đoạn sông qua
Thái Bình như sau:
+ Sông Trà Lý nằm ở phía Đông, Đông Bắc của thành phố, là con sông
lớn nhất chảy qua thành phố Thái Bình với chiều dài đoạn qua thành phố là 6,7

km. Chiều rộng trung bình từ (150 ÷ 200)m. Lưu lượng dòng chảy trung bình
896 m3/s, nhỏ nhất 542 m3/s. Mực nước cao nhất (đỉnh lũ) +4.8m, mực nước
trung bình +2.8m, mực nước thấp nhất +0.48m. Sông Trà Lý hàng năm mang
lượng phù sa lớn và tưới tiêu cho rất nhiều đất nông nghiệp của thành phố và của
các huyện lân cận.
+ Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng
chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ


9

Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30km.
Chiều rộng trung bình từ (30 ÷ 70)m.
Các sông chảy qua Thành phố Thái Bình: Sông Bạch, sông 3/2, sông Bồ
Xuyên, sông Vĩnh Trà.….Chưa có khảo sát mực nước các sông này, qua tìm
hiểu thực tế được biết mực nước cao nhất của các sông này từ +(2,0 ÷ 2,6)m.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 27.923 tỷ đồng, tăng 13,2%
so với năm 2016; trong đó ngành công nghiệp, xây dựng đạt 20.119 tỷ đồng,
tăng 14,36%; thương mại, dịch vụ đạt 7.086 tỷ đồng, tăng 11,33%; nông
nghiệp, thuỷ sản đạt 718 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Công
nghiệp, xây dựng 68,61%, thương mại, dịch vụ 28,59%, nông nghiệp, thuỷ
sản 2,8%.
Bảng 1.1.Cơ cấu kinh tế của Thành phố Thái Bình [8]
Ngành

Năm 2016

Năm 2017


Giá trị sản xuất

24.658

27.923

1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

727

718

2

Công nghiệp và XDCB

17.172

20.119

3

Dịch vụ, thương mại

6.759

7.086


TT

Biểu 1.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thành phố Thái Bình[8]


10

b. Đặc điểm dân số và lao động:
- Dân số: Năm 2017 đô thị có qui mô dân số là 186.846 người với
khoảng 46.712 hộ dân, trong đó 60,20% dân số thành thị và 39.80% dân số
nông thôn, phân bố không đồng đều.
Bảng 1.2. Hiện trạng phân bố dân cư Thành phố Thái Bình [8]
TT

Tên phường, xã

Diện

Dân số

Mật độ dân số

tích

(người)

(ng/km2)

(Km2)


2015

2016

2015

2016

Tổng số

6.810

186.633 186.846

72,34

72,43

Nội thành

1.971

112.313 112.481

56,98

57,06

1


Phường Lê Hồng Phong

63.70

6.966

7.022

109,36

110,24

2

Phường Bồ Xuyên

83.50

13.691

13.704

163,96

164,12

3

Phường Đề Thám


53.00

7.206

7.216

135,96

136,15

4

Phường Kỳ Bá

169.30

17.362

17.379

102,55

102,65

5

Phường Quang Trung

110.00


14.006

14.018

127,33

127,44

6

Phường Phúc Khánh

119.00

5.545

5.558

46,60

46,71

7

Phường Tiền Phong

252.80

11.001


11.013

43,52

43,56

8

Phường Trần Hưng Đạo 172.50

8.025

8.032

46,52

46,56

9

Phường Trần Lãm

330.70

16.029

16.046

48,47


48,52

10

Phường Hoàng Diệu

613.70

12.482

12.493

20,24

20,26

4.839

74.320

74.365

15,36

15,37

Ngoại thành
11


Xã Đông Hòa

557.70

8.700

8.705

15,60

15,61

12

Xã Phú Xuân

594.70

9.815

9.820

16,50

16,51

13

Xã Vũ Phúc


627.60

8.300

8.306

13,22

13,23

14

Xã Vũ Chính

586.60

11.596

11.603

19,77

19,78

15

Xã Đông Mỹ

443.50


6.696

6.700

15,10

15,11

16

Xã Đông Thọ

245.40

4.450

4.454

18,13

18,15

17

Xã Vũ Đông

647.40

8.557


8.562

13,22

13,23


11

18

Xã Vũ Lạc

19

Xã Tân Bình

755.0

10.179

10.183

13,48

13,49

381.10

6.027


6.032

15,81

15,83

Biểu 1.2. Biểu đồ dân số các phường trên địa bàn Thành phố Thái Bình[8]

- Lao động: Tổng số lao động đang làm việc ở các ngành kinh tế toàn
thành phố là: 109.483 người. Trong đó tổng số lao động đang làm việc ở các
ngành kinh tế khu vực nội thành là: 77.733 người còn lại ngoại thành là 31.750.
Thành phố Thái Bình có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tính đến tháng 6
năm 2016 là 54.434 người (chiếm 56,4%). Số lao động phi nông nghiệp toàn
thành phố là 89.447 người (chiếm 81,70% toàn lao động thành phố).
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
a. Hiện trạng về giao thông:
Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh
Thái Bình có vị trí rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và là đầu
mối giao lưu với các tỉnh như: Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương...
- Mạng lưới đường giao thông của thành phố đã được xây dựng khá
hoàn chỉnh tại khu vực nội thành cũ đang được đẩy mạnh xây dựng tại các
khu vực mở rộng. Tổng độ dài các tuyến đường nội thành là 195,496 km.


12

- Mạng đường đô thị có cấu trúc ô bàn cờ với các tuyến chính có mặt
cắt từ 25 - 46m, các tuyến khu vực có mặt cắt từ 11,5 - 25m. Một số mặt cắt
điển hình như sau:

Sơ đồ 1.1. Giao thông TP Thái Bình[24]

+ Đường Quốc lộ 10 qua trung tâm Thành phố

: 25m

+ Đường Lê Lợi

: 28m

+ Đường Lý Bôn, Lý Thường Kiệt

: 24m

+ Đường Trần Hưng Đạo

: 20,5m

+ Đường Trần Thủ Độ, Trần Phú

: 24m

+ Đường Trần Thái Tông (đoạn giáp KCN)

: 33m

+ Các đường khu vực

: 13m



13

- Khu vực ngoại thành: Hệ thống đường liên xã, liên thôn có tổng chiều
dài khoảng 22km, mặt cắt khoảng 5,5 - 7,5m chủ yếu có kết cấu bê tông và
cấp phối.

Hình 1.2.Hình ảnh tuyến phố Trần Nhân

Hình 1.2.Hình ảnh tuyến phố Lê Lợi

Tông

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hiện trạng giao thông[24]


14

b. Hiện trạng về sông hồ và hệ thống thủy lợi:
* Hiện trạng sông hồ:
- Sông Trà Lý : Là một nhánh của sông Hồng, đi qua giữa thành phố,
bắt nguồn từ xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư) và đổ ra biển tại cửa Trà Lý. Đoạn
chạy qua thành phố dài 11 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m, mức nước
báo động cấp III là +3,30m, cấp II là +2,8m và cấp I là +2,20m, lưu lượng
dòng chảy trung bình 896m3/s. Sông Trà Lý là nguồn cung cấp nước chính
cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố.
- Sông Vĩnh Trà: Chảy từ Đông sang Tây, đoạn qua trung tâm Thành
phố dài khoảng trên 3,3 km, rộng 15 ÷ 30 m.
- Sông Kiến Giang: Bắt đầu từ sông Vĩnh Trà từ cầu Phúc Khánh chảy
qua xã Vũ Phúc, Vũ Chính và xuôi về phía Nam, có chiều dài chảy qua địa phận

thành phố khoảng 6,5 km , chiều rộng 20 ÷ 40 m. Sông Kiến Giang là nguồn cấp
chính cho sản xuất nông nghiệp khu vực phía nam Thành phố Thái Bình.
- Sông Bạch: Chảy từ phía Bắc thành phố Thái Bình qua xã Phú Xuân,
đổ vào sông Kiến Giang tại cầu Phúc Khánh. Sông Bạch có chiều dài 7,5 km,
rộng 20 m.
- Sông 3/2: Nằm ở phía Nam Thành phố Thái Bình, dài 4,8 km, chiều
rộng trung bình 15 m, bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy qua phường Kỳ Bá,
Trần Lãm, Quang Trung và đổ ra sông Kiến Giang.
- Sông Bồ Xuyên: Chảy qua địa bàn các phường: Bồ Xuyên, Lê Hồng
Phong, Đề Thám và Trần Hưng Đạo rồi qua khu công nghiệp ra chảy ra sông Bạch.
- Sông Đoan Túc: Đi qua địa phận phường Tiền Phong, thành phố Thái
Bình và xã Phú Xuân rồi chảy ra sông Bạch.
- Sông Bari: Chảy từ Tân Đệ - Vũ Thư dọc theo Quốc lộ 10 đến
phường Phúc Khánh thành phố Thái Bình. Sông Bari cung cấp nước tưới tiêu


15

và tiếp nhận nước thải sinh hoạt của xã Song An, thị trấn Vũ Thư, Phường
Phúc Khánh và khu CN Phúc Khánh.
Bảng 1.3. Số liệu mực nước trên sông Trà Lý[8]
TT

Mực nước (cm/năm)

Trạm Quyết Chiến
(Sông Trà Lý cm)

1


Mực nước cao nhất

229 (1996)

2

Mực nước thấp nhất

- 37 (2016)

* Hiện trạng về thủy lợi:
- Khu vực quy hoạch có nhiều sông lớn và mạng lưới dày đặc tạo nên
nguồn tưới phong phú cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra,đây
cũng là trục tiêu thoát nước chính của thành phố vào mùa mưa, nhất là sông
Trà Lý.
- Hiện trạng tưới: Kênh mương trong khu vực quy hoạch khá nhiều,
thường xuyên được cải tạo, mặt cắt từ 2- 15m, khả năng tưới tiêu tốt.
- Kênh mương, sông nội đồng là yếu tố chủ chốt trong khâu điều tiết
nước, nhiều nơi công trình đầu mối.
- Các công trình thủy lợi: Trong khu vực hiện có 7 trạm bơm phục vụ
tưới tiêu nước. Các trạm bơm đang được sử dụng đáp ứng nhu cầu tưới tiêu
trên địa bàn thành phố gồm có:
+ Trạm bơm Nhân Thanh công suất

: 5.000m3/h;

+ Trạm bơm Hiệp Trung công suất

: 10.000m3/h;


+ Trạm bơm Bồ Xuyên công suất

: 5.000m3/h;

+ Trạm bơm Xóm Đền công suất

: 5.000m3/h;

+ Trạm bơm Sa Lung công suất

: 16.700m3/h;

+ Trạm bơm Vũ Đông 1 công suất

: 2.400m3/h;

+ Trạm bơm Đông- Tây- Sơn công suất

: 21.200m3/h.

c. Hiện trạng san nền và thoát nước mưa:


×