Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố thái bình theo hướng xã hội hóa (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM THỊ BÍCH PHƯỢNG
KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THỊ HƯỜNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giải xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các
khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của nhà trường đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Trần Thị Hường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học
có giá trị để luận văn này được hoàn thành.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ các cơ quan: SXD TP. Thái Bình,
Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập các tài liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè
và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác
giả hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Bích Phượng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Bích Phượng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------- 1
Mục đích nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------- 2
Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------- 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -------------------------------------- 3
Các khái niệm (thuật ngữ) ------------------------------------------------------ 3
Cấu trúc luận văn ------------------------------------------------------------------ 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ----------------------- 6
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình ----------------------------- 6

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ------------------------------------- 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội --------------------------------------------- 9
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội -------------------------------------------- 12
1.1.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ------------------------------------------ 14
1.2. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất CTRSH TP. Thái
Bình ------------------------------------------------------------------------------ 20
1.2.1. Thực trạng khối lượng phát sinh, thành phần, đặc tính CTRSH 20
1.2.2. Thực trạng công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ------------ 22


1.2.3. Thực trạng công tác thu gom và vận chuyển CTRSH ------------ 23
1.2.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt (chôn lấp, xử lý theo công
nghệ lò đốt). ------------------------------------------------------------------- 26
1.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Thái
Bình ------------------------------------------------------------------------------ 30
1.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý và bộ máy tổ chức quản lý trong công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Thái Bình -------------------- 30
1.3.2. Cơ chế chính sách và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất
thải rắn sinh hoạt. ------------------------------------------------------------- 33
1.3.3. Tình hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Thái Bình. ----------------------------------------------- 35
1.3.4. Nhận xét, đánh giá ---------------------------------------------------- 36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TP THÁI BÌNH THEO HƯỚNG XÃ HỘI
HÓA -------------------------------------------------------------------------------- 39
2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa ---- 39
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần và tính chất của CTRSH
---------------------------------------------------------------------------------- 39
2.1.2. Quá trình chuyển hóa của CTR sinh hoạt ------------------------- 43
2.1.3. Mức độ ảnh hưởng của CTR đối với sức khỏe, môi trường và mỹ

quan đô thị -------------------------------------------------------------------- 44
2.1.4. Các yêu cầu, nguyên tắc trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt -- 46
2.1.5. Các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý CTRSH -------------------- 46
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý CTRSH theo hướng xã hội hóa --- 48
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý chất thải rắn sinh
hoạt do Trung ương ban hành ----------------------------------------------- 48
2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý chất thải rắn sinh hoạt do địa
phương ban hành ------------------------------------------------------------- 50
2.2.3. Định hướng chiến lược và Quy hoạch liên quan tới CTR ------- 50
2.3. Xã hội hóa trong công tác quản lý CTRSH đô thị ---------------- 54
2.3.1. Sự cần thiết xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị --- 54


2.3.2. Đặc tính cơ bản của quản lý CTRSH với sự tham gia của cộng đồng
---------------------------------------------------------------------------------- 54
2.3.3. Nguyên tắc quản lý CTR sinh hoạt theo hướng xã hội hóa ------ 56
2.4. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
tại thế giới và Việt Nam.------------------------------------------------------ 58
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
trên thế giới ------------------------------------------------------------------- 58
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
tại Việt Nam ------------------------------------------------------------------- 65
2.4.3. Bài học kinh nghiệm trong Công tác quản lý CTRSH TP. Thái Bình
theo hướng xã hội hóa ------------------------------------------------------- 70
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH THEO HƯỚNG
XHH -------------------------------------------------------------------------------- 71
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý CTR sinh hoạt thành phố Thái
Bình theo hướng xã hội hóa ------------------------------------------------- 71
3.1.1. Quan điểm-------------------------------------------------------------- 71

3.1.2. Nguyên tắc quản lý CTR sinh hoạt theo hướng xã hội hóa ------ 71
3.2. Đề xuất mô hình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn với sự tham gia của cộng đồng ------------------------------------- 73
3.2.1. Xây dựng quy trình huy động sự tham gia của cộng đồng trong
phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn ----------------------------------------- 73
3.2.2. Xây dựng mô hình thu gom CTR sinh hoạt cho Thành phố Thái
Bình theo hướng xã hội hóa ------------------------------------------------- 77
3.3. Đề xuất mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt --------------------- 78
3.4. Đề xuất bổ sung cơ chế chính sách, văn bản pháp lý và giải pháp
liên quan đến xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh hoạt ------------ 81
3.4.1. Đề xuất bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến xã hội hóa công
tác quản lý CTR sinh hoạt --------------------------------------------------- 81
3.4.2. Đề xuất ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến xã hội hóa
công tác quản lý CTR sinh hoạt -------------------------------------------- 85


3.4.3. Đề xuất giải pháp hỗ trợ công tác xã hội hóa quản lý CTR sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Thái Bình ------------------------------------------- 87
3.5. Đề xuất lộ trình thực hiện xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình ----------------------------------- 95
3.5.1. Các nguyên tắc xây dựng lộ trình thực hiện xã hội hóa công tác quản lý
CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình. ------------------------------- 95
3.5.2. Đề xuất lộ trình thực hiện xã hội hóa công tác quản lý CTR sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình tới năm 2025 tầm nhìn đến năm
2035 ---------------------------------------------------------------------------- 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ 98
KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------------ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KCN

Khu công nghiệp

KCL

Khu chôn lấp


XHH

Xã hội hóa

QL

Quản lý

TBXH

Thương binh xã hội

TTTM

Trung tâm thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu


Trang

Số liệu thuỷ văn tại trạm Quyết Chiến khu vực

9

bảng, biểu
Bảng 1.1

thành phố Thái Bình
Bảng 1.2

Bảng thống kê Dân số và Lao động thành phố

11

giai đoạn 2014-2016
Bảng 1.3

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

20

thành phố Thái Bình.
Bảng 1.4

Khối lượng và thành phần chất thải rắn trung

21


bình hàng ngày đưa về khu xử lý Chất thải rắn
thành phố Thái Bình.
Bảng 1.5

Bảng tổng hợp khối lượng thu gom chất thải rắn

24

sinh hoạt tại TP. Thái Bình năm 2016.
Bảng 2.1

Bảng dự báo khối lượng CTRSH tỉnh Thái Bình

53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng thành phố Thái Bình.

7


Hình 1.2

Quy hoạch chung Thành phố Thái Bình

7

Hình 1.3

Hình thức thu gom rác thải tại thành phố Thái Bình

25

Hình 1.4

Sơ đồ hình thức thu gom rác thải sinh hoạt.

25

Hình 1.5

Nhà chứa rác.

27

Hình 1.6

Khu vực phân loại rác sơ bộ.

27


Hình 1.7

Khu vực Lò đốt số 1

27

Hình 1.8

Khu vực thu gom nước thải từ nhà máy xử lý rác.

27

Hình 1.9

Sơ đồ Quy trình xử lý chất thải rắn tại khu xử lý

28

chất thải rắn thành phố thái bình, tỉnh Thái Bình
Hình 1.10

Sơ đồ công nghệ vận hành bãi chôn lấp.

29

Hình 1.11

Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MTV Môi trường

31


và Công trình đô thị Thái Bình.
Hình 1.12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xử lý rác

32

Hình 2.1

Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

39

Hình 2.2

Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng kiểu phân

47

khu vực quản lý
Hình 2.3

Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận

48

Hình 2.4

Mô hình PL, tái chế và xử lý rác thải ở Đài Loan.


59

Hình 2.5

Phân loại rác thải nhà bếp 1 cách kỹ càng.

60

Hình 2.6

Rác thải được PL cặn kẽ với nhân viên giám sát.

60


Hình 2.7

Nhựa được cắt nhỏ sau đó tái chế thành những

61

dụng cụ khác nhau.
Hình 2.8

Mô hình phân loại rác tại nguồn.

66

Hình 3.1


Mô hình quản lý CTRSH cho 9 xã trong thành phố.

88

Hình 3.2

Sơ đồ tổ chức quản lý đội VSMT tự quản.

89

Hình 3.3

Đề xuất mô hình xã hội hóa và sự tham gia của

90

chính quyền và cộng đồng dân cư.


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thái Bình là tỉnh nằm trong vùng kinh tế phía Nam Đồng bằng sông Hồng
và chịu ảnh hưởng tích cực từ các trung tâm, hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô
thị như Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định.
Thành phố Thái Bình được công nhận là Thành phố - đô thị loại II năm
2004. Sự hình thành của vùng Công nghiệp, làng nghề và quá trình đô thị hóa
phía Tây đô thị diễn ra nhanh đã thu hút hàng vạn lao động, đời sống nhân dân

được nâng cao, bộ mặt đô thị ngày càng được thay đổi rõ rệt. Bên cạnh những
thành tựu đạt được thì TP. Thái Bình cũng như tình trạng chung của cả nước
đang tạo ra một lượng lớn chất thải rắn và nhiều loại chất thải nguy hại khác,
tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi cảnh quan cũng như
gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại đô thị.
Thiếu quy hoạch và giải pháp xử lý môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Trong những năm qua các Sở, ngành thành phố Thái
Bình đã xây dựng các biện pháp quản lý chất thải rắn, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo
việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Tuy
nhiên, trong quá trình vận hành và sử dụng có những bất cập do phương tiện
thu gom, vận chuyển còn thiếu, thiết bị phục vụ cho phân loại rác tại nguồn còn
thiếu và yếu, các bãi tập kết chất thải xen kẽ trong khu dân cư vì vậy việc nghiên
cứu thay đổi các điểm tập kết, trung chuyển, việc tái chế chất thải rắn và xây
dựng các khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh cũng như nhu cầu về vốn phù hợp
là rất cần thiết.
Hiện nay, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thái Bình
đang đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn của thành phố.
Việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác trước đây Công ty đã


2

từng tái sử dụng, tuy nhiên do chí phí cho việc tái chế lớn mà nhu cầu người
tiêu dùng không cao nên việc tái chế đã ngưng hoạt động. Bên cạnh đó, do ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, việc phân loại chất
thải rắn tại nguồn mới áp dụng thí điểm nhỏ, chưa được áp dụng rộng rãi gây
khó khăn cho công tác thu gom cũng như quá trình xử lý chất thải rắn. Bởi vậy,
cần xã hội hóa, có những cơ chế chính sách khuyến khích nhiều thành phần
cùng tham gia công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
để phấn đấu đạt tới mục tiêu 100% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử

lý hợp vệ sinh.
Chính vì vậy, để từng bước hoàn thiện công tác quản lý môi trường đô thị,
tiến tới kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường, góp phần giúp cho đô thị xanh,
sạch đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với mục tiêu của Tỉnh đề
ra tác giả lựa chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp là “Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt thành phố Thái Bình theo hướng xã hội hóa”.
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng
xã hội hóa trên địa bàn thành phố Thái Bình.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và
Việt Nam trong việc quản lý CTRSH. Từ đó, đề xuất giải pháp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt theo hướng XHH tại TP. Thái Bình đạt được hiệu quả.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: QL CTRSH thành phố Thái Bình theo hướng XHH
(phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt).
- Phạm vi nghiên cứu:


3

+ Phạm vi không gian nghiên cứu: toàn bộ ranh giới hành chính của thành
phố gồm 10 phường, 9 xã. Năm 2016, diện tích khoảng 6.809,85 ha; dân số
khoảng 355.040 người.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu theo quy hoạch: Đến năm 2035
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: xây dựng cơ sở khoa học để quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái sử dụng tại thành phố Thái Bình
theo hướng xã hội hóa sao cho phù hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt thành phố thái bình theo hướng xã hội hóa góp phần làm:
+ Hoàn thiện công tác quản lý môi trường, tiến tới kiểm soát chặt chẽ môi
trường tại địa phương cũng như làm cơ sở nhân rộng ra các đô thị trên cả nước
để học tập cũng như trao đổi kinh nghiệm.
+ Bổ sung các cơ chế chính sách, thu hút các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư vào các dự án QL CTRSH trên địa bành thành phố Thái Bình.
Các khái niệm (thuật ngữ) [3], [13], [15]
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.


4

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt: (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn
lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.
- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
- Các khái niệm về công tác thực hiện trong quá trình quản lý CTRSH:
+ Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm

thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận;
+ Vận chuyển CTR: là quá trình vận chuyển CTR từ nơi phát sinh, thu gom,
lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp CTR;
+ Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR;
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTRSH: có nghĩa là
các thành viên trong cộng đồng địa phương tham gia vào công tác tổ chức và


5

vận hành các hệ thống quản lý chất thải. Sự tham gia của cộng đồng được huy
động ngay từ khâu thu gom và quá trình phân loại CTR tại nguồn.
- Xã hội hóa công tác quản lý CTRSH là sự tham gia của các thành phần
kinh tế, các tổ chức quần chúng, các hiệp hội nghề nghiệp… vào các hoạt động
quản lý CTRSH như phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố
Thái Bình.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thành phố Thái Bình theo hướng xã hội hóa.
Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Thái
Bình theo hướng xã hội hóa.



6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Bình
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên [19]
a. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Bình nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, vùng
Duyên hải Bắc Bộ, có nhiều lợi thế trong mối quan hệ ngoại vùng: Mối quan
hệ kinh tế - xã hội với 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định,
Hưng Yên với cự ly khoảng 30 - 60km và kinh tế vùng thủ đô Hà Nội, vùng
tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng kinh tế Bắc Trung
Bộ trong sự phân công hợp tác cùng phát triển; Ảnh hưởng tích cực bởi các
hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng của vùng như QL10, QL39 là
các tuyến giao thông huyết mạch Quốc gia và vùng Nam ĐBSH, tạo điều kiện
thuận lợi cho thành phố giao lưu và giao thương với các khu vực trọng điểm
phát triển trong vùng và cả nước.
Thành phố Thái Bình nằm phía Tây Nam tỉnh Thái Bình, phạm vi lãnh thổ
từ 106022 - 106047 kinh độ Đông và từ 20024 - 20030 vĩ độ Bắc; nằm 2 bên
sông Trà Lý; cách thủ đô Hà Nội 110km về phía Tây Bắc theo QL10, QL1 và
118km theo đường thuỷ sông Hồng; cách thành phố Nam Định 20km về phía
Tây; cách thành phố Hải Phòng 70km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 10; cách
Thành phố Hưng Yên 40km về phía Tây Bắc theo QL39. Có mối liên hệ nội
vùng và liên vùng thuận lợi, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển Thành
phố được thể hiện tại hình 1.1


7


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng thành phố Thái Bình [19].

Năm 2011, UBND Tỉnh Thái
Bình đã phê duyệt Điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng thành phố
Thái Bình đến năm 2030 theo văn
bản số 593/BXD-KTQH ngày
25/04/2011 của Bộ Xây dựng về
việc thỏa thuận điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố Thái Bình
đến năm 2030 được thể hiện tại
hình 1.2. Với tổng diện tích nghiên Hình 1.2. Quy hoạch chung Thành phố Thái Bình [19].
cứu trực tiếp là 6.771,4 ha.
b. Điều kiện tự nhiên
❖ Địa hình, địa mạo [19]
- Địa hình: thành phố Thái Bình thuộc châu thổ Đồng bằng sông Hồng, có
cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%, cao độ nền phổ
biến từ 1-2m so với mặt biển. Địa hình có hướng cao dần từ Bắc xuống Nam,
từ Đông sang Tây và được phân thành bốn khu vực bởi sông Trà Lý. Khu vực


8

phía Bắc sông Trà Lý; khu vực phía Nam sông Trà Lý; khu vực phía Tây; khu
vực phía Đông sông Trà Lý.
- Địa mạo có cấu trúc bở rời được tạo bởi phù sa sông Hồng và phù sa biển
nên khá bền vững, ít có sự rửa trôi bào mòn.
❖ Khí hậu [19]
Thái Bình có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa hè (từ cuối tháng 4 đến

giữa tháng 10) đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều, thường có bão lũ; mùa đông
(từ giữa tháng 10 đến tháng 3 năm sau), chủ yếu là gió lạnh khô hanh. Nhiệt độ
trung bình trong năm là 230-240C, nhiệt độ thấp nhất ở mức 40C và cao nhất tới
380 - 390C. Số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Lượng mưa trung bình
năm từ 1.500mm - 1.900mm, cao nhất 2.528mm và thấp nhất là 1.173mm. Độ
ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ 85 - 90%.
❖ Thuỷ văn [19]
Thành phố Thái Bình nằm ở hạ lưu sông Hồng, mật độ sông khá lớn, bao gồm:
- Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng, đoạn qua Thành phố có chiều
dài 11km, bề rộng trung bình là 50 - 200m.
- Sông Vĩnh Trà đoạn qua Thành phố dài 4 km, rộng 15 - 30m. Sông Kiến
Giang bắt nguồn từ sông Vĩnh Trà tại cầu Phúc Khánh có chiều dài 6,5km, rộng
20 - 40m. Sông Bạch chiều dài 7,5km, rộng 20m. Sông Bồ Xuyên dài 5km, rộng
10-20m. Sông 3/2 nằm ở phía Nam Thành phố, dài 4,8km, rộng trung bình 15m.
- Ngoài hệ thống sông ngòi, Thành phố còn có nhiều ao hồ. Mực nước thu
được được thể hiện tại Bảng 1.1


9

Bảng 1.1. Số liệu thuỷ văn tại trạm Quyết Chiến khu vực TP. Thái Bình [19].
Mực nước

STT

Trạm Quyết Chiến
(Sông Trà Lý mm)

1


Mực nước trung bình năm cao nhất (cm/năm)

165 (1996)

2

Mực nước trung bình năm thấp nhất (cm/năm)

93 (2006)

3

Mực nước Max cao nhất (cm/năm)

527 (1996)

4

Mực nước Min thấp nhất (cm/năm)

- 49 (2005,2007)

❖ Địa chất, địa chấn [19]
- Địa chất: Thành phố Thái Bình thuộc Đồng bằng Châu thổ sông Hồng có
kiến tạo địa chất nằm trên đới sụt lún thuộc trũng sông Hồng. Nhìn chung địa
chất Thành phố thuộc loại trung bình, cường độ Ro= 0,5 - 1,2KG/cm2 (tùy
thuộc vào độ sâu), không có hiện tượng sụt lở, khe vực, hang động.
- Địa chất thủy văn: Thành phố nằm trong trầm tích bở rời hệ thứ tư có nguồn
nước biển hỗn hợp, nên khả năng tàng trữ nước ngầm tốt, đặc biệt là tầng chứa
nước cát, cuội, sỏi ở độ sâu 90 - 120m, nước áp lực nên mực nước ngầm cách

mặt đất 0,5 - 10m rất thuận lợi cho quá trình khai thác. Tuy nhiên nước ngầm ở
khu vực thành phố Thái Bình chứa nhiều sắt, cần được xử lý và làm sạch trước
khi đưa vào sử dụng.
- Địa chấn: theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu khu vực thành phố Thái
Bình nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [21]
a. Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2016 là 24.841,8 tỷ đồng, trong đó:
Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 71,39%; ngành thương mại dịch vụ
chiếm 25,64%; ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm 2,97%.


10

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố
Thái Bình lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, Kinh tế Thành phố duy
trì tốc độ khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 20142016 đạt 11,22%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt khoảng 67
triệu đồng/năm, bằng 1,1 lần năm 2015.
❖ Thương mại - Dịch vụ:
Trên địa bàn thành phố hiện có gần 10 Trung tâm thương mại, siêu thị đang
hoạt động, hướng đến xây dựng môi trường thương mại văn minh, hiện đại.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2016 ước đạt
6.370 tỷ đồng, tăng 9,69% so với cùng kỳ.
Ngoài ra Thành phố có một số cơ sở kinh doanh lớn đi vào hoạt động (Trung
tâm thương mại Vincom Plaza, siêu thị điện máy Trần Anh...) tạo thêm động
lực mới thúc đẩy sản xuất.


Công nghiệp - Xây dựng:


Năm 2016, thành phố Thái Bình đã tập trung khai thác tốt tiềm năng, thế
mạnh của từng ngành, từng địa phương, tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất
trên địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 17.333,5
tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt khá, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 6,9%,
kinh tế khu vực ngoài Nhà nước tăng 13,6%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
tăng 15,9% so với cùng kỳ. Phối hợp với ngành tỉnh kiểm tra việc chấp hành
pháp luật đầu tư 14 dự án đầu tư ngoài Khu công nghiệp.
Nông nghiệp, thủy sản:
Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Theo Báo cáo Tình


11

hình kinh tế - xã hội năm 2016, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản
năm 2016 đạt trên 700 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng đạt 5.619,15 ha.
Lĩnh vực phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố phát triển ổn định
(tổng đàn trâu, bò có 1.052 con, đàn lợn có 32.536 con); tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản đạt 378 ha.
b. Dân số, dân cư và lao động
Lao động toàn đô thị đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là
102.764 người. Lao động phi nông nghiệp là 78.535 người. Tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp toàn đô thị là 76,42%; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội
thành đạt 93,55 %. Dân số và lao động của TP. Thái Bình biến động qua các
năm được thể hiện tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Bảng thống kê Dân số và Lao động thành phố giai đoạn 2014-2016 [21]
TT

Chỉ tiêu


Năm

Đơn vị
2014

2015

2016

Dân số toàn đô thị

Người

185.709

186.633

186.844

1.1

Dân số khu vực nội thành

Người

108.360

115.946

116.145


1.2

Dân số khu vực ngoại thành

Người

77.349

70.687

70.699

Người

133.710

134.375

134.527

1

Số người có khả năng lao động
2

(gồm trong độ tuổi LĐ và ngoài độ
tuổi LĐ nhưng vẫn có khả năng LĐ)

2.1


Khu vực nội thành

Người

79.557

79.953

80.043

2.2

Khu vực ngoại thành

Người

54.153

54.422

54.484

Người

102.140

102.648

102.764


Khu vực nội thành

Người

62.305

62.615

62.686

`

Khu vực ngoại thành

Người

39.835

40.033

40.078

4

LĐ phi nông nghiệp toàn đô thị

Người

78.025


78.412

78.535

3
3.1

Lao động làm việc trong các ngành
kinh tế toàn đô thị


12

4.1
4.2
5
5.1

5.2

Lao động PNN khu vực nội thành
Lao động phi nông nghiệp khu vực
ngoại thành
Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp toàn ĐT
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thành
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực ngoại thành


Người

58.451

58.553

58.644

Người

19.574

19.859

19.891

%

76,39

76,39

76,42

%

93,81

93,51


93,55

%

49,14

49,61

49,63

- Thu nhập và mức sống
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ nghèo,
hộ cận nghèo đời sống của nhân dân trong thị xã được nâng lên rõ rệt, công tác
xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo hiện đến nay còn
2,62%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 67 triệu VNĐ/người, bằng 1,82 lần
so với thu nhập bình quân cả nước là 36,72 triệu VNĐ/người (năm 2016).
1.1.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội [21]
a) Nhà ở.
Tổng số nhà ở toàn TP: 60.150 căn, trong đó: KV nội thành có 34.168 căn
nhà, chiếm tỉ lệ 56,8%; KV ngoại thành có 25.982 căn nhà, chiếm tỷ lệ 43,19%.
Tổng diện tích sàn nhà ở toàn TP: 7.154.685m², trong đó: KV nội thành
chiếm 74,5% (5.335.290m²); khu vực ngoại thành chiếm 25,5% (1.819.395m²).
Diện tích sàn nhà ở bình quân theo hộ như sau: Khu vực nội thành là
156,15m²/hộ; Khu vực ngoại thành là 70.03m²/hộ.
Diện tích sàn nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 20,15 m²/người.
- Đối với khu vực ngoại thành, nhà ở chủ yếu là thấp tầng, kiên cố, phân
bố mật độ thấp theo mô hình làng xóm.


13


- Những năm qua, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới được triển
khai thực hiện trên địa bàn như: Dự án Khu đô thị mới Trần Hưng Đạo; Khu
đô thị mới Kỳ Bá; Khu nhà ở xã hội P. Lê Hồng Phong; Khu nhà ở xã hội tại
Khu phố 4 - Khu đô thị Trần Hưng Đạo; Khu nhà ở xã hội P. Quang Trung…
b) Giáo dục đào tạo
Thành phố Thái Bình đã hoàn thiện tiêu chí 100% các trường đạt chuẩn
Quốc gia. Năm 2016, 100% các trường học, cơ sở đào tạo đều trong tình trạng
sử dụng tốt.
- Về hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo: 02 trường đại học (Đại học Y Thái
Bình, Đại học Thái Bình); 03 trường Cao đẳng; 08 trường Trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề; 07 trường Trung học phổ thông. Tổng số học sinh và sinh
viên là 45.416 người.
- Về hệ thống mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Mầm non có 26 trường,
311 lớp với 11.408 cháu. Tiểu học có 18 trường, 372 phòng học, 369 lớp, tổng
số 16.127 học sinh. Trung học cơ sở có 19 trường, 325 phòng học, 27 1ớp,
10.172 học sinh.
c) Y tế
Hệ thống cơ sở y tế trên địa bàn thành phố như BV Đại học Y Thái Bình;
BV Đa khoa Tỉnh; Bệnh viện Phụ sản; BV Nhi; BV Tâm thần; Bệnh viện Mắt;
Bệnh viện Lao & phổi; Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng; Bệnh viện
Đông y và các trung tâm y tế, với tổng số giường bệnh là 1.505 giường.
Cùng với mạng lưới y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến phường, xã, trên
địa bàn thành phố còn có các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập như: Bệnh
viện Đa khoa Lâm Hoa quy mô 50 giường; Bệnh viện Đa khoa Hoàng An quy
mô 45 giường; Bệnh viện Phụ sản An Đức quy mô 90 ha.
d) Văn hóa, thể dục thể thao



×