Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn vân đình, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.36 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN NAM HẢI

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH, HUYỆN ỨNG HÒA, TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN NAM HẢI
KHÓA 2017-2019

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH, HUYỆN ỨNG HÒA, TP. HÀ NỘI
Chuyên ngành: quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHƯỢNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. VŨ ANH

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, các
khoa, phòng, ban liên quan cùng tập thể cán bộ, giảng viên của trường đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Trọng Phượng, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cung cấp nhiều thông tin khoa
học cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Nam Hải


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Hà Nội, tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Nam Hải


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ ngữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn đề tài

1

Mục đích nghiên cứu

2


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

Phương pháp nghiên cứu

2

Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài

2

Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài

3

Cấu trúc luận văn

4

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

6

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

6

RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH- HUYỆN ỨNG
HÒA- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 Giới thiệu chung về thị trấn Vân Đình- huyện Ứng Hòa-

6

Thành phố Hà Nội
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

7


1.1.2 Dân số và lao động

9

1.1.3 Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội

10

1.1.4 Hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

12

1.2 Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải

15

rắn sinh hoạt tại thị trấn Vân Đình- huyện Ứng Hòa- Thành
phố Hà Nội
1.2.1 Hiện trạng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và


15

thành phần các loại chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2 Hiện trạng phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh

18

hoạt
1.2.3 Hiện trạng về xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn sinh

21

hoạt
1.2.4 Những hạn chế về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý

22

chất thải rắn sinh hoạt
1.3 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý tại thị trấn Vân Đình và

23

huyện Ứng Hòa- Thành phố Hà Nội
1.3.1 Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý

23

1.3.2 Thực trạng công tác xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng

26


trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.4 Đánh giá chung

27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN

30

CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN
ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1 Cơ sở lý luận

30

2.1.1 Nguồn phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất của chất thải

30

rắn sinh hoạt
2.1.2 Những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi

35

trường, sức khỏe cộng đồng, kinh tế xã hội
2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản quản lý chất thải rắn sinh hoạt


38

2.1.4 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

39

2.1.5 Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng về quản lý chất thải

42

rắn sinh hoạt
2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

42

2.2.1 Hệ thống văn bản do nhà nước ban hành

42

2.2.2 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm

44

2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các Quy hoạch
2.2.3 Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

47

và tầm nhìn đến năm 2050
2.3 Cơ sở thực tiễn


54

2.3.1 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn của các nước trên thế giới

54

2.3.2 Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

55

2.3.3 Kinh ngiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng cho

61

thị trấn Vân Đình- huyện Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN VÂN ĐÌNHHUYỆN ỨNG HÒA- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

62


3.1 Quan điểm và các nguyên tắc quản lý chất thải rắn sinh hoạt

62

tại thị trấn Vân Đình- huyện Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội
3.1.1 Quan điểm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vân

62


Đình- huyện Ứng Hòa- Thành phố Hà Nội
3.1.2 Các nguyên tắc về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn

64

Vân Đình- huyện Ứng Hòa- Thành phố Hà Nội
3.2 Đề xuất mô hình nhằm nâng cao năng lực quản lý chất thải

65

rắn sinh hoạt tại thị trấn Vân Đình- huyện Ứng Hòa – Thành
phố Hà Nội
3.2.1 Các tiêu chí lựa chọn mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt

65

3.2.2 Đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

67

3.2.3 Mô hình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

70

3.2.4 Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

73

3.3 Đề xuất mô hình xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng về


77

quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vân Đình- huyện
Ứng Hòa – Thành phố Hà Nội
3.3.1 Đề xuất mô hình xã hội hóa trong quản lý chất thải rắn sinh

77

hoạt
3.3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh

81

hoạt
3.4 Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách quản lý
chất thải rắn sinh hoạt

82


3.4.1 Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cấp thị trấn Vân Đình

82

và huyện Ứng Hòa
3.4.2 Các quy định và pháp chế về vệ sinh môi trường

84


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

86

Kết luận

86

Kiến nghị

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH


Chất thải rắn nguy hại

CTRYT

Chất thải rắn Y tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XHH

Xã hội hóa



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ
Số hiệu
Hình 1.1

Tên hình
Bản đồ vị trí thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP

Trang
7

Hà Nội
Hình 1.2

Bản đồ địa hình, thủy văn thị trấn Vân Đình, huyện

8

Ứng Hòa, TP Hà Nội
Hình 1.3

Cơ cấu các ngành kinh tế thị trấn Vân Đình

10

Hình 1.4

Đặc sản vịt cỏ Vân Đình


11

Hình 2.1

Mô hình thùng xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình

57

Hình 2.2

Mô hình nắp hố rác di động

58

Hình 3.1

Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt

67

Hình 3.2

Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn

70

Hình 3.3

Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH cho các khu phố


72

Hình 3.4

Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH cho các

73

điểm dân cư nông thôn và các xã lân cận
Hình 3.5

Sơ đồ cấu tạo đống phân ủ nổi

76

Hình 3.6

Sơ đồ cấu tạo bể chứa và ủ phân nổi

77


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1


Bảng thống kê dân số các thôn phố

9

Bảng 1.2

Các cơ sở sản xuất kinh doanh phi công nghiệp

11

Bảng 1.3

Các hoạt động, địa điểm và cơ sở điển hình liên

16

quan đến nguồn phát sinh chất thải rắn
Bảng 1.4

Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Vân

17

Đình
Bảng 1.5

Công nhân và hình thức thu gom sơ cấp trên địa

20


bàn thị trấn Vân Đình
Bảng 1.6

Các điểm tập kết rác thải thị trấn Vân Đình

20

Bảng 2.1

Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn

30

Bảng 2.2

Tổng hợp thành phần CTRSH

32

Bảng 2.3

Tổng hợp thành phần hóa học CTRSH

34

Bảng 2.4

Tóm tắt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR


46

đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
Bảng 2.5

Tiêu chuẩn, tỷ lệ thu gom CTRSH

52

Bảng 2.6

Tỷ lệ thu hồi tái chế theo khối lượng thu gom

53

Bảng 2.7

Tỷ lệ các công nghệ xử lý theo từng giai đoạn

53


1

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Xưa kia nước ta nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, lượng rác
thải ra rất ít và ít có ai quan tâm đến vấn đề môi trường. Thế nhưng ngày nay
dân số tăng lên rất nhanh, kinh tế xã hội rất phát triển đồng thời các đô thị
mọc lên và mở rộng một cách nhanh chóng. Đi đôi với sự phát triển của đô thị

thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề thời sự đang được quan
tâm nhiều nhất. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp.
Chính vì tốc độ phát triển KT-XH của huyện Ứng Hòa ngày càng được
phát triển nhanh, nhu cầu tiêu dùng càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất
thải phát sinh ngày càng một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với
số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với
khối lượng lớn khi vào mùa vụ thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc
điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh.
Riêng thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa đang trong xu thế phát triển
kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề
bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn
đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về bãi chôn lấp. Tuy
nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp không có nhiều cho nên việc đổ rác
vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm
tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn sinh hoạt khác . Đây chính là nguyên
nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn
lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng
chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost.
Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu
được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn,


2

mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường.
Chính vì vậy, đề tài “ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Vân Đình,
huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn.

 Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, kết hợp với những kinh
nghiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước trên thế giới và ở
Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Vân Đình,
huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội với diện tích 539,3ha và quy mô dân số là
13.548 người [31]
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu;
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa;
- Phương pháp sơ đồ hóa.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Nhằm bổ sung, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận
về quản lý chất thải rắn.


3


- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội (bao dồm giải
pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý nhà nước) nhằm:
+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn
+ Nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý


Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài

- Chất thải: tại khoản 12, điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường số 55
được Quốc hội thứ 13 ban hành năm 2014, quy đinh chất thải là vật chất được
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Chất thải rắn (CTR): Là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản
xuất và hoạt dộng sống và duy trì sự tồn tại của cộng dồng như sản xuất công
nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại
các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn...
- Chất thải rắn đô thị: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được đinh nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu
vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó.
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là các loại chất rắn bị loại ra trong
quá trình sống, sinh hoạt của con người. CTRSH phát sinh trong các hoạt
động hằng ngày của con người. CTRSH phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc trong
các thành phố, khu dân cư, các hộ gia đình, khu thương mại, chợ, các trung
tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, các cơ quan, công sở bệnh viện...
- Quản lý chất thải rắn: Quản lý CTR là các hoạt động kiểm soát chất
thải trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý,
tiêu hủy, thải bỏ chất thải. Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động
quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân
loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm



4

ngăn ngừa, giảm thiểu những tác hại đối với môi trường và sức khỏe con
người.
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc
bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
CTRSH là một trong những loại chất thải rắn. Do vậy, quản lý CTRSH
cũng bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý chất thải rắn đã nêu trên.
Mục đích của quản lý CTRSH là giảm thiểu CTRSH, tận dụng tối đã
vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa các
thành phần còn có lợi trong CTRSH (hữu cơ, vô cơ có thể tái chế) nhằm bảo
vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường.
 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, nội
dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Vân Đình, huyện
Ứng Hòa, Hà Nội.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về quản lý chất thải

rắn sinh hoạt thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.


5

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
thải rắn sinh hoạt thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.


6

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.1 Giới thiệu chung về thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Thành phố
Hà Nội [31]
Vân Đình là một thị trấn, huyện lỵ của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội với diện tích tự nhiên 539,31 ha và 13.548 nhân khẩu. Thị trấn hiện nay
được thành lập năm 2003 trên cơ sở sáp nhập thị trấn Vân Đình (cũ), xã Tân
Phương, các thôn Hoàng Xá, Đình Tràng thuộc xã Liên Bạt và một phần thôn
Hậu Xá thuộc xã Phương Tú...
Thị trấn Vân Đình ngày nay là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Về mặt địa
danh, tên gọi “Kẻ Đình” và tên chữ “Vân Đình” đã khẳng định đây là địa
danh cổ. Theo các sách văn hóa, các thần phả, vào thời nhà Đinh, vùng đất
“Kẻ Đình” đã là tụ điểm dân cư đông đúc. Vì mang nhiều dấu ấn của Đinh
Tiên Hoàng Đế trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, nên lúc đầu “Kẻ Đình” có tên
là “Kẻ Đinh”.
Vân Đình còn là vùng đất văn hóa với nhiều truyền thống tốt đẹp được hình
thành trong quá trình phát triển. Là tụ điểm dân cư đông đúc vào thời nhà
Đinh, nhân dân Vân Đình đã ủng hộ nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh xóa bỏ tình

trạng cát cứ của 12 sứ quân. Góp phần dựng nên quốc gia Đại Cồ Việt vào thế
kỷ thứ X, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. Ở thôn Vân Đình có
đình Thượng, đình Nhì, đình Ba thờ ba anh em ruột người trang Vân Đình đã
mộ binh theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Quán Lục Sĩ ở Thanh Ấm
thờ thần Minh Phúc – một tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công với nước.
Vân Đình có truyền thống hiếu học lâu đời nơi có những danh nhân nổi tiếng
như Dương Khuê, Dương Lâm, Dương Thiệu Tước, Dương Thụ,... Trong
những năm gần đây thì dòng họ Trần tại Vân Đình có nhiều nổi bật về thi cử
và thành đạt hơn.


7

Ngày 23/11/1946, Đại hội Hồng Thập tự Việt Nam lần thứ nhất đã họp
tại Vân Đình, Ứng Hòa tỉnh Hà Đông (Hà Tây cũ), chính thức thành lập Hội
Hồng thập tự Việt Nam. Đây chính là tổ chức tiền thân của Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam một tổ chức với tôn chỉ công tác nhân đạo của nhân dân, vì hạnh
phúc của nhân dân. Đại hội đã mời Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh
dự và bầu bác sĩ Vũ Đình Tụng là Hội trưởng, tương đương các Chủ tịch sau
này.[31]
Vân Đình còn nổi tiếng với các đặc sản như vịt cỏ Vân Đình, thịt chó Vân
Đình, giò chả Vân Đình, bánh cuốn chả Vân Đình, gốm Vân Đình v.v...
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên [32]
a) Vị trí địa lý:
Thị trấn Vân Đình nằm tại khu vực đồng bằng phía Tây Nam của thành
phố Hà Nội, cách thị xã Hà Đông 28km, cách trung tâm thành phố Hà Nội
40km có phía đông giáp xã Phương Tú, phía Tây giáp xã Đồng Tiến, phía Bắc
giáp xã Liên Bạt, phía nam giáp xã Vạn Thái huyện Ứng Hòa và xã Phùng Xá
huyện Mỹ Đức.


Hình 1.1:Bản đồ vị trí thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội[32]


8

b) Các đơn vị hành chính:
Thị trấn Vân Đình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Ứng
Hòa phân bố trên năm khu phố là Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ,
Nguyễn Thượng Hiền, Trần Đăng Ninh và bốn thôn là Hoàng Xá, Thanh Ấm,
Vân Đình, Ngọ Xá.
c) Đặc điểm địa hình, thủy văn:
Thị trấn Vân Đình chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đáy và
kênh Vân Đình, kênh Tân Phương.
Về mùa lũ mực nước sông Đáy và kênh Vân Đình dâng cao tạo nên
một thủy hệ rất bất lợi cho khu vực về mùa lũ.
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, theo bản đồ đo đạc 1/5000
thì độ chênh cao từ hướng Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông:
+

Cao độ cao nhất: +9.0m

+

Cao độ thấp nhất: +2.3m

+

Cao độ trung bình: +(4.5-5.5)m

Hình 1.2: Bản đồ địa hình, thủy văn thị trấn Vân Đình, huyện Ứng

Hòa, TP Hà Nội[33]


9

d) Thời tiết, khí hậu
- Có đủ 4 mùa: Xuân, Hạ (Hè), Thu, Đông.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C, chênh lệch khá cao giữa các
mùa. Mùa hè lên tới 36-37 °C, mùa đông xuống tới 9-10 °C.
- Số giờ nắng trong năm: 1.400 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 70-85%
1.1.2 Dân số và lao động [33]
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của Vân Đình là 13.548 người,
tập trung đông ở năm khu phố Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ,
Nguyễn Thượng Hiền, Trần Đăng Ninh và tập trung ít trên bốn thôn là Hoàng
Xá, Thanh Ấm, Vân Đình, Ngọ Xá. Cơ cấu dân số theo giới tính, kể từ năm
2009 đến nay, tỷ lệ nam luôn thấp hơn tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam luôn ở mức từ 48 48,23% trên tổng số dân số. Một trong những nguyên nhân là nhiều nam
thanh niên đi học tập và lao động ở các tỉnh và huyện khác. Cơ cấu dân số
theo thành thị và nông thôn, tỷ trọng dân số thành thị tăng nhanh kể từ năm
2010 đến nay.
Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số các thôn phố [33]
STT

Thôn, phố

Tổng số hộ

Số nhân khẩu


1

Thôn Ngọ Xá

685

3342

2

Thôn Vân Đình

838

3718

3

Thôn Hoàng Xá

446

1752

4

Thôn Thanh Ấm

504


2154

5

Phố Trần Đăng Ninh

207

783

6

Phố Lê Lợi

294

1124


10

7

Phố Hoàng Văn Thụ

149

614

8


Phố Quang Trung

210

795

9

Phố Nguyễn Thượng Hiền

255

955

Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng dân số thì tình hình lao
động và việc làm của người dân trong thị trấn cũng gia tăng mạnh mẽ, nhất là
lao động trẻ, mới tốt nghiệp trung học. Lực lượng lao động này một phần
được đào tạo từ đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, một phần còn lại là
lao động thủ công.
1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
a) Về kinh tế: Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần
đây, thị trấn Vân Đình đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu
quả sản xuất nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và
phát triển nghề mới

Hình 1.3: Cơ cấu các ngành kinh tế thị trấn Vân Đình [17]


11


b) Về nông nghiệp: Vân Đình đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình
nông nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng
đất ở địa phương. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây
trồng, theo các mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa + cá + vịt).
c) Về phi nông nghiệp: toàn thị trấn có 826 cơ sở kinh doanh với nhiều
loại hình khác nhau, chủ yếu tập trung về mảng thương nghiệp và dịch vụ ăn
uống.[17]

Hình 1.4: Đặc sản vịt cỏ Vân Đình
Bảng 1.2: Các cơ sở sản xuất kinh doanh phi công nghiệp [17]
Công

Xây

nghiệp dựng

Thương Dịch

Dịch

Vận

CNTT

nghiệp

vụ

vụ ăn


tải



lưu

uống

kho

truyền khác

bãi

thông

33

10

trú
76

1

477

3


132

Dịch Tổng
vụ

94

số

826


12

d) Di tích và danh lam thắng cảnh: [31]
Làng Vân Đình có các di tích lịch sử đình Thượng, đình Nhì, đình Ba
thờ ba anh em ruột người trang Vân Đình đã mộ binh theo Đinh Bộ
Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Quán Lục Sĩ ở Thanh Ấm thờ thần Minh
Phúc Trương Ma Ni– một tướng của Đinh Bộ Lĩnh có công với nước.
Sự tích ghi: vào triều đại nhà Đinh (năm 968-980) ở trang Vân Đình
(làng Vân Đình ngày nay) có 3 anh em ruột cùng mẹ sinh ra… Cuối
triều Nam Tấn Vương, nhiều anh hùng khởi binh chiếm quận ấp, xưng làm
hùng trưởng, chia đất nước thành 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng khởi nghĩa
dẹp loạn, 3 anh em Thần làm thủ lĩnh của đạo quân trang Vân Đình, và cùng
tập hợp các nghĩa binh trong vùng về dự hội thề Hoa Lư. Nghĩa binh đánh
nhiều trận quan trọng như Đỗ Động Giang, góp sức mạnh vào thắng lợi của
cuộc thống nhất đất nước. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng Đại Thắng Hoàng
Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, phong hầu cho các bộ tướng, ba anh em lập
nhiều chiến công được phong quan chức. Đệ Hoàn không ra làm quan, ở nhà
phụng dưỡng cha mẹ, 3 anh em được phong làm hùng trưởng và hưởng thực

ấp tại Vân Đình.
Đình Thanh Ấm được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ
XV, trên địa bàn thôn Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa. Đình
thờ Thành hoàng làng là Minh Phúc Đại vương - một vị tướng có công lớn
giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Đình Hoàng Xá thuộc địa phận thôn Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình.
Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Đình thờ vị thành hoàng làng
là thần Quý Minh - một trong Tam vị Đức Thánh Tản. Biểu hiện của sự sinh
sôi, hạnh phúc, phồn thịnh.
1.1.4 Hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
 Giao thông [33]
a. Hệ thống giao thông đường bộ


13

Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa có hệ thống giao thông phân bố khá
hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Cụ thể:
- Đường quốc lộ: Quốc lộ 21B là tuyến trục đường giao thông
chính của đi qua thị trấn cùng với hệ thống cầu, cộng với đoạn
tuyến chiều qua thị trấn dài 5 km đã được mở rộng, nâng cấp,
trải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.
- Đường tỉnh lộ: Trên địa bàn thị trấn có 9 tuyến tỉnh lộ đi qua, là
điểm trung tâm kết nối của cả huyện.
- Đường huyện lộ: đã bê tông hóa 100% đường huyện lộ, là điểm
đầu của tất cả các tuyến huyện lộ đi các xã trên địa bàn huyện
Ứng Hòa.
Đến nay từ thị trấn Vân Đình đã có đường bê tông, nhựa và đường cấp
phối thông suốt đến trung tâm các xã, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận

chuyển hàng hóa của nhân dân. Một số tuyến đường giao thông đã và
đang được làm mới và nâng cấp phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa
và đi lại của người dân.
b. Hệ thống giao thông đường thủy
Giao thông đường thủy với 3 tuyến sông, trong đó có tuyến sông Đáy;
tuyến sông Nhuệ và tuyến sông Vân Đình dài 6 km qua trung tâm
huyện. Tuy nhiên mạng lưới giao thông đường thủy chưa phát triển mới
chỉ có số ít số lượng hàng hóa được vận chuyển qua sông Nhuệ.
 Hệ thống cấp, thoát nước [33]
a) Hệ thống cấp:
Việc giải quyết nhu cầu nước sạch về cơ bản đáp ứng được nhu cầu.
Thị trấn có 3 điểm cấp nước sạch: thôn Vân Đình (800m3/ng.d), phố Quang
Trung (110m3/ng.d), bệnh viện đa khoa Vân Đình(300m3/ng.d) chủ yếu phục
vụ trong nội bộ bệnh viện.


×