Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ MINH TRƯỜNG

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

THÁI NGUYÊN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ MINH TRƯỜNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

THÁI NGUYÊN - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tôi nghiên cứu, các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực cũng như các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Tác giả

Lê Minh Trường


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo - PGS.
TS. Nguyễn Lâm Quảng – Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, đặc biệt trong giai
đoạn tìm đề tài và làm luận văn tốt nghiệp thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp
đỡ và chỉ cho tôi những hướng tiếp cận, nghiên cứu, tra cứu tìm tòi các số liệu thực
tế, kinh nghiệm xử lý các dữ liệu thu thập để từ đó giải quyết các vấn đề tồn tại của
luận văn tốt nghiệp của tôi.
Xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên là
đơn vị tôi chọn đề tài nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận các tài liệu thực tế, là
cơ sở để tôi nghiên cứu hoàn thiện luận văn tốt nghiệp; Lãnh đạo Sở Xây dựng nơi tôi
công tác đã tạo điều kiện về mọi mặt để tai hoàn thành khóa học và hoàn thiện đề tài tốt
nghiệp; các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cùng gia
đình và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các đơn vị

chức năng, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
HỌC VIÊN

Lê Minh Trường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...........................................................2
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
* Một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận văn ..................................3
* Cấu trúc luận văn .....................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN ......................................5
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên .................................................................5
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................7

1.2. Giới thiệu Khái quát về Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên ..............10
1.2.1.Ví trị địa lý, điều kiện tự nhiên của Bệnh viện ................................................10
1.2.2. Quy mô bệnh viện ...........................................................................................10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện ........................................................................11
1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................14
1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ......15
1.3.1. Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện
đa khoa Trung ương Thái Nguyên ..................................................................15


1.3.2. Công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển .........................................................17
1.3.3. Công tác xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ............21
1.3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn y tế .......................................................24
1.3.5. Công tác theo dõi và giám sát .........................................................................26
1.3.6. Phân công nhiệm vụ quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ...........................29
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên .................................................................................32
1.4.1. Những ưu điểm trong phân cấp và quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện.........33
1.4.2. Những bất cập, tồn tại trong tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn y tế
của bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. ...........................................33
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN .....................40
2.1. Nguồn phát sinh, đặc điểm, thành phần, khối lượng và tính chất của chất thải
rắn y tế ..............................................................................................................40
2.1.1. Nguồn phát sinh .............................................................................................40
2.1.2. Khối lượng chất thải rắn y tế ..........................................................................40
2.1.3. Đặc điểm, thành phần và tính chất của chất thải rắn bệnh viện .....................41
2.2. Tác động của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe cộng đồng ..................42
2.2.1. Tác động đến môi trường ...............................................................................42
2.2.2 Tác động đến sức khỏe cộng đồng ..................................................................45

2.2.3. Những nguy cơ liên quan đến xử lý và tiêu hủy chất thải không phù hợp ...........47
2.3. Các yêu cầu trong quản lý chất thải rắn y tế ......................................................48
2.3.1. Yêu cầu về thu gom, phân loại, lưu giữ .........................................................48
2.3.2. Yêu cầu về vận chuyển ...................................................................................49
2.3.3. Yêu cầu về xử lý..............................................................................................50
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất thải rắn bệnh viện .................................50
2.4.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và khí hậu..........................................................50
2.4.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................51
2.4.3. Yếu tố về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý chất thải bệnh viện ..................53


2.5. Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn y tế .............................................................54
2.5.1. Định hướng Chiến lược về quản lý CTR y tế đến năm 2030..........................54
2.6. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn y tế của một số bệnh viện ở Việt Nam và thế giới .....58
2.6.1. Kinh nghiệm Quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới ......................................58
2.6.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam .................................63
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN .......67
3.1. Định hướng, mục tiêu và nguyên tắc quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa
khoa trung ương Thái Nguyên .........................................................................67
3.1.1. Định hướng và mục tiêu quản lý CTRYT bệnh viện đa khoa trung ương
Thái Nguyên .....................................................................................................67
3.1.2. Nguyên tắc và kế hoạch thực hiện quản lý CTRYT bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên .............................................................................................71
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý
CTRYT bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên ......................................73
3.2.1. Đề xuất về giảm thiểu tại nguồn, phân loại, thu gom. ....................................73
3.2.2. Đề xuất về lưu trữ, vận chuyển đối với CTRYT .............................................79
3.2.3. Đề xuất về xử lý ..............................................................................................81
3.3. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên y tế và nhân viên phục vụ

đối với hoạt động quản lý chất thải rắn y tế .....................................................86
3.3.1. Đề xuất các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:...............86
3.3.2. Đề xuất về chương trình Đào tạo về quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện: .....87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Số liệu khám, chữa bệnh của bệnh viện năm 2015-2017 ........................14
Bảng 1.2. Thực trạng CTRYT tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên .........15
Bảng 1.3. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế ......................................18
Bảng 1.4. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế ....................................19
Bảng 1.5. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế ............................................................23
Bảng 1.6. Bảng thống kê chi phí quản lý chất thải của bệnh viện năm 2017 ...........32


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Hình ảnh về thành phố Thái Nguyên ..........................................................5
Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .........................................................7
Hình 1.3. Hình ảnh mặt bằng Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ..........11
Hình 1.4. Hình ảnh Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên ..........................13
Hình 1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên .........13
Hình 1.6. Thùng đựng chất thải y tế..........................................................................17
Hình 1.7. Hình ảnh lưu giữ tạm thời chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên ........................................................................20
Hình 1.8. Hình ảnh lưu giữ tạm thời chất thải rắn y tế sau khi xử lý chờ vận chuyển
đi chôn lấp tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.....................21
Hình 1.9. Hình ảnh khu xử lý chất thải y tế nguy hại ...............................................22
Hình 1.10. Sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn bệnh viện .....................................23
Hình 1.11. Sơ đồ quy trình phân loại CTR bệnh viện...............................................24

Hình 1.12. Hình ảnh Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện .................................29
Hình 1.13. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn bệnh viện đa khoa Trung
ương Thái Nguyên ...................................................................................31
Hình 2.2. Sơ đồ chính sách về quản lý CTNH ..........................................................59
Hình 2.3. Xe thu gom, vận chuyển CTYT tại các Bệnh viện của TP Hà Nội ..........64
Hình 2.4. Hình ảnh trung tâm y tế thành phố Sông Công .........................................66
Hình 3.1. Hình ảnh minh họa cho đề xuất Bình đựng vật sắc nhọn .........................75
Hình 3.2. Đề xuất sử dụng bảng (poster) Hướng dẫn phân loại chất thải rắn y tế ....77
Hình 3.3. Hình ảnh minh họa đề xuất sử dụng Thùng rác thông minh .....................78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên đầy đủ

Viết tắt
CK

Chuyên khoa

CSYT

Cơ sở y tế

CTBV

Chất thải bệnh viện

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTYTNH
ĐH, CĐ, TC

Chất thải y tế nguy hại
Đại học, Cao đẳng, Tại chức

HCQT

Hành chính quản trị

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KHTH & VTYT
KSNK
PKĐKKV
QLCT
QLCTRYT
THCS
TNHH MTV
TTĐD
TXL
YTCC


Kế hoạch tổng hợp và vật tư y tế
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Phòng khám đa khoa khu vực
Quản lý chất thải
Quản lý chất thải rắn y tế
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trung tâm điều dưỡng
Trạm xử lý
Y tế công cộng


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn y tế (CTRYT) đang là vấn đề đáng lo
ngại không những đối với môi trường, sức khỏe của đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ,
người bệnh trong bệnh viện mà còn là sự thách thức đối với môi trường bên ngoài
bệnh viện và đối với sức khỏe cộng đồng. Sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng
dân số, mở rộng quy mô khám chữa bệnh của các bệnh viện, đó là nguyên nhân làm
gia tăng chất thải bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng.
Chất thải rắn phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm các hoạt động khám chữa bệnh,
hoạt động sinh hoạt của y, bác sỹ, nhân viên phục vụ, người bệnh và người nhà
người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam
hiện có trên 13.500 cơ sở y tế bao gồm các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến
tỉnh huyện và các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế dự phòng làm phát sinh khoảng
590 tấn chất thải y tế/ngày và ước tính đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Chất
thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại; trong đó

chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chỉ khoảng 10-20% là chất thải y
tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Đây
là một vấn đề sức khỏe môi trường, sức khỏe nghề nghiệp rất cần được quan tâm tại
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Công tác quản lý chất thải tại các cơ sở
y tế ở nước ta trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên thuộc Bộ y tế quản lý, hiện tại
bệnh viện đang hoạt động với công xuất 1000 giường bệnh và sẽ tăng lên 1200
giường vào năm 2020.
Việc gia tăng số giường bệnh đồng nghĩa với việc gia tăng khối lượng chất thải
bệnh viện. Do vậy việc quản lý chất thải bệnh việc đòi hỏi phải có đầu tư, xây dựng
mới trang thiết bị thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý. Đặc biệt cần có sự đổi mới
về phương thức tổ chức quản lý cũng như các cơ chế chính sách để quản lý chất thải
rắn bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng đạt hiệu quả hơn. Việc quản
lý chất thải bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu được nêu trong các văn bản như:


2

- Thông tư số36/2015/TT-BTNMTngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên &Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch
58/2015/TTLT-BYT-BTNMTngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ TN&MT: Quy định
về quản lý chất thải y tế);
- Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm theo Thông tư số
18/2009/TT– BYT ngày 14/10/2009 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn tổ chức thực
hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý chất
thải rắn y tế thích hợp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng là cần thiết
và phù hợp nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng về kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội, bảo vệ môi trường.
Do vậy, đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên” là cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế hiện nay của bệnh
viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý luận, thực tiễn) kết hợp những kinh nghiệm
về quản lý chất thải rắn y tế ở một số nước trên thế giới và một số thành phố ở Việt
Nam để áp dụng cụ thể cho bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường
và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn y tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Điều tra, thu thập và phân tích số liệu liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế
bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.


3

- Kế thừa các nghiên cứu trước đây về việc quản lý chất thải rắn y tế tại tỉnh
Thái Nguyên và các bệnh viện khác trên cả nước.
- Hệ thống hóa và tiếp thu có chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm trong và
ngoài nước về quản lý chất thải rắn y tế.
- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản lý

CTRYT trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái sử dụng và xử lý cho các bệnh
viện đa khoa có cùng quy mô giường bệnh cũng như các bệnh viện tuyến huyện có
quy mô lớn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRYT nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng
áp dụng cho bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
* Một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận văn
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.[24]
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác.[24]
-Chất thải nguy hại: chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. [24]
- Chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH): còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các chất rắn
bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật nuôi. Chất thải
dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là CTR đô thị bao gồm các loại CTR phát
sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, các công trình xây dựng,
khu xử lý chất thải, trong đó, CTRSH chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Quản lý chất thải là là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.[24]
Theo Thông tư: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế, Bộ Tại nguyên và
Môi trường ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì:
- Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.


4

- Chất thải y tế nguy hại là chất thải ytế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc

tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế.
- Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ
chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y
tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý
chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
- Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia
đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết
áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong
nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh
xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở
nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
* Cấu trúc luận văn
Phần Mở đầu
Nội dung của luận văn gồm 03 chương
Chương I: Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề xuất giải pháp
quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên.
Phần Kết luận và kiến nghị



5

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [26]
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách
80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Hình 1.1. Hình ảnh về thành phố Thái Nguyên[26]
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn
hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục
của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
b. Điều kiện tự nhiên, khí hậu [26]
Về điều kiện tự nhiên:


6

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền
núi Bắc bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là hơn 1 triệu
người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và
thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa

mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng
đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng
Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc,
Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao
che chắn gió mùa đông bắc.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp
lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên
cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh
trung du miền núi khác.
Về khí hậu:
Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú
Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90) với tháng lạnh nhất
(tháng 1: 15,20) là 13,70. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750
giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng
2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.


7

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã

Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại
là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách
biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng
200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối
Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B
Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải
Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên[26]


8

Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là
một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500
mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3
vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm
các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các
huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã
Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng
lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ
1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Được
thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát
triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự

nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi
thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế
biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích
tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có
diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia
súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên,
đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh
hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000
ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi.
Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng
khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha,
đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn,
cam, quýt…
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn
trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Thái Nguyên


9

được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả nước bao
gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại từ và Phú Lương. Tiềm
năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò
khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng
Cẩm, Âm Hồn. Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn
tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng. Ngoài ra, khoáng sản kim loại có
nhiều ở Thái Nguyên như quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, ... Khoáng sản phi kim
loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm
quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An

toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá
cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền,
đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc
Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn.
Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng,
suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc
gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm
trong đó có nhiều khách nước ngoài. Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau:
Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp
dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Nơi đây đang thu hút nhiều khách
trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
tại thành phố Thái Nguyên, Khu Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, đền Đội
Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Các khu du lịch như
hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách
thành phố Thái Nguyên 45 km. Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương),
chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên).
Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc
đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho
khách thăm quan.


10

1.2. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên
1.2.1.Ví trị địa lý, điều kiện tự nhiên của Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm Thành
phố Thái Nguyên, tại địa chỉ 479 Lương Ngọc Quyến ở trên khu đất thuộc phường
Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên, tọa độ trung tâm bệnh viện 21035’
273N, 105049’872E. Nằm cạnh đường Quốc lộ 3 đường đi Bắc Kan, Cao Bằng

(Đường Lương Ngọc Quyến).
Bệnh viện cách trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên 300m và cách chợ
Đồng Quang 400m về phía Tây Bắc.
Vị trí các bên tiếp giáp:
Phía Đông giáp khu dân sinh Minh Cầu phường Phan Đình Phùng.
Phía Nam giáp đường dân sinh Tổ 13, phường Phan Đình Phùng,
Phía Bắc giáp đường Hoàng Văn Thụ.
Phía Tây giáp đường Lương Ngọc Quyến.
Nhà dân gần nhất tiếp giáp bờ rào bệnh viện về phía Tây. Toàn bộ mặt bằng
bệnh viện được bê tông hóa.
1.2.2. Quy mô bệnh viện
Bệnh viện được thành lập từ năm 1953, trực thuộc Bộ Y tế. Là bệnh viện trọng
yếu ở khu vực Đông Bắc có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các
tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên.
Bệnh viện có tổng diện tích mặt sàn sử dụng 42.000m2 trong khuôn viên khu
đất bệnh viện với diện tích khoảng 69.125m2.
Cơ sở vật chất của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Các công trình của
bệnh viện liên tục được cải tạo, xây dựng, nâng cấp, năm 2016 bệnh viện đã đưa
vào sử dụng tòa nhà khám chữa bệnh hiện đại cao 15 tầng. Nhiều năm qua, Bệnh
viện luôn là nơi thu hút số lượng lớn bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Bệnh viện đã
được Bộ Y tế quyết định xếp hạng I, tại Quyết định số 1689/QĐ-BYT ngày
11/5/2007. Hiện tại bệnh viện có quy mô khoảng 1200 giường bệnh.


11

Hình 1.3. Hình ảnh mặt bằng Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [26]

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện [26]

a. Số lượng cán bộ công nhân viên
Tổng số Cán bộ công nhân viên của Bệnh viện hiện nay là 490 người (gồm
biên chế và hợp đồng lao động quỹ lương). Trong đó:
+ Bác sỹ 146 người (CKI 48, BS: 98 người)
+ YTCC: 24 người (CKI: 17, CN:7)
+ Điều dưỡng: 157 người (ĐH: 84, CĐ: 26, TC: 47)


12

+ Hộ sinh: 26 người (ĐH: 18, TC:8)
+ KTV: 25 người
+ Dược sỹ: 26 người (ĐH: 14, TC: 12 người)
+ Viên chức khác: 45 người
+ Hợp đồng: 41 người (25 bảo vệ, 16 y công)
b. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Tuần Giáo như sau:
Ban Giám đốc: gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc
Các phòng chức năng: Bệnh viện có 04 phòng ban
1. Phòng Hành chính – Quản trị và Tổ chức cán bộ
2. Phòng Tài chính kế toán
3. Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư Thiết bị Y tế
4. Phòng Điều dưỡng
Các khoa lâm sàng: 9 khoa

1. Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực và Chống độc
2. Khoa Chuyên Khoa
3. Khoa Nội Tổng hợp
4. Khoa YHCT&PHCN
5. Khoa Truyền nhiễm

6. Khoa Ngoại Tổng hợp
7. Khoa Phụ sản

8. Khoa Nhi
9. Khoa Khám bệnh
Các khoa cận lâm sàng: 4 khoa
1. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
2. Khoa Dược
3. Khoa Xét nghiệm
4. Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng


13

Hình 1.4. Hình ảnh Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [26]

Hình 1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên [19]


14

Bảng 1.1. Số liệu khám, chữa bệnh của bệnh viện năm 2015-2017 [19]
Chỉ tiêu

STT
1

- Số giường bệnh được giao

2


- Số giường thực kê

3
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
5
5.1
5.2

- Công suất sử dụng giường
bệnh
- Khám và điều trị ngoại trú:
+ Tổng số lần khám bệnh
+ Tổng số ngày điều trị
ngoại trú
+ Số lần chụp X – quang
+ Tổng số lần xét nghiệm
+ Số lần điện tim
+ Số lần siêu âm
- Khám và điều trị nội trú:
+ Tổng số ngày điều trị nội
trú
+ Ngày điều trị trung bình


Đơn vị
tính
Giườn
g
Giườn
g
%
Lần
Ngày
Lần
Lần
Lần
Lần
Ngày

2015

2016

2017

800

900

1150

1150

1300


1450

143,75

144,44

126,08

138.694
1.215

156.572
1.462

181.372
1.376

52.368
1.267.254
15.268
98.759

68.521
1.321.200
14.300
112.216

71.328
1.674.604

15.131
121.215

6.279.025

6.873.358

7.572.040

Ngày

1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật [19]
• Hiện trạng cấp điện tại bệnh viện
Bệnh viện sử dụng điện từ trạm biến áp riêng nằm trong khuôn viên của bệnh
viện (Vị trí trạm biến áp: phía sau khoa kiểm soát nhiễm nhiễm khuẩn của bệnh
viện, giáp đường dân sinh).
Đơn vị quản lý nguồn điện cấp cho bệnh viện: Chi nhánh Điện lực thành phố
Thái Nguyên
• Hiện trạng cấp nước tại bệnh viện
Bệnh viện sử dụng nguồn nước sạch và một phần nhỏ từ nguồn nước ngầm,
nước được cấp về trạm cấp nước của bệnh viện (vị trí của trạm cấp nước trong bệnh
viện: ngay cạnh cổng chính của bệnh viện).
• Hiện trạng Giao thông:
Hệ thống đường giao thông bên trong bệnh viện tương đối tốt, một số tuyến
đường có chất lượng tốt mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa, bê tông xi măng, Hệ


15

thống thoát nước mặt là hệ thống ống bê tông cốt thép, hành lang vỉa hè phần lớn đã

được lát gạch bloc và một số tuyến đang thi công.
1.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái
Nguyên
1.3.1. Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện đa
khoa Trung ương Thái Nguyên [19]
a. Nguồn gốc phát sinh
- Chất thải rắn bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên qua nghiên cứu
phát sinh từ sinh hoạt ăn uống của y, bác sỹ, nhân viên phục vụ bệnh viện, bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân.
- Chất thải rắn y tế bao gồm: các loại thuốc dư thừa, vỏ hôp, bao bì thải loại
trong quá trình sử dụng, bệnh phẩm, xác súc vật thí nghiệm ...
b. Khối lượng chất thải rắn bệnh viện
Căn cứ vào số liệu thống kê năm 2016 - 2017 của bệnh viện và qua nghiên cứu
tổng hợp của tác giả, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh cụ thể như sau:
Bảng 1.2. Thực trạng CTRYT tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên[19]
Đơn vị

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Khối lượng chất thải y tế

kg/ngày

1.105,2

1211,3


1330,3

Trung
bình
1215,6

Chất thải lây nhiễm

kg/ngày

85

75

90

83,3

Chất thải hoá học

kg/ngày

0,2

0,3

0,3

0,26


Chất thải thông thường

kg/ngày

1020

1136

1240

893,3

GB

1000

1035

1075

1037

Lượng CTYT/GB

kg/ngày

1,2

1,19


1,53

1,3

Lượng CTYTNH/GB

kg/ngày

0,12

0,1

0,12

0,11

%

10,6

8,4

7,33

8,77

Chỉ số nghiên cứu

Khối lượng CTYT/GB

Số giường bệnh

Tỷ lệ CTYTNH/CTYT

Nhận xét:
- Khối lượng chất thải y tế trung bình/ngày là: 1215,6kg/ngày.
- Khối lượng chất thải y tế/giường bệnh là: 1,3 kg/giườngbệnh.
- Khối lượng chất thải y tế nguy hại/gường bệnh là: 0,11kg/gường bệnh, chiếm
8,77% chất thải ytế.


×