Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia tân trào (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
KHOÁ: 2017-2019

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO

Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS.LÊ TRỌNG BÌNH

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
khoa Sau đại học và khoa Quản lý đô thị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Ban lãnh đạo Sở Xây dựng Tuyên Quang, ban quản lý khu du lịch quốc gia
Tân Trào đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình cao học và
bản Luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng, đặc biệt là
TS.Lê Trọng Bình đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành bản Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ cùng
toàn thế các thầy cô giáo của khoa Sau đại học cũng như của trường đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học
tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Người cảm ơn

Nguyễn Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan Khu du lịch quốc gia Tân Trào” là công trình nghiên cứu của riêng

tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công
trình nào khác.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình ảnh minh họa
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………………01
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Các khái niệm và thuật ngữ áp dụng cho luận văn
* Cấu trúc luận văn
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO,
TỈNH TUYÊN QUANG …………………………………………………...09

1.1.

Giới thiệu chung về khu du lịch Quốc gia Tân Trào……………...09

1.1.1. Vị trí phạm vi khu du lịch quốc gia Tân Trào………………………...09
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu du lịch quốc gia Tân Trào……..09
1.1.3. Tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội và cư dân khu du lịch quốc gia Tân
Trào …………………………………………………………………………11
1.2.

Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia

Tân Trào ……………………………………………………………………14


1.2.1. Không gian các khu, cụm di tích……………………………………...15
1.2.2. Hệ thống kiến trúc công trình khu du lịch quốc gia Tân Trào………..20
1.2.3. Hệ thống cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào…………………..31
1.3.

Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu

du lịch quốc gia Tân Trào………………………………………………….34
1.3.1 Công tác lập, phê duyệt QH trên địa bàn khu du lịch quốc gia Tân
Trào………………………………………………………………………….34
1.3.2. Kết quả thực hiện các quy hoạch được duyệt………………………...37
1.3.3. Quản lý khu du lịch theo quy hoạch được duyệt……………………..40
1.3.4. đánh giá chung và những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác
quản lý KGKTCQ khu du lịch Quốc gia Tân Trào………………………….42
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ

KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC
GIA TÂN TRÀO…………………………………………………………...44
2.1.

Cơ sở lý luận…………………………………………………………44

2.1.1. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch……………….44
2.1.2. Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch…...46
2.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan khu du lịch……………………………………………………………..47
2.2.

Cơ sở pháp lý………………………………………………………...50

2.2.1 Văn bản pháp luật……………………………………………………...50
2.2.2. Quy hoạch được duyệt………………………………………………...55
2.3. Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý kiến trúc cảnh quan Khu
du lịch……………………………………………………………………….60
2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài……………………………………………...60
2.3.2.Kinh nghiệm trong nước……………………………………………….62


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN
TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO……...67
3.1. Quan điểm, mục tiêu..............................................................................67
3.2.Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc
gia Tân Trào……………………………………………………………….69
3.2.1. Giải pháp phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ...……69
3.2.2. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý……………………………………………….74


3.2.3. Xây dựng, ban hành công cụ quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
khu du lịch quốc gia…………………………………………………………81
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan có sự tham
gia của cộng đồng............................................................................................88
3.2.5. Đề xuất bộ máy quản lý………………………………………………88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………..92
Kết luận……………………………………………………………………...92
Kiến nghị…………………………………………………………………….93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Nghị định – chính phủ

NĐ-CP

Quyết định – thủ tướng

QĐ-Ttg

Bộ Xây Dựng

BXD

Thành phố


TP

Du lịch sinh thái

DLST

Không gian kiến trúc cảnh quan

KGKTCQ

Luật di sản

LDS

Thông tư

TT

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Văn hoa lịch sử

VHLS



DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 1.1

Sơ đồ vị trí phạm vi của khu du lịch quốc gia Tân Trào

Hình1.2.

Sơ đồ hiện trạng hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan
khu du lịch quốc gia Tân Trào.

Hình 1.3.

Cây đa Tân Trào

Hình 1.4:

Lán Nà Lừa

Hình 1.5:

Lán Cảnh Vệ

Hình 1.6:

Lán điện đài

Hình 1.7:

Lán Đồng Minh


Hình 1.8:

lán họp hội nghị cán bộ toàn quốc

Hình 1.9:

Đình Tân Trào

Hình 1.10:

Đình Hồng Thái

Hình 1.11:

Cụm di tích Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ

Hình 1.12:

Di tích ban tuyên huấn trung ương Đảng

Hình 1.13:

Lán an toàn của chủ tịch tôn Đức thắng

Hình 1.14:

Hầm an toàn của chủ tịch tôn Đức Thắng

Hình 1.15:


Di tích Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Hình 1.16:

Di tích bộ ngoại giao

Hình 1.17:

Nha Công An

Hình 1.18:

Di tích nha thông tin

Hình 1.19:

Di tích bộ tư pháp

Hình 1.20:

Hầm an toàn của chính phủ


Hình 1.21:

Hầm an toàn của Trung ương Đảng

Hình 1.22:


Hầm an toàn của chủ tịch hồ chí minh

Hình 1.23.

Văn phòng tổng bí thư

Hình 1.24.

Cảnh quan khu vực đồi núi

Hình 1.25

Sông Phó Đáy

Hình 1.26

Hàng duối tại Tân Trào

Hình 1.26

Hàng duối tại Tân Trào

Hình 1.27

Cảnh quan khu dân cư

Hình 1.28

Cảnh quan đường mòn vào di tích văn phòng tổng bí thư


Hình 2.1

Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch.

Hình 2.2

Bản đồ phân khu chứ năng và nhu cầu sử dụng đất

Hình 2.3

Du lịch xứ wales

Hình 2.4
Hình 2.5

Sơ đồ định hướng phát triển không gian Khu di tích lịch sử
Đền Hùng
Khu du lịch Đền Hùng

Hình 3.1

Sơ đồ phân bố KGKTCQ khu du lịch quốc gia Tân Trào

Hình 3.2

Lán hang Bòng nằm trong vùng bảo vệ di tích gốc

Hình 3.3
Hình 3.4


Bảo tàng ATK Tân Trào nằm trong vùng bảo vệ cảnh quan di
tích
Hình minh họa cảnh quan

Hình 3.5

Hình minh họa công trình kiến trúc

Hình 3.6

Hình minh họa cổng chào khu du lịch

Hình 3.7

Hình minh họa Công trình công cộng

Hình 3.8

Hình ảnh minh họa khu dân cư


Hình: 3.9

Hình ảnh minh họa khu du lịch sinh thái

Hình 3.10

Hình ảnh minh họa khu du lịch sinh thái



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cụm di tích Nà Lừa

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ cụm di tích chủ tịch phủ - Thủ Tướng phủ

Sơ đồ 1.3

Sơ đồ cụm di tích phân khu Nguyễn Huệ

Sơ đồ 1.4

Sơ đồ cụm di tích ATK Kim Quan

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ hệ thống KGKTCQ

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ không gian vùng bảo vệ di tích gốc

Sơ đồ 3.3

sơ đồ vùng bảo vệ cảnh quan di tích

Sơ đồ 3.4


Đề xuất bộ máy quản lý khu du lịch quốc gia Tân Trào


1

MỞ ĐẦU
* Lý do lựa chọn đề tài
Khu du lịch quốc gia Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách
mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được
thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc
gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Ðảng Cộng
sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để
quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8
năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ
lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra
quân.
Khu du lịch quốc gia Tân Trào với tiềm năng du lịch nổi trội gắn với
các giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị sinh thái là điểm nhấn, trọng điểm du lịch
của tỉnh Tuyên Quang, thực tế phát triển cho thấy, trong giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2015, Tân Trào luôn là điểm đến không thể thiếu trong hành
trình du lịch về với Tuyên Quang nói riêng và về vớ cội nguồn chiến khu cách
mạng Việt Bắc nói chung của khách du lịch. Khu du lịch quốc gia Tân Trào
còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cụ thể là góp phần tăng thu ngân
sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm
nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác xóa đói giảm
nghèo vươn lên làm giàu cho địa phương, góp phần tăng cường cơ sở vật chất
kỹ thuật cho tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục truyền
thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam
Quản lý kiến trúc cảnh quan Khu du lịch quốc gia Tân trào là một

nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hiện tại phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như
quản lý lao động, kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý về môi
trường, hướng dẫn kiểm tra các chủ đầu tư trong Tuyến du lịch lịch Quốc gia


2

Tân trào xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật. Ban quản lý hoạt động
kém hiệu quả, hình thức chung chung, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên môn, ko
thực hiện hết chức trách nhiệm vụ nên chưa đạt hiệu quả cao.
Khu du lịch quốc gia tân Trào với tính chất là khu du lịch lịch sử, văn
hóa két hợp sinh thái nên định hướng kiến trúc – cảnh quan khu du lịch phải
được nghiên cứu khai thác các nét đặc trưng văn hóa của khu vực vùng núi
đông bắc, và thân thiện với môi trường về quy mô công trình, màu sắc, vật
liệu xây dựng, tuy nhien những quy định này phụ thuộc vào tính chất của
công trình kiến trúc trong khu du lịch, vì vậy đc quy định cụ thể đói với từng
khu chức năng
Cùng với việc Khu du lịch quốc gia Tân Trào là khu căn cứ cách mạng
với nhiều khu di tích lịch sử cần được bảo tồn. Quy hoạch khu căn cứ cách
mạng ATK là một nhân tố thúc đẩy phát triến đưa khu vực ATK thành một
khu du lịch có giá trị trong và ngoài nước. Vậy để khai thác tối đa tiềm năng
và lợi thế về tài nguyên du lịch lịch sử văn hoá và sinh thái Tân Trào cũng
như phục hồi, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hoá thì việc nghiên cứu đề tài
“Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Khu du lịch quốc gia
Tân Trào” là đề tài mang tính thực tiễn cao và rất cần thiết trong quá trình
bảo tồn những di tích lịch sử, văn hoá và phát triển lợi thế du lịch của huyện
Sơn Dương, Yên Sơn nói riêng và tỉnh tuyên Quang nói chung.
* Mục đích nghiên cứu
- Làm cơ sở thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc
gia Tân Trào, nâng cao chất lượng KGKTCQ khu vực NC nhằm bảo tồn và

phát huy giá trị các di sản VH lịch sử phục vụ phát triển du lịch, nâng cao
đời sống của nhân dân khu vực di tích góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn huyện Sơn Dương và tỉnh Tuyên Quang
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý KGKTCQ khu du lịch quốc gia Tân Trào chủ yếu
về các nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan khu du lịch, khu di tích đặc
biệt quốc gia Tân Trào theo quy hoạch được duyệt.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu được xác định theo quy mô của khu di tích
quốc gia Tân trào, gồm địa giới hành chính của 11 xã: Tân Trào, Minh
Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện(huyện Sơn Dương); Kim
Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa (huyện Yên
Sơn).
+ Quy mô diện tích đất tự nhiên của toàn khu là khoảng 48.053 ha
(480.053 km2) trong đó huyện Sơn Dương có 14.611 ha, huyện Yên Sơn
có 33.392 ha.[1]
* Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du
lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, xác định những ưu diểm, vấn đề
tồn tại trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch
quốc gia Tân Trào
- Xác định cơ sở khoa học của công tác quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào
- Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du
lịch quốc gia Tân Trào nhằm phát huy giá trị truyền thống.

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế công tác quản lý tại địa bàn.
- Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi). Sử dụng
phương pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát,
tâm lý nguyện vọng dân cư tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng


4

đồng và hiểu được những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn và
phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc khu du lịch quốc gia Tân Trào.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích
nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng
phương pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm
trù sự việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan
đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận
kết quả nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên
cứu.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp,
chính sách quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc
khu du lịch quốc gia Tân Trào.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian,
kiến trúc cảnh quan một cách cụ thể, phù hợp với địa phương, giá trị và đặc
điểm khu du lịch quốc gia Tân Trào.
+ Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về công tác quản lý gắn kết với
đời sống nhân dân.
- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác quản lý bảo tồn
và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào.
+ Gìn giữ bản sắc và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan
và văn hóa khu du lịch quốc gia tân Trào.
+ Hướng tới sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển các không gian, kiến
trúc cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào.


5

+ Góp phần nâng cao giá trị và vai trò của không gian, kiến trúc, cảnh
quan khu du lịch quốc gia Tân Trào - Tỉnh Tuyên Quang trong công cuộc đổi
mới của đất nước.
+ Góp phần cân bằng đời sống làm việc và nhu cầu hưởng thụ tinh hoa
văn hoá truyền thống.
+ Góp phần tạo ra giá trị cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa tôn
giáo.
* Các khái niệm và thuật ngữ áp dụng cho luận văn
- Không gian: là mở rộng 3 chiều giới hạn bởi các thành phần cảnh quan,
nhân tạo hoặc tự nhiên, thành phần kiến trúc hoặc là một hoạt động của con
người.[5]
-Kiến trúc: là sự kết hợp khoa học và nghệ thuật để tạo nên và tổ chức
không gian sống.[5]
-Cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một quan niệm khác nhau về cảnh
quan. Theo các nhà kiến trúc cảnh quan: phong cảnh là một không gian hạn
chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những thành phần thiên nhiên và
nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau.
Còn cảnh quan là một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên
một biểu tượng thống nhất về đặc điểm thiên nhiên chung của địa phương.
Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các giác

quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác
động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã
tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy theo
cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: cảnh quan đô thị, cảnh quan
nông thôn, cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng.[12]
-Kiến trúc cảnh quan: Bộ môn kết hợp khoa học và nghệ thuật để nghiên
cứu giải quyết và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và


6

cảnh quan nhân tạo trong đó có kiến trúc và những hoạt động của con người
bao gồm: sống, làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp xã hội.[10]
-Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi
trường
-Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền
vững.[3]
-Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch.[4]
-Di sản văn hóa vật thể: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất , có
thể chạm vào , mang giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học
-Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần , mang tính tinh thần ,
giải trí [ví dụ: ca huế , tiếng nói của gióng , ....] đc lưu truyền bằng trí nhớ ,
chữ viết , truyền miệng , truyền nghề , ..... có giá trị lịch sử , văn hóa , khoa
học , đc lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác.
-Bảo tồn phát huy giá trị: các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại
của di sản theo dạng thức vốn có của nó, những hành động nhằm đưa di sản

văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng
góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh
thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển
của xã hội.
- Sự tham gia của cộng đồng: Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của
cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện quản lý sử dụng hoặc
duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động các
nhân không có tổ chứ sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng. Sự


7

tham gia của cộng đồng là một quá trình mà chính phủ và cộng đồng cùng
nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các
dịch vụ đô thị cho tất cả cộng dồng, sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo
cho tất cả những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc
quyết định dự án. Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn
lực của cộng đồng, qua đó tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư, tăng hiệu quả
kinh tế và chính trị cho nhà nước.


8

* Cấu trúc luận văn
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
PHẦN
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
MỞ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

ĐẦU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ý NGHĨA KHOA HỌC & THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ÁP
DỤNG CHO LUẬN VĂN
CẤU TRÚC LUẬN VĂN

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU
DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO

1.2. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN, KIẾN
TRÚC , CẢNH QUAN KHU DU LỊCH
QUỐC GIA TÂN TRÀO

PHẦN
NỘI
DUNG

1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO

NGHIÊ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN

N CỨU


TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
DU LỊCH
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

CÁC
KẾT
LUẬN

KIẾN
NGHỊ

3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN,
KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU
LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ


9


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN
TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN
QUANG
1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch Quốc gia Tân Trào
1.1.1.Vị trí phạm vi khu du lịch quốc gia Tân Trào

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí phạm vi của khu du lịch quốc gia Tân Trào.[1]
Khu du lịch quốc gia Tân Trào thuộc địa bàn phía Đông và Đông bắc hai
huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Trung tâm khu du lịch nằm trên quốc lộ 2C,
cách quốc lộ 3 và huyện lỵ Sơn Dương 12km về phía bắc, cách thành phố
Tuyên Quang khoảng 47 km về phía đôngà cách thủ đô Hà Nội khoảng 150
km về hướng Bắc.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu du lịch quốc gia tân
Trào:


10

* Lịch sử hình thành: khu du lịch quốc gia Tân Trào được hình thành
nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử cách mạng, công ơn của thế thệ ông cha đã
hi sinh vì hòa bình cho dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống,
giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ dân tộc Việt Nam, với những
giá trị lịch sử hào hùng, với nền văn hóa bản địa đậm đà bản sắc dân tộc, với
cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng trùng điệp, con người miền núi thật thà hiếu
khách, non nước khu du lịch quốc gia Tân Trào khắc sâu vào tâm khảm của
mỗi lữ khách đi qua mảnh đất này. Tân Trào nằm ở khu vực trung tâm vùng
du lịch Trung du và miền núi Bắc Bộ, là cầu nối hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nổi bật cả về lịch sử,
văn hóa và sinh thái nên đã được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát
triển thành khu du lịch quốc gia.
Về lịch sử, các giá trị lịch sử của 138 di tích, cụm di tích được xếp hạng
cấp quốc gia đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị cao, yếu tố cốt lõi
để làm nên thương hiệu của Khu du lịch. trong đó có 18 di tích, cụm di tích
tiêu biểu gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương
Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các Bộ, Ban, Ngành,...ghi dấu những
sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền. Tháng Tám năm 1945 và trong cuộc Kháng chiến chống Thực
dân Pháp xâm lược. Nơi đây đã đi vào lịch sử, thơ ca gắn với hình tượng
“Thủ đô lâm thời khu giải phóng”, “Trung tâm Thủ đô kháng chiến”, trở
thành niềm vinh dự, tự hào của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói riêng và
nhân dân cả nước nói chung.
Về văn hóa, đây là nơi sinh sống của một bộ phận đồng bào các dân tộc
thiểu số vùng núi Đông Bắc Việt Nam còn giữ được bản sắc văn hóa đặc
trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề truyền thống, nghệ thuật dân gian,


11

văn hóa ẩm thực,...là những chủ đề hấp dẫn khách du lịch.
Về tự nhiên, rừng đặc dụng Tân Trào với hệ sinh thái đa dạng và nhiều
điểm cảnh quan hấp dẫn khách du lịch như núi Hồng, núi Bòng, sông Phó
Đáy, các khe suối như suối Lê, suối Khuôn Pén, ngòi Thia, khe Cả,...đều là
nguồn tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị.
* Lịch sử phát triển: Khu du lịch quốc gia Tân Trào được phát triển trên
cơ sở khu du lịch ATK, thời gian qua được sự quan tâm của Chính phủ và các
cơ quan Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, du lịch Tân Trào đã phát triển và thu
được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng

các dân tộc ở hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn, bảo tồn và phát huy các giá
trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường.
1.1.3. Tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội và cư dân khu du lịch quốc
gia Tân Trào
* Văn hóa:
Các xã nằm trong khu vưc quy hoạch hầu hết là xã vùng sâu, vùng xa
của hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn với nhiều dân tộc an hem sinh sống,
trong đó có các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, … còn giữ được
nét bản sắc văn hóa đặc trưng. Các giá trị văn hóa được thể hiện qua các lễ
hội, nghề truyền thống, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, không gian văn hóa,
trang phục, ẩm thực, chợ phiên… là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giá trị.
Các lễ hội như: Lễ hội cầu mùa, lễ hội vật cầu, chợ phiên Hùng Lợi kết
hợp các đặc sản Tuyên Quang như thịt lợn đen, ngô nướng, rượu ngô, vv luôn
hấp dẫn khách du lịch à là cơ sở để phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ cho
sản phẩm du lịch chính


12

Các làng nghề truyền thống như Làng nghề chè Vĩnh Tân, dệt thổ cẩm
Tân lập thuộc xã Tân Trào đều đã được khôi phục đáp ứng nhu cầu tham
quan, trải nghiệm của khách du lịch
Nằm trong quần thể khu du lịch quốc gia Tân Trào, ba ngôi đình làng
lớn nhất gồm: đình Tân Trào, đình Hồng Thái, đình Thanh La được xây dựng
ừ đầu thế kỷ XIX có hình thức kiến trúc đặc trưng của dân tộc tày, đây cũng
là nơi hội họp, vui chơi, tổ chức lễ hội, bàn công việc tập thể của nhân dân
trong xã, ớ những ý nghĩa lịch sử diễn ra tại ba ngôi đình này cùng với các giá
trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các đình làng trở thành tài nguyên du lịch giá
trị
Làng văn hóa – du lịch Tân lập của dân tộc tày mới được đầu tư phục

hồi xây dựng, cũng là điểm tài nguyên du lịch nhân văn
* Kinh tế và xã hội:
Yên Sơn và Sơn Dương là hai huyện miền nam của tỉnh, có nhiều tài
nguyên khoáng sản, diện tích đất nông lâm nghiệp lớn, có di tích quốc gia đặc
biệt Tân Trào, là vùng đông dân và dân trí tương đối phát triển, đây là vùng
được xác định tập chung phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, lâm sản.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tình
hình kinh tế-xã hội của các xã trong khu di tích lịch sử Tân Trào đang có
bước phát triển và tăng trưởng khá, đời sống nhân dân các dân tộc được cải
thiện. Thu nhập bình quân trên 600 nghìn đồng/ người/ tháng, lương thực bình
quân đạt 510kg/ người/ năm.
Sự nghiệp giáo dục và đào đào tạo đã có những bước chuyển biến tích
cực, mặt bằng dân trí được nâng lên,
Mạng lưới y tế được quan tâm nâng cấp xây dựng được them một số
trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực ATK Tân Trào


13

Mức độ thụ hưởng các hoạt động và thiết chế văn hóa, thể thao của dân
cư các xã thuộc hai huyện Sơn Dương, Yên Sơn nói chung và trên địa bàn
khu du lịch nói riêng ngày càng được nâng cao
* Dân cư:
Dân số 11 xã khu vực quy hoạch khoảng 43 nghìn người, trong đó 5 xã
huyện Sơn Dương khoảng 22 nghìn người, 6 xã huyện Yên Sơn khoảng 21
nghìn người, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.[1]
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em sinh sống, trong
đó có 9 dân tộc chiếm số lượng lớn gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chay
(Cao Lan), Mông, Sán Dìu, khu vực quy hoạch nằm trên địa bàn huyện Yên

Sơn, Sơn Dương, chủ yếu có 4 dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Sán Chay (Cao
Lan), Dao.


×