Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật thành phố quy nhơn, tỉnh bình định nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI HẬU

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI HẬU
KHÓA 2017 - 2019

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng


Mã s ố: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn và bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo, PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Trong suốt quá trình thực
hiện luận văn mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng thầy vẫn giành rất
nhiều thời gian và tâm huyết trong việc hướng dẫn em. Thầy đã cung cấp cho
em rất nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới, những kiến thức khoa học có giá
trị để luận văn này được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Sau Đại Học,Trường
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH MTV Tư vấn thiết
kế và đầu tư xây dung Bộ Quốc Phòng cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành cuốn luận văn.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho bố mẹ, chồng và các em trong
gia đình đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
được luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2019


Nguyễn Thị Hải Hậu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hải Hậu


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... vi
PHỤ LỤC..................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
* Các khái niệm (thuật ngữ) ........................................................................ 3
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 4

NỘI DUNG ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TP QUY NHƠN ............................. 5
1.1. Khát quát về thành phố Quy Nhơn ................................................................ 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 11
1.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng kỹ thuật [30]. .................................................. 13
1.2. Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch xây dựng thành
phố Quy Nhơn ........................................................................................................ 20


1.2.1. Thực trạng công tác đánh giá và lựa chọn đất xây dựng trong quá trình
quy hoạch thành phố Quy Nhơn.............................................................................. 20
1.2.2. Thực trạng cao độ nền xây dựng .......................................................... 21
1.2.3. Thực trạng hệ thống thoát nước mưa ................................................... 23
1.2.4. Thực trạng các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác .................................. 24
1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thành phố Quy Nhơn..................... 27
1.3.1. Ngập úng, lũ lụt ..................................................................................... 27
1.3.2. Bão và áp thấp nhiệt đới........................................................................ 28
1.3.3. Triều cường .......................................................................................... 28
1.3.4. Xâm nhập mặn ..................................................................................... 29
1.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật và những thách
thức của thành phố Quy Nhơn trong thích ứng với biến đổi khí hậu ............ 29
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
CHUẨN BỊ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ QUY NHƠN NHẰM THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................... 31
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 31
2.1.1. Các nội dung yêu cầu và nguyên tắc của công tác chuẩn bị kỹ thuật
khu đất xây dựng ...................................................................................................... 31
2.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc phòng chống lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn

.................................................................................................................................. 34
2.1.3. Nguyên tắc thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác chuẩn bị kỹ
thuật .......................................................................................................................... 36
2.1.4. Tính toán cao độ nền xây dựng tối thiểu cho khu đất xây dựng đô thị
nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ....................................................................... 37
2.1.5. Tính toán cải tạo vệt tụ thủy.................................................................. 42
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 45
2.2.1. Các văn bản pháp quy liên quan ........................................................... 45


2.2.2. Các chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu .................... 46
2.2.3. Định hướng quy hoạch xây dựng thành phố Quy Nhơn ..................... 50
2.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu cho thành phố Quy Nhơn .......................... 54
2.3. Kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị kỹ thuật nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................. 56
2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới ..................................................................... 56
2.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam.................................................................... 61
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT THÀNH
PHỐ QUY NHƠN NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .... 64
3.1. Quan điểm nghiên cứu, lựa chọn kịch bản tính toán và định hướng giải
pháp chuẩn bị kỹ thuật.......................................................................................... 64
3.1.1. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................... 64
3.1.2. Lựa chọn kịch bản tính toán theo RPC4.5 ........................................... 64
3.1.3. Định hướng giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thành phố Quy Nhơn ... 66
3.2. Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu67
3.2.1. Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên trong điều kiện thích ứng với biến
đổi khí hậu ................................................................................................................ 67
3.2.2. Đánh giá đất theo mức độ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ........ 71
3.2.3. Đánh giá tổng hợp đất xây dựng........................................................... 74
3.2.4. Lựa chọn đất xây dựng nhằm thích ứng với BĐKH............................ 75

3.3. Giải pháp quy hoạch cao độ nền xây dựng nhằm thích ứng với biến đổi
khí hậu ..................................................................................................................... 76
3.3.1. Khu vực ven biển, ven đầm Thị Nại..................................................... 76
3.3.2. Khu vực hạ lưu sông Côn, sông Hà Thanh, ven đầm Thị Nại ............ 77
3.3.3. Khu vực thượng nguồn sông Hà Thanh ............................................... 84
3.3.4. Khu vực thành phố Quy Nhơn hiện hữu .............................................. 84


3.4. Giải pháp phòng chống lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn nhằm thích ứng
với biến đổi khí hậu................................................................................................ 85
3.4.1. Giải pháp đắp đê bảo vệ ........................................................................ 85
3.4.2. Giải pháp tăng cường khả năng thoát nước của lòng sông.................. 85
3.4.3. Giải pháp điều chỉnh dòng nước........................................................... 87
3.4.4. Giải pháp thoát nước mưa theo hướng bền vững................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 95
Kết luận....................................................................................................... 95
Kiến nghị..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu


CBKT

Chuẩn bị kỹ thuật

TP

Thành phố

TNM

Thoát nước mưa

TL

Tỉnh lộ

QL

Quốc lộ


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Ranh giới hành chính thành phố Quy Nhơn


5

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của thành phố Quy Nhơn

6

Hình 1.3 Sơ đồ phân vùng địa hình thành phố Quy Nhơn

7

Hình 1.4 Sơ đồ các nhánh sông thành phố Quy Nhơn

9

Hình 1.5 Hiện trạng giao thông thành phố Quy Nhơn

17

Hình 1.6 Sơ đồ đánh giá đất xây dựng thành phố Quy Nhơn

21

Hình 1.7 Kè đê biển thôn Lý Chánh

26

Hình 2.1 Mặt bằng kênh với thử nghiệm sinh học

57


Hình 2.2 Thay đổi từ thử nghiệm tại sông Kallang

58

Hình 2.3 Ý tưởng tạo không gian thoát lũ cho sông

60

Hình 2.4 Di dời đê vào bên trong để tạo không gian cho dòng sông

60

Hình 2.5 Hạ thấp cao độ bãi ven sông và tạo thêm sông nhánh

61

Hình 2.6 Thay thế các con đường bằng các trụ đỡ

61

Hình 2.7 Ý tưởng thoát lũ trên sông Cu Đê

62

Hình 2.8 Kè bờ sông Cái đoạn qua Nha Trang

63

Nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 100cm, tỉnh

Bình Định
Sơ đồ giải pháp đắp đê bao khu vực hạ lưu sông Côn và
Hình 3.2
ven đầm Thị Nại
Hình 3.1

65
78


Số hiệu
hình

Tên hình

Sơ đồ giải pháp đắp đê bao khu vực hạ lưu sông Hà
Thanh
Gia cố bờ sông bằng công nghệ Geocell và trồng cỏ
Hình 3.4
Vetiver
Hình 3.3

Trang
81
87

Hình 3.5 Vị trí hồ chứa đề xuất trên sông nhánh, suối

89


Hình 3.6 Sơ đồ giải pháp cải tạo suối Nhị Hà

91

Hình 3.7 Cải tạo vệt tụ thủy bằng công nghệ Geocell

92

Hình 3.8 Giải pháp TNM theo hướng bền vững

94


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng dân số TP Quy Nhơn năm 2013

12

Bảng 1.2

Hiện trạng sử dụng đất TP Quy Nhơn


12

Bảng 2.1

Mực nước tính toán có chu kỳ theo tần suất (số năm)

37

Bảng 2.2

Trị số gia tăng độ cao an toàn a

40

Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa ( 0C) sơ với
Bảng 2.3

thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5

54

Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm( 0C) so với thời
Bảng 2.4

kỳ cơ sở

54

Bảng 2.5


Biến đổi của lượng mưa các mùa trong năm so với
thời kỳ cơ sở

55

Bảng 2.6

Biến đổi của lượng mưa năm(%)so với thời kỳ cơ sở

55

Kịch bản nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 cho
Bảng 2.7

dải ven biển Việt Nam

56

Bảng 3.1

Nguy cơ ngập với tỉnh Bình Định

65

Bảng 3.2

Tổng hợp đánh giá đất theo yếu tố độ dốc địa hình

68


Bảng 3.3

Cao độ mực nước biển ven bờ tại Quy Nhơn

69

Bảng 3.4

Mực nước lớn nhất tại trạm Diêu Trì

69

Bảng 3.5

Tổng hợp đánh giá đất theo yếu tố điều kiện ngập lụt

70

Bảng 3.6

Tổng hợp đánh giá đất theo mức độ ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu

72

Bảng 3.7

Tổng hợp đánh giá đất xây dựng thành phố Quy Nhơn


75


Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 3.8

Tên bảng, biểu
Tính toán cao độ nền xây dựng tối thiểu

Trang
83


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước
biển dâng hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ XXI. BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững .
Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực Châu Á gió
mùa, hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới
khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và biển Đông, chịu tác động của nhiều
loại hình thời tiết phức tạp và được đánh giá là một trong những quốc gia bị
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự BĐKH toàn cầu.
Quy Nhơn là thành phố ven biển duyên hải miền Trung, có địa hình đa
dạng: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, hải đảo và Quy Nhơn hội đủ các
loại hình thiên tai có ở Bình Định. Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, những

hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển
dâng, bão và áp thấp nhiệt đới… ở địa bàn miền Trung nói chung và thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng xuất hiện ngày càng phức tạp và gây
ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
TP Quy Nhơn có địa hình vùng núi rất ngắn và dốc cùng với sông Côn
và sông Hà Thanh có lòng sông hẹp, dốc, không có khả năng điều tiết lũ nên
dòng chảy lũ rất lớn. Trong khi đó ở hạ lưu là đầm Thị Nại và vùng đồng
bằng trũng thấp nằm ven cửa biển chịu ảnh hưởng chi phối bởi lũ đầu nguồn
và nước biển dâng do bão hoặc triều cường xảy ra đồng thời. Vì vậy TP Quy
Nhơn thường xuyên bị ngập úng, lũ lụt. Nguy cơ này còn trở nên nghiêm
trọng hơn do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt và thiếu đồng bộ trong
những thập kỷ vừa qua. Trong quá trình này, các khu vực trũng thấp vốn giữ
vai trò là vùng chứa lũ dần bị san lấp, thay thế bởi các công trình xây dựng, hệ


2

thống thoát nước mưa (TNM) hiện tại không đáp ứng được nhu cầu thoát
nước. Trong tương lai dưới tác động của BĐKH tình trạng này có nguy cơ
trầm trọng hơn do mưa lớn sẽ tập trung nhiều hơn vào mùa mưa và nước biển
sẽ dâng cao hơn.
Với địa hình dốc, ngắn nên các con sông không có khă năng trữ nước
vào mùa mưa và khi hết mùa mưa là hết nước, vào mùa khô nắng nóng gió
Tây, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn
xảy ra rất nghiêm trọng tại TP Quy Nhơn.
Quy hoạch xây dựng đô thị với những giải pháp kỹ thuật cụ thể cũng là
một trong những biện pháp để thích ứng với BĐKH, trong đó giải pháp về
chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) khu đất xây dựng là một trong những nhiệm vụ
quan trọng và không thể thiếu trong công tác quy hoạch đô thị.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu giải pháp chuẩn bị kỹ thuật thành

phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu” là
thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng được yêu
cầu xây dựng và phát triển TP Quy Nhơn trong điều kiện BĐKH.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp CBKT hợp lý cho TP Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định nhằm thích ứng với BĐKH.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác CBKT khu đất xây dựng thích ứng
với BĐKH.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: TP Quy Nhơn và vùng phụ cận (gọi chung là TP
Quy Nhơn) được xác định trong Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch


3

chung TP Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
có diện tích khoảng 67.788 ha, bao gồm TP Quy Nhơn hiện hữu, huyện Tuy
Phước, hai xã Canh Vinh và Canh Hiển (huyện Vân Canh), xã Cát Tiến, Cát
Chánh và một phần xã Cát Hải (huyện Phù Cát).
+ Phạm vi thời gian: Đến năm 2050.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học theo kịch

bản biến đổi khí hậu(2016)cho công tác CBKT nhằm thích ứng với BĐKH
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần hoàn thiện các giải pháp CBKT TP Quy
Nhơn thích ứng với BĐKH đồng thời có thể áp dụng cho những khu vực có
điều kiện tương đồng.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) khu đất xây dựng: Là giải pháp sử dụng và
cải tạo điều kiện tự nhiên phục vụ cho kỹ thuật xây dựng và tổ chức không
gian đô thị, không gian sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức cảnh quan và môi
trường đô thị [15].
- Hệ thống thoát nước: Là một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật,
mạng lưới thu gom nước thải từ nơi phát sinh đến các công trình xử lý và xả
nước thải ra nguồn tiếp nhận [10].
- Biến đổi khí hậu (BĐKH): Là sự thay đổi của khí hậu trong một
khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của


4

con người. Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực
nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. [5].
- Kịch bản BĐKH: Là sự khác biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu
hiện tại. Do kịch bản biến đổi khí hậu xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao
hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương
lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính,
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. [5].
- Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng
và giảm thiểu BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính
là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng (adaptation) với
BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc KT - XH đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do

dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó
mang lại. Giảm nhẹ (mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ
hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.[6].
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có phần nội dung
bao gồm 3 chương:
Chương 1. Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật trong quy hoạch xây
dựng thành phố Quy Nhơn.
Chương 2. Cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật
thành phố Quy Nhơn thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương 3. Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật thành phố Quy Nhơn
thích ứng với biến đổi khí hậu.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT
TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG TP QUY NHƠN
1.1. Khát quát về thành phố Quy Nhơn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, có chiều dài bờ
biển hơn 40 km, diện tích tự nhiên khoảng 284 km2 , dân số 282.600 người,
được chia thành 21 đơn vị hành chính (16 phường và 5 xã) trong đó có 04 xã
đảo, bán đảo và 1 xã miền núi, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
của cả tỉnh Bình Định. Ranh giới hành chính của TP Quy Nhơn được thể hiện
ở Hình 1.1.
Ranh giới TP Quy Nhơn được giới
hạn như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phù
Cát, và huyện Thuy Phước tỉnh Bình
Định;
- Phía Tây giáp huyện Tuy
Phước
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Nam giáp thị xã Sông
Cầu của tỉnh Phú Yên.

Hình 1.1. Ranh giới hành chính
thành phố Quy Nhơn [22]

TP Quy Nhơn có vị trí địa lý tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông
quốc gia như: Quốc lộ (QL) 1A, QL 19, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc
Nam, sân bay Phù Cát, cảng Quy Nhơn, cảng Nhơn Hội. Trong đó, QL 19


6

đóng vai trò quan trọng, kết nối TP Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên và
các nước Tiểu vùng sông Mê Kông.
Vị trí liên hệ vùng của TP Quy
Nhơn được thể hiện ở Hình 1.2.
Cách Hà Nội 1.065 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh
400 dặm về phía Nam,cách thành
phố Pleiku (Tây Nguyên) 105
dặm.Cách Đà Nẵng 195 dặm,cách
Huế 247 dặm ,cách Nha Trang 130
dặm ,cách Tuy Hòa 62 dặm và cách

Quảng Ngãi 109 dặm.
b. Địa hình
TP Quy Nhơn có địa hình dốc và

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ

phức tạp, có nhiều thế đất khác nhau,

vùng của thành phố Quy Nhơn [22]

đa dạng về cảnh quan địa lý. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng
bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo
thành. Thành phố Quy Nhơn có thể chia thành các 4 dạng địa hình sau:
- Địa hình núi cao và dốc: Tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc và phía Tây của
tỉnh thuộc dãy Trường Sơn Đông, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua huyện
Vân Canh, các đỉnh núi cao có cao độ từ 300 ¸ 700 m, địa hình bị chia cắt
mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc 20%.
- Vùng đồi gò ở trung du: Phân bố rải rác khắp thành phố mở rộng, tập
trung chủ yếu thuộc 2 xã huyện Vân Canh và các xã phía Nam, phía Tây
huyện Tuy Phước, cao độ các gò đồi từ 20 ¸ 70 m, độ dốc chủ yếu của địa
hình vùng này từ 10 ¸ 15%.


7

- Vùng đồng bằng: Một phần nằm ở dưới chân các dãy núi ở phía Tây
TP, cao độ từ 2,5 ¸ 10 m. Một phần nằm ven đầm Thị Nại bao bọc hạlưu các
nhánh ra của sông Côn và sông Hà Thanh ở phía Đông, cao độ từ 0,5 ¸ 2 m.
- Vùng ven biển: Vùng có các cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển với
chiều rộng khoảng 2 km. Vùng này có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, có nhiều

tiềm năng để phát triển kinh tế tổng hợp biển. Độ dốc chủ yếu của địa hình
vùng này từ 0 ¸ 10% [22].
Các dạng địa hình của TP Quy
Nhơn được thể hiện ở Hình 1.3.
c. Khí hậu
TP Quy Nhơn nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu
duyên hải Nam Trung Bộ với 2 mùa
rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa
mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau,
mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9. Các
yếu tố khí hậu cụ thể như sau:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung
bình hàng năm tại TP Quy Nhơn là Hình 1.3. Sơ đồ phân vùng địa hình
24.5oC. Nhiệt độ cao nhất có thể đạt
thành phố Quy Nhơn [22]
42oC và nhiệt độ thấp nhất xuống 15oC, biên độ ngày đêm trung bình 7 ¸ 9oC
về mùa hè và 4 ¸ 6oC về mùa Đông .
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm
khoảng 79%, tháng 10 ÷ 2 tương đối ẩm và tháng 3 ÷ 9 là thời kỳ khô .
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong các tháng mùa Đông là hướng Tây
Bắc, sau đó đổi thành hướng Bắc và Đông Bắc. Về mùa Hè thịnh hành theo


8

hướng Tây hoặc Tây Nam. Tốc độ gió bình quân 1,7 m/s. Mùa khô tốc độ gió
cao hơn mùa mưa; vùng ven biển khi có bão mạnh, tốc độ gió đạt 40 m/s .
- Chế độ mưa: Lượng mưa năm trung bình nhiều năm đạt từ 1700 ÷
1800 mm, có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô:

+ Mùa mưa ngắn chỉ từ 3 ÷ 4 tháng, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Lượng mưa trong mùa mưa ở đây chiếm từ 65 ÷ 80% lượng mưa cả năm.
Tháng có lượng mưa lớn nhất thường xảy ra vào tháng 10, 11 có thể đạt từ
500 ÷ 600 mm/tháng, như tại Quy Nhơn là 557 mm, lượng mưa trung bình
tháng 11 tại Vân Canh là 591,6 mm.
+ Mùa khô kéo dài 3÷9 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8 với lượng mưa chỉ
chiếm 20 ÷ 35% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ ít mưa nhất trong vùng thường
tập trung vào 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4) lượng mưa trong 3 tháng chỉ
chiếm khoảng 3 ÷ 5% lượng mưa năm.
d. Chế độ thủy văn
Sông Hà Thanh với diện tích lưu vực là 580 km2, chiều dài dòng sông
chính 48 km, độ cao bình quân toàn lưu vực là 179 m, độ dốc bình quân lưu
vực là 18,3%, mật độ lưới sông 0,92 km/km2, lượng mưa bình quân lưu vực
khoảng 2000 mm, tổng lượng dòng chảy năm tính toàn lưu vực khoảng 675
triệu m3. Sông bắt nguồn ở những đỉnh núi cao trên 1100 m thuộc huyện Vân
Canh chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và khi chảy qua cầu Diêu Trì
trên QL 1A, về phía hạ lưu khoảng 800 m, sông chia thành hai nhánh. Nhánh
phía Bắc gọi là sông Trường Úc và đổ vào đầm Thị Nại tại cửa Trường Úc.
Nhánh phía Nam chảy sát TP Quy Nhơn hiện hữu ra Cầu Đôi và cũng đổ vào
đầm Thị Nại tại cửa Hà Thanh [23].
Sông Côn là con sông cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hạ lưu sông
Hà Thanh. Đây là sông lớn nhất tỉnh Bình Định, có diện tích lưu vực là 3067


9

km2, dài 178 km, bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn trên địa phận của
tỉnh Gia Lai.
Dòng chính sông Côn đến Bình Thạnh chia thành hai nhánh chính:
- Nhánh Đập Đá chảy phía Bắc gần giáp dãy đồi Phù Cát, Phù Mỹ đổ

vào đầm Thị Nại ở phía Bắc theo cửa Đại An.
- Nhánh Tân An chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách ngã ba
Bình Thạnh 2 km về phía hạ lưu sông lại chia thành 2 nhánh là Gò Chàm và
dòng chính Tân An. Cả hai nhánh sông đều đổ vào đầm Thị Nại.
Sơ đồ các nhánh sông của thành phố được thể hiện trên Hình 1.4.

Hình 1.4. Sơ đồ các nhánh sông thành phố Quy Nhơn
e. Chế độ hải văn
Thuỷ triều ở TP Quy Nhơn nằm trong chế độ nhật triều không đều. Số
ngày nhật triều trong tháng từ 17 đến 26 ngày. Qua đo đạc ở đầm Thị Nại


10

trong tháng 5, tháng 6 cho thấy chế độ triều vùng đầm và cửa sông thì cùng
chế độ triều với vùng biển Quy Nhơn, tuy nhiên biên độ triều vùng đầm nhỏ
hơn biên độ triều vùng biển. Cao độ đỉnh triều vùng đầm và tại trạm Quy
Nhơn thay đổi không đáng kể. Chân triều vùng đầm cao hơn vùng biển 0,2 ÷
0,6 m. Biên độ triều cường vùng đầm từ 1,3 ÷ 1,4 m, trong khi đó biên độ vùng
biển cùng thời kỳ là 1,5 ÷ 2,0 m [23].
f. Đặc điểm địa chất công trình
- Địa chất kiến tạo: Thành phố Quy Nhơn thuộc vùng hạ lưu sông Hà
Thanh và sông Côn, nằm trên đới cấu tạo Kon Tum, với số liệu phân tích cho
thấy nguồn gốc đá mẹ gồm 2 loại chính sau:
+ Khối MacmaAcid điển hình là đá granite, thành phần chủ yếu là thạch
anh, ngoài ra còn có mica.
+ Đá trầm tích thuộc dạng thạch, phiến thạch, đất hình thành trên đá
trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch [22].
- Địa chất công trình: Các khu vực được phân chia như sau [22]:
+ Khu vực trung tâm thành phố Quy Nhơn hiện hữu: Lớp 1 là đất nền;

lớp 2 là cát thô hạt trung, độ sâu đến hơn 8 m, có cường độ chịu lực 1,5
kg/cm2; lớp 3 là đất than bùn có cường độ chịu lực 0,4 kg/cm2; lớp 4 là cát hạt
trung chứa vỏ sò ốc có cường độ chịu lực 1,8 kg/cm2. Thông thường, các công
trình xây dựng đều làm móng nông, chiều sâu nhỏ hơn 4m.
+ Khu vực ven núi Bà Hỏa- Vũng Chùa: lớp 1 là đất đắp hữu cơ dày 1,5
m; lớp 2 là cát, cát pha sườn tích, lũ tích, độ sâu 4 ¸ 4,5 m có cường độ chịu
lực 1,2 kg/cm2; lớp 3 là cát trung, trầm tích ven biển, có cường độ chịu lực 2,0
kg/cm2, thuận lợi cho xây dựng công trình.
+ Khu vực địa hình cao, gò đồi có có cường độ chịu lực ≥ 2 kg/cm2,
thuận lợi cho xây dựng.


11

+ Khu vực đồng bằng, đầm phá có có cường độ chịu lực 0,5 ¸ 1,5
kg/cm2, khi xây dựng công trình cần khoan thăm dò địa chất.
g. Đặc điểm địa chất thủy văn
Nguồn nước ngầm ở TP Quy Nhơn có trữ lượng không lớn, nhưng chất
lượng nước ngầm khá tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt, được phân thành 2
vùng khai thác:
- Vùng triển vọng vừa: Tập trung ở vùng đồng bằng, chiều sâu khai thác
có hiệu quả từ 25 ¸ 90 m, trữ lượng khai thác 9.956 m3/ngày đêm.
- Vùng triển vọng kém: Gồm nước lỗ rỗng trong các thành tạo bở rời
tập trung ở ven biển, trữ lượng khai thác từ 100 ¸ 1.500 m3/ngày đêm, chất
lượng chưa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt do độ mặn và hàm lượng sắt lớn [22].
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Đặc điểm kinh tế
TP Quy Nhơn có đặc điểm kinh tế theo các phân vùng sau:
- Trung tâm TP Quy Nhơn hiện hữu là khu vực đô thị động lực kinh tế
toàn vùng;

- Khu kinh tế Nhơn Hội hướng tới phát triển kinh tế biển tổng hợp;
- Khu vực Diêu Trì - Phú Tài - Long Mỹ phát triển dịch vụ và công
nghiệp đa ngành;
- Khu vực ven đầm Thị Nại và các xã dọc đê Đông phát triển kinh tế
đầm phá;
- Các xã dọc QL 19, QL 1A thuộc huyện Tuy Phước phát triển kinh tế
nông nghiệp - làng nghề truyền thống;
- Xã thuộc huyện Vân Canh phát triển kinh tế trung du bán sơn địa.
b. Đặc điểm dân số
Quy mô dân số TP Quy Nhơn năm 2013 là 502.008 người (chưa bao
gồm thành phần dân số khác như cán bộ, lao động làm việc tại TP nhưng


12

thường trú tại nơi khác, lực lượng vũ trang, khách du lịch vãng lai quy đổi),
được thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số TP Quy Nhơn năm 2013 [22]
TT

Phân vùng

Dân số (người)
Đô thị

Nông thôn

Tổng

1


TP Quy Nhơn hiện hữu

259.569

25.382

284.951

2

Huyện Tuy Phước

256.26

157.250

182.876

3

Xã Canh Vinh, Canh Hiển
Xã Cát Tiến, Cát Chánh,
một phần Cát Hải

0

10.660

10.660


0

23.521

23.521

285.195

216.813

502.008

4
5

Tổng cộng
c. Đặc điểm đất đai

TP Quy Nhơn có diện tích khoảng 67.788 ha, có hiện trạng sử dụng đất
thể hiện trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất TP Quy Nhơn [22]
TT

Hạng mục

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)


A

Đất xây dựng đô thị

5.093,2

100,0

187,8

1

Đất dân dụng

2.055,1

40,4

75,8

1.1

Đất các đơn vị ở

1.223,0

24,0

45,1


1.2

Đất CTCC đô thị

194,8

3,8

7,2

1.3

Đất cây xanh, TDTT

122,2

2,4

4,5

1.4

Đất giao thông đô thị

515,2

10,2

19,0


3.038,1

59,6

1.938,7

38,1

32,9

0,6

2
2.1
2.2

Đất ngoài dân dụng
Đất SXKD phi nông nghiệp
CN, TTCN, kho tàng
Đất trường đào tạo

Chỉ tiêu
(m2/ng)


×