Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố yên bái (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.8 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRỊNH TIẾN BÌNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ
ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------TRỊNH TIẾN BÌNH
KHÓA : 2017 - 2019

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU
TƯ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


MÃ SỐ: 60.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS LÊ ANH DŨNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


1

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, các
thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khoá
học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình giảng
dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến Thầy giáo PGS, TS Lê Anh Dũng đã tận
tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân
dân thành phố Yên Bái đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng

năm 2019


HỌC VIÊN

Trịnh Tiến Bình


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn này là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trịnh Tiến Bình


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................... 5
MỞ ĐẦU: ......................................................................................................... 6
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 6
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 7
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 7
KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC.................................................................... 8

NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI ..................................................................................... 9
1.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái. 9
1.2. Tình hình đầu tư và xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Yên
Bái trong thời gian vừa qua (giai đoạn 2016-2018): .................................... 15
1.3. Thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công
trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng thành phố Yên Bái:............................................................................... 43
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công
trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng thành phố Yên Bái:............................................................................... 46


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
CHÍ PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:.................. 50
2.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 50
2.2. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng: ................................................ 57
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình........................................................................................................ 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI ........................................... 69
3.1. Định hướng đầu tư xây dựng công trình của thành phố Yên Bái: ...... 69
3.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí tại Ban
Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Yên Bái ............................... 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ..................................................................... 99
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

DAĐT

Dự án đầu tư

NSNN

Ngân sách nhà nước

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

QLDA

Quản lý dự án



6

MỞ ĐẦU:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đặc biệt
trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù chưa phải là các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.... nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành, thành phố Yên Bái đang
dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư xây
dựng công trình.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách ưu đãi
với bà con đồng bào dân tộc và bà con các tỉnh miền núi, chính quyền tỉnh
Yên Bái đã thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đồng bộ bước đầu đã có
những kết quả đáng khích lệ.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do
Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng thành phố Yên Bái là đơn vị trực tiếp phụ trách quản lý. Công tác
quản lý chi phí là công tác quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả nguồn vốn của
nhà nước đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, mặc dù đã đat được một
số hiệu quả tích cực nhưng vẫn chưa phát huy đầy đủ các nhiệm vụ đề ra.
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập cần tháo gỡ. Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa cao,
một số dự án quản lý chi phí chưa hiệu quả dẫn tới lãng phí nguồn vốn ngân
sách nhà nước.



7

Từ những tồn tại trên, tác giả chọn vấn đề “Giải pháp tăng cường công tác
quản lý chi phí đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý
đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu của mình.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dự án nói chung, quản lý
chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nói riêng, kết hợp với việc phân tích
các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Yên Bái, qua đó đề xuất một số giải
pháp hữu hiệu và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí của Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
a. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã hệ thống những vấn đề lý luận về công tác quản lý chi phí dự án để
làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản
lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung, công tác quản lý chi
phí các dự án đầu tư xây dựng công trình tại thành phố Yên Bái nói riêng.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận văn không chỉ là tài liệu tham
khảo hữu ích cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái mà
còn là tài liệu cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý chi phí các dự án đầu
tư xây dựng nói chung.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích; phương pháp khảo sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp
đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp nghiên cứu
hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề của đề tài nghiên cứu.



8

KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý dự án, quản lý chi phí
dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề của đề tài
nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng của
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái qua đó đánh giá
những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, phù hợp và khả
thi với điều kiện thực tiễn của tỉnh Yên Bái nói chung và thành phố Yên Bái
nói riêng trong việc tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư và
xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên
Bái.


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THÀNH PHỐ YÊN BÁI
1.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố
Yên Bái.
1.1.1. Quá trình thành lập của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
thành phố Yên Bái
Địa điểm của Quản lý Đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái: Trụ sở chính đặt
tại đường Hoàng Hoa Thám - Phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên
Bái.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Yên Bái được thành lập tại quyết định số 05/QĐ-UBND Yên Bái
ngày 05/01/2004 của UBND tỉnh Yên Bái; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày
06/3/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái về việc kiện toàn Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái.
Những đặc điểm chính của đơn vị, các tổ chức đảng, đoàn thể:
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái thực hiện các chức
năng chính như sau:
Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các
nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng các công trình dân
dung, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật theo quy định của
pháp luật.


10

Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tạo
điều 68, điều 69 của Luật xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng
công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng
công trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có
đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các
dự án đã được giao.
Cơ cấu tổ chức Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái gồm có giám
đốc, phó giám đốc, phòng kế hoạch - tài chính - tổng hợp, phòng kỹ thuật.
Trong đó gồm 2 phòng chuyên môn:
a. Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc:

- Giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là người đứng đầu cơ quan chỉ
đạo chung, lãnh đạo, quản lý toàn diện hoạt động công tác của Ban QLDA
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật;
- Chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, của cơ quan
đơn vị mình.
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính, thi đua khen thưởng,
kỷ luật, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Chủ trì các cuộc họp giao ban, họp
thường kỳ và họp đột xuất của cơ quan.
Giám đốc phân công cho phó giám đốc giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các
lĩnh vực công tác.
b. Trách nhiệm và quyền hạn của phó giám đốc:
Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc phân công và ủy quyển trên các lĩnh
vực:
- Lập chương trình, kế hoạch công tác của Ban QLDA;


11

- Trực tiếp chỉ đạo công tác Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp;
- Trực tiếp phụ trách chỉ đạo điều hành các dự án thuộc các lĩnh vực chuyên
môn: Giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và PTNT, Xây dựng dân dụng, điện,
hạ tầng kỹ thuật;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban QLDA phân công, trực
tiếp chỉ đạo, soạn thảo, ký và trình ký cấp trên các văn bản thuộc lĩnh vực
được phân công và một số văn bản thuộc thẩm quyền giám đốc khi giám đốc
uỷ quyền.
- Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực nhiệm
vụ được phân công phụ trách, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật
về thực hiện nhiệm vụ được phân công.

c. Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng nghiệp vụ:
* Phòng Kế hoạch-Tài chính-Tổng hợp:
- Chức năng:
Tham mưu, giúp Ban giám đốc các kế hoạch công tác của Ban QLDA, kế
hoạch giải ngân, các giải pháp khắc phục khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh
tiến độ giải ngân, thanh quyết toán; tổng hợp, báo cáo tình hình tổ chức thực
hiện các dự án. Tổng hợp, báo cáo, tình hình giải ngân, quản lý ngân sách và
tài sản, công tác hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, công tác tổ chức
cán bộ, tổng hợp, báo cáo và đảm nhiệm một số chức năng khác do Giám đốc
Ban QLDA phân công. Thực hiện công tác tổ chức đối với các hoạt động của
cơ quan.
- Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Theo dõi đôn đốc, kiểm tra, và phối hợp với bộ phận kỹ thuật triển khai
thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Ban QLDA;
+ Thông báo, truyền đạt các ý kiến, văn bản, tài liệu chỉ đạo điều hành của
lãnh đạo Ban QLDA đến các phòng và viên chức trong cơ quan, giúp lãnh


12

đạo Ban QLDA theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; thu
thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo Ban QLDA. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất
theo quy định.
+ Tham mưu cho lãnh đạo Ban QLDA về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ
luật, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, viên chức trong cơ quan;
+ Tham mưu các công tác: Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền
lương, quản lý tài chính, tài sản, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, viên chức của Ban QLDA; sắp xếp, sử dụng cán bộ, viên chức,
thực hiện các công tác nghiệp vụ về tổ chức và nhân sự; Tuyển dụng, điều

động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, nghỉ
chế độ, nghỉ việc.
+ Thực hiện nhiệm vụ văn thư, tổ chức quản lý văn bản đi, đến; quản lý, sử
dụng con dấu, tài liệu theo chế độ “mật”, tổ chức thực hiện công tác lưu trữ
theo qui định.
+ Đảm bảo nền nếp văn minh, an ninh trật tự, vệ sinh, cảnh quan môi trường
trong khuôn viên cơ quan; công tác bảo vệ; phòng chống cháy nổ, lụt bão;
quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất của cơ quan; bảo đảm kỷ
luật lao động, trật tự, kỷ luật, kỷ cương hành chính theo nội quy, quy chế làm
việc của Ban QLDA
+ Chủ trì soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế hoạt động của của cơ
quan. Thực hiện các công việc phục vụ thuộc lĩnh vực văn phòng, tham mưu
cho Ban giám đốc trong công tác tổ chức, tuyển dụng cán bộ.
+ Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Ban giám đốc giao.
* Phòng Kỹ thuật:
+ Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm.


13

+ Soạn thảo các hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng giám sát kỹ thuật thi
công xây dựng công trình và các hợp đồng khác trong quá trình thực hiện dự
án (trừ hợp đồng thuê tư vấn khảo sát-thiết kế, hợp đồng thuê giám sát khảo
sát, hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra), kiểm tra, kiểm soát tham mưu trong công
tác thương thảo hợp đồng bảo hiểm trước khi trình lãnh đạo ban quản lý ký
hợp đồng; tổ chức giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp
đồng xây dựng, tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc
cần thiết khác khi Ban giám đốc giao.
+ Tổng hợp, xây dựng các báo cáo tình hình thực hiện dự án và các báo cáo
của cơ quan theo quy định và theo yêu cầu của cấp trên.

+ Tham mưu cho ban giám đốc về kỹ thuật xây dựng, các hệ thống văn bản
pháp lý thuộc lĩnh vực xây dựng;
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình, hạng mục công trình, báo
cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý làm chủ đầu tư
và quản lý dự án;
+ Trực tiếp theo dõi các công trình từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn
thành dự án;
Những thuận lợi và khó khăn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành
phố Yên Bái:
Những thuận lợi của Ban quản lý:
- Bộ máy của Ban ổn định đi vào hoạt động tốt:
- Chi bộ độc lập trực thuộc thành ủy thành phố Yên Bái.
- Tổ chức chính quyền trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái.
- Công đoàn cơ sở trực thuộc thành phố Yên Bái
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái thành lập đã lâu nên
mọi hoạt động của Ban đã ổn định và nề nếp về tổ chức và có kinh nghiệm
quản lý XDCB.


14

Công tác tổ chức đã cơ bản ổn định hầu hết cán bộ của ban trẻ nhiệt tình công
tác vững vàng chuyên môn, có tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật và
trách nhiệm với công việc tốt.
Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố do vậy các dự án do
Ban quản lý tăng về số lượng và giá trị công trình, các công trình chuyển tiếp
đều được ghi kế hoạch do vậy các dự án ban chủ động ngay từ đầu, các dự án
lớn tập trung việc quản lý triển khai thực hiện giám sát có nhiều thuận lợi,
được trang sắm phương tiện và thiết bị văn phòng.
Một số dự án có khối lượng lớn tập trung nên việc triển khai để có sản lượng

lớn cũng thuận lợi hơn. Năm nay do có nhiều văn bản quy phạm pháp luật
mới ban hành và có hiệu lực thi hành, ủy quyền cho chủ đầu tư, tăng tính chủ
động cho chủ đầu tư và theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn
thời gian lựa chọn nhà thầu, đây là một thuận lợi lớn nhất.
Những khó khăn của Ban quản lý:
Chế độ chính sách thay đổi, giá cả biến động, ảnh hưởng đến việc thanh toán.
Công tác đo vẽ thu hồi đất phức tạp, gặp rất nhiều khó khăn.
Công tác tư vấn, thiết kế thẩm tra đôi khi còn xảy ra sai sót do thay đổi về chế
độ chính sách và điều kiện thực tế nên các dự án phải điều chỉnh nhiều lần.
Do ảnh hưởng của kiềm chế lạm phát năm 2016 - 2017 nên nhiều nhà thầu
gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do vậy việc tập trung nguồn lực cho dự án
còn hạn chế.
Quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng
lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án.
Cán bộ trong Ban rất nhiều đồng chí đang theo học các lớp nâng cao
nghiệp vụ và nhiều cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm chưa có nhiều, đây cũng
là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị.


15

1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
thành phố Yên Bái:
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Yên Bái là đơn vị sự nghiệp tự
trang trải, giúp Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái (Chủ đầu tư) thực hiện
quản lý các dự án đầu tư về xây dựng thuộc lĩnh vực ngành, làm chủ đầu tư
với hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng trình tự xây dựng cơ bản,
Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các quy định của Pháp luật hiện hành.
- Dự thảo các văn bản, tờ trình về các lĩnh vực, nhiệm vụ được giao

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ
chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn
thành dự án đưa vào khai thác sử dụng theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
- Lập hồ sơ cấp đất, giải phóng mặt bằng theo đúng trình tự xây dựng
cơ bản
- Thương thảo, ký kết hợp đồng, nghiệm thu thanh toán khối lượng
hoàn thành các dự án.
- Giám sát thi công xây dựng. Lập báo cáo tổng hợp thực hiện dự án,
báo cáo tài chính, quyết toán công trình hoàn thành theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và tài sản của đơn vị.
- Chủ động giải quyết những vướng mắc khi thực hiện dự án trong
phạm vị quyền hạn được giao. Lưu giữ hồ sơ dự án và làm việc với cơ quan
Kiểm toán,Thanh tra, kiểm tra.
1.2. Tình hình đầu tư và xây dựng công trình trên địa bàn thành
phố Yên Bái trong thời gian vừa qua (giai đoạn 2016-2018):
1.2.1. Dự án cầu Tuần Quán:


16

a. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
* Vị trí xây dựng:
- Điểm đầu dự án: Giao với đường tránh ngập thành phố Yên Bái, đoạn
nối Trung tâm Km 5 với Quốc lộ 32C tại lý trình Km 1 + 400 m.
- Điểm cuối dự án: Giao với Quốc lộ 32C tại lý trình Km 92 + 600 m.
b. Quy mô đầu tư xây dựng:
* Phần cầu:
- Tần suất thiết kế P = 1%.

- Cầu được thiết kế với khổ K = 16 m, bề rộng toàn cầu B = 16 m + 2 x 0,5
m = 17 m.
- Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực,
tải trọng thiết kế HL93. Chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố L = 513,75 m
được bố trí theo sơ đồ nhịp: (2 x 33) m + (75 + 120 + 75) m + (5 x 33) m.
- Cầu thiết kế khổ thông thuyền qua sông cấp III; thiết kế với cấp động đất cấp
VII.
- Hai mố và các trụ đỡ các nhịp dẫn, trụ chuyển tiếp, trụ chính dạng chữ V
bằng BTCT đổ tại chỗ đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi.
* Đường hai đầu cầu: được thiết kế theo quy mô đường đô thị, với:
- Bề rộng nền đường Bn = 25 m, trong đó: Bề rộng mặt đường Bm = 15
m; bề rộng hành lang Bhl = 2 x 5 m = 10 m.
- Độ dốc dọc lớn nhất Imax = 6%.
- Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất Rmin = 125 m.
- Kết cấu áo đường mềm, thiết kế đạt Eyc = 133 MPa.
- Rãnh dọc đào kết cấu gạch bê tông, trên có boóc đuya, tấm đậy hoàn
chỉnh.
- Vỉa hè lát gạch block tự chèn.


17

- Công trình thoát nước thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30 XB80.
- Công trình phòng hộ: Thiết kế hoàn chỉnh theo Điều lệ báo hiệu
đường bộ 22TCN 237 - 01.
- Thiết kế hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh và cấp nước.
b. Địa điểm xây dựng: Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
c. Diện tích sử dụng đất: Theo dự án được duyệt.
d. Phương án thiết kế cơ sở:
* Phần cầu:

- Về sơ đồ và bố trí chung cầu: Chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố L
= 513,75 m được bố trí theo sơ đồ: (2 x 33) m + (75 + 120 + 75) m + (5 x 33)
m.
- Về kết cấu phần trên:
- Cầu được thiết kế với khổ cầu K = 16 m, bề rộng toàn cầu B = 17 m.
- Trắc dọc cầu nằm trên đường cong tròn đứng với bán kính R = 4.500
m.
- Cầu gồm phần cầu chính và phần cầu dẫn:
+ Cầu chính: Gồm 01 nhịp dầm liên tục bằng BTCT dự ứng lực đúc hẫng cân
bằng 3 nhịp, bố trí theo sơ đồ (75 + 120 + 75) m, chiều cao dầm thay đổi từ H
= 6 m tại trụ và H = 2,3 m tại giữa nhịp và 02 đầu dầm. Mặt cắt ngang dầm
dạng hộp đơn, thành hộp xiên, bề rộng đáy hộp thay đổi, bề rộng nắp hộp B =
16,7 m.
+ Cầu dẫn: Là nhịp dầm tiết diện chữ I, bằng BTCT DƯL có chiều dài mỗi
nhịp L = 33 m, mặt cắt ngang gồm 07 dầm chủ, tim các dầm chủ đặt cách
nhau a = 2,3 m, chiều cao dầm H = 1,65 m, bản mặt cầu bằng BTCT đổ tại
chỗ có chiều dày 20 cm.


18

- Dốc dọc mặt cầu theo đường cong đứng R = 4.500 m trong phạm vi
360 m, sau đó dốc 4% về 2 phía.
- Lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa asphalt có chiều dày h = 7 cm,
phía dưới là lớp phòng nước dùng vật liệu chống thấm dạng dung dịch, thi
công theo phương pháp phun thẩm thấu.
- Gối cầu chính dạng chậu thép; gối cầu nhịp dẫn bằng cao su cốt bản thép.
- Khe co dãn dạng răng lược thép và khe ray nhập ngoại.
- Hệ thống lan bằng thép ống và thép bản được mạ kẽm nhúng nóng, gờ chắn
bánh xe, chân lan can bằng bê tông cốt thép.

- Cầu thiết kế khổ thông thuyền qua sông cấp III.
- Tần suất lũ thiết kế P = 1%.
* Kết cấu phần dưới:
- Mố cầu thiết kế dạng tường chịu lực, kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ đặt
trên hệ móng cọc khoan nhồi có đường kính mỗi cọc D = 1,2 m.
- Trụ đỡ các nhịp dẫn dạng thân đặc bằng BTCT đổ tại chỗ đặt trên hệ móng
cọc khoan nhồi có đường kính mỗi cọc D = 1,2 m.
- Trụ chuyển tiếp dạng thân đặc bằng BTCT đổ tại chỗ đặt trên hệ móng cọc
khoan nhồi có đường kính mỗi cọc D = 1,5 m.
- Trụ cầu chính dạng chữ V bằng BTCT đổ tại chỗ đặt trên hệ móng cọc
khoan nhồi có đường kính mỗi cọc D = 1,5 m.
* Đường hai đầu cầu: được thiết kế theo quy mô đường đô thị, với:
- Bình đồ, hướng tuyến: Bình đồ tuyến được triển khai mới hoàn toàn đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án, tim tuyến triển khai cơ bản bám theo hướng
tuyến đã được xác định trong Quy hoạch điều chỉnh chung thành phố Yên Bái
đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt. Cơ tuyến
thiết kế tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật của các quy trình, quy phạm thiết
kế hiện hành và phù hợp với điều kiện địa hình thực tế. Một số vị trí tim tuyến


19

bị khống chế như điểm giao cắt với đường nối từ đường Điện Biên (Báo Yên
Bái) đến đường tránh ngập thành phố Yên Bái, điểm giao cắt với đường Yên
Bái  Văn Tiến, điểm giao cắt với đường từ cầu Văn Phú đi Cao Lanh và
điểm giao cắt với đường sắt Hà Nội  Lào Cai. Bán kính đường cong nằm
nhỏ nhất Rmin = 125 m.
- Trắc dọc: Trắc dọc tuyến được thiết kế dựa trên những nguyên tắc cơ bản
như thoả mãn yêu cầu của các điểm khống chế, đảm bảo tính kinh tế - kỹ
thuật khi chạy xe và các yếu tố kỹ thuật của tuyến đường. Những điểm giao

cắt với các đường ngang hoặc đường dân sinh được khống chế cao độ nhằm
tạo thành các nút giao đảm bảo các yêu cầu của nút giao cùng mức. Tổng
chiều dài tuyến thiết kế L = 3.945,16 m (bao gồm cả phần cầu); độ dốc dọc
thiết kế lớn nhất Imax = 4 %.
- Trắc ngang: Trắc ngang nền đường được thiết kế với các chỉ tiêu kỹ thuật
như sau:
- Bề rộng nền đường Bn = 15 m + 2 x 5 m = 25 m, trong đó: Bề rộng mặt
đường Bm = 15 m; bề rộng vỉa hè Bvh = 2 x 5 m = 10 m.
- Độ dốc ngang phần xe chạy i = 2%, độ dốc ngang vỉa hè Ivh = 1%
(hướng vào tim đường).
- Độ dốc mái ta luy đào 1/1, tại những vị trí có chiều sâu đào lớn thì cứ
8 m chiều cao mái ta luy đào thiết kế giật 01 cấp (bề rộng cấp B = 2 m). Thiết
kế rãnh thu nước bằng bê tông M150 dày 10 cm trên toàn bộ bề mặt cấp (bề
rộng rãnh B = 2,4 m).
- Độ dốc mái ta luy đắp 1/1,5, tại các vị trí có chiều cao đắp lớn thì cứ 6 m
chiều cao mái ta luy đào (tính từ vai đường trở xuống) thiết kế giật 01 cấp với bề
rộng cấp B = 2 m, kết hợp tăng thoải mái ta luy đến đường thiên nhiên với độ
dốc mái 1/1,75.


20

- Rãnh dọc kết cấu xây gạch bê tông M100, trên có boóc đuya, tấm đậy
rãnh hoàn chỉnh.
- Vỉa hè lát gạch block tự chèn dày h = 4,5 cm, phía dưới là lớp cát đệm
đầm chặt có chiều dày h = 3,5 cm.
* Kết cấu áo đường: Thiết kế kết cấu áo đường mềm đạt Eyc = 133 MPa, bao
gồm các lớp kết cấu như sau:
- Lớp thảm bê tông nhựa hạt mịn dày 5 cm.
- Lớp thảm bê tông nhựa hạt thô dày 7 cm.

- Lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm loại I dày 15 cm.
- Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm loại II dày 21 cm.
Trong mọi trường hợp, lớp đất tiếp giáp với đáy kết cấu áo đường phải được
xáo xới, đầm lèn đạt độ chặt K = 0,98 dày 50 cm (đối với nền đường đắp),
dày 30 cm (đối với nền đường đào).
* Công trình thoát nước: Thiết kế vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30 - XB80.
* Nút giao: Các nút giao trên tuyến được thiết kế cùng mức, ra vào đường
chính theo nguyên tắc nhập - tách làn.
* Hệ thống chiếu sáng: Bố trí 2 hàng cột đèn chiếu sáng so le 2 bên đường để
chiếu sáng đường giao thông, khoảng cách giữa các cột L = 30 m, cao độ lắp đèn
H = 10 m.
* Hệ thống cây xanh: Hệ thống cây xanh được thiết kế trên vỉa hè dọc theo
tuyến đường trồng các loại cây sấu, cây sao đen được bố trí xen kẽ nhau với
khoảng cách 12 m/1cây.
* Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
- Thiết kế 01 đường ống cấp nước I - DN200 bằng vật liệu composie bố trí
bên phải tuyến, đặt chìm sâu dưới vỉa hè 0,9 m; nguồn cấp nước được lấy từ
đường ống cấp I - DN200 trên tuyến đường tránh ngập thành phố Yên Bái,
đoạn nối trung tâm Km 5 với Quốc lộ 32C.


21

- Thiết kế 02 đường ống cấp II - DN160 đặt chìm sâu dưới vỉa hè 0,6 m ở 02
bên đường để cấp nước sinh hoạt.
* Hệ thống an toàn giao thông: Thiết kế hoàn chỉnh Điều lệ báo hiệu đường
bộ 22TCN 237 - 01.
e. Loại, cấp công trình:
- Loại công trình: Công trình giao thông.
- Cấp công trình: Cấp I.

* Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: Theo quy định hiện
hành.
* Tổng mức đầu tư:
Tổng mức: 897.835 triệu đồng
(Tám trăm chín mươi bẩy tỷ, tám trăm ba mươi lăm triệu đồng)
Trong đó:
- Chi phí xây dựng: 712.030 triệu đồng;
- Chi phí bồi thường, GPMB, tái định cư (tạm tính): 11.700 triệu đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 7.561 triệu đồng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 26.448 triệu đồng;
- Chi phí khác: 22.987 triệu đồng;
- Chi phí dự phòng: 117.109 triệu đồng.
f. Nguồn vốn đầu tư: Dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
g. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
h. Phương thức thực hiện dự án: Theo quy định hiện hành.
i. Thời gian thực hiện dự án: 05 năm kể từ ngày khởi công xây dựng.
1.2.2. Dự án Kè chống sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia (đoạn từ cống
chợ Km 6  cầu D1, đường Lê Lợi), thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái:


22

a. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng công trình Kè chống
sạt lở và thoát lũ suối Hào Gia (đoạn từ cống chợ Km 6  cầu D1, đường Lê
Lợi), thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái góp phần đảm bảo an toàn về tính
mạng và tài sản cho nhân dân trong vùng dự án. Chỉnh trang đô thị, phát triển
không gian đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: Công trình Kè chống sạt lở

và thoát lũ suối Hào Gia (đoạn từ cống chợ Km 6  cầu D1, đường Lê Lợi),
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái được đầu tư theo quy mô như sau:
- Kè hai bên bờ suối với chiều dài dọc theo lòng suối là L = 2.855,83
m.
- Hệ số an toàn K = 1,15.
- Tần suất lũ thiết kế P = 2%.
- Lưu lượng lũ thiết kế Q2% = 63,25 m3/s (đối với đoạn từ cọc K2 - 41 
cọc H31, Q2% = 103,14 m3/s (đối với các đoạn còn lại).
- Thiết kế đường giao thông hai bên bờ tuyến kè với:
+ Bề rộng nền đường Bn = 4,0 m (Bn = 7,0 m đối với các đoạn tuyến có
bố trí quỹ đất dân cư dọc tuyến).
+ Bề rộng mặt đường Bm = 3,0 m (Bm = 6,0 m đối với các đoạn tuyến
có bố trí quỹ đất dân cư dọc tuyến).
+ Kết cấu áo đường cứng bằng bê tông xi măng.
+ Rãnh dọc kết cấu bê tông, tấm đậy rãnh bằng BTCT hoàn chỉnh.
- Công trình trên kè: Thiết kế mới 05 cầu bản, 11 cống tiêu, 01 cống qua
đường.
c. Địa điểm xây dựng: Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
d Diện tích sử dụng đất: Theo dự án được duyệt.
e. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
* Phần kè:


23

- Kè hai bên bờ suối với chiều dài dọc theo lòng suối là L = 2.855,83
m.
- Hệ số ổn định K = 1,15; tần suất lũ thiết kế P = 2%; lưu lượng lũ thiết
kế Q2% = 63,25 m3/s (đối với đoạn từ cọc K2 - 41  cọc H31, Q2% = 103,14
m3/s (đối với các đoạn còn lại).

- Chân kè: Kết cấu BTCT M200, đệm móng bằng đá dăm dày 10 cm;
kích thước chân kè b x h = 50 x 60 cm.
- Thiết kế kè ốp mái bằng kết cấu khung BTCT M200; dầm dọc kích
thước b x h = 20 x 25 cm, dầm ngang kích thước b x h = 20 x 25 cm. Phần nằm
giữa các mắt khung được đổ bê tông M150 dày 18 cm, đệm móng bằng bê tông
M100 dày 5 cm. Trên phần mái kè bố trí các ống thoát nước bằng nhựa PVC
- Hệ số mái kè m = 1,0; chiều cao mái kè h = 4,5 m.
- Đất đắp mái kè đạt độ chặt K95.
- Thiết kế 05 công trình cầu dân sinh qua kè là cầu bản, kết cấu BTCT
M200.

* Phần đường:

- Bình đồ hướng tuyến: Hướng tuyến bám dọc theo tuyến kè, đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường, hạn chế đền bù tài sản của nhân dân
dọc tuyến.
- Trắc dọc tuyến: Cao độ tim tuyến bị khống chế bởi đường đỉnh kè,
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn của tuyến đường.
- Trắc ngang tuyến:
- Bề rộng nền đường Bn = 4,0 m; bề rộng mặt đường Bm = 3,0 m (riêng
các đoạn tuyến có bố trí quỹ đất dân cư dọc tuyến thiết kế với bề rộng nền
đường Bn = 7,0 m, bề rộng mặt đường Bm = 6,0 m).


×