BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG
CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG
CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
KHÓA: 2017 – 2019
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG
CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG
CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGÔ THỊ KIM DUNG
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp tôi có kiến thức và
hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học TS.Ngô
Thị Kim Dung đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa sau đại học, các thầy
cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn tốt nghiệp tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp
đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện song do thời gian và khả năng
thực hiện có hạn nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót,
tôi rất mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cô và các bạn để những
giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn có thể áp dụng ngoài thực tiễn đạt
kết quả cao.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
*Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
*Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
*Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
*Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn .................................... 6
*Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................. 10
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ
- ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN
ĐÔNG ANH ................................................................................................ 10
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ....................................................... 10
1.1.1. Khái quát về huyện Đông Anh............................................................ 10
1.1.2. Giới thiệu khái quát về khu vực đường Cao Lỗ .................................. 12
1.2.Thực trạng kiến trúc, cảnh quan địa bàn nghiên cứu ........................ 14
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất và các hoạt động xây dựng trên tuyến đường Cao
Lỗ ................................................................................................................. 14
1.2.2. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cao Lỗ, huyện
Đông Anh ..................................................................................................... 18
1.3. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Cao
Lỗ đoạn từ đường quốc lộ 3 đến đường Cổ Loa huyện Đông Anh .......... 31
1.3.1. Thực trạng quản lý KTCQ tuyến đường Cao Lỗ ................................. 31
1.3.2. Công cụ quản lý.................................................................................. 32
1.3.3. Thực trạng bộ máy quản lý KTCQ tuyến đường Cao Lỗ .................... 33
1.3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý kiến trúc cảnh quan
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 37
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 38
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................. 38
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3
ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH....................................... 43
2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................... 43
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ........................................... 43
2.1.2 Các văn bản của địa phương ................................................................ 46
2.2 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 46
2.2.1 Lý thuyết về tổ chức và quản lý Kiến trúc cảnh quan đô thị................. 46
2.2.2 Lý thuyết về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị................................... 53
2.2.3 Lý thuyết về quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị có sự tham gia của cộng
đồng ............................................................................................................. 56
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan ........ 57
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 57
2.3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .................................................................... 57
2.3.3 Cơ chế quản lý ..................................................................................... 58
2.4 Bài học kinh nghiệm trong nước và trên thế giới ............................... 59
2.4.1 Kinh nghiệm trong nước ...................................................................... 59
2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới .................................................................... 61
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3
ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH....................................... 64
3.1 Quan điểm và nguyên tắc ..................................................................... 64
3.1.1 Quan điểm ........................................................................................... 64
3.1.2 Nguyên tắc chung ................................................................................ 65
3.2 Một số giải pháp quản lý kiến trúc, cảnh quan tuyến đường Cao Lỗđoạn từ đường quốc lộ 3 đến đường Cổ Loa- huyện Đông Anh .............. 65
3.2.1 Phân khu vực quản lý kiến trúc cảnh quan ........................................... 65
3.2.2 Quy định chung ................................................................................... 68
3.3. Giải pháp quản lý từng khu vực cụ thể .............................................. 82
3.4. Giải pháp hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý ................................ 85
3.5. Một số giải pháp khác ......................................................................... 88
3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý KTCQ trục đường Cao
Lỗ có sự tham gia của cộng đồng ............................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 92
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ANTT
BQL
KTCQ
Cụm từ viết tắt
An ninh trật tự
Ban quản lý
Kiến trúc cảnh quan
Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm
QHCHN2030
2030, tầm nhìn đến năm 2050
QHPK
Quy hoạch phân khu
UBND
Ủy ban nhân dân
GPXD
Giấy phép xây dựng
BQLDA
Ban quản lý dự án
DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Tên hình
Hình 1.1
Sơ đồ tuyến đường nghiên cứu
Hình 1.2
Sơ đồ phạm vi tuyến đường nghiên cứu
Hình 1.3
Sơ đồ phạm vi nghiên cứu hai bên tuyến đường
Hình 1.4
Vị trí tuyến đường trong quy hoạch phân khu đô thị N7
Hình 1.5
Hình ảnh đường Cao Lỗ
Hình 1.6
Hiện trạng sử dụng đất trục đường Cao Lỗ
Hình 1.7
Hiện trạng xe máy đỗ trên vỉa hè
Hình 1.8
Ô tô lấn chiếm vỉa hè ở các công trình hành chính
Hình 1.9
Công trình xây đựng được che chắn theo đúng quy định
Hình 1.10
Vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè
Hình 1.11
Công trình xây dựng nhà dân không được che chắn
Hình 1.12
Hiện trạng các công trình hành chính, công cộng trên
tuyến đường Cao Lỗ
Hình 1.13
Hiện trạng nhà ở đều chuyển đổi sang kinh doanh
Hình 1.14
Hiện trạng mặt đứng các công trình nhà ở
5 Hình 1.15
Đoạn đường không có cây xanh
Hình 1.16
Hiện trạng gốc cây xanh trên tuyến đường
Hình 1.17
Hiện trạng vỉa hè bị xuống cấp
Hình 1.18
Vỉa hè bị lấn chiếm cho mục đích kinh doanh
Hình 1.19
Hoạt động kinh doanh tự phát lấn chiếm vỉa hè
Hình 1.20
Mặt cắt đường Cao Lỗ
Hình 1.21
Hiện trạng bãi đỗ xe đường Cao Lỗ
Hình 1.22
Sơ đồ mạng lưới cấp điện đường Cao Lỗ
Hình 1.23
Mạng lưới cấp điện đường Cao Lỗ
Hình 1.24
Hiện trạng trạm cấp điện
Hình 1.25
Người dân đổ rác trên vỉa hè
Hình 1.26
Địa điểm tập kết rác
Hình 1.27
Hình ảnh điểm chờ xe bus
Hình 1.28
Kiến trúc các công trình nhà dân mang hình ảnh lộn xộn,
thiếu sự quản lý
Hình 3.1
Mặt bằng phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan
Hình 3.2
Một số hình ảnh minh họa cây trồng giàn đường phố và
hình thức bảo vệ cây trồng
Hình 3.3
Minh họa điểm chờ xe bus
Hình 3.4
Minh họa nhà vệ sinh công cộng
Hình 3.5
Minh họa thùng rác
Hình 3.6
Vị trí và ranh giới khu vực KV1
Hình 3.7
Vị trí và ranh giới khu vực KV2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kiến trúc cảnh
quan tuyến đường Cao Lỗ, huyện Đông Anh
Sơ đồ 1.2
Thực trạng bộ máy quản lý tại huyện Đông Anh
Sơ đồ 2.1
Nội dung công tác quản lý KTCQ
1
MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
- Cảnh quan là một bộ phận không thể thiếu trong bất kể một tổng thể kiến
trúc nào. Cảnh quan của đô thị nói chung và của đường phố nói riêng cũng vậy.
Có thể nói kiến trúc cảnh quan đường phố chính là bộ mặt của đô thị. Nó góp
phần tạo nên hình ảnh của một đô thị văn minh, sạch đẹp đồng thời nói lên đặc
trưng cũng như lịch sử của đô thị đấy.
- Huyện Đông Anh là vùng đất có bề dày về truyền thống và lịch sử văn hóa,
nơi lưu giữ những giá trị của một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân
tộc. Khi nhắc đến huyện Đông Anh, người ta thường nghĩ ngay đến Cổ Loa
thành - nơi từng hai lần được chọn làm kinh đô của các triều đại phong kiến mà
cụ thể là thời An Dương Vương (thế kỷ III trước CN) và Ngô Quyền (thế kỷ
X). Ngày nay, nhiều thôn làng ở Đông Anh còn lưu giữ được những di tích lịch
sử, những lễ hội truyền thống phản ánh rõ quá trình đấu tranh dựng và giữ nước
của dân tộc.
- Theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 (viết tắt là QHCHN2030) đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Phân khu đô
thị N7 thuộc địa giới hành chính huyện Đông Anh, nằm trong khu vực phát
triển mở rộng đô thị trung tâm, là một trong 11 phân khu thuộc chuỗi đô thị mở
rộng của đô thị phía Bắc sông Hồng, được định hướng phát triển đô thị hiện
đại, điển hình đặc trưng; là cửa ngõ của vùng Đông Bắc Á với khối ASEAN và
Thủ đô Hà Nội là đại diện. Các chức năng chủ yếu trong khu vực này là trung
tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ và khu đô thị mới đẳng cấp quốc tế (đô thị
ASEAN), đáp ứng mục tiêu đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, dịch chuyển dân cư
từ khu vực nội đô tới các khu ở mới.
2
- Phân khu N7 nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc Thành phố trung tâm, với tiềm
năng về tài nguyên đất đai, cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người,
với lợi thế vị trí tập trung đầu mối hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc
gia, thành phố, có vai trò là một đầu mối kinh tế, giao thông vận tải và hạ tầng
kỹ thuật ở phía Bắc Thủ đô.
- Tuyến đường Cao Lỗ nằm ở phân khu đô thị N7 thuộc trung tâm huyện
Đông Anh, với nhiều hạng mục công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tôn
giáo, kinh tế và chính trị. Tuy nhiên kiến trúc cảnh quan khu vực vẫn chưa đc
chú trọng. Các công trình kiến trúc đa dạng, nhà dân tự xây không có sự thống
nhất về phong cách kiến trúc, sử dụng vật liệu, màu sắc công trình còn tùy tiện.
Thêm vào đó, trong quá trình phát triển nhiều hộ dân , doanh nghiệp kinh doanh
tận dụng mặt tiền để quảng cáo nên mất mỹ quan đô thị. Tình trạng lấn chiếm
vỉa hè, lòng đường thường xuyên diễn ra làm ảnh hưởng đến không gian kiến
trúc cảnh quan. Công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan còn nhiều bất
cập, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng và giữa các địa bàn
quản lý.
- Tỉnh và thành phố đã có những công trình nghiên cứu, đề tài có liên quan
nhưng chưa thiết thực, chưa được triển khai.
- Qua các dẫn chứng đã trình bày, cho thấy công tác quản lý đô thị của khu
vực đường Cao Lỗ rất cần đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo tổ chức hợp lý và đủ
năng lực chuyên môn để điều phối các hoạt động nói trên một cách hợp lý. Có
như vậy, sự phát triển của khu vực đường Cao Lỗ mới đảm bảo được tính bền
vững và đồng thời có thể trở thành động lực phát triển kinh tế cho thủ đô Hà
Nội theo đúng định hướng đặt ra ở đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
3
- Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn mang lại của công tác
quản lý đô thị nói chung và quản lý Kiến trúc cảnh quan nói riêng tại khu vực
đường Cao Lỗ, Luận văn: “Quản lý kiến trúc cảnh quan, tuyến đường Cao
Lỗ- đoạn từ đường quốc lộ 3 đến đường Cổ Loa, huyện Đông Anh” được
hình thành với mong muốn sẽ bước đầu đáp ứng các yêu cầu cấp thiết cho sự
phát triển đô thị tại đây.
*Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Cao Lỗ huyện
Đông Anh hướng tới trở thành trục cảnh quan, nét riêng đặc trưng của huyện
Đông Anh nói riêng đồng thời là tài liệu tham khảo cho các tuyến đường khác.
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường
Cao Lỗ- đoạn từ đường quốc lộ 3 đến đường Cổ Loa- huyện Đông Anh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Khu vực nghiên cứu nằm giữa trung tâm huyện Đông Anh, với nhiều không
gian, hạng mục công trình công cộng mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, thể thao,
tôn giáo, kinh tế và chính trị như: UBND huyện Đông Anh, Viện Kiểm Sát
huyện Đông Anh, Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Bưu điện Đông Anh,…
4
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí tuyến đường [28]
Hình 1.2: Sơ đồ phạm vi tuyến đường nghiên cứu
5
Hình 1.3: Sơ đồ phạm vi 2 bên tuyến đường
+ Khu vực nghiên cứu là tuyến đường Cao Lỗ– Huyện Đông Anh (Đoạn từ
đường quốc lộ 3 đến đường Cổ Loa).
+ Phạm vi nghiên cứu: Chiều dài tuyến đường Cao Lỗ từ đường quốc lộ 3
đến đường Cổ Loa dài 1,7 km, chiều rộng 2 bên đường lấy từ chỉ giới đường
đỏ 50-100m tùy từng khu vực cụ thể.
- Thời gian áp dụng: Đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
*Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu, điều tra, khảo sát thực tế.
- Phân tích kết quả thực tế của thực trạng, các tiềm năng khu vực có giá trị
thu hút du lịch.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
6
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng phương pháp
luận quản lý kiến trúc cảnh quan của đô thị trong quá trình đô thị hóa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho các dự án đầu tư trục đường
Cao Lỗ –huyện Đông Anh nói riêng và công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tuyến đường áp dụng cho các tỉnh, thành phố trên cả nước có điều
kiện địa lý tương tự nói chung.
*Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.[18]
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [18]
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [18]
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [18]
7
- Cảnh quan tự nhiên: Khu vực cảnh quan tự nhiên, thảm thực vật, hệ sinh
thái tự nhiên, gò, đồi, bờ biển, cửa sông, mặt nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững của đô thị.
- Thiết kế đô thị: Gồm việc xác định tầng cao xây dựng cho từng công
trình; khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố; xác định
màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các vật
thể kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường
phố và mặt nước. [18]
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động
đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố.
- Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo
quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị. [9]
- Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân
thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. [4]
- Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp: là công trình (hoặc quỹ đất) sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ,
và/hoặc kết hợp sản xuất…) [4]
- Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây
dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công
trình kỹ thuật hạ tầng. [4]
- Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình
trên lô đất [4]
8
- Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
*Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận & Kiến nghị. Chi
tiết là các tiểu mục theo quy định của Nhà trường với 3 chương của phần Nội
dung như sau:
9
Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔN GIAN KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC
LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG
QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ - ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG
QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
10
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN VÀ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG CAO LỖ
- ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 3 ĐẾN ĐƯỜNG CỔ LOA, HUYỆN
ĐÔNG ANH
1.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Khái quát về huyện Đông Anh
Nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, huyện Đông Anh là vùng địa linh của đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Cách đây hơn 2.300 năm, Thục Phán An Dương
Vương khi lập ra nước Âu Lạc đã dời đô về Cổ Loa trên đất Đông Anh và xây
dựng nơi đây trở thành tổ hợp Kinh thành - Quân thành - Thị thành, một trong
những đỉnh cao của kiến trúc quân sự Việt Nam. Mùa xuân năm Kỷ Hợi (939),
Ngô Quyền khi xưng vương đã chọn Cổ Loa làm kinh đô, khôi phục vị trí trung
tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập, sau hơn một nghìn
năm Bắc thuộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến tháng 10-1876 (thời
Vua Tự Đức), huyện Đông Anh được thành lập trên cơ sở các làng, xã của ba
huyện: Đông Ngàn (phủ Từ Sơn), Kim Anh (phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh), Yên
Lãng (phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây).Tháng 5-1961 đánh dấu một bước ngoặt có
ý nghĩa quan trọng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Anh, khi huyện
chính thức trở thành đơn vị hành chính của Hà Nội.
Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô
Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đông Anh có ranh giới
tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là
sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với
khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông
11
Anh với huyện Sóc Sơn. Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được
xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía
Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội,
đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất,
Ứng Hòa.
Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hoàn toàn ở khu vực phía Bắc sông
Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trò chiến lược
trong định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và
vai trò chiến lược của Đông Anh thể hiện ở những điểm sau:
- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà
Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường
sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào
Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ
thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh
phía Bắc. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt
kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.
- Vị trí chiến lược về phát triển đô thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc
hai bờ sông Hồng thì Đông Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm
phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế
của Đông Anh là quỹ đất còn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển
12
các dự án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển
mới ở phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong
tương lai.
- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến
lược trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu
hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính,
thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận
lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội.
Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất
nước (dưới thời An Dương Vương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh
lại đang là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của
Hà Nội những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định
vị trí đặc biệt quan trọng của Đông Anh trong lòng Thủ đô Hà Nội và cả nước.
1.1.2. Giới thiệu khái quát về khu vực đường Cao Lỗ
Ngày 26 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng chính phủ có quyết định 1259/QĐTTG về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó khu vực đô thị trung tâm thành phố
được chia làm 38 phân khu. Phân khu N7 thuộc địa giới hành chính huyện
Đông Anh, nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm Phân khu
đô thị N7 nằm ở vị trí phía Bắc huyện Đông Anh, là khu vực có tiềm năng đất
đai lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, có trục quốc lộ 3 và đường cao tốc
Cầu Nhật Tân – sân bay Nội Bài, tuyến đường sắt Hà Nội - Lao Cai đi qua.
Hiện tại có trung tâm hành chính huyện Đông Anh nơi đặt trụ sở Huyện ủy,
HĐND và UBND huyện đông Anh cùng nhiều trung tâm thương mại dịch vụ
văn hóa y tế phục vụ cho dân cư trong huyện. Tại khu vực hiện có nhiều dự
án phát triển khu nhà ở, khu công nghiệp, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật
13
đô thị đang triển khai, có cơ hội trong việc tạo lập hình ảnh đô thị mới hiện
đại chất lượng cao
Hình 1.4: Vị trí tuyến đường trong quy hoạch phân khu đô thị N7 [28]
14
Hình 1.5: Hình ảnh đường Cao Lỗ
- Tuyến đường Cao Lỗ nằm ở trung tâm huyện Đông Anh với nhiều hạng
mục công trình mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, thể thao, tôn giáo, kinh tế và
chính trị như: Công An huyện Đông Anh, Phòng giao dịch huyện Đông Anh,
điện lực Đông Anh, Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đông Anh, trung
tâm phát triển quỹ đất Đông Anh, Bưu điện huyện Đông Anh, Thư viện huyện
Đông Anh,... Về hiện trạng kiến trúc, các công trình mới và cũ đã được đầu tư
xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
- Đây cũng là trục cảnh quan có ý nghĩa quan trọng góp phần làm nên bộ
mặt Đông Anh, một huyện trẻ năng động với bề dày lịch sử, truyền thống anh
hùng.
1.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Thực trạng sử dụng đất và các hoạt động xây dựng trên tuyến đường
Cao Lỗ
a) Thực trạng sử dụng đất: