Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHÙNG VĂN QUỲNH

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

PHÙNG VĂN QUỲNH

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 31 03 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sửu


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Sửu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước
và có sự bổ sung thêm những tài liệu mới.
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phùng Văn Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu
của luận văn cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Nhân học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt
nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Phùng Văn Quỳnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................7
1.1 Tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý văn hóa .............7
1.1.1 Về Khu di tích Cổ Loa .......................................................................................7
1.1.2 Về tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng ........................................10
1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý di tích lịch sử, văn hóa ..................16
1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................19
1.2.1 Khái niệm cộng đồng .......................................................................................19
1.2.2 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng .............................................................21
1.2.3 Khái niệm di tích lịch sử, văn hóa....................................................................23
1.2.4 Khái niệm quản lý và quản lý văn hóa .............................................................30
Tiểu kết .....................................................................................................................36
Chƣơng 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHU DI TÍCH CỔ LOA ........................................................................................37
2.1 Vài nét về Cổ Loa ...............................................................................................37
2.1.1 Xã Cổ Loa ........................................................................................................37
2.1.2 Đặc điểm Khu di tích Cổ Loa ..........................................................................38
2.1.3 Một số điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc Khu di tích Cổ Loa .......................42
2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa ............49
2.2.1 Những chủ thể liên quan đến Khu di tích Cổ Loa ...........................................49
2.2.2 Vai trò mờ nhạt của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa ...51
2.2.3 Quy hoạch Khu di tích Cổ Loa - mối quan tâm của cộng đồng địa phương ...57
Tiểu kết .....................................................................................................................63
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHU
DI TÍCH CỔ LOA HIỆN NAY..............................................................................64
3.1. Di tích Cổ Loa đang bị xâm hại .........................................................................64
3.2 Chồng chéo trong công tác quản lý .....................................................................65
3.3 Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa .66
3.4 Người dân chưa gắn kết với việc khai thác các giá trị tại Khu di tích ................68

3.5 Di tích đang làm “đóng băng” đời sống của người dân Cổ Loa .........................71
3.6.1 Di sản văn hóa là một thực thể trong xã hội hiện đại.......................................75
3.6.2 Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn
hóa .............................................................................................................................77
3.6.3 Mối quan hệ giữa cộng đồng và các chủ thể khác liên quan đến quản lý di sản
văn hóa ......................................................................................................................79
3.6.4 Quan điểm bảo tồn - phát triển.........................................................................81
Tiểu kết .....................................................................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89

1


MỞ ĐẦU
I. Lý do nghiên cứu
Di sản văn hóa, “bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [66]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn
ra trên khắp thế giới, các quốc gia không chỉ cố gắng phát triển kinh tế, giao lưu văn
hóa mà còn tìm cách bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân
tộc, coi đó như một tài sản và lợi thế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho đất
nước.
Trên thực tế, ở mỗi quốc gia, công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy
các giá trị văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng trở thành nguồn nội lực
nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng, ngày một được một quan
tâm. UNESCO không ngừng kêu gọi mỗi dân tộc, cộng đồng tôn trọng, nâng cao
nhận thức trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa bản
địa. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, như: Campuchia, Thái Lan… đã
thực hiện tốt công tác quản lý cũng như khai thác di sản văn hóa, thu hút sự tham

quan của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trực tiếp vào tăng
trưởng GDP của đất nước và phát triển kinh tế, xã hội địa phương có di sản.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, các di sản văn hóa, gồm cả vật thể và phi
vật thể tại nhiều quốc gia và địa phương đang trở thành nạn nhân của xu thế toàn
cầu hóa, đô thị hóa. Các di sản văn hóa dần đánh mất những yếu tố gốc cấu thành
đặc trưng của di sản văn hóa. Thực tế này được Công ước năm 1972 của UNESCO
nhận định “di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại
không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến
triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng
thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa”. [101].
Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng Tháng 8/1945 đến nay, Nhà nước luôn quan
tâm đến công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa dân
tộc. Nhiều chính sách về di sản văn hóa được ban hành nhằm phù hợp hơn với tình
hình, đặc điểm của đất nước trong mỗi thời kỳ, như:

2


- Sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh;
- Nghị định số 519/TTG ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ về Quy
định thể lệ bảo tồn cổ tích;
- Pháp lệnh Số: 14-LCT/HĐNN7 ngày 04/04/1984 của Hội đồng Nhà nước về
Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh;
- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/07/1988 của Ban Chấp hành Trung ương
về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Luật Di sản văn hóa (năm 2001) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa (năm 2009)
- Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban Chấp hành Trung
ương đã khẳng định “văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng
tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt

Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [6] đã cho thấy
vai trò của văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng cũng như quan điểm của
Nhà nước về lĩnh vực này đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
Dù vậy, trong những năm qua công tác quản lý và việc khai thác ít nhiều làm
ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của các di sản văn hóa. Đối với một số trường hợp di
tích lịch sử, văn hóa ở Việt Nam, các chủ thể văn hóa, như: người dân làng cổ
Đường Lâm viết đơn “xin” trả lại danh hiệu di sản cho Nhà nước; các di tích chùa
Trăm Gian, thành nhà Mạc tại Tuyên Quang, ô Quan Chưởng tại Hà Nội bị “biến
dạng” trong quá trình tu bổ… cho thấy những bất cập của công tác quản lý, bảo tồn,
khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nhiều địa phương trên phạm vi cả
nước.
Đứng trước những thách thức đó, có nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong
đó có việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý
di sản văn hóa như một cách tiếp cận mới nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy hiệu
quả giá trị di sản văn hóa. Những kết quả đạt được ở Việt nam và nhiều quốc gia đã
chứng minh cho tính hữu ích của hướng tiếp cận này. Song, sự tham gia của cộng
đồng vào công tác quản lý, khai thác, tổ chức các hoạt động có liên quan đến di sản
3


văn hóa lại chưa được phát huy ở tất cả các khía cạnh. Trong khi vai trò của sự tham
gia của cộng đồng được thể hiện rõ trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động di
sản văn hóa phi vật thể thì sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý, tổ
chức các di tích lịch sử, văn hóa vật thể chưa thực sự nổi bật. Ngược lại, trong một
số trường hợp, những tác động thiếu định hướng của cộng đồng đang làm ảnh
hưởng đến tính nguyên gốc của nhiều di tích… Những vấn đề này trong thực tiễn
quản lý di tích lịch sử văn hóa có sự tham gia của cộng đồng cũng như việc bảo tồn,
khai thác và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa cần được nghiên cứu và lý

giải một cách thấu đáo. Trên cơ sở đó, tôi chọn “Sự tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm
đề tài Luận văn của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là:
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản
lý Khu di tích Cổ Loa;
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa cộng đồng và Nhà nước trong công tác quản lý
Khu di tích Cổ Loa, tác động của mối quan hệ này đối với công tác bảo tồn, khai
thác và phát huy giá trị của Khu di tích;
- Lý giải vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa
nói chung, Khu di tích Cổ Loa nói riêng trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa cộng
đồng và di tích lịch sử, văn hóa
III. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả có những câu hỏi nghiên cứu như
sau:
- Công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa được triển khai như thế nào?
- Ai đang là chủ thể quản lý đối với Khu di tích?
- Ban quản lý/Nhà nước quan niệm như thế nào về sự tham gia và vai trò của
cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa? Những quan niệm này ảnh
hưởng như thế nào đến thực tiễn sự tham gia của cộng đồng vào quản lý di tích?
- Cộng đồng là ai? Và họ nhận thức như thế nào về di tích Cổ Loa và sự tham
gia của họ vào công tác quản lý di tích?
4


- Thực tiễn của sự tham gia của cộng đồng vào quản lý Khu di tích Cổ Loa
diễn ra như thế nào? có hay không sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản
lý Khu di tích Cổ Loa và mức độ thể hiện ra sao?
- Những thách thức và cản trở nào đối với sự tham gia của cộng đồng vào

quản lý di tích, tại sao?...
IV. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Tôi tập trung tìm hiểu về khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội, làm rõ công tác quản lý, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của khu di
tích và qua đó xem xét sự tham gia của cộng đồng mà cụ thể ở đây là người dân Cổ
Loa trong công tác quản lý, khai thác và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích
này.
Như vậy, luận văn của tôi đi sâu tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm và sự “tham
gia” thực tế của người dân Cổ Loa với khu di tích. Cùng với đó, các nhà quản lý
liên quan đến khu di tích Cổ Loa và các nhà chuyên môn cũng là bộ phận được
khảo sát để xem công tác quản lý có bao gồm sự tham gia của cộng đồng như thế
nào, dưới hình thứ nào, ở mức độ ra sao và tại sao? Mối quan hệ giữa hai thực thể
cộng đồng và cơ quan quản lý khu di tích này diễn ra như thế nào liên quan đến việc
quản lý, khai thác và bảo tồn khu di tích.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đặt trong không gian văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng, địa bàn
nghiên cứu và khảo sát chính của luận văn này là khu di tích Cổ Loa và xã Cổ Loa ở
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Luận văn không có ý bàn sâu tới tất cả các vấn đề liên quan đến Khu di tích
Cổ Loa (di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) mà chỉ tập trung làm sáng rõ thực tế,
khả năng sự tham gia của cộng đồng trong quản lý các điểm di tích của Khu di tích
Cổ Loa (yếu tố văn hóa vật thể) cũng như mối quan hệ giữa cộng đồng và Nhà nước
trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích.
V. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình điền dã dân tộc học ở địa bàn nghiên cứu, tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngành học, như quan sát tham gia, phỏng vấn
5



để sưu tầm tài liệu dân tộc học. Ngoài ra, tôi cũng khai thác nhiều nguồn tài liệu văn
bản lịch sử, khảo cổ học, văn hóa dân gian về khu di tích Cổ Loa để hiểu rõ hơn về
lịch sử, về các kết quả nghiên cứu cũng như lý giải của các khoa học về khu di tích
lịch sử quan trọng này.
Trong thời gian điền dã, tôi không chỉ phỏng vấn sâu người dân địa phương
nhằm phản ánh tiếng nói của cộng đồng mà còn khai thác quan điểm, ý kiến và lập
luận của các nhà quản lý đại diện cho các cơ quan nhà nước, nhằm thu thập nguồn
tư liệu rộng, sâu và đa chiều hơn về khu di tích và đánh giá sự tham gia của cộng
đồng vào công tác quản lý, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích.
VI. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm có 3 chương chính
là:
Chương 1: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích Cổ Loa
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý khu di tích Cổ Loa
hiện nay

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý văn hóa
1.1.1 Về Khu di tích Cổ Loa
Cổ Loa là mảnh đất lịch sử gắn với những huyền tích, truyền thuyết về quá
trình xây thành của vua An Dương Vương và sự giúp sức của thần Kim Quy, về
mối tình oan trái giữa Mỵ Châu với Trọng Thủy, về chiếc nỏ thần đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học địa phương, trong nước và quốc tế.
Từ lâu, trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa dân gian, khảo cổ học, dân tộc học Cổ
Loa không còn là một đề tài mới đối với các nhà nghiên cứu. Hàng năm công tác

khai quật khảo cổ học, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển liên tục từ thời kỳ tiền
nhà nước đến văn hóa Đông Sơn, quá trình xây dựng thành Cổ Loa và lịch sử tụ cư
của vùng đất Cổ Loa được tiến hành khá đều đặn.
Theo tác giả Dương Minh, những mũi tên đồng tìm thấy tại di chỉ Cầu Vực là
được sản xuất tại chỗ. Nước Âu Lạc thời An Dương Vương đã có nghề thủ công
đúc đồng kỹ thuật điêu luyện tạo ra được nhiều sản phẩm dùng trong sinh hoạt và
quân sự. Từ đó, tác giả nhận định “Truyện thần thoại Thần Kim Quy không phải là
một chuyện bịa đặt, mà là một chuyện xuất phát từ một hiện thực lịch sử”. [51].
Dựa vào kết quả khai quật khảo cổ học, nhiều học giả dần đi đến những kết
luận về nguồn gốc của vua An Dương Vương cũng như quy mô, cấu trúc thành Cổ
Loa. Tác giả Phạm Văn Kỉnh trong bài Thời kỳ An Dương Vương và thành Cổ Loa
đã đặt vấn đề nguồn gốc của vua An Dương Vương qua thư tịch Trung Quốc, hay
truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” của người Tày. Tác giả đánh giá cao truyền
thuyết của người Tày về nguồn gốc An Dương Vương. Bản thân tác giả đồng tình
với ý kiến cho rằng Thục Phán là người đứng đầu một bộ lạc Tây Âu (Âu Việt)
sống tại miền Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc. Trong bài viết, tác giả tiếp
tục đề cập đến niên đại các vòng thành Cổ Loa cũng như quy mô còn sót lại đến nay
của các vòng thành. [41]. Cùng với chủ đề thành Cổ Loa, bài viết Công trình thành
Cổ Loa của Ngô Thế Thịnh mô tả nguyên nhân, quá trình xây dựng thành của An
Dương Vương từ huyền tích truyện Rùa vàng. Trên cơ sở phân tích không gian địa
7


lý, mối quan hệ giữa thành và hào, tác giả đã khẳng định thành Cổ Loa là một công
trình quân sự quan trọng về thủy binh. [79].
Trong phần Về An Dương Vương tập III (1973) của tác phẩm Hùng Vương
dựng nước, các tác giả Trần Quốc Vượng, Đỗ Văn Ninh đã sơ kết quá trình nghiên
cứu về An Dương Vương. Căn cứ vào kết quả khảo cổ học ở Cổ Loa, họ đã khẳng
định sự thật tồn tại của thời kỳ lịch sử An Dương Vương và nước Âu Lạc, và cho
rằng, đây là thời kỳ lịch sử nối tiếp của thời kỳ Hùng Vương..

Ngoài ra, còn phải kể đến một số cuốn sách về khu di tích Cổ Loa. Tiêu biểu
trong đó là tác phẩm Cổ Loa trung tâm hội tụ văn minh Sông Hồng (2002) do
PGS.TS Hoàng Văn Khoán chủ biên. Công trình này đã khái lược vị trí địa lý, cảnh
quan và lịch sử nghiên cứu Cổ Loa. Các tác giả đã tổng kết các di chỉ khảo cổ học
được phát hiện, khai quật tại Cổ Loa từ năm 1959 - 2001, mô tả tiến trình lịch sử
phát triển liên tục từ hậu kỳ đá cũ đến các giai đoạn tiền Đông Sơn, Đông Sơn trên
mảnh đất Cổ Loa. Nghiên cứu qua các kết quả khai quật khảo cổ học, những hiện
vật khảo cổ học với một số lượng lớn đa dạng các dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ sản
xuất: gốm, rìu đá, chì lưới… Trong phần hai của cuốn sách các tác giả đã mô tả về
đời sống kinh tế sản xuất và đời sống văn hóa của cư dân Cổ Loa xưa. [38].
Khu di tích Cổ Loa - lịch sử văn vật (2003) đã tìm hiểu về Cổ Loa ở thời kỳ
trước An Dương Vương; Cổ Loa ở thời kỳ An Dương Vương; Cổ Loa sau thời kỳ
An Dương Vương. Trong phần I, tác giả đã mô tả vị trí địa lý của Cổ Loa, căn cứ
trên sự phân bố của các dòng sông lớn, qua việc tổng kết các kết quả nghiên cứu của
nhiều chuyên gia, tác giả Nguyễn Doãn Tuân tiếp tục khẳng định về một sự tụ cư từ
sớm trước thời kỳ An Dương Vương. Trong phần này, tác giả cũng lý giải vì sao
trước thời An Dương Vương, Cổ Loa dù hội tụ nhiều yếu tố nhưng chưa thể trở
thành một đô thị. Bước sang phần II, tác giả đặt ra nhiều vấn đề, qua nhiều nguồn
thư tịch, các tài liệu nghiên cứu để lý giải về sự tồn tại, nguồn gốc của An Dương
Vương. Quy mô, cấu trúc, niên đại và những dấu vết còn lại đến ngày nay của thành
Cổ Loa cũng được tác giả quan tâm lý giải. Điểm khác so với một số công trình
nghiên cứu trước đó, hay chính với công trình do PGS.TS Hoàng Văn Khoán chủ
biên, trong phần III của cuốn sách, tác giả Nguyên Doãn Tuân quan tâm nghiên cứu
tới Cổ Loa sau thời kỳ An Dương: giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; giai
8


đoạn Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô hay quá trình tụ cư dẫn đến hiện tượng
nông thôn hóa Cổ Loa từ thế kỷ XVI - XIX. [90].
Địa chí Cổ Loa (2007) do tác giả Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân

đồng chủ biên là công trình nghiên cứu “dày dặn” nhất về mảnh đất Cổ Loa. Là một
cuốn địa chí, công trình này đề cập đến vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên của Cổ
Loa. Các tác giả khai quát tiến trình lịch sử của Cổ Loa từ các giai đoạn trước, trong
và sau thời kỳ An Dương Vương; đồng thời, phân tích về vai trò của thành Cổ Loa
trong lịch sử; miêu tả về các điểm di tích, di chỉ khảo cổ học tiêu biểu phát hiện tại
Cổ Loa trong nhiều năm qua. Ngoài phần miêu tả về lịch sử dựng nước, tụ cư, thành
Cổ Loa, An Dương Vương, cuốn địa chí trình bày thêm về lịch sử mảnh đất Cổ Loa
trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và những chiến tích
nhân dân Cổ Loa đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. [55].
Vài năm trở lại đây, cùng với những công trình tiếp cận Cổ Loa từ góc độ lịch
sử, khảo cổ học còn có các nghiên cứu đặt khu di tích Cổ Loa trong sự tương tác với
xã hội hiện đại. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga (2005) về Thiết chế quản
lý và các hình thức liên kết cộng đồng ở Cổ Loa từ truyền thống đến hiện đại [54].
Công trình Vấn đề cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử,
văn hóa tại khu di tích Cổ Loa, Hà Nội và một số đề xuất (2012) của tác giả
Nguyễn Thùy Linh đã chỉ ra vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích, khôi
phục lại một số di tích bị phá hủy, khôi phục và duy trì các sinh hoạt truyền thống
tại địa phương; tham gia và việc trông coi di tích, xây dựng di tích. Tuy nhiên, cộng
đồng cũng có nhiều hạn chế: nhận thức, vi phạm di tích. Qua đó, tác giả đưa ra một
số đề xuất và định hướng để phát huy hơn nữa vai trò tích cực và tính chủ động của
cộng đồng. [44]
Công trình Thực trạng hoạt động và phát triển du lịch tại khu di tích Cổ Loa
của tác giả Phạm Thị Hoa (2013) cho thấy hiện trạng khai thác, phát huy giá trị du
lịch tại khu di tích Cổ Loa trong thời gian qua và nêu ra một số giải pháp nhằm phát
huy hơn nữa hiệu quả du lịch tại khu di tích Cổ Loa. [25]
Qua phác họa nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng Cổ Loa đã trở thành một vấn đề
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, bàn về nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, các nghiên cứu thiên về lịch sử, chưa bàn sâu và có hệ thống về vai trò, vị trí
9



sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá
trị Khu di tích Cổ Loa.
1.1.2 Về tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng
Trong vài thập niên gần đây, tiếp cận tham gia và sự tham gia của cộng đồng
là một hướng tiếp cận được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá cao và ứng
dụng vào nhiều nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Trong bài Quy hoạch đô thị với sự tham gia của cộng đồng - Những vấn đề
cần nghiên cứu cho việc áp dụng phương pháp tại Việt Nam, tác giả Tạ Quỳnh Hoa
(2009) phân tích những đặc điểm cơ bản của phương pháp quy hoạch có sự tham
gia của cộng đồng, và nêu một số gợi ý áp dụng phương pháp này vào quy trình quy
hoạch đô thị ở Việt Nam. Theo tác giả thì phương pháp quy hoạch đô thị với sự
tham gia của cộng đồng đã được áp dụng ở các nước phát triển từ những năm 1960
và đạt được những thành công đáng kể. Quy hoạch đô thị có sự tham gia của cộng
đồng làm cho người dân được tham gia vào các dự án quy hoạch đô thị, tăng mức
độ cam kết của cộng đồng với dự án, nhờ đó tăng tính bền vững của dự án. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, hướng tiếp cận này và khả năng áp dụng vẫn còn gặp nhiều
thách thức và rào cản.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng một bản quy hoạch tốt cần phải thể
hiện được sự mong muốn của người dân, đó là một bản quy hoạch có tính linh hoạt,
đáp ứng những yêu cầu của người dân. Cách tốt nhất để có được bản quy hoạch như
thế là cớ sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình quy hoạch. Vì, nếu chỉ
có các nhà quy hoạch chuyên môn thôi thì có thể chưa cân nhắc hết tính phức tạp
của bối cảnh địa phương và nhu cầu thiết thực của người dân. Thành công ở các
quốc gia như Anh, Pháp, Thụy Điển là cơ sở để nghiên cứu áp dụng phương pháp
quy hoạch có sự tham gia vào quy hoạch ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, Luật Xây Dựng (2003, 2005) và Luật Quy hoạch (2009) có đề
cập đến việc khuyến khích sự tham gia và lấy ý kiến của cộng đồng cho các kế
hoạch xây dựng và quy hoạch. Tuy nhiên, “các điều trong Luật quy hoạch liên quan
đến nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân và cộng đồng còn rất chung chung và vai trò

cộng đồng ở đây chưa được quy định rõ”. [26]

10


Ví dụ, liên quan đến vấn đề ngập nước, tác giả Nguyễn Diệp Quý Vi đã cho
thấy, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và những tháng đầu mùa mưa
của năm 2008, TP.HCM đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do mưa lớn,
triều cường, triều cường kết hợp với mưa tại nhiều địa bàn có “truyền thống ngập”
như quận 6, quận 8, quận Bình Thạnh, quận Bình Tân… và ngay cả ở khu vực trung
tâm. Tác giả phân tích tính phức tạp trong việc triển khai thực hiện cũng như hiệu
quả của những phương thức chống ngập mang tính rời rạc, không thống nhất như đã
từng diễn ra. Để chữa lành một căn bệnh đa nguyên nhân cần có sự phối hợp nhiều
cách chữa trị đa mục tiêu, đa phương pháp; Nói khác đi, cần thay đổi quan niệm
khuôn sáo vốn chỉ tập trung trách nhiệm chống ngập cho ngành giao thông và thủy
lợi. Vì thế, tác giả cho rằng, bên cạnh sự có mặt của ngành giao thông và thủy lợi,
thì mọi thành phần khác ở đô thị đều phải vào cuộc – trong đó lực lượng đông đảo
nhất là những người dân. Bên cạnh đó, tác giả cũng cần nhấn mạnh rằng, trong điều
kiện hiện nay, sự tham gia của người dân vào quá trình chống ngập trước hết mới
chỉ giới hạn chủ yếu ở phạm vi “cấp cơ sở”, nghĩa là ở cấp độ ý thức - nghĩa vụ của
người dân trong việc bảo vệ môi trường, cùng nhau thảo luận và đóng góp cho công
tác xây dựng - nâng cấp những tuyến đường nội bộ, hẻm phố nhỏ, các khu dân cư
… còn việc thực hiện những công trình giao thông – thoát nước trọng điểm vẫn phải
do các dự án quy mô lớn của thành phố. Bài viết đưa ra luận điểm: sự tham gia của
người dân vốn đã quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng và phát triển đô thị,
thì nay lại càng quan trọng và cấp thiết hơn trước cuộc chiến chống ngập nước, vì
đây đang là một trong những vấn đề nan giải của Thành phố, nên nếu thiếu sự tham
gia và hành động của cộng đồng có thể sẽ làm cho tình trạng ngập nước trở nên tốt
hơn hay tồi tệ hơn. Thực tiễn cho thấy, sự hợp tác của người dân trong việc giải
quyết những vấn đề của đô thị là tối cần thiết. Sự tham gia này cần trong bối cảnh

cơ sở hạ tầng của đô thị bị quá tải như hiện nay. [110]
Tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương
sẽ “giúp đông đảo người dân tham gia nhiều hơn nữa vào các quá trình thảo luận và
các quá trình hoạt động của chính quyền địa phương.” [24; tr 6]. Trong một Dự án
cùng tên, Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN, 2009) nhấn mạnh vấn đề then chốt
mà dự án đề cập đến là mức độ và chiều sâu của sự thay đổi trong giao tiếp giữa
11


chính quyền và người dân, những thay đổi mà chưa được đề cập đến một cách chi
tiết trong các văn bản quy định pháp luật gần đây (cụ thể là các quy định về Cải
cách Hành chính công và Pháp lệnh về Dân chủ cơ sở). [24; tr 7] “Quan điểm của
Hiệp hội các Đô thị Việt Nam và Viện KAS là nếu việc công khai thông tin cho
người dân và sự tham gia của cộng đồng được cải thiện thì sẽ góp phần giúp các dự
án đầu tư của nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và sử dụng hết
các nguồn lực.” [24; tr 13]
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO, 2002) trong tài liệu Hướng dẫn giám sát có
sự tham gia để đánh giá tiến độ của dự án và thúc đẩy học hỏi đã xây dựng một
khung hướng dẫn cơ bản của tổ chức nhằm vận hành, đánh giá dự án phòng chống
buôn bán phụ nữ và trẻ em từ việc: xây dựng khung giám sát trong dự án; xem xét
về mặt lý thuyết và thực tiễn cho hoạt động giám sát có sự tham gia; lập kế hoạch
để đánh giá thay đổi; đến báo cáo kết quả và kết thúc quá trình giám sát… Tài liệu
cũng nêu rõ “Những nghiên cứu, thiết kế và hoạt động can thiệp của dự án được
thực hiện với phương cách có sự tham gia nhằm đảm bảo sự làm chủ của cộng đồng
đối với dự án phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em và hướng tới những giải
pháp khả thi trên cơ sở nhu cầu “thực tế”. Sự tham gia của các cán bộ nhà nước, các
đối tác dự án và các gia đình có con có nguy cơ bị buôn bán là rất cần thiết.” [84; tr
1].
Tài liệu cũng giải thích rõ “Giám sát có sự tham gia không phải chỉ đơn thuần
là giám sát theo kiểu “kiểm tra” tác động, mà còn là dịp để các bên tham gia dự án,

kể cả trẻ em “học hỏi” ở những cấp thấp nhất có thể được. Đây cũng là công cụ để
tăng quyền lực cho những người dân và các bên tham gia dự án khác, và điều này
có thể tạo ra những hoạt động can thiệp tốt hơn trong tương lai”. [84; tr 2]. Giám
sát có sự tham gia là một phương pháp có hiệu quả để xây dựng năng lực và xây
dựng tinh thần làm chủ từ cấp cộng đồng lên cấp trung ương.
Klaus Kirchmann (2006) trong tài liệu Lập kế hoạch có sự tham gia – cơ sở
thảo luận đã khái quát về “công tác lập kế hoạch có sự tham gia đã được thí điểm
thành công tại các xã trong vài năm trở lại đây”. Tuy nhiên, hiện còn có những tồn
tại cần phải giải quyết và cần đưa ra những nội dung điều chỉnh, bổ sung trong vấn
đề lồng ghép sự tham gia của người dân vào công tác xây dựng kế hoạch phát triển
12


kinh tế - xã hội cấp xã. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nội dung cho chương trình
thảo luận, trong đó nhấn mạnh “Bản dự thảo kinh tế - xã hội cấp xã cần lấy ý kiến
đóng góp của người dân trước khi được chính quyền xã quyết định thông qua. Hình
thức thông qua bao gồm tổ chức các cuộc họp thôn để thảo luận bản dự thảo kế
hoạch xã và một cuộc họp cấp xã đảm bảo có sự tham gia của các thành phần liên
quan” [42; tr 1].
Trong công trình Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải
đảm bảo phát triển bền vững đô thị, tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) không
chỉ mô tả thực trạng người dân thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác, mà còn bổ
sung các bình diện khác của sự tham gia, đó là các hoạt động gián tiếp, như đóng
phí vệ sinh, kiểm tra/giám sát, tuyên truyền, vận động và đóng góp ý kiến trong quá
trình ra quyết định. Nghiên cứu chỉ rõ các nhóm xã hội khác nhau có mức độ tham
gia khác nhau trong quá trình trực tiếp và gián tiếp quản lý rác thải tại khu dân cư.
Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng các quy định và chính sách
quản lý rác thải trải dài trong một phổ, từ mức độ thấp nhất là tuân thủ các quy tắc
được nhóm chính quyền đưa ra đến mức độ cao nhất là tham gia đóng góp ý kiến
nhưng quyền quyết định thuộc về chính quyền. Mức độ tham gia của người dân tỷ

lệ nghịch với tầm ảnh hưởng của từng quy định, nghĩa là những quy định có phạm
vi ảnh hưởng càng nhỏ, như trong nội bộ khu dân cư thì mức độ tham gia của người
dân càng cao và giới hạn quyền lực của người dân được mở rộng hơn. Ngược lại,
khi phạm vi ảnh hưởng của quy định càng lớn, vượt ra ngoài nội bộ cộng đồng thì
mức độ tham gia của nhóm dân cư trong cộng đồng càng thấp và giới hạn quyền lực
của người dân cũng bị thu hẹp lại. Nghiên cứu đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ tham gia của người dân. Sự tham gia của người dân trong hoạt động
quản lý rác thải sẽ hiệu quả hơn khi đảm bảo sự đồng thuận giữa hai nhóm yếu tố,
một bên là các yếu tố nhu cầu, động cơ, nhận thức của cá nhân và một bên là các
thiết chế, gồm chính sách và các tập tục, thói quen của cộng đồng. Sự thiếu minh
bạch trong xây dựng và thực thi các quy định, cùng với sự thiếu quan tâm đến các
nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương là những yếu tố hạn chế khả năng tham gia
của các tầng lớp nhân dân trong quá trình quản lý rác thải đô thị. Bên cạnh đó,
những thói quen của cộng đồng trong cách nhìn nhận về vai trò giới trong quá trình
13


quản lý rác thải, tâm lý e ngại và thiếu chủ động trong các cuộc họp tại khu dân cư
và hiệu quả truyền thông chưa cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân… [60]
Cuốn sách Tăng cường sự tham gia vì kết quả phát triển, hướng dẫn của ngân
hàng phát triển châu Á về sự tham gia là một bộ công cụ hướng dẫn thực hiện các
dự án nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vì kết quả phát triển bền vững
của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2012). Theo cuốn hướng dẫn này “sự tham
gia vào các hoạt động do ADB tài trợ là nói đến các quy trình mà qua đó các bên
liên quan có thể tác động hoặc đóng góp vào việc thiết kế, thực hiện và theo dõi
hoạt động phát triển. Sự tham gia, không chỉ là một mục đích tự thân, góp phần cải
thiện các kết quả phát triển. Bằng cách làm cho các bên liên quan hiểu rõ hơn và
tham gia vào các quyết định, phân bổ nguồn lực và các hoạt động có ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ, sự tham gia còn đảm bảo người tham gia đạt được lợi ích từ sự

tham gia này” [2; tr 2]
Cuốn hướng dẫn xác định khung tham gia, gồm:
- Xây dựng chia sẻ thông tin;
- Tham vấn (Cần có sự đóng góp của bên có liên quan và coi đây là một phần
của một chương trình, chính sách, hoặc quy trình ra quyết định dự án toàn diện;
- Hợp tác (Các bên có liên quan và ADB/bên nhận tài trợ/khách hàng phối hợp
với nhau, nhưng các bên có liên quan có hạn chế trong việc ra quyết định và nguồn
lực);
- Quan hệ đối tác (Các bên có liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định
và/hoặc kiểm soát nguồn lực, thông qua một thỏa thuận hợp tác chính thức hoặc phi
chính thức hướng đến các mục tiêu chung).
Nguyên tắc cốt lõi của sự tham gia là: thúc đẩy trách nhiệm giải trình và sự
minh bạch; cho phép tham gia ở tất cả các cấp; mọi người đều có thể tham gia; giá
trị đa dạng; đảm bảo tham gia tự nguyện; và khuyến khích các bên liên quan tự đưa
ra ý tưởng và giải pháp. Những khó khăn, thách thức đối với sự tham gia nằm ở chỗ
“Tham gia thành công đòi hỏi phải có sự cam kết đối với quy trình, có năng lực và
nguồn lực đầy đủ, và có sự linh hoạt cần thiết để phối hợp với các bên có liên quan
và tổng hợp sự đóng góp của các bên. Nếu không có một môi trường thuận lợi (cả
14


về pháp lý, chính trị và văn hóa) việc tham gia có thể gặp rất nhiều thách thức [2; tr
7].
Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Chính trị Xã hội và Phát triển Cộng đồng
(RTCCD, 2012) đề xuất nguyên tắc của sự tham gia cộng đồng: Học hỏi lẫn nhau
giữa những nhân viên phát triển với người dân địa phương, và giữa những lĩnh vực
và thành phần khác nhau; Tôn trọng những ý kiến và quan điểm khác nhau của
tham dự viên; Linh hoạt cho mỗi điều kiện và người tham dự khác nhau; Phân tích
những thay đổi để đưa đến hành động đồng thuận và bền vững… Các tác giả đề cập
đến 5 cấp độ của sự tham gia là: thông báo; tham vấn cộng đồng; cùng quyết định;

hành động cùng nhau; hỗ trợ những sáng kiến độc lập. [88]
Trong lĩnh vực truyền thông có sự tham gia của cộng đồng, Tổ chức Quốc tế
Chống Đói nghèo (Actionaid, 2010) đã chỉ rõ, cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, hiện nay, các hình thức cung cấp thông tin ngày một đa dạng và người dân
cũng có nhu cầu thông tin nhiều hơn để có cuộc sống tốt hơn. Trong bối cảnh đó, dự
án “Tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình cải cách hành chính
công” có một trong những mục tiêu cơ bản là “hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin
theo quyền hạn của mình”. Để đảm bảo sự tham gia của người dân, tăng cường
quyền tiếp cận thông tin của người dân, các sáng kiến của dự án đã tạo ra nhiều mô
hình tiếp cận thông tin với các cách thức truyền thông cộng đồng hiệu quả và dễ
tiếp cận. [85; tr 10] Đây là các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng, thực sự có
giá trị, gần gũi và được đánh giá cao đối với những khu vực “khó khăn hay vùng
đồng bào dân tộc khó tiếp cận kênh thông tin chính”. Qua những kết quả đạt được
tại các chương trình thí điểm, các tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm củng cố
hơn phương pháp tiếp cận thông tin cho người dân: Những hoạt động truyền thông
của dự án có thể phát huy tối đa hiệu quả nếu lồng ghép hoặc gắn hoạt động vào các
hình thức truyền thông đại chúng, hay truyền thông của nhà nước đang có tại địa
phương nhằm giúp hình thức phổ biến thông tin của nhà nước được hiệu quả hơn và
dễ tiếp cận hơn; Điều quan trọng để tiếp cận thông tin hiệu quả và rộng khắp cho
người dân là cán bộ thôn và cán bộ công quyền của địa phương tham gia tích cực
vào công tác này… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra là để
xây dựng các mô hình thông tin thật sự có hiệu quả bền vững lâu dài, cần thiết phải
15


trang bị kiến thức về thông tin cho người dân, phải giúp cho người dân hiểu vai trò,
lợi ích của thông tin trong đời sống hàng ngày (thông tin về thông tin) và trong mọi
hình thức cần khuyến khích, phát triển tính hai chiều trong hoạt động truyền thông
với người dân. [85; tr 11].
1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý di tích lịch sử, văn hóa

Ở Việt Nam, thời gian qua, vấn đề di sản nói chung, di tích lịch sử, văn hóa
nói riêng cũng như vai trò chủ thể của cộng đồng đối với các di sản văn hóa được
bàn nhiều trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề di sản và cộng đồng của chúng ta còn chưa nhiều.
Trên lĩnh vực di sản văn hóa nói chung, các tác giả Quang Minh và Nguyễn
Thu Trang (2012) trong bài viết Vai trò của cộng đồng nhìn từ góc nhìn bảo tồn di
sản văn hóa đã chỉ ra “để hiểu rõ hơn vai trò của cộng đồng, chúng ta cần thay đổi
phương thức tiếp cận từ truyền thống sang hiện đại cho phù hợp với điều kiện thực
tiễn của xã hội. Trong quá khứ, yếu tố huyết thống/cội nguồn dòng giống tổ tiên và
nơi cư trú/không gian sinh tồn có vai trò hàng đầu trong việc gắn kết cộng đồng.
Còn ngày nay, yếu tố lợi ích và sự quan tâm chung là yếu tố quyết định sự bền chặt
của cộng đồng” [52; tr 20]. Các tác giả cho rằng, khái niệm cộng đồng hiện đại
gồm các yếu tố, như: người dân địa phương; cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan
nghiên cứu, các nhà khoa học; khách du lịch; các doanh nghiệp và công ty lữ hành.
Để phát huy tối đa nguồn lực xã hội từ cộng đồng, chúng ta cần quán triệt quan
điểm cơ bản là: tự nguyện, đồng thuận, tự do, bình đẳng và cùng có lợi. Cũng trên
góc độ này, trong bài viết Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa tác giả Nguyễn Hồng Hà (2004) đề cao nhiệm vụ bảo tồn văn hóa là nghĩa vụ,
quyền lợi thiết thực của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, của chung cộng đồng [22] .
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, tác giả Bùi Hoài Sơn (2012) đặt ra câu hỏi về chủ
thể quản lý, thụ hưởng di sản. Với bài viết Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ
chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam, tác giả đề cập đến ba nhóm đối tượng để trả
lời cho câu hỏi của mình: nhà quản lý, du khách và cộng đồng. Ở mỗi góc nhìn khác
nhau đều có những cách đánh giá, thuyết minh thỏa đáng. Theo xu thế hiện nay, yếu
tố của cộng đồng đang được đề cao hơn. Tuy nhiên, áp dụng vào Việt Nam, trong

16


các hoạt động tổ chức lễ hội, vai trò sự tham gia của cộng đồng trong nhiều lễ hội

lại rất mờ nhạt, thay vào đó là hình ảnh của các nhà quản lý [73]…
Trong khi đó, tác giả Lương Hồng Quang (2013) đặt ra một vấn đề về năng
lực thực sự của cộng đồng với bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Trong nghiên cứu
của mình, tác giả chỉ ra Công ước 2003 ghi rõ về vai trò của các cộng đồng địa
phương trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống xã
hội, chứng tỏ cộng đồng địa phương có một vai trò như thế nào trong tiến trình bảo
vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Trên bình diện lý thuyết, dường như
chúng ta “an tâm” với lý luận này và coi nó như một phương thuốc hữu hiệu giải
quyết mọi vấn đề của quản lý di sản. Qua những dẫn chứng cụ thể, tác giả khẳng
định “Không nên tồn tại quan điểm “tụng ca” về vai trò của cộng đồng mà cần có
một quan điểm “tỉnh táo” về họ. Về nguyên tắc, họ là chủ thể văn hóa song phải
thấy rõ một thực tế là năng lực vận hành của một số cộng đồng là không thể đảm
nhận vai trò chủ thể văn hóa. Trong bối cảnh này, cần có cái nhìn phân loại về cộng
đồng, thấy được những điểm mạnh và hạn chế của họ trong một bối cảnh mới”. [62]
Trên lĩnh vực hoạt động bảo tàng, Phó Tổng Giám đốc UNESCO (2010) phụ
trách lĩnh vực văn hóa Francesco Bandarin trong phần lời mở đầu của cuốn sách
Phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng trong phát triển bảo tàng tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương vì văn hóa và sự phát triển bền vững đã nhận định rằng
các bảo tàng cộng đồng tuy có cùng một số đặc điểm với bảo tàng truyền thống
trong nhiệm vụ sưu tầm và bảo tồn hiện vật vì lợi ích chung của cộng đồng, những
thiết chế văn hóa mới lại có xu hướng vượt ra khỏi những quy cách tổ chức thông
thường của một viện bảo tàng. Họ thường xuyên sử dụng cách tiếp cận mà theo đó
cộng đồng và các thành viên của nó được nhìn nhận như là một bên liên quan chính,
và thậm chí có thẩm quyền quyết định trong việc diễn giải sưu tập hiện vật đang
được trưng bày, chứ không chỉ đơn thuần là đối tượng nghiên cứu thụ động. Bằng
cách đó, những thiết chế này đạt mục tiêu tạo dựng niềm tin ở công chúng trong
việc ủng hộ phúc lợi cộng đồng và gắn kết xã hội bằng cách tôn vinh những di sản
đã được chính những thành viên trong cộng đồng có liên quan công nhận. Từ đó
không chỉ giúp xác định người nắm giữ di sản ấy mà còn thiết lập hệ thống tri thức
liên quan. [104]

17


Những bảo tàng sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng thường mời chính
các thành viên của cộng đồng được giới thiệu tham gia đóng góp vào quá trình sưu
tầm và trưng bày hiện vật, nhằm xây dựng và nâng cao nhận thức của họ về lịch sử
và bản sắc. Chính những bảo tàng này đã đại diện cho nguyện vọng của người dân,
không chỉ trong việc bảo tồn những hiện vật có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng của
họ, mà còn trong việc bảo vệ và trưng bày những yếu tố mang giá trị bản sắc mà
cho tới nay vẫn bị bỏ qua hoặc giới thiệu chưa đầy đủ, thậm chí có nguy cơ biến
mất. Những bảo tàng này luôn nỗ lực để bảo tồn các hiện vật văn hóa hoặc tôn giáo,
tri thức bản địa và những kỹ năng truyền thống của các cộng đồng do mình đại diện,
và môi trường sử dụng của các hiện vật. Điều này cho phép các thành viên trong
cộng đồng đóng vai trò như những người nắm giữ lịch sử và ký ức của cộng đồng.
[104]
Tuyển tập về các bảo tàng cộng đồng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
phác họa những phương pháp tiếp cận khác nhau trong việc nâng cao vai trò của
bảo tàng trong sự nghiệp phát triển cộng đồng. Những ví dụ này là minh chứng cho
thành công đã đạt được và thách thức tồn tại trong hoạt động của các bảo tàng cộng
đồng, để từ đó đưa ra những phân tích sâu sắc hơn về quá trình phát triển và phương
pháp quản lý mà những bảo tàng này đã áp dụng từ lức mới thành lập.
Tác giả Nguyễn Trường Giang (2003) trong Những bức ảnh, những câu
chuyện và sự thay đổi của cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng tham gia
chương trình photovoice và triển lãm văn hóa của mình đối thoại qua không gian
văn hóa mở) định nghĩa và nhấn mạnh tính hiệu quả của phương pháp photovoice
trong hoạt động trưng bày nhằm lôi kéo được các cộng đồng cùng tham gia đóng
góp, xây dựng và coi đây “Là phương pháp nghiên cứu hoạt động tham gia có sử
dụng những bức ảnh và những câu chuyện của những nhóm cộng đồng làm sâu sắc
hơn những suy nghĩ, những vấn đề liên quan của một nhóm cộng đồng. Những bức
ảnh và những câu chuyện kèm theo là những công cụ có thể tác động đến những

nhà làm chính sách. Mục đích của phương pháp Photovoice là cải thiện điều kiện
bằng cách thực hiện những thay đổi ở cấp độ cộng đồng”. Theo cách này,
Photovoice tạo cơ hội cho những người thiệt thòi, ngoài lề hóa kể những câu chuyện
của họ và có tiếng nói của chính họ. [20; tr 10]
18


Photovoice là một cách tiếp cận hướng tới nghiên cứu sự đa dạng và độc đáo
của cá nhân cũng như cộng đồng, đã được một số bảo tàng áp dụng và đạt được một
số kết quả đáng ghi nhận.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm cộng đồng
Vậy cộng đồng là gì? Cộng đồng là một khái niệm lý thuyết xuất hiện từ
những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Ở Việt Nam, vào những năm
1950, khái niệm cộng đồng cũng như phát triển cộng đồng được giới thiệu thông
qua một số hoạt động tại các tỉnh phía Nam, trong lĩnh vực giáo dục. [65]. Sau hơn
nửa thế kỷ, cộng đồng giờ đây trở thành một khái niệm có nhiều cách định nghĩa, là
khái niệm được sử dụng hàng ngày và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học, như: xã hội học, nhân học, văn hóa học, y học…
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là nhóm xã hội có lúc khá phân tán,
được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời và thời gian nhất
định, như: phong trào quần chúng, công chúng, đám đông. Dựa trên cấu trúc xã hội
và tính chất liên kết, các nhà khoa học đã chia cộng đồng thành những loại khác
nhau, ví dụ như: cộng đồng tính và cộng đồng thể; Cộng đồng tính là dạng cộng
đồng thể hiện mối quan hệ xã hội trong đó có những đặc trưng được xác định như:
tình cảm, ý thức và chuẩn mực xã hội; Cộng đồng thể là dạng cộng đồng được xác
định là nhóm người cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều quy mô
khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho đến các quốc gia và toàn thế giới.
[59; tr 8]. Hoặc là cộng đồng địa lý và cộng đồng chức năng. Cộng đồng địa lý, liên

quan đến không gian hay vùng, miền, khu vực, thay đổi tùy theo sự đáp ứng nhu
cầu của người dân, sự tương tác xã hội, và sự nhận diện về bản sắc của tập thể. Ví
dụ những cộng đồng như “thành phố”, “thị trấn”, “xóm giềng”, “khu phố”, “thôn/
ấp/ làng” v.v.; cộng đồng chức năng, bao gồm những người, nhóm người có thể
sống cùng ở một khu vực, hoặc không sống cùng một khu vực, nhưng họ có chung
đặc điểm, sở thích, nghề nghiệp hoặc mối quan tâm. [88; tr 3]
Một định nghĩa về cộng đồng cho rằng: Cộng đồng là một nhóm xã hội trong
một môi trường có mối quan tâm chung. Cộng đồng người đó có kế hoạch, niềm tin,
19


các mối ưu tiên, nhu cầu, kể cả nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng
ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên cộng đồng. [23].
Theo Keith và Ary 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống
trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những
người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, và
có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị” [trích theo 65; tr 11].
Khái niệm này nhấn mạnh đến các yếu tố con người, cùng có một số đặc điểm trong
trong mối quan hệ về cư trú, địa lý, dân tộc, huyết thống, văn hóa, tôn giáo.
Tựu chung lại, các nhà khoa học thường nhấn mạnh đến những yếu tố tạo
thành cộng đồng, gồm: địa vực, kinh tế, văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực.
Yếu tố địa vực, chúng ta thấy có những dạng cộng đồng được xác định trên
một không gian địa lý cụ thể, tạo ra ranh giới phân biệt giữa cộng đồng này và cộng
đồng khác.
Yếu tố kinh tế nghĩa là các hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc
cố kết cộng đồng. Điều này thấy rõ trong đặc điểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn
truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh dạng cộng đồng làng xã với sự chi phối bởi
vai trò của kinh tế nông nghiệp (phổ biến), còn xuất hiện cộng đồng làng buôn và
nghề thủ công. Ngoài ra, bên trong mỗi làng được gọi là thuần nông, vẫn xuất hiện
những nhóm nghề khác, như: chạy chợ (buôn bán) và nghề thủ công. Từ môi trường

hoạt động kinh tế, sản xuất, các cộng đồng (nhỏ) được hình thành nhằm chia sẻ
những kinh nghiệm, thị trường, lợi nhuận, cùng chung một tín ngưỡng tâm linh (ông
tổ nghề)...
Yếu tố văn hóa: Đây là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các cộng
đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến khía cạnh truyền thống lịch sử, tộc người, tôn
giáo tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực...
Từ những nhận thức, quan điểm, nội hàm và cách phân chia nêu trên vận
dụng vào địa bàn nghiên cứu, cho phép tôi có thể lập luận toàn xã Cổ Loa là một
cộng đồng lớn. Trong cộng đồng lớn này lại có những cộng đồng nhỏ hơn, như
cộng đồng các thôn/xóm (xóm Chùa, xóm Chợ, xóm Vang, thôn Mạch Tràng...);
cộng đồng theo các tổ chức chính trị xã hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội
đồng ngũ, hội đồng niên...); cộng đồng theo huyết tộc (các dòng họ)... Một cá nhân
20


cùng lúc có thể là thành viên gắn với những vai trò/vị trí không giống nhau của
nhiều cộng đồng khác nhau.
1.2.2 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng
Vậy sự tham gia của cộng đồng là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái
niệm sự tham gia của cộng đồng. Một định nghĩa cho rằng sự tham gia bao gồm sự
can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình,
chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những
chương trình này [Cohen và Uphoff, 1977; trích theo 88]. Sự tham gia của cộng
đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh
hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao
chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị
khác mà họ mong ước [Paul, 1987, trích theo 88; tr 10]
Theo đó sự tham gia của cộng đồng cần diễn ra trong các công đoạn: ra quyết
định - thực hiện - chia sẻ thành quả, quyền lợi - đánh giá. [88].
Tiếp cận khái niệm này ở một chiều cạnh khác, Marzuki (2009) cho rằng “sự

tham gia của cộng đồng” là khái niệm thể hiện các phương diện sau: sự tham gia là
quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham gia vào việc xây
dựng và ra các quyết định, chính sách của chính phủ; sự tham gia là quá trình chia
sẻ một hành động chung giữa chính phủ và công dân trong việc tạo dựng chính
sách; và sự tham gia là nền tảng của quyền con người, đặc biệt đối với những nhóm
yếu thế trong xã hội; từ đó, tác giả kết luận “dân chủ”, “quyền công dân” và “trao
quyền” là những nội dung trọng tâm của khái niệm sự tham gia và sự tham gia của
cộng đồng là một quá trình quan trọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế
hoạch và hướng tới phát triển bền vững. [trích theo 59; tr 72].
Tác giả Ngô Thắng Lợi trong nghiên cứu của mình chỉ ra rằng “nói đến sự
tham gia của cộng đồng tức là nói đến sự tham gia của người dân với vị trí là thành
viên trong cộng đồng thống nhất. Mỗi người dân mặc dù có tính cách, mục tiêu và
lợi ích riêng, nhưng với tư cách là một thành viên trong cộng đồng thì sự tham gia
của họ không phải là đứng ngoài, đứng trên mà chính là đại diện cho lợi ích chung
của cộng đồng”. Để phát huy được tính hiệu quả của sự tham gia, cộng đồng cần
môi trường để thể hiện, đó là các tổ chức cộng đồng, tổ chức chính phủ, phi chính
21


×