Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu hành chính mới huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN SƠN TÙNG

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THEO QUY HOẠCH KHU HÀNH CHÍNH MỚI
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

TRẦN SƠN TÙNG
KHÓA: 2017- 2019

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THEO QUY HOẠCH KHU HÀNH CHÍNH MỚI
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số:
60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THU HÀ
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới cô giáo –
PGS.TS. Đoàn Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh em đồng nghiệp, UBND huyện Đồng Hỷ,
Ban Quản lý dự án huyện Đồng Hỷ, đã cung cấp tài liệu, số liệu để tôi có thể
thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau
đại học, các đơn vị, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này.
Mặt dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả khả năng
của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, tháng
Học viên


năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Sơn Tùng


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bản vẽ
MỞ ĐẦU

1


* Lý do chọn đề tài

1

* Mục đích nghiên cứu

3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

* Phương pháp nghiên cứu

3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

* Cấu trúc luận văn

4

NỘI DUNG

5

Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU HÀNH CHÍNH MỚI HUYỆN

ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

5

1.1. Giới thiệu chung về Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.

5

1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên.

5

1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

9

1.1.3. Quy hoạch sử dụng đất.

10

1.1.4. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan.

14


1.2. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu hành chính
mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

16


1.2.1. Hệ thống giao thông.

19

1.2.2. Hệ thống cấp nước.

24

1.2.3. Hệ thống thoát nước mưa.

26

1.2.4. Hệ thống thoát nước thải.

28

1.2.5. Hệ thống thu gom vận chuyển rác thải rắn.

30

1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của
Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

31

1.3.1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

31


1.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu hành chính mới
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

33

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU HÀNH CHÍNH
MỚI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

37

2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật

37

2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật

37

2.1.2. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật trong quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật

42

2.1.3. Các yêu cầu, nguyên tắc và hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức
quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật


50
56

2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị do cấp Bộ ban hành

56


2.2.2. Hệ thống các văn bản pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành

59

2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới
và Việt Nam.

61

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên thế giới 61
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của một số địa
phương ở Việt Nam

67

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THEO QUY HOẠCH
KHU HÀNH CHÍNH MỚI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI
NGUYÊN


70

3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

70

3.1.1. Khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong, ngoài ranh giới Khu
hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

70

3.1.2. Đề xuất giải pháp cải tạo hệ thống giao thông.

71

3.1.3. Đề xuất giải pháp đối với hệ thống cấp nước.

72

3.1.4. Đề xuất giải pháp đối với hệ thống thoát nước mưa.

73

3.1.5. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước thải.

74

3.1.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thu gom, vận
chuyển chất thải rắn.


74

3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật.
3.2.1. Chính sách quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

77
77

3.2.2. Đề xuất đổi mới nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật.

78


3.2.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

79

3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của công đồng trong quản lý, bảo
vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Nguyên.

86

3.3.1. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

86


3.3.2. Nâng cao ý thức và vai trò của cộng đồng trong quản lý đầu
tư xây dựng và khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89
92

KẾT LUẬN

92

KIẾN NGHỊ

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BXD

: Bộ xây dựng

BQLDA

: Ban quản lý dự án

CĐT


: Chủ đầu tư

CTR

: Chất thải rắn

CP

: Chính phủ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

HTHTKT

: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

NXB

: Nhà xuất bản


PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QLĐT

: Quản lý đô thị

QLDT

: Quản lý dự án

QHKT

: Quy hoạch kiến trúc

TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

UBND

: Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng
1.1

Mực nước sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên ứng với các
cấp báo động (m).

7

Bảng
1.2

Mực nước sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên ứng với các
tần suất (m).

8

Bảng
1.3

Phân vùng gia tốc nền của tỉnh Thái Nguyên

8

Bảng

1.4

Bảng sử dụng đất

13

Bảng
1.5

Bảng tổng hợp đường

20

Bảng
1.6

Thống kê bãi đỗ xe

24

Bảng
2.1

Quy định về các loại đường trong đô thị

43

Bảng
2.2


Nhu cầu cấp nước sinh hoạt

45


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

Số hiệu

Trang

Sơ đồ 1.1 Tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật chung

31

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy nhà máy nước

32

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật của ban quản lý

32

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật của ban quản lý

33

Mô hình quản lý HTKT đề xuất trong giai đoạn thực hiện
Sơ đồ 3.1


dự án

83

Sơ đồ 3.2 Mô hình quản lý hệ thống giao thông đề xuất

84

Sơ đồ 3.3 Mô hình đề xuất tiếp nhận ý kiến

84

Sơ đồ 3.4 Bộ máy xí nghiệp thoát nước đô thị

85


DANH MỤC CÁC BẢN VẼ

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hình 1.1

Phạm vi khu vực quy hoạch


6

Hình 1.2

Liên hệ vùng

10

Hình 1.3

Sơ đồ bố trí không gian

14

Hình 1.4

Kiến trúc cảnh quan

15

Hình 1.5

Khu dân cư hình thành tự phát dọc trục đường chính

17

Hình 1.6

Khu dân cư mới đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật


17

Hình 1.7

Khu tái định cư đang triển khai xây dựng

18

Hình 1.8

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

18

Hình 1.9

Cấu trúc giao thông

19

Hình 1.10 Quy hoạch mạng lưới giao thông

22

Hình 1.11 Mặt cắt đường điển hình

23

Hình 1.12 Quy hoạch hệ thống cấp nước


25

Hình 1.13 Họng cứu hỏa trên các trục chính

26

Hình 1.14 Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa

27

Hình 1.15 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa

28

Hình 1.16

Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi
trường

29

Hình 1.17 Trạm xử lý nước thải

30

Hình 1.18 Sơ đồ tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật chung

32

Hình 1.19 Sơ đồ tổ chức quản lý hạ tầng kỹ thuật của ban quản lý


32


Hình 2.1

Quan hệ giữa nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm và lợi
ích

52

Hình 2.2

Mô hình cơ cấu trực tuyến

54

Hình 2.3

Mô hình cơ cấu trực tuyến - tham mưu

54

Hình 2.4

Mô hình cơ cấu chức năng

55

Hình 2.5


Mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng

55

Hình 2.6

Toàn cảnh Singapore

62

Hình 2.7

Giao thông ở Singapore

63

Hình 2.8

Sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường

64

Hình 2.9

Thành phố Kuala Lumpur - Malaysia

65

Hình 2.10 Khu đô thị Desa Parkcity


66

Hình 2.11 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

68


MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái
Nguyên 3km về phía Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 45.774,98ha và dân số
114.608 người.
Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số
2486/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Theo đó, Trung tâm Thành phố Thái
Nguyên được mở rộng về phía Đông và phía Bắc. Ngày 18/8/2017, Phiên họp
thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh mở rộng địa
giới hành chính thành phố Thái Nguyên và thành lập 02 phường thuộc thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Trong phạm vi mở rộng thành phố Thái Nguyên, có phần diện tích thuộc
huyện Đồng Hỷ bao gồm xã Linh Sơn, xã Huống Thượng và thị trấn Chùa
Hang. Trong đó, định hướng thành lập phường Chùa Hang trên cơ sở từ thị trấn
Chùa Hang hiện nay.
Do thị trấn Chùa Hang đang là huyện lỵ của Đồng Hỷ, nơi đặt trụ sở làm
việc của các cơ quan, đơn vị cấp huyện nên khi điều chỉnh địa giới hành chính,
UBND tỉnh đã có kế hoạch cụ thể di dời trung tâm hành chính của huyện lên vị
trí mới tại xã Hóa Thượng.
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu hành chính mới huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt theo quyết

định số 2881a/QĐ-UBND ngày 22/8/2017.
Với định hướng xây dựng một trung tâm hành chính hiện đại, có vị trí địa
lý thuận lợi, đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội. Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ được hình thành sẽ thúc đẩy sự


2

phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, mạng lưới thương mại, dịch vụ góp
phần là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung cũng như của
huyện nói riêng. Đây cũng là tiền đề hình thành thị trấn huyện lỵ mới của huyện
Đồng Hỷ trong tương lai.
Việc xây dựng quy hoạch này nhằm các mục đích sau:
- Xây dựng đô thị hành chính mới huyện Đồng Hỷ.
- Hình thành khu trung tâm hành chính mới huyện Đồng Hỷ có không gian
kiến trúc cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, tiện nghi.
- Xác lập các cơ sở để triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết khu trung
tâm hành chính huyện, quy hoạch chi tiết khu đô thị, các dự án đầu tư xây dựng
theo phân kỳ đầu tư.
Quy hoạch phát triển không gian chỉ được thực hiện hiệu quả khi hạ tầng
kỹ thuật (HTKT) được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước. Việc xây dựng
Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ trên nền quy hoạch đã có trước đó có ảnh
hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTHTKT) của khu. Do đó việc
nghiên cứu tìm ra các giải pháp quản lý HTKT đáp ứng hài hoà với các mục
tiêu quy hoạch là rất cần thiết.
HTHTKT khu hành chính mới bao gồm hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, cung cấp năng lượng chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử
lý chất thải và các công trình khác.
Quản lý HTKT có nội dung rộng lớn bao quát từ quy hoạch phát triển, kế
hoạch hóa việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu sửa cữa, cải tạo

nâng cấp và theo dõi thu thấp số liệu để thống kê, đánh giá kết quả hoạt động
của HTHTKT.
Trong quản lý HTKT, sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng. Đó là
một quá trình mà cả chính quyền và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và


3

thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ cho tất cả mọi người. Mục tiêu của
sự tham gia của cộng đồng nhằm xây dựng năng lực ý thức, vị thế cho đông
đảo người dân để duy trì tốt việc quản lý, khai thác sử dụng các công trình
HTKT sau khi bàn giao.
Để góp phần cho việc quản lý HTKT tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận
văn tốt nghiệp là “Quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch khu hành chính mới
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
* Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý hạ
tầng kỹ thuật Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng cơ sở lý luận khoa học về công tác quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ
thuật Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tạo tiền đề cho
sự phát triển bền vững của Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể là: Hệ thống
giao thông; hệ thống cấp thoát nước; thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên; diện tích nghiên cứu khoảng 196 ha.
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025.
* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.


4

- Phương pháp chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng
HTHTKT; đề xuất mô hình quản lý HTHTKT; đề xuất đổi mới cơ chế, chính
sách quản lý HTHTKT nhằm quản lý HTHTKT Khu hành chính mới huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý HTHTKT Khu hành
chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giúp cho chính quyền địa phương
cũng như đơn vị chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu
quả HTHTKT đô thị; góp phần xây dựng một khu đô thị mới thân thiện, hài
hòa với thiên nhiên và môi trường, HTHTKT đồng bộ và hiện đại, mang đặc
thù riêng cho khu vực, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải
mái, tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác Quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch
khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý hạ tầng kỹ thuật theo quy
hoạch khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý hạ tầng
kỹ thuật theo quy hoạch khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên.


5

NỘI DUNG
Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ
THUẬT THEO QUY HOẠCH KHU HÀNH CHÍNH MỚI HUYỆN
ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Giới thiệu chung về Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý: [25]
Toàn bộ khu vực lập quy hoạch tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ (nằm
trên địa bàn các xóm: Luông, Sơn Cầu, Gò Cao, Vải của xã Hóa Thượng). Diện
tích khoảng 196,2 ha, có ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Đông Bắc: Giáp khu núi Kháo;
+ Phía Tây Bắc: Giáp cánh đồng Chùa Đôi, đồng Dõng, xã Hoá Thượng;
+ Phía Tây Nam: Giáp ranh giới xã Cao Ngạn;
+ Phía Đông Nam: Giáp cánh đồng xóm Vải và xóm Sơn Cầu, xã Hoá
Thượng.
* Về địa hình: Khu đất quy hoạch đa phần là đất nông nghiệp tương đối
bằng phẳng, xen kẽ phần nhỏ đất đồi gò. [25]
+ Cao độ cao nhất 49,3m, thấp nhất 33,5m.
+ Cao độ trung bình 36 m dốc dần từ Bắc xuống Nam.
* Về khí hậu: khu vực quy hoạch có đặc trưng khí hậu của tỉnh Thái
Nguyên. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: [25]
+ Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10:
Gió Nam, Đông Nam làm chủ đạo, nhiệt độ cao nhất trung bình 38oC.
Mùa nóng đồng thời cũng là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9,

bão thường xuất hiện trong tháng 7, 8.


6

+ Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3
Gió Đông Bắc là chủ đạo, nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 8 - 10oC.
+ Độ ẩm trung bình năm: 84,5%.
Vào tháng 1 và 2 độ ẩm có thể đạt tới 100%.

Hình 1.1. Phạm vi khu vực quy hoạch [25]
- Khu đất quy hoạch ít chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Cầu.
Hệ thống mương, suối tự nhiên có bề rộng và độ dốc nhỏ. Thoát nước
trong lưu vực chủ yếu là tự chảy thông qua các mương, suối hiện có.


7

* Điều kiện địa chất thủy văn: [25]
Về địa chất công trình:
Toàn bộ khu vực chủ yếu là đất ruộng trồng lúa và hoa màu trên nền đất
nguyên thổ, một phần nhỏ là đất dân cư. Kết quả khảo sát hiện trạng thì chiều
dày lớp đất màu/đất bùn dày 0,2m - 0,5m.
Do vậy khi đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực nghiên cứu quy
hoạch cần phải khoan thăm dò địa chất để đưa ra phương án thiết kế phần móng
ổn định và tiết kiệm nhất.
Về thuỷ văn:
Thành phố Thái Nguyên nói chung và khu vực lập quy hoạch chịu ảnh
hưởng chế độ thủy văn sông Cầu - trục thoát nước chính của thành phố Thái
Nguyên cũng như tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 1.1. Mực nước sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên ứng với các cấp
báo động (m). [24]
Cấp báo động
Vị trí

I

II

III

Lũ lịch
sử

Làm căn cứ cho
Thành phố - Đồng Hỷ - Phú
Bình - Đê Hà Châu - Tiên
Phong - Chã - Phổ Yên

Gia Bẩy

25,00

26,00 27,00

28,14

Hà Châu

10,10


11,40 12,60

13,20

Chã

8,50

9,50

11,00

10,50

Sông Cầu bắt nguồn từ núi Van On (105037’40”- 21015’40”) ở độ cao
1.175m, thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Diện tích lưu vực 6.030km2, với
chiều dài sông 288,5km (tính từ đầu nguồn về đến Phả Lại). Phía Bắc lắm thác
nhiều ghềnh, mùa mưa lũ nước chảy dữ dội, mùa kiệt nhiều đoạn lội qua dễ
dàng. Đoạn từ Thái Nguyên đến hết tỉnh, lòng sông mở rộng, dòng sâu và có
vận tốc nhỏ hơn thượng lưu nhưng có tình trạng úng ngập khi có lũ lớn.


8

Bảng 1.2. Mực nước sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên ứng với các tần
suất (m). [24]
Vị trí

P= 1%


P=5%

P=10%

Tại cầu Gia Bảy

28,7

28,05

27,6

Tại cửa suối Xương Rồng

28,0

27,3

25,9

Tại đập Thác Huống

27,6

26,83

25,11

Tại cửa suối Phố Hương


23,6

23,48

21,71

Địa chấn:
Theo bảng 1.3 phân vùng gia tốc nền của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đồng
Hỷ có nguy cơ động đất cấp 7.
Bảng 1.3. Phân vùng gia tốc nền của tỉnh Thái Nguyên [24]

Đơn vị hành chính

Đỉnh gia tốc nền tham
chiếu trên nền loại A
agR, m/s2

Cấp động đất
(thang MSK - 64)

Thành phố Thái Nguyên

0,9101

VII

Thành phố Sông Công

0,8394


VII

Huyện Đại Từ

1,1621

VII

Huyện Định Hoá

0,4590

VI

Huyện Đồng Hỷ

0,9346

VII

Thị xã Phổ Yên

0,9267

VII

Huyện Phú Bình

0,6335


VII

Huyện Phú Lương

1,0120

VII

Huyện Võ Nhai

0,4423

VI

* Cảnh quan thiên nhiên:


9

Khu vực có địa hình ruộng bằng phẳng xen kẽ gò đồi thấp. Tầm nhìn về
hướng Đông, Đông Bắc có dãy núi đất chạy dài theo QL1B, hướng Nam nhìn
ra cánh đồng có điểm nhấn là ngọn Núi Voi.
Ngoài ra trong khu vực quy hoạch còn có 2 gò đất thấp dạng bát úp. Có
thể nói khu vực quy hoạch có cảnh quan và tầm nhìn về các hướng rất đẹp, là
một lợi thế về cảnh quan cần quan tâm trong quá trình quy hoạch.
Môi trường ảnh hưởng bởi khói bụi từ phương tiện vận tải trên QL 1B.
1.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội [23]
Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái
Nguyên 3km về phía Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 45.774,98 ha và dân số

114.608 người.
Khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ nằm dọc hai bên đường Quốc lộ 1B
đoạn qua xã Hóa Thượng.
- Liên hệ với khu vực phía tây TP Thái Nguyên qua QL 1B và QL 3.
- Liên hệ với thị trấn Chùa Hang và trung tâm thành phố Thái Nguyên qua
đường nội thị Chùa Hang - Hóa Thượng và QL 17.
* Về đặc điểm dân cư trong khu vực quy hoạch:
Đất ở trong khu vực quy hoạch một phần phân bố dọc theo đường Quốc
lộ 1B đoạn ngã ba QL1B mới và QL1B cũ đi Lạng Sơn có khoảng 20 hộ dân.
Tại khu vực ngã ba còn có khoảng 12 hộ dân. Còn lại phân bố rải rác trong khu
vực quy hoạch thành từng cụm tại các gò cao với mật độ rất thưa. Tổng số các
hộ dân trong khu vực quy hoạch khoảng trên 300 hộ.
Dân cư trong khu vực nghiên cứu quy hoạch chủ yếu là lao động nông
nghiệp, buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn một số cán bộ công
nhân viên chức của các cơ quan đóng trên địa bàn.


10

Hình 1.2. Liên hệ vùng [25]
1.1.3. Quy hoạch sử dụng đất. [25]
a. Đất các khu chức năng ngoài đơn vị ở:
Tổng diện tích 102,23ha, chiếm 52,1% diện tích lập quy hoạch, đạt chỉ
tiêu 170,38m2/ng. Trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan hành chính: 13,08ha. Bao gồm các công trình cơ quan
chính trị, hành chính, tổ chức chính trị, xã hội trực thuộc Huyện Ủy và UBND


11


huyện và các trụ sở cơ quan quản lý ngành thuộc tỉnh. Mật độ xây dựng 30%;
tầng cao từ 3-6 tầng; hệ số sử dụng đất 0,9-1,8 lần.
- Đất công trình công cộng: 9,54ha. Bao gồm các công trình giáo dục, y
tế, văn hóa, thông tin, thương mại, dịch vụ cấp huyện và cấp đô thị. Mật độ xây
dựng 30-45%; tầng cao từ 3-5 tầng; hệ số sử dụng đất 0,9-1,5 lần.
- Đất hỗn hợp (tài chính, thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn):
9,70ha. Mật độ xây dựng 45%; tầng cao 9 tầng; hệ số sử dụng đất 4,05 lần.
- Đất cây xanh, TDTT: 23,10ha. Bao gồm công viên trung tâm, công viên
văn hóa và công viên TDTT. Mật độ xây dựng 5-30%; tầng cao 1-2 tầng; hệ số
sử dụng đất 0,05-0,6 lần.
- Đất quân sự: 6,84ha. Bao gồm BCHQS Huyện và Đơn vị A53 do Bộ
Quốc phòng quản lý.
- Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 1,70ha. Bao gồm trạm cấp nước, khu xử
lý nước thải, thu gom chất thải rắn.
- Đất cây xanh cách ly: 0,21ha. Là hành lang cách ly đường giao thông đối
ngoại.
- Đường giao thông đối ngoại, đường chính đô thị và bến xe: 38,07ha. Bao
gồm QL 1B, đường nội thị Chùa Hang - Hóa Thượng, bến xe đối ngoại, quảng
trường đô thị.
b. Đất đơn vị ở:
Tổng diện tích 63,84ha, chiếm 32,54% diện tích lập quy hoạch., đạt chỉ
tiêu 106,4m2/ng. Trong đó:
- Đất công trình công cộng: 4,54ha, đạt chỉ tiêu 7,56m2/ng. Trong đó
+ Đất các công trình hành chính, y tế, văn hóa khoảng 1,72ha đạt chỉ tiêu
2,87m2/ng; Mật độ xây dựng 40%; tầng cao 2 tầng; hệ số sử dụng đất 0,8 lần.


×