Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý trật tự xây dựng thị trấn văn điển, huyện thanh trì, hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.58 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
HUYỆN THANH TRÌ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN
kho¸ 2017-2019

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
HUYỆN THANH TRÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý đô thị và cơng trình


Mã số : 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đơ thị và cơng trình, với lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
- TS. Đào Ngọc Nghiêm là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao
và kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu
quả.
- Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong ngành đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu về chun ngành Quản lý đơ thị và
cơng trình trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
- Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ và động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và hồn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đơ thị và cơng trình.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thương Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thương Huyền


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:………………………...……...…………………1
* Mục đích nghiên cứu:…………………….....………………....…..2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:………………….……........…..2
* Phương pháp nghiên cứu:……………..…………………………...3
* Nội dung nghiên cứu:………………..………………...…………..3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:….....……...3
* Một số khái niệm, thuật ngữ:…………….…………………..........4
* Cấu trúc luận văn:……………………….……………………...….6
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………..…………...…7
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĂM ĐIỂN, HUYỆN THANH TRÌ
1.1. Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn TP Hà Nội và huyện Thanh
Trì………………………………………………………………………….....7
1.1.1. Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn TP Hà Nội……….....7

1.1.2. Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn huyện Thanh Trì…..10
1.2. Thực trạng quản lý TTXD tại thị trấn Văn Điển……………..….….13
1.2.1. Khái quát về quá trình phát triển thị trấn Văn Điển, huyện
Thanh Trì…………………………………………………….…...13
1.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch……….….....14
1.2.3. Thực trạng công tác cấp phép xây dựng:……………...…...16


1.2.4. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước……………...17
1.2.5. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính về TTXD thị trấn Văn
Điển……………………………………………………………...18
1.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý TTXD trên địa bàn thị
trấn Văn Điển……………………………………………………..…...…...21
1.3.1. Công tác quy hoạch……………………………..……..…..21
1.3.2. Hạn chế từ nhận thức của chủ đầu tư……………….…..…22
1.3.3. Hạn chế từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý………………...23
1.3.4. Hạn chế trong công tác tuyên truyền………………...…….24
1.4. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế……………………………………....…25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN, HUYỆN THANH TRÌ,
HÀ NỘI.
2.1. Cơ sở pháp lý……………………...………………………….…..…...28
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật………………………………..28
2.1.2. Định hướng quy hoạch chung thành phố Hà Nội và thị trấn
Văn Điển……………………………………………….………....34
2.2. Nguyên tắc, nội dung quản lý TTXD…………….………..…...……..39
2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về QLTTXD….…..….…….…..39
2.2.2. Tổ chức hoạt động quản lý trật tự xây dựng……….....……41
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý TTXD………………..….…….…...50
2.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý……………..………….....…50

2.3.2. Cơ chế chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
……………………………………………………………...….…50
2.3.3. Năng lực, nhận thức của cộng đồng………….……..……..51
2.3.4. Chất lượng của quy hoạch………………..……..…………51
2.3.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội………………...……...52


2.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước………………………..…...……...54
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới...54
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước.....55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN………………….…..62
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc……………………………..…..….62
3.1.1. Quan điểm………………………………….……………....62
3.1.2. Mục tiêu…………………………...….…………………....62
3.1.3. Nguyên tắc………………………………...…………….....63
3.2. Một số nhóm giải pháp quản lý TTXD tại thị trấn Văn
Điển……………………………………………………………….…...….....65
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và chế tài xử lý vi
phạm trật tự xây dựng………………………………………………….…...65
3.2.2. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống quy hoạch………………....70
3.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TTXD…………….…….71
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính và phân cơng, phân cấp, phối
hợp quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện….........72
3.2.5. Đổi mới quy trình và tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng………………………………….75
3.2.6. Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng
trong công tác quản lý trật tự xây dựng…………………………….............77
3.2.7. Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận……………………………………………………..... 83
Kiến nghị…………………………………..…...………..…. …83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

QHCT

Quy hoạch chi tiết

TTHC

Thủ tục hành chính


TTXD

Trật tự xây dựng

QLTTXDĐT

Quản lý trật tự xây dựng đơ thị

QLXD

Quản lý xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QH

Quy hoạch

ĐC-XD

Địa chính – xây dựng

QLĐT

Quản lý đơ thị

TNMT


Tài ngun mơi trường

TC-KH

Tài chính – kế hoạch


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐƠ THỊ
Số hiệu

Tên hình, ảnh
Quy hoạch phân khu đơ thị trên địa bàn huyện

Hình 1.1

Thanh Trì [trích trong bản đồ tổng thể phân khu
S5]

Hình 1.6

Ảnh vi phạm chiều cao và khoảng lùi quy định
[trích trong tổng mặt bằng khu biệt thự 1/500]

Hình 1.7

Ảnh xây dựng sai phép đua ban cơng ra đất cơng

Hình 1.8

Ảnh xây dựng ban cơng thành phịng


Hình 2.1

Định hướng phát triển khơng gian Thành phố Hà
Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ
Vị trí thị trấn Văn Điển - huyện Thanh Trì – TP

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

Hà Nội [trích trong bản đồ tổng thể phân khu S5]
Sơ đồ quản lý xây dựng theo quy hoạch
Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về TTXD ở
huyện Thanh trì

Hình 1.5

Sơ đồ mặt bằng cơng trình vi phạm khoảng lùi

Hình 2.2

Sơ đồ quy trình cấp phép xây dựng


Hình 2.3

Sơ đồ các yếu tố tác động đến quản lý TTXD

Hình 3.1

Sơ đồ hệ thống chính trị thị trấn Văn Điển

Hình 3.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TTXD đô thị huyện

Hình 3.3

Sơ đồ vai trị của cộng đồng


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội, đơ thị đặc biệt có tốc độ đơ thị hóa cao, phát triển kinh
tế - xã hội vượt bậc. Sự phát triển mạnh mẽ không chỉ ở nội thành Hà Nội mà
còn rõ nét cả ở các huyện ngoại thành. Song bên cạnh những kết quả đồng bộ
đã đạt được cũng cịn khơng ít những tồn tại như: giữa phát triển mới và cải
tạo chỉnh trang, quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa thường xuyên đồng
bộ… Nguyên nhân có nhiều song trong đó khơng thể khơng nhắc đến hiểu
quả của công tác quản lý trật tự xây dựng. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng
đơ thị đã và đang là một vấn đề rất cần quan tâm. Mức độ không chỉ dừng lại
ở sai phép, xây dựng không phép, mà sai cả quy hoạch đã được phê duyệt, sử

dụng đất đai khơng đúng mục đích, cơng tác thanh tra, xử lý vi phạm chưa
hiệu quả. Đặc biệt Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng năm 2008 thì ngoại
thành Hà Nội với các khu vực được đơ thị hóa thì quản lý trật tự xây dựng
càng phức tạp hơn.
Huyện Thanh trì (nằm ở phía Nam Hà Nội) trong quy hoạch chung thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 được thủ tướng phê duyệt năm 2011 phát triển để
trở thành một phần của đô thị trung tâm, trong tương lai sẽ là quận nội thành.
Thị trấn Văn điển là trung tâm của huyện Thanh Trì được hình thành từ năm
1958 có diện tích tự nhiên 90,44 ha, số dân 4.465 hộ với 15.730 nhân khẩu có
07 tổ dân phố. Thị trấn Văn điển không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của huyện Thanh trì mà cịn là đầu mối giao thông của Thành phố, là khu
vực được xác định có nhiều biến động về chức năng sử dụng đất, về tạo lập
diện mạo không gian hiện đại để xứng tầm là cửa ngõ phía Nam của Đô thị
trung tâm thành phố năm 2030. Tại thị trấn Văn Điển công tác quản lý trật tự
xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như gia tăng dân
số, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi chức năng sử dụng đất, phát triển hạ


2

tầng kỹ thuật nơi thu hút được thị trường bất động sản và nhất là nhận thức
của một số người dân trong xây dựng cải tạo còn hạn chế. Nhiều dự án trên
địa bàn xã đã được quy hoạch nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chậm dẫn
đến tình trạng xây dựng trái phép nhằm mục đích trục lợi tiền đền bù GPMB.
Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, lấn
chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch… vẫn tiếp tục diễn ra
và ngày càng phức tạp hơn tình trạng này sẽ tạo thêm áp lực, khó khăn lâu dài
khi trở thành quận. Trong bối cảnh như vậy, bản thân lại đang công tác tại
Đội quản lý trật tự xây dựng đơ thị huyện Thanh Trì nên tơi chọn đề tài luận
văn là “Quản lý trật tự xây dựng thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội”

nhằm hướng tới xây dựng huyện Thanh Trì ngày càng văn minh, hiện đại bền
vững, góp phần tạo nên diện mạo mới xứng tầm với Thủ đơ.
* Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Văn
Điển nói riêng, huyện Thanh Trì nói chung.
- Phân tích và tổng hợp các cơ sở khoa học về quản lý trật tự xây dựng
tác động đến Thị trấn Văn điển.
- Đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn Thị trấn Văn điển, huyện Thanh Trì.
- Giúp các cơ quan quản lý trật tự xây dựng (UBND huyện, UBND thị
trấn Văn Điển, các cơ quan tham mưu) nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thị trấn Văn điển của
huyện Thanh Trì.


3

+ Các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn
Thị trấn Văn điển của huyện Thanh Trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
+ Diện tích tự nhiên 90.44ha,
+ Dân số: 16.000 người
- Thời gian: Đến năm 2030 tầm nhìn 2050.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, thông tin, kết quả đã
nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu, tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp chuyên gia: bài học kinh nghiệm ,đề xuất;
- Phương pháp dự báo.
* Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại Thị trấn
Văn Điển, huyện Thanh Trì.
- Xác định hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và pháp lý công tác
quản lý trật tự xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý trật tự xây dựng tại Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
-Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo về
lý luận quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các huyện ngoại thành nói riêng và
quản lý tồn đơ thị nói chung.
-Ý nghĩa thực tiễn các: Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng đơ
thị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn
Văn Điển, huyện Thanh Trì. Giúp các cấp chính quyền và cơ quan chức năng
trong công tác quản lý trật tự xây dựng.


4

* Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): là văn bản pháp lý do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo,
di dời cơng trình.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn: là giấy phép xây dựng cấp cho xây
dựng cơng trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế
hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Trật tự xây dựng: là quá trình tổ chức theo trình tự, nguyên tắc và
kiểm tra, giám sát, xử lý theo pháp luật về xây dựng.

- Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý
xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói
riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây
dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của
pháp luật, đảm bảo nguyên tắc mỹ quan, môi trường đô thị
Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:
+ Đối với cơng trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự
xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng
đã được cấp và các quy định khác liên quan.
+ Đối với cơng trình được miễn giấy phép xây dựng: Xem xét sự tuân
thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đơ thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy
định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an tồn cơng trình và
cơng trình lân cận; giới hạn tĩnh khơng; chiều cao cơng trình; các điều kiện an
tồn về mơi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước,
thông tin), hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao
thơng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách đến
các cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại.


5

+ Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình, quản lý việc xây dựng thi
cơng sử dụng cơng trình đảm bảo đúng mục đích, cấp cơng trình và bảo hành,
bảo trì cơng trình…
- Cơng trình vi phạm trật tự xây dựng:
+ Cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà
thực tế khơng có giấy phép; Cơng trình xây dựng sai nội dung GPXD đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp; Cơng trình xây dựng sai thiết kế được cấp có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (đối với cơng trình xây dựng được miễn Giấy phép xây

dựng); Cơng trình xây dựng có tác động đến chất lượng cơng trình lân cận;
ảnh hưởng đến mơi trường, cộng đồng dân cư.
- Quy hoạch đô thị là tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập mơi trường
sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án
quy hoạch đô thị.
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là: chỉ tiêu để quản lý phát triển
không gian, kiến trúc được xác định cho từng khu vực hay lô đất bao gồm:
mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của
cơng trình.


6

* Cấu trúc luận văn:

Ngoài ra là phần Danh mục các tài liệu tham khảo.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN, HUYỆN THANH TRÌ
1.1. Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn Thành phố Hà Nội và
huyện Thanh Trì
1.1.1 Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội được định hướng đến năm 2030 đã phát triển khơng
gian theo mơ hình hình mới, đó là chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị
vệ tinh, các thị trấn được kết nối với nhau bằng hệ thống đường vành đai và

các trục hướng tâm. Trong đô thị trung tâm với lõi không gian là nội đơ lịch
sử cịn khu nội đơ mở rộng được giới hạn từ vành đai 2 đến sông Nhuệ, khu
mở rộng phía Bắc, Nam sơng Hồng, khu hai bên bờ sông Hồng đây là khu
vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại
cấp thành phố có chất lượng cao với kiến trúc hiện đại. Năm đơ thị vệ tinh
gồm: Hịa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Để thực hiện
định hướng nêu trên công tác quản lý xây dựng luôn được chú trọng và đã đạt
được nhiều kết quả. Có đột phá về chất lượng và đạt khối lượng đáng kể.
Trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị công tác quản lý
trật tự xây dựng luôn được Thành ủy, HĐND, UBND TP xác định là nhiệm
vụ trọng tâm, đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đây là
công tác cả hệ thống chính trị, các tổ chức xây dựng, cơ quan quản lý quan
tâm. Trong thực tế đã có nhiều kết quả song vẫn cịn khơng ít tồn tại và ngày
càng có diễn biến phức tạp hơn nhất là với các địa bàn đơ thị hóa mạnh. Rõ
thấy nhất là vừa qua ngày 25/3/2019 thường trực HĐND Thành phố Hà Nội
tổ chức phiên họp chuyên đề về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành


8

phố Hà Nội để yêu cầu UBND thành phố và các cơ quan giải trình bởi các lý
do:
- Thứ nhất, Trong những năm qua, công tác quản lý TTXD đô thị được
thành phố xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Thành ủy, HĐND,
UBND thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rất quyết liệt. Qua đó đến nay
nhiều cơng trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện các
vi phạm. Các vi phạm TTXD phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc dư luận dần
được hạn chế. Các vi phạm tồn đọng được rà soát, phân loại, xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm xử lý và giải quyết.
- Thứ hai, thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh, như công

tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng quản lý đô thị ở một số lĩnh vực
chưa đáp ứng yêu cầu đơ thị hóa ngày càng cao. Cơng tác quả lý đất đai, quản
lý TTXD có mặt cịn hạn chế, yếu kém. Những vi phạm về quản lý quy
hoạch, mật độ xây dựng, chiều cao cơng trình, kiến trúc theo dự án được phê
duyệt vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận và tiến độ xử lý còn chậm;
nhiều vi phạm trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng tồn tại cũ chưa
được xử lý dứt điểm. Một số vi phạm mới tuy được phát hiện nhưng chưa
được xử lý kịp thời, triệt để. Trên địa bàn thành phố còn một số nhà siêu
mỏng, siêu méo tồn đọng cũ chưa được giải quyết , bên cạnh đó tiếp tục phát
sinh thêm các thửa đất, cơng trình siêu mỏng, siêu méo trên một số tuyến
đường, tuyến phố mới, gây mất mỹ quan chung của thành phố.
- Thứ ba, Thông qua giải trình để làm rõ tồn tại trong tổ chức triển khai
thực hiện các quy định pháp luật về quản lý TTXD thời gian qua, từ đó xác
định nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ ràng trách
nhiệm của từng cấp, từng ngành....để đưa ra giải pháp, biện pháp cần
thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý TTXD
trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.


9

-Thứ tư, HĐND thành phố chỉ đạo HĐND các quận, huyện, phường ,
xã vào cuộc quyết liệt hơn trong công tác giám sát xử lý vi phạm TTXD.
Theo thống kê của Sở xây dựng trước năm 2018 từ 413 công trình cịn
tồn đọng đã giảm xuống cịn 80 cơng trình, nhưng năm 2018 không xử lý
thêm được trường hợp nào. Hơn nữa trong 2 tháng đầu năm 2019 đã phát sinh
65 sai phạm mới, trong đó chỉ có 02 cơng trình đã xử lý.
Liên quan đến việc để vi phạm trật tự xây dựng xảy ra, trong năm 2018
Sở Xây dựng Hà Nội đã xử lý 28 trường hợp cán bộ vi phạm, trong đó nhiều
cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật.

Một số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng chưa được xử lý trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong những năm qua như sau: cơng trình sai phép không
đúng số tầng và kiến trúc tại ngõ 61 phố Bằng Liệt; cơng trình BT9/1 khu đơ
thị Xn Phương chưa được cấp phép xây dựng; cơng trình trên đất cây xanh
tại Khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai); xây dựng vượt mười tầng so với
giấy phép, từ 25 tầng lên 35 tầng tại tòa chung cư VP6, phường Hồng Liệt
(quận Hồng Mai); biến khu đất cơng thành bốn cụm cơng trình, với 12 tịa
nhà cao khoảng 40 tầng ở Khu đơ thị Linh Đàm...
Như vậy có thể nói cơng tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội đã có sự quan tâm đặc biệt, Thành ủy đã có chỉ thị 08/CTTW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo TTXD và
văn minh đô thị. UBND thành phố cũng đã ban hành các quy định biện pháp,
giải pháp song vi phạm vẫn còn kể cả xuất hiện cơng trình sai phạm nghiêm
trọng nhìn chung ngun nhân để xảy ra vi phạm do:
- Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn chưa làm hết
trách nhiệm, buông lỏng quản lý, xử lý chưa nghiêm những vi phạm.
- Mặt khác nguyên nhân dẫn đến vi phạm còn kéo dài một phần là do
lực lượng TTXD chưa làm hết trách nhiệm.


10

- Việc phối hợp với các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, đơn
đốc cịn lỏng lẻo, chưa rõ ràng.
- Ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao.
1.1.2. Khái quát quản lý TTXD trên địa bàn huyện Thanh Trì
a. Khái quát về huyện Thanh Trì:
- Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đơng Nam Hà Nội, giáp các
quận:
+ Phía Tây Bắc : giáp quận Thanh Xuân
+ Phía Bắc : giáp quận Hồng Mai

+ Phía Tây : giáp quận Hà Đơng
+ Phía Đơng: giáp huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên.
+ Phía Nam: giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín
- Diện tích 63.17 km2; dân số 221.800 người; mật độ 3.145 người/km2.
- Huyện Thanh Trì gồm 1 thị trấn là thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại
Áng, Đơng Mỹ, Dun Hà, Hữu Hịa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả
Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh
Quỳnh, Yên Mỹ


11

Hình 1.1:

Quy hoạch phân khu đơ thị trên địa bàn huyện Thanh Trì
[ trích trong bản đồ tổng thể phân khu S5]

b. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng huyện Thanh Trì
Quản lý trật tự xây dựng được huyện Thanh trì xác định là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên của chính quyền, song tình trạng vi phạm trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều vi phạm
không được xử lý quyết liệt, dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân.
Là một huyện ngoại thành nằm phía Nam thủ đơ Hà Nội, huyện Thanh
Trì có diện tích đất tự nhiên 6.317 ha, trong đó có 3.463 ha đất nơng
nghiệp (chiếm 55,03%). Diện tích nông nghiêp lớn do vậy việc quản lý theo
đúng mục đích sử dụng cũng là vấn đề cấp thiết của huyện. Vì vậy tình trạng
lấn chiếm đất nơng nghiệp, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thanh Trì còn diễn ra ở các xã Vĩnh Quỳnh, Tân Triều, Tả Thanh Oai...



12

Ngun nhân chính do cơng tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng bị buông
lỏng trong thời gian dài; và trách nhiệm thuộc về người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền địa phương. Nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực này, huyện Thanh
Trì đã quyết tâm xử lý điểm các vi phạm tại xã Tả Thanh Oai, sau đó mở rộng
ra các xã khác. Việc tập chung xử lý vi phạm tại huyện Thanh Trì rất được trú
trọng thể hiện thực tế Ban Thường vụ huyện ủy Thanh Trì u cầu đồng chí
Chủ tịch UBND và Trưởng Cơng an xã tại các xã có vi phạm lớn trên đất
nơng nghiệp tạm dừng, bàn giao nhiệm vụ điều hành chung cho cấp phó để
tập trung giải quyết các cơng việc tồn đọng.
Theo thống kê năm 2017 tổng cơng trình xây dựng 707 cơng trình,
trong đó cơng trình vi phạm 107 trường hợp (không phép 46 trường hợp; sai
phép 7 trường hợp; xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp 54 trường hợp),
đã xử lý 107 trường hợp. Năm 2018 tổng cơng trình xây dựng 635 cơng trình,
trong đó cơng trình vi phạm 80 trường hợp (không phép 80 trường hợp; sai
phép 8 trường hợp; xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp 64 trường hợp),
đã xử lý 78 trường hợp còn 02 trường hợp đang giải quyết. Quý I năm 2019
tổng cơng trình xây dựng 28 cơng trình, trong đó cơng trình vi phạm 17
trường hợp (sai quy hoạch 1 trường hợp, xây dựng trên đất công, đất nông
nghiệp 16 trường hợp); đã xử lý 15 trường hợp còn 02 trường hợp đang giải
quyết.
Thực tế, việc quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì đã có
những chuyển biến tích cực, số cơng trình được cấp phép xây dựng tăng hằng
năm, nhưng có thể nhận thấy, kết quả chưa đạt như mong muốn. UBND
huyện đã có giải pháp cụ thể, đồng bộ, tổ chức thực hiện khắc phục kịp thời
những hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đô thị trên địa
bàn.



13

1.2.

Thực trạng quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Văn điển

1.2.1. Khái quát về quá trình phát triển Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
- Thị trấn Văn điển hình thành từ năm 1958 từ 02 xóm ( xóm Ga, xóm
Chợ) thuộc xã Tứ hiệp – tổng Hà Đơng. Q trình phát triển mở rộng thêm
khu Quốc Bảo và khu Phân lân (xã Tam Hiệp), khu Ân (xã Vĩnh Quỳnh) và
xóm Bến (xã Tứ Hiệp).
- Theo số liệu thống kê diện tích tự nhiên thị trấn Văn điển : 90.44 ha
trong đó:
+ Đất nơng nghiệp chiếm 9,09%
+ Đất xây dựng chiếm 89,06%
+ Đất dự trữ chiếm 1,74%
Thị trấn Văn điển có dân số là 16.927 người, với tỷ lệ nam 49,04%, nữ
50,96% bao gồm 07 tổ dân phố. Trên địa bàn có khoảng 170 cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp.
- Về cơ cấu kinh tế:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp : 0,4%
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 24%
+ Thương mại dịch vụ: 72%
- Thị trấn là đô thị loại IV là trung tâm hành chính kinh tế, văn hóa của
huyện và là đầu mối giao thơng, cửa ngõ phía Nam của thành phố. Theo quy
hoạch chung được duyệt năm 2011 có tuyến đường sắt đơ thị số 1 (Ngọc Hồi
– n Viên) đi qua phía Đơng và tuyến đường sắt quốc gia đi qua phía Nam.
Phía Nam có khu cơng nghiệp Ngọc Hồi và trung tâm y tế khu vực. Theo quy
hoạch chung định hướng Thanh trì trong đó có thị trấn Văn điển được xác

định là khu đơ thị lớn phía Nam của đơ thị trung tâm thành phố.
- Vị trí địa lý thị trấn Văn Điển:


14

+ Phía Bắc giáp với quận Hồng Mai.
+ Phía Nam giáp với xã Vĩnh Quỳnh, xã Tứ Hiệp.
+ Phía Tây giáp với xã Tứ Hiệp.
+ Phía Đơng giáp với xã Tam Hiệp.
Hình 1. 2: Vị trí thị trấn Văn Điển - huyện Thanh Trì – TP Hà Nội
[ trích trong bản đồ tổng thể phân khu S5]

1.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch
- Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì nói riêng
và Thành Phố Hà Nội nói chung trên cơ sở đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà
Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, huyện Thanh trì đã có
đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Thanh Trì như: Quyết định số


15

49/2009/QĐ-UBND ngày 20/1/2009 của UBND thành phố Hà Nộ phê duyệt
với tỷ lệ 1/5.000; và thị trấn Văn Điển là một phần thuộc đô thị trung tâm và
Quy hoạch phân khu S5 tỷ lệ 1/5000 đã được UBND Thành phố phê duyệt.
Thị trấn Văn điển có tuyến đường Phan Trọng Tuệ trong đồ án quy
hoạch xây dựng hai bên tuyến đường này đã được UBND thành phố phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch tại quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 5/11/2008
tỷ lệ 1/2000. Việc quy hoạch từ năm 2008 đến nay vẫn chưa triển khai dẫn

đến bức xúc của các hộ dân, không được xây dựng phải giữ nguyên hiện
trạng. Nhiều nhà đã xuống cấp gây nguy hiểm cho người sử dụng. UBND thị
trấn Văn Điển đã kiến nghị rất nhiều lần để cho các hộ được cải tạo, nâng cấp
tạm khi dự án chưa triển khai nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận.
Mặc dù, các đồ án quy hoạch đã được phủ kín địa bàn huyện. Nhưng,
cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch thực sự chưa đạt được kết quả như
mong muốn, vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể:
a. Tổ chức bộ máy quản lý theo quy hoạch:
Hình 1. 3: Sơ đồ phân cấp quản lý từ Thành phố đến xã, thị trấn


×