Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn liên quan, huyện thạch thất, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 100 trang )

N

H
N
H N
----------------------------------

ĐỖ QUỐC HƯNG

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


T Ư NG ĐẠI H C I N T C H NỘI
----------------------------------

Ỗ QUỐ H N
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
huyên ngành: uản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

:


TS. BÙI Ứ





Ũ

ỒNG

ẤM

PGS.TS. CHẾ ÌNH HOÀNG

Hà Nội - 2019

:


LỜI CẢM ƠN
Là một kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, tuy
nhiên công việc đang làm của học viên lại liên quan nhiều tới lĩnh vực quản lý
đô thị do đó không tránh khỏi những hạn chế trong công tác. Xuất phát từ nhu
cầu cần phải nâng cao kiến thức chuyên môn trong công việc, học viên đã
đăng ký học chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình
do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2017 - 2019. Trong suốt
hai năm học tập trải qua các môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất
là quá trình nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, Học viên đã được các thầy
cô giảng viên truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chuyên môn mà
còn những kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý

báu. Học viên cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp với bản thân học
viên. Đây chính là nền tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn
trong công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin
bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được
gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới TS. Bùi Đức Dũng là người
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn
Phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô
thị huyện Thạch Thất đã giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Quốc Hƣng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Quốc Hƣng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
* Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
* Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
* Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................2
* Các khái niệm (thuật ngữ)...........................................................................3
* Cấu trúc luận văn.........................................................................................6
NỘI DUNG.......................................................................................................7
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH
THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................................................7
1.1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Thạch Thất....................................................................................................7
1.1.1. Khái quát chung huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội..................................7
1.1.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch
Thất................................................................................................................9
1.2. Thực trạng xây dựng và công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị
trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất.........................................................12
1.2.1. Khái quát về thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất..........................13


1.2.2. Thực trạng xây dựng và một số vi phạm phổ biến.............................18
1.2.3. Công tác quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch.............................22
1.2.4. Công tác cấp phép xây dựng..............................................................23
1.2.5. Phân cấp quản lý nhà nước về TTXD và công tác kiểm tra, thanh tra,
xử lý vi phạm...............................................................................................24

1.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng...................28
1.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy................................................................28
1.3.2.Trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng……………….29
1.3.3. Công tác lập quy hoạch......................................................................30
1.3.4. Trình độ nhận thức của người dân và sự tham gia của cộng đồng....30
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu............................................................31
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY TẠI
THỊ TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.................................................................................................................33
2.1. Cơ sở Pháp lý về quản lý trật tự xây dựng.......................................33
2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật.............................................................33
2.1.2. Các Đồ án quy hoạch đã được phê duyệt...........................................34
2.1.3. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan..............................35
2.2. Cơ sở lý luận........................................................................................35
2.2.1. Quản lý trật tự xây dựng là một nhiệm vụ của quản lý đô
thị.................................................................................................................35
2.2.2. Phân cấp quản lý trật tự xây dựng......................................................42
2.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây
dựng.............................................................................................................43
2.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý, công cụ để quản lý, đối tượng chịu sự
quản lý..........................................................................................................43


2.3.2. Những nguyên nhân chủ quan trong quản lý trật tự xây
dựng.............................................................................................................46
2.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Liên Quan,
huyện Thạch Thất......................................................................................48
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của thị trấn Liên Quan............................................................................48
2.4.2. Quy hoạch huyện Thạch Thất, thị trấn Liên Quan.............................49

2.4.3. Quy trình thực hiện pháp luật và quản lý trật tự xây
dựng.............................................................................................................51
2.4.4. Nhận thức và ứng xử của người dân..................................................52
2.5. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô
thị ở Việt Nam và thế giới..........................................................................53
2.5.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị trong
nước……………………………………………………………..................53
2.5.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng của các đô thị nước
ngoài.............................................................................................................57
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ
TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.................................................................................................................59
3.1. Quan điểm, mục tiêu...........................................................................59
3.1.1. Quan điểm..........................................................................................59
3.1.2. Mục tiêu.............................................................................................59
3.2. Nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng.................................................59
3.3. Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng thị trấn Liên Quan,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội......................................................60
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy..............................................60
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch xây dựng của thị trấn.......................63


3.3.3. Cải cách hành chính trong công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng
và quản lý xây dựng công trình sau cấp phép..............................................64
3.3.4. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bộ máy các cơ quan quản lý trật tự xây
dựng tại địa phương.....................................................................................67
3.3.5. Giải pháp huy động sự tham gia giám sát của cộng đồng..................75
3.3.6. Giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTXD...........79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................83
Kết luận.......................................................................................................83

Kiến nghị.....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

GPXD

Giấy phép xây dựng

TTXD

Trật tự xây dựng

QLĐT

Quản lý đô thị

QLXD

Quản lý xây dựng

TP

Thành phố

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Sơ đồ 1.1

Bản đồ vị trí huyện Thạch Thất

7

Sơ đồ 1.2

Định hướng các khu vực phát triển theo Quy

8

hoạch chung xây dựng huyện Thạch Thất
Sơ đồ 1.3

Vị trí và ranh giới hành chính thị trấn Liên Quan

14


Sơ đồ 1.4

Quy hoạch chung thị trấn Liên Quan, huyện Thạch

16

Thất đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
Sơ đồ 1.5

Quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn Liên Quan và

17

khu vực phụ cận, tỷ lệ 1/500( khoảng 87 Ha)
Sơ đồ 1.6

Phân cấp quản lý nhà nước về TTXD

24

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ Các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ

45

cương trong xây dựng
Sơ đồ 2.2

Sơ đồ Quy trình thực hiện pháp luật về trật tự xây


51

dựng
Sơ đồ 3.1

Quy trình cấp phép xây dựng

64

Sơ đồ 3.2

Mô hình quản lý về TTXD tại thị trấn Liên Quan

73

Hình 1.1

Kiến trúc đối lập và công trình sai phép trong quá

12

trình đô thị hóa
Hình 1.2

Nhà xưởng sản xuất trái phép trên đất nông

12

nghiệp và mái che mái vảy tràn lan trên đường

trục chính xã Hữu Bằng
Hình 1.3

Nhà hàng, cửa hàng rửa xe trên lô đất nhà liền kề

19

Hình 1.4

Công trình xây vượt quá chiều cao, quá mật độ

19

theo quy hoạch


Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.5

Nhà dân xây vượt quá số tầng, lệch cốt cao độ

20

Hình 1.6


Tập kết vật liệu vi phạm hành lang an toàn giao

21

thông; Ao trong khu vực thôn Chi Quan bị lấp trái
phép
Hình 1.7

Tình trạng xây dựng không được quản lý tại Khu

22

phố
Hình 2.1

Hướng dẫn trực quan các thông tin về quy hoạch
ở Anh

58


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1

Tên bảng, biểu

Trang


Bảng thống kê tình hình vi phạm trật tự xây dựng

23

tại thị trấn Liên Quan năm 2018


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Vấn đề quản lý trật tự xây dựng ở cả nước nói chung và đặc biệt là ở
các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây luôn
được Nhà nước quan tâm, quán triệt, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích
cực. Tuy nhiên ngoài những thành tựu đạt được còn nhiều vấn đề bất cập; đặc
biệt sau khi Thành phố Hà Nội được mở rộng, công tác quản lý trật tự xây
dựng vẫn còn gặp vô vàn khó khăn, thử thách.
Huyện Thạch Thất là một huyện ngoại thành ở Phía Tây Thủ đô Hà
Nội; là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều làng
nghề truyền thống nổi tiếng. Mặc dù là một huyện ngoại thành tưởng chừng
như công tác quản lý trật tự xây dựng không có gì đáng nói, thế nhưng huyện
Thạch Thất lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong công
tác quản lý xây dựng, trong đó có thị trấn Liên Quan là trung tâm hành chính,
kinh tế của huyện. Qua quá trình thực hiện xây dựng mặc dù địa phương đã
có nhiều cố gắng nhưng thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập, tranh chấp, khiếu
kiện, sai phạm đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để quản lý trật tự xây
dựng không chỉ cho thị trấn Liên quan mà còn cho các khu đô thị khác đang
hình thành.
Với những lý do trên, bản thân lại đang công tác tại Phòng Quản lý đô
thị huyện Thạch Thất nên tôi chọn đề tài luận văn “Quản lý trật tự xây dựng

trên địa bàn thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội”
nhằm hướng tới xây dựng, phát triển kinh tế thị trấn Liên Quan ngày càng văn
minh, hiện đại, đáp ứng được điều kiện sống và nhu cầu phát triển địa
phương, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Thị trấn, cho huyện, cũng như
của Thủ đô.
* Mục đích nghiên cứu


2

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng, phân tích các cơ sở khoa học, đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Liên Quan,
huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội.
- Giúp các cơ quan quản lý trật tự xây dựng (UBND huyện, UBND xã,
thị trấn, Phòng Quản lý đô thị, Đội Quản lý TTXD đô thị…) trên địa bàn
huyện Thạch Thất nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn
Liên Quan, huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Diện tích: Khoảng 326,3 ha
+ Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đóng góp cơ sở lý luận, nguyên tắc, mô hình cơ chế quản lý trật tự
xây dựng.
+ Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan
tâm đến lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên
địa bàn thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất cũng như địa phương khác.


3

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Cụ thể hóa và đưa ra giải pháp cho công tác quản lý trật tự xây dựng
tại thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội.
+ Giúp các cơ quan chức năng quản lý đô thị tại huyện Thạch Thất thực
hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
+ Hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo và giảm bức xúc của nhân dân tại khu vực này. Đưa trật tự xây dựng tại
khu vực thị trấn Liên Quan vào nề nếp, đúng quy hoạch được duyệt và góp
phần làm đẹp hơn bộ mặt đô thị của huyện Thạch Thất.
+ Kiến nghị rà soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây
dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
* Các khái niệm (thuật ngữ)
- Thị trấn: Thị trấn tại Việt Nam được xếp vào đô thị loại V, là một đơn
vị hành chính cấp xã. Tất cả thị trấn tại Việt Nam đều trực thuộc các huyện.
Thị trấn có thể là huyện lị nếu các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện được
đặt tại thị trấn đó. Tuy nhiên, không phải thị trấn nào cũng là huyện lỵ, và
không phải huyện nào cũng có thị trấn. Đặc biệt, có nhiều huyện lỵ không đặt
ở thị trấn cùng tên với chính mình, chủ yếu do giao thông không thuận lợi với
các xã khác trong huyện.

- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của
thị xã; thị trấn.
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị. Theo nghĩa


4

rộng thì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm
việc, nghi ngơi...) ở đô thị.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch: Nội dung QLXD theo quy hoạch là
một trong các nội dung quản lý quy hoạch được thể chế hóa theo hai hệ thống
Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, gồm: QLXD theo quy hoạch đô thị
tại Mục 5, Luật Quy hoạch đô thị và Quản lý Quy hoạch Xây dựng tại Mục 8
- Luật Xây dựng 2014. Trong đó, quản lý quy hoạch xây dựng theo quy hoạch
thuộc khu vực đô thị thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị bao gồm: Giới
thiệu địa điểm; Giấy phép quy hoạch; Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô
thị mới; Quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch. Khái niệm QLXD theo quy
hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng là hai nội dung phân biệt về đối tượng
áp dụng nhưng có cùng mục tiêu quản lý nhằm đảm bảo việc thực hiện hiệu
quả nội dung quy hoạch gắn với đầu tư phát triển đô thị [22].
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: gồm những quy định
quản lý không gian cho tổng thể đô thị và những quy định về cảnh quan, kiến
trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố, tuyến phố trong đô thị do chính
quyền xác định theo yêu cầu quản lý.
- Trật tự xây dựng: Xây dựng công trình đảm bảo theo đúng quy trình,

đảm bảo chất lượng và tuân thủ theo các quy định của pháp luật, có tổ chức,
có kỷ luật.
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản pháp lý về xây
dựng cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy
định trong giấy phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước,
trước khi khởi công xây dựng, thi công và đưa công trình vào vận hành.
- Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý
xây dựng. Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:


5

+ Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự
xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng
đã được cấp và các quy định khác.
+ Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng: Xem xét sự tuân
thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy
định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và
công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thuỷ; các điều kiện an toàn
về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện,
nước, thông tin), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng,
giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách
đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại.
- Công trình vi phạm trật tự xây dựng: Công trình xây dựng theo quy
định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có; Công trình xây dựng
sai nội dung GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng
sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi
tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được
miễn Giấy phép xây dựng); Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng

công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; Công trình
xây dựng không phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phương
ban hành.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình: Là tập hợp các đề xuất có liên
quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở
giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.


6

* Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương và phần mở đầu, phần kết luận. Cấu trúc
Luận văn cụ thể như sau:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Liên
Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Liên
Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn Liên Quan,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ TRẤN LIÊN QUAN, HUYỆN THẠCH
THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Thạch Thất
1.1.1. Khái quát chung huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội
Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số
1259/QĐ-CP ngày 26/7/2011, xác định huyện Thạch Thất với phần lớn diện
tích nằm trong hành lang xanh, đây là vùng bảo tồn đa dạng tự nhiên, cấu trúc
làng xã nông thôn, làng nghề truyền thống. Một phần diện tích Huyện sau này
sẽ xây dựng đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đô thị sinh thái Quốc Oai và Thạch Phúc
(đô thị sinh thái Phúc Thọ).
Sơ đồ 1.1. Bản đồ vị trí huyện Thạch Thất. [15]


8

Huyện Thạch Thất là một huyện ngoại thành Hà Nội, sau khi xác lập
địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm thị trấn Liên Quan và 22 xã là Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên,
Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương
Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng
Sơn, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, có tổng diện tích
184,59km2, với dân số 183.661 người (năm 2012). Đây là vùng bán sơn địa,
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đồng bằng sông
Hồng; có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có vị trí thuận lợi về giao thông và có
quỹ đất rộng lớn không ngập lụt thuận lợi phát triển các chức năng lớn của

Thành phố Hà Nội và Quốc gia.
Đặc điểm địa lý và kinh tế xã hội huyện Thạch Thất chia làm 3 khu vực
khá rõ dệt trải dài từ Đông sang Tây:

Khu CNC Hòa
Lạc và ĐH Quốc
gia Hà Nội

Khu vực các xã
miền núi

Khu vực các xã
làng nghề

Sơ đồ 1.2. Định hướng các khu vực phát triển theo Quy hoạch chung xây
dựng huyện Thạch Thất


9

- Phía Đông huyện là khu vực đồng bằng: Khu vực gồm các xã làng
nghề truyền thống như: xã Hữu Bằng, xã Phùng Xá, xã Canh Nậu, xã Dị Nậu,
xã Hương Ngải, kinh tế của khu vực này khá phát triển, đất đai chật hẹp.
- Khu vực nằm giữa phía Tây và phía Đông chủ yếu là các xã có địa
hình đồi gò bán sơn địa, trước đây kinh tế rất khó khăn. Đất đai rộng rãi.
Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hóa, nhiều dự án lớn nằm trong
khu vực này như khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội…
chiếm dụng một phần lớn đất đai của khu vực này, đồng thời cũng tạo điều
kiện phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
- Khu vực phía Tây huyện là 3 xã miền núi gồm Tiến Xuân, Yên Trung,

Yên Bình (mới được sáp nhập từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào huyện
Thạch Thất năm 2008). Khu vực này chủ yếu nằm trong quy hoạch đô thị vệ
tinh Hòa Lạc. Tiềm năng du lịch ở khu vực này là rất lớn.
Hiện nay trên địa bàn đã có Quy hoạch chung xây dựng huyện Thạch
Thất đến năm 2030; Quy định quản lý quy hoạch chung là cơ sở để chính
quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của thành
phố Hà Nội và huyện Thạch Thất xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch kiến
trúc và quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng, cải tạo chỉnh trang các
công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết,
thiết kế đô thị, các quy hoạch chuyên ngành, tất cả các khu vực trong và ngoài
đô thị tuân thủ định hướng quy hoạch chung.
1.1.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch
Thất
Trên cơ sở đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, UBND huyện Thạch Thất đã tổ chức lập


10

và phê duyệt các đồ án quy hoạch như: Quy hoạch chung huyện tỷ lệ
1/10.000, quy hoạch chung xây dựng thị trấn Liên Quan tỷ lệ 1/5.000 (phê
duyệt năm 2014). Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn
huyện tỉ lệ 1/5.000 (phê duyệt năm 2012). Ngoài ra còn một số đồ án quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu tái định cư, khu đấu giá quyền sử dụng
đất… làm cơ sở để quản lý các dự án đầu tư, quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn. Mặc dù, các đồ án quy hoạch đã được phủ kín địa bàn huyện. Tuy nhiên,
công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch thực sự chưa đạt được kết quả như
mong muốn, vẫn còn những hạn chế nhất định.

a. Công tác tổ chức thực hiện quản lý theo quy hoạch:
- Chất lượng các đồ án quy hoạch trên địa bàn còn chưa đảm bảo. Hầu
hết các đồ án vừa phê duyệt năm trước vài năm sau đã phải tổ chức điều
chỉnh. Ví dụ như 22 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 22 xã được
phê duyệt năm 2012 đến năm 2013 đã có nhiều bất cập phải điều chỉnh, rồi
đến các đồ án quy hoạch chi tiết các khu tái định cư…Hầu hết các đồ án quy
hoạch cũng không có thiết kế đô thị.
b. Tổ chức bộ máy quản lý:
- Ở huyện việc quản lý được thông qua các Phòng Quản lý đô thị,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính Kế hoạch, Đội Thanh tra
Xây dựng (nay là Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị). Ở cấp xã thì thông qua
cán bộ địa chính xây dựng. Tuy nhiên, giữa các cơ quan chưa có sự phối hợp
chặt chẽ, mạnh ai nấy làm, dẫn đến chồng chéo mà vẫn buông lỏng. Mới chỉ
quan tâm quản lý đối với các dự án đầu tư chưa quan tâm quản lý quy hoạch
đối với việc xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân. Trong khi ở huyện Thạch
Thất vấn đề cần giải quyết trong công tác quản lý quy hoạch lại tập trung chủ
yếu ở việc xây dựng các công trình dân dụng trong các khu dân cư mới và
hiệu hữu.


11

c. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng
theo quy hoạch:
- Vai trò của cộng đồng trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
ở Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng vẫn còn rất mờ
nhạt nếu không muốn nói là rất thờ ơ. Mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng ví như quy định phải xin ý kiến
cộng đồng dân cư, Hội đồng nhân dân ngay từ bước lập nhiệm vụ quy hoạch
đến lúc công bố công khai… nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể, người

dân vẫn bị động trong suốt quá trình từ lập quy hoạch đến giám sát thực hiện
theo quy hoạch được duyệt.
d. Thực trạng về trật tự xây dựng:
- Ở các quận nội thành thì nổi cộm lên những vi phạm trật tự xây dựng
đối với các công trình cao tầng, các dự án lớn xây dựng sai phép. Còn ở
huyện Thạch Thất vi phạm trật tự xây dựng lại xảy ra chủ yếu trong việc xây
dựng công trình trái với quy hoạch: Công trình xây dựng trên đất nông
nghiệp, trong khu vực chuẩn bị triển khai dự án đầu tư. Công trình xây dựng
được miễn phép nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế đô thị dẫn
đến tình trạng xây dựng lộn xộn tại các khu dân cư gây mất mỹ quan. Mặt
khác tình trạng xây dựng lộn xộn tại các khu nghĩa trang nhân dân cũng đang
là vấn đề gây bức xúc cần phải giải quyết trên địa bàn [22].
- Ngoài vi phạm sử dụng sai mục đích sử dụng đất thì ở huyện Thạch
Thất nói chung và ở các xã làng nghề nói riêng tình trạng xây dựng công trình
lộn xộn, nhà ngói xen lẫn nhà cao tầng, mỗi nhà một kiểu kiến trúc, mỗi nhà
một hướng không được cấp phép, không được quản lý về kiến trúc cảnh quan
khiến cho bộ mặt các làng xóm, khu dân cư dần bị xấu đi.


12

Hình 1.1. Kiến trúc đối lập và công trình sai phép trong quá trình đô thị hóa.

Hình 1.2. Nhà xưởng sản xuất trái phép trên đất nông nghiệp và mái che mái
vảy tràn lan trên đường trục chính xã Hữu Bằng.
1.2. Thực trạng xây dựng và công tác quản lý trật tự xây dựng tại
thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất


13


1.2.1. Khái quát về thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất
Thị trấn Liên Quan là trung tâm của huyện Thạch Thất, nơi giao nhau
của 2 tuyến đầu mối giao thông là tỉnh lộ 419 và 420, cách đại lộ Thăng Long
8 km về phía bắc, cách thị xã Sơn Tây 13 km, điều kiện giao lưu với các địa
phương khác tương đối thuận lợi. Giáp ranh với thị trấn hiện tại là các xã: Phú
Kim, Hương Ngải, Chàng Sơn, Kim Quan và xã Bình Yên.
Thị trấn Liên Quan được thành lập năm 1994 trên cơ sở giải thể xã
Liên Quan, có diện tích khoảng 326,3 ha. Dân số năm 2011 là 5.754 người.
Thị trấn Liên Quan là trung tâm huyện lỵ của Huyện Thạch Thất, có nền kinh
tế khá phát triển so với mặt bằng chung. Trong những năm gần đây, khu vực
thị trấn Liên Quan có tốc độ phát triển khá cao, trong đó có sự chuyển dịch
mạnh mẽ sang ngành nghề dịch vụ.
Huyện Thạch Thất là một trong những huyện có kinh tế phát triển,
nhiều dự án lớn của Trung ương và TP Hà nội trên địa bàn. Huyện có tiềm
năng về phát triển kinh tế xã hội với nhiều đặc trưng văn hóa địa phương, làng
nghề truyền thống. Là thị trấn Huyện lỵ của Thạch Thất, thị trấn Liên Quan
đã cơ bản được xây dựng công trình hành chính, công sở, dịch vụ phục vụ cho
các nhu cầu phát triển kinh tế của nhân dân. Với vị trí trung tâm của mình, thị
trấn Liên Quan cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa ngành.


×