Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt thị xã thuận an, tỉnh bình dương (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚ C HÀ NỘI
----------------------------------

BÙI XUÂN HÙNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SINH HOẠT
THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI ̣VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚ C HÀ NỘI
----------------------------------

BÙI XUÂN HÙNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SINH HOẠT
THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THI VÀ
̣
CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGHIÊM VÂN KHANH

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Có được luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
trường Đại học Kiế n Trúc Hà Nô ̣i, Khoa sau đại học và đặc biệt là PGS. TS
Nghiêm Vân Khanh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn
khoa học quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề
tài. Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới các Thầy, Cô đã trực
tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành quản lý đô
thi ̣& công trin
̀ h cho tác giả trong thời gian qua. Xin gửi tới Sở Xây dựng tỉnh
Bình Dương, Công ty Nước – Môi trường Bình Dương lời cảm ơn sâu sắc vì
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài
liệu nghiên cứu cần thiết có liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Tác giả rất mong nhận được các góp ý, phê bình của Quý Thầy, Cô và
các Nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nô ̣i, ngày tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Xuân Hùng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Xuân Hùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mu ̣c lu ̣c
Danh mu ̣c các ký hiêu,
̣ các chữ viế t tắ t
Danh mu ̣c các bảng, biể u
Danh mu ̣c các hin
̀ h ve ̃
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
NỘI DUNG............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC SINH HOẠT THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............... 4

1.1. Giới thiệu chung về thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ........................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................ 4
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội........................................................... 10
1.1.3. Hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................... 14
1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước sinh hoạt Thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương ..................................................................................................................16
1.2.1. Hiện trạng mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt Thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương ..........................................................................................................16
1.2.2. Hiện trạng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương ...................................................................................................................25


1.3. Hiện trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt Thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương .............................................................................30
1.3.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước........................ 30
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống thoát nước
sinh hoạt tại Thị xã Thuận An ..............................................................................34
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt thị
xã Thuận An, tỉnh Bình Dương ........................................................................35
1.4.1. Các tồn tại về kỹ thuật................................................................................ 35
1.4.2. Các tồn tại về hệ thống quản lý .................................................................. 36
1.4.3. Một số tồn tại khác ..................................................................................... 37
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
SINH HOẠT THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..........................39
2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 39
2.1.1. Các văn bản Nhà nước ban hành liên quan đến quản lý nước thải sinh hoạt
..............................................................................................................................39
2.1.2. Các văn bản pháp lý về quản lý nước thải sinh hoạt do tỉnh Bình Dương
ban hành ...............................................................................................................40
2.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 41

2.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tính chất và đặc điểm nước thải sinh hoạt đô
thị ..........................................................................................................................41
2.2.2. Những tác động của nước thải sinh hoạt đô thị đối với môi trường, sức
khỏe cộng đồng ....................................................................................................45
2.2.3. Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý hệ thống thoát nước thải sinh
hoạt đô thị .............................................................................................................46
2.2.4. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô
thị .......................................................................................................................... 52
2.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 58


2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị của các
nước trên thế giới .................................................................................................58
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị của Việt
Nam ......................................................................................................................67
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC SINH HOẠT THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............75
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương .............................................................................75
3.1.1. Quan điểm về quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương ...................................................................................................75
3.1.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương ...................................................................................................76
3.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật......................................................................... 77
3.2.1. Quản lý mạng lưới thoát nước ................................................................... 77
3.2.2. Quản lý các trạm xử lý nước thải ............................................................... 78
3.2.3. Quản lý đấu nối .......................................................................................... 78
3.3. Giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách và mô hình quản lý ................. 85
3.3.1. Các giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................... 85
3.3.2. Các giải pháp đổi mới mô hình quản lý ..................................................... 89

3.4. Các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác
quản lý .................................................................................................................93
3.5. Ứng dụng GIS trong quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt đô thị ......93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 99
Kết luận: ............................................................................................................. 99
Kiến nghị: ............................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 100


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầ y đủ

BTCT

Bê tông cốt thép

CP

Cổ phần

GIS

Hệ thống thông tin địa lý toàn cầu

HĐQT

Hội đồng quản trị


KCN

Khu công nghiệp

QL

Quốc lộ

QLDA

Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đô thị

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT


Xử lý nước thải


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiêụ bảng,
biể u
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 2.1

Tên bảng, biể u
Bảng thống kê dân số thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Thống kê chiều dài các tuyến cống thu gom nước thải
sinh hoạt thị xã Thuận An
Thống kê một số trạm bơm nước thải sinh hoạt thị xã
Thuận An
Các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải
sinh hoạt

Bảng 2.2

Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu

Bảng 2.3

Hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiêụ
hin
̀ h

Tên hin
̀ h

Hình 1.1

Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bình Dương

Hình 1.2

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Hình 1.3

Bản đồ hành chính thị xã Thuận An

Hình 1.4

Kênh Bình Hòa, đoạn qua KCN Việt Nam – Singapore

Hình 1.5

Kênh Ba Bò tại KCN Đồng An

Hình 1.6


Khu công nghiệp VSIP 1

Hình 1.7

Trung tâm thương mại AEON Mall Thuận An

Hình 1.8

Bệnh viện đa khoa thị xã Thuận An

Hình 1.9

Quốc lộ 13 đoạn đi qua Thị xã Thuận An

Hình 1.10

Mặt bằng tổng thể mạng lưới thu gom nước thải sinh hoạt Thị
xã Thuận An

Hình 1.11

Trạm bơm PS2-3

Hình 1.12

Rạch Chòm Sao, phường Hưng Định Thị xã Thuận An

Hình 1.13


Vị trí trạm XLNT sinh hoạt Thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương

Hình 1.14

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải

Hình 1.15

Trạm bơm nhà máy xử lý nước thải Thuận An

Hình 1.16

Bể ASBR nhà máy xử lý nước thải Thuận An


Số hiêụ
hin
̀ h

Tên hin
̀ h

Hình 1.17

Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp nước thải Thuận An

Hình 2.1

Khu xử lý nước thải và sản xuất công nghiệp DowChemical


Hình 2.2

Cấu tạo của Johkasou

Hình 2.3

Johkasou lắp đặt cho một khu tập thể

Hình 2.4

Nhà máy xử lý nước thải tại Singapore

Hình 2.5

Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt

Hình 2.6

Trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải thị xã Thái
Hòa

Hình 2.7

Nhà máy xử lý nước thải thành phố Nha Trang

Hình 3.1

Sơ đồ phương án đấu nối 1,2,3


Hình 3.2

Sơ đồ phương án đấu nối 4,5

Hình 3.3

Sơ đồ phương án đấu nối cho hộ kinh doanh

Hình 3.4

Hình 3.5

Mô hình tổ chức Xí nghiệp nước thải Thuận An trước năm
2020
Mô hình tổ chức Công ty CP thoát nước và XLNT Thuận An
sau năm 2020


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước
phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ
19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên khoảng 36,6% với 805 đô thị (Cục phát
triển đô thị - Bộ Xây dựng, số liệu đến tháng 4/2017). Dự kiến đến năm 2025,
tỷ lệ dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 50% dân số (tương đương 52 triệu người).
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh cũng đã dẫn đến những hệ lụy mà nổi bật
trong số đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm vừa qua, Chính

phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách, ban hành nhiều văn bản pháp
luật về quản lý vệ sinh, môi trường đô thị.
Thuận An là thị xã trực thuộc tỉnh Bình Dương, có vị trí giữa thành phố
Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An được thành lập
ngày 13 tháng 1 năm 2011, hiện được xếp là đô thị loại III và là thị xã có quy
mô dân số lớn nhất Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã rất quan tâm
đến vấn đề đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc
biệt chú trọng đến lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải. Nhiều Dự án cải
thiện môi trường đã và đang được thực hiện một cách hiệu quả, góp phần rất
lớn trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa bàn tỉnh, trong
đó có thị xã Thuận An.
Tháng 7/2012, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã kí kết
Hiệp định vay về việc tài trợ cho Dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình
Dương – giai đoạn 2, trong đó bao gồm hợp phần đầu tư xây dựng mạng lưới


2

thu gom và nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại thị xã Thuận An,
tỉnh Bình Dương.
Qua 26 tháng triển khai thực hiện, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung thị xã Thuận An đã được khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày
21/4/2017, đóng góp một phần không nhỏ trong việc xử lý nước thải, bảo vệ
môi trường tại thị xã Thuận An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.
Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt
trên địa bàn thị xã Thuận An trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã
đạt được hiện vẫn đang tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần phải sớm
được khắc phục, tháo gỡ để đảm bảo sự phát triển bền vững của công trình,
hoàn thành mục tiêu bảo đảm bảo vệ an toàn môi trường nước của thị xã.

Đồng thời, đây cũng sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các đô thị khác tại
Việt Nam trong quá trình quản lý hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô thị.
Chính vì vậy, luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài “Quản lý hệ thống thoát
nước sinh hoạt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống
thoát nước thải sinh hoạt tại địa phương đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;


3

- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện
thêm các quy định và tổ chức thực hiện quản lý hệ thống thoát nước cho các
đô thị tại Việt Nam một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản
lý hoạt động của hệ thống xử lý nước sinh hoạt thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Dương, nhằm đảm bảo yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, giảm

ô nhiễm do nước thải của thị xã, đồng thời có thể áp dụng cho những đô thị
khác tại Việt Nam.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị và Tài liệu tham, nội dung
chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Hiện trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước sinh
hoạt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý hệ thống thoát nước sinh hoạt
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước sinh
hoạt thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT

NƯỚC

SINH

HOẠT

THỊ



THUẬN


AN,

TỈNH

BÌNH DƯƠNG
1.1. Giới thiệu chung về thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý [23,32]
- Thi ̣ xã Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương, có vị trí nằm giữa thành phố
Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị xã Thuận An nằm ở phía nam
tỉnh Binh Dương, được giới hạn:
+ Phía bắc giáp với huyện Tân Uyên;
+ Phía Tây Bắc giáp với Thủ Dầu Một;
+ Phía Tây giáp với Huyện Hóc môn – Tp HCM ( Ranh giới là sông Sài
Gòn);
+ Phía Đông Nam giáp với Quận Thủ Đức – Tp HCM .
+ Phía Đông giáp với Quận Thủ Đức – Tp HCM.
+ Phía Đông giáp với Thị xã Dĩ An.
- Ngày 13 tháng 1 năm 2011, theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính
phủ, thị xã Thuận An được thành lập với diện tích tự nhiên 84,26 km². Dân số
thị xã hiện khoảng 520.000 người (2018). Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực
thuộc, gồm:
+ 09 phường: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm,
Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú.
+ 01 xã: An Sơn.
- Ngày 27 tháng 4 năm 2017, thị xã Thuận An được công nhận là đô thị
loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.



5

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bình Dương [32]


6

Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương [32]


7

Hình 1.3. Bản đồ hành chính thị xã Thuận An [32]


8

b. Điều kiện tự nhiên [23,32]
- Địa hình: Thị xã Thuận An nằm ở vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên
và đồng bằng, đây là khu vực cuối cùng của vùng đồi thấp, thoai thoải. Địa
hình Thị xã Thuận An nghiêng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Khu vực
Phường Bình Hòa tương đối bằng phẳng, cao ráo, có độ cao thay đổi từ 4 – 26
m và thấp dần về phía sông Sài Gòn. Ven sông có độ cao 2 – 3 m.
- Khí hậu: Mang đặc điểm của khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ,
nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa,
thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,
8, 9 thường là những tháng mưa dầm (có những trận mưa dầm kéo dài 1–2
ngày đêm liên tục). Quanh năm hầu như không có bão. Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 26 °C đến 27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C và thấp
nhất từ 16 °C đến 17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ

ẩm trung bình hàng năm từ 76%–80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp
nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng mùa mưa trung bình hàng năm từ 1.800 –
2.000 mm.
- Thủy văn: Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước lớn từ
tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến
tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa – mùa khô.
- Địa chất công trình: Khu vực từ ven Quốc lộ 13 sang phía Đông là khu
vực đất đỏ đá ong chịu lực cao khi khô và thấp khi. Nhìn chung, khả năng
chịu tải của nền đất R > 2 kg/cm2 tại các khu vực cao và R = 0.5 - 1.0 kg/cm2
tại các khu vực thấp (Khu vực ven sông Sài Gòn).
- Sông rạch: Nối với sông Sài Gòn nằm phía tây Phường Lái Thiêu là
một hệ thống kênh rạch chằng chịt, hầu hết các kênh rạch này đều có hướng
chảy từ Đông sang Tây về hướng sông Sài Gòn. Một số sông rạch chính trên
địa bàn Thị xã:


9

+ Rạch Chòm Sao: Nằm bên phía Tây Quốc lộ 13 thuộc phường Hưng
Định chảy vào Rạch lộ Chòm Sao tới Rạch Cây Trâm ra Sông Sài gòn qua
Rạch Búng.
+ Suối Đờn: Nằm phía Nam Rạch lộ Chòm Sao xuống Rạch Cầu Đỏ
ra sông Sài gòn theo Rạch Cầu Mới.
+ Hệ thống rạch Lái Thiêu: Rạch Lái Thiêu là con rạch lớn nhất khu
vực thị xã, chảy qua thị trấn Lái Thiêu. Có rất nhiều con rạch khác chảy vào
rạch Lái Thiêu trước khi đổ ra sông Sài Gòn, như: rạch Cầu Miễu, rạch Cầu
Ông Bố, rạch Cùng, kinh Bình Hòa, kinh D (kênh đào). Đây là hệ thống
rạch chủ đạo thoát nước cho hầu hết các khu vực rộng lớn của khu vực
Thuận An.
+ Rạch Cầu Móng: Là rạch nằm ở phía Nam của rạch Lái Thiêu

nhưng nhỏ hơn rạch Lái Thiêu, rạch Cầu Móng được nối với các rạch Miễu,
rạch Cùng, kinh Bình Hòa và kinh D của hệ thống rạch Lái Thiêu đổ ra
sông Sài Gòn.
+ Sông Vĩnh Bình: Nằm ở tận cùng phía Nam của khu vực Lái Thiêu.
Sông Vĩnh Bình cũng được nối với rạch Cầu Ông Bố, rạch Cùng, kinh D,
kinh Bình Hòa qua sông Kinh, nối với rạch Xi Măng qua mương Chuối, đổ
ra sông Sài Gòn.
+ Kênh Bình Hòa: Bắt nguồn từ KCN Việt Nam – Singapore chạy
song song với Quốc lộ 13 nối tiếp với rạch Ông Bố tới Rạch Cầu Móng và
chảy ra sông Sài Gòn.


10

Hình 1.4. Kênh Bình Hòa, đoạn qua KCN Việt Nam – Singapore
+ Kênh Ba Bò: Kênh Ba Bò nằm trong địa phận Tỉnh Bỉnh Dương và
Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực tiếp nhận nước thải và nước mưa khoảng
1.560 ha với tổng chiều dài khoảng 9000m.

Hình 1.5. Kênh Ba Bò tại KCN Đồng An
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội [32]
a. Kinh tế
Thi ̣xã Thuận An là địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp - dịch vụ của tỉnh Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam
Bộ nói chung. Trong những năm qua, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương


11

luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình

Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình
quân khoảng 18,5%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp luôn dẫn đầu phát
triển, tỷ lệ công nghiệp chiếm 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp
là 0,36%.
Toàn thị xã Thuận An hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công
nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong
đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp là 400 doanh nghiệp. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên
địa bàn thị xã Thuận An gồm: KCN VSIP 1 (Việt Nam - Singapore 1), Việt
Hương, Đồng An.

Hình 1.6. Khu công nghiệp VSIP 1
Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp của Thị xã Thuận An thực
hiện là 195.614 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016. Các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã cơ bản đã lấp kín diện tích. Giá trị sản xuất tăng
mạnh ở các ngành như chế biến thực phẩm và đồ uống, giày dép, may mặc,


12

sản phẩm từ kim loại... Trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn có 9 ngành
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số 27 ngành đang hoạt động, như: Công
nghiệp chế biến thực phẩm chiếm 19%, công nghiệp sản xuất đồ uống 12%,
công nghiệp sản xuất hàng mộc 14%, công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ
kim loại 13,4%...
Hiện nay, Thị xã ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và
các ngành công nghiệp hỗ trợ như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp
cơ khí, chế tạo máy; phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh, có lợi thế
so sánh ở địa phương theo quy hoạch đã được phê duyệt...
Về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, Thị xã Thuận An hiện có khoảng

30.000 hộ hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ, 5 siêu thị, 7 trung tâm
thương mại (trong đó có 3 trung tâm thương mại quy mô lớn là AEON, Minh
Sáng Plaza và Lotte Mart), 24 chợ theo quy hoạch hoạt động ổn định.

Hình 1.7. Trung tâm thương mại AEON Mall Thuận An
b. Văn hóa - xã hội
- Công tác Giáo dục và Đào tạo: chất lượng giáo dục trên địa bàn Thị xã
có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng bền vững. Cơ sở vật chất
trường học được đầu tư, các điều kiện bảo đảm dạy và học ngày càng tốt hơn;


13

tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95%. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” được duy trì thường xuyên có hiệu quả tạo ra
môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện, cảnh quan sư phạm các nhà trường
theo hướng xanh – sạch – đẹp an toàn.
- Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ
đạo, vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện tốt, không có dịch bệnh xảy ra trên
địa bàn trong nhiều năm qua. Cơ sở vật chất tại các bệnh viện đa khoa, trung
tâm y tế dự phòng và các trạm y tế được cải thiện đáng kể, cơ bản đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Hình 1.8. Bệnh viện đa khoa thị xã Thuận An
- Công tác lao động, việc làm và thực hiện chính sách xã hội: tiếp tục
được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo ước còn 2%. Tổ chức triển khai thực
hiện tốt chương trình việc làm và dạy nghề cho lao động địa phương.
c. Dân số
Tổng dân số toàn Thị xã Thuận An hiện nay khoảng 520.000 người và là
Thị xã có quy mô dân số lớn nhất cả nước. Dân số các phường xã trên địa bàn

Thị xã cụ thể:


14

Bảng 1.1. Bảng thống kê dân số thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
(Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, 2018)
STT

Phường và xã

Dân số

1

Phường Lái Thiêu

76,000

2

PhườngVĩnh Phú

29,000

3

Phường An Phú

66,000


4

Phường Bình Hòa

96,000

5

Phường An Thạnh

46,000

6

Phường Thuận Giao

92,000

7

Phường Bình Chuẩn

43,000

8

Phường Hưng Định

27,000


9

Phường Bình Nhâm

33,000

10

Xã An Sơn

12,000

Tổng

520,000

1.1.3. Hạ tầng kỹ thuật
Trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật Thị xã Thuận An đã được
chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, mở rộng. Về giao thông, bên cạnh QL
13 là tuyến giao thông huyết mạch kết nối thị xã với địa phương khác trong
khu vực, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng 73 tuyến đường với kết cấu
mặt đường bê tông nhựa nóng, rộng tối thiểu 6m, có hệ thống chiếu sáng và
cống thoát nước, tổng số km đường đưa vào sử dụng là 43,478 km.


×