Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG THANH TÙNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HàNội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐẶNG THANH TÙNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lýđô thị vàcông trì
nh
Mãsố: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THANH SƠN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN:
GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ

HàNội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tì
nh cảm chân
thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Kiến trúc HàNội
đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Thanh Sơn đã giúp đỡ tôi trong
suốt quátrì
nh nghiên cứu vàtrực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong
Khoa Quản lý đô thị vàcông trì
nh, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quátrình học tập vàhoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thanh Tùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kýhiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
* Lýdo chọn đề tài................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
* Đối tượng, phạm vi vàphạm vi nghiên cứu ....................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
* Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài ........................................................... 4
* Cấu trúc luận văn................................................................................................ 4
NỘI DUNG.......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH .................................. 5
1.1. Khái quát đặc điểm tình hình chung .......................................................... 5
1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 5
1.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 6
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội ........................................................................... 11
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ............................................................................. 14
1.2. Hiện trạng kỹ thuật hạ tầng thoát nước thành phố Cẩm Phả ............... 17

1.2.1 Các nguồn tiếp nhận vàxả nước thải ......................................................... 17
1.2.2 Thực trạng mạng lưới thoát nước............................................................... 20
1.2.3. Thực trạng xử lý nước thải ........................................................................ 26


1.3 Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước xử lý nước thải thành phố
Cẩm Phả ..................................................................................................... 30
1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý thoát nước ...................... 30
1.3.2 Thực trạng về văn bản pháp lý và cơ chế quản lý thoát nước thải ............ 33
1.3.3 Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTTN và XLNT... 34
1.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống thoát nước thải Thành phố
Cẩm Phả. .................................................................................................... 34
1.4.1 Đánh giá về thực trạng quản lý HTTN....................................................... 34
1.4.2 Đánh giá về xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý HTTN
vàXLNT ..................................................................................................... 36
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH ...... 38
2.1. Môhình tổ chức thoát nước thải vàxử lý nước thải .............................. 38
2.1.1. Môhì
nh tổ chức thoát nước tập trung ....................................................... 38
2.1.2. Môhì
nh tổ chức thoát nước phân tán ....................................................... 38
2.2. Cơ sở lýthuyết về môhình tổ chức quản lý............................................. 39
2.2.1. Các môhình quản lý.................................................................................. 39
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thoát nước vàxử lý nước thải ... 47
2.2.3. Cơ sở lýluận xãhội hóa vàsự tham gia của cộng đồng ........................... 48
2.3. Cơ sở pháp lý.............................................................................................. 50
2.3.1 Các căn cứ pháp lý..................................................................................... 50
2.3.2 Định hướng quy hoạch xây dựng thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 ...................................................................................... 53

2.4. Kinh nghiệm quản lý thoát nước vàxử lý nước thải .............................. 63
2.4.1. Kinh nghiệm quản lýhệ thống thoát nước vàxử lý nước thải một số nước
trên thế giới ................................................................................................. 63


2.4.2. Kinh nghiệm quản lý thoát nước vàxử lý nước thải của một số địa phương
ở Việt Nam .................................................................................................. 63
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH .... 67
3.1. Đề xuất giải pháp kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thoát nước thành phố
Cẩm Phả ..................................................................................................... 67
3.1.1. Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật đối với mạng lưới đường ống thoát
nước ............................................................................................................. 67
3.1.2. Quản lýtrạm xử lý nước thải thành phố Cẩm Phả .................................... 72
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lýTN vàXLNT thành phố Cẩm Phả ........ 72
3.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức quản lýTN vàXLNT TP Cẩm Phả ..................... 72
3.2.2 Đề xuất sửa đổi vàbổ sung một số cơ chế, chí
nh sách về quản lý thoát
nước vàXLNT ........................................................................................... 75
3.2.3 Đề xuất thu phí thoát nước vàphíbảo vệ môi trường đối với nước thải .. 77
3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong công tác thoát nước và
XLNT TP Cẩm Phả .................................................................................. 83
3.3.1. Tăng cường sự tham gia của công đồng trong quản lý thoát nước và
XLNT TP Cẩm Phả .................................................................................... 83
3.3.2. Xãhội hóa công tác quản lý thoát nước vàXLNT TP Cẩm Phả ............ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 89
Kết luận .............................................................................................................. 89
Kiến nghị ............................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

HTTN

Hệ thống thoát nước

XLNT

Xử lý nước thải

TN

Nước thải

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Tên bảng, biểu
bảng, biểu

Bảng 1.1
Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Cẩm Phả [9]

Trang
12

Bảng 1.2

Hiện trạng lao động[9]

14

Bảng 1.3

Hạng mục dự án thoát nước và vệ sinh môi trường

22

và đô thị Cẩm Phả(Giai đoạn I)[25].
Bảng 1.4

Hạng mục dự án thoát nước và vệ sinh môi trường

22

và đô thị Cẩm Phả(Giai đoạn II)[25].
Bảng 3.1

Bảng thông số hàm lượng COD cơ sở [6]


78

Bảng 3.2

Bảng xác định phíbiến đổi [8]

79

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Hình ảnh thành phố Cẩm Phả - năm 2018

6

Hình 1.2

Một số tuyến đường trung tâm Thành phố Cẩm Phả

15


Hình 1.3


Nhà máy nước Diễn Vọng phường Quang Hanh

16

Hình 1.4

Ngập úng cục bộ trên Quốc lộ 18, phường Quang

24

Hanh, TP Cẩm Phả
Hình 1.5

Bể xử lý nước thải mỏ tại Trạm Xử lý nước thải +25

19

Núi Nhện, do Công ty TNHH MTV Môi trường Vinacomin đầu tư, tại phường Cẩm Sơn, TP Cẩm
Phả.
Hình 1.6

Vị trí dự kiến đào hồ điều hòa đảm bảo tiêu thoát

29

nước tại km 15 - Đèo Bụt, phường Quang Hanh
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ hiện trạng thành phố Cẩm Phả [27]


7

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ mối liên hệ vùng – thành phố Cẩm Phả [9]

17

Sơ đồ 1.3

Bản đồ dự án xây dựng công trình cải tạo hệ thống

28

thoát nước, chống ngập lụt khu vực Km135+400
đến Km135+800 QL18 phường Quang Hanh.
Sơ đồ 2.1

Mô hình cơ cấu trực tuyến

40

Sơ đồ 2.2

Mô hình cơ cấu trực tuyến- tham mưu

41

Sơ đồ 2.3


Mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng

42

Sơ đồ 2.4

Mô hình cơ cấu chương trình mục tiêu

43

Sơ đồ 2.5

Mô hình cơ cấu ma trận

45

Sơ đồ 2.6

Sơ đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thành phố

55

Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030[26]
Sơ đồ 3.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống thoát nước thành
phố Cẩm Phả

73



1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Hệ thống thoát nước đô thị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kết
cấu hạ tầng vàbảo vệ môi trường đô thị. Quản lýhệ thống thoát nước làmột
trong những giải pháp để quản lý môi trường đô thị, nhằm đạt mục tiêu phát
triển kinh tế - xãhội bền vững; bảo vệ sức khoẻ; nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân vàbảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên nói chung.
Cẩm Phả cóvị trí địa lý đặc biệt vàcónhiều lợi thế để phát triển về giao
thông đường biển, đường bộ; giàu tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho công
nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nhiệt điện, nuôi
trồng thuỷ hải sản.
Thành phố Cẩm Phả đang phải đứng trước nhiều thách thức lớn làvừa
phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị mà vẫn đảm bảo điều kiện môi
trường. Đặc biệt, việc bảo vệ môi trường vịnh Bái Tử Long có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển bền vững thành phố Cẩm Phả trong tương lai. Một
trong những nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ môi trường vịnh Bái Tử Long
là “Hệ thống thoát nước thành phố” do thành phố nằm ngay sát bờ vịnh; các
khu dân cư, công nghiệp, du lịch nằm rải rác trên diện rộng bám bờ vịnh; lưu
vực nước đầu nguồn lớn; tất cả nước mưa và nước thải đều thoát ra vịnh. Hiện
nay thành phố đã có HTTN tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, các quy hoạch xây
dựng chưa đồng bộ, rải rác, ghép nối, cống thoát nước còn nhỏ hẹp chưa đáp
ứng được nhu cầu thoát nước khi xảy ra mưa lớn trong thời gian dài; các khu
đô thị mới chủ yếu là đô thị lấn biển. Thêm vào đó hệ thống các cấp quản lý
môi trường nói chung vàquản lý thoát nước nói riêng chưa phù hợp, sự phối
hợp giữa các cấp ngành chưa đồng bộ; thiếu các luật lệ và văn bản pháp quy
để quản lý; thiếu cơ chế chí

nh sách phùhợp.
Trong giai đoạn 2015 đến nay, trên địa bàn thành phố thường xuyên xuất


2

hiện hiện tượng ngập úng sau những trận mưa lớn. Nước mưa kết hợp với
nước thải sinh hoạt, rác. làm cho môi trường bị ônhiễm nặng, một số hộ dân
luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
của người dân.
Ngập úng thường xuyên làm cho cảnh quan đô thị xuống cấp trầm trọng.
Môi trường ngày càng ônhiễm, một số hệ sinh thái bị mất đi hoặc không phát
triển được. Tì
nh trạng ngập úng lànguồn lây lan dịch bệnh, một số chất độc
hại và cản trở quá trình tham gia giao thông của người dân, làm hệ thống
đường xuống cấp.
Chí
nh vìvậy, đề tài nghiên cứu giải pháp “Quản lýhệ thống thoát nước
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” làrất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất được những giải pháp tổ chức quản lý Hệ thống thoát nước
Thành phố Cẩm Phả, đảm bảo vệ sinh môi trường nói chung vàmôi trường
nước vịnh Bái Tử Long nói riêng; tiêu thoát nước cho hệ thống hạ tầng giao
thông, khu dân cư trên địa bàn thành phố.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lýhệ thống thoát nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nội ngoại thành thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh và các khu vực ảnh hưởng xung quanh (rừng đầu nguồn, các
dòng chảy, vịnh Bái Tử Long).
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ nay đến năm 2030.

* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu:
+ Tập trung tìm vàthu thập các tài liệu nghiên cứu trước đây, các văn
bản pháp lý đã và đang được áp dụng từ cấp trung ương đến địa phương có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua các tài liệu này tiến hành phân


3

tích, tổng hợp, xem xét các vẫn đề đã được nghiên cứu (nếu có), những vấn đề
mới phát sinh do việc điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa được giải quyết triệt để
trong các nghiên cứu trước để bổ sung vào nội dung nghiên cứu cho phùhợp.
Thu thập số liệu bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail,
điện thoại.
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm bằng cách thu thập
thông tin dựa trên quátrì
nh quan sát, vẽ ghi, chụp ảnh, thu thập số liệu khí
hậu, đất đai, thổ nhưỡng phạm vi nghiên cứu.
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng cách dùng phiếu
lấy thông tin để điều tra vấn đề và xác lập thông tin thông qua phỏng vấn
người dân trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lýthông tin:
Phương pháp này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường vàkhu vực xung
quanh bằng cách lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường đất, nước, vàxác
định các yếu tố môi trường khác như: các chỉ tiêu hoá lý, … Phương pháp này
cũng bao gồm việc thu nhập các số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế
xãhội khu vực hoạt động xây dựng, quátrình sử dụng trên cơ sở quy hoạch
xây dựng phát triển của khu vực khảo sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống:
+ Sàng lọc các dữ liệu đã thu thập được, tiến hành phân loại, sắp xếp các

dữ liệu một cách khoa học, logic theo loại dữ liệu, đặc tí
nh dữ liệu để tiện cho
việc nghiên cứu, trí
ch dẫn.
+ Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu định tí
nh hoặc định lượng
(nếu cần thiết) để phân tí
ch các dữ liệu và đưa ra các kết quả phân tí
ch chí
nh xác.
- Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới.
Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia, trong quá trình điều tra khảo sát
thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc đánh giá tác động đã được thực


4

hiện sơ bộ đối với một số yếu tố môi trường như: môi trường sinh thái, môi
trường kinh tế - xãhội…
Tiến hành phương pháp này qua hình thức hội thảo,đánh giá, nghiệm thu
công trì
nh khoa học, lấy ýkiến; ghi chép đầy đủ các ýkiến của từng người.
Sau khi tổng hợp ý kiến từ các chuyên gia, tiến hành đề xuất giải pháp
mới để đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
* Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Mô hình vàgiải pháp quản lý xử lý nước thải đề
xuất trong đề tài được xây dựng có căn cứ thực trạng quản lý, cơ sở lýluận và
kinh nghiệm trong và ngoài nước đảm bảo quản lý hiệu quả hệ thống xử lý
nước thải thành phố Cẩm Phả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Mô hình và giải pháp quản lý xử lý nước thải thành

phố Cẩm Phả có khả năng ứng dựng cao, giúp cho chính quyền thành phố cũng
như đơn vị chủ đầu tư quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải hiệu quả.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận & kiến nghị, phần phụ lục, Luận văn
gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan hệ thống thoát nước thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh.
Chương II: Cơ sở khoa học vàthực tiễn, quản lý hệ thống thoát nước
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chương III: Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý hệ thống thoát nước
thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG THOÁT NUỚC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
1.1 Khái quát đặc điểm tình hình chung:
1.1.1 Vị trí địa lý: [29]
Quảng Ninh làtỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam,
cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Bề ngang từ đông sang tây,
nơi rộng nhất là102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đông
bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phí
a nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây
nam giáp tỉnh Hải Dương vàthành phố Hải Phòng, đồng thời phí
a tây
bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang vàHải Dương. Quảng Ninh có
04 thành phố, 02 thị xãvà08 huyện trực thuộc, trong đó có 186 đơn vị hành
chí

nh cấp xãbao gồm 71 phường, 08 thị trấn và107 xã. Tỷ lệ đô thị hóa của
tỉnh đến nay đạt trên 64% vàlàmột trong ba địa phương có tỷ lệ đô thị hóa
cao nhất cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Bình Dương).
Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chí
nh cấp xã, tổng số dân
197.969 người, mật độ dân số trung bình là 582,0 người/km2 (theo số liệu
thống kê năm 2018) trong đó, dân số làngười Kinh chiếm 95,2%, dân số
làngười Sán Dìu chiếm 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa
bàn toàn thành phố.
Cẩm Phả códiện tích tự nhiên 486,45 km², địa hì
nh chủ yếu đồi núi với
2590 ha(chiếm 55,4% diện tí
ch), vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01%
và vùng biển chiếm 13,3%,ngoài biển là nhiều đảo đá vôi. Phía Đông của
thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ vàthành
phố Hạ Long, phí
a Nam giáp thành phố Hạ Long vàhuyện Vân Đồn, vàphía
Bắc giáp huyện Ba Chẽ vàhuyện Tiên Yên. Địa hình thành phố Cẩm Phả có
nhiều suối xuất phát từ núi đồi đổ ra biển.


6

Hình 1.1: Hì
nh ảnh thành phố Cẩm Phả - năm 2018
1.1.2 Điều kiện tự nhiên: [28]
a. Địa hình:
Địa hì
nh thành phố Cẩm Phả có 04 dạng chính: Đồi núi cao, đồi thấp,
đồng bằng vàbãi súvẹt ven biển. Địa hình đồng bằng bao gồm khu vực trung

tâm đô thị Cẩm Phả, khu Cửa Ông, Cọc 6.
+ Đồi núi chiếm 55,4%.
+ Vùng trung du 16,29%.
+ Đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng
trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi. [28]


7

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hiện trạng thành phố Cẩm Phả [27]

b. Khíhậu, thủy văn:
* Khíhậu:
Khíhậu của Cẩm Phả làkhíhậu ôn hòa. Địa phương có khí hậu nhiệt đới
giómùa, với bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông).
- Nền nhiệt độ trung bì
nh khoảng 21-23°C; lượng mưa bình quân 2.307
mm; độ ẩm trung bì
nh 83-85%; do đặc điểm địa hì
nh , gió chủ đạo của TP
Cẩm Phả là gió Nam và Đông nam, tốc độ gió trung bình năm 3,1m/s. Ngoài
ra, tổng số ngày có giông trong năm là 37,3 ngày; lượng bốc hơi trung bình
năm là 936,6 mm. [28]


8

* Thủy hải văn:
- Địa hì
nh dốc từ Bắc về Nam nên tạo ra nhiều dòng suối nhỏ cắt ngang

Quốc lộ 18A. Một số tuyến suối có kích thước nhỏ, khi mưa xuống thường bị
tắc nghẽn do sỉ vàsí
t ở các mỏ than chảy xuống.
- Chế độ thủy triều: Cẩm Phả chịu chế độ nhật triều theo cao độ hải đồ:
Cao độ mực triều cao nhất + 4,3m, cao độ mực triều thấp nhất + 0,26m, cao
độ mực triều TB + 2,5 - 3,0m. [28]
* Hệ thống sông:
Khu vực TP Cẩm Phả có 03 con sông lớn có thể phục vụ để cấp nước là
sông Diễn Vọng, sông Ba Chẽ và sông Mông Dương.
* Hồ chứa nước
Thành phố có hồ Cao Vân với diện tích lưu vực: 46,5 km2, dung tích
max: 12,56 triệu m3, cao trình mực nước dâng bình thường: +33,2 m.
Theo quyết định số 3924/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch cấp nước các Đô thị và Khu Công nghiệp tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định hồ Cao Vân là
nguồn nước chính cung cấp nước cho khu vực Hòn Gai và Cẩm Phả. Dự kiến
hồ Cao Vân sẽ được tăng dung tích để có thể năng công suất khai thác nước
lên 120.000 m3/ngđ.
* Môi trường nước
Chất lượng nước mặt tại một số khu vực thuộc hệ thống sông, suối của
thành phố vẫn đang bị ô nhiễm do các hoạt động khai thác than vàcác hoạt
động dân sinh. Trong những năm gần đây tại các mỏ than thuộc Tập đoàn
Than – Khoáng Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc đã xây dựng một số hệ
thống xử lý nước thải từ quá trình khai thác than trước khi đổ vào sông, suối
cải thiện rõ rệt chất lượng nước so với những năm trước, tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một số khu vực vẫn đang bị ônhiễm nghiêm trọng như: hệ thống sông


9


Diễn Vọng, Mông Dương, suối Km6, suối Cọc 6, suối Đá Mài, suối Máng Ga
B vàsuối Lép Mỹ (theo các thông số: độ đục, độ axit, hàm lượng các cation
kim loại, COD, BOD...), những sông, suối, dòng chảy này đang bị bồi lấp.
Ngoài ra, nước thải sinh hoạt, nước thải từ một số hoạt động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ... chưa có hệ thống thu
gom xử lý, do đó nước đổ thải trực tiếp ra sông, suối làm tăng mức độ ô
nhiễm đặc biệt làmùa khô. Thành phố Cẩm Phả hiện có khoảng 356 cơ sở
tiểu thủ công nghiệp nằm xen lẫn trong khu dân cư với ngành nghề đa dạng.
Môi trường nước biển và ven bờ hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do
phải hứng chịu tất cả các chất thải từ trong đất liền, phần lớn chưa qua xử lý.
Bên cạnh đó làhoạt động của các cảng than, giao thông đường thủy, vận tải
hàng hóa, san lấp mặt bằng xây dựng các khu đô thị, nuôi trồng thủy sản,...
các hoạt động này làm suy giảm diện tích bãi triều, rừng ngập mặn vàcác hệ
sinh thái cửa sông ven biển, tùng áng, san hô, cỏ biển,...
* Đánh giá nguồn nước
- Từ những số liệu khảo sát thu được có thể thấy rằng nguồn nước
ngầm không đáp ứng các yêu cầu về lưu lượng để dùng làm nguồn cấp nước
cho khu vực. Thực tế cho thấy công suất khai thác nước ngầm cũng đã giảm
dần trong mấy năm qua và không có khả năng tăng thêm. Một vài giếng khai
thác nước đã bị suy kiệt về lưu lượng( giếng 295, giếng 106i).
- Sông Ba Chẽ, sông Diễn Vọng và sông Mông Dương có nguồn nước
mặt khá phong phú, có thể khai thác và đáp ứng được nhu cầu nước của dân
sinh và các ngành kinh tế trong các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, do phân
bố mưa không đều lại bị địa hình đồi núi chia cắt nhiều nên nguồn nước có sự
thay đổi lớn về lưu lượng theo không gian và thời gian. Mùa mưa chiếm tới
75 - 85% tổng lượng dòng chảy năm. Trong 3 tháng mùa khô lượng dòng
chảy chỉ bằng khoảng 5 - 6%.


10


- Hồ Cao Vân là nguồn nước có chất lượng nước tốt nhất hiện nay tại
Cẩm Phả. Hồ chứa nước tận dụng được lượng nước phong phú vào mùa mưa
để duy trìvàcấp nước ổn định trong cả năm.
c. Địa chất
Từ Quang Hanh đến Mông Dương là giải đất có chiều rộng từ chân núi
cao đến bờ biển, chạy dọc đường 18, có thể coi là địa hình đồng bằng. Địa
mạo của khu vực này bao gồm hai kiểu địa hì
nh: Kiểu địa hì
nh bào mòn tích
tụ vàkiểu địa hì
nh tích tụ.
Về địa chất thủy văn: Nước ngầm có hướng chảy chung từ núi ra biển,
sau những trận mưa nước ngầm thường dâng cao. Mực nước ngầm xuất hiện
ở các loại địa hì
nh cóthể khác nhau.
d. Các nguồn tài nguyên vàkhoáng sản không tái tạo
Tài nguyên khoáng sản:
Cẩm Phả cónguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng than
lớn nhất cả nước, có đá vôi, đất sét, nước khoáng, angtimon...
* Than: Cẩm Phả nằm trong khu vực cótrữ lượng than lớn nhất Việt Nam
với 19 khu mỏ chiếm hơn 70% trữ lượng than sạch của tỉnh Quảng Ninh.
* Đá vôi và đất sét: phân bố tập trung chủ yếu trên địa bàn phường
Quang Hanh. Đây là nguồn nguyên liệu chí
nh cho sản xuất xi măng và vật
liệu xây dựng. Sản lượng khai thác đá vôi hàng năm của Cẩm Phả đạt xấp xỉ
732.000 tấn.
* Nước khoáng: Nguồn nước khoáng này bao gồm nguồn nước khoáng
uống được vànguồn khoáng nóng phục vụ trị liệu và du lịch. Nguồn nước
khoáng uống được cóở Phường Quang Hanh.

Tài nguyên biển:
Cẩm Phả có đường bờ biển dài 50km dọc vịnh Bái Tử Long với nhiều đảo
lớn nhỏ, trong đó nhiều đảo có dân cư sinh sống. Ngoài ra, Vịnh còn có công


11

viên quốc gia Bái Tử Long là một trong bảy công viên quốc gia tại Việt Nam
bảo tồn động vật lưỡng cư bao gồm cả khu sinh thái trên cạn và dưới nước.
Tài nguyên rừng:
Với mật độ che phủ đạt 62,73%, rừng đã và đang đóng một vai trò vô
cùng quan trọng đối với quátrình phát triển của thành phố Cẩm Phả. Đất lâm
nghiệp của thành phố tập trung chủ yếu ở các phường Mông Dương, Quang
Hanh vàcác xãCộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy.
e. Tài nguyên du lịch và văn hóa
Thành phố Cẩm Phả cóba di tích cấp quốc gia (di tích lịch sử - văn hóa
đền Cửa Ông, di tích lịch sử Ngã tư đường lên mỏ Đèo Nai, di tích lịch sử
Cầu Poóc Tích số 1 - trận địa pháo cao xạ - hầm chỉ huy của Xínghiệp Tuyển
than Cửa Ông); ba di tích cấp tỉnh (di tích Lịch sử Hang núi Đá Chồng, khu di
tích lịch sử vàdanh thắng Vũng Đục, di tí
ch lịch sử - văn hóa Lò giếng đứng
Mông Dương).
1.1.3 Đặc điểm kinh tế- xãhội [28]
a. Đặc điểm kinh tế
Thành phố Cẩm Phả cótốc độ tăng trưởng kinh tế là 15% /năm. Cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và
đầu tư nước ngoài, minh chứng sự thuận lợi của môi trường phát triển.
Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ du lịch, nông - lâm - ngư nghiệp lần lượt là70,45% - 28,55% - 1%.
b. Đặc điểm dân số và lao động
Cẩm phả làthành phố đông dân thứ 2 vàcódân số chiếm 15% tổng dân

số của Tỉnh Quảng Ninh; Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, dân
số khu vực ngoại thành chỉ chiếm 4,5%.
Cẩm Phả có11 dân tộc, hầu hết làngười Kinh (95,2%), còn lại làngười
dân tộc Sán Dìu (3,9%) vàcác dân tộc khác (0,9%). Người Sán Dìu lànhững


12

cư dân định cư đầu tiên ở Cẩm Phả, hiện tại người Cẩm Phả phần lớn làcông
nhân ngành than, cógốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân số: Năm 2018 đô thị có quy mô dân số là197.969 người, mật độ
dân số trung bì
nh là582 người/km2 với gần 25.400 hộ dân, trong đó 78,31%
dân số thành thị và21,69% dân số nông thôn, phân bố không đồng đều vàbao
gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 78% dân số làdân tộc Kinh. [9]
Bảng 1.1: Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Cẩm Phả [9]

TT Tên phường, xã

Diện

Dân số (người)

Mật độ dân số
(ng/km2)

tích
2017

2018


2017

2018

Tổng số

340,110 197,403 197,969 580

582

Nội thành

227,825 188,609 189,145 828

830

Phường

Mông

1

Dương

114,460

17,000

16,977


149

148

2

Phường Cửa Ông

10,964

18,872

18,963

1,721

1,730

Phường

Cẩm

3

Thịnh

5,865

10,889


10,936

1,857

1,865

4

Phường Cẩm Phú

8,529

17,415

17,561

2,042

2,059

5

Phường Cẩm Sơn

10,152

19,707

19,830


1,941

1,953

6

Phường Cẩm Đông 6,948

11,496

11,516

1,655

1,657


13

7

Phường Cẩm Tây
Phường

8

4,877

8,269


8,170

1,696

1,675

1,381

10,342

10,389

7,489

7,523

Cẩm

Thành
Phường

Cẩm

9

Trung

1,255


16,854

16,917

13,429

13,480

10

Phường Cẩm Thủy 5,067

13,988

13,821

2,761

2,728

11

Phường Cẩm Bình

2,676

9,515

9,566


3,556

3,575

4,306

14,766

14,907

3,429

3,462

Hanh

51,345

19,496

19,592

380

382

Ngoại thành

112,285


8,794

8,824

78

79

14

Xã Cộng Hòa

50,878

3,505

3,522

69

69

15

Xã Cẩm Hải

14,639

1,815


1,819

124

124

16

Xã Dương Huy

46,768

3,474

3,483

74

74

Phường
12

Thạch
Phường

13

Cẩm
Quang


Số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân thành phố Cẩm Phả
năm 2018 là 98.469 người, tập trung chủ yếu trong khu vực nội thành với
lượng lao động chiếm 95,4% ; Thành phố có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
lớn, chiếm 94,38%, vượt qua mức trung bì
nh của Tỉnh là82%.


14

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương đã đạt mức 71,7% vào năm
2018, cao hơn nhiều so với tỷ lệ bì
nh quân chung của toàn tỉnh (đạt mức 54%)
và cũng cao hơn bất kỳ địa phương nào trong tỉnh Quảng Ninh. Công nghiệp
khai thác than vàcác ngành công nghiệp khác chiếm khoảng 51% tổng việc
làm của Thành phố trong năm 2018. [9]
Bảng 1.2 : Hiện trạng lao động [9]
Hạng mục

Năm

Năm

Năm

2010

2017

2018


Tổng dân số toàn thành phố (người)

176.500

197.403

197.969

Dân số trong tuổi lao động (người)

113.238

120.627

120.652

- Tỷ lệ % so dân số

64.16

61.10

60.94

83.501

89.264% 89.283%

5.498%


5.5%

5.4%

58.728%

68.8%

68.8%

19.287%

25.7%

25.8%

Tổng lao động làm việc trong các
ngành kinh tế (lao động)
- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi
Phân theo các ngành:
Lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
(lao động)
- Tỷ lệ % so với lao động làm việc
Lao động CN, TTCN, XD (lao động)
- Tỷ lệ % so với lao động làm việc
LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người)
- Tỷ lệ % so với lao động làm việc
1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng [25]
a. Giao thông:

* Đường bộ:
- Thành Phố Cẩm Phả cóQuốc lộ 18A nằm ở phía Đông Nam, dọc theo
chiều dài thành phố với gần 70 km, trong đó đoạn chạy qua khu vực nội thành


15

cóchiều dài khoảng 32,4 km; Ngoài ra, thành phố còn cóhai tỉnh lộ 326, 329
nằm ở phía Bắc với chiều dài gần 40 km đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng
cấp đáp ứng yêu cầu giao thông vận tải đối nội và đối ngoại của thành phố.

Hình 1.2 Một số tuyến đường trung tâm Thành phố Cẩm Phả
* Đường thủy
Cẩm Phả cósự phát triển mạnh mẽ của giao thông đường biển, dọc theo
50 km đường biển làhệ thống các cảng biển xuất khẩu than nội địa và nước
ngoài.
Thành Phố hiện có 07 Cảng chuyên dụng vàtổng hợp, 04 bến tàu phục
vụ nhu cầu đi lại, thăm quan của người dân; Tổng số tàu chở hành khách hiện
có là 80 tàu, đáp ứng vận chuyển khoảng 2.500 khách/ngày
b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.
* Hiện trạng thủy lợi:
Trên địa bàn thành phố có03 hồ, 02 công trình đập dâng, trong đó tất cả
các công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố.
Tổng chiều dài kênh, mương thuỷ lợi nội đồng trên địa bàn là16,13 km
(xãCộng Hòa 6,13 km, xã Dương Huy 11,0 km) đã được đầu tư xây dựng
kiên cố 16,13/16,13 km = 100%, đảm bảo tiêu thoát nước ổn định. [25]
c. Cấp nước:


16


Hình 1.3 Nhà máy nước Diễn Vọng phường Quang Hanh
* Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Thành phố Cẩm Phả chủ yếu sử dụng nước từ Nhàmáy
nước Diễn Vọng với Công suất 60.000 m3/ngày đêm; Với công suất này, nhà
máy không chỉ cung cấp nước sạch cho Thành Phố Cẩm Phả màcòn cấp một
phần lớn nước sạch cho Thành phố Hạ Long vàhuyện Vân Đồn (trên 50%).
Nguồn nước ngầm: Đô thị Cẩm Phả còn khai thác thêm 06 giếng khoan
nước ngầm với tổng công suất là 270 m3/h. Nước được khử trùng tại chỗ và
bơm vào mạng lưới.
* Chất thải rắn:
Hiện chất thải rắn thành phố Cẩm Phả được thực hiện bởi 04 đơn vị thu
gom là: Công ty cổ phần Môi trường đô thị Cẩm Phả, Công ty TNHH 1 thành
viên môi trường Tuấn Đạt, Công ty TNHH 1 thành viên môi trường Quang
Phong, Công ty Cổ phần đầu tư vàphát triển môi trường đô thị Quảng Ninh.
Chất thải rắn toàn thành phố trong năm 2017 thu gom được là60.577 tấn với
tỉ lệ thu gom đạt 98% đối với khu vực nội thành vàkhoảng 80% đối với khu
vực ngoại thành;Toàn bộ lượng chất thải sau khi được thu gom được đưa về
bãi chôn lấp Quang Hanh với diện tích 9 ha, công suất chứa 34.000 m3 (Hiện


×